You are on page 1of 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


TƯ DUY PHÊ PHÁN
Hệ: Chính quy Khoá: 62
KHOA: Ngoại ngữ kinh tế Hình thức thi trực tuyến: Tự luận có giám sát trên Teams
Bộ môn: Tiếng Anh thương mại Ngày thi: 8/8/2021 Ca thi:
Thời gian làm bài: ....60... phút
Task 1: Read the passage and answer critical questions that follow (4 points)
Tiếng Việt đang ở một thời kỳ thịnh vượng, nếu nhìn vào cách mà chúng ta mô tả các vấn đề trong cuộc sống. Ca dao, tục ngữ mới thì
đang được đẻ ra mỗi ngày (1). Và mới nhất, nhiều người lại cảm thấy hoài nghi về vốn từ vựng của mình, khi nghe công an thành phố
Hà Nội mô tả cuộc xô xát giữa một cảnh sát hình sự và một phóng viên. Trong biên bản làm việc nội bộ vừa được tiết lộ, xác định
rằng thượng sĩ Ngô Quang Hưng đã có “hành vi gây thương tích cho anh Trần Quang Thế”. Nhưng tới khi trả lời báo chí, vị lãnh đạo
lại quyết định mô tả một cách đầy hình ảnh: chiến sĩ này đã gạt tay trúng má của nhà báo.
Tất nhiên, có nhiều cách để mô tả sự việc. Để khẳng định một cách diễn đạt là đúng hay sai, chúng ta sẽ phải sử dụng đến triết học, mà
vẫn có thể bế tắc. Chỉ số cảm nhận tham nhũng không tăng, không giảm, thì tất nhiên là tham nhũng… ổn định. Về mặt ngôn ngữ học,
tôi chắc không ai dám bắt bẻ (2) rằng, cơ quan thanh tra nhận định thế là sai.
Nhưng việc lựa chọn cách dùng từ lại thể hiện một thái độ. Bởi vì cách mô tả, cũng sẽ tạo ra cách phản ứng: nếu thanh tra nói rằng
tình trạng chống tham nhũng đang “không có biến chuyển” thì sẽ rất khác với “tham nhũng ổn định”; nếu đường Trường Chinh thay vì
“cong mềm mại” là “không thẳng” thì vấn đề được nhận thức khác; nếu “gạt trúng vào má” được mô tả là “hành vi gây thương tích”
thì dư luận xã hội sẽ thay đổi.
Tham nhũng, đường không thẳng, cầu biến dạng và công an lạm quyền gây thương tích là những vấn đề cần được nhìn thẳng trực diện
thay vì cố tình dùng xảo ngữ để đánh tráo khái niệm. Khi những khái niệm được đánh tráo, người ta có quyền không tin vào nhận thức
đúng hoặc sẽ phải tin rằng, xảo ngữ đã được sử dụng hòng đánh lừa kẻ ngu ngơ (3). Và trong xã hội thông tin bây giờ, còn rất ít người
ngu ngơ - khi mà một sự vật sự việc được phản ánh rất nhanh và đa chiều.
Phát ngôn của nhà quản lý không chỉ là lời nói: nó phản ánh cái cách mà vấn đề đó sẽ được giải quyết trong tương lai. Sẽ thật ngây
ngô nếu có ai đó ban hành các chính sách “hạn chế đường cong mềm mại” hay là “cấm gạt tay”.
Phát ngôn của nhà quản lý không chỉ là lời nói: nó phản ánh tinh thần phục vụ của họ. Sự biến ảo trong ngôn từ phát biểu với đại
chúng, có thể dễ dàng tạo ra liên tưởng về sự biến ảo trong các hành vi khác.
Phát ngôn của nhà quản lý, nếu là xảo ngữ, có thể trở thành một cái “gạt tay” khiến niềm tin của nhân dân đổ sụp.
Questions: 1. What is the issue being addressed?
2. What is the argument in the above message structured of? (P1, P2, P3, C)
3. What rhetorical devices are used for the three underlined phrases?
1
Task 2: Multiple choice questions (2 points)
1. Choose the best fallacy, if there is one, for the following:
“How can you tell me I should exercise to lose weight? All you do is sit behind a desk all day. I've never seen you do a lick of
exercise.”
A. subjectivism B. circumstancial ad hominem C. apple polishing D. inconsistency ad hominem
2. Identify the ambiguity:
"Susan bought a puppy from a Pitbull and a Beagel ."
A. semantic ambiguity B. grouping ambiguity C. syntactic ambiguity D.no ambiguity
3. Determine whether the following is valid (V) or invalid (I):
“If the government’s position on fighting crime is correct, then if more people are locked up, then the crime rate should drop. But the
crime rate has not dropped, despite the fact that we’ve been locking up record numbers of people. It follows that the government’s
position on fighting crime is not correct.”
A. Valid B. Invalid
4. Identify the rhetorical device involved here:
“Dòng tiền nóng ồ ạt chảy vào tiền ảo.”
A. stereotype B. dysphemism C. downplayer D. proof surrogate
5. Consider the following argument and determine whether it is an inductive generalization or analogical argument:
“Trinh Cong Son’s song lyrics are full of philosophy, judging from the one I’m listening.”
B. Inductive generalization A. Argument from analogy

Task 3: Express yourself (4 points)


Are covid-19 vaccine passports a good idea?
Write a passage of about 200 words to express your view on the issue. Use four or more different rhetorical devices to support your
arguments. You cannot use the same device more than once for credit. Underline and give a side remark on what devices are used.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
+ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề thi được sử dụng giáo trình. Hotline 0912568088 (Mrs Huyền)

You might also like