You are on page 1of 1

Nguyễn Dữ sinh ra ở huyện Thanh Miện, Hải Dương sống vào thế kỉ XVI – thời kì

nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, xã hội phong kiến suy tàn. Ông là người học rộng, tài
cao, từng làm quan nhưng sau đó về ở ẩn. Tác phẩm ‘’ Chuyện người con gái Nam
Xương’’ của Nguyễn Dữ đã làm xúc động bao thế hệ bạn đọc bởi những phẩm chất
cao quý nhưng cuộc đời lại đầy oan trái của người con gái. Vũ Nương chính là
nhân vật trung tâm của câu chuyện, nàng nổi bật với những nét phẩm chất tiêu biểu
của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tháo vát, chung thuỷ và khát khao hạnh
phúc gia đình. Những cái xã hội nam quyền khắt khe đã đẩy cuộc đời nàng đến
cảnh trái ngang, oan uất đầy bất hạnh.Và trong đoạn trích “ Nàng rót chén rượu
đầy ... cha mẹ đẻ mình.’’ đã thể hiện rõ được rất rõ ý của tác giả.

“ Chuyện người con gái Nam Xương ’’ thuộc thiên thứ 16 của Truyền kì mạn
lục, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên “Vợ chàng
Trương.” Tác phẩm kể về cuộc đời đầy oan khuất của một người thiếu phụ
tên là Vũ Nương. Nàng là một người con gái tính đã thùy mị, nết na, lại
thêm tư dung tốt đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì
chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để
dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó.
Khi Trương Sinh trở về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang bi bô
tập nói, ngây thơ kể với chàng về người cha đêm đêm vẫn thường đến nhà
nó. Vốn có tính hay ghen, nay càng thêm hiểu lầm, Trương Sinh nghi là vợ
hư, về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi. Vũ Nương đã hết lời giải thích
nhưng không được. Phẫn uất, nàng chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi
Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, chàng lập đàn giải oan
cho nàng. Vũ Nương hiện về giữa dòng sông lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.

You might also like