You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA BỘ MÔN

PHẠM NGỌC THẠCH TỔ CHỨC - QUẢN LÝ Y TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIỆC SỬ DỤNG

VIÊN UỐNG TRÁNH THAI KHẨN CẤP CỦA SINH VIÊN Y ĐA KHOA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH


TP.HCM, 02/2021
DANH SÁCH TÁC GIẢ
TỔ 11 – LỚP Y2017C

1. Trần Châu Phương Anh 9. Đỗ Nguyên Giao Ngân


2. Nguyễn Lê Đông Bình 10. Trần Thị Nhàn
3. Lưu Mỹ Dy 11. Nguyễn Ngọc Tường Phong
4. Phạm Nguyễn Quỳnh Giao 12. Trần Minh Quang
5. Huỳnh Minh Hiếu 13. Huỳnh Kim Thanh
6. Nguyễn Quốc Hưng 14. Nguyễn Lê Tiến Thịnh
7. Lê Phan Hồng Liên 15. Nguyễn Thanh Trúc
8. Nguyễn Hoàng Long 16. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1


II. TỔNG QUAN Y VĂN.................................................................................................3
1. TỔNG QUAN VỀ TRÁNH THAI KHẨN CẤP........................................................3
1.1. Định nghĩa:................................................................................................................3
1.2. Các biện pháp tránh thai:.........................................................................................3
1.2.1. Biện pháp tránh thai hiện đại:...................................................................................3
1.2.2. Biện pháp tránh thai truyền thống:...........................................................................4
1.3. Các phương pháp tránh thai khẩn cấp:..................................................................4
1.3.1. Viên uống tránh thai khẩn cấp:.................................................................................4
1.3.2. Dụng cụ đặt tử cung có chứa đồng:..........................................................................4
1.4. Đối tượng:.................................................................................................................. 6
2. TỔNG QUAN VỀ VIÊN UỐNG TRÁNH THAI KHẨN CẤP.................................7
2.1. Định nghĩa:................................................................................................................7
2.2. Hiệu quả:.................................................................................................................... 7
2.3. Tác dụng phụ:............................................................................................................ 7
2.4. Cơ chế:....................................................................................................................... 7
2.5. Phân loại:...................................................................................................................8
2.6. Chỉ định:....................................................................................................................8
2.7. Chống chỉ định:.........................................................................................................8
3. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIÊN UỐNG TRÁNH THAI KHẨN CẤP.............10
3.1. Thực trạng trên thế giới:........................................................................................10
3.2. Thực trạng tại việt nam:.........................................................................................11
4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM...................................................................12
4.1. Knowledge and attitudes of medical students about emergency contraception. 12
4.1.1. Trích dẫn tài liệu:...................................................................................................12
4.1.2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................12
4.1.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:............................................................................12

i
4.1.4. Thiết kế nghiên cứu:...............................................................................................12
4.1.5. Các nhóm biến số chính:........................................................................................13
4.1.6. Kết quả chính - Kết luân của tác giả:......................................................................13
4.1.7. Nhận định – Hạn chế:.............................................................................................14
4.2. A survey of knowledge, attitudes and practice of emergency contraception
among university students in Cameroon......................................................................14
4.2.1. Trích dẫn tài liệu:...................................................................................................15
4.2.2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................15
4.2.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:............................................................................15
4.2.4. Thiết kế nghiên cứu:...............................................................................................15
4.2.5. Các nhóm biến số chính:........................................................................................15
4.2.6. Kết quả chính – Kết luận của tác giả:.....................................................................16
4.2.7. Nhận định – Hạn chế:.............................................................................................18
4.3. Assessment of Knowledge and Attitude regarding Emergency Contraception
among Medical Students of North India......................................................................18
4.3.1. Trích dẫn tài liệu:...................................................................................................18
4.3.2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................18
4.3.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:............................................................................18
4.3.4. Thiết kế nghiên cứu:...............................................................................................18
4.3.5. Các nhóm biến số chính:........................................................................................18
4.3.6. Kết quả chính – Kết luận của tác giả:.....................................................................19
4.3.7. Nhận định - Hạn chế:.............................................................................................20
4.4. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về một số biện pháp tránh thai của
sinh viên trường cao đẳng y tế hà nội, năm 2013.........................................................20
4.4.1. Trích dẫn tên tài liệu:.............................................................................................20
4.4.2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................20
4.4.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:............................................................................20
4.4.4. Thiết kế nghiên cứu:...............................................................................................20
4.4.5. Các nhóm biến số chính:........................................................................................21
4.4.6. Kết quả chính - Kết luận của tác giả:......................................................................21
4.4.7. Hạn chế của nghiên cứu:........................................................................................21

ii
4.5. Kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên Đại học tại Hà
Nội năm 2019..................................................................................................................21
4.5.1. Trích dẫn tên tài liệu:.............................................................................................22
4.5.2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................22
4.5.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:............................................................................22
4.5.4. Thiết kế nghiên cứu:...............................................................................................22
4.5.5. Các nhóm biến số chính:........................................................................................23
4.5.6. Kết quả chính - kết luận của tác giả:.......................................................................23
4.5.7. Nhận định - Hạn chế của nghiên cứu:....................................................................23
4.6. Nhận định chung:....................................................................................................23
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................27
IV. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU........................................................................................28
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................38

iii
DANH MỤC VIẾT TẮT

BPTT Biê ̣n pháp tránh thai


BĐDS Biến động dân số
BCS Bao cao su
BPTTKC Biện pháp tránh thai khẩn cấp
CMND Chứng minh nhân dân
COCs Viên uống tránh thai kết hợp Estrogen – Progestin
Cu-IUD Dụng cụ tử cung có chứa đồng
DCTC Dụng cụ tử cung
ĐH Đại học
ĐHYK Đại học Y khoa
KTC Khoảng tin cậy
LNG Viên uống tránh thai chỉ chứa Progestin
NVYT Nhân viên y tế
QHTD Quan hệ tình dục
SKSS Sức khỏe sinh sản
STDs Các bệnh lây qua đường tình dục
SV Sinh viên
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
YĐK Y đa khoa
VTN Vị thành niên
VTN – TN Vị thành niên - Thanh niên
VUTT Viên uống tránh thai
VUTTKC Viên uống tránh thai khẩn cấp

iv
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viê ̣t nam là nước có tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhưng kèm theo đó là các
vấn đề xã hô ̣i cũng gia tăng, đă ̣c biê ̣t là trong các vấn đề y tế như chăm sóc sức khỏe sinh
sản (SKSS) khi tỉ lê ̣ nạo phá thai ở viê ̣t nam đang ở tình trạng báo đô ̣ng. Theo niên giám
thống kê y tế 2018, tổng số ca phá thai toàn quốc được báo cáo là 208 885 ca theo báo
cáo chính thức và tỉ lệ phá thai (no. of induced abortions per 100 live births) là 13.8% [1].
Tại Việt Nam hiện nay, tổng tỉ suất phá thai (total abortion rate - tar) được ước tính là
0.42, có nghĩa là trong 100 người phụ nữ thì có 42 người đã từng phá thai ít nhất 1 lần
trong đời. Trong đó, tỉ lệ phá thai trong lần mang thai đầu ở nhóm tuổi 20-24 chiếm đến
30.2% đứng hàng thứ 2 chỉ sau nhóm tuổi 25-29 (38.4%)[2]. 

Nạo phá thai gây nhiều hâ ̣u quả nghiêm trọng cho cả sản phụ và xã hô ̣i mà nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là mang thai ngoài ý muốn - chiếm 62% theo Tổng
cục thống kê năm 2016[3]. Các biê ̣n pháp tránh thai (BPTT) là phương pháp tốt nhất để
tránh các trường hợp “mang thai ngoài ý muốn”. Nghiên cứu của N.T.B.Vân và cộng sự
cho thấy 83.3% trường hợp phá thai to trong 6 tháng đầu năm 2012 là do không sử dụng
biện pháp tránh thai[4]. Vì vâ ̣y, hiểu biết và thực hành đúng các biện pháp tránh thai là vấn
đề rất quan trọng và cấp thiết. Viên uống tránh thai khẩn cấp (VUTTKC) là biê ̣n pháp
tránh thai dễ sử dụng, dễ tiếp câ ̣n và có hiê ̣u quả cao khi dùng sau khi quan hê ̣ không an
toàn: sử dụng chúng trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp có tỉ lệ thất bại là từ 0.2% đến
3%[5]. Hiê ̣u quả cuả VUTTKC sẽ giảm rõ rê ̣t và tăng tác dụng phụ, biến chứng cho người
sử dụng nếu không được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm: với VUTTKC loại 2 viên
chứa levonorgestrel, nếu uống viên đầu tiên trong vòng 24 giờ thì hiệu quả là 95%, còn
nếu sau 72 giờ hiệu quả chỉ là 54% [6]. Do đó, kiến thức đúng và đủ về VUTTKC là rất
cần thiết để có thể sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại trường Cao
Đẳng Y tế Hà Nội năm 2017 cho thấy có 99.3% sinh viên biết ít nhất một BPTT, trong đó
VUTTKC chiếm đến 82.1% nhưng có đến 73.9% sinh viên không biết thời điểm chính
xác cần sử dụng[7], dẫn đến hiệu quả không như mong muốn. Hê ̣ quả là sự thiếu tin tưởng
của phụ nữ vào viên thuốc tránh thai khẩn cấp: tỉ lê ̣ sử dụng VUTTKC chỉ chiếm 1.8%

1
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

trong tổng số biê ̣n pháp tránh được thanh thiếu niên viê ̣t nam sử dụng[8]. Các số liệu trên
đã chỉ ra một vấn đề về thái đô ̣ và hiểu biết của trẻ vị thành niên - thanh niên viê ̣t nam về
các BPTT nói chung hay VUTTKC nói riêng. Viê ̣c nâng cao kiến thức về các BPTT và
VUTTKC không dừng lại ở mức biết mà phải đúng và đủ là điều cần thiết để giảm viê ̣c
nạo phá thai cũng như nâng cao SKSS của nhân dân Viê ̣t Nam.

