You are on page 1of 3

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ DU LỊCH:

Câu 2:
 Đặc điểm nguồn lao động trong du lịch:
Nhìn chung, mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng. Những đặc trưng
đó qui định đặc điểm của ngành lao động.
Và lao động trong lĩnh vực du lịch về cơ bản cũng có một số đặc điểm nội
bật sau:
- Có tính chuyên môn hóa cao:
Du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh như dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận
chuyển khách du lịch, điểm khu du lịch... Mỗi lĩnh vực lại có sự phân chia
sâu hơn nữa. Tại mỗi lĩnh vực kinh doanh có những vị trí, chức danh công
việc khác nhau.
Để thực hiện tốt mỗi vị trí công việc đòi hỏi người lao động phải được đáp
ứng được chuyên môn đặc thù. Chính vì vậy, trong hoạt động du lịch có tính
chuyên môn hóa cao.
- Không cố định về thời gian:
Với đặc thù của ngành dịch vụ, thời gian làm việc của lao động trong ngành
du lịch là không cố định về thời gian trong ngày cũng như các ngày trong
tuần. Do tính chất của công việc, để đảm bảo dịch vụ cung ứng được gần
như 24/24h và 7 ngày/tuần do đó phần lớn lao động làm việc trong các
doanh nghiệp du lịch làm việc theo ca và cả những ngày cuối tuần, lễ, tết.
Ngoài ra đối với lao động trong các doanh nghiệp lữ hành mà đơn cử là
hướng dẫn viên, việc định lượng được thời gian làm việc trong ngày là rất
khó khăn.
- Yêu cầu cao về giao tiếp:
Với đặc thù của ngành dịch vụ, lao động làm việc trong ngành du lịch cũng
sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều người, tiếp xúc với cả khách du lịch trong và
ngoài nước, sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và đến từ rất nhiều nền
văn hóa đa dạng. Do đó, để có thể thành công trong công việc đòi hỏi người
lao động phải có khả năng giao tiếp tốt.
- Công việc có tính chất lặp lại:
Xét trong chừng mực nào đó, công việc có tính chất lặp lại cũng có thể coi là
một đặc điểm của nghề. Điều này càng trở nên đúng hơn với đặc thù công
việc của hoạt động lữ hành.
Người hướng dẫn viên hay đội ngũ thuyết minh viên du lịch sẽ cung cấp bài
thuyết minh cho khách nhiều lần về cùng một đối tượng tham quan.
Chính vì đặc điểm này, để công việc của mình tránh khỏi sự đơn điệu, nhàm
chán, đòi hỏi những người làm nghề có lòng yêu nghề, luôn trau dồi kiến
thức và kĩ năng.
 Yêu cầu:
Với những đặc điểm của công việc trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi người lao
động phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định của nghề.
Lao động trong du lịch cũng có những yêu cầu nhất định sau:
- Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và hành vi, thái độ:
Khách du lịch thực hiện chuyến du lịch với nhiều mục đích nhưng một trong
những mục đích phổ biến là nâng cao hiểu biết.
Để đáp ứng được yêu cầu này của khách du lịch đòi hỏi những người trực
tiếp phục vụ du khách như hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, nhân
viên trong các cơ sở dịch vụ phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khác
nhau như địa lí, phong tục tập quán, lịch sử, văn hóa.
- Yêu cầu cao về kĩ năng và hành vi, thái độ:
Vì đặc thù của ngành dịch vụ, khách du lịch sẽ rất khó chấp nhận với những
hành vi thái độ không phù hợp của nhân viên trong ngành. Một trong số
những kĩ năng đặc thù là khả năng giao tiếp.
Với đặc thù tiếp xúc với đối tượng du khách đa dạng về ngôn ngữ và văn
hóa, mọi thông điệp đều phải chuyển tải qua giao tiếp.
Do đó yêu cầu đối với đội ngũ lao động trong du lịch phải có khả năng giao
tiếp tốt. Cần thiết phải sử dụng có hiệu quả các hình thức giao tiếp cả có
ngôn từ và phi ngôn từ.
- Yêu cầu về sức khỏe:
Đây là một trong những yêu cầu cần thiết, đặc biệt đối với lao động trong
lĩnh vực lữ hành. Với tính chất công việc thường xuyên phải di chuyển trên
các loại phương tiện vận chuyển khác nhau nên đòi hỏi người lao động phải
đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe.
Việc làm việc theo ca, đảm bảo dịch vụ được cung cấp 24/24h cũng bị quyết
định bởi yếu tố sức khỏe của người lao động.
Cre: https://vietnambiz.vn/lao-dong-trong-du-lich-labor-in-tourism-la-gi-
dac-diem-va-yeu-cau-20191016104051624.htm?
fbclid=IwAR0cef8iS0f5lqwNB_IemCWNrqrMC1eOCJohXUaJ084IE4EKT
cG_SzBEJx4

You might also like