You are on page 1of 59

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG

KHOA KINH TỀ - LUẬT

Bài tập nhóm


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
STARBUCKS COFFEE

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


 Vũ Thị Tuyết Mai
 Trần Bằng Trinh
 Vũ Thị Kiều Oanh
 Lê Thị Ngọc Hân
 Bùi Bảo Trân
MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY (DOANH
NGHIỆP)
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY (DOANH
NGHIỆP)
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1. Yếu tố Nhân Khẩu
2.1.2. Yếu tố Kinh tế
2.1.3. Yếu tố Văn hoá
2.1.4. Yếu tố Chính trị
2.1.5. Yếu tố Công nghệ
2.1.6. Yếu tố Tự nhiên
Kết luận: Những cơ hội, đe dọa tác động đến hoạt động marketing của Công ty (Doanh
nghiệp)
2.2. Phân tích môi trường vi mô
2.2.1. Doanh nghiệp
Kết luận: Những điểm mạnh, điểm yếu tác động đến hoạt động marketing của Công ty
(Doanh nghiệp)
2.2.2. Yếu tố Khách hàng
2.2.3. Yếu tố Đối thủ cạnh tranh
2.2.4. Yếu tố nhà cung cấp
2.2.5. Yếu tố nhà trung gian
2.2.6. Yếu tố công chúng
Kết luận: Những cơ hội, đe dọa tác động đến hoạt động marketing của Công ty (Doanh
nghiệp)
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MARKETING HỖN HỢP CỦA CÔNG TY
(DOANH NGHIỆP)
3.1. Sản phẩm
3.1.1. Phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu, định vị thị trường
3.1.1.1. Phân khúc thị trường: Dựa vào các tiêu chí phân khúc thị trường
3.1.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị thị trường: xác định thị trường hiện tại của Công
ty (Doanh nghiệp)
3.1.2. Chính sách sản phẩm
3.1.2.1. Các thành phần của sản phẩm
3.1.2.2. Nhãn hiệu – thương hiệu
3.1.2.3. Bao bì sản phẩm.
3.1.2.4. Chiến lược sản phẩm
3.2. Giá
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá sản phẩm
3.2.2. Chính sách giá
3.3. Phân phối
3.3.1. Các kênh phân phối hiện tại
3.3.2. Xây dựng kênh phân phối
3.4. Chiêu thị
Phân tích các hoạt động chiêu thị hiện tại mà Công ty đang áp dụng
TỔNG QUAN VỀ STARBUCKS:

 Starbucks là chuỗi quán cà phê hàng đầu TG, được lập ra từ 1971, bởi
Jerry Baldwin, Zey Siegl và Gordon Bowker với cửa hàng đầu tiên tại
Western Avenue (Seattel, Washington).

Starbucks những ngày đầu tiên và 3 nhà sáng lập Starbucks: Zev Siegl,
Jerry Baldwin và Gordon Bowker (từ trái sang).

Cửa hàng Starbucks đầu tiên trên Thế giới.


 Lĩnh vực hoạt động: Dịch vụ ăn uống
 Sản phẩm: Cà phê và các loại đồ uống.
 Quy mô: Toàn cầu.
 Chi nhánh: 23.000 cửa hàng ở 64 quốc gia.
 Website: www.starbucks.com
 Trụ sở chính: Seattle, Washington, Hoa Kỳ.

+ Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ;


ngoài ra hãng còn có hơn 23.000 quán ở 64 quốc gia.
+ Starbucks bắt đầu đáp cánh vào Việt Nam năm 2013, với cửa hàng đầu tiên
tại Ngã 6 Phù Đổng Quận 1 HCM.
+ Điểm USP của Starbucks chính là cung cấp “một nơi chốn thứ ba” ngoài
gia đình và cơ quan cho mọi người, với đa dạng các loại sản phẩm đồ uống
khác nhau có chất lượng cao cấp.

+ Starbucks có ra mắt một TVC và quảng cáo trên báo chí với tiêu đề “Our
Barista Promise: Love your beverage or let us know. We’ll always make it
right” (tạm dịch: “Đội ngũ nhân viên pha chế của chúng tôi luôn cố gắng làm
hài lòng các bạn. Nếu có vấn đề gì không ổn, xin hãy cho chúng tôi biết.
Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục ngay lập tức”).

TVC này nhằm nhấn mạnh và khẳng định điểm khác biệt của
Starbucks so với bất kỳ một quán cà phê hay chuỗi cà phê nào khác.

+ Theo thống kê về chỉ số trung thành thương hiệu cho các nhãn hàng về cafe
và đồ uống nổi tiếng nhất thế giới, Starbucks đứng vị trí thứ hai với 95%, tức
là chỉ ngay sau thương hiệu Dunkin’ Donuts.

Thương hiệu Chỉ số trung thành thương hiệu (%)


Dunkin’ Donuts 96%
Starbucks 95%
Tim Horton’ 93%
McDonal’s 92%
Thống kê về chỉ số trung thành thương hiệu cho danh mục quán cafe-đồ uống
(Theo tạp chí Forbes Online, 16/4/2014)

+ Trong thập niên 1980, Starbucks đã mang đến những quyền lợi tốt nhất cho
nhân viên của họ. Những nhân viên pha chế bán thời gian không chỉ có bảo
hiểm y tế, họ còn có quyền lựa chọn để mua cổ phiếu của công ty.
+ Tuy nhiên, Starbucks cũng là mục tiêu của các vụ biểu tình về các vấn đề
như chính sách công bằng thương mại, quan hệ lao động, tác động môi
trường, quan điểm chính trị, và các hành vi phản cạnh tranh.
+ Từ định vị thương hiệu đến những chiêu thức làm marketing chuỗi cà phê
này luôn làm cho marketers phải thấy trầm trồ và thán phục.

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô


2.1.1 Yếu tố nhân khẩu
Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.410.470 người vào ngày 21/10/2021
theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm
1,25% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng
xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là
317 người/km2. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 37,34% dân số
sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở
Việt Nam là 32,9 tuổi.
Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Việt Nam
vào năm 2021 sẽ như sau:
- 4.234 trẻ em được sinh ra
- Trung bình mỗi ngày 1.733 người chết
- Trung bình mỗi ngày -226 người di cư
Trung bình mỗi ngày Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.275 người mỗi
ngày trong năm 2021

Tính đến đầu năm 2017 theo ước tính của chúng tôi, Việt Nam có phân bố
các độ tuổi như sau:
25,2%- dưới 15 tuổi
69,3%- từ 15 đến 64 tuổi
5,5% - trên 64 tuổi
Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng):
23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317
nữ) 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)

2.1.2 Yếu tố kinh tế


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64% mặc dù
dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng Tư
cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh
nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát
dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao
hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng
7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của
toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng
góp 8,17% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp
32,78%.

 Về phía cung của nền kinh tế

(1) Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 tăng khá so
với cùng kỳ năm trước do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi
và thủy sản phát triển ổn định, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ
yếu đều tăng khá. Nguyên nhân do thời tiết các tháng đầu năm nay thuận lợi,
bên cạnh đó các địa phương đã chủ động phòng chống xâm nhập mặn hiệu
quả, áp dụng mô hình sản xuất truy xuất nguồn gốc đảm bảo cơ sở niềm tin
cho người tiêu dùng, xuất khẩu nông sản được giá

 (2) Sản xuất công nghiệp trong quý II/2021 tăng trưởng khá do hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị
tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; các tập đoàn lớn
quan tâm đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất linh kiện,
sản phẩm điện tử.

– Một số ngành công nghiệp trọng điểm 6 tháng đầu năm có chỉ số IIP tăng
cao như:

+ Ngành Dệt tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, sản phẩm sợi xe từ các
loại sợi tự nhiên có sản lượng tăng 13,4%;  sản phẩm sợi tơ tổng hợp tăng
5%.
+ Ngành sản xuất trang phục tăng 8,9% do năm 2020 ngành may mặc bị ảnh
hưởng nặng nề bởi dịch Covid.

+ Ngành sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 3%: Sản lượng sản phẩm
xăng động cơ tăng 5,5%. Trong đó, sản lượng sản phẩm của Công ty Lọc hóa
dầu Nghi Sơn- Thanh Hóa tăng 2,7%; công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn- Quảng
Ngãi tăng 8,2%.