Nhân viên y tế (NVYT) các cấp đóng vai trò quan trọng trong viêc̣ tư vấn thái đô ̣
và nâng cao kiến thức của người dân về các BPTT hay cụ thể là VUTTKC. Người dân
thường biết đến VUTTKC thông qua NVYT, gia đình và bạn bè mà bản thân NVYT
cũng là gia đình, bạn bè. Vì vâ ̣y, viêc̣ nâng cao kiến thức và thái đô ̣ cũng như ý thức tham
gia, tổ chức tư vấn của NVYT là rất quan trọng. NVYT nên biết và hiểu về các BPTT
cũng như VUTTKC mà không phân biê ̣t trình đô ̣ học vấn, chuyên ngành, bắt đầu từ sinh
viên y khoa. Nghiên cứu này chọn đối tượng là sinh viên y đa khoa (YĐK) từ năm 1 đến
năm 6 của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYK Phạm Ngọc Thạch) cũng là
nơi nhóm nghiên cứu đang theo học.

Từ những vấn đề trên nêu trên, câu hỏi đặt ra là: Tỉ lệ sinh viên YĐK trường ĐHYK
Phạm Ngọc Thạch có kiến thức đúng và thái độ tích cực về việc sử dụng VUTTKC là bao
nhiêu? Các yếu tố bản thân, trình độ học vấn, kinh tế - xã hội của mỗi sinh viên có ảnh
hưởng đến kiến thức và thái độ đối với VUTTKC hay không? Để góp phần trả lời cho
những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá kiến thức,
thái độ về việc sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp của sinh viên Y đa khoa trường Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch”.

2
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

II. TỔNG QUAN Y VĂN

1. TỔNG QUAN VỀ TRÁNH THAI KHẨN CẤP:

Trong thời đại ngày nay, quan hệ tình dục đã không còn là một điều gì đó quá cấm kị
và khó khăn như ở các thế hệ trước. Quan điểm của mọi người về quan hệ tình dục đã
dần thoải mái hơn, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên (VTN), nhưng bên cạnh đó sự am
hiểu và sử dụng một cách đúng đắn các biện pháp tránh thai khi quan hệ vẫn là một dấu
chấm hỏi lớn đặt ra cần chúng ta nghiên cứu và đánh giá tỉ mỉ. Theo như Kantorová V và
các cộng sự đã nghiên cứu trên 185 quốc gia năm 2019, “có khoảng 1.9 tỷ phụ nữ nằm
trong độ tuổi sinh sản, 1.11 tỷ có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình; trong số đó, 842 triệu sử
dụng biện pháp tránh thai hiện đại, và 270 triệu chưa được đáp ứng nhu cầu về các
phương pháp hiện đại. Dự báo đến năm 2030. số phụ nữ có nhu cầu kế hoạch hóa gia
đình tăng lên 1.19 tỷ và số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên 918
triệu”[9]. Chính vì thế, vai trò quan trọng của các biện pháp tránh thai nói chung và các
biện pháp tránh thai khẩn cấp (BPTTKC) nói riêng là không thể phủ nhận.

1.1. Định nghĩa:

 Biện pháp tránh thai là một phương pháp hay một thiết bị được sử dụng để ngừa thai.
Còn biện pháp tránh thai khẩn cấp là các phương pháp tránh thai có thể được sử dụng để
tránh thai sau khi quan hệ tình dục, khuyến cáo nên sử dụng trong vòng 5 ngày nhưng
chúng càng được sử dụng sớm sau khi QHTD không an toàn thì càng hiệu quả.

1.2. Các biện pháp tránh thai:

1.2.1. Biện pháp tránh thai hiện đại:

- Biện pháp tránh thai khẩn cấp: giảm nguy cơ có thai ngoài ý muốn và tỉ lệ nạo phá
thai.

- Bao cao su (nam và nữ): thông dụng

- Viên uống tránh thai hằng ngày

- Các thiết bị và hệ thống trong tử cung: hiệu quả cao, thời gian dài nhất.

- Triệt sản (nam và nữ)


3
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Màng ngăn và nắp cổ tử cung

- Vòng âm đạo Sponge

- Thuốc diệt tinh trùng (gel, bọt, kem, thuốc đạn,…)

1.2.2. Biện pháp tránh thai truyền thống:

- Cho con bú vô kinh

- Tính chu kì kinh nguyệt - tính ngày rụng trứng.

- Xuất tinh ngoài

1.3. Các phương pháp tránh thai khẩn cấp:


1.3.1. Viên uống tránh thai khẩn cấp: (Xem thêm phần II)

- Viên kết hợp Estrogen - Progestin (COCs)

- Viên chỉ chứa Progestin (LNG)

- Thuốc điều biến thụ thể progesterone chọn lọc: Ulipristal acetate (UPA)

- Thuốc điều biến thụ thể progesterone: Mifepristone

1.3.2. Dụng cụ đặt tử cung có chứa đồng (Cu-IUD):

- Cơ chế: 

o Sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung làm tăng phản ứng
viêm trong khắp đường sinh dục gây độc đối với giao tử và sự hình thành phôi
sống[10].

o Ion đồng còn làm thay đổi sinh hoá của chất nhầy cổ tử cung, từ đó ảnh
hưởng đến sự di động, hoạt hoá và khả năng sống sót của tinh trùng[11].

o Đồng làm thay đổi niêm mạc tử cung chủ yếu bằng cách thay đổi khả năng
thụ cảm của nội mạc tử cung, ngăn chặn sự thụ tinh và ngăn làm tổ trong trường
hợp trứng đã thụ tinh[12].

- Hiệu quả:

o Đặt dụng cụ tử cung có chứa Đồng (Cu-IUD) là phương pháp tránh thai
khẩn cấp hiệu quả nhất, trong vòng 5 ngày sau QHTD không an toàn[13].
4
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

o Theo một tổng quan hệ thống của Cleland K và cộng sự năm 2012 dựa trên
42 nghiên cứu trong 35 năm trước đó về hiệu quả của Cu-IUD trong tránh thai
khẩn cấp: chỉ có 10 ca mang thai trong tổng số 7034 ca đặt DCTC sau giao hợp
không an toàn, cho tỉ lệ thất bại chung là 0.14% (KTC 95% = 0.08% - 0.25%)[14].

o Cu-IUD thích hợp cho phụ nữ tránh thai khẩn cấp và muốn tránh thai hàng
ngày sau đó.

o Đây là một biện pháp không sử dụng nội tiết, chính vì thế rất phù hợp cho
những ai muốn ngừa thai mà tình trạng sức khỏe không cho phép sử dụng nội tiết
kéo dài (chẳng hạn như bệnh lý tim mạch, rối loạn đông máu,...).

o Mặc dù là phương pháp có hiệu quả cao nhất trong các BPTTKC, Cu-IUD
ít được lựa chọn hơn do phải can thiệp thủ thuật trong khi dùng thuốc tiện lợi và
có hiệu quả cao không kém. Cu-IUD cho đến nay là biện pháp tránh thai khẩn
cấp hiệu quả nhất, tiếp theo là mifepristone liều trung bình (25 –50 mg) hoặc
ulipristal acetate (tỷ lệ thất bại 1,4%) và sau đó là levonorgestrel (tỷ lệ thất bại 2–
3%)[15], [16].

- Chỉ định: Các trường hợp tránh thai chủ động và tránh thai khẩn cấp (xem mục đối
tượng).

- Chống chỉ định: Theo các chuyên gia và các tổ chức sức khỏe sinh sản thì DCTC
không phải là lựa chọn an toàn nếu như bạn có[17]:
o Viêm vùng chậu, chẳng hạn như nhiễm Chlamydia hoặc những loại vi
khuẩn khác;

o Nghĩ rằng mình có thai;

o Ung thư cổ tử cung hoặc tử cung;

o Viêm phần phụ sau khi sinh hoặc vừa sẩy thai trong vòng 3 tháng;

o Dị ứng với đồng;

o Bệnh lý về đông máu (có thể làm tình trạng ra máu âm đạo nặng nề hơn);

5
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

o Ung thư vú

- Tác dụng phụ:

o Tác dụng phụ thường gặp nhất đó chính là ra huyết âm đạo nhiều, kéo dài
và không đều.

o Tăng nguy cơ thống kinh (đau bụng khi hành kinh).

o Phụ nữ đã có sinh đẻ thường gặp ít tác dụng phụ hơn so với phụ nữ chưa có
con sau khi đặt DCTC.

- Biến chứng:

o Tuột vòng.

o Có thể tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung nếu như không đạt được hiệu quả
ngừa thai (ngừa thai thất bại).

o Nhiễm trùng (viêm phần phụ) sau đặt DCTC có thể gây vô sinh nếu như
không được điều trị.

o DCTC có thể đâm xuyên cơ tử cung và cần phải phẫu thuật để lấy ra.

1.4. Đối tượng:

Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng trong những trường hợp sau đây:

- Chưa sử dụng biện pháp tránh thai nào sau khi quan hệ tình dục
- Bị tấn công tình dục

- Bỏ lỡ thuốc tránh thai: 

 Trễ hơn 3 giờ so với thời gian uống thuốc chỉ có progesterone hoặc trễ hơn 27 giờ
so với viên kế tiếp.

 Trễ hơn 12 giờ so với thời gian uống thuốc chứa desogestrel thông thường hoặc trễ
hơn 36 giờ sau so với viên kế tiếp.

- Xuất tinh ngoài âm đạo sau quan hệ bị thất bại.

- Bao cao su không đảm bảo chất lượng, bị rách, bị trượt.

6
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Tính toán sai khoảng thời gian kiêng giao hợp.

2. TỔNG QUAN VỀ VIÊN UỐNG TRÁNH THAI KHẨN CẤP:

2.1. Định nghĩa:

Viên uống tránh thai khẩn cấp (VUTTKC) là một trong các biện pháp tránh thai khẩn
cấp, được sử dụng khi có quan hệ tình dục mà không sử dụng ngừa thai hoặc phương
pháp ngừa thai không đảm bảo ví dụ như quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, bị rách
hoặc thủng BCS khi quan hệ,... 

2.2. Cơ chế:

- VUTTKC hoạt động theo cơ chế là ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình phóng thích
trứng từ buồng trứng, ngăn chặn sự làm tổ của trứng.

2.3. Phân loại: 

Hiện nay VUTTKC được phân thành 04 loại như đã nêu trên. Trong đó, tại Việt Nam, chỉ
có 02 loại thuộc được Bộ Y Tế khuyến cáo theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ
chăm sóc Sức khỏe sinh sản năm 2016[18].

