You are on page 1of 13

LÃI SUẤT LIBOR VÀ VỤ SCANDAL NĂM 2012 CỦA BARCLAYS BANKS

CHƯƠNG I. Sơ lược về Libor và thị trường tài chính London:


1. Thị trường tài chính London:
1.1. Lịch sử hình thành
Vào thế kỷ 18, City of London là một khu thương mại được chia ra thành các khu
buôn bán với nhiều nước trên thế giới mà ngày nay dấu ấn được ghi lại qua các tên
phố như Gia cầm, Kim chi, Sữa, hay Chuối... Chính từ hoạt động buôn bán này đã nảy
sinh việc đầu cơ vốn của ngành tài chính.
Chính những giao dịch kiểu tay trong tại các quán cà phê thời đó đã manh nha cho sự
ra đời của các trung tâm giao dịch nông, lâm thuỷ sản, dệt may, khoáng sản và sở giao
dịch chứng khoán sau này.
Để giúp hoạt động giao dịch thuận lợi hơn, vào năm 1566 một thương gia Anh đã xây
dựng trung tâm thương mại đầu tiên tại khu "Một dặm vuông". Chính nữ hoàng
Elizabeth đệ nhất đã đặt tên cho trung tâm giao dịch đầu tiên này là Royal Exchange
và mau chóng giúp cho London ngày đó trở thành trung tâm thương mại lớn nhất thế
giới. Còn bây giờ, khu "Một dặm vuông" này không chỉ có thương mại, mà đã chuyển
sang lĩnh vực tài chính.
Sau hơn 200 năm phát triển, Khu tài chính London hiện có quy mô lớn nhất và quốc tế
nhất thế giới. Thị trưởng khu tài chính London, ông John Stuttard, đã ví hoạt động
trong khu "Một dặm vuông" như là ngành công nghiệp tài chính của nước Anh.
Nguyên liệu cho ngành tài chính là tiền mặt và sản phẩm đầu ra là các công cụ tài
chính
Khu tài chính London đã cung cấp những sản phẩm tài chính chất lượng cao. Điều đó
có nghĩa là nếu bạn cần các dịch vụ tài chính vốn để phát triển doanh nghiệp hay
những dịch vụ tài chính nợ để vay, City of London có thể cung cấp. Tương tự, nếu bạn
muốn thực hiện giao dịch liên quan đến các công cụ tài chính phái sinh, Khu tài chính
London cũng là địa chỉ hàng đầu.
1.2. Tầm ảnh hưởng của thị trường tài chính London

Năm 2005, các hoạt động kinh doanh và tài chính chuyên nghiệp đã đem lại lợi nhuận
lên tới 22 tỷ bảng cho Vương quốc Anh, trong đó phần lớn số thu này được tạo ra từ
“Square Mile”. Tính chung, City of London đóng góp hơn 2% GDP của cả Vương
quốc Anh và 12% GDP của thành phố London.

Doanh thu về trao đổi ngoại tệ trung bình một ngày ở trung tâm tài chính London lên
tới 1.109 tỷ USD, chiếm 32% toàn cầu. Ngoài ra, có thể thấy quy mô của trung tâm
qua những con số đầy ấn tượng khác như chiếm 40% thị trường bất động sản của toàn
cầu, 70% trái phiếu Euro được giao dịch tại London và 3.000 tỷ đô la hàng năm dành
cho các giao dịch về kim loại..
Đây cũng là thị trường hàng đầu thế giới về lĩnh vực bảo hiểm quốc tế với lợi nhuận
về phí bảo hiểm đạt đến 167 tỷ Bảng Anh trong năm 2005.

2. Lãi suất Libor:


2.1. Khái niệm
LIBOR là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh là London InterBank Offered Rate – Lãi
suất liên ngân hàng Luân Đôn. Đây là một loại lãi suất liên ngân hàng mà tại đó các
ngân hàng toàn cầu lớn cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng quốc tế đối với
các khoản vay ngắn hạn, hay còn được gọi là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng
Luân Đôn.
LIBOR đóng vai trò là lãi suất chuẩn chính được chấp nhận trên toàn cầu cho biết chi
phí đi vay giữa các ngân hàng. Tỷ giá được tính toán và công bố mỗi ngày bởi
Intercontinental Exchange (ICE) – sàn giao dịch liên lục địa.
LIBOR là chỉ số lãi suất chuẩn phổ biến nhất được sử dụng để điều chỉnh các khoản
vay và thẻ tín dụng có lãi suất thay đổi.

