You are on page 1of 19

HỘI CHỨNG KÊNH GUYON

Guyon’s Canal Syndrome


Ulna Tunnel Syndrome
Bài đọc tham khảo của Nhóm NGOẠI KHOA – Chấn thương chỉnh hình cho sinh
viên và bác sĩ trẻ
Người soạn: Bs. Đặng Ngọc Hà
Tổng Quan
 Hội chứng kênh Guyon hay còn gọi là hội chứng chèn ép thần
kinh trụ ở cổ tay (Ulna Tunnel Syndrome), đây cũng là 1 bệnh
thần kinh ngoại vi nhưng hiếm gặp hơn và dễ chẩn đoán nhầm
sang hội chứng ống cổ tay.
 Thần kinh trụ có 2 vị trí thường bị chèn ép là ở khuỷu tay và cổ
tay, tương ứng với 2 hội chứng:
- Hội chứng đường hầm khuỷu tay (Cubital Tunnel Syndrome).
- Hội chứng kênh Guyon (Guyon’s Canal Syndrome).
 Khi đến cổ tay, thần kinh trụ sẽ đi qua 1 đường hầm là kênh
Guyon, khi xảy ra chèn ép ở đây sẽ gây triệu chứng đau, dị cảm
ở 1/3 trong lòng bàn tay, đồng thời gây yếu, liệt một số cơ ở bàn
tay vùng thần kinh trụ chi phối. Vùng thần kinh trụ
 Hội chứng Kênh Guyon gồm 3 kiểu tùy thuộc vào vùng thần kinh chi phối cảm giác
trụ bị chèn ép ở bàn tay. ở bàn tay
Mục Tiêu

1. Nắm được giải phẫu kênh Guyon.


2. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ.
3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
4. Điều trị: 2 Phương pháp.
5. Những lưu ý trong chẩn đoán và điều trị.
Giải phẫu
Kênh Guyon là 1 cấu trúc kín dài #4cm, bắt đầu từ
phía trong mạc giữ gân gấp và kết thúc tại điểm thần
kinh trụ chia nhánh ở gần nguyên ủy các cơ ô mô út
Kênh Guyon được giới hạn bởi:
 Nền (Floor): Mạc giữ gân gấp (Transverse Carpal
Ligament - TCL), Cơ ô mô út (Hyphothenar
Musscle)
 Trần (Roof): Dây chằng gan cổ tay (Volar Carpal
Ligament - VCL).
 Phía trong (Ulna side): Xương đậu (Pisiform), Dây
chằng đậu – móc (Piso – Hamate Ligament), Cơ
dạng ngón út (Abductor Digiti Muscle)
 Phía ngoài (Radial side): Móc của xương móc.
Giải phẫu
Thần kinh trụ đến cổ tay và qua kênh Guyon
sẽ chia làm 2 nhánh:
 Nhánh nông cho cảm giác (Superficial Sensory
Branch): Cảm giác vùng ngón 5 và ½ ngón 4.
Nhánh nông này còn cho 1 nhánh vận động cho
cơ ô mô út.
 Nhánh sâu cho vận động (Deep Motor Branch):
Chi phối vận động các cơ giun, cơ gian cốt gan
tay - mu tay và cơ khép ngón cái.
Cấu trúc giải phẫu thần kinh trụ chia các
nhánh nhỏ có chức năng khác nhau nên Hội
chứng kênh Guyon sẽ có biểu hiện khác nhau
khi thần kinh trụ bị chèn ép ở các vùng khác
nhau ( 3 vùng).
Nguyên nhân – Yếu Tố Nguy Cơ
 Không có khác biệt về giới tính, người trên 35 tuổi, phụ nữ có thai nguy cơ cao hơn.
 Bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, gout.
 Đái tháo đường, béo phì.
 Bệnh nghề nghiệp sử dụng cổ tay nhiều: Chơi đàn, cử tạ, chơi golf, tennis….
 Các loại bướu phía trong cổ tay: Nang hoạt dịch, bướu tophi (gout), bướu mỡ,
bướu thần kinh, các gai xương (osteophytes).
 Cal lệch sau gãy xương móc, gãy - trật xương đậu.
 Huyết khối (thrombosis) mạch máu gây viêm tắc động mạch trụ hay túi phình động
mạch trụ.
 Bất thường giải phẫu vùng cổ tay bẩm sinh.
 Không rõ nguyên nhân.
Triệu Chứng Lâm Sàng
 Đau, tê, dị cảm vùng thần kinh trụ chi phối tại 1/3
trong lòng bàn tay (Ngón 5 + ½ ngón 4).
 Yếu hoặc không làm được các động tác dạng – khép
các ngón kể cả ngón cái.
 Ở bệnh nhân nặng, có thể có:
▪ Dấu bàn tay vuốt trụ (Ulna Claw Hand).
▪ Dấu hiệu teo cơ ô mô út.
▪ Dấu hiệu teo cơ khép ngón cái.
 Tùy theo vùng thần kinh trụ bị chèn ép, sẽ có 1 phần
các dấu hiệu trên hoặc toàn bộ. (Bảng chi tiết ở
trang sau)
 Nghiệm pháp: Cầm giấy (Froment’s Sign),
Wartenberg’s Sign, Allen Test.
3 vùng thần kinh trụ bị chèn ép
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