- Viên uống kết hợp estrogen-progestin (COCs):

 Mỗi viên chứa 30 mcg Ethinylestradiol và 0.15 mg hoặc 0.125 mg Levonorgestrel

 Uống 02 lần, mỗi lần uống 04 viên cách nhau 12 giờ. Đảm bảo mỗi lần có ít nhất
0.1mg Ethinylestradiol và 0.5mg Levonorgestrel.

- Viên uống chỉ chứa progestin (LNG):

 Loại 01 viên:

Chứa 1.5mg Levonorgestrel. 

Uống 01 viên, liều duy nhất.

 Loại 02 viên:

Mỗi viên chứa 0.75 mg Levonorgestrel. 

Uống 02 lần, mỗi lần uống 01 viên cách nhau 12 giờ hoặc uống cả 02 viên/lần.
7
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất được sử dụng làm BPTTKC là viên uống chỉ chứa
Levonorgestrel (LNG)[19], [20].

Theo một tổng quan hệ thống của Shen J và cộng sự năm 2019 về Sự can thiệp cho
Tránh thai khẩn cấp: Levonorgestrel có hiệu quả cao hơn và có ít tác dụng phụ hơn so
với Viên kết hợp Estrogen - Progestin. Mang thai sau khi dùng Levonorgestrel (thất bại)
ít hơn so với kết hợp Estradiol - Levonorgestrel (RR 0.57, KTC 95% = 0.39 - 0.84, 6
RCTs, n = 4750. I2 = 23%, mức chứng cứ cao)[21].

2.4. Hiệu quả:

- Nếu dùng trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ, tỷ lệ thất bại dao động từ 0.2% đến
3%[5].

- Sử dụng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 72 giờ sau khi quan hệ không an toàn.

o Ưu điểm: 

- Tiện lợi, dễ sử dụng, không cần can thiệp thủ thuật

- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản về sau

- Phương pháp tránh thai an toàn, tác dụng phụ tồn tại trong thời gian ngắn.

o Nhược điểm:

- Không phải là BPTTKC hiệu quả nhất

2.5. Chỉ định:

Đối tượng cần tránh thai khẩn cấp (xem mục 1.4).

2.6. Chống chỉ định:

- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Thận trọng với người có suy chức năng gan, thận.

- VUTTKC kết hợp:

 Có thai hoặc nghi ngờ có thai.

 Đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh. 

8
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 Lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và hút thuốc lá thuờng xuyên ≥ 15 điếu/ngày. 

 Có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (lớn tuổi, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng
huyết áp…).

 Sắp phẫu thuật phải nằm trên 1 tuần.

 Đau nửa đầu (migraine).

 Đang bị ung thư vú.

 Đái tháo đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu).

 Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không
làm xét nghiệm).

 Đang bị bệnh gan nặng có suy giảm chức năng gan trầm trọng như (i) viêm gan
cấp đang diễn tiến, hoặc (ii) xơ gan mất bù, hoặc (iii) u gan (ngoại trừ trường hợp
tăng sinh lành tính dạng nốt-benign focal nodular hyperplasia).

 Tăng huyết áp.

 Đã hoặc đang bị bệnh lý tim mạch và đông máu như (i) bệnh lý mạch máu, hoặc
(ii) thuyên tắc tĩnh mạch sâu, hoặc (iii) thuyên tắc phổi, hoặc (iv) bệnh lý đông
máu, hoặc (v) bệnh thiếu máu cơ tim, hoặc (vi) bệnh lý van tim phức tạp, hoặc
(vii) tai biến mạch máu não, hoặc (viii) cơ địa huyết khối di truyền.

- VUTTKC chỉ chứa Progestin:

 Có thai.

 Đang bị ung thư vú.

2.7. Tác dụng phụ:

- Gây rối loạn kinh nguyệt

- Buồn nôn

- Ra huyết âm đạo bất thường lượng ít

- Đau vú, đau đầu, đau bụng và chóng mặt,...

9
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VIÊN UỐNG TRÁNH THAI KHẨN CẤP:

3.1. Thực trạng trên thế giới:

Cách đây hai thập kỷ, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 84 triệu ca mang thai ngoài ý
muốn xảy ra hàng năm trên toàn thế giới[22], trong đó lứa tuổi VTN có trên 6 triệu lượt
mang thai ngoài ý muốn[23]. Trung bình có 46 triệu ca phá thai diễn ra hàng năm trên toàn
cầu, trong đó 20 triệu ca được thực hiện trong điều kiện không an toàn, hơn 90% trong số
này xảy ra ở các nước đang phát triển.[22], [24], [25]. Hiện nay trên thế giới nói chung, tình
trạng phá thai đang ở mức cao, đáng báo động là tỉ lệ cao trong nhóm VTN - TN, khoảng
40% trong tổng số 20 triệu ca phá thai không an toàn trên toàn thế giới thực hiện bởi nữ
giới độ tuổi 15 - 24 tuổi[26]. Mỗi năm có khoảng 70 nghìn phụ nữ chết do phá thai không
an toàn, trong khi khoảng 5 triệu người bị thương tật vĩnh viễn hoặc tạm thời[22], [24], [27], [28]. 

Hậu quả trên diễn ra trong thực trạng tỉ lệ quan hệ tình dục ở người trẻ ngày càng cao
và các biện pháp tránh thai, chủ yếu là các BPTT hiện đại có hiệu quả cao, được sử dụng
với một tỷ lệ thấp. Trong Tổng quan: Sức khỏe tình dục và sinh sản và quyền của trẻ em
gái vị thành niên: Bằng chứng từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, Santhya
KG và cộng sự đã đề cập: “Ước tính theo khu vực về quan hệ tình dục trước hôn nhân
của phụ nữ từ 15 đến 19 tuổi trong năm trước cuộc khảo sát dao động từ dưới 1% ở Nam
Á đến 20% ở Châu Phi cận Sahara. Các ước tính của khu cự nhỏ tương tự dao động từ
dưới 1% ở các khu vực châu Á (bốn quốc gia trong tất cả) đến 23% ở Mỹ Latinh và
Caribe (bảy Quốc gia)”[29]. Theo một báo cáo lưu trữ của Darroch JE và cộng sự với chủ
đề: Chi phí và Lợi ích của Đáp ứng nhu cầu tránh thai của thanh thiếu niên, trong số 252
triệu phụ nữ vị thành niên từ 15–19 tuổi sống ở các khu vực đang phát triển trên thế giới
vào năm 2016, ước tính có khoảng 38 triệu phụ nữ có quan hệ tình dục và không muốn có
con trong hai năm tới, trong đó chỉ có 15 triệu người có sử dụng BPTT hiện đại và
khoảng 3.2 triệu người có sử dụng BPTT truyền thống, 23 triệu người có nhu cầu tránh
thai hiện đại chưa được đáp ứng và do đó có nguy cơ cao mang thai ngoài ý muốn[30].

Bên cạnh đó là kiến thức và thái độ của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nói chung và
VTN - TN nói riêng về các BPTT còn hạn chế. Một tổng quan hệ thống  của Munakampe

10
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MN và cộng sự về Kiến thức tránh thai và phá thai, thái độ và thực hành của thanh thiếu
niên từ các nước thu nhập thấp và trung bình chỉ ra rằng thanh thiếu niên có kiến thức/
thông tin kém, hạn chế, không đầy đủ và đôi khi sai về tránh thai và phá thai [31]. Nhiều
báo cáo, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Kiến thức và thái độ, thưc hành về BPTT khẩn cấp
nói chung và VUTTKC nói riêng còn ở mức thấp[32], [33], [34].

3.2. Thực trạng tại việt nam:

Cụ thể ở Việt Nam, tình trạng phá thai cũng đang ở mức đáng báo động. Theo niên
giám thống kê Y tế 2018, tổng số ca phá thai toàn quốc được báo cáo là 208 885 ca, đây
chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, con số thực tế sẽ cao gấp nhiều lần do chỉ thống kê
dựa trên báo cáo của hệ thống y tế công lập, trong đó nhóm tuổi VTN - TN chiếm một tỉ
lệ không nhỏ[1]. Theo Nghiên cứu Đánh giá chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình tại
Việt Nam, tỉ lệ phá thai trong lần mang thai đầu ở nhóm tuổi 15-24 chiếm đến 34.4% [2].
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên có lẽ là mang thai ngoài ý muốn - chiếm 62%
theo Kết quả điều tra biến động dân số (BĐDS) của Tổng cục Thống kê năm 2016 [3]. Về
thực trạng sử dụng các BPTT; Kết quả Điều tra BĐDS 2018 cho thấy, tỷ lệ sử dụng các
BPTT bất kỳ trên các cặp vợ chồng đạt 76,5%, trong đó các BPTT hiện đại đạt 66.5%,
tương tương với các điều tra trước đó. Đây là một con số khả quan, tuy nhiên riêng trong
nhóm tuổi từ 15-19 và 20-24 vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, có tới 64.9 % phụ nữ trong
nhóm tuổi 15-19 và 45.1% phụ nữ trong nhóm tuổi 20-24 không sử dụng một BPTT nào.
Nguyên nhân phần nào do điều tra chỉ thực hiện trên đối tượng phụ nữ đã lập gia đình[35].

Một số nghiên cứu trước đây, dù còn nhiều hạn chế về cỡ mẫu cũng như đối tượng
nghiên cứu, cũng đã chỉ ra thực trạng ít sử dụng BPTT, đặc biệt là BPTT hiện đại ở nhóm
tuổi VTN - TN; Hơn nữa là thực trạng VTN - TN thiếu kiến thức và có thái độ chưa tốt
đối với các BPTT nói chung và BPTTKC nói riêng. Theo nghiên cứu của Đ.N.D. Trang
và cộng sự, Tỷ lệ nữ VTN tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thiếu kiến thức, có thái
độ chưa tốt và thực hành chung kém về chăm sóc SKSS chiếm khá cao, theo tỷ lệ lần lượt
là: 85.9%, 73.9%, 68.4%; tỷ lệ nữ VTN có quan hệ tình dục (QHTD) là 6.4% và tỷ lệ nữ
VTN có sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) khi QHTD chỉ là 18% [36]. Nghiên cứu của

11
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tác giả N.T. Phong và cộng sự trên 2700 sinh viên năm nhất ở Hà Nội cho thấy có tới
72% sv có kiến thức yếu kém về các BPTT, bao gồm BPTT khẩn cấp, chỉ có 10% sv có
kiến thức tốt và có tới 89.5% sv có thái độ chưa tốt về các BPTT; trong số 16.2% sv đã
QHTD, có tới 39.6% sv không sử dụng BPTT[37]. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết
quả tương tự như: nghiên cứu của V.T.K. Mi và cộng sự năm 2020. nghiên cứu của Đ.A.
Sơn và cộng sự năm 2020....[38], [39].