Bản chất của lãi suất LIBOR là gì?


LIBOR là lãi suất trung bình mà các ngân hàng lớn trên toàn thế giới sử dụng khi cho
vay lẫn nhau. Nó được xem như tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu và được niêm yết
bằng năm loại tiền tệ bao gồm: đồng đô la Mỹ (USD), đồng Euro (EUR), bảng Anh
(GPB), yên Nhật (JPY) và đồng franc Thụy Sĩ (CHF), và có 7 kì hạn khác nhau gồm
lãi suất qua đêm, lãi suất một tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, sáu tháng và 1
năm.
Có tổng cộng 35 lãi suất LIBOR, trong đó, phổ biến nhất là lãi suất LIBOR 3 tháng
được tính bằng đô la, thường được gọi là lãi suất LIBOR hiện tại.
Lãi suất LIBOR cũng là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên thế giới,
vì vậy nó tác động đến người tiêu dùng giống như của các tổ chức tài chính khác.
Lãi suất cho các khoản vay mua ô tô, thẻ tín dụng và các khoản thế chấp lãi suất có
thể điều chỉnh dao động dựa trên lãi suất liên ngân hàng. Sự thay đổi của lãi suất
LIBOR cho thấy mức độ dễ dàng mà các ngân hàng cho khách hàng vay tiền.

2.2 Quy trình xác định lãi suất LIBOR


IBA đã thành lập một nhóm các ngân hàng toàn cầu được chỉ định cho từng cặp tiền tệ
và kỳ hạn. Ví dụ: 16 ngân hàng lớn, bao gồm Bank of America, Barclays, Citibank,
Deutsche Bank, JPMorgan Chase và UBS tạo thành bảng điều khiển LIBOR bằng đô
la Mỹ.
Chỉ những ngân hàng có vai trò quan trọng trên thị trường Luân Đôn mới được coi là
đủ điều kiện trở thành thành viên của hội đồng ICE LIBOR và quá trình lựa chọn
được tổ chức hàng năm.
Mỗi ngày, ICE hỏi các ngân hàng lớn trên toàn cầu rằng họ sẽ tính phí các ngân hàng
khác bao nhiêu cho các khoản vay ngắn hạn. Hiệp hội lấy ra các số liệu cao nhất và
thấp nhất, sau đó tính giá trị trung bình từ các số còn lại. Đây được gọi là mức trung
bình rút gọn. Tỷ lệ này được đăng vào mỗi buổi sáng dưới dạng tỷ giá hàng ngày, vì
vậy nó không phải là một con số tĩnh. Sau khi tỷ giá cho mỗi kỳ hạn và tiền tệ được
tính toán và hoàn thiện, chúng sẽ được Cơ quan Quản lý Điểm chuẩn ICE (IBA) công
bố và xuất bản mỗi ngày một lần vào khoảng 11:55 sáng theo giờ Luân Đôn.
2.3. Vai trò
LIBOR mang một sức ảnh hưởng lớn không chỉ ở Anh mà còn vượt ra khỏi phạm vi
Châu Âu để trở thành số liệu quan trọng toàn cầu trong thị trường tài chính
Những hợp đồng hàng triệu đô la Mỹ từ ngắn đến dài hạn đều dựa vào LIBOR làm lãi
suất tiêu chuẩn để tham khảo. Đồng thời ở các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng
khắp mọi nơi trên thế giới ấn định lãi suất riêng của mình nhờ vào LIBOR
Cách tính tỷ lệ lãi suất chính là nguyên do giúp LIBOR được sử dụng rộng rãi. LIBOR
thể hiện tỷ lệ lãi suất cho vay thấp nhất giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính
lớn trên thế giới. Cho nên khi tăng hoặc giảm mức lãi suất cơ bản đều tác động đến
những hợp đồng và dựa vào nó như một chuẩn mực
Tầm ảnh hưởng của LIBOR còn được sử dụng như lãi suất thả nổi qua đêm, thế chấp,
hợp đồng tương lai, các khoản vay cho sinh viên và các quỹ. Còn ở những hợp đồng
tương lai thì LIBOR sử dụng để thiết lập các mức giá cho những hợp đồng lãi suất
trong tương lai của các công ty bảo hiểm về rủi ro lãi suất.
Rõ ràng, LIBOR còn tác động đến cả thị trường ngoại hối khi gắn liền với các đồng
tiền như Euro, bảng Anh, yên Nhật … tuy nhiên tác động lên đồng USD ở Mỹ là
không đáng kể và LIBOR cũng rất nhạy cảm với mọi biến động của FED,khi FED cắt
giảm lãi suất sẽ khiến cho LIBOR giảm tầm ảnh hưởng.
CHƯƠNG II. Barclays Bank- Vụ thao túng lãi suất Libor năm 2012
1. Sơ lược về Barclays Bank

