You are on page 1of 19

HỘI CHỨNG WARTENBERG’S

WARTENBERG'S SYNDROME

BÀI ĐỌC THAM KHẢO CỦA NHÓM NGOẠI KHOA –


CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH CHO SINH VIÊN VÀ BÁC SĨ TRẺ
NGƯỜI SOẠN: BS. ĐẶNG NGỌC HÀ
TỔNG QUAN
Hội chứng Wartenberg’s còn được gọi là hội chứng chèn
ép nhánh nông thần kinh quay (Superficial Sensory Radial
Nerve Compresstion).
Đây là một bệnh thần kinh ngoại vi khá hiếm gặp và rất dễ
chẩn đoán nhầm qua hội chứng De Quervain’s.
Nhánh nông thần kinh quay là nhánh thần kinh cảm giác
đơn thuần, vì thế khi xảy ra chèn ép chỉ có triệu chứng đau,
tê, dị cảm vùng nó chi phối; Không ảnh hưởng đến vận động.
MỤC TIÊU

1. Nắm được giải phẫu đường đi của nhánh nông thần kinh quay.
2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
3. Chẩn đoán phân biệt.
4. Điều trị.
5. Lưu ý khi chẩn đoán, điều trị.
GIẢI PHẪU
Thần kinh quay ở ngang mức nếp gấp khuỷu tay
chia làm 2 nhánh: Nhánh nông và nhánh sâu.

Tại 1/3T cẳng tay, nhánh nông thần kinh quay đi


sâu phía sau cơ cánh tay quay (Brachioradialis).

Xuống 1/3G nó đi ra phía sau ngoài và giữa 2 cơ:


- Phía trước: Gân cơ cánh tay quay
(Brachioradialis)
- Phía sau: Gân cơ duỗi cổ tay quay dài (Extensor
Carpi Radiallis Longus).

Đến cổ tay (#5cm trên mỏm trâm quay) nó đi


nông dưới da và tiếp tục chia các nhánh:
- Nhánh ngoài (Palmar Branch): Đi cùng gân duỗi ngón cái dài: Cảm giác cho mặt ngoài ngón 1.
- Nhánh trong (Dorsal Branch): Tiếp tục chia các nhánh tại mạc giữ gân duỗi: Cảm giác cho 2/3
ngoài mu bàn - ngón tay (Dorsalradial hand).
Động mạch quay sau khi chia nhánh đi phía bên trong và bắt đầu đi cùng nhánh nông thần kinh
quay ở đoạn 1/3G cẳng tay.
GIẢI PHẪU

Ở tư thế sấp cẳng tay, gân cơ cánh tay quay và gân cơ duỗi cổ tay quay dài cắt nhau tại 1/3G
(Cách mỏm trâm quay #8cm). Đây là vị trí nhánh nông thần kinh quay bị chèn ép.

Khi qua vị trí trên, nhánh nông thần kinh quay đi sát dưới da ngay phía trên mạc giữ gân duỗi,
ở vị trí này thường bị chèn ép vật lý (đeo đồng hồ, vòng tay chặt).
NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY CƠ

- Thường gặp ở nữ (tỉ lệ 4:1), ở những bệnh nhân có thói quen đeo đồng hồ,
vòng tay chặt, bệnh nghề nghiệp vận động cẳng – bàn tay nhiều.
- Cấp tính:
➢ Sưng, chèn ép khoang sau chấn thương/ gãy xương vùng cẳng tay.
➢ Chèn ép khi bó bột vùng cẳng tay.

- Mạn tính:
➢ Viêm nhánh nông thần kinh quay.
➢ Viêm bao gân cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài
➢ Nhiễm trùng, Viêm, Xơ dính sau phẫu thuật tại 1/3G ngoài cẳng tay: Vết thương,
gãy 2 xương cẳng tay….
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
> Đau mơ hồ (ill-defined pain),Tê, Dị cảm 2/3 ngoài mu bàn - ngón tay (Dorsalradial hand)
(vùng cảm giác của nhánh nông thần kinh quay).
> Triệu chứng gia tăng khi làm đồng thời động tác gấp cổ tay và nghiêng trụ tối đa liên tục.
> Không có triệu chứng yếu, liệt hay teo cơ.
> Nghiệm pháp:
- Tinel’s Sign cho nhánh nông thần kinh quay.
- Tăng áp lực: Sấp cẳng tay – Gấp cổ tay – Nghiêng trụ tối đa trong 1p nếu xuất hiện triệu chứng
đau tại điểm đau (cách mỏm trâm quay #8cm) và tê vùng cảm giác của nhánh nông thần kinh
quay là (+).
- Finklestein’s Test (+) ở 96% bệnh nhân, do nhánh nông thần kinh quay cũng bị kéo căng khi làm
nghiệm pháp này. Vì thế luôn chú ý điểm đau của hội chứng này cách mỏm trâm quay #8cm.
TINEL SIGN
Dùng búa phản xạ hoặc ngón tay người khám gõ vào điểm giao cắt của gân cơ cánh tay
quay và gân cơ duỗi cổ tay quay dài.
Nếu đau, tê xuống 2/3 ngoài mu bàn - ngón tay là (+)

Vị trí kích thích là điểm đau của hội chứng Wartenberg’s


FINKLESTEIN’S TEST
Cho bệnh nhân làm nắm đấm, các ngón tay ôm ngón cái, người khám cầm bàn tay bệnh
nghiêng về phía trụ. Khi bệnh nhân thấy đau chói vùng bao gân dạng dài và gân duỗi ngón cái
(mỏm trâm quay) là (+).
Chú ý: Xác định điểm đau của bệnh nhân:
➢ Hội chứng De Quervain’s (De Quervain’s Syndrome) điểm đau tại mỏm trâm quay.
➢ Hội chứng Intersection (Intersection Syndrome) điểm đau cách đó #4cm.
➢ Hội chứng Wartenberg (Wartenberg’s Syndrome) điểm đau cách đó #8cm.

