You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


----------

TIỂU LUẬN MÔN TIỀN TỆ- NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI:LIBOR VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Nhóm: 9
Thành viên: Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Thu Mỹ Huyền
Phùng Minh Huệ
Vũ Thị Thùy
Nguyễn Thị Như Phương
Đào Thị Kiều Trinh

Lớp: TCH303.2

Giảng viên giảng dạy: Th.S Trần Thị Minh Trâm

Hà Nội, tháng 03 năm 2019 


MỤC LỤC

I. KHÁI QUÁT VỀ LIBOR..........................Error! Bookmark not defined.


1.1. Định nghĩa:........................................................................................3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển :......................................................3
1.3. Cách tính:...........................................................................................6
1.4. LIBOR và LIBID:..............................................................................7
1.5. Vai trò:...............................................................................................8
1.6. Hạn chế:...........................................................................................10
II. BÊ BỐI LIBOR........................................................................................11
1.7. Nguyên nhân:...................................................................................11
1.8. Diễn biến:........................................................................................12
1.9. Xử lí khắc phục sau bê bối LIBOR:................................................14
III. ẢNH HƯỞNG CỦA LIBOR ĐỐI VỚI VIỆT NAM...........................15
3.1. Dòng vốn :............................................................................................15
3.2. Định giá:...............................................................................................16
3.3. Tỷ giá:..................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................18

LỜI MỞ ĐẦU
LIBOR là chỗ dựa không thể thiếu cho những quyết định có tầm vĩ mô trong
nghiên cứu chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới, là điểm chuẩn quan
trọng nhất trên thế giới về tỷ lệ lãi suất ngắn hạn. Trên thị trường tài chính chuyên
nghiệp LIBOR được sử dụng như lãi suất cơ bản cho một số lượng lớn các sản
phẩm tài chính như hợp đồng tương lai, quyền chọn và giao dịch hoán đổi lãi suất.
Các ngân hàng cũng sử dụng các mức lãi suất LIBOR như lãi suất cơ bản khi thiết
lập mức lãi suất cho vay, tiết kiệm và vay thế chấp. Thực tế là lãi suất LIBOR
thường được coi là lãi suất cơ bản đối với các sản phẩm khác là lý do tại sao lãi suất
LIBOR được theo dõi với sự quan tâm rất lớn của một số lượng lớn của các chuyên
gia và các cá nhân trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, những rủi ro về xung đột lợi ích đã phá hủy
hoàn toàn sự minh bạch của toàn bộ hệ thống xác định lãi suất LIBOR; điều đó đặt
một dấu hỏi lớn về rủi ro hoạt động liên quan đến con người đối với hệ thống ngân
hàng. Từ vụ bê bối của ngân hàng Barclays (một trong những ngân hàng “đại gia
Anh” dính vào vụ bê bối lãi suất), thì người ta mới quan tâm nhiều hơn là tại sao
LIBOR lại khác biệt so với các chuẩn điểm lãi suất vay theo đồng Dollar Mỹ hay
ngân hàng châu Âu (Euribor) đưa ra? Tại sao ngân hàng Barclays và những ngân
hàng khác có thể thao túng được lãi suất này? Và để xử lý, khắc phục được hậu quả
của bê bối này cũng như ngăn chặn các tác động tiêu cực khác có thể xảy ra trong
tương lai thì các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính trên thế giới đã có biện
pháp như thế nào?
Đó là những nội dung mà chúng em sẽ trình bày và làm rõ trong tiểu luận
“LIBOR và các vấn đề liên quan”.

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LIBOR


1.1. Định nghĩa:

LIBOR (London Interbank Offered Rate) là lãi suất tín dụng trung bình liên ngân
hàng mà các ngân hàng cung cấp dưới nhiều ngoại tệ khác nhau trên thị trường liên
ngân hàng London. Thời hạn tín dụng dao động từ một ngày đến một năm.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển :

