You are on page 1of 4

Họ Tên:…………………. Lớp………………..

Môn Thi: Vật lý Y Sinh


MSSV…………………… SBD: Thời gian: 60’
Chọn câu “A”: A A bỏ chọn A chọn lại:
-------------------------------------------------------
Áp suất thủy tĩnh không phụ thuộc vào:
A) Chiều cao cột chất lỏng
B) Mật độ chất lỏng
C) Hình dạng bình chứa
D) Gia tốc trọng trường
Hệ thống phanh (thắng) thủy lực trong ô tô là một ứng dụng của:
A) Nguyên lý Pascal
B) Phương trình liên tục
C) Định luật Bernoulli
D) Đinh luật Poiseulle
Sức căng mặt ngoài chính là:
A) Lực kéo các phân tử mặt ngoài vào trong lòng chất lỏng
B) Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng
C) Năng lượng cần thiết để làm bay hơi lớp chất lỏng mặt ngoài
D) Năng lượng trên một đơn vị diện tích mặt ngoài
Chất hoạt diện có chức năng:
A) Tăng sức căng phế nang
B) Giảm sức căng phế nang
C) Giữ sức căng không đổi
D) Để các phế nang có thể tồn tại cạnh nhau
Với các chất lỏng không chịu nén chảy theo lớp trong một ống cứng, lượng chất lỏng đi qua
một tiết diện bất kỳ không thay đổi trong một đơn vị thời gian là nội dung của:
A) Nguyên lý Pascal
B) Phương trình liên tục
C) Định luật Bernoulli
D) Định luật Poiseuille
Trong định luật Bernoulli, loại áp suất có nguồn gốc ngoại lai (từ bên ngoài tác động lên chất
lỏng), là nguyên nhân gây ra chuyển động của chất lỏng chính là:
A) Áp suất thủy tĩnh
B) Áp suất thẩm thấu
C) Áp suất tĩnh
D) Áp suất động
Để thắng sức cản của hệ mạch, phải tiêu tốn công do tim sinh ra theo tỷ lệ:
A) Khoảng 80%
B) Khoảng 90%
C) Khoảng 99% ( định luật bernoulli trang 55 slide)
D) Khoảng 99,9%
Để mô tả dòng máu trong hệ mạch, không cần bổ chính nhiều mà vẫn có thể dùng:
A) Phương trình liên tục và định luật Bernoulli
B) Định luật Bernoulli và định luật Poiseulle
C) Phương trình liên tục và định luật Poiseulle
D) Phương trình liên tục, định luật Bernoulli và định luật Poiseulle
Khi nguồn phát âm và bộ thu âm chuyển động tương đối với nhau, so với âm phát ra, âm thu
được có: *
A) Cường độ thay đổi
B) Tần số thay đổi
C) Cường độ và tần số thay đổi
Họ Tên:…………………. Lớp………………..
Môn Thi: Vật lý Y Sinh
MSSV…………………… SBD: Thời gian: 60’
Chọn câu “A”: A A bỏ chọn A chọn lại:
-------------------------------------------------------
D) Cường độ không đổi và tần số thay đổi
Chỉ phát ra các họa âm lẻ, loại kèn đó có cấu trúc:
A) Hai đầu kín
B) Hai đầu hở
C) Một đầu kín và một đầu hở
D) Có nhiều lỗ bấm để chỉnh âm
Nhạc công bấm nốt khi chơi nhạc để chỉnh:
A) Cao độ
B) Mức to
C) Âm sắc
D) Cao độ và mức to
Trong chẩn đoán và điều trị y khoa, tần số siêu âm được lựa chọn dựa trên:
A) Độ xuyên sâu tối ưu
B) Độ phân giải tối ưu
C) Sự tối ưu hóa giữa độ xuyên sâu và độ phân giải
D) Độ xuyên sâu và độ phân giải cùng tối ưu
Siêu âm Doppler được dùng để:
A) Tạo ảnh màu
B) Đo dòng máu và các dịch chuyển cơ học khác
C) Tạo ảnh và đo dòng máu
D) Tạo ảnh, đo dòng máu và các dịch chuyển khác
Mức to của âm phụ thuộc vào:
A) Tần số
B) Cường độ
C) Âm sắc
D) Tần số và cường độ
Khi đo huyết áp bằng huyết áp kế, các âm Korotkoff xuất hiện do:
A) Máu trong động mạch chảy theo lớp vì có tốc độ nhỏ
B) Máu trong động mạch chảy rối vì có tốc độ lớn
C) Máu trong động mạch chảy theo lớp vì có trị số Reynolds nhỏ
D) Máu trong động mạch chảy rối vì băng ép bên ngoài
Bức xạ sóng điện từ nào sau đây có năng lượng lớn nhất:
A) Tia cực tím
B) Tia hồng ngoại
C) Vi sóng
D) Ánh sáng tím
Tính chất sóng của ánh sáng được thể hiện rõ qua hiện tượng nào sao đây?
A) Giao thoa
B) Khúc xạ
C) Phản xạ
D) Phân cực
Khi cho ánh sáng tự nhiên đi qua hai lớp vật chất có mặt phẳng phân cực vuông góc với nhau,
sau cùng có hiện tượng gì xảy ra:
A) Không thấy sáng
B) Phát ra ánh sáng phân cực toàn phần
C) Phát ra ánh sáng phân cực ê líp
D) Có ánh sáng bình thường
Họ Tên:…………………. Lớp………………..
Môn Thi: Vật lý Y Sinh
MSSV…………………… SBD: Thời gian: 60’
Chọn câu “A”: A A bỏ chọn A chọn lại:
-------------------------------------------------------
Hiện tượng Quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng ánh sáng tới thỏa mãn
A) λ ≤ λ0
B) λ > λ0
C) λ ≥ λ0
D) λ = λ0
Trong xét nghiệm, khi đo phổ ánh sáng để phát hiện các chất, dựa trên định luật Lamber-Beer,
I = I010-ƐCL, đại lượng được đo là:
A) Mật độ quang D
B) Chỉ số tắt của dung dịch
C) Hệ số hấp thụ phân tử chất tan
D) Độ hấp thụ của dung dịch
Một con mắt có thị lực 10/10, khi đó ta có thể phân biệt được vật với góc nhìn nhỏ nhất là:
A) 1'
B) 2'
C) 3'
D) 4'
Ánh sáng truyển đi trong sợi cáp quang hay sợi nội soi không bị mất năng lượng giúp ta có
được thông tin hình ảnh như mong muốn là nhờ ánh sáng được truyền thông qua hiện tượng gì
sau đây?
A) Phản xạ toàn phần
B) Khúc xạ
C) Truyền thẳng
D) Phản xạ
Khi áp dụng phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ miền hồng ngoại, vùng ánh sáng với
bước sóng 1µm-1mm, phổ đặc trưng dựa trên sự hấp thụ của:
A) Thành phần nguyên tố
B) Liên kết cộng hóa trị và liên kết ion
C) Thành phần phân tử
D) Liên kết hydro, cấu trúc không gian và nhóm chức

