You are on page 1of 38

CÔNG NGHỆ Ô TÔ

Trần Quang Lâm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Chương 2: TỔNG QUAN
DÂY CHUYỀN LẮP RÁP Ô TÔ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NỘI DUNG
1. Quá trình sản xuất ô tô
2. Các nhà cung ứng và công nghiệp hỗ trợ
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy ô tô

3
1. Quá trình sản xuất ô tô
1. Quá trình sản xuất Ô tô
•Gồm 2 công việc quan trọng:
•Quy trình phát triển: là phương pháp sử dụng để đi từ ý tưởng -> sản phẩm.
•Tổ chức sản xuất: là chuỗi các giai đoạn hoặc hoạt động mà ban dự án sử dụng
để nhận biết, thiết kế, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.

5
1. Quá trình sản xuất Ô tô
•Lợi ích của quy trình:
•Đảm bảo chất lượng: vạch rõ các giai đoạn và có kiểm soát trong suốt quá
trình.
•Có sự phối hợp hành động: xác định rõ vai trò của từng cá nhân trong nhóm
phát triển dự án.
•Có kế hoạch: các mốc thời gian được xác định rõ ràng.
•Có sự quản lý: là chuẩn mực để đánh giá thực trạng một quá trình phát triển.
•Có điều kiện hoàn thiện sản phẩm: hệ thống lưu trữ tư liệu là cơ sở để phát
triển, hoàn thiện sản phẩm.
6
1. Quá trình sản xuất Ô tô
•Quá trình phát triển sản phẩm:

7
1. Quá trình sản xuất Ô tô
•Quá trình phát triển sản phẩm:

8
1. Quá trình sản xuất Ô tô
•Quá trình sản sản xuất ô tô gồm các hệ thống:
•Hệ thống đặt hàng và thiết kế ô tô.
•Hệ thống sản xuất, lắp ráp ô tô.
•Hệ thống các nhà máy sản xuất linh kiện.
•Hệ thống dịch vụ hậu mãi, bảo trì, sửa chữa xe.

9
1. Quá trình sản xuất Ô tô
•Quá trình sản sản xuất ô tô gồm các hệ thống:

10
1. Quá trình sản xuất Ô tô
•Chuỗi giá trị trong nhà máy ô tô theo module:

11
2. Các nhà cung ứng và công nghiệp
hỗ trợ
2. Các nhà cung ứng và công nghiệp hỗ trợ
•Hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng:

13
2. Các nhà cung ứng và công nghiệp hỗ trợ
•Hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng:
•Nhà cung ứng cấp 1: cung ứng các cụm tổng thành, hệ thống hoàn chỉnh như
động cơ, hệ thống truyền lực, cụm cầu trước, cầu sau, phanh, treo, lái…

•Nhà cung ứng cấp 2: tập hợp các nhà sản xuất linh kiện rời để cấu thành nên
cụm tổng thành, hệ thống cho nhà cung ứng cấp 1.

•Nhà cung ứng cấp 3: tập hợp các nhà sản xuất nguyên vật liệu ban đầu như
thép hình, tôn, phôi, linh kiện tiêu chuẩn… để cung cấp cho nhà cung ứng cấp
2 hoặc trực tiếp cho cấp 1 và OEM.
14
2. Các nhà cung ứng và công nghiệp hỗ trợ
•Hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng:
•Hệ thống cung ứng có thể độc lập hoặc nằm trong công ty OEM.
•Hệ thống cung ứng có thể nằm trong hoặc ngoài nước -> ảnh hưởng đến tỉ lệ
nội địa hóa khu vực -> giảm thuế.

•Hiệp định tự do thương mại AFTA quy định tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực (RVC
– Regional Value Content) từ 40% trở lên.

15
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy ô tô
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp: là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng
về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất.

•Kết quả: hình thành nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục
vụ sản suất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất.

•Mục tiêu: xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ
thống sản xuất đạt hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường.

17
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

18
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

19
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

20
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

21
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

22
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Yêu cầu:
•Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất.
•An toàn cho người lao động.
•Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ.
•Phù hợp với quy mô sản xuất.
•Đáp ứng đòi hỏi của công nghệ và phương pháp sản xuất.
•Thích ứng với môi trường sản xuất bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
23
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí theo sản phẩm:
•Thường áp dụng cho sản xuất liên tục, hàng loạt, nhu cầu ổn định.
•Máy móc được sắp đặt theo một đường cố định -> các dây chuyền.
•Phụ thuộc các yếu tố: không gian xưởng, lắp đặt thiết bị, vận chuyển nguyên
vật liệu…
•Tùy tính chất của quá trình sản xuất: dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp
•Các kiểu bố trí: đường thẳng, U, L, W, M... Nếu sản phẩm cấu thành từ nhiều
cấu tử thì tổ chức kiểu hợp nhất, nếu năng suất máy sau nhỏ hơn thì tách ra
thành nhiều nhánh.
24
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí theo sản phẩm:
• Ưu điểm:
• Tốc độ sản xuất nhanh.
• Chi phí thấp.
• Chuyên môn hóa cao, giảm chi phí, thời gian đào tạo, tăng năng suất lao động.
• Di chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm dễ dàng.
• Hiệu suất sử dụng thiết bị và lao động cao.
• Hình thành thói quen, kinh nghiệm, lịch trình sản xuất ổn định.
• Dễ dàng hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.
25
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí theo sản phẩm:
•Hạn chế:
• Hệ thống sản xuất không linh hoạt khi có thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm,
thiết kế sản phẩm và quá trình.

