You are on page 1of 22

TUẦN 10

CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH


KẾ HOẠCH TUẦN I - GIA ĐÌNH CỦA BÉ.
Thực hiện từ ngày 21 đến ngày 25/10/ 2019

Hoạt Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6


động
Đón trẻ - Nghe các bài hát bài thơ, đồng dao, ca dao,câu đố, hò vè...

TCS - Thể hiện điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh
giao tiếp.

Thể dục - Khởi động.


sáng - Trọng động : Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp trên
nên nhạc bài hát Cả nhà thương nhau với nhịp (2lx8n).
+ Hô hấp : Ngửi hoa.
+ Tay1 : Đưa tay ra phía trước, sau.
+ Bụng 1 : Đứng cúi về phía trước.
+ Chân 1 : Khuỵu gối.

Hoạt PTTC PTNT PTNN PTNN PTNN


động học Ném xa Trò chuyện Nặn đồ Đếm trên Chuyện :
bằng 1 tay về gia đình dùng trong đối tượng Ba cô gái
bé gia đình bé trong phạm
( ĐT) vi 7, số
lượng, chữ
số 7.
Hoạt HĐCĐ HĐCĐ HĐCĐ HĐCĐ HĐCĐ
Trò chuyện Trò chuyện Nhặt đá sỏi Làm quen Hát bài:
động về những
ngoài về gia đình xếp chữ cái chuyện: Ba Con chim
bé. vâ ̣t dụng đã học. cô gái. vành
trời nguy hiểm khuyên.
đối với trẻ.
TCVĐ
TCVĐ TCVĐ HĐCĐ TCVĐ
Chồng nụ,
Lộn cầu Cướp cờLQ Truyện: Nu na nu
chồng hoa.
vồng. Ba cô gái nống.
Gieo hạt.
Mèo đuổi Kéo cưa TCVĐ Mèo đuổi
chuột. lừa xẻ Kéo co chuột.
CTD
CTD
CTD CTD Trẻ chơi CTD
Trẻ chơi với
Trẻ chơi với Trẻ chơi với bóng Trẻ chơi
đồ chơi có
đồ chơi có với đồ chơi với đồ chơi với đồ
sẳn và một
sẳn và một số đồ chơi có sẳn và có sẳn và chơi có
số đồ chơi cô chuẩn bị. một số đồ một số đồ sẳn và
cô chuẩn bị. chơi cô chơi cô một số đồ
chuẩn bị. chuẩn bị. chơi cô
chuẩn bị.
1. Nội dung:
- Góc phân vai: Chơi mẹ con, bán hàng, bác sỹ
- Góc xây dựng của bé : Xây dựng ngôi nhà của bé.
- Góc học tập: Đếm số lượng trong phạm vi 7, ôn chữ cái.
- Góc nghệ thuật : Tô màu tranh vẽ về gia đình, đắp tranh cát đồ
dùng trong gia đình.
- Góc thiên nhiên: Cho trẻ in đối xứng các đồ vật trên cát, chơi với
đá, sỏi, nước, chăm sóc hoa…
2. Mục tiêu:
- Trẻ biết thể hiện được vai chơi mẹ con, vai nhân viên bán hàng.
- Biết dùng các vật liệu xây dựng để xây dựng ngôi nhà của bé.
Hoạt - Biết trật tự nghiêm túc để đếm số lượng trong phạm vi 7.
động góc - Trẻ biết cách tô màu tranh về gia đình..
- Biết in đối xứng được các đồ vật, chơi không làm cát, nước rơi
tung tóe khắp nơi.
3. Chuẩn bị:
- Đồ chơi để trẻ chơi khám bệnh, bán hàng, nấu ăn.
- Các vật liệu để chơi xây dựng ngôi nhà của bé.
- Chữ số 7, các đồ dùng có số lượng 7.
- Tranh về gia đình, bút sáp màu.
- Các đồ vật để trẻ in, cát, nước, cây.
+ Sắp xếp các góc chơi hợp lí.
4. Tiến hành:
a. Thỏa thuận trước khi chơi:
Cô giới thiệu nội dung góc chơi:
- Cho trẻ tập trung bên cô, cô giới thiệu về nội dung chơi ở các
góc chơi:
* Góc phân vai: Các con đến đó làm mẹ con, bàn hàng ở cửa hàng
tạp hoá phục vụ cho mọi người.
* Góc xây dựng: các con sẽ làm những kĩ sư xây dựng và dùng
các vật liệu để xây dựng ngôi nhà của bé thật đẹp.
* Góc học tập các con hãy ôn chữ số 7, tìm những đồ dùng có số
lượng 7.
* Góc nghệ thuật : Bồi đắp cát, xé dán, vẽ đồ dùng trong gia đình
bé.
* Góc thiên nhiên các con chơi dùng các vật in đối xứng các đồ
vật trên cát, chơi với nước, chăm sóc các loại hoa.
- Bây giờ các con hãy trở về góc chơi của mình đi nào. (Trẻ về góc
chơi và nhận vai chơi mà trẻ thích).
b. Quá trình chơi:
- Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý bao quát hướng dẫn thêm cho
trẻ, xử lí tình huống…
- Gần hết giờ cô nhắc trẻ để trẻ hoàn thiện sản phẩm của mình.
c. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô về các góc chơi nhận xét, sau đó tập trung trẻ lại góc nổi bật
để tham quan, nhận xét.
- Nhận xét chung cả lớp, tuyên dương, cắm hoa.

Vệ sinh - Lợi ích của vệ sinh thân thể đối với sức khỏe.

Ăn - Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày.

Ngủ -Trẻ biết để chăn, gối, chiếu đúng nơi quy định.

