You are on page 1of 13

I.

PHẦN HÀNH CHÍNH


1. Họ và tên bệnh nhân: Lê Thị Mực
2. Tuổi: 80
3. Giới: Nữ
4. Địa chỉ: Tây Lộc- Thành phố Huế.
5. Nghề nghiệp: Mất sức lao động
6. Ngày vào viện: 23/02/2024
7. Ngày làm bệnh án: 24/02/2024
II. BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện: Đau ½ mặt bên trái.
2. Quá trình bệnh lý:
Bệnh khởi phát cách đây 5 năm với các triệu chứng: đau âm ỉ liên tục có cơn trội vùng trước
tai xuống hàm dưới bên trái, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện Trung Ương Huế và được chẩn
đoán sâu răng 6 hàm dưới bên trái (R36), được điều trị tủy nhưng không thể nhổ do bệnh lý
đái tháo đường. Tuy nhiên vùng mặt hàm dưới vẫn còn đau và lan rộng hơn, mức độ đau ngày
càng tăng, các cơn xuất hiện ngày càng nhiều. Cơn đau điển hình với tính chất: đau vùng mặt
từ trước tai lên trán xuống cằm bên trái đặc biệt ở trước bình tai, trước trán, gò má, cơ cắn,
quanh môi và cánh mũi (vùng cò súng). Đau kiểu châm chích, điện giật, nóng kèm ù tai, nghẹt
mũi trái. Mức độ đau dữ dội. Đau nhiều hơn khi ăn, nói, khi sờ vào vùng mặt và không có biện
pháp làm giảm đau. Cơn đau kéo dài khoảng 2 phút (không bao giờ quá 5 phút) giữa các cơn
bệnh nhân hết đau. Lúc này bệnh nhân được chẩn đoán là đau dây thần kinh V (BV TW Huế)
điều trị thường xuyên bằng YHHĐ (không khai thác được thuốc do bệnh nhân không đem sổ
theo dõi bệnh) bệnh cải thiện các cơn đau thưa dần tuy nhiên không giảm hoàn toàn. Khoảng 1
năm gần đây bệnh nhân không còn điều trị thường xuyên nên các cơn đau tăng dần trở lại cả
cường độ và tần số xuất hiện. Bệnh nhân nhập viện để tiếp tục điều trị

*Ghi nhận lúc vào viện: Mạch: 70 lần/phút


- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt Nhiệt: 37*C
- Da niêm mạc hồng nhạt Huyết áp: 140/80mmHg
- Tuyến giáp không lớn Nhịp thở: 18 lần/phút
- Đau từ góc hàm trái lan lên trán xuống cằm đau tăng khi ăn Cân nặng: 40kg
nói. Chiều cao 1,5m
- Hồi hộp mệt ngực, T1, T2 nghe rõ BMI= 17,8 g/m2
- Không ho, rì rào phế nang nghe rõ
- Bụng mềm ăn uống kém, gan lách không sờ thấy.
- Tiểu trong, không buốt không rắt, chạm thận (-), bập bềnh thận (-).
*Chẩn đoán tại bệnh phòng:
YHHĐ: Tổn thương dây thần kinh V
YHCT : Diện thống
III. TIỀN SỬ:
1. Bản thân:
a. Nội khoa:
- Tăng huyết áp, Đái tháo đường cách đây 5 năm đang điều trị với Amlodipin 5 mg/ngày,
Metformin 500 mg/ viên x 2 lần ngày.
- Sâu răng R36 5 năm trước đã điều trị tủy.
- Chưa phát hiện các bệnh lý: U não, dị dạng mạch máu não.
b. Ngoại khoa: Không có tiền sử chấn thương, phẫu thuật vùng đầu mặt cổ.
c. Truyền nhiễm: Chưa từng bị thủy đậu, zona
d. Tai mũi họng: Chưa phát hiện có viêm tai giữa và viêm tai xương chủm, viêm xoang.
e. Phụ sản:
PARA: 5005
Mãn kinh năm 50 tuổi
Kinh nguyệt trước đây đều.
2. Gia đình:
Sống khỏe
3. Hoàn cảnh sinh hoạt:
Vật chất: khá giả
Tinh thần: lo lắng bệnh tật.
IV. THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.Toàn thân:
- Bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt Mạch: 75 lần/phút
- Da niêm mạc hồng nhạt, không phù, không xuất huyết Nhiệt: 37ºC
dưới da HA: 120/80 mmHg
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy Nhịp thở: 18lần/phút
2. Khám cơ quan Chiềucao: 1,5m
a. Thần kinh Cân nặng: 40kg
- Bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt BMI: 17,8 kg/㎡
- Thỉnh thoảng đau đầu, chóng mặt hoa mắt
- Mất ngủ (ngủ 3-4 h/đêm)
- Chưa phát hiện dấu thần kinh khu trú
*Khám 12 đôi thần kinh sọ
- Dây V:
+ Cảm giác:
 Giảm cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi
 Không giảm cảm giác nông vùng mặt.