+ Ngành sản xuất kim loại tăng 37%: Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp
Formosa Hà Tĩnh (FHS) những tháng đầu năm 2021 hoạt động ổn định và có
mức tăng khá cao. Sản lượng sản phẩm Sắt, thép không hợp kim dạng thỏi
đúc hoặc dạng thô khác tăng 20,4%; sản phẩm Thép không gỉ ở dạng bán
thành phẩm tăng 35,8%

.
+ Sản xuất máy móc, thiết bị tăng 17,2%, trong đó các sản phẩm sau có tốc
độ tăng cao: Sản phẩm máy in sử dụng trong văn phòng tăng 12,7%; sản
phẩm bộ phận của máy tính,  máy tính tiền, máy đóng dấu, máy bán vé tăng
13,7%; sản phẩm máy điều hòa không khí tăng 18,5%….

+ Sản xuất xe có động cơ tăng 33,1%: Sản phẩm Xe có động cơ chở dưới 10
người tăng 37%, trong đó Công ty Toyota Việt Nam và Công ty Honda có
sản lượng 6 tháng tăng 50,5%; Công ty TNHH Vinfast có sản lượng tăng
73,6% nguyên nhân do doanh nghiệp đã đã chủ động, có kế hoạch thích ứng
với dịch Covid-19 để duy trì sản xuất kinh doanh.

(3) Vận tải hàng hóa được duy trì khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh nỗ
lực phấn đấu thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của Chính phủ. Vận tải hàng
hóa tháng Sáu tăng 8,6% về sản lượng vận chuyển và tăng 9,4% về sản lượng
luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.

(4) Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 tăng 36,1% chủ yếu nhập tư
liệu sản xuất chiếm đến 93,9% tổng kim ngạch
(5) Khu vực doanh nghiệp vẫn ghi nhận sự gia tăng về số lượng và vốn của
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho thấy sự nỗ lực và tinh thần khởi
nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 67,1 nghìn doanh nghiệp[1], tăng 8,1% so
với cùng kỳ năm trước và tăng 34,3% về vốn đăng ký.

(6) Sáu tháng đầu năm 2021, lao động đang làm việc trong nền kinh tế vẫn
tăng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm
và thu nhập của người làm công hưởng lương tăng. Lao động 15 tuổi trở lên
đang làm việc 6 tháng đầu năm 2021 tăng 788,7 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm 0,07 điểm phần
trăm; thu nhập của lao động làm công hưởng lương tăng 281,7 nghìn đồng.

 Về phía cầu của nền kinh tế

(1) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: mặc dù chịu
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng
kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%). Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6
tháng ước tính đạt 1.985,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng
6,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,6%).
(2) Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2021 theo giá hiện
hành ước tính đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm
trước, cao hơn nhiều mức tăng 3% của năm 2020.

 (3) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt 157,63 tỷ USD, tăng
28,4% so với cùng kỳ năm trước. Có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu các mặt
hàng chủ lực vẫn duy trì tăng trưởng ổn định và ở mức tăng trưởng khá, kim
ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn và các thị trường có FTA với Việt
Nam đều đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng
0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so
với tháng 6/2020. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với
cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 6
tháng tăng 0,87%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang quý III, kinh tế – xã
hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh
tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình
kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Mặc dù tiêm chủng vắc-xin
Covid-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ nhưng sự khác
biệt giữa tỷ lệ tiêm chủng của các quốc gia và khu vực dẫn đến nguy cơ phục
hồi không đồng đều và mong manh của kinh tế thế giới, làm gián đoạn chuỗi
cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ
lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do
đó, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021 tiếp tục đối mặt với nhiều khó
khăn, việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” là thách thức lớn, cần sự chung
sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, nỗ lực phấn đấu
cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm
2021.
2.1.3. Yếu tố văn hóa

Văn hóa là một khái niệm tổng quát bao gồm toàn bộ những: niềm tin, giá trị,
chuẩn mực, phong tục tập quán được dùng để hướng dẫn hành vi tiêu dùng
của những thành viên trong xã hội. Như phong tục cưới hỏi, tôn sư trọng đạo,
kính trên nhường dưới….Tất cả các điều đó đều là văn hóa.

Xây đựng văn hóa marketing.

- Thứ nhất, đối với hoạt động Marketing quốc tế thì tầm quan trọng của yếu
tố văn hóa càng thể hiện rõ hơn. Vì bất kì một doanh nghiệp nào khi đưa một
sản phẩm đến thị trường nước ngoài thì yếu tố đầu tiên phải xem xét là sản
phẩm đó có phù hợp với nhu cầu, sở thích, thị hiếu, tập quán hay nói một
cách khác hơn chính là là văn hóa. Nếu không phù hợp sản phẩm đó sẽ bị
người tiêu dùng tẩy chay hoặc không có

Tuy sự khác biệt về văn hóa luôn đem lại sự khó khăn như vậy nhưng không
vì thế mà các nhà marketing bỏ cuộc. Mà họ đã xây dựng được các phương
pháp khác nhau để ứng dụng cho các doanh nghiệp giải quyết vấn đề này. Cụ
thể như sau:

Đầu tiên là phương pháp chiến lược marketing thích hợp với đặc điểm của
mỗi thị trường. Như đối với McDonald đối với sản phẩm Hamburger của
mình khi bán Ấn Độ thì sản phẩm này có đặc điểm là chứa 2 miếng thịt cừu
thay cho 2 miếng bò vì hầu hết người ấn độ theo ấn độ giáo xem bò là vật
linh thiêng, không bao giờ ăn bò. Nếu lúc này, McDonald không nghiên cứu
về văn hóa người Ấn thì liệu họ có tồn tại được trong quốc gia này hay không
nhu cầu.

Hamburger của người Mỹ Hamburger của người ẤN Độ


Tiếp theo là phương pháp tiêu chuẩn hóa chiến lược marketing qua nhiều thị
trường. Chiến dịch toàn cầu “Dove – Vẻ đẹp thực sự” cũng là một ví dụ tiêu
biểu. Nhằm tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, hình ảnh các phụ nữ trung niên được
thể hiện một cách tự nhiên nhất, tức là, hình thể phụ nữ được che đậy ở mức
hạn chế. Trong khi đó, ở các nước Phương Đông đặc biệt là Việt Nam, khi
phụ nữ chưa đủ tự tin để khoe hình thể “tự nhiên” như các nước phương Tây,
một chiếc váy đen ôm sát được thay thế.

Cuối cùng là Chiến lược marketing biến đổi văn hóa như ng văn hóa cốt lõi
không thể biến đổi. Ví dụ về KFC sẽ thể hiện rõ chiến lược này. KFC là cụm
từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản
phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn
nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới.

- Thứ hai, đối với hoạt động marketing trong thị trường nội địa thì ở thị
trường này ảnh hưởng văn hóa rất quan trọng nhưng khó nhận thấy hơn vì
bản thân nhà kinh doanh quá quen thuộc với văn hóa đó và coi điều đó như là
một phần của cuộc sống hằng ngày.

Nhưng chính vì hiễu rõ được sự quan trọng đó, nên các nhà tiếp thị đã có
những phương pháp để ứng dụng hiệu quả trong hoạt động tiệp thị ở thị
trường nội địa. Cụ thể các phương pháp này như sau:
• Đầu tiên, nhắm đến một vài nhánh văn hóa để làm thị trường mục tiêu của
mình và thiết kế các chiến lược Mar phù hợp với đặc điểm văn hóa từng thị
trường. Điều này, phải kể đến sự thành công của Vinamailk trong các hoạt
động marketing đến với nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

• Tiếp theo là phương pháp xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với
những giá trị văn hóa cốt lõi.