Đỉnh hấp thụ ánh sáng cực đại của phân tử DNA và RNA là:
A) 340nm
B) 260nm (Iodide)
C) 280nm (protein)
D) 405nm (các chất hữu cơ chỉ được hấp thụ nằm trong khoảng 220 - 400)
Tế bào hình nón phân bố xung quanh điểm vàng có chức năng gì trong quá trình thị giác?
A) Cảm nhận màu sắc
B) Cảm nhận sáng tối
C) Cảm nhận màu sắc và sáng tối
D) Cảm nhận trắng đen(hình que)
Vận tốc ánh sáng trong chân không là C = 3.108 m/s, vậy vận tốc của nó trong nước có chiết
suất n =1.33 là:
A) 1.33C
B) C / 1.33
C) Chưa xác định được
Họ Tên:…………………. Lớp………………..
Môn Thi: Vật lý Y Sinh
MSSV…………………… SBD: Thời gian: 60’
Chọn câu “A”: A A bỏ chọn A chọn lại:
-------------------------------------------------------
D) C
Một người mang kính cận 2 độ, khi nhìn một vật qua kính hiển vi với vật kính 10 và thị kích 5
thì hình ảnh thu được của một vật có độ khuyêch đại là:
A.100 lần
B) 50 lần
C) 20 lần
D) 10 lần
Hiện tượng nguyên tử bị mất hoặc nhận electron trở thành các cặp mang điện tích dương hoặc
điện tích âm là:
A) Sự ion hóa
B) Sự kích thích
C) Sự phát bức xạ
D) Hiện tượng tán xạ compton
Khi một electron từ mức năng lượng cao về mức năng lượng thấp trong nguyên tử:
A) Một electron được hấp thụ
B) Một photon được phát ra
C) Một photon được hấp thụ
D) Một hạt electron được phát ra
Trong một nguyên tử bình thường:
A) Số proton và neutron bằng nhau
B) Số electron bằng số proton
C) Số electron và neutron bằng nhau
D) Số electron lớn hơn số neutron

You might also like