 Đau vùng mặt từ trước tai lên trán xuống cằm bên trái ấn vào các điểm ở trước bình tai,
trước trán, gò má, cơ cắn, quanh môi và cánh mũi (vùng cò súng) bệnh nhân đau nhiều
hơn. Đau kiểu châm chích, điện giật, nóng kèm ù tai, nghẹt mũi trái. Mức độ đau dữ
dội. Đau nhiều hơn khi ăn nói, khi sờ vào vùng mặt và không có biện pháp làm giảm
đau. Cơn đau kéo dài khoảng 2 phút (không bao giờ quá 5 phút) giữa các cơn bệnh
nhân hết đau.
+ Vận động:
 Cơ cắn bên (T) nhão hơn bên (P), giảm lực ăn nhai.
 Khóe miệng bên (T) xệ xuống
- Dây VII, VII’:
+ Cảm giác:
 Giảm cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi
 Không chảy nước mắt sống, không giảm tiết nước bọt.
+ Vận động:
Tĩnh:
 Không mất nếp nhăn trán 2 bên
 Nhân trung không lệch
 Rãnh mũi má 2 bên rõ
 Miệng hơi lệch sang (P)
Động :
 2 mắt nhắm kín
 Làm động tác chúm môi, thổi lửa, huýt sáo bình thường.
- Dây VIII:
o Ù tai âm ỉ tiếng cao, trong cơn đau mức độ tăng lên.
o Không đau trong tai, không chảy nước tai.
o Romberg (-).
- Dây I: nhận biết đúng mùi
- Dây II: 2 mắt thị lực chưa phát hiện bất thường, thị trường chưa phát hiện bất thường
- Dây III: không sụp mi, không lác ngoài
- Dây IV: đưa nhãn cầu xuống và vào trong được
- Dây VI: không lác trong, không nhìn đôi, đưa nhãn cầu ra ngoài được
- Dây IX, X, XI: Chưa phát hiện bất thường
- Dây XII: Không teo cơ lưỡi, không rung giật thớ cơ, cử động linh hoạt.
b. Hô hấp
- Không ho, không khó thở
- Lồng ngực cân xứng di động theo nhịp thở
- Rì rào phế nang nghe rõ
- Chưa nghe rale
c. Tuần hoàn
- Không đau ngực, thỉnh thoảng hồi hộp đánh trống ngực (khi mệt mỏi, nói chuyện nhiều,
đông người)
- Tim đều; T1, T2 nghe rõ
- Chưa nghe tiếng tim bệnh lí
- Mạch quay trùng với nhịp tim
d. Tiêu hóa
- Không nôn, không buồn nôn
- Không ợ hơi, ợ chua
- Ăn uống ít, nhạt miệng, ăn cháo là chủ yếu
- Đại tiện thường phân mềm đóng khuôn.
- Bụng mềm, ấn không đau
- Gan lách không sờ thấy
e. Tiết niệu- sinh dục
- Không tiểu buốt, tiểu rắt
- Tiểu thường, lượng 1,5l/24h
- Tiểu đêm (2-3 lần/đêm).
- Nước tiểu vàng trong
- Chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
- PARA 5005
- Mãn kinh năm 50 tuổi
- Kinh nguyệt trước đây đều.
f. Cơ xương khớp
- Cơ mặt bên T nhão hơn so với bên P, giảm cơ lực cơ nhai bên (T).
- Không teo cơ cứng khớp
- Các khớp vận động trong giới hạn bình thường
g. Răng hàm mặt
- Sâu răng R36
- Vùng hàm mặt không viêm, sưng, nóng, đỏ, khớp thái dương hàm cử động bình thường.
4. Tóm tắt – Biện luận – Chẩn đoán:
4.1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ 80 tuổi, vào viện vì đau ½ mặt Trái. Qua thăm khám lâm sàng em rút ra các dấu
chứng và hội chứng sau:
- Hội chứng tổn thương dây thần kinh V bên Trái:
+ Đau ½ mặt trái, đau từ trước tai lan lên trán, xuống cằm.
+ Ấn đau nhiều ở vùng trước bình tai, trước trán, gò má, vùng cơ cắn, quanh môi và cánh mũi
trong cơn.
+ Đau kiểu châm chích, điện giật, nóng kèm ù tai, nghẹt mũi trái. Mức độ đau dữ dội.