Tóm lại, tại Việt Nam hiện nay, tình trạng phá thai vẫn ở mức cao, chiếm một tỉ lệ
không nhỏ ở đối tượng VTN - TN. Tuy nhiên thực trạng sử dụng các BPTT còn ở mức
hạn chế đồng thời kiến thức, thái độ của VTN - TN đối với các BPTT nói chung và
BPTTKC nói riêng còn chưa tốt; bên cạnh đó, các nghiên cứu về vấn đề này còn thiếu và
nhiều hạn chế, dẫn tới khó khăn trong việc phát triển các chương trình giáo dục thực
hành, kế hoạch hóa gia đình.

4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM:

4.1. Knowledge and attitudes of medical students about emergency contraception


4.1.1. Trích dẫn tài liệu:
Asut O, Vaizoglu S, Cali S. Knowledge and attitudes of medical students about
emergency contraception. Cukurova Medical. 2019;44(2):p. 612-20.
4.1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá kiến thức, thực hành về Thuốc tránh thai khẩn cấp ở sinh viên ngành y tế
năm thứ nhất ở Nicosia.
4.1.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Sinh viên ngành y tế năm thứ nhất của Trường Y tế Nicosia.
- Số lượng: 467 trong đó 418 sinh viên đồng ý khảo sát.

4.1.4. Thiết kế nghiên cứu:


- Nghiên cứu cắt ngang và định lượng.
- Chọn mẫu thuận lợi
- Khảo sát bằng bảng câu hỏi tự trả lời

12
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4.1.5. Các nhóm biến số chính: 

- Biến kinh tế xã hội: Tuổi, Giới, Tình trạng hôn nhân, Quốc tịch, vị trí chính của
nơi cư trú cho đến khi 12 tuổi.
- Kiến thức về thuốc tránh thai khẩn cấp: 
 Kiến thức về tránh thai khẩn cấp (TTKC):
+ Định nghĩa TTKC: 2 giá trị: Đúng/ Sai
+ Mục đích của TTKC: 2 giá trị: Đúng/ Sai
+ Các phương pháp TTKC: 3 đáp án (Viên uống TTKC – dụng cụ tử cung –
Thuốc tránh thai kết hợp)
+ Hoàn thiện kiến thức về các phương pháp: 2 giá trị: Hoàn thiện/ chưa hoàn thiện
 Kiến thức về chỉ định của tránh thai khẩn cấp (TTKC)
 Kiến thức về định nghĩa Viên uống tránh thai khẩn cấp: 4 mức độ (đúng – không
đúng – không đủ - không có kiến thức)
 Kiến thức về thời gian sử dụng hiệu quả nhất của tránh thai khẩn cấp: 4 mức độ
(đúng – không đủ – không đúng - không có kiến thức)
- Hành vi tình dục: hoạt động tình dục, tuổi quan hệ lần đầu, phương pháp tránh thai
vào lần quan hệ đầu, tình trạng sử dụng tránh thai khẩn cấp hiện nay.

4.1.6. Kết quả chính - Kết luân của tác giả:

- Kết quả chính:

 Tỉ lệ tham gia: 418/467 sinh viên năm thứ nhất độ tuổi trung bình 19 tuổi, chiếm tỉ
lệ 89,5%, Trong đó Nam chiếm 49,8% (208 sinh viên) và Nữ chiếm 50.2% (210
sinh viên).

 Kiến thức về định nghĩa Tránh thai khẩn cấp:

+ 57,6% sinh viên có kiến thức đúng về VUTTKC, 57,2% sinh viên có kiến thức
về mục đích VUTTKC.
+ 56,6% sinh viên có kiến thức về Viên uống tránh thai khẩn cấp nhưng chỉ
14,2% có kiến thức đúng, 16,6% còn thiếu, còn lại là kiến thức sai.

13
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

+ 33,9% sinh viên hiểu đúng về thời gian tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp,
13.2% sinh viên hiểu thiếu, 45.2% sinh viên hiểu sai còn lại là không biết gì.

 Sinh viên đã quan hệ tình dục có kiến thức đúng về Viên uống tránh thai khẩn cấp
(25,0%) nhiều hơn so với sinh viên chưa quan hệ tình dục (10.2%). Nhưng sinh
viên đã quan hệ tình dục có kiến thức sai về Viên uống tránh thai khẩn cấp lên tới
75% còn sinh viên chưa quan hệ tình dục là 89.8%.

 20% sinh viên nam từng cho bạn tình sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp và
36,8% sinh viên nữ từng sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp.

 Tỉ lệ kiến thức về viên uống tránh thai khẩn cấp có sự khác biệt giữa các châu lục:
Châu Âu 15.6%, Châu Phi 17.5% và Châu Á 6.8%.

- Kết luận của tác giả:

 Kiến thức và hành vi của sinh viên ngành y tế về VUTTKC còn thiếu, mặc dù đa
phần đều biết đến Viên uống tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên có sự hạn chế cao vì
đây chỉ là sinh viên năm 1.

4.1.7. Nhận định – Hạn chế:

- Mẫu khảo sát nhỏ, tập trung: 418 sinh viên năm 1 của trường ĐH Nicosia

- Sự phân hoá quốc tịch không cao, tập trung chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kì, Nigeria vì thế tỉ
lệ sinh viên khảo sát phân loại dựa theo quốc tịch không chính xác.
- Tỉ lệ nhận biết viên uống tránh thai nói chung ở mẫu khảo sát còn thấp: 56.6% biết
đến trong đó 14.2% có hiểu biết đúng: thấp hơn khảo sát ở Mullana, Ấn Độ năm
2013: 100% biết đến Viên uống tránh thai khẩn cấp.

- Khảo sát ở tầng sinh viên năm nhất vì vậy kiến thức còn hạn chế, không đại diện
được cho toàn khoa y tế của trường nói riêng hay thực trạng về hiểu biết của sinh
viên y thế giới nói chung.

4.2. A survey of knowledge, attitudes and practice of emergency contraception


among university students in Cameroon

14
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4.2.1. Trích dẫn tài liệu:

Kongnyuy EJ, Ngassa P, Fomulu N, Wiysonge CS, Kouam L, Doh AS. A survey of
knowledge, attitudes and practice of emergency contraception among university students
in Cameroon. BMC Emergency Medicine. 2007;7(1):7.

4.2.2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ và thực hành về viên uống tránh thai khẩn cấp
trên đối tượng sinh viên ĐH ở Cameroon.

4.2.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:


- Đối tượng: Sinh viên trường ĐH Buea (05 khoa: Quản lí và khoa học xã hội, Khoa
học sức khỏe, Khoa học, Nghệ thuật và Giáo dục).

- Số lượng: 700 sinh viên (chỉ có những sinh viên đã có mặt trong khuôn viên
trường đại học tại thời gian nghiên cứu được thực hiện mới thực sự tham gia vào
khảo sát).

4.2.4. Thiết kế nghiên cứu: 

- Nghiên cứu cắt ngang.

- Chọn mẫu thuận lợi.

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi tự trả lời.

4.2.5. Các nhóm biến số chính:

- Biến kinh tế - xã hội: Tuổi, Giới, Tình trạng hôn nhân, Tôn giáo, Trình độ trong
trường (sinh viên năm thứ mấy).

- Kiến thức về viên uống tránh thai khẩn cấp:

 Loại nào là viên uống tránh thai khẩn cấp?: Định danh 4 giá trị

 Thời gian tối đa để phụ nữ sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ
tình dục?: Định lượng rời rạc 4 giá trị.

 Viên uống tránh thai khẩn cấp là một phương pháp phá thai sớm?: 2 giá trị (Đúng/
Sai).
15
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 Khi được sử dụng sớm, viên uống tránh thai khẩn cấp có thể ngăn ngừa các bệnh
lây truyền qua đường tình dục?: 2 giá trị (Đúng/ Sai).

- Mức độ kiến thức về viên uống tránh thai khẩn cấp: 2 giá trị (Đủ/ Chưa đủ)

- Thái độ của sinh viên: Định danh 04 giá trị (Thang đo Likert 4 điểm: Rất đồng ý –
Đồng ý – Không đồng ý – Rất không đồng ý).

 Tôi sẽ sử dụng viên uống tránh thai khẩn cấp nếu có quan hệ tình dục không an
toàn trong suốt chu kỳ không an toàn.

 Viên uống tránh thai khẩn cấp an toàn cho người sử dụng.

 Tôi muốn giới thiệu viên uống tránh thai khẩn cấp cho bạn bè.

 Cung cấp thuốc ngừa thai khẩn cấp sẽ làm nản lòng việc nhất quán sử dụng bao
cao su.

- Đánh giá thái độ: 2 giá trị (Tích cực/ Tiêu cực)

- Kinh nghiệm sử dụng trước đây của sinh viên về viên uống tránh thai khẩn cấp và
các nguy cơ tình dục liên quan.

4.2.6. Kết quả chính – Kết luận của tác giả:

- Kết quả chính:

 Tỉ lệ tham gia: 94.9% (664/700). Trong đó, tỉ lệ nam (57.2%) (Nam:Nữ =


380:284) và tỉ lệ độc thân là 95.8%.

 Kiến thức về VUTTKC: 

+ 418 (63%) sinh viên từng nghe về VUTTKC. Tỉ lệ sv nam từng nghe về
VUTTKC là 63.2% (240 sv) và đối với nữ là 62.7% (178 sv).

+ Nguồn kiến thức: 291 (69.6%) từ bạn bè và thành viên trong gia đình, 83
(19.9%) từ nhân viên y tế và 44 (10.5%) từ phương tiện thông tin nghe nhìn
(TV, radio, internet và sách).