Hoạt Hướng dẫn Đặc điểm, - Yêu mến - Đi và đập  - Sử


động trò chơi: ích lợi của quan tâm bắt bóng. dụng vở
chiều Chồng nụ, mặc trang đến người toán
chồng hoa. phục phù thân trong (T19)
hợp với thời gia đình.
tiết.
Trả trẻ - Trao đổi tình hình hoạt động trong ngày của trẻ.
- Nghe các bài hát bài thơ, đồng dao, ca dao,câu đố, hò vè…

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY


Thứ 2 ngày 21 tháng 10 năm 2019
Nội dung Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức
HĐH - Trẻ biết ném I. Chuẩn bị:
PTTC xa bằng một tay - Vòng thể dục đủ cho trẻ.
Ném xa đúng kĩ thuật. - Túi cát 30 túi.
- Trẻ biết dùng II. Tiến hành:
bằng 1 tay.
lực của cánh 1. Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú.
tay đẩy vật đi - Vừa rồi cô gặp bạn Thỏ Trắng. Bạn Thỏ
xa. Trắng nói với cô rằng bà của bạn ấy bị ốm,
- Rèn luyện kĩ nhưng bạn không về thăm bà của mình được vì
năng quan sát, nhà của bà bạn rất xa. Các con có muốn giúp
chú ý, ghi nhớ bạn Thỏ Trắng về thăm bà của mình không?
động tác. - Bây giờ, chúng ta làm thành một đoàn tàu đưa
- Rèn luyện kĩ bạn ấy về thăm bà nhé!
năng phối hợp 2. Hoạt động 2: Nội dung
nhịp nhàng a. Khởi động
giữa các vận - Trẻ vừa đi vòng tròn vừa làm theo hiệu lệnh
động của cơ của cô: Đi chậm, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng
thể: lực của gót chân, đi khom, chạy nhanh, chạy chậm.
cánh tay và sức b.Trọng động
bật của chân. * Bài tập phát triển chung ( Tập các động tác
- Trẻ biết kiên theo nhịp 2lx8n).
nhẫn chờ đợi, - Đội hình 3 hàng ngang
biết vâng lời và x x x x x
làm theo sự x x x x x
hướng dẫn của x x x x x
cô. + Tay1 : Đưa tay ra phía trước, sau.
- Trẻ tích cực,
tự giác tham + Bụng 1 : Đứng cúi về phía trước.
gia các bài tập + Chân 1 : Khuỵu gối.
và trò chơi. * Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay.
- Bà bạn thỏ trắng bị ốm nên không có ai giúp
bà cho cá ăn. Các con có muốn giúp bà không?
- Hồ nhà bà rộng lắm. Do đó, các con phải ném
thức ăn ra thật xa thì những chú cá mới ăn
được. Muốn thế, các con hãy cùng cô luyện
tập.
- Bây giờ, cô sẽ tập cho các con “ném xa bằng
một tay”. Muốn làm đúng và đẹp, các con hãy
chú ý xem cô làm mẫu!
- Bạn nào có thể lên thực hiện được bài tập
này?
( cho trẻ lên làm theo sự suy nghĩ của trẻ)
- Cô làm mẫu
+ Lần 1: cô làm mẫu rỏ ràng, chính xác từ đầu
đến cuối động tác, không giải thích.
+ Lần 2: cô làm mẫu chậm từng chi tiết kĩ thuật
của bài tập theo đúng trình tự, kết hợp giải
thích:
Tư thế chuẩn bị: Cô đứng chân trước, chân
sau trước vạch xuất phát. Tay cầm túi cát cùng
phía với chân sau, khi có hiệu lệnh cô đưa tay
từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném đi
xa. Sau đó đến lượm túi cát để vào chổ củ và đi
đến cuối hàng.
Cô cho một số trẻ lên thực hiện. Cô quan sát trẻ
thực hiện, nhắc nhở, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ tự tập luyện, lần lượt từng trẻ thực
hiện 2 – 3 lần.
* Trò chơi vận động: Trò chơi “ thi ai ném
giỏi”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần
- Cô nhận xét, đánh giá kết quả chơi.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Kết thúc
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
- Nhận xét tuyên dương.
HĐNT - Trẻ biết gia I. Chuẩn bị :
HĐCĐ đình mình có - Sân chơi: rộng sạch sẽ
Trò những ai. - Hình ảnh về gia đình.
chuyện về - Trẻ trả lời câu - Máy bay, chong chóng, bóng…
gia đình hỏi rõ ràng, II. Tiến hành :
bé. mạch lạc. 1. HĐCĐ: Trò chuyện về gia đình bé.
TCVĐ - Trẻ hứng thú - Cho trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau.
Lộn cầu vào trò chơi, + Các con vừa hát bài gì?
vồng. chơi đúng luật + Trong bài hát nhắc đến ai?
Mèo đuổi cách chơi. - Hôm nay cô cùng các con trò chuyện về gia
chuột 100 % trẻ tham đình của mình!
CTD gia vào trò chơi - Bạn nào có thể đứng lên giới thiệu về gia đình
Trẻ chơi của mình? ( cho trẻ giới thiệu theo suy nghĩ của
với đồ trẻ).
chơi có sẳn - Bây giờ chúng ta hãy quan sát xem bức tranh
và một số gia đình bạn Hoa có những ai?
đồ chơi cô - Cho trẻ lên kể về các thành viên nhà bạn Hoa.
chuẩn bị - Cô hỏi lại:
+ Nhà bạn Hoa có bao nhiêu người?
+ Có những ai?
* Giáo dục: Trẻ biết yêu quý gia đình mình.
2. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng – Mèo
đuổi chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách
chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi.
3. Hoạt động tự do:
- Chơi với bóng, máy bay và đồ chơi có sẳn
trong sân trường.
- Nhận xét tuyên dương.
SHC - Trẻ biết tên I. Chuẩn bị :
Hướng dẫn trò chơi, biết - Lớp học thoáng mát sạch sẽ.
trò chơi cách chơi, luật II. Tiến hành :
mới : chơi. 1. Hoạt động 1 : Ổn định, gây hứng thú.
Chồng nụ - Rèn luyện sức - Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với trò
chồng hoa. mạnh chân và chơi “Chồng nụ chồng hoa”.
sự phối hợp, 2. Hoạt động 2: Nội dung.
khéo léo, nhanh * Cách chơi:
nhẹn, chính 4 trẻ chơi một nhóm: 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy,
xác. 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng
chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của
- Trẻ tích cực, cháu B trồng lên bàn các ngón chân của cháu A
hứng thú tham (bàn chân dựng đứng). 2 trẻ nhảy qua rồi lại
gia trò chơi. nhảy về. Sau đó cháu A lại chồng 1 nắm tay lên
ngón chân của cháu B làm nụ. 2 trẻ lại nhảy
qua, nhảy về. Rồi cháu B lại dựng đứng tiếp 1
bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa.
* Luật chơi:
2 trẻ nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì
mất lượt phải ngồi thay cho trẻ ngồi. Nếu nhảy
không chạm vào nụ, hoa thì giành được chiến
thắng. * Tiến hành cho trẻ chơi:
- Sắp xếp cho từng nhóm trẻ chơi với nhau.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
* Nhận xét tuyên dương, trả trẻ.
 Đánh giá cuối ngày :
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2019