+ Đau nhiều hơn khi ăn nói, khi sờ vào vùng mặt và không có biện pháp làm giảm đau. Cơn
đau kéo dài khoảng 2 phút (không bao giờ quá 5 phút) giữa các cơn bệnh nhân không còn đau.
+ Giảm cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi.
+ Cơ lực cơ nhai bên (T) giảm.
- Dấu chứng có giá trị:
+ Tiền sử:
 Tăng huyết áp, Đái tháo đường cách đây 5 năm đang điều trị với Amlodipin 5 mg/ngày,
Metformin 500 mg/ viên x 2 lần ngày.
 Sâu răng R36 5 năm nay đã điều trị tủy.
 Chưa phát hiện các bệnh lý: U não, dị dạng mạch máu não.
 Ngoại khoa: Không có tiền sử chấn thương, phẫu thuật vùng đầu mặt cổ.
 Truyền nhiễm: Chưa từng bị thủy đậu, zona
 Tai mũi họng: chưa phát hiện có viêm tai giữa và viêm tai xương chủm, viêm xoang.
+ Không giảm cảm giác vùng mặt.
+ Dây VII:
Cảm giác:
Giảm cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi
Không chảy nước mắt sống, không giảm tiết nước bọt.
Vận động:
Tĩnh:
o Không mất nếp nhăn trán 2 bên
o Nhân trung không lệch
o Rãnh mũi má 2 bên rõ
o Miệng hơi lệch sang (P)
Động :
o 2 mắt nhắm kín
o Làm động tác chúm môi, thổi lửa, huýt sáo bình thường.
+ Dây VIII:
o Ù tai âm ỉ tiếng cao, trong cơn đau mức độ tăng lên,
o Không đau trong tai, không chảy nước tai. Romberg (-).
+ Khám các dây thần kinh sọ khác: I, II, III, IV, VI, IX, X, XI, XII chưa phát hiện bất thường.
+ Chưa phát hiện dấu thàn kinh khu trú
*Chẩn đoán sơ bộ:
- Bệnh chính: Đau dây thần kinh V nhánh V1, V2, V3 chưa rõ nguyên nhân.
- Bệnh kèm: Tăng huyết áp / Đái tháo đường typ 2 / Sâu răng R36.
4.2. Biện luận:
Về chẩn đoán bệnh: Theo tiêu chẩn chuẩn đoán đau dây thần kinh V của Hiệp hội đau đầu
quốc tế 1988:
A. Là các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và dưới hai phút.
B. Đau có ít nhất bốn trong các đặc điểm sau:
1. Đau đột ngột, dữ dội, nhói, nông, như đâm hay nóng bỏng.
2. Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa.
3. Cường độ nặng.
4. Được kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn,
nói, rửa mặt, hay đánh răng.
5. Giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng.
C. Không có thiếu sót thần kinh.
D. Các cơn được lập lại ở mỗi bệnh nhân riêng biệt.
E. Loại trừ các nguyên nhân đau mặt khác từ bệnh sử, khám thực thể, và cận lâm sàng đặc biệt
Trên bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn trên nên chẩn đoán đau dây V đã rõ.
Về chẩn đoán nguyên nhân: Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh V thường gặp:
- Quai động mạch
- Dị dạng mạch máu
- Nang epidermoid
- Xơ cứng rải rác (SEP)
- U dây thần kinh thính giác
- Bệnh mãn tính ở miệng hay răng.
Trên bệnh nhân có tình trạng bệnh mạn tính răng miệng: sâu răng R36 5 năm nay hay tái phát
không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên vẫn chưa thể loại trừ các nguyên nhân khác nên em đề
nghị chụp MRI sọ não và chụp mạch não để tìm nguyên nhân gây đau dây thần kinh V trên
bệnh nhân.
Về chẩn đoán phân biệt:
- Đau đầu Migraine: đau đầu tự phát với các đặc tính cơ bản đau nửa đầu từng cơn, cường độ
từ vừa phải đến dữ dội, thường khu trú, đau theo mạch đập, đau gia tăng khi hoạt động thể lực,
đau tái diễn có chu kỳ, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, có thể kèm theo
mù mắt tạm thời. Ngoài cơn bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên trên bệnh nhân
không có các đặc điểm đau như trên nên em loại trừ chẩn đoán này.
- Đau dây thần kinh VII: trên bệnh nhân không có các đặc điểm của tổn thương dây VII như đã
nêu ở phần tóm tắt nên em cũng loại trừ chẩn đoán này.