• Cuối cùng là phương pháp dự đoán những biến chuyển văn hóa, kịp thời
tung sản phẩm mới ra thị trường thiết kế chiến lược marketing thu hút người
tiêu dùng. Đối với hai phương pháp này thì ví dụ minh họa về một thương
hiệu Việt mới ra đời năm 2010 sẽ thể hiện cụ thể nhất vì họ đã thành công khi
kết hợp cả hai phương pháp này.
Chính vì vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu văn hóa thật sự quan trọng
không chỉ trong hoạt động marketing quốc tế và còn trong hoạt động
marketing trong thị trường nội địa. Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải
quan tâm đến văn hóa, một con đường quan trọng để dẫn đến thành
công cho rất nhiều doanh nghiệp trong hoạt động marketing hiện nay
như tập đoàn Unilever, KFC…và cả Vinamilk và VietMac.
2.1.4. Yếu tố Chính trị
QViệt Nam vững vàng trước thiên tai bão lũ:
Những cơn bão 5,6,7,8, 9 dữ dội, khốc liệt kéo vào các tỉnh miền Bắc và
Trung bộ gây nên tình trạng bão chồng bão, nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng
như thủy điện Rào Trăng… gây ra những thiệt hại vật chất lớn nhất trong 10
năm trở lại đây như có trên 201.000 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái,
thiệt hại ước tính 17.000 tỷ đồng.  Hướng về miền Trung với tất cả tấm lòng
tương thân tương ái, với lực lượng con người và vật chất được huy động ở
mức cao nhât, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo về công tác ứng phó thiên tai,
mưa lũ, các lực lượng chức năng, đặc biệt là quân đội đã huy động tối đa lực
lượng cho nhiệm vụ này.

 Việt Nam đã biến "nguy"thành "cơ":


+ Bằng sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo, bằng sự lãnh đạo đạo thống nhất,
bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết toàn dân. Đại diện
của Ngân hàng thế giới nhận xét về cuộc chiến chống COVID19 "Mây đen
phủ toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng ở Việt Nam".
+ Với khẩu hiệu chống dịch như chống giặc, với chân lý được đục kết từ xưa
‘còn người là còn của, chủ trương phòng hơn chống, biện pháp cách ly, cô
lập nguồn bệnh một cách triệt để và nghiêm ngặt; nguyên tắc "đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết" để tiến hành "kháng chiến toàn dân, toàn diện" đã làm nên
chiến thắng đánh bại đại dịch COVID 19.
+ Mặc dù đến nay đã có 35 người chết vì COVID 19 nhưng là tỷ lệ rất thấp
so với dân số, cũng chưa có ca bệnh nước ngoài nào tử vong tại Việt Nam, kể
cả những ca cực nặng như BN91 người Anh. Đi từng ngõ, gõ từng nhà, công
tác tuyên truyền cũng như sự vào cuộc của cán bộ y tế, thâm chí các chiến sỹ
biên phòng, công an và từng người dân đã góp phần làm nên thành công
phòng chống đại dịch.
+ Với nguồn lực và phương tiện hạn chế, đội ngỹ y bác sỹ và các nhà khoa
học đã không chỉ cứu chữa hơn 1.200 bệnh nhân khỏi nhiễm COVID 19 mà
còn chuẩn bị có thành công hơn nữa với vaccine Nano Covax "Made in
Vietnam".(số liệu 2020)
 Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng:
 -Đây cũng là năm 67 Đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương và tất cả đại
hội Đảng bộ cơ sở, trên cơ sở đều thành công tốt đẹp.
- Các đại hội đã tổng kết công tác của nhiệm kỳ 2016 - 2020, chỉ ra những
thành tựu đã đạt được cũng như những nguyên nhân, khuyết điểm và các bài
học kinh nghiệm xác đáng.
-Các hoạt động chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng đang diễn ra tích cực.
-Bên cạnh đó, năm 2020 cũng là năm Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và quyết
liệt hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng, loại bỏ những thành phấn
thoái hóa, biến chất, làm trong sạch nội bộ Đảng, tạo tiền đề cho sự thành
công của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
-Phát biểu tại hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội các
cấp nhiệm kỳ 2010-2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã
nhận định: "Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng thành công của đại hội đảng
bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 là cơ sở, tiền đề rất quan trọng để góp phần
vào thành công Đại hội XIII của Đảng.
=> Việt Nam cũng được cho là một sức mạnh đang trỗi dậy:
- Viện Lowy, chuyên nghiên cứu chính sách đối ngoại của Australia xếp Việt
Nam thứ 12 trong bảng Chỉ số quyền lực ở Châu Á năm 2020 (Asia Power
Index, công bố ngày 19/10/2020, tăng một hạng so với năm 2019 và đứng sau
4 nước Đông Nam Á, trong tổng số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.

=> Nền kinh tế tăng độ mở và hội nhập: 


+ Hiệp định Thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu
Âu chính thức được ký kết ngày 30/6/2019 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày
1/8/2020, được đánh giá là hiệp định toàn diện, chất lượng, cân bằng lợi ích
giữa Việt Nam và EU, phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế
giới WTO. Ngày 15/11/2020, tại hội nghị cấp cao ASEAN 37 ở Hà Nội, Việt
Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP. RCEP là
hiệp định giao thương tự do lớn nhất thế giới bao gồm 10 quốc gia ASEAN,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand với GDP của
15 nước hơn 26 nghìn tỷ USD, chiếm gần 30% GDP toàn thế giới, chưa kể
bao phủ 1/3 dân số toàn cầu. Ngày 11/12/2020, Việt Nam cũng đã ký vào bản
kết thúc đàm phán với Anh quốc, bước cần thiết để tiến tới hiệp định thương
mại tự do – UKFTA sắp tới.
+ Với EVFTA, Việt Nam có thể đa dạng hóa các thị trường bên ngoài thay vì
chỉ tập trung vào Mỹ. Với RECP, Việt Nam gần như đã có tất cả các cam kết
song phương và đa phương với các đối tác trong đó, kể cả ASEAN. Tính đến
2020, Việt Nam đã ký rất nhiều thỏa thuận thương mai song phương và đa
phương, trong đó có 13 hiệp định FTA đang có hiệu lực và là quốc gia nằm
trong nhóm các nền kinh tế có nhiều FTA nhất trong khu vực và trên thế giới.
=> Năm thành công của ngoại giao: 
+ Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ động thể hiện vai trò
lãnh đạo đặc biệt trên các lĩnh vực như:
+ Thứ nhất, Việt Nam thống nhất các quốc gia ASEAN trong trong nỗ lực
ứng phó với đại dịch COVID19 và phục hồi.
+ Thứ hai, Việt Nam đã tạo dựng sự đồng thuận về lập trường trung lập và
vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cạnh tranh giưa các siêu cường. Nhân
kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra
Tuyên bố về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông
Nam Á.
+ Thứ ba, Việt Nam đã điều hành thành công việc hoàn tất đàm phán Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEF.
+ Thứ tư, Việt Nam củng cố tuyên bố mang tính chính sách của ASEAN về
Biển Đông bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, bao
gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Năm 2020 Việt Nam cũng có
những thành công lớn trên cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc.
+ Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến trên các lĩnh vực như hoạt động nhân
đạo, hoạt động giữ gìn hòa bình, hoạt động chống biến đổi khí hậu, hoạt động
phòng chống tội phạm trên không gian mạng. Đối với Liên hợp quốc, Việt
Nam nêu chủ trương trở thành "Đối tác vì hòa bình bền vững", còn đối với
ASEAN, Việt Nam nêu chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng".
+ Việt Nam đã chủ trì đề xuất Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị
quyết lấy ngày 27/12 hàng năm làm Ngày quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh
cũng là ngày sinh của nhà bác học người Pháp Louis Pasteur.
1.Những thời cơ, vận hội
Có thể đề cập tới một số thời cơ, vận hội như:
-Thứ nhất, cán bộ, đảng viên có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng những thành
tựu to lớn của khoa học - công nghệ
-Thứ hai, cán bộ, đảng viên có cơ hội tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân
loại, tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trong xây dựng
con người xã hội chủ nghĩa
-Thứ ba, những thành tựu mà Việt Nam đang có được trên con đường hội
nhập quốc tế cũng là những thuận lợi, những tác động tích cực đối với đội
ngũ cán bộ, đảng viên
2. Những thách thức, nguy cơ
-Một là, nguy cơ phai nhạt lý tưởng, đánh mất bản sắc văn hóa, xói mòn
những giá trị truyền thống của dân tộc
-Hai là, nguy cơ suy thoái về đạo đức lối sống, tham ô, tham nhũng, lãng phí
-Ba là, âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm vào cán bộ, đảng viên
-Bốn là, tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế
giới vẫn là nguy cơ thường trực và khó khắc phục.
3. Điểm mạnh
-Về điểm mạnh, tôi thấy những người lãnh đạo đứng mũi chịu sào rất có lòng
với dân, bản lĩnh, và ý thức học hỏi cao từ thực tế để ứng đáp ngày càng tốt
hơn với biến động khắc nghiệt của tình thế.
4.Điểm yếu
Về điểm yếu, tôi thấy bộ máy còn xơ cứng, thiếu khả năng ứng đáp với
khủng hoảng ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, nguồn lực có nguy cơ cạn kiệt nếu
đại dịch Covid-19 còn kéo dài với những chủng mới nguy hiểm hơn
2.1.5. Yếu tố Công nghệ
-Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền
tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản
trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình hình khó khăn do dịch Covid-19,
dù ở quy mô nào, nếu không thay đổi, nắm bắt kịp thời các xu hướng
công nghệ doanh nghiệp sẽ khó tồn tại, phát triển.
-Nhìn chung, hạ tầng phần cứng trong các doanh nghiệp lớn hiện nay
đáp ứng khá tốt nhu cầu của quá trình số hóa doanh nghiệp với trên
89% ý kiến phản hồi đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Phần lớn các doanh
nghiệp cũng đều hiểu rõ viễn cảnh tương lai của ngành và doanh
nghiệp trong kỷ nguyên số và chỉ khoảng 1/3 số doanh nghiệp tham gia
khảo sát còn tỏ ra chậm trong nỗ lực chuyển đổi.

