You are on page 1of 10

CHỦ ĐỀ 1.

THẤU KÍNH MỎNG


A.LÍ THUYẾT
1. Thấu kính:
1.1.Định nghĩa
Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.

2.Phân loại thấu kính


Có hai cách phân loại:
Về phương diện quang học:
Thấu kính hội tụ: Làm hội tụ chùm tia sáng tới Thấu kính phân kì: Làm phân kì chùm tia sáng
tới

Về phương diện hình học :


Thấu kính mép mỏng: Phần rìa mỏng hơn phần Thấu kính mép dày: Phần giữa mỏng hơn phần
giữa rìa

2. Đường đi của tia sáng qua thấu kính:


2.1. Đường đi của tia sáng qua thấu kính:
a. Các tia đặc biệt :
+ Tia qua quang tâm O thì truyền thẳng.

O
O
+ Tia qua tiêu điểm chính( hoặc có đường kéo dài qua tiêu điểm chính F) cho tia ló song song trục
chính.
O F
/
F
/ O

+ Tia tới song song trục chính cho tia ló qua tiêu điểm chính F/ (hoặc đường kéo dài qua F/ )

O F
F /

/
O

b. Tia tới bất kỳ:


- Vẽ tiêu diện vuông góc trục chính tại tiêu điểm chính ảnh F/
- Vẽ trục phụ song song với tia tới SI,cắt tiêu diện tại tiêu điểm phụ F1
- Vẽ tia ló đi qua tiêu điểm phụ F1 (hoặc đường kéo dài qua tiêu điểm phụ)

F
1
O
F
O F
/
F
1

2.2. Vẽ ảnh của vật cho bởi thấu kính:

a/ Vật là điểm sáng nằm ngoài trục chính: Vẽ hai trong ba tia đặc biệt.
O F
S
F / S /

/
O S

b/ Vật là điểm sáng nằm trên trục chính: Dùng một tia bất kỳ và tia đi theo trục chính

F
1 S O
S
O F / F
/ F1

c/ Vật là đoạn thẳng AB vuông góc trục chính: A ở trên trục chính thì vẽ ảnh B/ của B sau đó hạ
đường vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A/B/.

B A A
/
O F
A F /
/
B
O A
/
/

B B

d/ Tính chất ảnh(chỉ xét cho vật thật)

Ảnh thật Ảnh ảo


-Chùm tia ló hội tụ -Chùm tia ló phân kì
-Ảnh hứng được trên màn -Ảnh không hứng được trên màn,muốn nhìn phải
-Ảnh có kích thước thì ngược chiều với vật, nhìn qua thấu kính.
khác bên thấu kính -Ảnh có kích thước thì cùng chiều vật, cùng bên
-Ảnh của điểm sáng thì khác bên thấu kính, thấu kính với vật.
khác bên trục chính với vật. Ảnh của điểm sáng thì cùng bên thấu kính, và cùng
bên trục chính với vật.
e/ Vị trí vật và ảnh:
a/ Với thấu kính hội tụ: Xét vật sáng là đoạn thẳng nhỏ AB vuông góc trục chính

+ Vật thật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ,ngược chiều với vật .

B
/
A F

O A/

+ Vật thật ở trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo ,cùng chiều với vật,lớn hơn
vật. B
/ B

F
/
A A O
/

+ Vật thật ở tiêu diện cho ảnh ở vô cực ,ta không hứng được ảnh.

B
F
/
A O

f/ Với thấu kính phân kỳ:

+ Vật thật là đoạn thẳng nhỏ AB vuông góc trục chính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

A A/
O F
/
B/

B
Lưu ý: Vật thật ,ảnh thật vẽ bằng nét liền, ảnh ảo vẽ bằng nét đứt. Tia sáng vẽ bằng nét liền, có dấu mũi
tên chỉ chiều truyền của tia sáng.
BẢNG TỔNG BẢNG TỔNG KÊT BẰNG HÌNH VẼ

Bảng tổng kết tính chất vật và ảnh qua thấu kính
I.Bảng tổng kết chi tiết (CO=C’O=2OF)
1.Với thấu kính hội tụ