Nội dung Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức
HĐH - Trẻ biết được I. Chuẩn bị:
PTNT của các thành - Hình ảnh về gia đình, họ hàng, hình ảnh gia
Trò viên trong gia đình lớn – nhỏ.
chuyện về đình (ông bà II. Tiến hành:
gia đình 1. Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú.
nội ngoại, bố
bé. - Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia
mẹ, anh
đình là nơi có những người thân yêu cùng
chị…).biết mối
chung sống, mọi người trong gia đình luôn yêu
quan hệ giữa
thương, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau vậy
các thành viên
giờ học hôm nay cô và các con cùng trò truyện
trong gia đình.
về gia đình mình nhé.
- Trẻ biết được
2. Hoạt động 2: Nội dung.
trong gia đình
* Trò chuyện về gia đình bé.
có 1-2 con là
gia đình ít con, =>Gia đình là nơi các thành viên trong gia đình
từ 3 con trở lên cùng chung sống với nhau, yêu thương quan
là gia đình tâm và chăm sóc lẫn nhau. Có những gia đình
đông con, gia không sống chung với ông bà nhưng có gia
đình nhiều thế đình sống chung cùng ông bà như gia đình bạn
hệ , biết số Nam, bạn Tài…trong gia đình các con có ai?
lượng các thành - Cô đố các con biết Ông bà nội là người sinh
viên trong gia ra ai?
đình. - Ông bà ngọai là người sinh ra ai?
-Phát triển => Mỗi chúng ta ai cũng có 2 ông bà đó là ông
ngôn ngữ mạch bà ngoại và ông bà nội. Ông bà nội là người
lạc cho trẻ, trọn sinh ra bố còn ông bà ngoại là người sinh ra
câu mẹ.
- Rèn kỹ năng - Cô còn có rất nhiều những hình ảnh về gia
quan sát, ghi đình nữa cô và các con cùng quan sát nhé .
nhớ có chủ * Quan sát và thảo luận tranh:
định. *Tranh 1: Gia đình 1 con và 2 con.
- Giáo dục trẻ - Các con có nhận xét gì về gia đình này?
nề nếp học tập,
- Gia đình này có mấy người?
biết yêu thương
=> Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ.
kính trọng mọi
- Các con có nhận xét gì về gia đình này?
người trong gia
đình. - Gia đình này có mấy con?
- Vậy 2 gia đình này thuộc gia đình đông con
hay gia đình ít con?
* Tranh 2 : Gia đình có 3 con
- Cô cho trẻ xem hình ảnh gia đình?
- Các con có nhận xét gì về gia đình?
- Gia đình này có mấy người?
- Gia đình này có mấy con?
- Các con suy nghĩ xem gia đình này thuộc gia
đình đông con hay gia đình ít con?
=> Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ.
* Tranh 4: Gia đình nhiều thế hệ.
- Các con có nhận xét gì về gia đình này?
- Gia đình này có bao nhiêu người? (Cô cho trẻ
đếm)
- Các con biết không có gia đình có 1 con, gia
đình có 2 con, gia đình có nhiều con và có gia
đình thì sống chung cùng ông bà, có gia đình
sống chung với ông bà. Vì vậy mà người ta
chia ra các loại gia đình : Gia đình đông con,
gia đình ít con và gia đình nhiều thế hệ .
+ Những gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con gọi là gia
đình ít con, gia đình này có cuộc sống khá hơn
đỡ vất vả hơn.
+ Gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình
đông con, cuộc sống sẽ vất vả hơn và khó khăn
hơn.
+ Gia đình sống chung với ông bà gọi là gia
dình nhiều thế hệ hay còn gọi là gia đình lớn,
còn gia đình không sống chung cùng ông bà
gọi là gia đình nhỏ.
- Cô cho trẻ xem các hình ảnh về gia đình đông
con và gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ
=>Giáo dục: Cho dù mỗi gia đình có số lượng
thành viên khác nhau, nhưng mọi người trong
gia đình đều thương yêu chăm sóc giúp đỡ lẫn
nhau biết kính trọng yêu thương ông bà cha
mẹ , các con chăm ngoan học giỏi.
+ So sánh gia đình đông con và gia đình ít
con
- Giống nhau: Có bố mẹ và con
- Khác nhau: Gia đình có ít con và gia đình có
đông con
* Trò chơi ''Về đúng nhà''
- Cô giới thiệu trò chơi:
- Cách chơi: Cô phát cho các con mỗi bạn một
hình vuông hoặc hình tam giác, và cô có ngôi
nhà gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình
nhiều thế hệ. Các con vừa đi vừa hát khi có
hiệu lệnh tìm nhà thì những bạn có hình vuông
sẽ về nhà có đông con , những bạn có hình tam
giác tìm về nhà ít con, những bạn có hình chữ
nhật về nhà nhiều thế hệ.
- Luật chơi: bạn nào vè nhầm nha phải nhảy lò
cò tìm về đúng nhà của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Các con có yêu quý gia đình của mình không?
- Các con hát vang bài '' Niềm vui gia đình' cho
trẻ hát và đi ra ngoài.
HĐNT - Trẻ nhận I. Chuẩn bị :
biết một số đồ - Sân bãi sạch sẽ.
HĐCĐ dùng, đồ chơi - Hình ảnh 1 số đồ dùng gây nguy hiểm.
Trò - Máy bay, bong bóng...
gây nguy
chuyện về II. Tiến hành :
những vật hiểm cho bản 1. HĐCĐ:  Trò chuyện về những vật dụng gây
dụng nguy thân. nguy hiểm cho trẻ.
hiểm đối -  Rèn cho trẻ - Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô sẽ
với trẻ kĩ năng tự bảo hướng dẫn các con Trò chuyện về những vật
TCVĐ vệ bản thân dụng gây nguy hiểm cho trẻ.
Chồng nụ mình, biết cách - Theo các con ở lớp và ở nhà chúng mình
chồng hoa
chơi và sử dụng những nơi nào, những đồ dùng nào có thể gây
Gieo hạt
một số loai đồ nguy hiểm cho bản thân?
CTD
Trẻ chơi dùng, đồ chơi, - Để biết bạn trả lời đúng không các con cùng
với đồ biết quan sát, nhìn lên? ( Đưa hình ảnh cho trẻ xem)
chơi có sẳn trả lời câu hỏi + Con vừa được xem gì?
và một số của cô rõ ràng + Bạn nhỏ đang làm gì? Bạn làm như vậy đúng
đồ chơi cô mạch lạc. hay sai? Vì sao con nói là sai?
chuẩn bị.
- Trẻ hứng thú + Vậy theo các con, ở tuổi của các con có được
tham gia vào sử dụng dao không?
trò chơi. + Điều gì xảy ra nếu con chơi với dao?
- 93-95% trẻ - Ngoài dao ra, các con có biết vật dụng gì sắc
đạt yêu cầu.
nhọn nữa?
- Giáo dục trẻ.
2. Trò chơi vận động: Chồng nụ chồng hoa –
Gieo hạt.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách
chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi.
3. Hoạt động tự do:
- Chơi với máy bay, lá, giấy và đồ chơi có sẳn
trong sân trường..
- Nhận xét tuyên dương.
SHC - Trẻ nhận biết I. Chuẩn bị :
Đặc điểm, được sự thay - Lớp học thoáng mát.
ích lợi củađổi của một số - Tranh hiện tượng các thời tiết.
mặc trang hiện tượng thời II. Tiến hành:
phục phù tiết : nắng 1. Hoạt động 1: Ổn định.
hợp với ,mưa, nóng Cho trẻ xem đoạn ghi hình và ghi âm bài hát về
thời tiết.lạnh,..và biết thời tiết
lựa chọn trang -  Trò chuyện về 1 số hiện tượng thời tiết có
phục phù hợp trong bài hát đó 
với thời tiết . 2. Hoạt động 2: Nội dung
- Phân biệt Sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết :
được trang - Phát cho mỗi đội 1 bức tranh về các hiện
phục, đồ dùng tượng thời tiết : nắng , mưa, nóng,lạnh,..Cho trẻ
phù hợp với xem tranh theo nhóm , gọi tên các hiện tượng
thời tiết . thời tiết có trong tranh.
- Phát triển - Đàm thoại:
ngôn ngữ mạch + Khi gặp các hiện tượng trên chúng ta phải
lạc, mở rộng làm gì ?
vốn từ về các + Mặc trang phục như thế nào phù hợp với thời
đồ dung trang tiết?
phục theo thời + Mặc theo sở thích có phải ăn mặc phù hợp
tiết . với thời tiết không?( Cô ví dụ mặc quần áo
mùa hè vào mùa đông,..)
=> Các con phải biết mặc trang phục phù hợp
với thời tiết: Khi rét các con mặc áo ấm, trời
nắng các con mặc áo ngắn…
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét – tuyên dương – trả trẻ.
* Đánh giá cuối ngày :
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Thứ 4 ngày 23 tháng 10 năm 2019


