You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ

KHOA NGOẠI NGỮ Học phần: Văn hóa các nước ASEAN
Học kỳ I: năm học 2021-2022
Lớp: NNVB2-7Đ20
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Kiến thức lý thuyết (chiếm 60% nội dung đề thi)
Chương 1. Nhận diện Đông Nam Á. Đặc điểm tự nhiên và nguồn gốc tộc người
1.1. Đông Nam Á xét về mặt điều kiện tự nhiên
1.2. Nguồn gốc các dân tộc ở Đông Nam Á – chủ thể của văn hóa Đông Nam Á
Chương 2. Tiến trình lịch sử văn hóa Đông Nam Á
2.1. Văn hóa Đông Nam Á thời kỳ tiền - sơ sử
2.2. Văn hóa Đông Nam Á từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ X
2.3. Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX
2.4. Văn hóa Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945
2.5. Văn Hóa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
Chương 3. Các thành tố của văn hóa Đông Nam Á
3.1. Ngôn ngữ - chữ viết
3.2. Tín ngưỡng bản địa
3.3. Tôn giáo
3.4. Lễ hội – lễ tết
3.5. Phong tục tập quán
3.6. Nhà cửa
3.7. Nghệ thuật tạo hình
3.8. Nghệ thuật biểu diễn
Chương 4. Văn hóa với phát triển và tiến bộ xã hội nhìn từ cục diện văn hóa Châu Á –
Thái Bình Dương trong 2 thập niên đầu thế kỷ 21 qua thực tiễn Đông Á
4.1. Cục diện văn hóa trong phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương
4.2. Những biến đổi cộng đồng và sự khẳng định vai trò cá nhân với bản sắc văn hóa
phương đông
4.3. Sự phát triển nhu cầu tinh thần và đa dạng hóa đời sông văn hóa tinh thần sự kết hợp
giữa giá trị truyền thống văn hóa với hiện đại hóa văn hóa
2. Kiến thức thực tế (chiếm 40% nội dung đề thi)
Tìm hiểu về các nội dung sau bao gồm tên gọi, ý nghĩa,
+ một số nét văn hóa điển hình trong giao tiếp, ứng xử và hành vi của các dân tộc các
nước Đông Nam Á.
+ Lễ hội – lễ tết
+ Phong tục tập quán
+ Trang phục và món ăn truyền thống
II. DẠNG BÀI THI
- Thi trắc nghiệm: Chọn phương án đúng để trả lời câu hỏi. Thời gian 60 phút. Số câu hỏi
là 60 câu.
III. BÀI TẬP: Chọn phương án đúng A, B, C hoặc D để trả lời câu hỏi sau.
1. Điều kiện khí hậu ở các nước Đông Nam Á có đặc điểm chung gì?
A. nóng ẩm B. mưa nhiều
C. có gió mùa D. Tất cả các phương án A, B, C đều đúng
2. Cùng với sự có mặt của Người tinh khôn là sự xuất hiện của các tộc người Đông Nam
Á. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
3. Đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ tiền sử và sơ sử là:
A. Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô sơ,…
B. Về phương diện xã hội: huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu tưới nước cho
đồng ruộng,…
C. Về phương diện ngôn ngữ: dùng những tiếng đơn âm
D. Tất cả các phương án A, B, C đều đúng
4. Xét về nguồn gốc, chỉ một số trong chúng ta bắt nguồn từ một gốc chung đó là chủng
Indonesien. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
5. Có thể coi Đông Nam Á là nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới bởi
vì một nền nông nghiệp sơ khai cũng đã xuất hiện vào thời kỳ đồ đá giữa. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
6. Mở đầu cho văn hóa tiền sử Đông Nam Á là giai đoạn mà các cư dân nguyên thủy
Đông Nam Á sử dụng đá cuội làm công cụ lao động. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
7. Cách đây khoảng 4000 năm, có sự xuất hiện của các dụng cụ bằng đồng từ thời kỳ
này vì thế thời kỳ này còn được gọi là thời đại ____________.
A. thời kỳ kim khí B. thời kỳ đồ đá cũ
C. thời kỳ đồ đá giữa D. thời kỳ đồ đá mới
8. Tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho văn hóa đồ đá giữa ở Đông Nam Á là
____________ bởi vì nó có mặt ở nhiều nơi ở khắp vùng Đông Nam Á. Do đó văn hóa
này là văn hóa chung của Đông Nam Á.
