You are on page 1of 14

BÀI TẬP TƯƠNG TÁC GEN

Câu 1: Bố mẹ thuần chủng hoa đỏ lai với hoa trắng được F1 100% hoa đỏ, cho F1 lai với nhau được F2 gồm 2130
hoa đỏ , 142 hoa trắng. Tính trạng trên di truyền theo quy luật:
A. phân li độc lập B. tương tác gen theo kiểu bổ trợ
C. tương tác gen theo kiểu át chế D. tương tác gen theo kiểu cộng gộp
Câu 2. Trong thí nghiệm lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa trắng với nhau, kết quả thu được
F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Sự di truyền màu sắc hoa tuân theo quy luật
A. tương tác cộng gộp. B. tác động đa hiệu của gen.
C. trội không hoàn toàn. D. tương tác bổ sung.
Câu 3: Ở một loài bí, sản phẩm của gen A và B có sự tương tác qua lại với nhau cùng quy định quả dẹt; mỗi gen
riêng lẻ quy định quả tròn; và các alen lặn a, b quy định quả dài. Cho 2 cây bí quả tròn thuần chủng lai với nhau thu
được F1 100% bí quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỷ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 9 bí quả dẹt : 7 bí quả tròn. B. 9 bí quả dẹt : 6 bí quả tròn : 1 bí quả dài.
C. 12 bí quả dẹt : 3 bí quả tròn : 1 bí quả dài. D. 9 bí quả dẹt : 3 bí quả tròn : 4 bí quả dài.
Câu 4: ở 1 loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd) tương tác cộng gộp quy định. Cây cao nhất có
chiều cao 120cm, cây thấp nhất là 60cm. Mỗi gen trội làm cây cao thêm lOcm. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen tự thụ
phấn. Tỉ lệ cây cao 80cm ở đời con là bao nhiêu?
A. 15/64 B. 27/64 C. 9/64 D. 3/64
Câu 5. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen (Aa, Bb, Dd; Hh) quy định. Trong mỗi
kiểu gen, mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm, cây cao nhất có chiều cao 180cm. Cho cây cao nhất lai với
cây thấp nhất, thu được F1. Cho cây F1 lai với cây có kiểu gen AaBbDDHh, thu được F2. Ở F2, loại cây cao
165cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 27/128 B. 21/437 C. 35/128 D. 16/135
Câu 6: Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều cao cây.
cho rằng cứ mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. Người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao
210 cm. Chiều cao cây F1 là?
A. 60 cm B. 90 cm C. 120 cm D. 150 cm

Câu 7: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo
kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 20 cm. Khi
trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 200 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được
F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, cây có chiều cao 220 cm ở F2 chiếm tỉ
lệ
A. 25%. B. 12,5%. C. 6,25%. D. 37,5%.

Câu 8: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu
tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng
thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho
các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 6,25%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 25,0%.