Nội dung Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức
HĐH - Trẻ biết nặn I . Chuẩn bị :
PTTM được một số đồ - Một số hình ảnh đồ dùng gia đình trên trên ti
Nặn đồ dùng gia đình vi.
mà mình thích, - Mẫu nặn của cô: Bát, đĩa, thìa.
dùng trong
biết đặt tên cho - Đất nặn bảng con bàn ghế, khăn lau cho trẻ.
gia đình bé sản phẩm của II . Tiến hành :
( ĐT) mình. 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Trẻ biết chia Trò chuyện: Vào học rồi cô mời các con hãy
đất, biết sử dụng hướng lên màn hình xem có những hình ảnh gì
kĩ năng: Xoay nhé?
tròn, lăn dọc, ấn - Cô vừa cho các con xem những hình ảnh gì
bẹt, làm lõm nào?
biết gắn kết,
dính các bộ - Trẻ kể những gì trẻ nhìn thấy.
phận để tạo ra - Đúng rồi! Cô vừa cho các con xem rất nhiều
sản phẩm hoàn hình ảnh về các đồ dùng trong gia đình như :
chỉnh Bát, ấm, soong, tủ, bàn, ghế……Những đồ
- Rèn luyện kỹ dùng đó rất có ích cho cuộc sống của chúng ta,
năng quan sát, có một số đồ dùng rất dễ vỡ vì vậy các con hãy
ghi nhớ, trí sử dụng cẩn thận, không làm vỡ các con nhớ
tưởng tượng, chưa nào!
sáng tạo và
- Giờ hoạt động tạo hình hôm nay cô sẽ cho các
năng lực thẩm
con sử dụng những bàn tay khéo léo của mình
mĩ cho trẻ
để nặn đồ dùng trong gia đình. Muốn nặn được
- GD trẻ biết
sản phẩm đẹp thì các con hãy chú ý nhé!
yêu quý, bảo vệ
2. Hoạt động 2: Nội dung
giữ gìn các đồ
* Quan sát mẫu:
dùng trong gia
- Muốn nặn đẹp các con hãy quan sát mẫu gợi
đình và các sản
ý của cô
phẩm mình tạo
- Trời tối!
ra.
- Trời sáng!
Kết quả mong
+ Quan sát cái bát.
đợi 90 -92%
- Có gì xuất hiện nào?
- Các con có nhận xét gì về hình dạng cái
bát?
- Nếu chúng ta sờ vào cái bát thấy như thế nào?
- Màu sắc của nó như thế nào?
- Muốn nặn được cái bát cô đã dùng những kỷ
năng gì để nặn?
Cô khái quát hình dáng, màu sắc, kỹ năng để
nặn ra cái bát
+ Quan sát cái thìa:
- Các con có nhận xét gì về cái thìa?
- Muốn nặn được cái thìa thì con dùng kĩ năng
gì để nặn?
Cô khái quát hình dáng, màu sắc , kỹ năng để
nặn ra cái thìa
+ Quan sát cái dĩa:
- Cô có đồ dùng gì?
- Các con có nhận xét gì về cái dĩa của cô?
- Các con sẽ sử dụng kĩ năng gì để nặn?
- Cô khái quát hình dáng, màu sắc , kỹ năng để
nặn ra cái dĩa
- Ngoài ra các đồ dùng khác nữa như ca cốc
soong nồi và các đồ dùng sinh hoạt khác nữa ).
* Hỏi ý định của trẻ:
- Cô hỏi 4-5 trẻ
- Con sẽ nặn đồ dùng gì?
- Muốn nặn được con dùng kĩ năng gì để nặn?
- Con sẽ chọn màu sắc như thế nào?
- Muốn sản phẩm đẹp con sẽ làm gì?
- Cô cũng cố lại những ý kiến của trẻ.
* Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ thực hiện cô mở nhạc.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý quan
sát hướng dẩn thêm cho trẻ. (chú ý vào những
trẻ nêu ý định và những trẻ chậm Cô gợi ý cho
trẻ nặn hoa, lá, để trang trí.Cô gợi ý để trẻ đặt
tên cho đề tài).
* Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho đưa sản phẩm xem chung, cô giới
thiệu, cho trẻ quan sát, cô gợi hỏi trẻ:
- Cô mời 3 - 4 trẻ có ý định ban đầu lên giới
thiệu về sản phẩm của mình. cho trẻ nhận xét
sản phẩm nào đẹp trẻ thích
- Cô nhận xét chung.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Giờ học hôm nay cô cháu mình đã nặn gì?
Những sản phẩm các con vừa nặn xong cô sẽ
trưng bày lên góc nghệ thuật để triển lãm cho
mọi người cùng xem
- Giáo dục: Để có được những đồ dùng đó phải
biết giữ gìn cẩn thận.