Barclays Bank là công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia đặc trụ sở tại
Luân Đôn, Anh Quốc. Hoạt động trên 50 quốc gia và lãnh thổ từ Châu Phi, Châu Á,
Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ với khoảng 48 triệu khách hàng. Đến ngày 31/12/2010
tổng tài sản 2,33 nghìn tỷ đô la Mỹ, là ngân hàng lớn thứ 4 trên toàn thế giới (sau BNP
Paribas, Deutsche Bank và HSBC). Thành lập năm 1690, là ngân hàng lâu đời thứ 6
trên thế giới tồn tại đến ngày nay.

Barclays được niêm yết trên thị trường chứng khoán London vào năm 1902 và được
biết đến với tên gọi “ Barclays Bank Limited” vào năm 1917. Năm 2005, trụ sở chính
của ngân hàng chuyển từ Lombard Street tới Canary Wharf. Hiện tại, Barclays là ngân
hàng lớn thứ sáu ở Anh.

2. Diễn biến vụ thao túng lãi suất năm 2012

Năm 2005, những bằng chứng đầu tiên về vụ thao túng lãi suất Libor và Euibor (lãi
suất Libor cho đồng euro) được phát hiện thông qua ghi âm điện thoại của các giao
dịch viên Barclays tại New York, London và Tokyo. Trong các cuộc điện đàm này,
nhân viên của Barclays đã yêu cầu giao dịch viên của các ngân hàng khác đồng ý thay
đổi lãi suất của các hợp đồng phái sinh. Trong giai đoạn 2005-2009, đã có 257 cuộc
điện thoại ghi lại những nội dung như vậy.

Năm 2007, với sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock, lo ngại về thanh khoản của
các ngân hàng được dấy lên. Việc thao túng lãi suất bắt đầu được Barclays thực hiện
một cách có hệ thống, khiến khách hàng nhầm tưởng về sức khỏe của ngân hàng này.
Nhiều nghi vấn đã được giới truyền thông đưa ra. Ngày 28/11, một báo cáo nội bộ của
Barclays cũng thừa nhận lãi suất Libor không phản ánh chính xác giá của đồng tiền.
Khi đó, sự nghi vấn về âm mưu thao túng đã hình thành.

Năm 2008, nghi vấn lãi suất tiếp tục được truyền thông nêu lên với mật độ ngày một
dày đặc. Các ngân hàng ở Anh nghi vấn tại sao Barclays luôn đưa ra mức lãi suất cao
hơn các ngân hàng khác. Sau đó, mức lãi suất Barclays rớt xuống thấp, gần với mức
của các ngân hàng khác. Barclays đã đưa ra các tài liệu chứng tỏ rằng các nhà điều
hành các ngân hàng khác cho rằng các nhà cầm quyền điều khiển họ đưa mức lãi suất
thấp, nhưng các nhà cầm quyền chối bỏ việc này. Hiệp hội Ngân hàng Anh (BBA)
cũng đã phải vào cuộc với nhiều câu hỏi và thông cáo liên quan đến việc thao túng lãi
suất. BBA cho rằng nếu những phản ánh của khách hàng là thật thì đây là vụ việc
không thể chấp nhận. Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, BBA thậm chí đã phải có
cuộc họp riêng với Barclays về vấn đề này.

Ngày 2/11/2009, BBA ra thông báo hướng dẫn cho các thành viên về quy tắc áp dụng
với Libor cũng như các chuẩn an toàn. Tuy nhiên, Barclays vẫn tỏ ra thờ ơ, không
thiết lập các hệ thống độc lập giữa bộ phận giao dịch phái sinh và các nhân viên thống
kê, gửi báo cáo cho cơ quan quản lý.