+ Nhìn chung, mức độ kiến thức của sinh viên về VUTTKC là thấp: chỉ có 32 sv
(4.8%) có thể chọn đúng levonorgestrel (Norlevo®) là VUTTKC, có tới 130 sv

16
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(19.6%) nghĩ Estrone/Progesterone (Synergon®) là 1 loại VUTTKC; có 38 sv


(5.7%) biết thời gian sử dụng tối đa của VUTTKC sau quan hệ tình dục không
an toàn.

+ Yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa tới mức độ kiến thức của sv là giới nữ (p<0.005)
và có sử dụng VUTTKC trước đây (p<0.001)

+ Có vẻ như những người trả lời nhận được kiến thức từ bạn bè và các thành viên
trong gia đình có nhiều khả năng có kiến thức về BPTTKC không đầy đủ so với
người trả lời người có kiến thức từ phương tiện nghe nhìn (96,6% so với 65,9%)

 Thái độ của sinh viên:


+ 464 sinh viên (69,9%) đồng ý hoặc rất đồng ý mẽ rằng họ sẽ sử dụng VUTTKC
trong tương lai nếu cần

+ Sinh viên trả lời có một thái độ tích cực cho thấy xu hướng sử dụng VUTTKC
mạnh mẽ trong tương lai.

 Mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ: Có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức và thái độ đối với VUTTKC. Những người có kiến thức đầy đủ
thường có thái độ tích cực đối với VUTTKC (Mann - Whitney U = 2592,5, p =
0.000).

 Kinh nghiệm sử dụng: 49/664 sinh viên (7.4%) trả lời rằng họ hoặc bạn tình đã
từng sử dụng VUTTKC trước đây. 12.7% (36/284) sinh viên nữ trả lời từng sử
dụng VUTTKC so với 3.4% (13/380) sinh viên nam.

- Kết luận:

 Nhận thức về VUTTKC của sinh viên Cameroon là thấp; kiến thức về các khía
cạnh chung của VUTTKC là thấp và thông tin sai lệch cao trong số những sinh
viên này.

 Mặc dù sinh viên nói chung có thái độ tích cực về VUTTKC, hầu hết họ tin
rằng VUTTKC không an toàn cho người sử dụng

17
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 Mặc dù sự sẵn có rộng rãi của VUTTKC ở Cameroon trong vài năm, phương
pháp vẫn chưa được sử dụng nhiều.

4.2.7. Nhận định – Hạn chế:

- Chọn mẫu thuận lợi: Mẫu dân số khảo sát không thể đại diện cho dân số mục tiêu

- Nghiên cứu đã lâu: 2007 Số liệu nghiên cứu có thể đã cũ, hạn chế trong việc đối
chiếu và so sánh.

4.3. Assessment of Knowledge and Attitude regarding Emergency Contraception


among Medical Students of North India

4.3.1. Trích dẫn tài liệu:

Pawar N, Choudhary P, Mital AK, Sembia S, Singhania K, Verma S. Assessment of


Knowledge and Attitude regarding Emergency Contraception among Medical Students of
North India. International Journal of Preventive, Curative & Community Medicine.
2019;5(4):pp. 18-25.

4.3.2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá kiến thức và thái độ liên quan đến biện pháp tránh thai khẩn cấp của sinh
viên y khoa Bắc Ấn Độ.

4.3.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:

- Sinh viên y khoa Bắc Ấn Độ.

- 250 sinh viên (50 sv từ năm 1 đến năm 4, 50 sv thực tập vừa học vừa làm).

4.3.4. Thiết kế nghiên cứu: 

- Nghiên cứu cắt ngang.

- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.

- Khảo sát bằng bảng câu hỏi tự trả lời.

4.3.5. Các nhóm biến số chính: 

- Biến kinh tế-xã hội: tuổi, giới tính, thu nhập gia đình, quê quán, nơi thường trú
(thành thị/ nông thôn).

18
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Kiến thức về sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: tốt và kém.

- Thái độ về sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: tốt và kém.

4.3.6. Kết quả chính – Kết luận của tác giả:

- Kết quả chính:


 Tổng quát:
 Hầu hết 98.4% (246/250) người tham gia nghiên cứu đã nghe nói về thuốc tránh
thai khẩn cấp. 

 Gần một nửa số người tham gia nghiên cứu (120/250) có kiến thức kém về thuốc
tránh thai khẩn cấp.

 Thái độ sinh viên: 

 Hơn một nửa (53.6%) người tham gia nghiên cứu tỏ thái độ không thuận lợi đối
với thuốc tránh thai khẩn cấp.

 75.8% người tham gia cho rằng VUTTKC có hại cho cơ thể.

 Chỉ 19.2% (49/250) tin rằng VUTTKC tốt cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ và
khoảng 40% (102) cho rằng việc sử dụng BPTTKC sẽ không khuyến khích việc sử
dụng bao cao su thường xuyên.

 Kiến thức:

 Chỉ 49% (123/250) nghiên cứu những người tham gia đã xác định được thuốc viên
và chỉ có 1 người tham gia nghiên cứu xác định DCTC là biện pháp tránh thai
khẩn cấp. 

 Nguồn kiến thức về các biện pháp tránh thai chủ yếu là giáo viên dạy lớp 169
(67.6%); TV/ Radio/ Báo 44 (17.6%) và bạn bè cùng trang lứa 34 (13.6%).

- Kết luận của tác giả: 


 Kiến thức và thái độ của sinh viên y khoa về thuốc tránh thai khẩn cấp còn kém,
là một vấn đề đáng quan tâm.

19
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4.3.7. Nhận định - Hạn chế: 

- Số liệu dẫn chứng đã cũ (từ 2006): ít giá trị tham khảo.


- Khảo sát trên nhiều đối tượng: sinh viên năm 1 đến năm 4 và sinh viên thực tập
tuy nhiên cỡ mẫu nhỏ.
- Vì thực hành có thể hoặc không giúp kiến thức và thái độ được nâng cao. Thành
phần thực hành không được nghiên cứu ở đây. Nếu bao gồm điều này có thể cung
cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thực tế.

4.4. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về một số biện pháp tránh thai của
sinh viên trường cao đẳng y tế hà nội, năm 2013

4.4.1. Trích dẫn tên tài liệu: 

Nguyễn Thanh Phong, Phạm Huy Hiền Hào (2014). Nghiên cứu kiến thức, thái độ và
thực hành về một số biện pháp tránh thai của sinh viên trường cao đẳng y tế hà nội, năm
2013. Tạp chí phụ sản, 12(2), p. 207-210.

4.4.2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mô tả kiến thức, thái độ về một số biện pháp tránh thai của sinh viên năm thứ nhất
chưa lập gia đình trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2013.

- Mô tả thực hành về sử dụng bao cao su của sinh viên năm thứ nhất chưa lập gia
đình trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2013.

4.4.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:

- Đối tượng: SV hệ Cao đẳng chính quy năm thứ nhất, chưa lập gia đình trường Cao
đẳng Y tế Hà Nội, độ tuổi từ 18 - 24, đồng ý tham gia NC.

- Số lượng: 280 sinh viên.

4.4.4. Thiết kế nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang và kết hợp NC định lượng với định tính.
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
- Khảo sát bằng bảng câu hỏi tự trả lời.

20
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4.4.5. Các nhóm biến số chính:

- Biến kinh tế - xã hội: Tuổi, Giới, Địa chỉ, Tình trạng QHTD

- Kiến thức về các BPTT nói chung.

- Kiến thức về BPTT khẩn cấp.

- Kiến thức về BPTT - BCS.

- Kiến thức VUTT hàng ngày.

- Thái độ về các biện pháp tránh thai.

- Thực hành về BPTT bao cao su.


4.4.6. Kết quả chính - Kết luận của tác giả:

- 99.3% SV biết ít nhất một BPTT. Nguồn thông tin về BPTT: báo chí, truyền hình
(77.7%); gia đình (29.9%).
- Có 49.6% SV cho rằng “Các BPTT hiện nay có nhiều tác dụng phụ và nguy cơ”.
64.9% SV đồng ý với quan điểm “Tôi tin BCS là lựa chọn tốt nhất cho các bạn trẻ
VTN”.
- Có 10% SV đã QHTD (9.3% nam và 10.2% nữ sinh). Chỉ có 39.3% SV đã QHTD
có sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu tiên (32,1% SV sử dụng BCS).

4.4.7. Hạn chế của nghiên cứu:

- Cỡ mẫu của nghiên cứu còn nhỏ, chỉ có 280 sinh viên của trường Cao đẳng Y tế
Hà Nội và chỉ là sinh viên năm nhất chưa lập gia đình.
- Nghiên cứu đã thực hiện cách đây khá lâu (năm 2013), có thể không còn phù hợp
với tình hình hiện tại.

4.5. Kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên Đại học tại Hà
Nội năm 2019

4.5.1. Trích dẫn tên tài liệu:

Đào Anh Sơn, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Trịnh Khánh Linh và cộng sự (2020). Kiến thức,
thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên đại học tại Hà Nội năm 2019. Tạp
chí nghiên cứu y học, 126(2), 138-145.
21
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4.5.2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mô tả kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên tại 2 Trường
Đại học Y Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội tại Hà Nội năm 2019;

- Phân tích một số yếu tố liên quan về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên tại
2 trường đại học trên.

4.5.3. Đối tượng, số lượng nghiên cứu:

- Đối tượng: Nữ sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

- Tiêu chuẩn lựa chọn: 

 Nữ sinh viên đang theo học chính quy tại 2 trường đại học trên trong thời gian
nghiên cứu.

 Nữ sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

 Nữ sinh viên vắng mặt trong thời gian nghiên cứu.

 Nữ sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Số lượng: 587 nữ sinh viên.

4.5.4. Thiết kế nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.


- Chọn mẫu thuận lợi.

- Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn đối tượng trực tiếp sau đó điền vào phiếu theo bộ câu
hỏi.

4.5.5. Các nhóm biến số chính:

- Biến KT - XH: tuổi, dân tộc, tôn giáo, năm học, quê quán, học lực trong học kỳ
vừa qua, nơi ở hiện tại, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân của bố mẹ sinh viên,
chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với gia đình, tình trạng có người
yêu, tình trạng quan hệ tình dục.