HĐNT - Trẻ biết nhặt I. Chuẩn bị :


đá, sỏi để xếp - Sân bãi sạch sẽ, an toàn.
HĐCĐ thành chữ cái - Đá, sỏi.
Nhặt đá đã học. - Hột hạt, bóng, máy bay, ô tô.
sỏi xếp - Trẻ biết cách II. Tiến hành :
chữ cái đã chơi luật chơi 1. HĐCĐ: Nhặt đá sỏi xếp chữ cái đã học.
học. tham gia tốt - Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô sẽ cho
TCVĐ vào trò chơi. các con nhặt đá sỏi xếp chữ cái đã học.
Cướp cờ 100 % trẻ tham - Các con được làm quen với các chữ cái gì?
Kéo cưa gia vào trò chơi - Hôm nay các con sẽ tìm nhặt đá, sỏi để xếp
lừa xẻ chơi vui vẽ thành các chữ cái đã học nhé!
CTD không tranh - Cho trẻ thực hiện ( cô bao quát hướng dẫn
Trẻ chơi giành đồ chơi thêm cho trẻ).
với đồ 90 - 92% trẻ đạt - Nhận xét tuyên dương
chơi có sẳn yêu cầu. 2. Trò chơi vận động: Cướp cờ - Kéo cưa lừa
và một số xẻ.
đồ chơi đã - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách
chuẩn bị. chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi.
3. Chơi tự do:
- Chơi với máy bay,ô tô, phấn, đồ chơi có sẵn,
cô bao quát .
- Nhận xét , tuyên dương .
SHC - Trẻ biết gia I. Chuẩn bị:
đình mình có - Lớp học sạch sẽ.
Yêu mến những ai, nơi - Một số tranh ảnh vẽ gia đình , vẽ ngôi nhà
quan tâm ăn ngủ của gia II. Tiến hành:
đến người đình 1. Hoạt động 1: Ổn định.
thân trong - Rèn kỹ năng - Cả lớp cùng hát “cả nhà thương nhau”
gia đình. ghi nhớ, trả lời - Các con vừa hát bài gì?               
câu hỏi rõ ràng. - Bài hát nói về ai?
- Giáo dục cháu - Cùng sống chung một ngôi nhà còn gọi là
biết yêu thương sống chung một gia đình . Gia đình con có
quan tâm chia những ai?
sẻ với mọi 2. Hoạt động 2: Nội dung.
người trong gia - Cô đưa tranh gia đình ra  cho cháu  xem và
đình nói trẻ: Cô có quà tặng các con, con hãy
xem đó là gì nào nhé!
      + Bức tranh vẽ gì?
      + Ngôi nhà có những gì?
      + Trong nhà có những ai?
=> Cô giới thiệu : đây là gia đình bạn Hương ,
gia đình bạn có mấy người ( Cháu đếm )  Bố,
Mẹ Anh hai , Hương, Thế gia đình bạn Hương
là gia đình như thế nào? Mọi người sống vui vẻ
bên nhau trong một ngôi nhà...”
Ở gia đình con có những ai, nhà mình có những
phòng nào con giới thiệu cho cả lớp biết nhé!
- Cho trẻ tự giới thiệu về mình
     + Gia đình con có những ai?
     + Trong nhà có những phòng nào?
      + Phòng ăn để làm gì?
      + Phòng ngủ để làm gì?
- GD : Gia đình là nơi con sinh ra sống làm
việc. Mọi người phải biết yêu thương đùm bọc
giúp đỡ lẫn nhau, chăm sóc yêu quý gia đình
của mình , vâng lời cha mẹ , lễ phép với người
lớn.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

* Đánh giá cuối ngày :