CƠ HỘI
-KH- CN đã tập trung vào sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường. Đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu
tiên tiến : viễn thám, địa vật lý… vào công tác điều tra, thăm dò tài
nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả nghiên cứu môi trường được đánh
giá cao : nghiên cứu chính sánh và biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh
học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, không khí ở các khu
công nghiệp tập trung, các thành phố lớn… các biện pháp trồng rừng,
chống suy thái đất, cải tạo đất…
-KH- CN đã chú ý phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
cao. Nhiều thành tựu toán học, cơ học, vất lý của ta… được đánh giá cả
ở nước ngoài. Công nghệ thông tin đã phát triển và mở rộng ứng dụng
trong hệ thống ngân hàng, quản lý hành chính, sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, công nghệ chế tạo vật hiệu mới, công nghệ sinh học, tự
động hoá… đã từng bước được quan tâm. Trong nông nghiệp. Nhờ áp
dụng những tiến bộ KH- CN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật
thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã tuyển chọn, lai
tạo hàng chục giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo
mức tăng trưởng quan trọng. Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia
súc, gia cầm, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy chăn nuôi phát triển
THÁCH THỨC
-Đầu tư cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp
-Lực lượng cán bộ nòng cốt thiếu và già yếu
-Sự phân bố lực lượng lao động khoa học không hợp lý
-Những bất cập giữa KH- CN và hoạt động kinh tế ở VN

2.1.6. Yếu tố Tự nhiên


+ Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt.
Với quy mô dân số gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về dân
sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện
nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát
triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen
của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện. Có thể thấy một số biểu
hiện cụ thể của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau:Thiên nhiên
nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn
bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế
hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ
còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt đang
bị sói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân chính của tình
trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông ,
xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử
dụng đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của
đất nước.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải
hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại
của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi
trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người
dân. Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn
5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt
động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn
chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất
thải.

+ Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải
CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với
các khu dân cư.

+ Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính
thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử
dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ
sinh thái môi trường.

THÁCH THỨC:
- Suy thoái đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái
- Chất lượng rừng tiếp tục suy giảm và mất chức năng phòng hộ
-Gia tăng chất thải, ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm
-Gia tăng rủi ro và sự cố môi trường
-Gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của thiên tai
-Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và vấn đề an ninh nguồn nước
-Xâm lược sinh thái và an ninh môi trường xuyên biên giới
-Suy giảm chất lượng đất và đe dọa đến nền nông nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHÁP
+ Thay đổi tư duy và cách tiếp cận
+ Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về BVMT
+ Tăng cường nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước về BVMT các
cấp
+ Tăng cường đầu tư và đa dạng hóa nguồn tài chính cho công tác BVMT
+ Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về BVMT theo hướng hiệu lực,
hiệu quả
+ Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong BVMT
+ Đẩy mạnh công tác truyên truyền và giáo dục môi trường.
2.2 Phân tích môi trường vi mô
2.2.1. Doanh nghiệp
 Điểm mạnh (Strength)
- Cấu thành nên mô hình phân tích SWOT là các nhân tố chiến lược bên
trong mà công ty có thể sử dụng như là thế mạnh để khắc phục điểm yếu và
bảo vệ doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh. Trong trường hợp này, các điểm
mạnh chính của Starbucks Coffee là:
 Hình ảnh thương hiệu mạnh
 Chuỗi cung cấp toàn cầu rộng lớn
 Sự đa dạng hóa ôn hòa thông qua các cửa hàng chi nhán

+Starbucks Coffee là một những thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất thế giới.
Công ty này có một lượng lớn khách hàng thân thiết và vẫn đang phát triển
thêm, giúp cho việc kinh doanh cửa hàng cà phê ổn định hơn.
- Trong mô hình phân tích SWOT, chuỗi cung cấp toàn cầu rộng lớn của
Starbucks đã trở thành một điểm mạnh trong việc hỗ trợ vận hành. Ví dụ,
công ty này có một mạng lưới nhà cung cấp trên toàn cầu mà đã được tuyển
chọn kỹ lượng dựa trên các tiêu chí chất lượng, chẳng hạn như chất lượng của
hạt cà phê Arabica.
- Hơn nữa, công ty này cũng đang ngày càng đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh. Chẳng hạn như các thương vụ sáp nhập hoặc phát triển các chi nhánh
như Ethos Water, Seattle’s Best Coffee, và Teavana. Sự đa dạng hóa đã làm
giảm ảnh hưởng xấu từ các rủi ro thị trường và ngành công nghiệp.
- Các nhân tố chiến lược nội được xác định trong phần này của phân tích
SWOT về thương hiệu Starbucks Coffee đã chỉ ra rằng: công ty có các thế
mạnh trong việc quảng bá về khả năng biến hóa thông qua sự đa dạng hóa và
một chuỗi nhà cung cấp toàn cầu.
 Điểm yếu (Weakness)
Điểm yếu của doanh nghiệp là một thành phần cấu thành nên phân tích
SWOT. Đây là những nhân tố bên trong mà làm giảm năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp. Điểm yếu của thương hiệu Starbucks Coffee bao gồm:
 Mức giá cao
 Tiêu chuẩn được khái quát hóa cho hầu hết các sản phẩm
 Các sản phẩm có thể bị bắt chước
- Starbucks đưa ra mức giá bán hàng khá cao để tối đa hóa lợi nhuận nhưng
điều này lại khiến sản phẩm khó bán hơn. Nhân tố chiến lược bên trong này
là một điểm yếu bởi nó giới hạn thị phần của công ty, đặc biệt với những
người tiêu dùng có mức thu nhập tương đối thấp.
- Thêm vào đó, phân tích SWOT này đã xem xét các tiêu chuẩn chung chung
đã bó hẹp sự linh hoạt của chuỗi kinh doanh cà phê và cửa hàng cà phê.
Chẳng hạn, công ty đã đưa ra những tiêu chuẩn chung cho các loại đồ uống
thủ công. Điều này vô hình chung đã khiến sản phẩm thiếu liên kết tới nền
văn hóa của các thị trường mục tiêu tại địa phương và không gợi cảm tình với
người tiêu dùng trong khu vực đó.
- Hơn nữa, các sản phẩm của Starbucks rất dễ bị bắt chước. Ví dụ, những đối
thủ nhỏ hơn tại địa phương có thể phát triển các loại đồ uống không giống hệt
nhưng lại khá tương đồng với sản phẩm của công ty. Thậm chí đến cả thiết kế
nội thất và không gian tại các cửa hàng của Starbucks rất dễ bị mô phỏng lại.
Điều kiện về môi trường kinh doanh này đã tăng sức mạnh cho các đối thủ.
- Các nhân tố bên trong tại phần này của bài phân tích SWOT về công ty
Starbucks Coffee đã chỉ ra rằng công ty phải phát triển các điểm mạnh để
giảm ảnh hưởng tiêu cực từ việc bắt chước và ảnh hưởng của giá thành cao
lên thị phần của công ty trong nền công nghiệp toàn cầu.
2.2.2 Yếu tố khách hàng:
+ Starbucks mở rộng trải nghiệm cho tất cả các khách hàng, nhận và đáp ứng
sở thích độc đáo và nhu cầu của họ. Starbucks mong muốn cung cấp những
trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng bằng cách kết nối với khách hàng với họ
một cách phù hợp với văn hóa ở từng quốc gia.
+ Ở thị trường Việt Nam, việc xác định giới trẻ có học thức, có thu nhập là
đối tượng khách hàng mục tiêu của Starbucks là đúng đắn, bất chấp những
phân tích họ chỉ có nhu cầu tò mò nhất thời và ít có khả năng lui tới thường
xuyên.

