You are on page 1of 7

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10


TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG Ngày thi: 20/04/2019
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ ĐỀ XUẤT

(Đề bài gồm có 02 câu; 01 trang)

Câu 1 (8.0 điểm)


Con thuyền đi qua
để lại sóng
Đoàn tàu đi qua
để lại tiếng
Đoàn người đi qua
để lại bóng
Tôi không đi qua tôi
để lại gì?
(Không đề - Nhạc sĩ Văn Cao, tài năng và nhân cách, NXB Thanh niên, 2007, tr. 231)
Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về hành trình Tôi đi qua tôi của mỗi
con người.
Câu 2 (12.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng ẩn tàng trong nó cái
khả năng khơi dậy chất người trong con người và nâng đỡ con người vượt lên chính nó.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Làm sáng tỏ qua đoạn trích Trao duyên (trích Truyện
Kiều – Nguyễn Du).
--------------------- HẾT ---------------------

Người soạn đề:

Hoàng Thị Khánh. Số ĐT: 0979.959.050


Đào Thị Hoài Bắc. Số ĐT: 0983.619.674
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10
Ngày thi: 20/04/2019
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài: 180 phút
(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)

Câu Ý Nội dung Điểm

1 Trình bày suy nghĩ về hành trình Tôi đi qua tôi của mỗi con người. 8.0

Yêu cầu về kĩ năng

- Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Biết vận dụng kiến thức thực tế một cách linh hoạt.
- Bố cục mạch lạc, lập lập chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, hành văn
có cảm xúc.

Yêu cầu về kiến thức

a Giải thích 1.0

- Bài thơ khơi gợi ý nghĩa của hành trình Tôi đi qua tôi đối với mỗi
người (giống như hành trình con thuyền đi qua để lại sóng, đoàn tàu đi
qua để lại tiếng, đoàn người đi qua để lại bóng).
- Tôi đi qua tôi: là hành trình con người đi qua chính mình để trưởng
thành, để ghi dấu ấn trong cuộc đời.

b Bàn luận 4.0

- Khi Tôi đi qua tôi, con người quan sát, lắng nghe chính mình từ
những cay đắng lẫn ngọt ngào, thành công hay thất bại. Từ đó luôn nỗ
lực vượt qua chính mình để có những trải nghiệm mới.
- Trong hành trình Tôi đi qua tôi, con người sẽ được tự bồi đắp, tự
đánh giá năng lực và hạn chế của bản thân, phát huy tối đa tiềm lực
vốn có…để khẳng định giá trị, gặt hái những thành công.
- Quá trình Tôi đi qua tôi, mỗi người không chỉ đối thoại với chính
mình mà còn đối thoại với mọi người thông qua những trải nghiệm. Từ
đó biết đặt mình trong mối quan hệ với xã hội để biết sống vì mọi
người, vì cộng đồng.
- Để đi qua tôi, con người cần trang bị cho mình những hành trang cần
thiết với ý chí, bản lĩnh, niềm tin và khát khao cống hiến…
(Dẫn chứng)

c Mở rộng, lật lại vấn đề 2.0

- Phê phán những con người không bao giờ đặt ra hành trình Tôi đi
qua tôi trong cuộc đời. Đây là nguyên nhân đẫn đến lối sống tự bằng
lòng, tự thỏa mãn, giậm chân một chỗ…
- Cũng có những người Tôi đi qua tôi một cách hời hợt, qua quýt,
không tạo cho mình cơ hội được dấn thân trong những trải nghiệm quý
giá.

d Bài học liên hệ 1.0

Rút ra những bài học liên hệ sâu sắc, có ý nghĩa nhất.

Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng ẩn tàng trong nó
2 cái khả năng khơi dậy chất người trong con người và nâng đỡ con 12.0
người vượt lên chính nó.

Yêu cầu về kĩ năng

- HS nhận thức được yêu cầu của đề, đảm bảo bố cục ba phần của bài
viết: Mở - Thân- Kết.
- Biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong quá trình viết
bài; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc.
- HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm sáng tỏ
yêu cầu của đề, phần lý luận và chứng minh cần thống nhất chặt chẽ.

Yêu cầu về kiến thức

a Giải thích 2.0

- Tác phẩm văn chương đích thực: là tác phẩm văn chương chân
chính, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động tích cực đến con
người và cuộc sống của con người.
- Chất người: Phần người (khác phần con), phần lương thiện, tốt đẹp
cao thượng của con người.
-> Khả năng khơi dậy chất người trong con người: khơi dậy cái phần
tốt đẹp; cao cả, lương thiện.
- Nâng đỡ con người vượt lên chính nó -> làm cho con người trở nên
lớn hơn, tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
- Bao giờ: Khách quan gợi ra tính quy luật
=> Câu nói đề cao giá trị giáo dục của văn chương cụ thể là chức năng
nhân đạo hóa, nhân văn hóa con người.
- Từ ẩn tàng: cách mà tác phẩm giáo dục con người: Không phải bằng
những lời giáo huấn trực tiếp, tác dụng giáo dục của văn học là tự giáo
dục con người, tự soi ngắm mình trong quá trình tiếp xúc với những
hình tượng của tác phẩm.