Câu 9: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa có hai trạng thái là hoa đỏ và hoa trắng. Trong phép lai giữa hai cây
hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân
li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây về kiểu gen của F2 là không đúng?
A.Các cây hoa trắng thuần chủng có 3 loại kiểu gen.
B.Các cây hoa trắng có 7 loại kiểu gen.
C.Các cây hoa đỏ thuần chủng có 1 loại kiểu gen.
D.Các cây hoa đỏ có 4 loại kiểu gen.
Câu 10: Ở một loài thực vật, nếu có cả 2 gen Avà B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác sẽ
cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời
con là:
A. 1 quả tròn: 1 quả dài B. 1 quả tròn: 3 quả dài. C. 100%quả tròn.D. 3 quả tròn: 1 quả dài.
Câu 11: Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn
cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây F1 lai
với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm
A.75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa trắng.
B.100% số cây hoa đỏ.
C.100% số cây hoa trắng.
D.25% số cây hoa đỏ và 75% số cây hoa trắng.
Câu 12. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen
chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa
và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình
của phép lai AaBb × AaBb là
A. 9 : 3: 3: 1. B. 9 : 6 :1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 9 : 7.
Câu 13. Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn
cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng: 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số
loại kiểu gen của thế hệ F2.
A. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ.
B. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen quy định hoa trắng.
C. Đời F2 có loại 9 kiểu gen, 5 kiểu gen quy định hoa trắng.
D. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen quy định hoa trắng.
Câu 14. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ
có A hoặc chỉ có B thì hoa màu vàng. Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên
2 cặp NST khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng, có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng.
B. Cho 2 cây hoa vàng giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng.
C. Cho 2 cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 9 loại kiểu gen
D. Cho 2 cây hoa vàng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại
kiểu gen.
Câu 15. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được quy định bởi hai cặp gen không alen phân li độc lập, cho hai
cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp hai cặp gen giao phấn với nhau (P), thu được F1 9 hoa đỏ và 7 hoa trắng. Biết
không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, phát biểu nào
sau đây không đúng?
A. Trong số các cây hoa trắng ở đời F1 của phép lai, loại cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 7/16.
B. Ở F1 có tối đa 5 kiểu gen quy định cây hoa trắng.
C. Ở F1 có tối đa 9 kiểu gen khác nhau.
D. Tính trạng màu sắc hoa chịu sự chi phối của hai gen không alen tương tác lẫn nhau theo kiểu bổ sung.
Câu 16: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen
chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và
Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn, thu được đời con có kiểu
hình hoa vàng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 75%. B. 37,5%. C. 56,25%. D. 6,25%.
Câu 17. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu
gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng;
kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử
trội AABB. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong loài này có tối đa 3 loại kiểu gen về kiểu hình hoa đỏ.
B. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 8:6:1.
C. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, nếu thu được F1 có 240 cây thì F1 có 60 cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp
gen.
D. Cho cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ
thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3.
Câu 18. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai alen trội
A và B quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có một alen trội A hoặc B quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn quy
định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng (P), thu được F1 có 3 kiểu hình. Cho F1 tự thụ
phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.
B. Ở F1, kiểu hình hoa đỏ chiếm 25%.
C. Ở F2, kiểu hình hoa vàng chiếm tỉ lệ cao nhất.
D. Ở F1, có thể có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
Câu 19. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ
có A hoặc chỉ có B thì hoa màu vàng. Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên
2 cặp NST khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng, có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng.
B. Cho 2 cây hoa vàng giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng.
C. Cho 2 cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 9 loại kiểu gen
D. Cho 2 cây hoa vàng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại
kiểu gen.
Câu 20. Ở 1 loài thực vật, cho cá thể hoa đỏ giao phấn với cá thể hoa trắng được F1 có 100% cá thể hoa đỏ.
Các cá thể F1 giao phấn tự do, đời F2 có tỉ lệ gồm 56,25% cá thể hoa đỏ: 18,75% cá thể hoa vàng : 18,75% cá
thể hoa hồng : 6,25% hoa trắng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về thế hệ F2?
I. Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen quy định.
II. Đời F2, số kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng và hoa hồng bằng số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
III. Khi cho các cá thể hoa đỏ F2 tự thụ phấn ta sẽ có 4 sơ đồ lai.
IV. Đời F2 có 4 kiểu gen dị hợp quy định hoa có màu (không phải màu trắng).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do 4 cặp gen Aa, Bb, Dd và Ee nằm trên 4 cặp NST khác
nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10cm, cây cao nhất
có độ cao 180 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1. Cho F1 tự thụ phấn,
thu được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây thấp nhất có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen.
II. Ở F2 có 81 loại kiểu gen, 9 loại kiểu hình.
III. Ở F2, loại cây cao 120 cm chiếm tỉ lệ là 7/64.
IV. Ở F2, loại cây cao 140 cm chiếm tỉ lệ cao nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT
PHẦN 1
Phép lai Loại KG Loại KH TLKG TLKH
AB AB
x
ab ab