+ Về chăm sóc khách hàng, Starbucks hoan nghênh mọi câu hỏi, nhận xét,
phản hồi và rất mong nhận được thông tin của quý khách hàng. Những ý kiến
đóng góp đó giúp họ nỗ lực mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời
nhất có thể.

2.2.3 Yếu tố đối thủ cạnh tranh

+ Thời gian qua báo chí dồn dập đưa thông tin về Starbucks. Đây có thể coi
là chuyện hiếm khi một doanh nghiệp mới bước chân vào Việt Nam, chưa
cần lên kế hoạch marketing, quảng bá gì mà đã được báo chí nước ta thông
tin chi tiết đến từng “kẽ răng”. Điều này cũng cho thấy sức ảnh hưởng
mạnh mẽ của những thương hiệu lớn.

+Với chiến lược không cạnh tranh trực tiếp với các quán cà phê đường phố,
Starbucks nhắm tới tầng lớp trung lưu, những người trẻ tuổi và doanh nhân
thành đạt. Nếu xét theo tiêu chí này, các đối thủ sẽ cạnh tranh trực tiếp với
Starbucks không nhiều.
+ Có thể kể ra một vài cái tên như Highlands Coffee, Gloria Jean’s, hay The
Coffee Bean. Trong số đó, Gloria Jean’s và The Coffee Bean cũng là những
thương hiệu đến từ nước ngoài và gần giống với Starbucks.
 Trước thông tin một người khổng lồ trong lĩnh vực cà phê đến Việt
Nam, những thương hiệu trên đều không đưa ra bình luận gì. Chỉ có
duy nhất ông chủ cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lên
tiếng. Những bình luận của ông Vũ có phần gay gắt khi coi Starbucks
là “người khổng lồ mất bản sắc” hay chỉ đang bán “thứ nước pha
đường có mùi cà phê”.
=> Kết quả một nghiên cứu thị trường khảo sát người uống cà phê tại Việt
Nam gần đây về liên tưởng hình ảnh thương hiệu, Highland được xem là
thương hiệu cà phê năng động cho doanh nhân (100% người được hỏi),
Coffee Bean có liên tưởng là cà phê sang trọng dành cho giới trí thức (gần
90% người được hỏi).
+ Nhìn lại, chuỗi cà phê sở hữu lợi thế địa phương, mang bản sắc của người
Việt và đủ sức cạnh tranh trực tiếp với Starbucks ở thời điểm này có lẽ là
Highlands Coffee. Chuỗi cửa hàng này vẫn chưa có động tĩnh gì kể từ khi
Starbucks chính thức vào Việt Nam.
+ Highlands Coffee có chuỗi cửa hàng thuộc công ty Quốc tế Việt Thái
(VIT), phục vụ đầy đủ từ những loại cà phê nổi tiếng thế giới cho đến món cà
phê truyền thống kiểu Việt Nam. Highlands nhắm tới cùng một đối tượng mà
Starbucks hướng tới, hiện đang sở hữu hơn 50 cửa hàng với những vị trí đắc
địa nhất ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Highlands có độ nhận biết thương
hiệu cao, định hình khách hàng rõ ràng, đồng thời sở hữu chuỗi cửa hàng đồ
ăn nhanh mang hương vị Việt: phở 24.
=> Việc Highlands Coffee bán lại 49% bộ phận kinh doanh ở Việt nam
cho Jollibee dù đang ăn nên làm ra, cũng được đồn đoán là để chuẩn bị
đối đầu với Starbucks. Jollibee với kinh nghiệm và sức mạnh tài chính của
một đại gia đồ ăn nhanh hàng đầu châu Á, từng đánh bại thương hiệu lớn
KFC tại sân nhà hoàn toàn đủ sức đối đầu với Starbucks.
2.2 .4. Nhà cung cấp:
+ Mỗi một vùng trên thế giới lại có thể trồng ra những loại cà phê có hương
vị khác nhau, do vậy, Starbucks thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân từ 4 nơi
trồng cà phê trên khắp thế giới: Cà phê của John Parry ở Hawaii, cà phê của
một bộ phận nông dân nhỏ ở Sumatra, cà phê của một ngôi làng nhỏ ở
Ethiopia và của gia đình Baumann ở Mexico. Đây đều là những loại cà phê
có hương vị rất độc đáo mà không nơi nào trên thế giới có được, chính điều
đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho Starbucks.
+ Ngoài ra Starbucks cũng có những nhà cung ứng thiết bị, hệ thống máy
móc hiện đại, các công ty sản xuất bao bì và các loại cốc cà phê.
+ Trong mối quan hệ với nhà cung ứng, họ luôn đối xử một cách tôn trọng và
đạo đức, luôn tạo điều kiện tốt nhất để đối tác của Starbucks hoạt động có
hiệu quả.

*Các nhà máy xản xuất bao gồm:

+ Nhà máy Kent ở Kent thuộc Washington. Xây dựng vào năm 1992, Kent là
nhà máy lâu đời nhất trong công ty.
+ Nhà máy rang cà phê Carson Valley ở Minden, Nevada.
+ Nhà máy Bay Bread Bakery ở Nam San Francisco, California. Đây là nhà
máy lớn nhất với ba chức năng: chuẩn bị sản phẩm cho các cửa hàng La
Boulange, chuẩn bị sản phẩm cho các cửa hàng Starbucks, thử nghiệm và
phát triển sản phẩm mới.
+ Nhà máy New French Bakery ở Ventura, California.
+ Nhà máy Evolution Juicery ở Rancho Cucamonga, California. Là nhà máy
ép hoa quả khá lớn cung cấp cho Starbuck những hương vị đặc trưng.
+ Nhà máy rang cà phê York ở York, Pennsylvania. Nhà máy York là một
trong những nhà máy chế biến cà phê lớn nhất thế giới và là trung tâm phân
phối lớn nhất của Starbucks.
+ Nhà máy Sandy Run ở Gaston, South Carolina. Sandy Run là một nhà máy
rang cà phê tự động hóa cao. Đưa vào năm 2008, Sandy sản xuất hơn 1,5
triệu pound cà phê hàng tuần. Nhà máy nhận được chứng nhận vàng của LEE

2.2.5 Yếu tố nhà trung gian:


* Sử dụng thành công hiệu ứng từ mạng xã hội:
+ Đầu năm 2008, Starbucks bắt đầu tấn công các mạng xã hội và từ đó đến
nay, hãng trở thành nhãn hiệu cà phê được thảo luận nhiều nhất trên mạng.

* Hình thức thanh toán tiện lợi từ Starbucks ®:


+ Năm 2011, Starbucks phát hành ứng dụng Starbucks®, cho phép người
dùng đặt hàng, thanh toán online mà không cần xếp hàng dài chờ đợi.
+ Năm 2016, 1/5 các giao dịch của khách hàng tại Starbucks được thực hiện
qua di động. Ứng dụng còn cung cấp các chương trình giảm giá, miễn phí đồ
uống cho các khách hàng thường xuyên sử dụng, đồng thời có thể gợi ý cho
khách hàng đồ uống phù hợp dựa trên những lần chọn lựa trước đó.