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 2019


Nội dung Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức
HĐH - Trẻ biết đếm I. Chuẩn bị:
PTNT đến 7, nhận biết - Đồ dùng của trẻ: loto mỗi trẻ 7 củ cà rốt, 7
Đếm trên các nhóm có 7 con thỏ, thẻ chử số từ 1-7.
đối tượng đối tượng. - Đồ dùng cô giống trẻ kích thước lớn hơn.
trong - Nhận biết và - Một số đồ dùng đặt xung quanh lớp có số
phạm vi phát âm đúng lượng 5.6.7
7, số chữ số 7. II. Tiến hành:
lượng, - Phát triển kĩ 1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
chữ số 7. năng quan sát và
Chào mừng Các con đã đến với chương trình
khả năng tư duy
học toán của ngày hôm nay!
của trẻ.
- Hát bài “ Cả nhà thương nhau”.
- Hứng thú tham
- Các con ạ! Trong mỗi gia đình chúng ta ai
gia vào hoạt
cũng có nhiều đồ dùng dể phục vụ cho sinh
động.
hoạt hàng ngày cũng có nhu cầu riêng cho mỗi
- Có ý thức trong
gia. Hôm nay cô dạy các con bài học “Đếm
hoạt động
trên đối tượng trong phạm vi 7, số lượng, chữ
- Kết quả mong
số 7.” Thông qua một số đồ dùng và thực
đơi: 90-92%
phẩm của trong gia đình mình nha!.
2. Hoạt động 2: Nội dung
* Phần 1: Ôn luyện đếm các nhóm trong
phạm vi 6.
Vừa rồi các con ai cũng tham gia bài hát về
gia đình rất là sôi động giờ cô sẽ cho các con
đến tham nhà cô bạn Hoa nhé! Bạn nào giỏi
hãy tìm xem trong nhà cô bạn Hoa có những
nhóm đồ dùng gì có số lượng là 6.
( trẻ lên tìm, đếm và tìm thẻ số 6 đặt dưới
nhóm đồ vật có số lượng tương ứng).
*Phần 2: Tạo nhóm có số lượng 7, đếm đến
7, nhận biết số 7.
- Vừa rồi chúng ta đã đến thăm nhà bạn Hoa
và nhà bạn Hoa đã tặng cho các con một rá đồ
chơi các con hãy lấy về xem nhà bạn đã tặng
những gì?
- Chúng mình cùng xem trong rá có gì? Cà rốt
và Thỏ
- Các con hãy xếp tất cả các chú Thỏ trong rá
ra nào
( trẻ xếp thành hàng ngang từ trái qua phải).
- Các con hãy lấy 6 củ cà rốt xếp dưới mỗi
chú Thỏ là một củ cà rốt.
- Bây giờ các con hãy đếm xem có bao nhiêu
củ cà rốt nhé.
- Các con có nhận xét gì về số thỏ và số cà
rốt? (không bằng nhau).
- Số lượng nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít
hơn?
( nhóm Thỏ nhiều hơn cà rốt).
- Vì sao con biết nhiều hơn? (vì thừa ra một
chú Thỏ không có cà rốt).
- Thỏ nhiều hơn số cà rốt là mấy.( là 1).
- Làm thế nào để số cà rốt bằng số lượng Thỏ?
( Thêm 1 củ cà rốt).
- Đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt? ( Cô và trẻ
đếm).
- 6 củ cà rốt thêm 1 củ cà rốt là mấy củ cà rốt?
(7 củ cà rốt).
- Cô kết luận: 6 củ cà rốt thêm 1 củ là 7.
( Cô cho 1-2 trẻ nhắc lại).
- Cho trẻ đếm lại số Thỏ.
- Có bao nhiêu Thỏ?
- Số Thỏ và số cà rốt như thế nào với nhau?
( bằng nhau).
- Bằng nhau là mấy? ( là 7). Vậy số mấy sẽ
biểu thị cho nhóm có số lượng 7. ( gọi 2-3 trẻ).
* Cô kết luận: Nhóm Thỏ, cà rốt nhiều bằng
nhau và cùng bằng 7. Vậy số 7 dùng để chỉ
các nhóm có số lượng là 7.
- Cô giới thiệu thẻ số 7.
- Cấu tạo chữ số 7 (chữ số 7 gồm có 1 nét
ngang và 1 nét xiên, nét ngang nằm ở trên đầu
phía bên trái của nét xiên).
- Cô phát âm, sau đó cho trẻ phát âm.
- Phát âm theo tổ, nhóm, cá nhận.(cô chú ý sữa
sai).
- Trong rá các con cũng có số 7, các con hãy
nhanh tay chọn số 7 và đặt vào nhóm đối
tượng có số lượng là 7.
- Cho trẻ bớt dần số lượng Thỏ sau mổi lần
bớt nói kết quả biểu thị số, phát âm ( bớt dần
đến hết số lượng cà rốt).
- Xung quanh lớp có rất nhiều nhóm đồ dùng
đồ chơi có số lượng là 7 bạn nào lên tìm cho
cô nào?( Trẻ lên tìm nhóm đồ vật có số lượng
7, chọn số 7 đặt vào nhóm.
*Phần 3: Luyện tập.
Vừa rồi các con đã học rất giỏi rồi bây giờ cô
sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi.
* TC1: Cùng lắng nghe..
- Cô cho trẻ vỗ 7 cái vỗ tay. Cô vừa cho các
con vỗ mấy cái vỗ tay? 7 cái
Lần này sẽ khó hơn nhé chúng mình sẽ bật
nhảy tương ứng tiếng sắc xô của cô.
- Cô vỗ mấy tiếng sắc xô? Chúng mình bật
nhảy mấy lần?
Trẻ chơi 1-2 lần.
* TC2: “Tạo nhóm”: 
Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi cô nói “Tạo nhóm
có 7 bạn” trẻ phải tìm nhanh nhóm có 7 bạn.
( Cho trẻ chơi 2-3 lần và thay đổi số lượng tạo
nhóm).
* Hoạt động 3: Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tuyên dương.
- Cắm hoa bé ngoan.
HĐNT - Trẻ biết tên câu I. Chuẩn bị :
chuyện, hiểu - Câu truyện: Ba cô gái.
HĐCĐ được về nội dung - Dây thừng.
LQ câu chuyện. - Phấn, bóng, máy bay...
Truyện: Ba - Tham gia tốt II. Tiến hành :
cô gái vào trò chơi, 1. HĐCĐ: LQ truyện: Ba cô gái
TCVĐ chơi đúng luật - Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô sẽ cho
Kéo co cách chơi. các con làm quen với câu truyện kể về tình
CTD - Trẻ hứng thú cảm của các cô con gái giành cho mẹ của
Trẻ chơi tham gia vào trò mình, đó là câu truyện “ Ba cô gái”.
với bóng. chơi. - Cô kể cho trẻ nghe.
90-92% trẻ đạt - Cô giới thiệu tên câu truyện, tên tác giả?
yêu cầu. - Đàm thoại về nội dung câu chuyện:
+ Trong câu chuyện có ai?
+ Bà mẹ trong truyện như thế nào?
+ Ai đã giúp bà mẹ gửi thư?
+ Cuối cùng ai đã về thăm mẹ?
+ Qua câu truyện ai là người con hiếu thảo?
- Giáo dục: Trẻ phải biết yêu thương gia đình
mình, biết giúp đỡ mẹ làm 1 số công việc nhỏ.
2. Trò chơi vận động: Kéo co.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách
chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi.
3. Hoạt động tự do:
- Chơi với bóng.
- Nhận xét tuyên dương.
SHC - Trẻ biết đi đập I. Chuẩn bị :
Đi đập và mạnh bóng - Lớp học thoáng mát
bắt bóng. xuống sàn và - Bóng cao su.
đón bắt bóng II. Tiến hành:
bằng hai tay khi 1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.
bóng nảy lên. - Trên tay cô có gì đây? ( quả bóng)
- Phối hợp nhịp - Với quả bóng này các con sẽ làm gì? ( ném,
nhàng các vận đá...)
động với các - Hôm nay với quả bóng này cô sẽ hướng dẫn
giác quan. cho các con: Đi đập và bắt bóng.
- Rèn phản xạ xạ 2. Hoạt động 2: Nội dung.
nhanh và khéo. - Bạn nào biết cách thực hiện vận động này lên
thực hiện cho cô và các bạn cùng xem. ( trẻ
thực hiện theo sự hiểu biết của mình)
- Cô thực hiện mẫu:
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Giải thích “ Khi có hiệu lệnh thì cô
vừa đi vừa đập bóng xuống sàn, mắt nhìn theo
bóng, đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy
lên, không ôm bóng vào ngực, không làm rơi
bóng. Vận động phải được thực hiện liên tục.
- Cho trẻ lần lượt thực hiện. ( cô bao quát trẻ).
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét – tuyên dương – trả trẻ.