Năm 2010, trong email nội bộ gửi nhân viên, Barclays mới chính thức yêu cầu tuân
thủ các quy định về an toàn, nghiêm cấm việc thao túng lãi suất cũng như thận trọng
trong các cuộc điện đàm với giao dịch viên của ngân hàng bạn.

Cuối năm 2011, một ngân hàng nổi tiếng khác ở Anh là Royal Banks of Scotland sa
thải 4 nhân viên do liên quan tới vụ thao túng lãi suất.

Cuối tháng 6, 2012 Barclays thừa nhận vụ gian lận nêu trên và chịu phạt 450 triệu
USD. Chủ tịch Marcus Agius và CEO Bob Diamond lần lượt từ chức. Vụ việc được
tiếp tục mở rộng điều tra. Đầu tháng 7/2012, Bob Diamond đã công bố một bức điện
tín giữa ông và Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Anh Paul Tucker trong đó có
đoạn ông Tucker “gợi ý” Barclays nên tìm cách giảm lãi suất liên ngân hàng. Cũng có
các nguồn tin và ý kiến cho rằng, NH Nhà nước Anh và Ủy ban kiểm định Tài chính
(FSA) của Anh đã cố ý làm ngơ trước những kẽ hở của Libor cũng như đã không
quyết liệt trong việc đưa ra các chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn độ chính xác
của chỉ số lãi suất này.

3. Hậu quả:
Vụ bê bối đã gây mất lòng tin trong ngành tài chính và dẫn đến một làn sóng phạt tiền,
các vụ kiện và các hành động quản lý. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người và mọi
việc- từ các công ty lớn tới các chính phủ, hộ gia đình và học sinh.
3.1. Nội bộ ngân hàng Barclays:

- Đó là cáo buộc hình sự đối với Barclays và quyết định từ chức của 2 lãnh đạo cấp
cao là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Marcus Agius và Giám đốc Điều hành Bob
Diamond.

- Ngày 5/7/2012, công ty đánh giá tín nhiệm Moody's đã hạ thấp thứ hạng tín dụng
của ngân hàng Barclays từ “ổn định” thành “tiêu cực” sau vụ tai tiếng này. Quyết định
này của Moody's dựa trên việc lãnh đạo của Ngân hàng này từ chức và tính chất
không rõ ràng về ban quản trị mới. Moody's cho biết sự thay đổi này phản ánh tâm lý
lo ngại về tác động tiêu cực tới cổ đông, cũng như định hướng kinh doanh của
Barclays. Hiện tại xếp hạng sức mạnh tài chính của Barclays đang đứng ở mức C-
BAA2, xếp hạng nợ ngắn hạn ở Prime-1 và xếp hạng nợ dài hạn A2 tạm thời giữ
nguyên không đổi. Xếp hạng tiền gửi và nợ dài hạn A2 có triển vọng tiêu cực, khi mà
Moody's dự đoán Chính phủ Anh sẽ giảm hỗ trợ cho các ngân hàng lớn trong trung
hạn.

- Việc này làm cho giá cổ phiếu Barclays tụt dốc không phanh còn 9,91 USD (cập
nhật ngày 23/7/2012) và có lẽ sẽ không dừng tại đây.

3.2. Đối với nhà đầu tư và các khách hàng:

Vụ việc có sự thông đồng của nhiều ngân hàng nên hậu quả được đánh giá là rất lớn,
ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều khách hàng, nhà đầu tư. Nó đã làm phản bội lại
văn hóa lòng tin – cái vốn được coi là sức mạnh vô hình của các ngân hàng. Có lẽ,
khoản phạt 450 triệu USD mà Barclays bị áp do thao túng thị trưởng lãi suất sẽ không
nặng nề bằng thái độ ghẻ lạnh mà xã hội đang dành cho tổ chức này.

Người dân không những phải gánh chịu những khoản thua lỗ trong đó có cả tiền phạt
của các ngân hàng, và thiệt hại trong cuộc chơi hợp đồng không công bằng, lại còn
thường xuyên bị chèn ép vì các khoản lệ phí phụ trội mà ngân hàng tùy tiện đặt ra.
Cổ đông của Barclays là những người đang tức giận nhất, vì có thể họ đã căn cứ vào
chỉ số Libor bị dàn xếp để hạ thấp, mà tin tưởng vào thể trạng của ngân hàng và quyết
định bỏ tiền đầu tư. Họ đã biểu quyết cắt giảm tiền thưởng của các lãnh đạo ngân
hàng trong năm nay và đang còn đòi tổng giám đốc Bob Diamond phải từ chức.