22
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Mức độ kiến thức của sinh viên về sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: Mức độ đạt/
chưa đạt
- Thái độ của sinh viên về sử dụng Thuốc tránh thai khẩn cấp: Tích cực/ tiêu cực.

4.5.6. Kết quả chính - kết luận của tác giả:

Nghiên cứu thực hiện trên 587 nữ sinh của 2 Trường Đại học Ngoại Ngữ -
ĐHQGHN và Đại học Y Hà Nội, 505 (86.0%) sinh viên biết về thuốc tránh thai khẩn cấp.
Chỉ có 165 (42.0%) sinh viên có kiến thức đạt và 212 (32.7%) sinh viên có thái độ tích
cực về thuốc tránh thai khẩn cấp. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy, với đánh giá kiến
thức, các sinh viên năm 3, năm 4 và năm 5; thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm và
học tập với gia đình và đã từng được tham gia khóa học về Sức khỏe sinh sản có kiến
thức đạt hơn về thuốc tránh thai khẩn cấp (p < 0.05). Về đánh giá thái độ, sinh viên năm
3, năm 4; thường xuyên chia sẻ các vấn đề tình cảm và học tập với gia đình và đã từng
được tham gia khóa học về sức khỏe sinh sản có thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp tích
cực hơn. Với nhóm đã từng quan hệ tình dục, nhóm sinh viên có độ tuổi khi quan hệ đầu
tiên trên 20 tuổi có kiến thức đạt hơn so với nhóm quan hệ từ 20 tuổi trở xuống. Kiến
thức và thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp ở sinh viên ở mức đáng báo động. Cần có
thêm các chương trình giáo dục truyền thông sức khỏe sinh sản về thuốc tránh thai khẩn
cấp cho nữ sinh trường đại học.

4.5.7. Nhận định - Hạn chế của nghiên cứu:

- Nghiên cứu chỉ thực hiện trên sinh viên nữ, nên chưa thể có được nhận xét về kiến
thức và thái độ của sinh viên nói chung về thuốc tránh thai khẩn cấp.

- Cỡ mẫu của nghiên cứu còn nhỏ, chỉ thực hiện trên 2 trường đại học ở Hà Nội.

4.6. Nhận định chung:

 Hạn chế của các nghiên cứu trước đây:

Nhìn chung, qua các nghiên cứu đã tìm được, điểm hạn chế cần chỉ ra đầu tiên là các
nghiên cứu hầu hết được tiến hành ở các nước khác trên thế giới với cỡ mẫu khá nhỏ chỉ
tầm 100 - 400 sinh viên, con số này khá khiêm tốn và không thể đánh giá được toàn bộ

23
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

đối tượng nghiên cứu. Hơn nữa cách chọn mẫu của một số nghiên cứu là chọn mẫu thuận
tiện (không ngẫu nhiên), dẫn tới việc mẫu số không đại diện được cho dân số chung cần
được khảo sát và phần nào mang tính chủ quan của tác giả. Cách tiến hành nghiên cứu
chủ yếu là nghiên cứu định lượng, loại nghiên cứu này có thể đưa ra các kết luận có tính
chất tương đối khách quan và tổng quát về việc đánh giá kiến thức, thái độ hay việc sử
dụng viên uống tránh thai khẩn cấp nhưng không trình bày toàn diện được về lý do cũng
như cách thức vận hành của vấn đề dẫn đến tỉ lệ hiểu biết đúng và thái độ tích cực còn
tương đối thấp. Lựa chọn nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang nên thật sự dễ dàng áp
dụng hơn trên thực tế so với các nghiên cứu khác do đủ điều kiện khách quan tiến hành,
tuy nhiên, nghiên cứu sẽ bị giới hạn do không trực tiếp theo dõi được quá trình sau một
thời gian đưa ra biện pháp cải thiện. Thêm vào đó, đối với các nghiên cứu tại Việt Nam,
số liệu tham khảo ở các nghiên cứu này đối với nghiên cứu của chúng tôi đã khá cũ và
tập trung ở khu vực miền Bắc, phần nào hạn chế trong việc so sánh và áp dụng. Giới hạn
phạm vi của các nghiên cứu chỉ xoay vòng việc đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của
việc sử dụng viên uống tránh thai từ đó đưa ra sự kêu gọi cộng đồng nâng cao trình độ
hiểu biết chứ chưa thật sự có một nghiên cứu rõ hơn về lí do, về hạn chế, khó khăn của
việc thực hành để có một chương trình can thiệp tổng thể ở diện rộng đi sâu vào các khía
cạnh văn hoá, xã hội.

 Tính mới và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi lựa chọn lần này là đánh giá về kiến thức và
thái độ đối với VUTTKC của nhóm sinh viên Trường Đại học Y khoa, đây là một chủ đề
còn tương đối mới đối với các công trình nghiên cứu thực tiễn trên thế giới nói chung
cũng như ở Việt Nam nói riêng. Đứng trước một xã hội thực tại, khi mà các báo cáo,
nghiên cứu hàng năm về tỉ lệ nạo phá thai cũng như mang thai ngoài ý muốn liên tục gia
tăng, đặc biệt hơn cả là nhóm đối tượng thanh thiếu niên chiếm phần đông trong số đó,
chúng tôi muốn có một chiến lược hoạch định cụ thể nhằm đưa ra giải pháp cải thiện
những con số biết nói này. Vì thế, chúng tôi thiết lập nghiên cứu hướng đến mục tiêu góp
phần làm giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai trong dân số chung, đặc biệt

24
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

là ở lứa tuổi VTN thông qua việc sử dụng tốt các BPTT mà bước đầu cần làm là đánh giá
kiến thức, thái độ của nhóm đối tượng sinh viên y đối với vấn đề đã được đề cập để đưa
ra phương thức giáo dục phù hợp hơn cho nhóm đối tượng này nhằm trước tiên tạo ra
một đội ngũ chất lượng kế thừa việc thực hiện những mục tiêu lớn hơn sau này. Vậy nên
có thể nói trong nghiên cứu trên, chúng tôi đang bước đầu tiến hành đặt những nền tảng
cơ bản nhất cho những dự định lớn trong tương lai về vấn đề này. Chúng tôi xin nhấn
mạnh phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở phần đánh giá kiến thức, thái độ về việc sử dụng
viên uống tránh thai khẩn cấp ở sinh viên y đa khoa. Thứ nhất, chúng tôi chọn khảo sát
chỉ ở kiến thức và thái độ vì đây là hai điều cơ bản nhất mà mỗi người cần có khi đứng
trước bất kì một vấn đề nào, chỉ khi có kiến thức đúng và thái độ đủ tích cực mới có thể
thực hành chuẩn xác và mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi không lựa chọn việc đánh giá
về thực hành như các nghiên cứu trước đây trên thế giới, vì vấn đề này còn tương đối mới
ở Việt Nam thế nên việc đánh giá thực hành song song có vẻ khá khó khăn và thật sự
chưa cần thiết, rất có thể tỉ lệ này sẽ tương quan thuận với kiến thức cũng như thái độ của
nhóm đối tượng. Thứ hai, chủ đề được khảo sát là VUTTKC mà không phải một BPTT
nào khác vì VUTTKC là một BPTT có hiệu quả cao, dễ sử dụng, đồng thời có lợi thế đặc
biệt là dùng sau khi QHTD không an toàn, tránh mang thai ngoài ý muốn với tỷ lệ thất
bại từ 0.2% đến 3%[5]. Trong bối cảnh lứa tuổi QHTD ở Việt Nam ngày một trẻ hóa, ở
lứa tuổi này, sự hiểu biết về QHTD cũng như các BPTT là chưa đầy đủ đưa đến việc hiểu
biết thêm về một BPTT sau khi QHTD không an toàn là điều thiết thực và có ý nghĩa
trong việc bảo vệ bản thân mình. Nhưng dựa theo các tài liệu chúng tôi tìm được, có vẻ
như lứa tuổi thanh thiếu niên đặc biệt quan tâm, tìm hiểu và tin tưởng hơn cả đối với việc
sử dụng bao cao su, còn về việc lựa chọn viên uống tránh thai khẩn cấp thì tỉ lệ này còn
tương đối kém khả quan. Vì lý do đó mà không chỉ đối với mỗi cá nhân mà ngay cả các
tổ chức, việc có tiến hành các nghiên cứu liên quan đến VUTTKC trên thực tế hay không
dường như vẫn còn là một quyết định khó khăn cần cân nhắc, bằng chứng là có rất ít các
nghiên cứu đi trước lựa chọn khai thác vấn đề này, đặc biệt số lượng này còn thấp hơn
nữa ở Việt Nam, trong khi các nghiên cứu sử dụng bao cao su dường như đã khá phổ biến
và rộng rãi. Chính vì vậy với khả năng cũng như điều kiện có giới hạn của bản thân,
25
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài VUTTKC, hứa hẹn là hi vọng mới trong việc chăm
sóc sức khỏe cộng đồng. Thứ ba, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là sinh viên YĐK
trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch vì mục tiêu của chúng tôi đặc biệt chú ý đến nhóm đối
tượng trẻ VTN, do đó nhóm đối tượng sinh viên (dao động từ 18 – 22 hoặc 24 tuổi) là
hoàn toàn phù hợp. Bên cạnh đó, sinh viên là những thế hệ trẻ xây dựng đất nước trong
tương lai, họ cần có đủ và đúng những kiến thức nền tảng cho việc chăm sóc sức khỏe
bản thân, gia đình, cộng đồng, trong đó có sức khỏe sinh sản. Hơn thế nữa, họ đồng thời
là nguồn lực mạnh về công tác tuyên truyền cho cộng đồng, là nhóm lực lượng đông đảo
có đủ nhiệt huyết và năng lực mở rộng phạm vị truyền thông trong xã hội. Về việc lựa
chọn là nghiên cứu đặt trên sinh viên YĐK trường ĐHYK khoa Phạm Ngọc Thạch, đây
cũng chính là một tính mới ở nghiên cứu này, khi mà các nghiên cứu trên thế giới đã
hướng tới sinh viên y khoa khá nhiều trong khi ở Việt Nam thì rất ít. Chúng tôi muốn
nhấn mạnh lại rằng đây là nhóm đối tượng đủ tiềm lực, điều kiện và có khả năng nhất
trong việc nắm bắt được đúng các kiến thức về thuốc tránh thai, cần đi tiên phong nhất về
lĩnh vực sức khỏe như vậy sẽ góp phần lớn giúp nâng cao chất lượng mục đích nghiên
cứu cũng như công tác tuyên truyền phía sau. Cộng thêm việc lựa chọn dân số khảo sát là
ở sinh viên Y đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, xấp xỉ gần 6000 sinh
viên cho 6 năm, đây là một cỡ mẫu đủ lớn có thể tin tưởng được, quan trọng là đủ điều
kiện thực tế tiến hành hơn là so với lựa chọn nghiên cứu toàn bộ sinh viên Y khoa ở
TP.HCM. Cuối cùng, bên cạnh các lợi ích kể trên thì Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
cũng là nơi mà chúng tôi, những người thực hiện nghiên cứu, đang theo học. Đó là điều
kiện giúp khắc phục nhược điểm mà loại nghiên cứu cắt ngang mang lại khi mà chúng tôi
có thể dễ dàng hơn trong việc theo dõi kết quả sau nghiên cứu cũng như tiến hành tiếp
các nghiên cứu khác trong tương lai giúp hoàn thành mục tiêu lớn đã đề ra ngay từ ban
đầu.