Vị trí Triệu chứng lâm


Ngangsàng
Cao, khi thần kinh trụ chưa
chia 2 nhánh nông - sâu
mức nhánh sâu Ngang mức nhánh nông

Chi Phối Cảm giác + Vận động Vận động Cảm giác

Phổ biến •Zone Gặp


1 (encompassing
Thường the area proximalThường Gặp of the ulnar nerve) - Compression
to the bifurcation Hiếm in zone 1
causes combined motor and sensory loss; it is most commonly caused by a fracture of the hook of the
hamateCóorđầy đủ triệu chứng của
a ganglion Yếu, teo các cơ thần kinh Đau tê, dị cảm hay mất cảm
•Zone 2 (encompassing the motor branch of the nerve after it has bifurcated) - Compression in zone 2
cả vùng 2 và vùng 3. trụ chi phối ở bàn tay giác ngón 5 và ½ ngón 4.
causes pure loss of motor function to all of the ulnar-innervated muscles in the hand; ganglion and
Bệnh
fracture nhân
of the hookbịofgiảm cảm giác
the hamate Bệnh
are the most nặngcauses
common có thể có dấu Không làm yếu cơ vì nhánh
ở ngón
•Zone 3 (encompassing
5 và ½ ngón 4, Yếu, or sensory
the superficial vuốt trụ, teo cơ
branch gian
of the cốt và nerve)
bifurcated cơ này cảm giác in
- Compression là chủ yếu.
zone 3 causes sensory loss to the hypothenar eminence, the small finger, and part of the ring finger,
Triệu chứng teo các cơ thần kinh trụ chi khép ngón cái.
but it does not cause motor deficits; common causes are an aneurysm of the ulnar artery, thrombosis,
andphối ở bàn
synovial tay.
inflammation Không gây mất cảm giác.
Nếu 1:tổn
 Vùng thương
(Đoạn nặng,
thần kinh trụ có
chưa chia 2 nhánh): Sẽ gây mất vận động lẫn cảm giác vùng thần kinh
triệu
trụ chichứng
phối. bàn tay vuốt trụ
 (ulnar
Vùng 2:claw hand)
( Chèn ép nhánh vận động): Gây yếu các cơ do thần kinh trụ chi phối ở bàn tay.
 Không giảm cảm
Vùng 3 (Chèn giáccảm
ép nhánh 1/3giác):
trongGây
mumất
taycảm
vì nhánh mu5 và
giác ngón tay½của
ngónthần kinh
4. Tổn trụ (dorsal
thương vùng nàyulnar
Chung không gây yếu cơ. Tổn thương
cutaneous nerve) tách khỏivùng
dây này
trụ hiếm gặp:tay
ở cẳng thường gặpqua
không ở dị kênh
dạng động mạch trụ, huyết
Guyon.
khối hay viêm bao gân.

Nguyên nhân Nang hoạt dịch phía trong cổ Nang hoạt dịch phía trong cổ Huyết khối, túi phình động
thường gặp tay hay gãy móc xương móc. tay hay gãy móc xương móc. mạch trụ, viêm hoạt dịch.
Froment’s Sign
 Người khám yêu cầu bệnh nhân kẹp chặt tờ giấy giữa ngón 1 và ngón 2. Sau đó rút tờ
giấy khỏi tay bệnh nhân, nếu rút ra là dễ dàng là ( + ).
 Xác nhận lại 1 lần nữa bằng cách yêu cầu bệnh nhân kéo co tờ giấy, nếu bệnh nhân giữ
tờ giấy bằng đốt xa ngón 1 (động tác đối ngón) là chẩn đoán xác định có tổn thương thần
kinh trụ.
 Nên test cả 2 tay để đối chứng.

Froment’s Test Video


Wartenberg’s Sign
 Cho bệnh nhân đặt tay lên bàn và dạng các ngón. Yêu cầu bệnh nhân từ từ khép các ngón lại.
 Nếu bệnh nhân khép ngón út không vào sát ngón 4 là (+), chứng tỏ cơ ô mô út đã bị tổn
thương.
 Lưu ý: Phân biệt Wartenberg’s Sign với Wartenberg’s Syndrome.

Wartenberg’s Sign (+) Video


Allen Test
 Giúp chẩn đoán huyết khối hay viêm tắc động mạch trụ.
 Người khám dùng 2 ngón cái chèn vào động mạch quay và động mạch trụ của bệnh nhân.
Tiếp theo, yêu cầu bệnh nhân nắm chặt tay trong #5s rồi trả về bình thường.
 Sau đó người khám thả ngón tay chèn động mạch trụ, nếu hồi lưu máu ở ô mô út + bàn tay
nhanh là bình thường, nếu hồi lưu chậm (>2s) là có hẹp động mạch trụ.