Vào đầu những năm 70, mặc dù thị trường eurodollar (tức những đồng USD
được giao dịch ở bên ngoài nước Mỹ) lúc đó đã được đánh giá là khá phát triển với
sự tham gia của rất nhiều ngân hàng bên ngoài Mỹ, Minos Zombanakis vẫn phát
hiện ra một lỗ hổng: Thị trường thiếu vắng một khối lượng nợ lớn dành cho những
người đang tìm nguồn tài sản bổ sung cho thị trường trái phiếu. Zombanakis thuyết
phục cấp trên của mình ở New York cung cấp cho ông 5 triệu USD để xây dựng
một chi nhánh ở London. Ông là thành viên của một nhóm nhỏ bao gồm các nhà tài
chính quốc tế - những người mở ra cánh cửa cho vay xuyên biên giới lần đầu tiên
cho phố Wall kể từ sau cuộc khủng hoảng 1929.
Năm 1956, Zombanakis gặp Farmanfarmaian (về sau là Thống đốc NHTW Iran)
lần đầu tiên và kể từ đó họ kết giao tình bạn. Cũng chính vì lẽ đó mà khi chính phủ
Iran cần tiền, ông Farmanfarmaian đã đến thẳng văn phòng của Manny Hanny tại
phố Upper Brook, Mayfair, London. Zombanakis hiểu rằng, không có một công ty
nào có thể cho một quốc gia đang phát triển đang không có đủ dự trữ ngoại hối để
trả nợ vay 80 triệu USD. Do đó, ông đã đưa ra một thỏa thuận chia sẻ rủi ro đến cho
một loạt các ngân hàng trong nước và nước ngoài với mức lãi suất ở Anh là 8% và
lạm phát đang gia tăng, các ngân hàng lúc đó rất thận trọng trong việc cam kết cho
vay ở mức lãi suất cố định trong một thời gian dài. (Chi phí đi vay có thể tăng vượt
quá khả năng chi trả).
Cuối cùng, Zombanakis và nhóm của ông đã đưa ra một giải pháp: cho vay với
một mức lãi suất được chỉnh sửa mỗi tháng một lần và nguồn cung nợ là một chuỗi
các khoản ký quỹ. Thực ra công thức tính lãi suất này khá đơn giản. Trước khi nợ
đáo hạn, các ngân hàng thành viên sẽ đưa ra báo cáo chi phí cấp vốn. Mức lãi suất
trung bình sau khi được tổng hợp từ tất cả các ngân hàng thành viên, cộng với một
khoản lợi nhuận sẽ là giá của khoản nợ cho thời hạn tiếp theo. Zombanakis gọi đó là
lãi suất liên ngân hàng London, và từ đó cái tên LIBOR ra đời.

Hình 0.1: Bảng lãi suất tổng hợp dùng để tính ra lãi suất LIBOR từ những
ngày đầu tiên và ngày nay cũng đang được áp dụng theo công thức này.
Đến năm 1982, thị trường cho vay hợp vốn đã tăng lên đến 46 tỷ USD, số lượng
tổ chức tài chính tham gia vào thị trường này tăng vọt. Hầu như tất cả các khoản nợ
đều sử dụng LIBOR để tính lãi suất. Chẳng bao lâu, LIBOR đã lan ra bên ngoài thị
trường nợ, với vai trò như một thước đo chi phí đi vay đơn giản, công bằng và trông
có vẻ độc lập. Năm 1970, chuyên gia tài chính Evan Galbraith – người sau đó trở
thành đại sứ Mỹ tại Pháp dưới thời Tổng thống Ronald Reagan đã đưa ra gợi ý gắn
một loại trái phiếu đầu tiên với LIBOR hay còn được biết với tên gọi trái phiếu lãi
suất thả nổi.

Hình 0.2
Một thời gian sau khi mà số lượng tổ chức tham gia vào thị trường lãi suất
LIBOR tăng vọt, công thức tính LIBOR loại bỏ 4 lãi suất cao nhất và thấp nhất.

Khi thị trường tài chính London bắt đầu cất cánh, mọi thứ trở nên phức tạp hơn.
Trong vòng vài năm, LIBOR từ một công cụ định giá chi phí cho vay nợ và trái
phiếu đã trở thành một chỉ số chuẩn cho các thỏa thuận phái sinh giá trị hàng trăm
tỷ USD. Đứng đầu trong số các thỏa thuận phái sinh là hợp đồng hoán đổi lãi suất –
cho phép các công ty giảm thiểu rủi ro biến động lãi suất. Hợp đồng này được phát
minh ra trong thời kỳ lãi suất toàn cầu biến động cực mạnh trong những năm 70 và
80.

Mô hình của hợp đồng này khá đơn giản. Hai bên đồng ý hoán đổi chi trả lãi suất
với một mức cố định trong một khoảng thời gian cố định, bởi (ở thể đơn giản nhất)
một bên trả lãi suất cố định với hy vọng là lãi suất sẽ tăng, trong khi bên còn lại trả
lãi suất thả nổi với hy vọng lãi suất sẽ giảm. Phần biến động của hợp đồng này được
cố định cho LIBOR. Bởi loại hợp đồng này yêu cầu lượng tài sản ký quỹ thấp, do
đó không chỉ có các công ty mà giới giao dịch cũng cần dùng như một hình thức
đầu cơ lãi suất rẻ hơn so với trái phiếu chính phủ.