Vụ bê bối Barclays còn gây ra tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư và sự phẫn nộ
cho công chúng. Phản ứng giận dữ của dư luận cũng như lãnh đạo thế giới đang đẩy
các Ngân hàng lớn trên thế giới đứng trước tình thể phải thay đổi đường lối kinh
doanh. “Đã đến lúc NH của Anh cần có một sự thay đổi thực sự trong văn hóa kinh
doanh” - Thống đốc NH Nhà nước Anh Mervyn Kmg nhấn mạnh.

3.3. Đối với nền kinh tế Anh và Thế giới:


3.3.1 Với các ngân hàng khác:

Nhà môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư Keefe, Bruyette & Woods ước tính
rằng các ngân hàng đang bị điều tra về hành vi thao túng Libor có thể phải trả 35 tỷ
đô la cho các thỏa thuận pháp lý tư nhân — tách biệt với bất kỳ khoản tiền phạt nào
cho các cơ quan quản lý. Những khoản tiền này có thể đặt ra những thách thức mới
đối với các tổ chức tài chính ngày càng phải duy trì mức dự trữ cao hơn để đề phòng
một cuộc khủng hoảng hệ thống khác.

Ngoài Barclays, một số ngân hàng lớn của Anh bao gồm RBS, HSBC và Lloyds cũng
đang bị điều tra. Nhưng số ngân hàng này sẽ không dừng ở đó khi mà các cuộc điều
tra còn liên quan đến những tên tuổi lớn ở Đức, Canada và Nhật. Morgan Stanley đã
ước tính có khoảng 11 ngân hàng lớn của thế giới có thể bị phạt đến tổng cộng khoảng
14 tỷ USD vì vụ việc này, trong đó ngân hàng lớn nhất có thể bị phạt hơn 1 tỷ USD.

Tổn thất của các vụ kiện tụng, các tranh chấp giao dịch và những tổn thất mà các ngân
hàng có thể phải chấp nhận bồi thường cho khách hàng có thể tăng lên theo cấp số
nhân theo từng ngân hàng bị phát hiện thao túng lãi suất.

3.2.2. Đối với nền kinh tế:

Vụ bê bối lãi suất liên ngân hàng có thể gây thêm nhiều khó khăn cho các nền kinh tế
đang bị nợ bủa vây ở châu Âu và Mỹ, Nó làm thất thu ngân sách, dẫn đến thất nghiệp,
nghèo đói và bất công xã hội.
Ví dụ, chỉ cần tăng thêm lãi suất lên 0,3% người mua bất động sản ở Mỹ mỗi tháng
phải trả thêm 100 USD cho bất động sản trị giá 500.000 USD.

Khởi lập từ giữa những năm 1980, Barclays là một trong 4 ngân hàng lớn nhất thế giới
và được xem là “hình mẫu” về sự độc lập của ngân hàng trong định giá thị trường.
Nhưng giờ đây, dư luận Mỹ và nhiều nước phương Tây đòi trừng trị những “kẻ lừa
đảo” trong Barclays. Không có khả năng dự liệu trước những gì sẽ đến trong tương lai
đôi khi khiến những cá nhân nắm quyền lực trong tay mắc phải những sai lầm chết
người.

CHƯƠNG III. Nguyên nhân và những vấn đề rút ra:


1. Nguyên nhân
Ngay từ khi được ra đời, lãi suất liên ngân hàng London Libor đã cho thấy rất nhiều
vấn đề khác xa với ý tưởng ban đầu. Các nhà làm luật dự định dùng Libor để tính chi
phí đi vay của các ngân hàng, để tất cả các bên trong hợp đồng tài chính cảm thấy
rằng họ đã nhận được một thỏa thuận công bằng.
Khi đó, bên cho vay có thể dùng Libor để chốt mức lãi suất dành cho khoản vay mặc
dù mức lãi đó có thể thấp hơn hoặc cao hơn lãi suất thực họ đang áp dụng. Ngược lại,
khách hàng vay cũng có thể dùng Libor để tham khảo mức lãi suất hợp lý, tránh nguy
cơ họ bị ép giá.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, Libor bộc lộ nhiều điểm hạn chế: Thay vì dựa trên
số liệu từ các giao dịch thực tế, thì Libor lại được tính toán dựa trên các số liệu báo
cáo từ các ngân hàng về chi phí mà mình sẵn sàng bỏ ra để đi vay. Thị trường mà
Libor hoạt động là thị trường vốn vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, không có bảo
đảm bằng tài sản thế chấp và có xu hướng biến mất trong thời gian khủng
hoảng, khiến cho số liệu bị méo mó và Libor không còn chính xác.
Trong khi đó, nhóm các nhà hoạch định chính sách được giao nhiệm vụ theo dõi
và kiểm soát Libor thuộc Hiệp hội Ngân hàng Anh, phần lớn là thành viên đến từ các
ngân hàng tham gia sử dụng Libor. Do vậy cơ chế giám sát trở nên mất tính khách
quan. Và đó chính là kẽ hở để những kẻ xấu lợi dụng như trường hợp Barclays vừa
qua.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch, đặc biệt là đối với các hợp đồng kỳ hạn 6 tháng và
12 tháng không đủ lớn để có thể đảm bảo chắc chắn rằng lãi suất Libor phản ánh
đúng những gì đang diễn ra trên thị trường.
Với những hạn chế đó, Libor khó có thể được xem là một công cụ hữu ích và
việc thay thế là đương nhiên. Những gì thị trường cần là một chuẩn mực dựa trên một
khối lượng lớn các khoản vay thực tế, có thể giám sát, giúp loại trừ khả năng bị thao
túng.
2. Những vấn đề rút ra
2.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
British Bankers’ Association (BBA) đã không hoàn thành trách nhiệm đối với
việc tính toán và ban hành chỉ số LIBOR: sự việc có vấn đề trong các đệ trình về lãi
suất của Barclays luôn cao hơn bình quân các ngân hàng khác diễn ra trong một thời
gian dài từ cuối năm 2005 đến 2009 tuy nhiên BBA đã không có các hành động kịp
thời, đã lờ đi/bỏ qua những hoạt động mờ ám của Barclays qua đó vô hình chung
khuyến khích Barclays cũng như những ngân hàng khác đệ trình những mức lãi suất
nhằm có lợi cho bản thân các ngân hàng.
2.2. Sự mâu thuẫn giữa quyền lợi và trách nhiệm của các ngân hàng lớn
Mặc dù Libor có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với thị trường vay nợ toàn cầu, tuy
nhiên nó lại được quyết định bởi một số ít tổ chức/cá nhân trong thị trường tài chính,
mà những cá nhân/tổ chức này có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi và trách nhiệm đối với
việc hình thành nên mức lãi suất bình quân liên ngân hàng Libor. Để giải quyết được
mâu thuẫn này, cần có một cơ quan quản lý đủ sức kiểm toán trước và sau các đệ trình
\về lãi suất từ các ngân hàng, nhằm kịp thời phát hiện các bất hợp lý trong các đệ
trình.
2.3. Niềm tin vào thị trường tài chính
Trong thị trường tài chính vô cùng phức tạp ngày nay, niềm tin của dân chúng vào sự
trung thực của các ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, tuy nhiên với những vụ
bê bối như với lãi suất cơ bản Libor này sẽ ngày càng xóa bỏ niềm tin của dân chúng
vào hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.
Khủng hoảng tài chính, nợ công quốc gia, chiến tranh tiền tệ... liên tục là những nguy
cơ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như tình hình
tài chính của mỗi người dân. Do đó, hệ thống ngân hàng muốn tồn tại phải tìm cách
xây dựng niềm tin với dân chúng. Qua sự việc bê bối này hệ thống ngân hàng trên
toàn thế giới cần phải rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý giám sát, nếu không
những sự việc tương tự xảy ra sẽ làm cho những vụ khủng hoảng ngày càng nghiêm
trọng hơn khi niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng đã mất.

IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Để khắc phục những hậu quả mà Scandal Libor vừa qua tạo nên và khôi phục niềm tin
nơi nhà đầu tư, các nhà chức trách đã và đang thực hiện những giải pháp như sau:

1. Điều tra và xử lý sai phạm

Điều tra rõ ràng, nhanh chóng những sai phạm diễn ra trong Scandal vừa qua và sớm
đưa ra những kết luận cụ thể.