- Đau răng đơn thuần: trên bệnh nhân hiện tại vẫn còn tình trạng đau răng ở R36 tuy nhiên nếu
chỉ đau răng đơn thuần thì thường đau âm ỉ, dai dẳng, khu trú ở chân răng. Đau tăng khi ăn đồ
nóng hoặc lạnh, răng bị đau khi gõ mà trên bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng như đau
toàn ½ mặt, đau kiểu châm chích, điện giật từng cơn mức độ trong cơn dữ dội nên trên bệnh
nhân không chỉ đau răng đơn thuần mà đau răng là một bệnh lý kèm hoặc cũng có thể là
nguyên nhân gây đau dây V trên bệnh nhân.
Về bệnh kèm: bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường typ 2 5 năm đang điều trị
với Amlodipin 5mg/ngày và Metformin 500mg/viên x 2 viên/ngày. Bệnh nhân kiểm soát tốt
Huyết áp (thăm khám 120/80 mmHg), và đường huyết (theo khai thác) tuy nhiên em đề nghị
xét nghiệm lại đường huyết và HbA1c để kiểm tra tình trạng đáp ứng điều trị trên bệnh nhân.
Chẩn đoán cuối cùng:
o Bệnh chính: Đau dây thần kinh V nhánh V1, V2, V3 chưa rõ nguyên nhân.
o Bệnh kèm: Tăng huyết áp / Đái tháo đường typ 2 / Sâu răng R36.
4.3 Điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
- Mục tiêu: kiểm soát triệu chứng đau và điều trị nguyên nhân.
- Điều trị nội khoa:
Điều trị được bắt đầu bằng nội khoa. Trong 70% các trường hợp, điều trị nội khoa thường hiệu
quả.
Có nhiều thuốc có thể sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau.
+ Carbamazepine là thuốc chọn lựa đầu tiên, với liều dùng bắt đầu là 100-200mg/ngày, tăng
dần mỗi 200mg cho đến khi có tác dụng hay tác dụng phụ xảy ra, liều trung bình hiệu quả là
600-800 mg/ngày.

+ Phenytoinsodium bắt đầu mỗi lần 100mg, uống 3 lần 1 ngày. Vài ngày sau, khi hiệu quả
không tốt sẽ tăng lên 100mg mỗi ngày (lượng tối đa không vượt quá 600mg mỗi ngày)

- Điều trị ngoại khoa: các phương pháp điều trị ngoại khoa: điều trị làm đông (tiêm alcohol
hoặc phenol nơi thần kinh bị ảnh hưởng tại lỗ tròn hoặc lỗ bầu dục hay nơi đoạn giữa rễ hạch
tam thoa và thân não), cắt bỏ nhánh thần kinh tam thoa ngoại biên, phẫu thuật mở phá hủy
hạch thàn kinh tam thoa bằng phương pháp xuyên qua gia, phẫu thuật giải ép vi mạch máu.

Đặt ra điều trị ngoại khoa trên bệnh nhân nếu kết quả Cận lâm sàng có các tổn thương thực thể
như: U, dị dạng mạch máu não,…
- Điều trị bệnh kèm: Tăng huyết áp: Amlodipin 5mg/ngày uống mỗi buổi sáng sau ăn.
Đái tháo đường: Metformin 500mg/viên x 2 viên/ ngày uống vào bữa ăn sáng tối.
Theo dõi Huyết áp và đường máu thường xuyên.
Sâu răng R36: vệ sinh răng miệng, tái khám Răng hàm mặt.

V. THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ THEO YHCT


1. Tứ chẩn:
a. Vọng chẩn:
- Bệnh nhân còn thần, tỉnh táo, ánh mắt linh hoạt.
- Thái độ hòa nhã, không cáu gắt.
- Hình thái:
o Thể trạng hơi gầy
o Dáng đi bình thường, chân tay không co quắp, vận động bình thường.
- Da niêm mạc hồng nhạt, móng tay có khía.
- Hai mắt không sưng.
- Cánh mũi không phập phồng, không chảy nước mũi.
- Da lông không khô, không phù thũng, không ban chẩn.
- Sắc môi hồng nhạt.
- Tóc bạc, răng lung lay.
- Lưỡi:
o Hình dáng: lưỡi không bệu, không có dấu răng.
o Vận động: không linh hoạt.
o Chất lưỡi: hồng nhạt, không có đường nứt.
o Rêu lưỡi: hơi vàng, mỏng, hơi nhớp.
- Khóe miệng bên trái hơi chảy xệ.
b. Văn chẩn:
- Tiếng nói nhỏ, rõ.
- Hơi thở ngắn, dễ hụt hơi, mau mệt.
- Không ho không khó thở.
- Hơi thở không hôi.
- Không nôn, không nấc, không ợ hơi, ợ chua.
