You are on page 1of 3

ĐỀ THI HỌC PHẦN ĐỘNG HỌC XÚC TÁC

Thời gian: 90 phút


Khóa: 33
Câu I. (3,5 điểm)
Để khảo sát phản ứng phân hủy axit oxalic trong H2SO4 ở 500C, sau các khoảng thời
gian xác định người ta trích lấy 10ml mẫu từ hỗn hợp phản ứng và chuẩn độ bằng cùng một
dung dịch chuẩn KMnO4. Các số liệu thực nghiệm thu được như sau:
t (phút) 0 240 600 900 1440
VddKMnO4 (ml) 11,45 8,11 4,79 2,97 1,44

1. Hãy xác định bậc phản ứng theo axit oxalic và tính hằng số tốc độ của phản ứng.
2. Sau 6 giờ phản ứng, phần trăm lượng axit oxalic bị phân hủy là bao nhiêu?
Câu II. (3,0 điểm)
Cho phant ứng thuận nghịc bậc 1-1:

k1
A B
k2

Hằng số cân bằng của phản ứng bằng 10. Hằng số tốc độ phản ứng thuận (k 1) bằng
0,2 giờ-1. Hãy xác định thời gian để nồng độ chất đầu (A) và sản phẩm (B) bằng nhau nếu tại
thời gian t = 0 trong hệ chỉ có chất đầu (A).
Câu III. (3,0 điểm)
Hãy chứng minh rằng trong phản ứng xúc tác đồng thể (đơn phân tử, lưỡng phân tử),
tốc độ của phả ứng đều tỉ lệ thuận với nồng độ ban đầu của chất xúc tác.
Khóa: 36
Câu I. (3,0 điểm)
Phân biệt hệ phản ứng kiểu ống dòng và hệ phản ứng kiểu bồn khuấy liên tục (CSTR)
Câu II. (3,0 điểm)
Phương trình tốc độ của một phản ứng bao gồm 2 giai đoạn cơ bản có dạng:

kK1K2p
r=
1+K2p

Trong đó:
r - tốc độ phản ứng; k - hằng số tốc độ phản ứng; K1 (K2) - hằng số cân bằng theo áp
suất riêng phần của giai đoạn 1 (2); p - áp suất tại thời điểm t.
Hãy thiết lập biểu thức tính năng lượng hoạt hóa biểu kiến Eapp theo các đại lượng: K;
p; H (giả sử H; S phụ thuộc không đáng kể vào nhiệt độ).
Câu III. (4,0 điểm)
Hãy liệt kê một số hướng nghiên cứu và ứng dụng cơ bản của xúc tác hiện nay trong
lĩnh vực loc - hóa dầu.
Khóa: 37
Câu I. (4,0 điểm)
Trong một phản ứng xúc tác dị thể chất phản ứng khí (hơi) - chất xúc tác rắn;
1. Thế nào là miền động học, miền khuếch tán? Ở vùng nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp,
phản ứng ưu tiên xảy ra ở miền nào? Vì sao?
2. Trong thực nghiệm nghiên cứu hoạt tính của chất xúc tác, người ta thường khảo sát ở
miền động học hay miền khuếch tán? Vì sao?
Câu II. (3,0 điểm)
Hãy trình bày khái niệm, phân loại, cơ chế của hiện tượng ngộ độc xúc tác. Cho ví dụ.
Câu III. (3,0 điểm)
Thế nào là hiệu ứng muối bậc 1, bậc 2 trong xúc tác đồng thể? Giải thích, cho ví dụ.
Khóa: 38
Câu I. (3,5 điểm)
Đối với phản ứng xúc tác dị thể chất phản ứng khí (hơi) - chất xúc tác rắn:
1. Trình bày các giai đoạn xảy ra của phản ứng.
2. Thế nào là miền động học, miền khuếch tán? Ở vùng nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp,
phản ứng ưu tiên xảy ra ở miền nào? Vì sao?
3. Nêu các biện pháp thực nghiệm, kỹ thuật để tăng tốc độ chung của quá trình.
4. Trong thực nghiệm nghiên cứu hoạt tính của chất xúc tác, người ta thường khảo sát ở
miền động học hay miền khuếch tán? Vì sao?
Câu II. (3,5 điểm)
1. Trình bày các thành phần của chất xúc tác dị thể và vai trò của mỗi thành phần.
2. Phản ứng phâ hủy H2O2: H2O2 (dd) → H2O + ½ O2 (*) với sự có mặt của chất xúc tác
Br- xảy ra theo cơ chế sau:
(1) H3O+ + H2O2 ↔ H3O2+ + H2O, có hằng số cân bằng K.
(2) H3O2+ + Br- → HOBr + H2O, có hằng số tốc độ k1.
(3) HOBr + H2O2 → H3O+ + O2 + Br-, có hằng số tốc độ k2.
Biết bước (1) và (3) nhanh, bước (2) chậm, tìm phương trình vận tốc của phản ứng (*)
và nhận xét biểu thức vận tốc.
Câu III. (3,0 điểm)
1. Khi nghiên cứu cơ chế phản ứng xúc tác dị thể, trường hợp phản ứng lưỡng phân
tử pha khí (hơi), hai mô hình Langmuir - Hinshelwood và Eley - Rideal được áp
dụng. Hãy mô tả động học phản ứng trên cơ sở của hai mô hình đó.
2. Hãy lấy một ví dụ cụ thể minh họa và cho biết cơ chế phù hợp.

You might also like