You are on page 1of 6

GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY

I. SƠ LƯỢC
- Gãy thân xương cánh tay là từ trên chỗ bám cơ ngực lớn
đến trên hai lồi cầu xương cánh tay ( khoảng 4 đốt ngón tay
trên khe khớp khuỷu).
- 2 biến chứng đáng quan tâm: liệt thần kinh quay và khớp
giả.
- Lực chấn thương có thể trực tiếp hay gián tiếp hay hỗn hợp.
II. LÂM SÀNG
- Ở người trưởng thành thường là gãy hoàn toàn, có di lệch
nhiều.
- Gãy xương chắc chắn: ngắn chi, lệch trục xương cánh tay,
cử động bất thường.
- Những trường hợp gãy cài, gãy không di lệch hoặc ít di
lệch các dấu chắc chắn không rõ ràng mà chủ yếu dựa vào
dấu không chắc chắn như sưng nề bầm tím, mất cơ năng,
đau chói.
-

III. ĐIỀU TRỊ


III.1Mục tiêu điều trị:
Liền xương di lệch ít
Phục hồi chức năng
III.2Điều trị bảo tồn
- Không cần phải nắn thật chính xác, nếu liền xương vững
chắc mà còn một ít di lệch chồng ngắn và gập góc nhẹ cũng
dễ dàng chấp nhận. Do độ vận động khớp vai rộng có thể
bù trừ được hạn chế do di lệch của diện gãy cánh tay gây
nên.
- Thân xương cánh tay được nuôi dưỡng tốt, không phải chịu
lực và dễ dàng cố định ổ gãy.
- Di lệch chấp nhận được:
+ chồng ngắn < 3cm
+ gập gốc ra sau or trước < 200
+ gập góc vào trong or ngoài < 300
- Đa số bảo toàn sẽ kết quả liền xương tốt.
III.2.1 Bó bột ngực vai cánh tay dạng vai
III.2.2 Bột cánh cẳng bàn tay treo tay
III.2.3 Bột chữ U và chữ U cải tiến.
III.2.4 Nẹp chức năng lâm sàng đôi khi dùng nẹp DESAULT
- Tất cả các phương pháp bảo tồn trên đều có hiệu quả trong
điều trị gãy thân xương cánh tay, tuy nhiên có hiệu quả
nhất cho gãy thân xương ở người trưởng thành là bó bột
cánh cẳng bàn tay treo tay hoặc nẹp nắn chỉnh trong 3 tuần
sau đó đeo nẹp cánh tay chức năng 6 tuần.
III.3Điều trị phẫu thuật
III.3.1 Chỉ định mổ kết hợp xương
Chỉ định tuyệt đối:
- Điều trị bảo tồn thất bại
- Gãy không vững: nhiều mảnh, nhiều tầng
- Gãy xương bệnh lý
- Gãy xương phạm khớp
- Gãy xương hở
- Gãy xương cẳng tay, khuỷu, vai cùng bên
- Gãy xương cánh tay hai bên
- Có biến chứng cần can thiệp phẫu thuật để xử lý biến
chứng
- Gãy kèm gãy chi dưới cần sử dụng dụng cụ đi lại
- Chống chỉ định điều trị bảo tồn như béo phì, bỏng…
3.2.2Các phương tiện KHX có thể sử dụng
- Nẹp vít
(dùng
nhiều trên
lâm sàng)
- Đinh nội
tủy có chốt
- Các loại
đinh mềm
dẻo
IV. BIẾN CHỨNG
- Liệt thần kinh quay
Biến chứng sớm thường gặp nhất, do bị chèn ép bầm dập, ít
khi bị gãy trừ khi bị vết thương. Ngay khi khám bệnh nhân
cần xem xem có biến chứng này hay không:
+ Mất cảm giác vùng thần kinh quay chi phối
+ Không duỗi được các ngón (II-V), không duỗi và dạng được
ngón I
Nếu thần kinh không đứt thì có thể phục hồi tuy nhiên rất
chậm vì thế hiện nay một số phẫu thuật viên ưu tiên mở sớm
thám sát gỡ kẹt và giải ép hoặc nếu đứt thì khâu nối lại, phục
hồi sẽ nhanh hơn đồng thời kết hợp xương. Nếu bệnh nhân
đến muộn xương gãy đã lành thì ko cần kết hợp xương chỉ
cần giải ép tk quay, nhưng nếu liệt quá lâu thì điều trị tốt hơn
là chuyển gân tái lập chức năng duỗi chi trên.

- Khớp giả: xử trí bằng phẫu thuật làm mới ổ gãy và kết hợp
xương, có thể phải ghép xương.
- Can lệch: thường lệch không nhiều và ít ảnh hưởng chức
năng chi gãy tuy nhiên nếu lệch nhiều thì phá can kết hợp
xương

You might also like