You are on page 1of 2

Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc

Việt Nam.
Mỗi mảnh đất, mỗi ngọn núi, mỗi con sông… đều thấm đượm máu xương và sự cống
hiến to lớn của các chiến sĩ bộ đội và những đội viên TNXP dũng cảm. Cuộc chiến
tranh giữa quân ta chống lại kẻ thù xâm lược ngày càng cam go, quyết liệt. Quân Mỹ
ngày càng đánh phá, tấn công liên tục và ác liệt. Để phục vụ bộ đội chiến đấu nơi
chiến trường, lực lượng TNXP tỉnh Quảng Trị được thành lập vào tháng 4 năm 1965,
có nhiệm vụ bám trụ chiến trường, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ vận
chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm phục vụ bộ đội chiến đấu; cáng, tải
và chăm sóc thương bệnh binh, đào hầm hào, làm nhà, lán trại, kho hàng, làm đường
giao thông… cho bộ đội đánh giặc và lực lượng TNXP Quảng Trị cũng trực tiếp chiến
đấu trong rất nhiều chiến dịch lịch sử: chiến dịch năm 1968 giải phóng Khe Sanh,
chiến dịch năm 1971 đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của địch, trận chiến
Thành Cổ Quảng Trị…

Lực lượng TNXP Quảng Trị đã không tiếc máu xương, không quản khó khăn, vượt
qua mọi hy sinh, gian khổ, đã phát huy tinh thần cách mạng, phục vụ chiến đấu và
tham gia chiến đấu dũng cảm, cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và nhân
dân đánh thắng kẻ thù xâm lược, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lập nên
những chiến công vang dội.

Chỉ trong 81 ngày đêm, lực lượng không quân và hải quân Mỹ đã 4.958 lượt sử dụng
B52, hơn 9.048 lượt máy bay phản lực khác, dội xuống vùng đất Quảng Trị 328.000
tấn bom đạn, 9.552.000 viên đạn pháo 105mm, 55.000 viên đạn pháo 155 mm, 8.164
viên đạn pháo 175mm, hơn 615.000 viên đạn hải pháo, 2.240 lần oanh tạc của không
quân (gấp 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản). Có ngày số bom Mỹ ném
ở Quảng Trị vượt xa số bom Mỹ ném trên toàn miền Nam trong hai năm 1968 - 1969.
Thị xã Quảng Trị với 3 km2 và vùng ven có ngày phải chịu hơn hai vạn quả đạn đại
bác cỡ lớn. Máu của các chiến sỹ, bộ đội địa phương và lực lượng TNXP Quảng Trị
tham chiến đã nhuộm đỏ miền đất lửa. Càng về sau quân Mỹ tăng cường hỏa lực,
nâng tổng số đạn pháo đánh phá từ 8.000 viên/ngày lên 15.000 viên/ngày, cao điểm
có ngày lên tới 30.000 viên, sử dụng 40 đến 60 lượt/chiếc máy bay phản lực một
ngày, dùng bom khoan đánh phá hầm hào tường thành, biến Thành cổ thành bình địa,
máy bay B52 rải thảm bom đỏ bờ sông Thạch Hãn. Dù đã mất khoảng 90% lực lượng,
bộ đội ta thuần túy chỉ là bộ binh nhưng tinh thần quả cảm tuyệt vời các chiến sĩ bộ
đội vẫn cùng lực lượng TNXP đánh bật nhiều đợt tấn công của địch, lập tuyến phòng
thủ tại Thành Cổ, kiên cường chống lại cuộc bắn phá dữ dội chưa từng có của Mỹ.
Những chiến sĩ quả cảm, những người TNXP Quảng Trị kiên trung đã nằm xuống, hy
sinh xương máu để Thành cổ trở thành biểu tượng bất tử trong lịch sử chiến tranh
chống quân xâm lược của dân tộc. “Mùa hè đỏ lửa” đã tạo ra nỗi kinh hoàng cho Mỹ -
ngụy, và chỉ thời gian ngắn sau đó, đế quốc Mỹ buộc phải ký hiệp định Pa-ri, chấm
dứt cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo ở Việt Nam. Cuộc chiến khốc liệt để bảo vệ
Thành Cổ Quảng Trị đã trở thành bản anh hùng ca bất tử.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, TNXP Quảng Trị đã vận động nhân dân vùng giải
phóng đóng góp cho cách mạng 900 tấn lương thực chuyển về chiến khu an toàn.
Trực tiếp mở nhiều tuyến đường vận chuyển Đông, Tây Trường Sơn, đồng bằng,
trung du, đường bộ, đường biển, đường sông. Cùng Đoàn 559 bảo đảm thông suốt
65km đường mòn Hồ Chí Minh qua Tây Nam Quảng Trị, tham gia lắp đặt hàng trăm
km đường ống dẫn dầu vào chiến trường, đặc biệt khai thác tuyến đường biển, đường
sông: Bến Hải, sông Hiếu, sông Thạch Hãn và các bến đò.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, lực lượng TNXP Quảng Trị có hai đồng chí
được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trên 100 đồng chí
được tặng thưởng Huân chương Chiến công, danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, gần 2.000
đồng chí được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, 111 đồng chí đã
anh dũng hy sinh, 475 đồng chí bị thương và hàng trăm đồng chí bị bệnh tật, nhiễm
chất độc màu da cam trong chiến tranh.

You might also like