26
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Mục tiêu tổng quát: Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ về việc sử dụng viên uống
tránh thai khẩn cấp của sinh viên YĐK trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch năm 2021.
 Mục tiêu cụ thể: 
1. Xác định tỉ lệ sinh viên YĐK trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch có kiến thức đúng về
viên uống tránh thai khẩn cấp.
2. Xác định tỉ lệ sinh viên YĐK trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch có thái độ đúng về
viên uống tránh thai khẩn cấp.
3. Đánh giá, so sánh mức độ kiến thức và thái độ về viên uống tránh thai khẩn cấp giữa
các khối sinh viên từ Y1 đến Y6.
4. Xác định một số yếu tố kinh tế-xã hội tác động đến mức độ kiến thức và thái độ của
sinh viên về viên uống tránh thai khẩn cấp.
5. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ về việc sử dụng viên uống tránh thai
khẩn cấp của sinh viên YĐK trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch.

27
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

IV. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

Phân loại Các giá trị


Tên biến số Định nghĩa biến số
biến số của biến số
Biến số về đặc điểm kinh tế - xã hội
Tuổi Tuổi của người được phỏng vấn Định lượng 18, 19, 20.…
được tính dựa theo năm sinh ghi rời rạc
trên CMND.
Giới tính  Giới tính của người được phỏng Định danh 1. Nam
vấn dựa theo giấy khai sinh. 2 giá trị 2. Nữ
Dân tộc Dân tộc của người được phỏng Định danh 1. Kinh
vấn dựa theo giấy khai sinh. 2 giá trị 2. Khác
Tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo dựa theo lời Định danh 1. Không 
khai của người được phỏng vấn. 4 giá trị 2. Phật giáo

3. Công
giáo

4. Khác
Năm học Năm học hiện tại của người được Thứ tự 1. Y1
phỏng vấn. 2. Y2
3. Y3
4. Y4
5. Y5
6. Y6
Người chung sống Người đang sống cùng với người Định danh 1. Gia đình
được phỏng vấn dựa theo lời 4 giá trị 2. Bạn bè
khai của người được phỏng vấn. 3. Người yêu
4. Một mình
Nơi thường trú Địa chỉ thường trú của người Định danh 1. Thành phố

28
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

được phỏng vấn dựa theo sổ hộ 2 giá trị trực thuộc


khẩu. trung ương
2. Các tỉnh
thành khác

Tình trạng quan hệ Người được phỏng vấn khai về Định danh 1. Đã từng
tình dục tình trạng quan hệ tình dục của 2 giá trị 2. Chưa từng
mình tính tới thời điểm hiện tại.

Biện pháp tránh Người được phỏng vấn khai về Định danh 1. Chưa
thai biện pháp tránh thai đã từng sử 5 giá trị từng dùng
dụng (nếu có quan hệ tình dục 2. Bao cao
trước đây). su

3. Viên
uống tránh
thai hằng
ngày

4. VUTTKC

5. Khác

Nguồn thông tin  Người được phỏng vấn khai về Định danh 1. Bạn bè
phương tiện giúp bản thân tiếp 7 giá trị 2. Người
cận thông tin về VUTTKC. thân

3. Thầy cô

4. Sách báo

5. Phim

6. Mạng
internet

29
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

7. Không
biết về
VUTTKC

Kiến thức của người được phỏng vấn về viên uống tránh thai khẩn cấp
Định nghĩa về  Người được phỏng vấn đạt Định danh 1. 0 điểm
VUTTKC được 1 điểm khi trả lời đầy đủ 2 giá trị 2. 1 điểm
03 ý sau:

1. Là 1 BPTT khẩn cấp.


2. Sử dụng sau khi QHTD
mà không sử dụng BPTT
khác.

3. Hoặc khi BPTT khác


không đảm bảo.

 Người được phỏng vấn đạt 0


điểm khi trả lời thiếu bất kì ý
nào trong 03 ý trên.

Chỉ định của  Người được phỏng vấn đạt 1 Định danh 1. 0 điểm
VUTTKC điểm khi trả lời được ≥ 50% (≥ 2 giá trị 2. 1 điểm    
03 câu) số đáp án đúng sau và
không chọn đáp án sai nào:
- Sau giao hợp không được bảo
vệ.
- Thủng/tuột bao cao su.
- Quên viên uống tránh thai
hằng ngày.
- Sau khi bị cưỡng hiếp.

30
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Chưa tiêm mũi tránh thai khác


khi mũi cũ đã hết tác dụng.
 Người được phỏng vấn không
đạt điểm khi chọn <50% đáp án
đúng hoặc chỉ cần chọn 01 đáp
án sai:
- Sau mỗi lần quan hệ.
- Dùng hằng ngày để tránh thai.
- Chỉ sử dụng khi quên dùng
bao cao su.
- Nên sử dụng kèm với bao cao
su để tránh có thai.

Chống chỉ định của  Người được phỏng vấn được 1 Định danh 1. 0 điểm
VUTTKC điểm khi chọn ≥ 50% (≥ 03 2 giá trị 2. 1 điểm
câu) số đáp án đúng sau và
không chọn đáp án sai nào:
- Phụ nữ có thai/ nghi ngờ có
thai.
- Phụ nữ đang cho con bú trong
vòng 6 tuần sau sanh.
- Phụ nữ có bệnh lý gan, thận,
tim mạch.
- Phụ nữ có bệnh lý ung thư vú.
- Xuất huyết âm đạo chưa rõ
chẩn đoán.
 Người được phỏng vấn không
đạt điểm khi chọn <50% số đáp
án đúng hoặc chỉ cần chọn 01
31
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

đáp án sai:
- Phụ nữ có bệnh lý cơ xương
khớp.
- Phụ nữ có bệnh lý dạ dày.

Cách dùng của  Người được phỏng vấn được 1 Định danh 1. 0 điểm
VUTTKC điểm khi chọn ≥ 50% (≥ 02 2 giá trị 2. 1 điểm
câu) số đáp án đúng và không
chọn đáp án sai nào: 
- Dùng trong vòng 72h sau
quan hệ.
- Loại 1 viên uống 1 viên liều
duy nhất.
- Loại 2 viên, uống 2 lần cách
nhau 12h.
 Người được phỏng vấn không
đạt điểm khi chọn <50% số đáp
án đúng hoặc chỉ cần chọn 01
đáp án sai:
- Loại 1 viên uống trước quan
hệ.
- Loại 2 viên uống 1 viên trước
quan hệ, 1 viên sau quan hệ.
Hiệu quả của  Người được phỏng vấn được Định danh 1. 0 điểm
VUTTKC 01 điểm khi chọn ≥ 50% (≥ 01 2 giá trị 2. 1 điểm
câu) số đáp án đúng:
- Không phòng được các bệnh
lây truyền qua đường tình dục
(STDs).

32
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Dùng càng sớm hiệu quả càng


cao
 Người được phỏng vấn không
đạt điểm khi chọn <50% số đáp
án đúng hoặc chỉ cần chọn 01
đáp án sai:
- Thay thế được hoàn toàn các
biện pháp tránh thai khác
- Hiệu quả tránh thai 100%
- Phòng được STDs.
- Có hiệu quả ở bất kì thời
điểm, chỉ cần sử dụng sau
quan hệ
Tác dụng phụ của  Người được phỏng vấn được 1 Định danh 1. 0 điểm
VUTTKC điểm khi chọn ≥ 50% (≥ 03 2 giá trị 2. 1 điểm
câu) số đáp án đúng:
- Nhức đầu, chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng
- Ra huyết âm đạo
- Rối loạn kinh nguyệt
- Căng tức ngực
 Người được phỏng vấn không
đạt điểm khi chọn <50% số đáp
án đúng hoặc chỉ cần chọn 01
đáp án sai:
- Sốt
- Khó thở

33
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Ra sữa non
Chọn VUTTKC  Người được phỏng vấn được 1 Định danh 1. 0 điểm 
đúng điểm khi chọn đúng 2 giá trị 2. 1 điểm
VUTTKC: 

- Postinor®

 Người được phỏng vấn không


đạt điểm khi chọn sai
VUTTKC:

- Marvelon®

- Rigevidon®

- Excluton®
Kiến thức của Đánh giá qua tổng số điểm trả lời Định danh 1. Kiến thức
người được phỏng 7 câu hỏi ở trên: 2 giá trị đúng
vấn về VUTTKC - Kiến thức đúng khi đạt ≥ 2. Kiến thức