b Bàn luận 4

* Cơ sở lý luận
* Một tác phẩm văn họcchân chính bao giờ cũng hội đủ ba giá trị
(chân: giá trị nhận thức, thiện: giá trị giáo dục, mỹ; giá trị thẩm mỹ).
* Tuy nhiên, ý kiến trong đề bài đề cao chữ thiện là vì: tác phẩm có thể
đem đến cho con người một kho báu về tri thức, cả một thế giới về cái
đẹp, nhưng nếu nó không hướng đến sự sửa sang, uốn nắn, chỉnh đốn
nhân cách, bồi đắp tâm hồn con người, làm cho con người sống tốt
hơn, sống cuộc sống tốt đẹp hơn thì giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ
kia hỏi có ý nghĩa gì ?
* Đồng quan điểm với ý kiến:
- Thạch Lam: Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho
người đọc sự thoát ly hay sự quên, văn chương trái lại phải là một thứ
khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để mà tố cáo và thay đổi
một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm
trong sạch và phong phú hơn.
- Nam Cao: Một tác phẩm văn học có giá trị... người hơn
- Tố Hữu: Cái chỗ đến cùng của thơ là làm thế nào nâng cuộc sống
lên.
* Nhưng vấn đề là làm thế nào để khơi dậy chất người trong con người
và nâng đỡ con người vượt lên chính nó:
- Lên án, phê phán, tố cáo cái xấu, cái ác, những thế lực đen tối chà
đạp lên cuộc sống con người.
- Ca ngợi, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp... chia sẻ cùng con
người những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng.
- Đồng quan điểm với vấn đề nêu trong đề:
+ Bàn về tác phẩm chân chính, nhà văn Aimatốp cho rằng: Một tác
phẩm nghệ thuật chân chính phải khơi lên trong lòng người niềm trắc
ẩn, ý thức phản kháng cái ác, khát vọng khôi phục và bảo vệ những
cái tốt đẹp"
+ Nguyễn Minh Châu (Trang giấy trước đèn): Nhà văn tồn tại ở trên
đời trước hết trước hết để làm công việc giống như những kẻ nâng
giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen
đủi dồn đến chân tường, bênh vực cho những con người không còn
được ai bênh vực
b.2. Cơ sở thực tiễn: những tác phẩm được đánh giá cao, có sức mạnh
trường tồn với thời gian đều là những tác phẩm văn chương đích
thực...
- Thế giới: Những người khốn khổ

- Việt Nam: Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều...

c Chứng minh 5

a. Trao duyên hội tụ cả ba giá trị: chân – thiện – mĩ:


- Chân: phản ánh xã hội phong kiến thối nát
- Mỹ: + Miêu tả nội tâm nhân vật
+ Sử dụng ngôn ngữ
- Thiện: + Tố cáo xã hội phong kiến thối nát
+ Tiếng khóc đồng cảm cho số phận Kiều
+ Chia sẻ với Thúy Vân
b. Khả năng khơi dậy chất người trong con người và nâng đỡ con
người vượt lên chính nó (đề cao chữ thiện): khả năng này không thể
hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà ở nội dung. Mà chúng ta
thấy, 1 tác phẩm bao giờ cũng chứa đựng 2 nội dung: nội dung phản
ánh và nội dung tư tưởng
* Nội dung phản ánh: đoạn trích đi sâu miêu tả tấn bi kịch của Thúy
Kiều khi phải dứt tình với Kim Trọng, trao mối duyên đầu đẹp đẽ cho
Thúy Vân.
* Nội dung tư tưởng:
- Qua tấn bi kịch tan vỡ tình duyên, hạnh phúc của lứa đôi, đoạn
trích gián tiếp cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát chà
đạp lên quyền sống của con người.
- Đoạn trích đã thể hiện được sự thấu hiểu, chia sẻ, sức cảm
thông lạ lùng của ngòi bút Nguyễn Du với nỗi đau khổ, bi kịch trong
tâm trạng của Kiều khi phải dứt ruột trao mối duyên đẹp đẽ của mình
cho Thuý Vân: Bao trùm trong tâm tư của Kiều lúc này là hai trạng
thái cảm xúc đau đớn (vì tình duyên tan vỡ) và lo lắng (lo Thuý Vân
không nhận lời “chắp mối tơ thừa”). Tuy nhiên, hai nét tâm trạng đó
có sự thay đổi trong suốt cuộc trao duyên:

+ Trong 12 câu thơ đầu (khi Kiều thuyết phục Vân thay mình trả
nghĩa chàng Kim): nỗi lo có phần át nỗi đau.

+ 14 câu tiếp (Thuý Kiều trao kỉ vật, tức là chính thức trao duyên
cho Thuý Vân): Nỗi đau trào lên vì cảm giác mất mát chưa lúc nào cụ
thể, rõ rệt như lúc này…

+ 8 câu còn lại: nỗi đau lên đến tột đỉnh (lúc này Kiều dường như
không còn ý thức được sự hiện diện của Vân trước mặt mình. Kiều
nói với Vân mà như nói với chính mình, ngôn ngữ đối thoại đã trở
thành độc thoại…).

=> Có thể nói: Nguyễn Du đã viết về sự việc trao duyên của Kiều
không phải với tư cách người ngoài cuộc mà với tư cách người trong
cuộc, có cảm giác không phải Kiều trao duyên mà chính là Nguyễn
Du đang phải trao duyên… Nguyễn Du như đứt từng khúc ruột cùng
nỗi đau của Kiều, như rút Kiều ra từ trái tim mình…, đúng như Mộng
Liên Đường chủ nhân nhận xét: “Nguyễn Du viết Kiều như có máu rỏ
trên đầu ngòi bút, nước mắt thấm qua tờ giấy”.

d Bình luận, liên hệ - mở rộng 1.0

Ý kiến đề cao nhưng không tuyệt đối hóa quá mức chữ thiện, bởi
trong tác phẩm văn chương đích thực cả ba giá trị chân – thiện – mĩ
luôn tác động qua lại lẫn nhau. Có chân – mĩ mới có thiện.

Người soạn:
Hoàng Thị Khánh. SĐT: 0979.959.050
Đào Thị Hoài Bắc. SĐT: 0983.619.674

You might also like