* Starbucks và người nổi tiếng:


+ Tình yêu của sao Hollywood với Starbucks nâng tầm sản phẩm thành biểu
tượng của sự sang trọng mà chúng ta, những người bình thường, có thể dễ
dàng mua được, chứ không khó khăn như sở hữu túi Hermes hay đồng hồ
Rolex.
+ Starbucks không phải mất chi phí thuê người nổi tiếng tham gia vào các
chiến dịch quảng cáo vì họ đã luôn làm điều này miễn phí.
2.2.5 Yếu tố công chúng:
+ Mục tiêu truyền thông trông giai đoạn này là đưa thương hiệu starbucks
coffee thâm nhập vào thị trường việt nam, dành phân đoạn thị trường và có
được lợi nhuận. Starbucks coffee không đơn thuần là cà phê uống liền, mà
trong từng ly cà phê starbucks coffee chứa đựng tình cảm của những người
làm nên thương hiệu. Với phương châm hoạt động như vậy. Cà phê starbucks
coffee hoàn toàn có thể giành một chỗ đứng trên thị trường việt nam.
+ Cụ thể:
90% công chúng mục tiêu biết đến thương hiệu.
60% trong số đó yêu thích thương hiệu.
70% trong số đó sử dụng sản phẩm.
Truy cập website 20.000 lượt
Fanpage: 25.000 thành viên
Thu hút nhiều quan tâm của báo chí.
+ Thông qua dự án, có thể dành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh
khoảng 20%.
Kết luận :
 Cơ hội:
• Bộ phận giới trẻ đông đảo sẵn sàng tiếp thu xu hướng tiêu
dùng mới, hiện đại
• Phân khúc to go coffee (vốn là lợi thế của Starbucks
CoffeeTM) còn bỏ trống
 Thách thức của Starbucks:
1/ Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh:
Nhiều đối thủ của Starbucks sẵn sàng giảm giá để thu hút Khách hàng, chính
vì vậy đây sẽ là yếu tố đe dọa sự ổn định trong tương của Starbucks. Hơn
nữa, như trên đã đề cập, sản phẩm của Starbucks rất dễ bắt chước và việc
cạnh tranh gay gắt với các công ty đa quốc gia như McDonald, Dunkin
Donuts cũng gây ra không ít thiệt hại cho Starbucks trong việc cạnh tranh thị
phần.

2/ Sự tấn công của virus Corana:


Starbucks đã phải tạm thời đóng cửa khoảng 2000 cửa hàng tại Trung Quốc
do đại dịch toàn cầu. Hiện tại, Starbucks có khoảng 4123 cửa hàng tại Trung
Quốc và một nửa trong số đó phải đóng cửa do đại dịch đã dấy lên mối lo
ngại về tình hình tài chính của Starbucks vào các năm tiếp theo.

3/ Suy thoái kinh tế:


Trong các đợt suy thoái kinh tế trước, doanh thu và lợi nhuận của Starbucks
đã giảm mạnh và điều này đã tương tự xảy ra vào năm tài chính 2020 của quý
2 khi doanh thu giảm 5% và quý 3 giảm 38%, một phần do ảnh hưởng của
đại dịch Corona.

4/ Sự tăng giá của hạt cà phê thô:


Arabica là hạt cà phê được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, chiếm hơn 60%
sản lượng của thế giới. Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch, chuỗi
sản xuất và cung ứng hạt cà phê Arabica đã bị ảnh hưởng nặng nề khiến việc
tích trữ và thu mua của Starbucks bị cũng bị ảnh hưởng kèm theo. Điều này
khiến giá thu mua hạt cà phê thô bị tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của
starbucks.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MARKETING MIX CỦA
STARBUCKS.
Vậy Starbucks đã làm thế nào để có được vị trí số một trong lòng khách hàng
trên toàn thế giới như hiện nay. Câu trả lời chính là ở chiến lược 4P trong
marketing của họ. Trong chiến lược 4P trong marketing (marketing mix) này,
MarketingAI sẽ giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong Marketing mix
và đi vào phân tích 4 chữ P – tương ứng với 4 yếu tố, bao gồm:
 Product – Sản phẩm

 Price – Giá cả
 Place – Địa điểm
 Promotion – Khuyến mại

3.1 Sản phẩm (Product) – 4P trong marketing:


3.1.1 Phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu, định vị thị trường của
Starbucks:
3.1.1.1 Phân khúc thị trường của Starbucks là nhắm vào tầng lớp trung lưu,
văn phòng. Công ty đã thành công trong việc định vị thương hiệu
trong đầu khách hàng là một loại cà phê cao cấp, “đắt giá nhưng
đáng giá”.
3.1.1.2 Starbucks đang nhắm vào khách hàng mục tiêu là:
+ Người trưởng thành:
 Thị trường mục tiêu chính của Starbucks là nam giới và phụ nữ trong
độ tuổi từ 25 đến 40. Họ chiếm gần một nửa (49%) trong tổng số doanh
nghiệp của mình.
 Đối tượng mục tiêu này tăng trưởng ở mức 3% mỗi năm.

+ Người trẻ tuổi:


 Người tuổi từ 18 đến 24, tổng cộng 40% doanh thu của Starbucks.
 Đối tượng trẻ tuổi tăng trưởng 4,6 phần trăm mỗi năm.

+ Trẻ em và thanh thiếu niên:


 Khách hàng từ 13 đến 17 chỉ chiếm 2% doanh thu của Starbucks,
nhưng hầu hết các mặt hàng dành cho trẻ em đều do cha mẹ mua.
 Starbucks có thể không phục vụ trực tiếp cho trẻ em (và chỉ trích rủi ro
về hàm lượng calo và caffein cao trong một số đồ uống) nhưng nó làm
cho sản phẩm của nó thân thiện với trẻ em, ví dụ như các kích cỡ đặc
biệt dành cho trẻ em.
3.1.1.3 Xác định thị trường hiện tại của Starbucks:
- Sau 6 năm tiến vào thị trường Việt Nam, Starbucks chỉ chiếm 1%
thị phần => Starbucks thất bại ở thị trường Việt Nam.
3.1.2 Chính sách sản phẩm:

3.1.2.1 Các thành phần của sản phẩm:

+ Cốc cà phê espresso luôn bắt đầu bằng các hạt cà phê Arabica chất lượng
cao nhất được rang theo thông số kỹ thuật của Starbucks.
+ Để giữ độ ngọt vị caramel, tính chua dịu và độ đậm đà, họ xay tươi hạt cà
phê cho mỗi lần pha.
+ Và hạt cà phê espresso được tìm từ nguồn cung ứng một cách có đạo đức
và 100% được chứng nhận của Fairtrade. Với tiêu chí, chúng không chỉ có vị
ngon – mà bản chất thực sự ngon.
+ Một cốc cà phê espresso ngon cần có sữa ngon. Cần có kỹ năng và thời
gian để đun sôi sữa thành bọt bong bóng nhỏ màu sẫm. Đây là bọt siêu nhỏ
có vị ngọt nhất và nhiều kem nhất.
+ Thách thức của nhân viên pha chế là trộn sữa nóng với cà phê espresso
dưới 10 giây. Sau đó, lớp bọt dày ở trên mặt cà phê mới được rót bắt đầu tan
ra và hương vị thay đổi. Vì vậy, nhân viên pha chế phải định lượng thời gian
chuẩn để tạo ra cốc cà phê hoàn hảo cho khách hàng.

3.1.2.2 Nhãn hiệu, thương hiệu:


*Starbucks là kẻ đến sau vĩ đại:
+ Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới.
+ Các sản phẩm của công ty đều được biết đến với tên thương hiệu là Cà phê
Starbucks, đó là những sản phẩm hảo hạng. Ngay từ khi thành lập, Baldwin,
Siegel, và Bowker, ba nhà đồng sáng lập cửa hàng Cà phê Starbucks đầu tiên
đã chọn tên với một lý do là tên này là vì họ nghĩ cái tên tạo ra cảm giác về
những chuyến ra khơi đi biển truyền thống của những lái buôn cà phê ngày
xưa.
Logo Starbucks qua các giai đoạn.

+ Một “Nàng tiên cá” không chỉ đẹp, đáng yêu bề ngoài (“những nốt nhạc”)
mà còn “dốc hết trái tim” vì khách hàng (như phần hồn và triết lý của một bài
hát).

+ Sau gần 50 năm hình thành và phát triển Starbucks đã nhiều lần thay đổi
logo, mỗi lần Starbucks logo thay đổi đều có những ý nghĩa mang tính thông
điệp khác nhau. Tuy nhiên cho đến năm 2011, Starbucks logo đã được thay
đổi để phù hợp với giai đoạn đó và được sử dụng cho đến nay.

+ Thiết kế logo này của hãng tiếp cận xu hướng hiện đại và tối giản hơn
nhưng vẫn giữ nguyên bản chất cốt lõi, khẳng định trọng tâm chất lượng đồ
uống, phong cách quán vẫn được giữ vững.