5 điểm chưa đúng

- Kiến thức chưa đúng khi


đạt < 5 điểm
Thái độ của người được phỏng vấn về viên uống tránh thai khẩn cấp

Thái độ của người 1. Tôi cảm thấy thoải mái Định danh 1. Rất đồng
được phỏng vấn về khi trao đổi với bạn bè và sẵn 5 giá trị ý
viên uống tránh sàng tư vấn về VUTTKC 2. Đồng ý
thai khẩn cấp 2. Tôi cảm thấy thoải mái 3. Không
khi trao đổi với người thân chắc chắn
và sẵn sàng tư vấn về
4. Không
VUTTKC
đồng ý
3. Tôi sẽ giới thiệu
5. Rất
VUTTKC cho bạn bè và
34
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

người thân không đồng

4. Tôi nghĩ rằng VUTTKC ý

không phải là một hình thức


phá thai

5. Tôi nghĩ việc sử dụng


VUTTKC có thể gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ

6. Tôi nghĩ người sử dụng


VUTTKC cần có kiến thức
đủ và được tư vấn trước khi
dùng

7. Tôi nghĩ không cần phải


khẩn trương uống VUTTKC
sau quan hệ ngoài ý muốn
không an toàn 

8. Tôi nghĩ rằng VUTTKC


là biện pháp ngừa thai tốt
nhất và an toàn tuyệt đối

9. Tôi thấy ngại ngùng khi


mua VUTTKC

10. Tôi nghĩ rằng VUTTKC


chỉ dành cho gái mại dâm và
người không chung thủy

11. Tôi cảm thấy việc sử dụng


VUTTKC là trái đạo đức và
tôn giáo
Mức độ về thái độ Đánh giá thái độ của người được Định danh 1. Rất tích

35
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

của người được phỏng vấn qua tổng số điểm ở 11 3 giá trị cực
phỏng vấn câu trên: 2. Tích cực
 Từ câu 1 đến 6, các giá trị sẽ 3. Chưa tích
được quy ước thành các mức cực
điểm như sau: 
- Rất đồng ý: 4 điểm 
- Đồng ý: 3 điểm
- Không chắc chắn: 2 điểm 
- Không đồng ý: 1 điểm
- Rất không đồng ý: 0 điểm
 Từ câu 7 đến 11, các giá trị sẽ
được quy ước thành các mức
điểm như sau:
- Rất đồng ý: 0 điểm 
- Đồng ý: 1 điểm
- Không chắc chắn: 2 điểm 
- Không đồng ý: 3 điểm
- Rất không đồng ý: 4 điểm
 Sau đó, tổng điểm của người
được phỏng vấn sẽ được phân
theo các mức độ:

1. Thái độ rất tích cực khi


tổng điểm ≥ 40 điểm

2. Thái độ tích cực khi tổng


điểm >30 và < 40

3. Thái độ chưa tích cực khi


tổng điểm ≤ 30 điểm

36
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

V.

37
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế. Niên giám thống kê y tế - Health statistics yearbook. Việt Nam; 2018.
2. Barkat A. Nghiên cứu: Đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Việt
Nam. Hà Nội: UNFPA-Bộ Y tế; 2017.
3. Tổng cục thống kê. Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản. In: Chiến ĐV,
editor. Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm
1/4/2016. Hà Nội: NXB Thống kê; 2017. p. 57.
4. Nguyễn Thị Bích Vân, Vũ Văn Du, Phan Thị Anh, Nguyễn Thanh Huyền, Phạm
Thị Dừng. Khảo sát tình hình phá thai to ở trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Phụ Sản Trung
ương 6 tháng đầu năm 2012. Tạp chí Phụ sản. 2013;tập 11(2):p. 125-8.
5. Van Look PF, von Hertzen H. Emergency contraception. British medical bulletin.
1993;49(1):p. 158-70.
6. Piaggio G, von Hertzen H, Grimes DA, Van Look PF. Timing of emergency
contraception with levonorgestrel or the Yuzpe regimen. Task Force on Postovulatory
Methods of Fertility Regulation. Lancet. 1999;353(9154):p. 721.
7. Nguyễn Thanh Phong. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp
tránh thai của sinh viên một số trường Đại học/ Cao đẳng Thành phố Hà Nội và hiệu quả
giải pháp can thiệp [Luận án Tiến sĩ Y học]. Hà Nội: Đại học Y Hà Nội; 2017.
8. Đào Xuân Dũng. Dậy thì - Sức khỏe tình dục - Sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu
niên Việt Nam. Hà Nội; 2010.
9. Kantorová V, Wheldon MC, Ueffing P, Dasgupta ANZ. Estimating progress
towards meeting women’s contraceptive needs in 185 countries: A Bayesian hierarchical
modelling study. PLOS Medicine. 2020;17(2):p. 1-2.
10. Hagenfeldt K, Johannisson E, Brenner P. Intrauterine contraception with the
copper-T device. 3. Effect upon endometrial morphology. Contraception. 1972;6(3):p.
207-18.
11. Ortiz ME, Croxatto HB, Bardin CW. Mechanisms of action of intrauterine
devices. Obstetrical & gynecological survey. 1996;51(12 Suppl):S42-51.

38
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

12. Turok DK, Godfrey EM, Wojdyla D, Dermish A, Torres L, Wu SC. Copper T380
intrauterine device for emergency contraception: highly effective at any time in the
menstrual cycle. Hum Reprod. 2013;28(10):p. 2672-6.
13. Wu S, Godfrey EM, Wojdyla D, Dong J, Cong J, Wang C, et al. Copper T380A
intrauterine device for emergency contraception: a prospective, multicentre, cohort
clinical trial. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology.
2010;117(10):p. 1205-10.
14. Cleland K, Zhu H, Goldstuck N, Cheng L, Trussell J. The efficacy of intrauterine
devices for emergency contraception: a systematic review of 35 years of experience. Hum
Reprod. 2012;27(7):p. 1994-2000.
15. Cheng L, Gülmezoglu AM, Piaggio G, Ezcurra E, Van Look PF. Interventions for
emergency contraception. The Cochrane database of systematic reviews. 2008(2).
16. Glasier AF, Cameron ST, Fine PM, Logan SJ, Casale W, Van Horn J, et al.
Ulipristal acetate versus levonorgestrel for emergency contraception: a randomised non-
inferiority trial and meta-analysis. Lancet. 2010;375(9714):p. 555-62.
17. Bộ Y tế, Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Dụng cụ tránh thai trong tử cung. Hướng
dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hà Nội: NXB Thanh Hóa;
2017. p. 285-90.
18. Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế. Biện pháp tránh thai khẩn cấp. Hướng dẫn
Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hà Nội: NXB Thanh Hóa; 2017. p.
315.
19. Berger C, Norlin E, Lalitkumar P, Gemzell-Danielsson K. Emergency
Contraception – An Overview. J Reproduktionsmed Endokrinol. 2015;12(4):p. 260-7.
20. Gemzell-Danielsson K, Berger C, Lalitkumar PGL. Emergency contraception —
mechanisms of action. Contraception. 2013;87(3):p. 300-8.
21. Shen J, Che Y, Showell E, Chen K, Cheng L. Interventions for emergency
contraception. The Cochrane database of systematic reviews. 2019;1(1):p. 1.
22. World Health Organization. Abortion: A tabulation of available data on the
frequency and mortality of unsafe abortion. 1994. p. 114.
39
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

23. Singh S. Adolescent childbearing in developing countries: a global review. Studies


in family planning. 1998;29(2):pp. 117-36.
24. Grimes DA, Benson J, Singh S, Romero M, Ganatra B, Okonofua FE, et al.
Unsafe abortion: the preventable pandemic. Lancet. 2006;368(9550):pp. 1908-19.
25. Department of Reproductive Health and Research, World Health Organization.
Unsafe abortion: Global and regional estimates of the incidence of unsafe abortion and
associated mortality in 2008. 6th ed 2011. p. 19.
26. World Health Organization. Reproductive health strategy to accelerate progress
towards the attainment of international development goals and targets: World Health
Organization; 2004.
27. Moszynski P. Conference warns of epidemic of unsafe abortions in Africa. BMJ.
2006;332(7546):pp. 874.
28. World Health Organization. Complications of abortion: Technical and managerial
guidelines for prevention and treatment: World Health Organization; 1995.
29. Santhya KG, Jejeebhoy SJ. Sexual and reproductive health and rights of
adolescent girls: Evidence from low- and middle-income countries. Global Public Health.
2015;10(2):pp. 189-221.
30. Darroch JE, Woog V, Bankole A, Ashford LS. Adding It Up: Costs and Benefits
of Meeting the Contraceptive Needs of Adolescents. New York: Guttmacher Institute;
2016.
31. Munakampe MN, Zulu JM, Michelo C. Correction to: Contraception and abortion
knowledge, attitudes and practices among adolescents from low and middle-income
countries: a systematic review. BMC Health Services Research. 2019;19(1):p. 441.
32. Giri PA, Bangal VB, Phalke DB. Knowledge and attitude of medical
undergraduate, interns and postgraduate students in India towards emergency
contraception. North American journal of medical sciences. 2013;5(1):pp. 37-40.
33. Asut O, Ozenli O, Gur G, Deliceo E, Cagin B, Korun O, et al. The knowledge and
perceptions of the first year medical students of an International University on family

40
TỔ 11 – Y2017C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

planning and emergency contraception in Nicosia (TRNC). BMC women's health.


2018;18(1):pp. 149.
34. Fikre R, Amare B, Tamiso A, Alemayehu A. Determinant of emergency
contraceptive practice among female university students in Ethiopia: systematic review
and meta-analysis. Contraception and Reproductive Medicine. 2020;5(1):p. 18.
35. Phạm Quang Vinh, và cộng sự. Kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản. Kết
quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2018. Hà
Nội: Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê; 2019. p. 40 & 7.
36. Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy. Nghiên
cứu kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên tại huyện
a lưới, tỉnh thừa thiên huế. Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế.
2017;6(6):pp. 85.
37. Nguyễn Thanh Phong, Phạm Huy Hiền Hào, Phạm Huy Tuấn Kiệt. Nghiên cứu
kiến thức, thái độ và thực hành về viên thuốc tránh thai của sinh viên thành phố hà nội.
Tạp chí Y học Việt Nam. 2016;438(2):tr. 19-24.
38. Võ Thị Kiều Mi, Đậu Thị Thanh Hằng, Trần Thanh Ngân, Nguyễn Bích Hạnh,
Nguyễn Đình Tùng. Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ
khối Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại
học Duy Tân. 2020;3(40):tr. 128-9.
39. Đào Anh Sơn, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Trịnh Khánh Linh, Trần Thị Hương Trà,
Vũ Thị Nhung. Kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên Đại học
tại Hà Nội năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020;126(2):p. 138-45.

41
TỔ 11 – Y2017C

You might also like