- Không có mùi cơ thể.
c. Vấn chẩn:
- Bệnh nhân đau vùng mặt từ trước tai lên trán xuống cằm bên trái đặc biệt ở trước bình
tai, trước trán, gò má, cơ cắn, quanh môi và cánh mũi bệnh nhân đau nhiều hơn. Đau
kiểu châm chích, điện giật, nóng kèm ù tai, nghẹt mũi trái. Mức độ đau dữ dội. Đau
nhiều hơn khi ăn nói, khi sờ vào vùng mặt và không có biện pháp làm giảm đau. Cơn
đau kéo dài khoảng 2 phút (không bao giờ quá 5 phút) giữa các cơn bệnh nhân hết đau.
- Sợ lạnh, không sợ gió, thích uống ấm, ưa ấm.
- Lòng bàn chân lạnh, lạnh nhiều về đêm, còn lòng bàn tay bình thường.
- Không tự hãn, không đạo hãn.
- Ăn uống kém, miệng nhạt, ăn không ngon miệng, giảm cảm giác 2/3 trước lưỡi, ăn kém
này xuất hiện trước khi bệnh nhân đau dây V và sâu răng, nhưng sau khi bị đau thì triệu
chứng ăn kém bệnh nhân càng ngày càng nặng. Ăn nhiều thì hay đầy bụng, đặc biệt là
đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, ăn ít, ăn rau củ thì dễ tiêu.
- Đại tiện thường, phân vàng đóng khuôn, 1 lần/ngày.
- Tiểu tiện vàng trong, lượng vừa, tiểu đêm 2 lần/đêm, nếu đêm đau khiến bệnh nhân mất
ngủ thì bệnh nhân tiểu đêm 5 lần/đêm.
- Thỉnh thoảng đau đầu âm ỉ, đau toàn đầu, hoa mắt chóng mặt, tăng lên khi xuất hiện
cơn đau.
- Không đau ngực, thỉnh thoảng hồi hộp đánh trống ngực.
- Hai mắt nhìn mờ.
- Tai trái ù âm ỉ, liên tục, như ve kêu, lúc lên cơn đau thì bệnh nhân cảm thấy như ù nặng
đột ngột trong vòng 1 2 phút, đến khi hết cơn đau thì bệnh nhân hết ù nặng tai và trở về
ù tai âm ỉ.
- Khó ngủ, khó vào giấc ngủ, đêm ngủ 2 đến 3h, bệnh nhân bắt đầu ngủ từ 9h đêm đến
11h mới vào giấc ngủ, ngủ đến 2h sáng và thường phải kết hợp với thuốc ngủ mới ngủ
được, nếu không có thuốc ngủ thì bệnh nhân không ngủ được. Nếu như đêm đó mà xuất
hiện cơn đau ở mặt thì bệnh nhân sẽ mất ngủ.
- Uống nước ngày 1,5l/24h, thường thích uống nước ấm.
- Kinh nguyệt bắt đầu năm 16 tuổi, đều, mãn kinh năm 50 tuổi. Không có tiền sử bệnh
phụ khoa. Sinh 5 người con.
- Cựu bệnh:
o Có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp 5 năm có điều trị thường xuyên.
o Không có tiền sử dị ứng thuốc, không có tiền sử chấn thương.
o Không có tiền sử mắc các bệnh ngoại khoa khác.
d. Thiết chẩn:
- Da lông khô.
- Cơ mặt bên Trái nhão, lòng bàn chân lạnh.
- Ấn đau cự án huyệt Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Quyền liêu, Thính cung, Thính hội,
Nhĩ môn, Tỳ trúc không, Dương bạch.
- Bụng mềm, không chướng, không u cục.
- Mạch phù huyền hữu lực.
2. Biện chứng luận trị:
a. Tóm tắt:
Bệnh nhân nữ, 80 tuổi vào viện vì đau ½ mặt trái. Qua tứ chẩn, em rút ra các chứng
trạng chứng hậu sau:
- Hội chứng khí huyết kinh lạc:
Hội chứng khí trệ huyết ứ tại kinh Túc Dương minh vị, Túc Thiếu dương Đởm, Thủ
Thái dương Tiểu trường, Thủ Thiếu dương Tam tiêu.
o Đau vùng mặt từ trước tai lên trán xuống cằm bên trái đặc biệt ở trước bình tai, trước
trán, gò má, cơ cắn, quanh môi và cánh mũi bệnh nhân đau nhiều hơn. Đau kiểu
châm chích, điện giật, nóng kèm ù tai, nghẹt mũi trái. Mức độ đau dữ dội. Đau nhiều
hơn khi ăn nói, khi sờ vào vùng mặt và không có biện pháp làm giảm đau. Cơn đau
kéo dài khoảng 2 phút (không bao giờ quá 5 phút) giữa các cơn bệnh nhân hết đau.
o Đau làm bệnh nhân khó ăn nhai, đau tăng khi về đêm gần sáng và gặp gió lạnh.
o Ấn đau cự án huyệt Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Quyền liêu, Thính cung, Thính
hội, Nhĩ môn, Dương bạch, Ty trúc không.
