You are on page 1of 3

Thầy đơn giản chỉ là VNA − Tài liệu của thầy đơn giản chỉ là ĐỈNH

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ
★★★★★

NÂNG CAO SÓNG DỪNG

Câu 1: [VNA] Gọi M, N, P là ba điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây đang có sóng dừng và biên độ
dao động của các phần từ môi trường ở các điểm đó đều bằng 2 2 mm; dao động của các phần tử
môi trường tại M, N ngược pha nhau và MN = NP. Biết rằng cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là
0,04 s sợi dây lại duỗi thẳng, lấy π = 3,14. Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi
qua vị trí cân bằng là
A. 157 mm/s B. 314 mm/s C. 375 mm/s D. 571 mm/s
Câu 2: [VNA] Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Trên dây, khoảng cách gần nhất giữa hai
điểm dao động với cùng biên độ 3 mm và giữa hai điểm dao động có cùng biên độ 4 mm đều bằng
10 cm. Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp trên dây gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 27 cm B. 36 cm C. 33 cm D. 30 cm
Câu 3: [VNA] Trong hiện tượng sóng dừng trên dây AB dài 24 cm khi dây duỗi thẳng, gọi M, N hai
điểm chia đoạn AB thành ba đoạn bằng nhau. Trên dây người ta quan sát được hai bụng sóng. Tỉ
số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai điểm M, N thu được bằng 1,25. Biên độ sóng ở bụng
bằng
A. 4 cm B. 6 cm C. 5 cm D. 2 3 cm
Câu 4: [VNA] Trong một thí nghiệm sóng dừng, ba điểm A, B, C theo thứ tự thuộc cùng một bó
sóng, trong đó B là bụng sóng. Người ta đo được biên độ dao động tại A gấp 3 lần biên độ dao động
tại C và khoảng thời gian ngắn nhất để li độ của B giảm từ giá trị cực đại đến giá trị bằng với biên
độ của A và của C lần lượt là 0,15 s và 0,25 s. Chu kì dao động của điểm A trong thí nghiệm trên có
giá trị gần nhất với các giá trị nào sau đây ?
A. 2,5 s B. 1,5 s C. 2,0 s D. 1,0 s
Câu 5: [VNA] Một nguồn phát sóng dạng sin tạo ra một sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có hai
đầu cố định. Gọi M là một điểm trên dây mà tại đó sóng tới và sóng phản xạ vuông pha nhau, N là
π
điểm khác trên dây là tại đó sóng tới và sóng phản xạ lệch pha nhau   k2π (với k là các số
3
nguyên). Gọi  là bước sóng tạo ra sóng dừng. Khoảng cách cực tiểu giữa M và N thỏa mãn điều
kiện trên bằng
λ λ λ λ
A. . B. . C. . D. .
24 48 6 12

Trang 1
Thầy đơn giản chỉ là VNA − Tài liệu của thầy đơn giản chỉ là ĐỈNH

Câu 6: [VNA] Một sợi dây đàn hồi có chiều dài 9a với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trong
π
các phần tử dây mà tại đó sóng tới và sóng phản xạ hình sin lệch pha nhau 
 2kπ (với k là các
3
số nguyên) thì hai phần tử dao động ngược pha cách nhau một khoảng gần nhất là a. Trên dây,
khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử dao động cùng pha với biên độ bằng một nửa biên độ của
bụng sóng là
A. 8,5a B. 8a C. 7a D. 7,5a
Câu 7: [VNA] Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết khoảng cách
xa nhất giữa hai phần tử dây dao động với cùng biên độ 5 mm là 80 cm, còn khoảng cách xa nhất
giữa hai phần tử dây dao động cùng pha với cùng biên độ 5 mm là 65 cm. Tỉ số giữa tốc độ cực đại
của một phần tử dây tại bụng sóng và tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 0,21 B. 0,41 C. 0,14 D. 0,12
Câu 8: [VNA] Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Gọi M, N, P là ba
điểm liên tiếp có dao động với cùng biên độ a (M và N đối xứng qua trung điểm O của sợi dây và
dao động ngược pha với nhau; MN = 2NP = 10 cm). Gọi C, D là hai điểm dao động cùng pha với
cùng biên độ a và cách xa nhau nhất là 125 cm. Chiều dài của sợi dây là
A. 150 cm. B. 130 cm. C. 140 cm. D. 120 cm.
Câu 9: [VNA] Một sợi dây đàn hồi AB được căng theo phương ngang. Đầu B cố định. Đầu A gắn
với cần rung có tần số 200 Hz, tạo ra sóng dừng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 24 m/s.
Biên độ dao động của bụng là 4 cm. Trên dây, M là một nút. Gọi N, P, Q là các điểm trên sợi dây,
nằm cùng một phía so với M và có vị trí cân bằng cách M lần lượt là 2 cm, 8 cm và 10 cm. Khi có
sóng dừng, diện tích lớn nhất của tứ giác MNQP có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 16 cm2 B. 49 cm2 C. 28 cm2 D. 23 cm2

−−− HẾT −−−

BTVN

Câu 1: [VNA] Một nguồn phát sóng dạng sin tạo ra một sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có hai
đầu cố định. Gọi M là một điểm trên dây mà tại đó sóng tới và sóng phản xạ vuông pha nhau, N là

điểm khác trên dây là tại đó sóng tới và sóng phản xạ lệch pha nhau   k2π (với k là các số
3
nguyên). Gọi  là bước sóng tạo ra sóng dừng. Khoảng cách cực tiểu giữa M và N thỏa mãn điều
kiện trên bằng
λ λ λ λ
A. . B. . C. . D. .
24 48 6 12

Câu 2: [VNA] Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Gọi M, N, P là ba
điểm liên tiếp có dao động với cùng biên độ a (M và N đối xứng qua trung điểm O của sợi dây và
dao động ngược pha với nhau; MN = 2NP = 10 cm). Gọi C, D là hai điểm dao động cùng pha với
cùng biên độ a và cách xa nhau nhất là 125 cm. Chiều dài của sợi dây là
A. 150 cm B. 130 cm C. 140 cm D. 120 cm
Trang 2
Thầy đơn giản chỉ là VNA − Tài liệu của thầy đơn giản chỉ là ĐỈNH

Câu 3: [VNA] Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Gọi M, N, P là ba
điểm liên tiếp có dao động với cùng biên độ a (M và N đối xứng qua trung điểm O của sợi dây và
dao động ngược pha với nhau; 2MN = NP = 20 cm). Gọi C, D là hai điểm dao động cùng pha với
cùng biên độ a 3 và cách xa nhau nhất là 370 cm. Số bụng sóng trên sợi dây là
A. 15 B. 14 C. 13 D. 12
Câu 4: [VNA] Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Gọi M, N, P là ba
điểm liên tiếp có dao động với cùng biên độ a (M và N đối xứng qua trung điểm O của sợi dây và
dao động cùng pha với nhau; MN = 2NP = 30 cm). Gọi C, D là hai điểm dao động ngược với cùng
biên độ a 2 và cách xa nhau nhất là 427,5 cm. Chiều dài của sợi dây là
A. 495 cm B. 487,5 cm C. 502,5 cm D. 483,75 cm

Trang 3

You might also like