* Đánh giá cuối ngày :


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 25 tháng 10 năm 2019
Nội dung Mục tiêu Phương pháp- hình thức tổ chức
PTNN: - Trẻ có thể hiểu I. Chuẩn bị:
(Văn học) nội dung câu - Giáo án, powerpoint truyện Ba cô gái.
Chuyện: chuyện. Nhớ - Trang phục, dụng cụ của các nhân vật trong
Ba cô gái”
được diễn biến truyện để trẻ đóng kịch
của câu truyện, - Bài hát: Múa cho mẹ xem, Cả nhà thương
các nhân vật nhau
trong truyện - Máy vi tính, máy chiếu
Trẻ biết tính - Mô hình sa bàn câu truyện Ba cô gái
cách các nhân II. Tiến hành:
vật, nhắc lại *Hoạt động 1: Gây hứng thú:
được lời thoại Lớp hát theo nhạc bài: " Cả nhà thương nhau"
đơn giản của - Trong bài hát nhắc đến ai? Cả nhà thương yêu
một số nhân vật nhau như thế nào?
Các con ạ, đã là một gia đình thì mọi người ai
theo cách hiểu
cũng thương yêu, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
của mình. Đặc biệt chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha
- Rèn luyện cho mẹ. Bởi lẽ người cha, người mẹ nào cũng hết
trẻ kỹ năng mục yêu thương chúng ta.
nghe và trả lời Hôm nay Cô sẽ kể cho các con nghe một câu
câu hỏi to, rõ chuyện mà trong đó người mẹ rất yêu thương,
ràng, mạch lạc chăm lo cho các cô con gái, không biết các cô
đủ câu, đủ ý con gái của bà có thương bà không. Bây giờ cô
thông qua hệ sẽ kể cho các con nghe câu chuyện: "Ba Cô
Gái"
thống câu hỏi
*Hoạt động 2: Kể truyện cho trẻ nghe
của cô. Trẻ biết
- Cô kể lần 1: Diễn cảm thể hiện nội dung câu
đóng vai, diễn
chuyện .
đạt lời nói của
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện gì?
vai trẻ đóng.
+ Khi nghe cô kể truyện, chúng mình thấy câu
Phát triển kỹ
truyện này như thế nào?
năng chú ý và
+ Câu truyện sẽ hay hơn khi chúng mình vừa
ghi nhớ cho trẻ.
được nghe cô kể, vừa được xem hình ảnh nội
- Qua câu
dung câu truyện , bây giờ chúng mình hãy cùng
truyện trẻ hiểu
hướng lên đây để nghe cô kể một lần nữa trên
được nội dung
powerpoint nhé!
và cảm nhận
- Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh
được tình yêu
trên powerpoint
thương mà mẹ
+ Các con vừa được nghe câu truyện gì?
dành cho mình,
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
biết thể hiện + Nội dung câu truyện nói về điều gì?
tình cảm và - Câu truyện nói về một bà mẹ sinh được ba cô
chia sẻ cảm xúc con gái, bà rất yêu thương các con, lần lượt các
của mình dành cô đi lấy chồng xa bà mẹ ở nhà một mình, một
cho mẹ, biết hôm bà bị ốm bà nhờ Sóc con đưa thư đên cho
chú ý và quan các con và bảo các con về thăm bà. Vì mải làm
tâm đến những việc không về thăm mẹ nên chị cả và chị Hai
người thân đều bị trừng phạt, người thì biến thành con rùa,
trong gia đình. người thì biến thành con nhện. Còn chị út khi
nghe tin mẹ ốm đã bỏ hết công việc đang làm
để về thăm mẹ ngay. Chị út đúng là người con
gái hiếu thảo và cô đã được hưởng cuộc sống
âm no hạnh phúc đấy các con ạ.
*Hoạt động 3: Đàm thoại + Trích dẫn
- Trích dẫn: “Ngày xưa có một người đàn bà
nghèo sinh được ba cô con gái, bà rất yêu
thương các con, bà lo cho các con từng ly từng
tí, được mẹ yêu thương chăm sóc, cả ba cô đều
lớn nhanh như thổi, cả ba đều đẹp như ánh
trăng rằm
+ Bà mẹ đối với các con như thế nào?
+ Khi các con lần lượt đi lấy chồng, chuyện gì
đã xảy ra với mẹ?
+ Bà đã nhờ ai đưa tin cho các con?
- Trích dẫn: Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi
mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một
hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết
mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ
các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên
bà không thể đến thăm các con được
+ Khi đến nhà cô chị Cả, cô đang làm gì?
+ Sóc con đã nói với cô như thế nào ?
+ Cô cả trả lời Sóc ra sao?
- Thật à Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn
quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn
về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ
xong mấy cái chậu này đã