- Hội chứng tạng phủ: Tâm tỳ lưỡng hư, Thận khí hư.
o Tâm tỳ lưỡng hư: Thể trạng hơi gầy, da niêm mạc nhạt màu, Bệnh nhân Hoa mắt
chống mặt, ngủ kém, ăn kém, hồi hộp đánh trống ngực, mắt mờ, móng tay có khía,
cơ nhục vùng má Trái nhão, chất lưỡi hồng nhạt.
o Thận khí hư: Ù tai, tiểu đêm, tóc bạc răng rung lay, đoản hơi, lòng bàn chân lạnh.
- Bát cương:
o Biểu chứng: Đau ở kinh lạc, mạch phù.
o Lý chứng: bệnh ảnh hưởng đến tạng Tâm, Tỳ, Thận.
o Hư chứng: bệnh đã lâu, người lớn tuổi, khí huyết hư suy.
o Thực chứng: ấn đau cự án, khí trệ huyết huyết ứ tại kinh lạc, mạch hữu lực.
o Hàn chứng: Đau tăng khi gặp lạnh, về đêm, gần sáng, lòng bàn chân lạnh, thích uống
nước ấm.
- Nguyên nhân:
Ngoại nhân:
o Phong: Đau vùng hàm dưới đau lan lên mặt, xuống cằm, lúc đau lúc không, có tính
chất biến hóa, đau vùng trên mặt.
o Hàn: Sợ lạnh, đau tăng khi gặp lạnh, đau tăng khi về đêm gần sáng, lòng bàn chân
lạnh.
- Chẩn đoán sơ bộ:
o Bệnh danh: Diện thống
o Kinh lạc: Túc Dương Minh Vị, Túc Thiếu Dương Đởm, Thủ Thái Dương Tiểu
Trường, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
o Tạng phủ: Tâm tỳ lưỡng hư, Thận khí hư.
o Bát cương: Biểu lý kiêm chứng - Thực trung hiệp hư - Hàn
o Thể bệnh: Phong hàn tập lạc
o Nguyên nhân: Ngoại nhân: Phong hàn
3. Biện chứng:
- Về bệnh danh:
Bệnh nhân đau vùng mặt từ trước tai lên trán xuống cằm bên trái ấn vào các điểm ở
trước bình tai, trước trán, gò má, cơ cắn, quanh môi và cánh mũi bệnh nhân đau nhiều
hơn. Đau kiểu châm chích, điện giật, nóng kèm ù tai, nghẹt mũi trái. Mức độ đau dữ
dội. Đau nhiều hơn khi ăn nói, khi sờ vào vùng mặt và không có biện pháp làm giảm
đau. Cơn đau kéo dài khoảng 2 phút (không bao giờ quá 5 phút) giữa các cơn bệnh
nhân hết đau. Đau làm bệnh nhân khó ăn nhai, đau tăng khi về đêm gần sáng và gặp gió
lạnh nên em chẩn đoán bệnh danh là Diện phong thống.
- Về hội chứng khí huyết kinh lạc:
Về khí trệ huyết ứ tại các kinh Túc Dương Minh Vị, Túc Thiếu Dương Đởm, Thủ Thái
Dương Tiểu Trường, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu: Biểu hiện thông qua bệnh nhân
Bệnh nhân đau vùng mặt từ trước tai lên trán xuống cằm bên trái ấn vào các điểm ở
trước bình tai, trước trán, gò má, cơ cắn, quanh môi và cánh mũi (vùng cò súng) bệnh
nhân đau nhiều hơn. Đau kiểu châm chích, điện giật, nóng kèm ù tai, nghẹt mũi trái.
Mức độ đau dữ dội. Đau nhiều hơn khi ăn nói, khi sờ vào vùng mặt và không có biện
pháp làm giảm đau. Cơn đau kéo dài khoảng 2 phút (không bao giờ quá 5 phút) giữa
các cơn bệnh nhân hết đau. Ấn đau cự án huyệt Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Quyền
liêu, Thính cung, Thính hội, Nhĩ môn, Dương bạch, Ty trúc không. Vì kinh mạch
không thông thì tắc thống nên đau vị trí tương ứng với đường kinh.