Ab Ab
x
aB aB

AB Ab
x
ab aB

Ab ab
x
aB ab

Câu 1: Các gen liên kết hoàn toàn,tính trạng trội hoàn toàn,tác động riêng rẽ. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen
1:1?
Ab Ab Ab Ab AB Ab AB ab
A. x B. x C. x D. x
aB aB aB ab ab aB ab ab
Câu 2: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1: 1: 1: 1?
Ab aB AB aB Ab ab AB ab
A.  B.  C.  D. 
ab ab AB ab ab ab ab ab
Câu 3: Một loài thực vật, gen A quy định cây thân cao, gen a : thân thấp; gen B; quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây
AB AB
có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . Biết rằng cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm
ab ab
phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1:
A. 3 cây cao, trắng : 1 cây thấp, đỏ B. cây cao, trắng : 2 cây cao, qđỏ : 1 cây thấp, đỏ
C. 3 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả trắng D.1 cây cao, quả trắng : 3 cây thấp, quả đỏ
Câu 4: Một loài thực vật, gen A quy định cây cao, alen a: cây thấp; gen B quả đỏ, alen b: quả trắng. Các gen liên
Ab ab
kết hoàn toàn trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen , tỉ lệ
aB ab
kiểu hình ở F1 là
A. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ B. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng
C. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ D. 3 cây cao, quả đỏ: 1cây thấp, quả trắng
Ab
Câu 5: Một cây có kiểu gen tự thụ phấn, tần số hoán vị gen của tế bào sinh hạt phấn và tế bào noãn đều là 30%,
aB
Ab
thì con lai mang kiểu gen sinh ra có tỉ lệ:
ab
A. 4% B. 10% C. 10,5% D. 8%
AB
Câu 6: Với tần số hoán vị là 20%, viết tỉ lệ giao tử của kiểu gen ?
ab
Câu 7: Ở ruồi giấm B: Thân xám, b: Thân đen; V: Cánh dài, v: cánh cụt giữa gen B. có hoán vị gen với tần số 20%.
BV
Cơ thể ruồi đực có kiểu gen giảm phân cho các loại giao tử là:
bv
A. BV = bv =40%; Bv = bV = 10% B. BV = bv = 10%; Bv = bV = 40%
C.BV=bv=50% D. Bv = bV = 50%
Câu 8: Ở ruồi giấm B: Thân xám, b: Thân đen; V: Cánh dài, v: cánh cụt giữa gen B. có hoán vị gen với tần số 20%.
BV
Cơ thể ruồi cái có kiểu gen giảm phân cho các loại giao tử là
bv
A. BV = bv =40%; Bv = bV = 10% B. BV = bv = 10%; Bv = bV = 40%
C.BV=bv=50% D. Bv = bV = 50%
Câu 9: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh
dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và
cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1.
Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài
ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 56,25%. C. 41,5%. D. 64,37%.

AB AB
Câu 10: Cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen thu được ở đời con nếu biết hoán vị gen
ab Ab
đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%
A. 16% B. 4% C. 9% D. 8%

PHẦN 2

Câu 1: Ở lúa, A thân cao trội so với a thân thấp, B hạt dài trội so với b hạt tròn. Cho lúa F1 thân cao, hạt dài dị hợp
tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F2 gồm 400 cây với 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó có 64 cây thân thấp,
hạt gạo tròn. Cho biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau. Tần số hoán vị gen là:
A. 10%. B. 16%. C. 20%. D. 40%.
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A : thân cao so với a thân thấp, B hạt tròn trội so với b hạt dài nằm trên NST thường.
Lai cây cao tròn và thấp dài với nhau được F1. F1 tự thụ phấn được F2 gồm 1000 cây với 4 loại kiểu hình khác nhau
trong đó có 90 hạt phát triển thành thấp dài, biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau.
TSHVG của F1 là:
A. 20% B. 30% C. 40% D. 10%
Câu 3: Ở ruồi giấm, A: thân xám trội hoàn toàn so với thân đen a, B cánh dài trội hoàn hoàn so với b cánh cụt. Lai
2 dòng ruồi giấm thuần chủng xám dài và đen cụt thu được F1 100% xám dài . Cho các ruồi F1 giao phối với nhau
F2 thu được 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó đen cụt chiếm 16%. Tần số HVG?
A. 36%. B. 16%. C. 20%. D. 40%.
Câu 4: Ở ruồi giấm, A: thân xám trội hoàn toàn so với thân đen a, B cánh dài trội hoàn hoàn so với b cánh cụt. Lai
2 dòng ruồi giấm thuần chủng xám dài và đen cụt thu được F1 100% xám dài . Cho các ruồi F1 giao phối với nhau
F2 thu được 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó đen cụt chiếm 20.5%. Tần số HVG?
A. 18%. B. 16%. C. 20%. D. 40%.
Câu 5. Ở một loài thực vật, thân thấp, hoa trắng là những tính trạng lặn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây
thân cao, hoa trắng (P), thu được F1 có 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó có 1% số cây thân thấp, hoa trắng. Biết
rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số như nhau. Theo lí thuyết,
Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
A. 10%. B. 16%. C. 20%. D. 40%.