Dần dần LIBOR ngày càng trở nên quan trọng và ở thời điểm nó giống như ngôi
sao của thị trường tài chính toàn cầu, áp lực đặt lên việc thiết lập lãi suất ngày một
tăng cao. Tháng 10/1984, Hiệp hội ngân hàng Anh (BBA) – một tổ chức vận động
được thành lập năm 1919 với nhiệm vụ bảo vệ cho lãi suất của Anh đại diện tổng
hợp lãi suất LIBOR từ những ngày đầu đã tham vấn Bank of England và một vài
ngân hàng khác về cách tính toán LIBOR.

Năm 1986, Hiệp hội ngân hàng Anh thêm tiền tố BBA vào trước tên lãi suất
LIBOR trở thành BBA LIBOR và được tính bằng đồng bảng, USD và đồng yên
Nhật. BBA thành lập một hiệp hội các ngân hàng bỏ phiếu mỗi ngày và mở rộng
phạm vi chấp nhận lãi suất cho cả 4 ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao nhất và thấp
nhất. Như vậy, lãi suất này lại quay trở về với công thức ban đầu mà Zombanakis
đưa ra. Sang đến thế kỷ 21, lãi suất LIBOR đã được mở rộng cho 10 loại tiền tệ và
quy trình tính lãi suất đã được điện tử hoá, ngoài ra không có gì thay đổi

1.3. Cách tính:

Mỗi buổi sáng, các ngân hàng tham gia được yêu cầu trả lời câu hỏi sau đây, Bạn
có thể vay tiền ở mức nào để làm như vậy bằng cách yêu cầu và sau đó chấp nhận
đề nghị liên ngân hàng với quy mô thị trường hợp lý ngay trước 11 giờ? The ICE
sau đó sử dụng một phương pháp gọi là trung bình số học cắt xén trong đó loại trừ
lãi suất (cực đoan). Các tỷ lệ còn lại được tính tổng và chia cho số lượng để đưa ra
mức trung bình được công bố. Vì vậy, nếu họ khảo sát 15 ngân hàng và cho rằng
bốn số ngân hàng là số dư, tỷ lệ LIBOR cho ngày hôm đó sẽ dựa trên mức trung
bình số học giữa 11 ngân hàng còn lại.
LIBOR được thiết lập và công bố hàng ngày vào khoảng 6:45 sáng EST (11:45
sáng tại London) bởi ICE Benchmark Administration (IBA).
Độ chính xác và thành phần của lãi suất LIBOR có thể chủ quan vì nó dựa vào
nhân viên ngân hàng để đưa ra câu trả lời khách quan.

1.4. LIBOR và LIBID:

- Giống nhau: Là lãi suất tham chiếu được thiết lập bởi các ngân hàng và được
các ngân hàng sử dụng chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng London - thị
trường tiền bán buôn ở London, nơi các ngân hàng trao đổi tiền tệ hoặc trực
tiếp hoặc thông qua các sàn giao dịch điện tử. 
- Khác nhau:
 LIBID ( London InterBank Bid Rate) là lãi suất mà các ngân hàng sẵn
sàng trả cho tiền gửi eurocurrency trong thị trường liên ngân hàng
London. Tiền gửi Eurocurrency đề cập đến tiền dưới dạng tiền gửi
ngân hàng của một loại tiền bên ngoài quốc gia phát hành tiền tệ đó.
Chúng có thể là bất kỳ loại tiền tệ nào trong bất kỳ quốc gia.
 LIBID là lãi suất mà các ngân hàng có thể vay tiền (tiền không có bảo
đảm) từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London
trong một khoảng thời gian xác định bằng một loại tiền tệ được chỉ
định. Tỷ lệ điểm chuẩn được tính cho bảy kỳ hạn cho năm loại: đồng
franc Thụy Sĩ, đồng Euro, bảng Anh, đô la Mỹ và đồng yên Nhật.
Thực tế có 35 mức giá được phát hành ra thị trường mỗi ngày.
 LIBOR (London Interbank Offered Rate): lãi suất trung bình dựa trên
các lãi suất được chào bởi 5 ngân hàng hàng đầu tại London, và dĩ
nhiên là cho các khoản vay bằng đô-la Mỹ. Sở dĩ được gọi là
Eurodollar vì tài sản đó (đô-la Mỹ) đang nằm ở châu Âu.
1.5. Vai trò:

Tầm quan trọng của LIBOR đã vượt ra ngoài London, thậm chí là Châu Âu.
Thực tế, lãi suất LIBOR là một trong những số liệu quan trọng toàn cầu trong tài
chính. Các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các công ty tín dụng khắp mọi nơi trên
thế giới đều nhìn vào LIBOR để ấn định mức lãi suất riêng cho họ. Những hợp
đồng đáng kể trị giá hàng triệu dollar trải dài những kỳ hạn khác nhau từ qua đêm
cho đến 30 năm, tất cả đều tham khảo mức LIBOR chuẩn.Theo Kho bạc Anh, giá trị
của những hợp đồng tài chính gắn liền với LIBOR đều chạm 300 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, nó không bao gồm những khoản vay tiêu dùng và lãi suất điều chỉnh thế
chấp nhà. Theo IBA, tổng cộng, giá trị hàng trăm nghìn tỷ dollar của mức lãi suất
được đưa ra gắn liền với LIBOR. Tại Việt Nam loại lãi suất này cũng được dùng để
tham khảo phổ biến. Đây là loại lãi suất có cơ chế tựa như lãi suất cơ bản (prime
rate) của Mỹ và các nước có hệ thống tài chính tương tự dùng trong giao dịch nội tệ
của họ. Một trong những lý do chính LIBOR được sử dụng rộng rãi vì cách tỷ lệ lãi
suất này được tính toán và xây dựng. LIBOR thể hiện tỷ lệ lãi suất cho vay thấp
nhất giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn. Những tỷ lệ khác được cố
định trên những LIBOR đầu. Điều này được thể hiện giống như vị trí LIBOR + X
Bps, Bps là điểm cơ bản và X là lãi phải trả trên mức lãi suất LIBOR bởi những
người đi vay đến những người cho vay. Vì vậy, bất cứ sự tăng hoặc giảm mức lãi
suất cơ bản (trong mức lãi suất LIBOR) đều tác động đến những hợp đồng gắn liền
với LIBOR hoặc dựa vào nó như một chuẩn mực.

LIBOR được sử dụng phổ biến như lãi suất thả nổi, lãi suất qua đêm, hợp đồng
tương lai, thế chấp, khoản vay học sinh, và thậm chí là quỹ hoạt động.

LIBOR được sử dụng để thiết lập các mức giá cho những hợp đồng lãi suất tương
lai để giúp các công ty bảo hiểm rủi ro lãi suất.

LIBOR cung cấp một 3 ý tưởng hay cho các Central Bank và những tổ chức quan
trọng khác về sự kỳ vọng lãi suất và sự phát triển nối liền. Khi một khách hàng gửi
tiết kiệm trong các quỹ, hay thông qua trái phiếu ngắn hạn, các dạng tài sản thế chấp
hoặc vay nợ doanh nghiệp, thì lãi suất nhận hoặc được trả thường dựa trực tiếp hoặc
gián tiếp trên LIBOR. Lãi suất này là tham chiếu cho gần một nửa khế ước cầm cố
có lãi suất điều chỉnh, hơn 70% thị trường kỳ hạn (thị trường tương lai) tại Mỹ và
cho phần lớn thị trường tín dụng chéo, nơi các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro từ
những thay đổi của lãi suất.

LIBOR khác biệt so với các chuẩn điểm lãi suất vay theo đồng USD hay liên
ngân hàng châu Âu (Euribor) đưa ra. Cả hai đều được tính toán dựa trên câu trả lời
của các ngân hàng. Đối với LIBOR, nhà băng sẽ được hỏi họ cho rằng lãi suất đi
vay của mình là bao nhiêu, trong khi với Euribor, ngân hàng phải trả lời câu hỏi
theo họ lãi suất nào có thể cho các đơn vị cùng ngành khác vay được.