+ Starbucks là người đầu tiên tạo ra một phong cách thưởng thức cà phê mới
(trong xây dựng thương hiệu gọi là “phạm vi tham chiếu” hay “frame of
references”) và trong tiềm thức của khách hàng, khó có thương hiệu đi sau
nào có thể thay thế.

+ Starbucks mang lại đam mê và cảm hứng nhờ triết lý “Dốc hết trái tim”
 Starbucks không phải là thương hiệu cà phê đầu tiên có mặt trên thị
trường. Nhưng “Nàng tiên cá” là kẻ “đến sau vĩ đại” vì đã thôi miên
được sự đam mê của hàng triệu khách hàng, không chỉ tại nước Mỹ, mà
trên nhiều ngõ ngách của cả những nước thứ ba.

*Đam mê và sáng tạo tạo nên khác biệt:


+ Thời gian đầu mới ra mắt, Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung
cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội (Starbucks chỉ thu mua
loại cà phê arabia tốt nhất, bí quyết rang cà phê độc đáo kết hợp pha cà phê
với hơi sữa).
+ Nói đến Starbucks khách hàng không chỉ biết đến đó là loại cà phê tuyệt
hảo, họ nghĩ ngay đến ba chữ “nơi thứ ba” (“nhà” và “văn phòng làm việc” là
nơi “thứ nhất” và “thứ hai”).

*Và trên hết, Starbucks là thương hiệu đã ‘dốc hết trái tim” vì khách hàng
+ Nhiều người đến với Starbucks không hẳn vì cốc cà phê espresso tuyệt hảo.
Họ đến để thưởng thức một lifestyle (phong cách sống) mà họ thấy cực kỳ
gần gũi.
+ Starbucks hầu như không chi tiền cho quảng cáo (theo triết lý của Stabucks,
mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng)
nhưng thương hiệu này có sức lan tỏa cực lớn tại bất cứ nơi đâu nó đặt chân
đến.
3.1.2.3 Bao bì sản phẩm:
+ Theo thời gian, thiết kế bao bì của Starbucks cũng dần thay đổi, thương
hiệu này muốn duy trì phong cách nhất quán nhưng vẫn truyền tải được sự đa
dạng và sâu sắc trong hình ảnh nhận diện. Bắt đầu từ năm 1987, túi cà phê,
khăn ăn và các thứ khác ở Starbucks đều có màu trắng cùng logo màu xanh
lục.

+ Trong quá trình thực hiện chiến lược bán lẻ sản phẩm của mình, Starbucks
đã có thiết kế tương xứng Starbucks đã có thiết kế tương xứng, xứng đáng
với mỗi một loại cà phê mà Starbucks cung cấp.

+ Đến năm 1993, Starbucks muốn thay đổi hoàn toàn diện mạo, họ thuê một
công ty thiết kế kết hợp cùng bộ phận marketing của công ty để tạo ra những
hình ảnh nhận diện mới. Theo đó thương hiệu này bắt đầu có hình ảnh nhận
diện hoàn toàn mới mẻ với tông màu đất tự nhiên làm chủ đạo. Hoạ tiết hơi
cà phê cũng bắt đầu xuất hiện và được in trên các túi đựng, poster, giấy gói
như một biểu tượng đặc trưng của Starbucks.
3.1.2.4 Chiến lược sản phẩm:
+ Yếu tố sản phẩm của chiến lược marketing mix tập trung vào những gì
doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Tập đoàn Starbucks luôn tập trung
đổi mới tổ hợp sản phẩm của mình để chiếm lĩnh thị trường thực phẩm và đồ
uống nhiều hơn. Công ty bổ sung cũng như sửa đổi các dòng sản phẩm với
mục đích mở rộng phạm vi thị trường và tăng thị phần. 

+ Sau đây là các loại sản phẩm chính của Starbucks:


 Cà phê
 Trà
 Đồ nướng
 Frappuccino
 Sinh tố
 Thực phẩm và đồ uống khác
 Hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan, v.v.)
+ Doanh nghiệp cũng có một quá trình đổi mới sản phẩm liên tục nhằm mục
đích đưa ra các sản phẩm mới để thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn,
đặc biệt là vì doanh nghiệp phải thu hút một số lượng lớn khách hàng trên thị
trường quốc tế.
 Do đó, phần kết hợp marketing này của Starbucks bao gồm đồ uống,
thực phẩm và hàng hóa được lựa chọn hoặc thiết kế cẩn thận để đáp
ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng mục tiêu trên toàn thế
giới.
3.2 Giá cả (Price) – 4P trong marketing
 Dễ dàng nhận thấy rằng, các sản phẩm đồ uống hay bánh ở Starbuck
đều có giá cao hơn bình thường. Thế nhưng, tại sao vẫn rất nhiều người
trung thành với thương hiệu cà phê “sang chảnh” này? Chữ P thứ hai
của 4P trong marketing mang tên Price (giá cả) chính là một điểm mà
chúng ta cần phải học tập từ Starbucks.

 Không nhắm vào giá cả, Starbucks tập trung đánh vào giá trị sản phẩm,
bằng cách đưa ra thông điệp truyền thông rằng họ cung cấp những sản
phẩm có giá trị cao cho khách hàng. Từ những hạt cà phê chất lượng
cao được chọn lọc cẩn thận, sản phẩm sẽ trải qua quy trình chế biến
nghiêm ngặt, với sự thực hiện của đội ngũ nhân viên được đào tạo bài
bản. Chính vì thế, các sản phẩm của Starbucks chắc chắn sẽ không thể
rẻ.
  Hay nói cách khác, Starbucks áp dụng mức giá tầm trung bình – cao
để mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng mục tiêu của

họ.
Giá cả - 4P trong Marketing (Giá trị của một cốc cà phê Starbucks tại Trung
Quốc)(Ảnh: The Wall Street Journal).
Menu thực đơn giá cả đồ uống của Starbucks tại cửa hàng Việt Nam

 Tuy nhiên, để tồn tại và cạnh tranh với rất nhiều các quán cafe và chuỗi
cà phê trên toàn thế giới, Starbucks tung ra chiêu bài khôn khéo – chỉ
$1 cho một cốc cà phê không giới hạn số lần tiếp cà phê.
 Đây là mức giá khá rẻ (rẻ hơn 50 cent so với các quán cà phê khác). Dĩ
nhiên, với mức giá hời như thế, mọi người sẽ bị thu hút tới trải nghiệm
Starbucks.

 Song song với đó, Starbucks cũng tung ra các sản phẩm combo tiết
kiệm và dịch vụ phụ trợ như bữa sáng tiết kiệm chỉ $3.95. Các combo
này nhằm đánh vào nhóm khách hàng quan tâm nhiều về giá cả. Để
“vợt” nhóm khách hàng lăn tăn về giá, Starbucks tung ra các sản phẩm
cà phê giá rẻ, xen kẽ với các sản phẩm cà phê nguyên hạt cao cấp và sử
dụng chiêu thức so sánh giá để bán các sản phẩm cao cấp.

 Thực ra, chiêu thức về giá cả của Starbucks khá đơn giản: họ cho rằng
nếu khách hàng đã trải nghiệm và yêu thích các sản phẩm đồ uống cao
cấp, thì họ chẳng quá khó khăn mà bỏ thêm chi phí để tận hưởng dịch
vụ tuyệt vời đó. Với nhóm khách hàng này, chất lượng sản phẩm mới là
yếu tố cốt lõi. Họ quan tâm nhiều đến chuyện sản phẩm có chất
lượng cao không, có quy trình kiểm định chất lượng như thế nào,
đội ngũ chăm sóc khách hàng có nhiệt tình và chuyên nghiệp hay
không. Khi đó, giá cả chỉ còn là thứ yếu.