ST Vị trí vật Vị trí ảnh Tính chất ảnh


T

1 Vật thật ở C Ảnh thật ở C’ Ảnh bằng vật, ngược chiều


vật

2 Vật thật từ ∞ đến C Ảnh thật ở F’C’ Ảnh nhỏ hơn, ngược chiều
vật

3 Vật thật từ C đến F Ảnh thật từ C’ đến ∞ Ảnh lớn hơn, ngược chiều
vật

4 Vật thật ở F Ảnh thật ở ∞

5 Vật thật từ F đến O Ảnh ảo trước thấu kính Ảnh lớn hơn, cùng chiều vật

2.Với thấu kính phân kì

ST Vị trí vật Vị trí ảnh Tính chất ảnh


T

1 Vật thật từ ∞ đến O Ảnh ảo ở F’O’ Ảnh nhỏ hơn, cùng chiều vật

II. Bảng tổng kết bằng hình vẽ


1. Thấu kính hội tụ

✓ Cách nhớ:
-Với thấu kính hội tụ, vật thật chỉ cho ảnh ảo nếu trong khoảng OF, còn lại cho ảnh thật, ảnh thật thì
ngược chiều, còn ảo thì cùng chiều.
-Về độ lớn của ảnh:dễ dàng thấy được độ lớn ảnh tăng dần đến ∞ rồi giảm.

2.Thấu kính phân kì


-Vật thật luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Chú ý: sự khác nhau để phân biệt thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì


-Làm hội tụ chùm tia sáng tới. -Làm phân kì chùm tia sáng tới.
-Độ tụ và tiêu cự dương. -Độ tụ và tiêu cự âm
-Nếu vật thật cho ảnh thật(ảnh hứng được trên
màn, ngược chiều vật,khác bên thấu kính so với vật) -Nếu vật thật cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
-Nếu vật thật cho ảnh ảo lớn hơn vật.
3. Tiêu cự. Mặt phẳng tiêu diện:
- Tiêu cự: | f | = OF.
Quy ước: Thấu kính hội tụ thì f > 0, thấu kính phân kỳ thì f < 0.
- Mặt phẳng tiêu diện:
a.Tiêu diện ảnh
Mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm ảnh thì gọi là tiêu diện ảnh.
b.Tiêu diện vật
Mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm vật thì gọi là tiêu diện vật.

Nhận xét: Tiêu diện vật và tiêu diện ảnh đối xứng nhau qua trục chính.
c.Tiêu điểm phụ
+Tiêu điểm vật phụ: Là giao của trục phụ và tiêu diện vật.
+Tiêu điểm ảnh phụ: Là giao của trục phụ và tiêu diện ảnh.

4. Các công thức về thấu kính:


a. Tiêu cự - Độ tụ
- Tiêu cự là trị số đại số f của khoảng cách từ quang tâm O đến các tiêu điểm chính với quy ước:
f > 0 với thấu kính hội tụ.
f < 0 với thấu kính phân kì. (|f| = OF = OF’)
- Khả năng hội tụ hay phân kì chùm tia sáng của thấu kính được đặc trưng bởi độ tụ D xác định bởi :
1 n 1 1
D= = ( tk − 1)( + )
f nmt R1 R2
(f : mét (m); D: điốp (dp))
(R > 0 : mặt lồi./ R < 0 : mặt lõm. /R = : mặt phẳng ) f : mét (m); D: điốp (dp))
b. Công thức thấu kính
* Công thức về vị trí ảnh - vật:
1 1 1
+ =
d d' f
d > 0 nếu vật thật
d < 0 nếu vật ảo
d’ > 0 nếu ảnh thật
d' < 0 nếu ảnh ảo
c. Công thức về hệ số phóng đại ảnh:
d' A' B '
k =− ; k =
d AB
(k > 0: ảnh, vật cùng chiều; k < 0: ảnh, vật ngược chiều.)
( | k | > 1: ảnh cao hơn vật, | k | < 1: ảnh thấp hơn vật )
d. Hệ quả:
d. f d '. f d .d ' f f −d '
d'= ; d= f = ; k= =
d− f d '− f d +d' f −d f