• Hệ thống sản xuất có thể ngừng khi bị sự cố ở một công đoạn.


• Chi phí đầu tư, khai thác và bảo dưỡng máy móc thiết bị lớn.
• Công việc đơn điệu và dễ nhàm chán.

26
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất theo quy trình:

27
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất theo quy trình:
• Phù hợp với sản xuất gián đoạn, quy mô sản xuất nhỏ, chủng loại sản phẩm đa dạng.
• Sản phẩm đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và
sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm theo con đường khác nhau.
• Máy móc, thiết bị được bố trí theo chức năng.
• Mỗi bộ phận tiến hành những công việc tương tự.
• Các chi tiết bộ phận thường được đưa đến theo loạt, theo yêu cầu của kỹ thuật chế
biến.
• Phổ biến trong các doanh nghiệp cơ khí và dịch vụ (cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, bưu
điện…)
28
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất theo quy trình:
•Ưu điểm:
• Tính linh hoạt cao.
• Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao.
• Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng bởi sự cố của thiết bị hoặc con người.
• Tính độc lập trong việc cải tiến các chi tiết và bộ phận cao.
• Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa theo thời gian. Lượng dự trữ phụ tùng thay thế
không cần nhiều..

• Có thể áp dụng và phát huy chế độ đặc biệt để nâng cao năng suất lao động.
29
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất theo quy trình:
•Hạn chế:
• Chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm cao.
• Lịch trình sản xuất và hoạt động không ổn định.
• Sử dụng nguyên vật liệu kém hiệu quả.
• Hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị thấp.
• Khó kiểm soát và chi phí kiểm soát cao.
• Năng suất lao động thấp vì công việc khác nhau.

30
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất hỗn hợp:
•Thực tế thường kết hợp hình thức bố trí sản xuất theo sản phẩm và hình thức
bố trí sản xuất theo quy trình.

•Tế bào sản xuất: là kiểu bố trí trong đó máy móc, thiết bị được nhóm vào một
tế bào mà ở đó có thể chế biến các sản phẩm, chi tiết có cùng đòi hỏi về mặt
chế biến.

31
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất hỗn hợp:
•Ưu điểm:
• Thời gian di chuyển nguyên vật liệu giảm.
• Thời gian chuẩn bị sản xuất giảm.
• Giảm tồn kho sản phẩm dở dang.
• Sử dụng nhân lực tốt hơn.
• Dễ kiểm soát, dễ tự động hóa.
• Tăng cường trách nhiệm công nhân và chất lượng công việc.

32
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất hỗn hợp:
•Nhược điểm:
• Mức độ sử dụng năng lực sản xuất không cao.
• Chi phí đầu tư cho chuyển đổi sang các hình thức khác khá hơn.
• Chi phí đào tạo công nhân tăng.
• Vốn đầu tư tăng.

33
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất hỗn hợp:

34
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất theo nhóm công nghệ:

35
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất theo nhóm công nghệ:
•Xác định các chi tiết, bộ phận giống nhau cả về đặc điểm thiết kế và đặc điểm
sản xuất. Sau đó nhóm chúng thành bộ phận cùng họ.

•Đặc điểm thiết kế bao gồm kích thước, hình dạng và chức năng.
•Đặc điểm sản xuất bao gồm kiểu và thứ tự thao thác cần thiết.

36
3. Bố trí sản xuất trong nhà máy Ô tô
•Bố trí sản xuất theo nhóm công nghệ:
• Ưu điểm:
• Giữ dự trữ nguyên liệu, thành phẩm và sản phẩm.
• Tiết kiệm không gian, thời gian sản xuất.
• Giảm lao động trực tiếp.
• Tăng mức độ sử dụng máy móc thiết bị.
• Giảm đầu tư máy móc.
• Nâng cao trách nhiệm công nhân và chất lượng công việc.
• Đơn giản hóa, giảm thời gian hoạch định.
• Giảm khối lượng vận chuyển và tồn kho.
37
THANK YOU
FOR YOUR
ATTENTION!

38

You might also like