Câu 6: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen B quy định
quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây hoa đỏ, quả ngọt giao phấn với cây hoa trắng, quả
ngọt (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa đỏ, quả chua chiếm 15%. Cho biết không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
A. 10%. B. 16%. C. 20%. D. 40%.

Câu 7: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b
quy định hoa trắng . Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn, đời F1 có 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó cây
thân, cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ 66%. Nếu hoán vị gen xẩy ra ở cả hai giới với tỉ lệ ngang nhau thì tần số hoán vị gen là
A. 44% B. 33% C. 40% D. 20%

Câu 8. Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa
đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 16% cây thân cao, hoa trắng. Biết không xảy ra đột
biến xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?
Câu 9. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định
quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1
gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân cao, quả chua. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua, Alen B quy
định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định tính trạng chín muộn. Cho cây quả ngọt, chín sớm dị hợp 2 cặp
gen tự thụ phấn, thu được ở F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 9% kiểu hình quả ngọt, chín muộn. Theo lí thuyết,
tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Câu 1: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu do yếu tố nào sau đây?
A. Cơ chế NST giới tính.
B. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong cơ thể.
C. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài cơ thể.
D. Chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.
Câu 2: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì?
A. Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.
B. Phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.
C. Phát hiện các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.
D. Điều khiển giới tính của cá thể.
Câu 3: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng?
A. Ở người, XX – nữ, XY – nam. B. Ở ruồi giấm, XX – đực, XY – cái.
C. Ở gà, XX – trống, XY – mái. D. Ở lợn, XX – cái, XY – đực.
Câu 4: Cơ chế xác định giới tính XX, XO thường gặp ở
A. ruồi giấm. B. chim. B. động vật có vú. D. châu chấu.
Câu 5: Sự di truyền liên kết với giới tính là
A. sự di truyền tính đực, cái.
B. sự di truyền tính trạng giới tính do gen trên NST thường quy định.
C. sự di truyền tính trạng thường do gen trên NST giới tính quy định.
D. sự di truyền tính trạng giới tính chỉ biểu hiện ở một giới tính.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn nằm trên NST X quy định tính trạng thường?
A. Tính trạng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY.
B. Có hiện tượng di truyền chéo.
C. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX.
D. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau.
Câu 7: Sự di truyền chéo của tính trạng liên kết giới tính rõ nhất là
A. tính trạng của bà nội truyền cho cháu trai.
B. tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai.
C. tính trạng của bố truyền cho con gái, còn tính trạng của mẹ truyền cho con trai.
D. tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai.
Câu 8: Sau đây là kết quả lai thuận và nghịch ở ruồi giấm:

a. P ♀ mắt đỏ tươi ♂ mắt đỏ thẫm F1: đỏ thẫm : đỏ tươi.