Tiếp theo, vì sao LIBOR và các điểm lãi suất điển hình khác lại không có cùng
biên kể từ năm 2008, khi lãi suất vay có thể mặc định bởi thị trường ngoại hối? Lý
thuyết tài chính lâu nay vẫn được biết đến với tên “ngang giá lãi suất” cho thấy, sự
khác biệt giữa lãi suất tại hai quốc gia sẽ đồng hành với thay đổi trong tỷ giá giao
dịch giữa đồng tiền của hai nhà nước. Theo như lý thuyết này, cho đến năm 2007,
những chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay của hai loại tiền khác nhau sẽ tính dễ
dàng qua tỷ lệ ngoại hối. Tại sao biến động của đồng USD (vốn đặt cho LIBOR) lại
thấp hơn nhiều so với các loại điểm tín dụng ngắn hạn khác trên thị trường? Giống
như cổ phiếu và trái phiếu, lãi suất ngắn hạn luôn phải chịu những biến động nhất
định. 4 Thêm vào đó, lãi suất có nhiều mức khiến một số nhà băng đã đề nghị Hiệp
hội Ngân hàng Anh không so với những bản hợp đồng hoán đổi nợ xấu của họ
(những công cụ tài chính tương tự như bảo hiểm và là một biến pháp để tính toán
rủi ro tính dụng của ngân hàng). Đã từng có thời gian lãi suất các hợp đồng này nới
rộng tại một số ngân hàng (cho thấy nguy cơ tín dụng tăng cao), trong khi LIBOR
vẫn ổn định (đồng nghĩa với chi phí vay mượn của ngân hàng không thay đổi). Từ
đây người ta thấy được sự mất công bằng trong việc xác định hai loại lãi suất này và
rất dễ bị thao túng. Một bên đứng ở góc độ người đi vay sẽ muốn có lãi suất thấp và
một bên là mong muốn được cho vay với lãi suất cao. LIBOR là chỉ số lãi suất
chính và quan trọng nhất của thế giới với khoảng 10 nghìn tỷ USD các khoản vay
gồm: thẻ tín dụng, vay nợ mua ô tô, nợ sinh viên, khế ước cầm cố có lãi suất điều
chỉnh và khoản 500 nghìn tỷ USD chứng khoán phái sinh được điều chỉnh theo lãi
suất LIBOR như hợp đồng tương lai. Nếu lãi suất LIBOR tăng lên, các khoản tiền
trả lãi hàng tháng của người vay sẽ tăng lên theo. Ngược lại, nếu lãi suất LIBOR
giảm xuống thì người vay sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi họ phải trả lãi ít hơn. Tuy
nhiên, khi LIBOR hạ thì các quỹ tương hỗ và quỹ lương hưu với các khoản đầu tư
vào các tài sản dựa trên lãi suất LIBOR sẽ bị thiệt thòi khi mà họ sẽ nhận được ít
hơn. Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng nên thay thế LIBOR bằng một công cụ
khác chính xác hơn và được quản lý chặt chẽ hơn vì hiện tại LIBOR chỉ do khu vực
tư nhân lập ra và không bị sự quản thúc của chính phủ. Trước hết cần phải nắm rõ
bản chất của loại lãi suất này.

1.6. Hạn chế:

Lãi suất liên ngân hàng London LIBOR đã bộc lộ quá nhiều hạn chế và cần có
một sự thay thế. Chỉ số repo tài sản thế chấp có thể sẽ là một sự lựa chọn không tồi.
Giữa lúc các cuộc điều tra về vụ bê bối thao túng lãi suất LIBOR đang diễn ra,
các nhà hoạch định chính sách cùng nhìn nhận lại về cái lợi và hại xung quanh việc
áp dụng LIBOR, và xem xét ý tưởng tạo ra một chuẩn mực tính lãi suất mới cho
những khoản vay trị giá hàng nghìn tỷ USD bao gồm cả chứng khoán và các sản
phẩm phái sinh khác.
Thực ra ngay từ khi được ra đời cách đây khoảng ba thập niên, lãi suất liên ngân
hàng London LIBOR đã cho thấy rất nhiều vấn đề, khác xa với ý tưởng ban đầu.
Mục đích khi tạo ra LIBOR, các nhà làm luật dự định sẽ dùng đó như một công cụ
lý tưởng khách quan cung cấp cách tính chi phí đi vay của các ngân hàng, để tất cả
các bên trong hợp đồng tài chính cảm thấy rằng họ đã nhận được một thỏa thuận
công bằng.
Khi đó, bên cho vay có thể dùng LIBOR để chốt mức lãi suất dành cho khoản
vay mặc dù mức lãi đó có thể thấp hơn hoặc cao hơn lãi suất thực họ đang áp dụng.
Ngược lại, khách hàng vay cũng có thể dùng LIBOR để tham khảo mức lãi suất hợp
lý, tránh nguy cơ họ bị ép giá.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, LIBOR bộc lộ nhiều điểm hạn chế.
Thay vì dựa trên số liệu từ các giao dịch thực tế, LIBOR lại được tính tính toán
dựa trên các số liệu báo cáo từ các ngân hàng về chi phí đi vạy thực. Thị trường mà
LIBOR hoạt động là thị trường vốn vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, không có bảo
đảm bằng tài sản thế chấp và có xu hướng biến mất trong thời gian khủng hoảng,
khiến cho số liệu bị méo mó và LIBOR không còn chính xác.