- Về chẩn đoán bát cương:
o Vị trí nông sâu của bệnh: Bệnh đau ở kinh lạc lại có ảnh hưởng đến tạng phủ bên
trong là Tâm, Tỳ, Thận. Tuy nhiên em nghiêng về biểu hơn vì biểu hiện của bệnh rầm
rộ và đó là lý do bệnh nhân nhập viện.
o Về tính chất của bệnh: bệnh biểu hiện hàn chứng đã rõ, đau nhiều về đêm gần sáng, sợ
lạnh, thường khởi phát sau khi tiếp xúc với gió lạnh.
o Trạng thái của bệnh: trên bệnh nhân có cả thực chứng và hư chứng, các triệu chứng
đau trên bệnh nhân còn nhiều biểu hiện bởi các triệu chứng đau vùng mặt từ trước tai
lên trán xuống cằm bên trái đặc biệt ở trước bình tai, trước trán, gò má, cơ cắn, quanh
môi và cánh mũi bệnh nhân đau nhiều hơn. Đau kiểu châm chích, điện giật, nóng kèm
ù tai, nghẹt mũi trái. Mức độ đau dữ dội. Đau nhiều hơn khi ăn nói, khi sờ vào vùng
mặt và không có biện pháp làm giảm đau. Cơn đau kéo dài khoảng 2 phút (không bao
giờ quá 5 phút) giữa các cơn bệnh nhân hết đau. Kèm theo ấn đau cự án các huyệt
vùng mặt, mạch hữu lực. Em nghĩ đau khí trệ huyết ứ tại chỗ do lục dâm (Phong Hàn)
xâm nhập vào kinh lạc nên khi điều trị em thiên về Thực, tuy nhiên trên bệnh nhân
lớn tuổi, có ảnh hưởng đến các tạng phủ nên khi điều trị cần phải bổ thêm để nâng cao
chính khí cho bệnh nhân. Nên em chuẩn đoán bát cương là: Biểu thực hàn kiêm lý hư.
- Về chẩn đoán tạng phủ: Trên bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng của Tâm Tỳ lưỡng
hư và Thận khí hư.
o Tâm tỳ lương hư: Vì tỳ khí hư nhược công năng kiện vận bị rối loạn, sự phân bố chất
tinh vi và thủy cốc không được vận chuyển gây nên ăn kém. Tỳ hư làm nguồn sinh
hóa khí huyết bất túc, không thể cung cấp nuôi dưỡng đến chi thể gây nên cơ nhục
nhão, vùng mặt không được nuôi dưỡng nên thấy da hồng nhạt, chất lưỡi hồng nhạt,
cơ nhục vùng mặt nhão, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ. Tỳ khí hư làm cho nguồn hóa
sinh thủy cốc, tinh khí rối loạn gây nên khí huyết không được sinh thành, huyết hư
làm cho tâm chủ huyết mạch suy giảm chức năng khiến cho huyết không nuôi dưỡng
được tạng Tâm, khiến cho Tâm huyết bất túc, tâm thần không được tâm huyết nuôi
dưỡng cho nên dễn đến Tâm thần bất an: xuất hiện triệu chứng: hoa mắt chống mặt,
hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ.
o Thận khí hư: Thận tàng tinh, tinh hóa khí , rồi theo tam tiêu phân bố toàn thân, mà
bệnh nhân trong giai đoạn lão suy khiến tinh khí trong thận lao tổn (80 Tuổi), biểu
hiện là rụng răng, răng lung lay, tóc bạc. Thận hư khiến cho não tủy và quan khiếu
mất sự nuôi dưỡng gây nên ù tai, răng lung lay. Thận lấy tàng trữ làm căn bản, thận
khí có công năng cố nhiếp, thận khí hao hư khiến cho bàng quang mất khả năng chế
ước khiến bệnh nhân đi tiểu đêm.
- Về nguyên nhân: Bệnh nhân lớn tuổi (80 tuổi) chính khí hư suy tạo điều kiện cho ngoại
tà xâm nhập. Cụ thể Phong: là dương tà, có tính nhẹ, phát tán và dễ tổn thương phần
dương, phong có tính thăng tán hướng lên trên, hướng ra ngoài nên phong tà gây bệnh
thường xâm nhập vào phần dương của cơ thể như phía trên, đầu mặt, cơ biểu. Mà
phong có đặc điểm gây bệnh là di chuyển, biến hóa lúc nặng lúc nhẹ trên bệnh nhân này
biểu hiện: Đau vùng hàm dưới đau lan lên mặt, xuống cằm, lúc đau lúc không, có tính
chất biến hóa, đau vùng trên mặt. Mặt khác phong là đầu nguồn của bách bệnh cho nên
sẽ kết hợp chung với tà khí khác gây bệnh mà trên bênh nhân này là Hàn tà: Hàn là âm
tà, dễ làm tổn thương dương khí nên làm rối loạn khả năng ôn chiếu của cơ thể cho nên
tại chỗ hoặc toàn thân thấy biểu hiện của chứng hàn: Đau tăng khi gặp lạnh, về đêm,
gần sáng, lòng bàn chân lạnh, thích uống nước ấm.