Các bước thực hiện Allen Test


Cận Lâm Sàng
❖ XQ: Gãy/ Cal lệch/ Trật khớp xương móc, xương đậu. Nếu Khó chẩn đoán
có thể dùng CT.
❖ Siêu âm:
 Thay đổi về vận tốc máu, túi phình của động mạch trụ.
 Bất thường về cấu trúc thần kinh trụ.
 Các loại bướu phần mềm ở cổ tay.
❖ Điện cơ đồ: Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán HC kênh Guyon:
 Chẩn đoán vùng thần kinh trụ bị chèn ép.
 Phân biệt với HC ống cổ tay.
 Phân biệt với HC đường hầm khuỷu tay (Cubital Tunnel Syndrome).
Phân Độ
McGowan chia tổn thương thần kinh trụ nói chung thành 3 độ:
 Độ 1: (Nhẹ) Đau, tê, dị cảm các vùng thần kinh trụ chi phối,
không có triệu chứng yếu hay teo các cơ.
 Độ 2: (Vừa) Có thêm triệu chứng yếu và teo các cơ do thần kinh
trụ chi phối.
 Độ 3: (Nặng) Liệt các cơ do thần kinh trụ chi phối và có dấu
chứng tổn thương (dấu vuốt trụ).
Điều Trị
 Nghỉ ngơi, tránh những động tác phải sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại như
nắm, duỗi, cầm, xoắn…
 Nẹp bất động cẳng bàn tay ở tư thế trung tính đặc biệt vào ban đêm.
 Vật lý trị liệu.
 Thuốc NSAID toàn thân, tại chỗ. Có thể sử dụng thêm Vitamin 3B.
 Phẫu thuật giải phóng trần kênh Guyon.
 Phẫu thuật chỉnh sửa xương hoặc bóc các bướu vùng cổ tay (nếu có).
Lưu ý:
➢ Ở phụ nữ có thai nên điều trị bảo tồn vì có thể tự cải thiện sau khi sinh.
➢ Cần chẩn đoán chính xác vị trí vùng chèn ép thần kinh trụ tại kênh Guyon hay tại
khuỷu tay để điều trị triệt để.
Các Loại Nẹp

Băng thun quấn cổ bàn tay Nẹp vải cẳng bàn tay
Chỉ Định Phẫu Thuật
❖ Chỉ định phẫu thuật khi điều trị bảo tồn không cải thiện.
❖ Một số bệnh nhân có thể bị cả HC kênh Guyon và HC ống cổ tay cùng lúc. Vì thế
điện cơ đồ thực sự cần thiết trong HC kênh Guyon nói riêng và các bệnh chèn ép
thần kinh nói chung.
❖ Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra và vị trí thần kinh trụ bị chèn ép ở kênh
Guyon để chọn phương pháp mổ chính xác nhất:
 Thần kinh trụ có thể bị chèn ép tại 3 vị trí.
 Nguyên nhân thường gặp ở hội chứng này là nang hoạt dịch.
 Gãy móc xương móc.
 Trật/ Gãy xương đậu.
 Viêm, xơ hóa nguyên ủy các cơ ở ô mô út.
 Huyết khối động mạch trụ.
Xác Định Đường Mổ

Điểm bắt đầu đường rạch là giao điểm của:


 Đường nối giữa kẽ ngón 1 - 2 với móc của xương móc.
 Đường nối giữa kẽ ngón 4 - 5 với nếp lằn cổ tay xa.
Rạch thẳng góc từ điểm trên xuống nếp lằn cổ tay sau đó tiếp tục rạch đến trung điểm của gân gan
tay dài và gân gấp cổ tay trụ ở nếp lằn cổ tay gần, kích thước đường rạch #5 – 6cm.
Lưu Ý Khi Phẫu Thuật
 Cách xác định nhanh đường mổ: Cho ngón 5 gấp nông tối đa vào lòng bàn tay, điểm đầu
ngón 5 chạm vào ô mô út là điểm bắt đầu đường rạch.
 Nên giải phóng cả 3 vùng khi đã quyết định phẫu thuật.
 Thành phần dễ bị tổn thương nhất trong phẫu thuật là nhánh vận động cho cơ ô mô út của
nhánh nông.
 Luôn xác định rõ móc của xương móc, đây là mốc để tìm các nhánh của thần kinh trụ và
dây chằng cần cắt mở.
 Bóc tách thần kinh trụ 1 chút ở những bệnh nhân nặng cho cải thiện tốt hơn.
 Nên dùng dao điện đốt cầm máu mô dưới da và đè ép cầm máu khi mở garo. Càng hạn
chế được máu chảy, càng giảm tình trạng viêm và sẹo xơ dính về sau.
 Chỉ khâu da (4/0), không khâu mô dưới da.
 Băng ép trọng điểm sau mổ.
Video Hướng Dẫn Phẫu Thuật
Link online: youtu.be/qnH3lXa74LY

You might also like