Trong khi đó, nhóm các nhà hoạch định chính sách được giao nhiệm vụ theo dõi
và kiểm soát LIBOR thuộc Hiệp hội Ngân hàng Anh, phần lớn là thành viên đến từ
các ngân hàng tham gia sử dụng LIBOR. Do vậy cơ chế giám sát trở nên mất tính
khách quan.

II. BÊ BỐI LIBOR

1.7. Nguyên nhân:

Những hạn chế của LIBOR như đã nói ở trên là một trong nhiều nguyên nhân
của vụ bê bối lãi suất LIBOR. Đó chính là kẽ hở để những kẻ xấu lợi dụng như
trường hợp Barclays vừa qua.
Khối lượng giao dịch, đặc biệt là đối với các hợp đồng kỳ hạn 6 tháng và 12
tháng, không đủ lớn để có thể đảm bảo chắc chắn rằng lãi suất LIBOR phản ánh
đúng những gì đang diễn ra trên thị trường. LIBOR là lãi suất đo lường chi phí mà
một ngân hàng phải bỏ ra để đi vay từ ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong thực tế, các
ngân hàng không trao đổi tiền mặt trực tiếp với nhau. Các quỹ thị trường tiền tệ
cũng thực hiện các giao dịch tương tự nhưng kỳ hạn lại quá ngắn. Điều này có nghĩa
là lãi suất LIBOR áp dụng cho các hợp đồng có kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng không được
tính toán dựa trên các giao dịch thực sự.
Vậy nên,với những hạn chế đó, LIBOR khó có thể được xem là một công cụ hữu
ích và việc thay thế là đương nhiên. Những gì thị trường cần là một chuẩn mực dựa
trên một khối lượng lớn các khoản vay thực tế, có thể giám sát, giúp loại trừ khả
năng bị thao túng.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý: British Bankers’ Association (BBA) đã không
hoàn thành trách nhiệm đối với việc tính toán và ban hành chỉ số LIBOR: sự việc có
vấn đề trong các đệ trình về lãi suất của Barclays luôn cao hơn bình quân các ngân
hàng khác diễn ra trong một thời gian dài từ cuối năm 2005 đến 2009 tuy nhiên
BBA đã không có các hành động kịp thời, đã lờ đi/bỏ qua những hoạt động mờ ám
của Barclays qua đó vô hình chung khuyến khích Barclays cũng như những ngân
hàng khác đệ trình những mức lãi suất nhằm có lợi cho bản thân các ngân hàng.
Việc thao túng lãi suất LIBOR trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009 có thể
chia làm 2 giai đoạn: trước và sau khủng hoảng 2007. Trước khủng hoảng, việc thao
túng có động cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho tổ chức/cá nhân; trong khủng hoảng,
các ngân hàng đệ trình lãi suất cao để nhằm năng cao khả năng tồn tại trong thời kỳ
giao dịch thị trường yếu. Việc không phân biệt rõ động cơ của các ngân hàng trong
từng thời kỳ đã làm BBA không có những hành động điều tra, giám sát kịp thời
ngăn chặn những hành vi thao túng này.

1.8. Diễn biến:

Diễn biến LIBOR bắt đầu từ năm 2005, có 3 giai đoạn:


- Từ năm 2005- 2007
Các nhà giao dịch của Barclays đã liên tục yêu cầu các đồng sự phụ trách về quá
trình khi báo lãi suất LIBOR sửa số liệu để làm lợi cho hoạt động giao dịch của họ
thay vì đưa lên mức lãi suất đi vay thật sự. Quá trình này được thực hiện thông qua
mail và điện thoại. Trong các cuộc điện đàm này, các nhân viên của Barclays đã yêu
cầu giao dịch viên các ngân hàng khác đồng ý thay đổi lãi suát của các hợp đồng
phái sinh. Cụ thể từ 2005-2009, số liệu thống kê đư ra con số 257 cuộc điện thoại
ghi lại nội dung quá trình tham túng, một số mail của nhân viên Barclays được ghi
lại:
13/09/2006: Chúng tôi ở vị thế giao dịch với lãi suất LIBOR 3 tháng trong 3 ngày
tới. Hãy giữ mức LIBOR cố định ở mức 5.39 trong vòng vài ngày tới.
14/12/2006: Vào thứ 2, chúng tôi có giao dịch tiền mặt 3 tháng ở New York và
muốn có mức LIBOR càng thấp càng tốt.
29/7/2007: hãy giữ mức LIBOR ở 5.36, điều này rất quan trọng.
Cũng trong năm 2007, trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình
trạng lo ngại về thanh khoản của các ngân hàng dấy lên sau sự sụp đổ của ngân
hàng Nothern Rock, Barclays đã thực hiện thao túng lãi suất 1 cách có hệ thống
khiến khách hàng lầm tưởng về tình trạng tốt đẹp của mình. Sự nghi vấn về âm mưu
thao túng đã hình thành.
- Từ năm 2007- 2009:
Năm 2008, khi khủng khoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, Barclays đã công bố
mức lãi suất cao. Tuy nhiên, sau khi nhận ra các ngân hàng các đưa ra mức lãi suất
thấp nhằm thể hiện tình hình ổn định tài chính bên trong, Barclays đưa mức lãi suất
thấp hơn thực để che giấu tình trạng bất ổn của mình. Đồng thời trong thời gian này,
nghi vấn lãi suất tiếp tục được giới truyền thông nêu lên với mật độ dày đặc và Hiệp
hội ngân hàng Anh (BBA) đã phải vào cuộc điều tra, thậm chí đã phải có cuộc họp
riêng với Barclays về vấn đề này.
- Từ năm 2010 đến nay:
Cơ chế hình thành lãi suất được siết chặt.
Cuối năm 2011, một ngân hàng nổi tiếng ở Anh là Royal Banks of Scotland sa
thải 4 nhân viên do liên quan đến thao túng lãi suất.
T7/2012, Barclays đã thừa nhận và chịu phạt 450 triệu USD cho các hành động
gian lận thao túng lãi suất LIBOR.
12 ngân hàng Deutsche Bank, Citigroup, JPMorgan Chase, Royal Bank of
Scotland, Barclays, HSBC và UBS, Bank of America, Bank of Tokyo Mitsubishi,
Credit Suisse, Lloyds Banking Group, Rabobank, Royal Bank of Canada, Société
Générale, Norinchukin Bank và West LB dính líu đến thao túng lãi suất LIBOR.
Không chỉ có sự tham gia của các ngân hàng khác mà có ý kiến cho rằng Ngân
hàng Nhà nước Anh và Ủy ban kiểm định tài chính (FSA) của Anh đã cố ý làm ngơ
trước những kẽ hở của LIBOR cũng như đã không quyết liệt trong việc đưa ra chính
sách nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn độ chính xác của chỉ số lãi suất này dẫn đến việc
Libor trở thành 1 trong những vụ bê bối nghiêm trọng nhất 2012.

1.9. Xử lí khắc phục sau bê bối LIBOR:

Với những hạn chế và sau vụ bê bối LIBOR khó có thể được xem là một công cụ
hữu ích và việc thay thế là đương nhiên. Những gì thị trường cần là một chuẩn mực
dựa trên một khối lượng lớn các khoản vay thực tế, có thể giám sát, giúp loại trừ
khả năng bị thao túng.
Trong cuộc họp Nghị viện Mỹ tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang FED
Ben S. Bernanke đã nêu lên hai ứng cử viên hàng đầu thay thế cho LIBOR, đó là:
chỉ số hoán đổi qua đêm (overnight index swaps) và chỉ số repo tài sản thế chấp
(general collateral repo index).

Chỉ số hoán đổi qua đêm được tính dựa trên lãi suất qua đêm trung bình mà tất cả
các ngân hàng Mỹ dùng cho các khoản vay ngắn hạn. Vấn đề là, các ngân hàng có
xu hướng rút ra khỏi thị trường trong những thời điểm căng thẳng hoặc nhạy cảm,
khi đó số lượng còn lại tạo nên chỉ số này quá nhỏ để đại diện cho một hệ thống và
rất dễ rơi vào tình trạng phản ánh một bức tranh số liệu méo mó.