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Đặc Điểm Của Tia Sáng Qua Thấu Kính Mỏng
+ Mọi tia sáng qua quang tâm của thấu kính đều truyền thẳng.
+ Tia song song với trục chính của thấu kính sẽ cho tia ló truyền qua (hay có đường kéo dài của tia ló qua)
tiêu điểm ảnh trên trục đó.
+ Tia tới (hay đường kéo dài của nó) qua tiêu điểm vật ừên trục sẽ cho tia ló song song với trục đó. Hai tiêu
điểm vật và ảnh nằm đối xứng nhau qua quang tâm.
+ Mỗi thấu kính có hai tiêu diện ảnh và vật là hai mặt phẳng vuông góc với trục chính và đi qua các tiêu
điểm chính.
+ Tiêu cự: f = OF ; thấu kính hội tụ f > 0; thấu kính phân kì f < 0.
1
+ Độ tụ: D =
f
+ Công thức về thấu kính:
1 1 1 1 1 1
− Vi trí vât, ảnh : = + / = + / .
f d d f d d
A / B/ d/
− Số phóng đại ảnh: k = =−
AB d
TỔNG HỢP LÝ THUYẾT
Câu 1. Trong không khí, thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm là
A. thấu kính hội tụ.
B. thấu kính phân kì.
C. có thể là thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì.
D. chỉ xác định được loại thấu kính nếu biết chiết suất thấu kính.
Câu 2. Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính.
A. Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.
B. Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì.
C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.
D. Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là ảnh thật.
Câu 3. Một vật sáng phẳng đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính
bằng ba lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn. Ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng ba lần vật. Có thể kết
luận gì về loại thấu kính?
A. Thấu kính là hội tụ.
B. Thấu kính là phân kì.
C. Hai loại thấu kính đều phù hợp.
D. Không thể kết luận được, vì giả thiết hai ảnh bằng nhau là vô lí.
Câu 4. Tia sáng truyền tới quang tâm của hai loại thấu kính hội tụ và phân kì đều
A. truyền thẳng.
B. lệch về phía tiêu điểm chính ảnh.
C. song song với trục chính.
D. hội tụ về tiêu điểm phụ ảnh.
Câu 5. Tiêu điểm ảnh của thấu kính có thể coi là
A. điểm hội tụ của chùm tia ló.
B. ảnh của vật điểm ở vô cực trên trục tương ứng.
C. điểm kéo dài của chùm tia ló.
D. ảnh của vật điểm ở vô cực trên trục đối xứng qua quang tâm.
Câu 6. Khi đổi chiều ánh sáng truyền qua thấu kính thì
A. ánh sáng không đi theo đường cũ.
B. ánh sáng bị hấp thụ hoàn toàn.
C. vị trí vị trí của các tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật đổi chỗ cho nhau.
D. vị trí vị trí của các tiêu diện ảnh và tiêu điểm vật không thay đổi.
Câu 7. Xét ảnh cho bởi thấu kính thì trường hợp nào sau đây là sai?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.
B. Với thấu kính hội tụ L, vật cách L là d = 2f (f là tiêu cự) thì ảnh cũng cách L là 2f.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Vật ở tiêu diện vật thì ảnh ở xa vô cực.
Câu 8. Vị trí của vật và ảnh cho bởi thấu kính L trường hợp nào sau đây là sai?
A. Cho vật tiến lại gần L, ảnh di chuyển cùng chiều với vật.
B. Cho vật tiến ra xa L, ảnh di chuyển ngược chiều với vật.
C. Vật ở rất xa thì ảnh ở tiêu diện ảnh.
D. Ảnh ở rất xa thì vật ở tiêu diện vật.
Câu 9. Với kí hiệu trong sách giáo khoa, vị trí và tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính được xác định bởi biểu
thức:
A. df/(d − f). B. d(d − f)/(d + f). C. df/(d + f). D. f2(d + f).
Câu 10. Với kí hiệu trong sách giáo khoa, độ tụ của thấu kính là đại lượng có biểu thức
A. d/(d − f). B. l/f. C. f/(−d + f). D. f/(d − f).
Câu 11. Với kí hiệu trong sách giáo khoa, trong mọi trường hợp, khoảng cách vật − ảnh đối với thấu kính đều
có biểu thức
A. d – d’ B. |d + d’|. C. |d−d’|. D. d + d’.
Câu 12. Với kí hiệu trong sách giáo khoa, số phóng đại ảnh của vật tạo bởi thấu kính có thể tính bởi biểu thức
A. d/(d − f). B. l/f. C. f/(−d + f). D. f/(d − f).
Câu 13. Có bốn thấu kính với đường truyền của một tia sáng như hình vẽ.
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
(Các) thấu kính nào là thấu kính hội tụ?
A. (1). B. (4). C.(3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 14. Đường đi của tia sáng qua thấu kính ở các hình vẽ nào sau đây là sai?

F/ O F F O F/ F/ O F
F O F/

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).


Câu 15. Có bốn thấu kính với đường truyền của một tia sáng như hình vẽ.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


(Các) thấu kính nào là thấu kính phân kì?
A. (2). B. (3). C. (1) và (2). D. (1) và (4).
Câu 16. Có một thấu kính hội tụ, trục chính là xy. Xét bốn tia sáng, được ghi
(3)
số như trên. (Các) tia sáng nào thế hiện tính chất quang học của quang tâm B
O
(1) A
thấu kính?
(2)
A. (1). B. (2).
C. (1) và (2). D. Không có.

Câu 17. Có một thấu kính hội tụ, trục chính là xy. Xét bốn tia sáng, được ghi
(3)
số như trên. Tia nào thể hiện tính chất quang học của tiêu điếm ảnh? B
O
(1) A
A. (1). B. (2).
(2)
C. (3). D. (4).

-------------------- Hết ---------------------

You might also like