- Về thể bệnh: Trên bệnh nhân các triệu chứng nổi bật mang tính chất của phong và hàn,
bệnh biểu hiện tại kinh lạc như đã nói ở trên nên em chẩn đoán thể bệnh của bệnh nhân
là Phong hàn tập lạc.
- Về điều trị: Với chẩn đoán nguyên nhân là do phong hàn và chẩn đoán bát cương là
biểu thực hàn kiêm lý hư nên em dùng phép điều trị: Sơ phong tán hàn, thông lạc chỉ
thống. Bên cạnh đó dùng phép bổ dưỡng tâm tỳ, ích thận khí để nâng cao chính khí của
bệnh nhân giúp cơ thể chống lại ngoại tà.
VI. CHẨN ĐOÁN CUỐI CÙNG THEO YHCT
- Bệnh danh: Diện phong thống
- Kinh lạc: Túc Dương minh Vị, Túc Thiếu dương Đởm, Thủ Thiếu dương Tam tiêu, Thủ
Thái dương Tiểu trường.
- Tạng phủ: Tâm, Tỳ, Thận.
- Bát cương: Biểu thực hàn kiêm Lý hư.
- Thể bệnh: Phong hàn tập lạc.
- Nguyên nhân: Ngoại nhân: Phong hàn
VII. ĐIỀU TRỊ THEO YHCT
1. Phép điều trị: Sơ phong tán hàn, thông lạc chỉ thống, bổ dưỡng tâm tỳ, ích thận khí.
2. Phương thuốc: Xuyên khung trà điều tán gia giảm (Hòa tễ cục phương)
Xuyên khung 08g (khu phong tán hàn, chỉ thống vùng đầu mặt)
Bạc hà 20g (tân tán thượng hành, sơ phong thấu tà ra ngoài)
Tế tân 04g (khu phong chỉ thống)
Cam thảo 04g (ích khí hòa trung, điều hòa vị thuốc)
Khương hoạt 10g (khu phong tán hàn, chỉ thống)
Phòng phong 10g (tân tán thượng hành, sơ tán phong tà ở đầu mặt)
Kinh giới 16g (tân tán thượng hành, sơ tán phong tà ở đầu mặt)
Bạch chỉ 12g (khu phong tán hàn, chỉ thống)
Đảng sâm 08g (bổ tỳ khí, ích khí, đưa khí lên trên vùng đầu mặt)
Bạch truật 08g (kiện tỳ ích khí)
Bạch linh 06g (kiện tỳ, an thần)
Long nhãn 08g (dưỡng tâm huyết, ích tỳ khí, an thần)
Bá tử nhân 10g (dưỡng tâm an thần)
Ích trí nhân 08g (bổ thận sáp niệu)
Sắc uống 1 thang/ngày, uống chung với nước chè, liệu trình 7 ngày.
3. Châm cứu: Hào châm vùng mặt, Điện châm đối với các huyệt còn lại, mỗi lần 30p, liệu
trình 7 ngày.
- Châm tả: Hợp cốc, Liệt khuyết, A thị huyệt
Nhánh V1: Toản trúc xuyên Ngư yêu, Dương bạch, Ty trúc không.
Nhánh V2: Nghinh hương, Quyền liêu, Hạ quan, Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội.
Nhánh V3: Giáp xa, Địa thương.
- Châm bổ: Tam âm giao, Thần môn, Nội quan, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải.
4. Xoa bóp, bấm huyệt: không xoa bóp bấm huyệt vùng mặt đau.
Bấm các huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Phong trì, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao,
Thái xung.
VIII. TIÊN LƯỢNG
- Gần: Khá
Bệnh nhân tuân thủ điều trị, lạc quan vui vẻ, có đáp ứng điều trị nhưng không hoàn
toàn.
- Xa: Dè dặt
Bệnh nhân lớn tuổi, bệnh đã lâu, hay tái phát, có bệnh kèm, chính khí hư suy nhiều.
IX. DỰ PHÒNG
- Tránh tiếp xúc với gió lạnh, giữ ấm cơ thể nhất là vùng đầu mặt.
- Ăn uống điều độ, đủ chất, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
- Điều trị thường xuyên với thuốc tăng huyết áp và đái tháo đường. Theo dõi huyết áp,
đường máu, HbA1c…, tái khám định kỳ, đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng bất
thường.
- Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, các
triệu chứng về hạ đường huyết để theo dõi và xử trí kịp thời.

You might also like