Chỉ số repo tài sản thế chấp có vẻ như là một lựa chọn tốt hơn bởi nó phản ánh
một số lượng lớn các thỏa thuận mua lại hay còn được gọi là repo, thông thường là
các khoản cho vay qua đêm có tài sản thế chấp tốt, ví dụ như trái phiếu kho bạc Mỹ.
Ngoài việc được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, phần lớn của khoản vay được xử lý
thông qua đối tác trung tâm nhằm bảo vệ hệ thống tránh trường hợp phá sản của bất
kỳ bên nào. Những tính năng này giúp cho thị trường repo tương đối linh hoạt trong
thời gian khủng hoảng, phản ánh chính xác hơn số liệu toàn thị trường và khó bị
thao túng.

Tóm lại, cách tốt nhất để chấm dứt những hạn chế của LIBOR là thay thế bằng
một chuẩn mực lãi suất mới. Tuy nhiên sự lựa chọn đó là gì và liệu thị trường có
chấp nhận nó không lại là một vấn đề cần có thời gian để trả lời. Chỉ số repo tài sản
thế chấp dường như là một sự lựa chọn không tồi vào lúc này và với nỗ lực của Bộ
Tài chính Mỹ, rất có thể nó sẽ sớm được thị trường đón nhận.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA LIBOR ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1. Dòng vốn :

TTCK Việt Nam chứng kiến đợt bán ròng rất mạnh mẽ từ 6/2/2018 sau khi FED
tăng lãi suất và trọng điểm bán mạnh nhất trong tháng 4 kéo dài đến đầu tháng 5.
Loại trừ giao dịch thỏa thuận, lũy kế từ đầu năm NĐTNN đã bán ròng khớp lệnh
-3.988 tỷ đồng trên HSX. Trong đó tập trung bán ròng mạnh vào: VIC, VNM, VCB,
HPG. Đây là con số khá lớn so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thay đổi chính sách của
FED và sự đảo ngược của dòng tiền ngoại khi lãi suất tăng lên là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến TTCK toàn cầu và Việt Nam. Con số bán khớp lệnh thể hiện
được xu hướng thực sự của dòng vốn và đang khớp với những gì đang diễn ra ở khu
vực Đông Nam Á.
Nếu tính riêng giao dịch thỏa thuận, lũy kế kể từ đầu năm NĐTNN đã mua ròng
14.758 tỷ đồng. và dòng tiền ngoại tập trung chính vào các thương vụ IPO đình
đám vừa qua như Techcombank,Vinhome. Trong đó, GIC (quỹ đầu tư của Chính
phủ Singapore) đã mua 1,3 tỷ USD trong thương vụ Vinhomes, bên cạnh đó các
quỹ nước ngoài cũng mua khoảng 1 tỷ USD, nếu tính cả thương vụ Teckcombank
thì lượng tiền đang đổ vào khoảng gần 4 tỷ USA.

DIỄN BIẾN GIAO DỊCH NĐTNN LŨY KẾ

GTGD ròng khớp lệnh GTGD ròng thỏa thuận


3.2. Định giá:

Mặc dù PE của VN-INDEX đã điều chỉnh khá mạnh sau đợt giảm vừa qua,
nhưng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, mức PE của TTCK Việt Nam
vẫn đang ở mức cao thứ 2 sau Philippines. Điều đó cho thấy TTCK Việt Nam vẫn
đắt hơn tương đối so với các nước cùng khu vực.
Do đó, khả năng PE sẽ còn có thể điều chỉnh về mức thấp hơn (faire value)
trong thời gian tới.

24

22

20

18

16

14

12

10

VNINDEXIndex VN30Index BrusaMaylasia Thailand Shanghai Psei- Philippine

3.3. Tỷ giá:

Khác với Indonesia thả nổi tỷ giá theo USD thì ở Việt Nam tỷ giá lại neo vào
USD vì vậy tiền đồng ít mất giá hơn so với đồng Rupial của Indonesia và điều này
đang mang lại thành công cho thị trường Việt Nam.
Tỷ giá sẽ theo chiều hướng ổn định: Trong 2 năm qua NHNN đã mua thêm 32
tỷ USD để nâng quỹ dự trữ ngoại hối lên 63 tỷ USD (tính đến hết tháng 4/2018),
tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát mặt bằng lãi suất,
tỷ giá tiếp tục được giữ ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://alpari.com/vi/beginner/glossary/libor/
2. https://drive.google.com/file/d/1MRZv8QUHS8mtmfVZ-
kLBjU8qKvBqp7mJ/view?fbclid=IwAR0u-
aC5sTnMEocEOBqjEtzhB3nYJ8-
BOEPh1T3yjLhB_PF1ngzUjWWc4p0
3. http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-scandal-libor-2012-58958/
4.

You might also like