Việc nhanh chóng xác định đúng người, đúng tội và có các biện pháp chế tài thích hợp
có thể phần nào giúp dẹp yên những lùm xùm trong vụ Scandal Libor và hạn chế phần
nào những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với Thị trưởng Tài chính Thế giới và khôi
phục lại niềm tin đã mất nơi nhà đầu tư.

2. Xây dựng lại hệ thống lãi suất tham chiếu trên thị trường:
a. Chấn chỉnh Libor:

- Xây dựng lại cách thức xác định Libor.

- Quản lý và giám sát chặt chẽ quá trình tính toán Libor.

Bên cạnh đó, có thể:

b. Thay thế Libor bằng 1 lãi suất tham chiếu mới:

Mặc dù, giới chức đã đề cập đến việc dừng chỉ số cơ bản này và thay thế nó bằng một
chỉ số khác. Nhưng còn vấp phải nhiều vấn đề, bởi con số này đã có mặt trong rất
nhiều hợp đồng với thời gian dài. Ngoài ra còn có những lý do sau đây:

- Chi phí tốn kém.

- Mức độ chuẩn mực và tầm ảnh hưởng của chỉ số thay thế.

- Khó có được sự đồng thuận của các Quốc gia tham gia.

- Tâm lý ngại thay đổi do e ngại tính khả thi của phương án thay đổi trong điều kiện
tình hình Thế giới đang diễn ra nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp.

- Lợi ích nhận được là chưa chắc chắn và khó bù đắp cho rủi ro quá lớn

Tuy nhiên đến năm 2017, số phận Libor đã được quyết định sẽ chấm dứt dù vậy thế
giới cần đến 5 năm để chuẩn bị.

Đầu năm 2021, Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh quyết định, kể từ năm
2022 sẽ ngừng công bố 35 mức lãi suất Libor trên 5 ngoại tệ.
Cụ thể, sau ngày cuối năm 2021, sẽ không còn Libor cho tất cả các đồng euro, bảng
Anh, franc Thụy Sĩ và yên Nhật. Với đồng đô la Mỹ, Libor kỳ hạn 1 tuần và 2 tháng
cũng chấm dứt vào thời điểm đó. Nhưng Libor cho đô la Mỹ kỳ hạn qua đêm, 1 tháng,
3 tháng, 6 tháng và 12 tháng vẫn được tồn tại và chỉ chấm dứt sau ngày 30-6-2023.

Lãi suất tham chiếu mới thay thế LIBOR

▪ Đối với LIBOR cho USD: Lãi suất qua đêm có bảo đảm (SOFR)

▪ Đối với LIBOR cho đồng yên: Lãi suất qua đêm bình quân Tokyo (TONA)

▪ Đối với đồng euro: Lãi suất EURIBOR

Việt Nam cũng đã đồng thuận với các nước ASEAN+3 về việc lựa chọn lãi suất
F-SOFR 6 tháng làm lãi suất tham chiếu thay thế cho LIBOR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://vnexpress.net/anh-quyet-phanh-phui-vu-thao-tung-lai-suat-cua-cac-dai-gia-272
1028.html
https://vneconomy.vn/su-that-vu-be-boi-tai-chinh-chan-dong-the-gioi.htm
https://www.rfi.fr/vi/quoc-te/20120702-vu-barclays-thao-tung-lai-suat-lien-ngan-hang
-de-doa-uy-tin-nen-tai-chinh-anh

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


Thuyết trình: Kỳ, Phú
Nội dung: Đan, Thư, Diễm
Slide: Hiền
DEADLINE NỘI DUNG: 18H CHỦ NHẬT NGÀY 11/9/2022
SLIDE: 18H THỨ TƯ NGÀY 14/9/2022
NỘI DUNG NÀO BỎ VÀO SLIDE VUI LÒNG TÔ ĐỎ, KÈM THEO HÌNH ẢNH
MINH HỌA, CÓ THỂ GỬI VÀO NHÓM ZALO HOẶC GỬI LINK CHO BẠN
LÀM SLIDE ĐỂ HÌNH ẢNH KO BỊ VỠ.
NỘI DUNG:
Mục 1.1, 1.2 chương I: Kỳ
Mục 1.3, 2.1 chương I: Phú
Mục 2.2, 1,2 chương II: Đan
Mục 3 chương II và III: Diễm
Mục 1, 2 chương III: Thư

You might also like