b. P ♀ mắt đỏ thẫm ♂ mắt đỏ tươi F1: 100% đỏ thẫm.
Kết quả phép lai cho thấy:
A. Màu mắt do một gen quy định và nằm trên NST thường.
B. Màu mắt do một gen quy định và nằm trên NST X.
C. Màu mắt do 2 gen quy định và nằm trên 2 NST thường không tương đồng.
D. Màu mắt do 2 gen quy định và có 1 gen nằm trên NST giới tính.
Câu 9: Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST X, còn NST Y
không mang gen tương ứng. Ruồi cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối
với nhau, kết quả thu được về kiểu hình ở ruồi F2 như thế nào?
A. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng. B. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi đực).
C. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng. D. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi cái).
Câu 10: Ruồi giấm đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết
quả thu được về kiểu hình ở ruồi F2 như thế nào?
A. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng. B. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi cái).
C. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng. D. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi đực).
Câu 11: Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên NST X giao phối với một ruồi giấm đực
mắt đỏ sẽ cho ra F1 như thế nào?
A. 50% ruồi cái mắt trắng. B. 75% ruồi đực mắt đỏ : 25% ruồi mắt trắng ở cả đực và cái.
C. 100% ruồi đực mắt trắng. D. 50% ruồi đực mắt trắng.
Câu 12: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ
3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn cá cái. Kiểu gen của bố mẹ như thế nào?
A. ♀ AA ♂ aa. B. ♀ aa ♂ AA.
C. ♀ XAXA ♂ XaY. D. ♀ XaY ♂ XAXA.
Câu 13: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ
3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn cá cái. Cho cá cái F1 lai phân tích thì thu được tỉ lệ kiểu hình
như thế nào?
A. 1 ♀ mắt trắng : 1 ♂ mắt đỏ : 1 ♀ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng. B. 1 ♀ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng.
C. 3 ♀ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng. D. 1 ♀ mắt trắng : 1 ♂ mắt đỏ.
Câu 14: Khi lai gà mái lông vằn với gà trống lông không vằn được F1 có 50% gà trống lông vằn, còn 50% số gà còn
lại là gà mái lông không vằn. Biết rằng màu lông do một gen quy định. Khi cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì
sự phân li về màu lông ở F2 như thế nào?
A. 1 lông vằn : 1 lông không vằn. B. 3 lông vằn : 1 lông không vằn.
C. 1 lông vằn : 3 lông không vằn. D. 1 lông vằn (♀) : 1 lông không vằn (♂).
Câu 15: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST X. Một người phụ nữ mang gen
bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con của họ như thế nào?
A. 100% con trai bị bệnh. B. 50% con trai bị bệnh.
C. 25% con trai bị bệnh. D. 12,5% con trai bị bệnh.
Câu 16: Một cá thể ruồi giấm dị hợp về 2 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn át chế gen
lặn. Cặp bố mẹ nào sau đây cho đời con có sự đa dạng nhiều nhất về kiểu gen và kiểu hình?
A. AaXBXb AaXbY. B. AaXBXb AaXBY.

C. (hoán vị xảy ra 2 bên bố mẹ). D. AaBb AaBb.


Câu 17: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu
mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bà nội. B. bố. C. ông nội. D. mẹ.
Câu 18: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen
trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái
mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXM x XmY. B. XMXm x XMY. C. XMXm x XmY. D. XMXM x X MY.
Câu 19: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới
A. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
C. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 20: Hiện tượng di truyền thẳng trong di truyền các tính trạng liên kết với giới tính là hiện tượng
A. bố XY truyền gen cho tất cả các con gái XX.
B. thay đổi vai trò làm cha hay làm mẹ trong quá trình lai.
C. di truyền mà gen lặn nằm trên NST Y.
D. gen trên NST Y ở cá thể mang cặp NST XY luôn truyền cho con cùng giới.
Câu 21: Sự di truyền tính trạng chỉ do gen nằm trên NST Y quy định như thế nào?
A. Chỉ di truyền ở giới đực. B. Chỉ di truyền ở giới cái.
C. Chỉ di truyền ở giới đồng giao. D. Chỉ di truyền ở giới dị giao.
Câu 22: P thuần chủng: ruồi giấm ♀ lông ngắn ♂ lông dài F1: lông dài F2: 3 lông dài : 1 lông ngắn (♀).
Kết quả phép lai được gải thích như thế nào?
A. Do sự chi phối của cặp gen nằm trên đoạn NST tương đồng của cặp XY.
B. Do sự chi phối của gen nằm trên NST X.
C. Do sự chi phối của gen nằm ở tế bào chất.
D. Do sự chi phối của gen nằm trên NST thường.
Câu 23: Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào?
A. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình đều hoặc không đều ở hai giới tính.
B. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính.
C. Sự phân di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính.
D. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính.
Câu 24: Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào?
A. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới tính.
B. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính.
C. Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính.
D. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở hai giới tính.
Câu 25: Tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ lá xanh ♂ lá đốm F1: 100% lá xanh.
Lai nghịch: P: ♀ lá đốm ♂ lá xanh F1: 100% lá đốm.
Nếu cho cây F1 của phép lai thuận tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?
A. 100% lá xanh. B. 5 lá xanh : 3 lá đốm.
C. 1 lá xanh : 1 lá đốm. D. 3 lá xanh : 1 lá đốm.
Câu 26: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ xanh lục ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục.
Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt.
Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?
A. 100% lục nhạt. B. 5 xanh lục : 3 lục nhạt.
C. 3 xanh lục : 1 lục nhạt. D. 1 xanh lục : 1 lục nhạt.
Câu 27: Trong sự di truyền qua tế bào chất (di truyền ngoài nhân) thì vai trò của bố, mẹ như thế nào?
A. Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng.
B. Vai trò của bố và mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng.
C. Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng.
D. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
Câu 28: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài NST?
A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
B. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau.
Câu 29: Cặp phép lai nào dưới đây được xem là lai thuận nghịch?
A. ♂AA ♀aa và ♀Aa ♂Aa. B. ♂Aa ♀Aa và ♀aa ♂AA.
C. ♂AA ♀AA và ♀ aa ♂aa. D. ♂AA ♀aa và ♀AA ♂aa.
Câu 30: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với phép lai thuận nghịch?
A. Phát hiện các gen di truyền liên kết giới tính.
B. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân.
C. Xác định các cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai.
D. Kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội.
Câu 31: Kết quả lai thuận và nghịch ở F1 và F2 giống nhau thì rút ra nhận xét gì?
A. Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng.
B. Vai trò của bố và mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng.
C. Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng.
D. Vai trò của mẹ lớn hơn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
Câu 32: Kết quả lai thuận và nghịch ở F1 và F2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng điều ở hai giới tính
thì rút ra nhận xét gì?
A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường.
B. Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính.
C. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất.
D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính.
Câu 33. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen nằm trong lục lạp quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa
đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2
là:
A. 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng. B. 100% hoa trắng.
C. 100% hoa đỏ. D. 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng.
Câu 34. Tính trạng do gen nằm ở vị trí nào sau đây quy định thường sẽ biểu hiện không đều ở 2 giới?
A. Trên nhiễm sắc thể thường. B. Trong lục lạp. C. Trên đoạn tương đồng của NST X và Y. D. Trong ti thể.
Câu 35. Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với
alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, con trai của cặp bố mẹ nào sau
đây luôn bị bệnh máu khó đông?
A. XAXa × XaY. B. XaXa× XAY. C. XAXa × XAY. D. XAXa × XaY.

