You are on page 1of 2

Có ba điều mà em đã học được từ chương trình The Dialogue: “Social Media Influencers” của CEO Lê

Quốc Vinh. Đầu tiên là mô hình truyền thông 5I, trong đó tính involvement là quan trọng nhất. Tức là
kéo đối tượng tham gia vào hoạt động truyền thông của thương hiệu. Phương pháp tốt nhất đó là sử
dụng những người influencer- những người chúng ta có thể có những thỏa thuận đặc biệt với họ để họ
cùng tham gia hoạt động truyền thông với chúng ta. Ví dụ, Tết năm ngoái, tập đoàn Le Bros nhờ Quyền
Linh tham gia chiến dịch marketing về nhà ăn Tết cho thương hiệu bia Sài Gòn. Đấy là một cách thông
qua Quyền Linh sử dụng các cộng cụ xã hội, các website giới thiệu những người phù hợp để tặng những
tấm vé để có thể về quê ăn Tết, kêu gọi mọi người tham gia, thu hút được những người yêu quý MC
Quyền Linh, thường xuyên theo dõi chương trình có sự góp mặt của MC Quyền Linh và khiến họ hưởng
ứng. Ngoài ta mô hình truyền thông 5I còn có Interaction( tạo ra các hành động tương tác mạnh mẽ hơn
từ phía khách hàng), Intimacy( cảm xúc hoặc ái lực mà một con người thể hiện đối với thương hiệu và
doanh nghiệp), Infuence( biến khách hàng, đối tượng truyền thông thành người vận động cho thương
hiệu hoặc doanh nghiệp). Influence sẽ tác động ngay đến những influencers và họ chính là những người
sẽ vận động, gây ảnh hưởng cho thương hiệu, sản phẩm. Và chính những người ngày sẽ gây ảnh hưởng
đến nhóm cộng đồng của họ và nhóm này sẽ cùng với thương hiệu lan tỏa hình ảnh, thông điệp thương
hiệp lên các nhóm truyền thông khác. Cuối cùng là Individual – mô hình tập trung vào các cá thể hơn là
nhóm đối tượng truyền thông hoặc cộng đồng. Điều thứ hai mà em học chính là sự ảnh hưởng của
Influencers và KOLs lên công chúng. Đầu tiên là về độ phủ( reach ), mỗi loại KoLs sẽ có độ phủ khác nhau,
tùy mỗi thương hiệu mà họ sẽ cần độ phủ khác nhau, có những thương hiệu cần độ phủ lớn nhưng cũng
có những thương hiệu chỉ cần độ phủ nhỏ. Thứ hai là sự liên quan( relevance )- khả năng gây ảnh hưởng
của KOLs có tương thích đối với hình ảnh thương hiệu sản phẩm mà ta muốn đưa ra hay không. Mỗi
KOLs hay Fluencers đều có những lối sống, hình ảnh, phong cách riêng và nhiệm vụ của ta là phải kết nối
được hình ảnh của thương hiệu và hình ảnh của Influencers, khiến chúng tương đồng với nhau thì sẽ
thúc đẩy được hình ảnh của thương hiệu. Thứ ba là khả năng gây ảnh hưởng( resonance ), tùy vào mỗi
cá nhân KOLs hay Influencers mà họ sẽ tạo ra những chuyển biến về mặt hành vi khác nhau đến cộng
đồng của họ. Ví dụ như NTN với kênh youtube 10.1 triệu người đăng kí nhưng những đề xuất của anh ta
chưa chắc đã tạo ra sự chuyển biển về hành vi hay nhận thức nhóm người theo dõi anh ta nhưng những
influencers như Giang ơi hay Nguyễn Hữu Trí khi họ đề xuất những ý tưởng hay giới thiệu tư duy của họ
thì lại có những tác động tích cực, sự đồng ý phần lớn đến từ cộng đồng của họ, nên trước khi hợp tác
với bất cứ Influencers thì ta đều phải cân nhắc thật kỹ lưỡng xem họ có tác động đến tâm lí hay quyết
định của công chúng xung quanh họ hay không. Thứ tư là chỉ số cảm xúc( sentiment ), cách mà chúng ta
sử dụng nội dụng trên những KOLs đó thì họ sẽ tạo ra những cảm xúc gì( tích cực, tiêu cực, sự giận dữ,
niềm vui hay nỗi buồn ) tùy theo người KOLs đó tiếp cận đến câu chuyện như thế nào và quan điểm của
họ ra sao. Ví dụ như Hồ Ngọc Hà đã từng tạo ra sự giận dữ rất lớn cho một nhóm công chúng là những
người phụ nữ: những bà mẹ đơn thân, bà mẹ bỉm sữa,... Ngược lại, cũng có những người tạo ra xúc cảm
rất tốt đẹp ví dụ như Thái Thùy Linh làm thiện nguyện, đi hát ở những bệnh viện tạo ra những cảm xúc
yêu mến, cảm phục. Nên trước khi hợp tác cùng họ ta cũng cần xem cảm xúc mà họ mang lại có phù hợp
với thương hiệu, sản phẩm của chúng ta hay không. Điều cuối cùng mà em học được là mặt trái, thách
thức khi sử dụng Influencers. Theo mediakix, có đến hơn 61% marketers nói việc tìm được người
Influencers tốt nhất cho mình là rất khó khăn. Thách thức trong việc sử dụng Influencers đó là kiểm
chứng số lượng người theo dõi những Influencers. Một điều làm marketers gặp khó khăn nữa đó là
thuật toán của các trang mạng xã hội thay đổi liên tục. Chi phí bỏ ra cho Influencers ngày càng cao. Và
điều đặc biệt khiến marketers lo lắng đó là Influencers gặp scandal và thương hiệu của họ sẽ bị ảnh
hưởng. Làm thế nào để đo lường được hiệu quả việc sử dụng Influencers trong marketing. Thường là
chúng ta sẽ đo lượng tương tác( engagement ). Thứ hai là ta sẽ quan tâm đến liệu chúng ta có chuyển
được những nội dung mà Influencers chia sẻ lên các trang mạng xã hội thành hiệu quả bán hàng, rồi đến
số lượng lượt xem của các nội dụng chúng ta sử dụng qua Influencers. Trên đây là ba điều mà em đã học
được qua chương trình, ngoài ra còn một số khái niệm cũng như những điều thú vị khác nhưng bài viết
có giới hạn nên em xin phép dừng tại đây, em cảm ơn cô đã tạo điều kiện cho lớp em tham gia chương
trình.

Note: Bài viết có chứa một số thuật ngữ Tiếng Anh khó để dịch qua Tiếng Việt nên em sử dụng nguyên
như vậy mong cô xí xóa bỏ qua

You might also like