Finklestein’s Test ( + )
Điểm đau của hội chứng Wartenberg’s
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Hội chứng De Quervain’s:
▪ Điểm đau tại mỏm trâm quay, không đau tăng khi sấp tối đa cẳng tay.
▪ Tỉ lệ chẩn đoán nhầm với HC này 20 – 50%.
▪ Đôi khi viêm bao gân dạng duỗi cũng gây ra triệu chứng của HC Wartenberg’s do đoạn
chia nhánh tận của nhánh nông thần kinh quay ngay sát bao gân dạng duỗi ngón 1.

Điểm đau của hội


chứng De Quervain
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
2. Viêm dây thần kinh bì cẳng tay ngoài (Lateral Antebrachial Cutaneous Nerve - LACN):
Vùng cảm giác của thần kinh này nằm trên điểm đau của hội chứng Wartenberg’s. Nên
khi sử dụng dấu Tinel lên dây thần kinh này rất dễ gây nhầm lẫn.

Vùng cảm giác của dây thần kinh bì cẳng tay ngoài ( Màu nâu)
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
3. Hội chứng Intersection (Intersection Syndrome):
Có thể thấy khối sưng nóng đỏ đau mặt sau ngoài cổ tay (Cách mỏm trâm quay #4cm),
đau tăng và có tiếng “sột soạt” khi gập – duỗi cổ tay liên tục.

Điểm đau của Hội chứng Intersection


CẬN LÂM SÀNG

➢ XQ: Không cho nhiều thông tin, thấy 2 xương cẳng tay gãy/ cal lệch.
➢ Siêu âm:
- Có thể chẩn đoán được vị trí chèn ép, độ rộng vùng – mức độ dày của màng gân.
- Tổn thương sợi trục và cấu trúc thần kinh.
- Siêu âm cho kết quả khá chính xác và có độ tin cậy cao.

➢ Điện cơ đồ: Luôn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán tổn thương thần kinh:
- Chẩn đoán chính xác vị trí thần kinh bị tổn thương.
- Phân biệt với các bệnh thần kinh ngoại vi khác.
ĐIỀU TRỊ

• Luôn ưu tiên điều trị bảo tồn.


• Nghỉ ngơi, tránh làm những động tác gây chèn ép thần kinh.
• Thay đổi thói quen sinh hoạt: Giảm khối lượng công việc, mang đồng hồ, vòng tay,
mặc áo rộng…
• Mang nẹp bất động cẳng bàn tay ở tư thế trung tính.
• Thuốc NSAIDS toàn thân, tại chỗ, có thể dùng thêm Vitamin 3B.
• Tiêm Steroid: Không khuyến khích.
• Phẫu thuật giải ép: Triệu chứng phục hồi sau 6 tháng.
CÁC LOẠI NẸP

Băng thun quấn cổ bàn tay Nẹp vải cẳng bàn tay
XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG MỔ

• Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, cẳng tay trung tính.


• Xác định điểm chèn ép: Cách mỏm trâm quay #8cm.
• Đường rạch nằm trên mặt phẳng ngoài cẳng tay hơi lệch về phía gân cơ cánh tay quay
1 chút, trên dưới điểm chèn ép mỗi bên 4cm (tổng kích thước #8cm).
LƯU Ý KHI PHẪU THUẬT
> Luôn ưu tiên điều trị bảo tồn, chỉ lựa chọn phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại và đã
đánh giá hết được tổn thương.
> Thành phần dễ bị tổn thương nhất khi phẫu thuật: Dây thần kinh bì cẳng tay ngoài, nằm
nông ngay dưới da và trên đường mổ.
> Sau khi bóc tách giải phóng nhánh nông thần kinh quay, nên cắt bỏ 1 phần gân cơ cánh
tay quay để tránh việc chèn ép tái diễn.
> Đường mổ có thể mở rộng đến hết đường đi của nhánh nông thần kinh quay nếu thấy
mô viêm xơ dính thần kinh còn hiện diện. Bóc tách bao thần kinh cho cải thiện tốt hơn.
> Sau mổ, triệu chứng tê, dị cảm còn có thể kéo dài đến 6 tháng.
> Không phẫu thuật điều trị chèn ép nhánh nông thần kinh quay ở cổ tay.
> Phẫu thuật điều trị HC Wartenberg’s là một đại phẫu.
VIDEO HƯỚNG DẪN PHẪU THUẬT
Link Online: youtu.be/aSgZJq9w7Ao

You might also like