 Để tối đa hóa lợi nhuận, họ tăng giá của một số đồ uống hay kích cỡ
cốc đồ uống thay vì nhóm sản phẩm cà phê nguyên hạt. Họ khôn khéo
đưa ra mức giá hấp dẫn cho các khách hàng mong muốn chọn cỡ cốc
đồ uống to hơn.
 Đây chính là một chiến lược đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu
dùng, khi khách hàng luôn nghĩ rằng, sản phẩm đắt hơn thì sẽ có giá trị
hơn. Vì thế, Starbucks có thể dễ dàng duy trì hình ảnh là một thương
hiệu cao cấp với chất lượng sản phẩm số một của mình.
3.3 Phân phối:
3.3.1 Kênh phân phối hiện tại
Starbucks gia nhập thị trường Việt Nam bằng việc mở cửa hàng đầu tiên tại
TPHCM vào tháng 2 năm 2013, thông qua giấy phép nhượng quyền được ký
kết giữa Starbucks với Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý
Tưởng Việt, một chi nhánh của Tập đoàn Maxim’s Hồng Kông. Có thể nói hệ
thống phân phối sản phẩm của Starbucks rất lớn và họ đã có những chiến
lược mở rông thị trường hết sức hợp lí.
Với sự phủ sóng mạnh mẽ tại nước ngoài, Starbucks đã có mặt hơn 40.000
cửa hàng tạp hóa, trở thành người dẫn đầu trong thị trường cà phê, đồ uống.
Starbuck phân phối sản phẩm qua các tiệm cà phê, kết hợp với các ứng dụng
đặt hàng trực tuyến và các nhà bán lẻ.
Starbucks cũng rất cẩn thận trong việc kết nối, chăm sóc khách hàng. Hãng
đưa ra rất nhiều những ưu đãi nhằm mục đích xây dựng khối khách hàng thân
thiết. Luôn có những chương trình ưu đãi ngày sinh nhật, giảm giá cho khách
hàng có thẻ thành viên.
Tại Việt Nam, Starbucks được phân  phối tại các tiệm cà phê được thiết kế và
xây dựng rất bắt mắt. Được đặt ở những vị trí trung tâm hoặc shophouse của
các trung tâm thương mại, Starbucks đánh đúng khách hàng mục tiêu tầm
trung trở lên.
Xây dựng mối quan hệ trực tiếp cá nhân hóa với khách hàng, tạo phân phối
sản phẩm tại quán cà phê, cửa hàng trực tuyến starbucks app và qua các nhà
bán lẽ
3.3.2 Xây dựng kênh phân phối :
Starbucks tự mình lập ra hệ thống các cửa hàng cà phê để giới thiệu và bán
sản phẩm. Hệ thống các cửa hàng của Starbucks phân bố rộng khắp trên toàn
thế giới. Ngoài việc tự mình lập ra các cửa hàng Starbucks cũng nhượng
quyền kinh doanh của mình cho nhiều công ty trên toàn thế giới, và Việt
Nam cũng nằm trong những quốc gia mà Starbucks đã có mặt.
3.4 CHIÊU THỊ
 Chiến lược khuyến mãi
Yếu tố khuyến mãi trong chiến lược marketing mix sẽ đề cập đến các chiến
lược truyền thông được sử dụng để phổ biến thông tin về công ty và các sản
phẩm của công ty, đồng thời khuyến khích khách hàng mua những sản phẩm
này. Tập đoàn Starbucks quảng bá sản phẩm của mình thông qua quan hệ và
truyền thông, mặc dù quảng cáo cũng là một phần của
chiến lược khuyến mãi. Các kết hợp khuyến mãi của
Starbucks như:

Công ty đã chọn cách chi hơn 700 triệu đô để dành được vị trí đắc địa cho
các cửa hàng. Song, việc in logo lên cốc, áo, bình giữ nhiệt, và một số đồ
dùng cá nhân khác là cách công ty lan tỏa thương hiệu đến khắp mọi nơi.
Tại Việt Nam, khi người mua sở hữu thẻ thành viên, ưu đãi đặc biệt dành
cho họ là được tặng một đồ uống miễn phí khi chi tiêu 200,000 đồng đầu tiên.
Ngoài ra, vào ngày sinh nhật, khách hàng được tặng miễn phí một chiếc
bánh, thay lời chúc mừng và quan tâm của cửa hàng đến người sử dụng dịch
vụ. Chính nhờ những khuyến mãi này đã thúc đẩy quá trình marketing truyền
miệng, đưa Starbucks đến gần hơn với khách
 Quảng cáo

 Starbucks và người nổi tiếng

Lướt qua các trang web tin tức, bạn sẽ không khó để thấy các bức ảnh chụp
bởi paparazzi khi người nổi tiếng nắm chặt đồ uống Starbucks trong tay.
Tình yêu của sao Hollywood với Starbucks nâng tầm sản phẩm thành biểu
tượng của sự sang trọng mà chúng ta, những người bình thường, có thể dễ
dàng mua được, chứ không khó khăn như sở hữu túi Hermes hay đồng hồ
Rolex. Nói cách khác, chúng ta cũng có thể có một điểm giống người nổi
tiếng: cùng uống Starbuks.

Đối với chuỗi cà phê “nàng tiên cá”, hình ảnh người nổi tiếng công khai uống

Starbucks là một “món quà trời ban” cho thương hiệu cũng như túi tiền của
họ . Thật vậy, Starbucks không phải mất chi phí thuê người nổi tiếng tham
gia vào các chiến dịch quảng cáo vì họ đã luôn làm điều này miễn phí.
 Đăng quảng cáo lên TV ,youtube ,Facebook,....
 Viết sai tên khách hàng
-Starbucks sử dụng chiếc lước marketing cố tình viết sai tên của khách trên
sản phẩm ,cách làm này của Starbucks 1 là gây cho khách hàng sự nhạc
nhiên,hào hứng, 2 là bực bội ,khó chịu nhưng chung quy khách hàng co sưu
hướng đăng lên mạng xa hội thì sẽ có nhiều người biết đến Starbucks 1 cách
tự nhiên, mà Starbucks không cần mất tiền quảng cáo.
 Thương Mại điện tử
 Qua mạng xã hội :
Sự hiện diện của Starbucks trên Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest
biến hoạt động uống cà phê thành một sở thích mà khách hàng dễ dàng chia
sẻ với bạn bè và gia đình. Ví dụ: Starbucks thường xuyên đưa ra các ưu đãi
thông qua hình thức like, share, comment trên mạng xã hội, từ đó tăng tỷ lệ
tương tác cũng như độ phủ của sản phẩm đến người dùng.
-starbucks có hơn 27 triệu người hâm mộ ,hơn 2 triệu follow trên Twitter
thông mạnh

 Quan hệ công chúng :

 Làm tự thiện :
Vào tháng 3, Starbucks công bố chương trình hợp tác với Food Donation
Connection và Feeding America, hai tổ chức xã hội có mục tiêu giảm lãng
phí thực phẩm và nạn đói nghèo tại Mỹ. Vào cuối giờ hàng ngày, thành viên
của hai tổ chức này tới các cửa hàng của Starbucks, nhận những suất ăn chưa
bán được, vận chuyển trên những xe giữ lạnh tới những địa điểm phát thức ăn
từ thiện cho người nghèo và người vô gia cư.
5 tháng kể từ khi bắt đầu chương trình, Starbucks đã trao tặng được hơn
300.000 suất ăn tại Mỹ và đang hướng tới mục tiêu tặng 50 triệu suất ăn trong
5 năm tới.

 Xây dựng Cửa hàng Xanh


Starbucks luôn tìm kiếm các cách cải thiện hiệu suất môi trường trong các
cửa hàng của mình.
Một trong những cách tốt nhất để giảm tác động đến hành tinh
của chúng ta là thiết kế và xây dựng các cửa hàng theo cách thức có
trách nhiệm về môi trường. Starbucks thực hiện việc này bằng cách sử
dụng các chiến lược tiết kiệm năng lượng và nguồn nước và chọn sử
dụng phương pháp xây dựng và vật liệu xây dựng xanh.
 Bảo tồn năng lượng bằng cách để các cửa hàng trang bị điều hòa nhiệt
độ chỉ để 24°C thay vì 22°C vào những ngày ấm
 Tiết kiệm nước bằng cách sử dụng các vòi thổi áp suất cao để làm sạch
bình pha thay vì để nước chảy qua
 Lắp đặt các van dòng thấp trong toàn cửa hàng
 Lắp đặt tủ đựng làm từ 90% vật liệu hậu công nghiệp (nếu có), không
có fomanđêhyt
 Cải thiện hiệu suất chiếu sáng
 Sử dụng đá lát sàn tái chế
 Sử dụng các sản phẩm gỗ do Hội đồng Quản lý Rừng–chứng nhận (nếu
có)
 Sử dụng sơn có lượng hóa chất hữu cơ dễ bay hơi
 Giảm dấu ấn cácbon bằng cách tìm nguồn cung ứng vật liệu xây dựng
tại địa phương nếu có thể

Trên đây là bài của nhóm em, cảm ơn cô đã đọc!

You might also like