You are on page 1of 16

CA LÂM SÀNG

* Bn nữ 77 tuổi vào viện vì đau phần gốc ngón II bàn tay trái, đau tăng khi vận động
cầm nắm. Hạn chế gấp và duỗi ngón tay. BN khó gấp ngón tay, gấp được rồi thì khó
duỗi.
- Tiền sử: tăng huyết áp, tiểu đường có điều trị thường xuyên
- Khám:
+ Vùng gốc ngón II bàn tay trái không sưng nề, không đỏ.
+ Ấn vào gốc ngón II bàn tay trái đau
+ Khi ngón tay đang ở tư thế gấp, bảo BN duỗi thẳng ra không có sự trợ giúp, thì
không duỗi từ từ được mà đột ngột bật thẳng ra.
* Siêu âm:
- Ròng rọc A1 dày 1.5mm, tăng kích thước gân gấp ngón II, không thấy
tụ dịch quanh gân
TRIGGER FINGER
(Ngón tay lò xo)
CK1. LAN
1. Định nghĩa:
- Ngón tay lò xo (ngón tay cò súng) tình trạng viêm hoặc thoái hóa các bao gân gấp
ngón tay làm hẹp bao gân dẫn tới kẹt gân gấp ở mức ngang ròng rọc. 
- Viêm bao gân làm cho gân gấp khó trượt qua khi gấp và duỗi ngón tay.
* Giải phẫu hệ thống ròng rọc, gân gấp ngón tay:
- A2 và A4 rất quan trọng để ngăn cơ chế dây cung.
- A1, A3, A5 tương ứng ngang mức khớp bàn ngón, liên đốt gần, liên đốt xa mặt lòng
bàn tay.
- Ròng rọc A1 liên quan nhiều nhất đến bệnh lý ngón tay bật.
2. Cơ chế
- Viêm bao gân dẫn đến bao gân bị dày lên, hậu quả là lòng bao gân hẹp lại và co
thắt. Khiến sợi gân không trượt qua bao gân được, hoặc khó khăn, có lúc làm ngón
tay co lại không thẳng ra được. Tình trạng này kéo dài, làm cho gân bị kích thích
gây viêm, làm xấu dần đi. Cuối cùng hình thành phản ứng xơ hóa, tạo ra những hạt

3. Giai đoạn:
- GĐ 1: Viêm bao gân
- GĐ 2: Hình thành hạt xơ
- GĐ 3: Co rút gân
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
- Độ tuổi 40 - 60. Nữ > Nam
- Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
- Tính chất công việc: Những công việc phải vận động sử dụng linh hoạt các ngón
tay nhiều, các chuyển động lặp đi lặp lại như nhạc công, cắt tóc, thợ may, dùng
máy tính nhiều,...
- Bệnh lý nền: Người có bệnh lý nền như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp
- Vi chấn thương
4. Triệu chứng lâm sàng

- Đau nhức tại gốc ngón tay, đau tăng khi gấp hoặc duỗi ngón tay, khó vận động
- Ngón tay ở tư thế bị khóa gấp vào lòng bàn tay hoặc ở tư thế duỗi
- Khám:
+ Ấn đau vùng gốc ngón tay, sưng nề tại chỗ.
+ Có thể sờ thấy cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay.
+ Cục viêm xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
5, Triệu chứng cận lâm sàng:

- Siêu âm: + Gân và bao gân gấp ngón tay bị dày lên, có dịch quanh bao gân.
+ Có thể thấy hạt xơ.
- XQ không thấy tổn thương xương
Phân độ:
* Theo Green chia làm 4 độ
- Độ I: đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc A1.
- Độ II: vướng ngón tay.
- Độ III: khóa ngón tay, cử động thụ động thì sửa chửa được.
- Độ IV: khóa cố định ngón tay.
Điều trị:
- Tránh vận động nhiều ngón tay, hạn chế vận động mạnh
- Giữ ấm bàn ngón tay
- Đeo nẹp để giữ ngón tay ở tư thế thẳng vào buổi tối
- Vật lý trị liệu. Các bài tập kéo giãn ngón tay nhẹ nhàng
- Thuốc: Thuốc NSAID toàn thân, tại chỗ
- Nếu vẫn không cải thiện: Tiêm Steroid (Depo Medrol) vào bao gân gấp ở gốc ngón
tay
- Phẫu thuật giải phóng ròng rọc A1

You might also like