You are on page 1of 3

SỰ CỐ ĐỔ VỠ ỐNG CHỨA TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRONG MÁY

LY TÂM

Trường hợp vỡ ống chứa vật liệu lây nhiễm bên trong máy ly tâm không có cốc
ly tâm kín (bucket)
- Nếu phát hiện đổ vỡ ống chứa vật liệu lây nhiễm khi máy ly tâm đang chạy thì
ngay lập tức tắt máy, không mở nắp máy ly tâm, đợi 30 phút cho khí dung tạo ra
trong máy ly tâm lắng xuống.
- Nếu phát hiện đổ vỡ ống chứa vật liệu lây nhiễm khi mở nắp máy ly tâm thì
ngay lập tức đóng nắp máy ly tâm lại, dán cảnh báo lên phía trên nắp máy ly tâm
“ CÓ SỰ CỐ ĐỔ VỠ”.
- Nếu ly tâm tác nhân gây bệnh lây qua đường hô hấp, ngay lập tức rời xa khu
vực đặt máy, cảnh báo đồng nghiệp làm trong phòng (nếu có) rời khỏi PTN và
đóng cửa lại; đặt biển cảnh báo “NGUY HIỂM, CẤM VÀO” ở cửa ra vào; đợi ít
nhất 30 phút cho khí dung tạo lắng xuống hoặc trao đổi ra ngoài PTN.
 Lấy bộ dụng cụ xử lý đánh đổ dung dịch chứa TNGB.

 Đeo thêm lớp găng tay dày.

 Dùng kẹp gắp những mảnh vỡ ống ly tâm bỏ vào hộp đựng chất thải sắc
nhọn.
 Tháo và ngâm toàn bộ rotor trong dung dịch chất khử nhiễm không ăn mòn
vật liệu của rotor trong thời gian thích hợp (khoảng 30 phút).
 Rửa rotor lại với nước và để khô.

 Lau khoang bên trong máy ly tâm bằng khăn/giấy thấm thấm chất khử
nhiễm không ăn mòn vật liệu chế tạo máy ly tâm.
 Khăn/ giấy và vật sắc nhọn được xử lý theo hướng dẫn cất thải lây nhiễm

 Tháo găng tay, rửa tay.

 Ghi chép, báo cáo sự việc với cán bộ phụ trách PTN.
Trường hợp vỡ ống chứa vật liệu lây nhiễm bên trong máy ly tâm có cốc ly tâm
kín (bucket)
- Đem cốc ly tâm kín có chứa ống nghiệm bị vỡ vào bên trong tủ ATSH, gắp bỏ
mảnh sắc nhọn (nếu có) cho vào hộp đựng vật liệu sắc nhọn. Dùng giấy thấm,
thấm hết các dung dịch bị tràn ra.
- Khử nhiễm cốc ly tâm bằng một trong hai cách:
 Vặn lỏng nắp cốc ly tâm và tiệt trùng bằng nồi hấp.

 Mở nắp cốc ly tâm và ngâm trong dung dịch khử trùng không ăn mòn vật
liệu của cốc ly tâm trong thời gian thích hợp (khoảng 30 phút), rửa lại với nước và
để khô.
- Thay găng tay, rửa tay theo đúng quy trình
- Ghi chép, báo cáo sự việc với phụ trách phòng xét nghiệm
Cách phòng ngừa sự cố
- Kiểm tra, đánh giá máy ly tâm thường xuyên định kỳ
- Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy ly tâm của nhà sản xuất
- Đặt máy ly tâm ở nơi an toàn, không để bị va chạm với các thiết bị khác
- Đảm bảo cân bằng tải. VD: nếu bạn chỉ có 1 mẫu, hãy nạp một ống khác ở
phía bên kia trực tiếp đối diện với mẫu có tải trọng tương đương

- Đảm bảo khối lượng mẫu phải đúng với yêu cầu của thể tích rotor theo
thông số nhà sản xuất. Vì nếu khối lượng mẫu lớn hơn có thể gây thiệt hại
cho máy ở tốc độ cao
- Đảm bảo đóng nắp máy ly tâm đúng cách khi cho mẫu vào

You might also like