+ Nghe cô cả nói vậy Sóc đã nói gì ?
+ Ai có thể nói giọng của Sóc con lúc này?
+ Khi sóc con vừa dứt lời, thì chuyện gì đã sảy
ra với chị cả?
+ Còn chị Hai thì sao? Khi nghe tin mẹ ốm, chị
có về thăm mẹ ngay không? Tại sao?
+ Vì không về thăm mẹ cho nên chị Hai bị
trừng phạt như thế nào?
+ Chị Út khi biết tin mẹ ốm cô đã làm gì?
+ Vì là người con hiếu thảo nên chị Út đã được
hưởng cuộc như thế nào?
+ Trong 3 cô gái con yêu quý ai nhất? Vì sao?
+ Còn các con, khi bố mẹ ốm các con sẽ làm
gì?
- Chị út là người con hiếu thảo, rất yêu thương
mẹ nên đã được hưởng một cuộc sống hạnh
phúc, còn các con, những em bé ngoan đã biết
yêu thương chăm sóc mẹ, biết làm cho mẹ vui,
cô tin rằng mẹ các con sẽ rất hạnh phúc và mẹ
sẽ ngày càng yêu các con nhiều hơn đấy
+ Để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ thì chúng
mình phải làm gì?
- Cô mong rằng trong các con sau khi nghe câu
truyện này ai ai cũng đều yêu thương và chăm
sóc mẹ cũng như những người thân trong gia
đình các con, các con có đồng ý không?
- Câu truyện “Ba cô gái” thật hay và ý nghĩa
nên đã được cô N vẽ lại để cho chúng mình
xem đấy, bây giờ các con hãy cùng ngồi thật
ngoan và hướng mắt lên phía trên để cùng xem
câu truyện Ba cô gái qua màn rối tay nhé!
- Cô kể lần 3: Rối tay
*Giáo dục:
- Các con ạ, cha mẹ là người đã sinh ra ta, và
nuôi dạy chúng ta nên người, vì vậy chúng ta
phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ, Qua câu
truyện này chúng mình cùng học tập tấm
gương của chị Út để trở thành người tốt, nếu
làm được nhiều điều tốt sẽ được mọi người yêu
mến và có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc, Các
con còn nhỏ, chúng mình hãy thể hiện lòng
hiếu thảo qua những việc làm vừa sức giúp đỡ
cha mẹ, học thật giỏi để luôn trở thành con
ngoan, trò giỏi, chúng mình có đồng ý không?
- Để có một món quà thật hay và ý nghĩa để
dành riêng tặng mẹ, tặng gia đình chúng mình,
bây giờ cô và các con sẽ cùng hát và múa bài
hát: “Múa cho mẹ xem” , chúng mình có đồng
ý không?
- Cho trẻ múa hát
- Kết thúc:
HĐNT - Trẻ biết được I. Chuẩn bị :
HĐCĐ tên bài hát, tên - Nhạc bài hát: Con chim vành khuyên.
Hát bài: tác giả. Biết hát- Dây thừng.
Con chim đúng nhịp và II. Tiến hành :
vành lời bài hát. 1. HĐCCĐ: Học thuộc lời bài hát : Con chim
khuyên. - Tham gia tốt vành khuyên.
TCVĐ vào trò chơi, - Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô sẽ cho
Nu na nu chơi đúng luật các con làm quen với bài hát “Chim vành
nống. cách chơi. khuyên” nhé.
Mèo đuổi - Trẻ hứng thú - Để hát đúng các con hãy lắng nghe cô hát đã
chuột tham gia vào nhé.
CTD trò chơi. - Cô hát cho trẻ nghe 2-3 lần.
Trẻ chơi 90-92% trẻ đạt - Cô hát và cho trẻ hát cùng cô 3-4 lần.
với đồ yêu cầu. 2. Trò chơi vận động: Nu na nu nống - Mèo
chơi có sẳn đuổi chuột.
và một số - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách
đồ chơi cô chơi
đã chuẩn - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần mỗi trò chơi.
bị - Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi.
3. Hoạt động tự do:
- Chơi với hột hạt, que, lá cây và đồ chơi có sẳn
trong sân trường...
- Nhận xét tuyên dương.
SHC - Trẻ biết đếm I. Chuẩn bị :
Làm quen đến 7, tô chữ số - Vở toán, bút chì, bút sáp màu.
vở toán 7 theo khả năng II. Tiến hành :
trang 19 của mình. 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Rèn trẻ cách - Hôm nay cô sẽ cho các con làm ở vở toán của
cầm bút, tư thế mình.
ngồi. 2. Hoạt động 2: Nội dung.
- Cho trẻ tự lấy đồ dùng của mình.
- Trẻ giữ gìn đồ
- Cô hướng dẫn trẻ:
dùng của mình. + Đếm các số lượng con gà và đọc theo tranh.
+ Tô màu số hạt trong sợi dây bằng số lượng
con gà vừa đếm.
+ Tô màu con chó, con gà có 7 chấm tròn.
+ Tô chữ số 7 theo khả năng và ý thích.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nêu gương phát bé ngoan cho trẻ và trả trẻ.

* Đánh giá cuối ngày :


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

You might also like