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Câu 1: Màu lông ở thỏ Himalaya được hình thành phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Chế độ chiếu sáng của môi trường. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Chế độ dinh dưỡng.
Câu 2: Thường biến là gì?
A. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.
B. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen.
C. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của nhiều kiểu gen.
D. Là những biến đổi về kiểu gen do tác động của môi trường.
Câu 3: Sự mềm dẻo của kiểu hình có nghĩa là
A. một kiểu hình có thể do kiểu gen quy định trong quá trình phát triển của cơ thể.
B. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
C. nhiều kiểu gen biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
D. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trong cùng một điều kiện môi trường.
Câu 4: Tính chất của thường biến là gì?
A. Định hướng, di truyền. B. Đột ngột, không di truyền.
C. Đồng loạt, định hướng, di truyền. D. Đồng loạt, định hướng, không di truyền.
Câu 5: Nguyên nhân phát sinh thường biến là
A. do rối loạn sinh lý, sinh hoá nội bào. B. do tác động của tác nhân hoá học.
C. do tác động trực tiếp của điều kiện sống. D. do tác động của tác nhân vật lí.
Câu 6: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. không thay đổi kiểu gen và kiểu hình. B. thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình.
C. thay đổi kiểu gen và kiểu hình. D. thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen.
Câu 7: Thường biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A. Thường biến có ý nghĩa gián tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
B. Thường biến có ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
C. Thường biến giúp sinh vật thích nghi.
D. Thường biến giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi thường xuyên và không thường xuyên của môi
trường.
Câu 8: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường
khác nhau.
B. Mức phản ứng không được di truyền.
C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
Câu 9: Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là
A. điều kiện môi trường. B. thời kỳ sinh trưởng. C. kiểu gen của cơ thể. D. thời kỳ phát triển.
Câu 10: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là
A. những tính trạng số lượng. B. những tính trạng giới tính.
C. những tính trạng chất lượng. D. những tính trạng liên kết giới tính.
Câu 11: Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?
A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
B. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu gen.
C. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
*Câu 12. Cho các hiện tượng sau đây:
(1). Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 thì
hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
(2). Trong quần thể của loài bọ ngựa có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây
hoặc cỏ khô.
(3) . Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc
xám.
(4). Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp
dụng chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể hạn chế tác động của bệnh ở trẻ.
(5). Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình)?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

---------------------------------

You might also like