A. Văn hóa Hòa Bình B. Văn hóa Sơn Vi
C. Văn hóa Đông Sơn D. Văn hóa Sơn La
9. Từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ thứ X, văn hóa Trung Quốc xâm nhập vào khu vực
Đông Nam Á
A. bằng con đường hòa bình B. bằng cách cưỡng bức
C. bằng sự đô hộ D. Cả B và C đều đúng
10. Quốc gia độc lập, chính trị ổn định, kinh tế nâng cao đó là những điều kiện quan
trọng nhất để văn hóa phát triển. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
11. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, về mặt tư tưởng, trong lịch sử - văn hóa Đông Nam
Á có sự xuất hiện của một số tôn giáo mới ở Đông Nam Á là _____________.
A. Hồi giáo B. Kito giáo
C. Đạo Phật D. Cả hai phương án A và B đều đúng
12. Ý nào sau đây không đúng khi nói về các ngôn ngữ Đông Nam Á?
A. Một ngôn ngữ có thể tồn tại ở rất nhiều quốc gia, chẳng hạn, tiếng Thái không chỉ có ở
Thái Lan mà còn ở Lào, Việt Nam, Myanmar, Campuchia.
B. Ở bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào cũng có hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ
khác nhau. Ví dụ như ở Indonesia cũng đã có tới hơn 200 ngôn ngữ đang được sử dụng.
C. Các ngôn ngữ Đông Nam Á là bức tranh đa dạng trong một sự thống nhất cao độ từ
trong cội nguồn của chúng.
D. Ngôn ngữ của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hai quốc gia là
Trung Quốc và Nhật Bản
13. Điểm nổi bật về thành quả của văn hóa vật chất của các dân tộc Đông Nam Á từ nửa
sau thế kỷ XIX đến 1945 là ___________.
A. sự phát triển nhanh chóng của các đô thị theo hướng trung tâm chính trị-văn hóa
B. sự phát triển nhanh chóng của các đô thị theo hướng trung tâm công-thương nghiệp
lớn.
C. Cả hai phương án A và B đều đúng
D. Cả hai phương án A và B đều sai
14. Họ ngôn ngữ nào trong những họ ngôn ngữ sau là họ của ngôn ngữ Đông Nam Á?
A. Họ ngôn ngữ Đông Nam Á ngữ hệ Bắc đảo B. Họ ngôn ngữ Đông Nam Á ngữ hệ
Nam Á
C. Họ ngôn ngữ Đông Nam Á ngữ hệ Tây đảo D. Họ ngôn ngữ Đông Nam Á ngữ hệ
Thái -Tạng
15. Sự đa dạng về mặt __________ cũng là một đặc điểm đáng chú ý của văn học Đông
Nam Á nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.
A. hình thức B. thể loại C. kiểu dáng D. màu sắc
16. Cái chung nhất của tất cả các tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á là đều xuất phát
học thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật đều có linh hồn.
A. Đúng B. Sai
17. Họ ngôn ngữ Đông Nam Á ngữ hệ Nam đảo gồm 4 nhóm: Melanesia, Polynesia,
Micronesia và Indonesia. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
18. Tôn giáo chính (quốc giáo) của nước Myanmar là ___________.
A. Thiên chúa giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo
19. Với sự can thiệp của phương Tây vào Đông Nam Á, chữ viết của một số quốc gia
Đông Nam Á đã được chuyển đổi theo hướng Latin hóa từ khoảng đầu thế kỷ XVIII.
Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
20. Phần lễ trong các lễ hội Đông Nam Á thường mang nội dung nào dưới đây?
A. cầu xin, cầu mong làm ăn phát đạt, sung túc
B. tạ ơn thần linh, tổ tiên đã phù hộ, che chở cho cuộc sống của mình
C. Cả hai phương án A và B đều đúng
D. Cả hai phương án A và B đều sai
21. Cư dân Đông Nam Á có tục thờ cúng tổ tiên để vừa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết
ơn cội nguồn vừa thể hiện lòng ước mong muốn sự phù hộ độ trì của tổ tiên cho người
còn sống. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
22. Trước đây, Đông Nam Á theo chế độ Mẫu hệ, tuy nhiên không tồn tại phong tục ở rể.
Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
23. Thủ tục cho một đám cưới ở các dân tộc Đông Nam Á có thể khác nhau về cách thức
tổ chức nhưng thường trải qua ít nhất hai bước là ăn hỏi và lễ cưới. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
24. Phần hội trong các lễ hội Đông Nam Á thường là những trò vui, giải trí nhằm
________.
A. nâng cao sức khỏe, luyện trí thông minh, luyện sự khéo léo và cầu mưa
B. nâng cao sức khỏe, mục đích phồn thực, cầu mưa, luyện sự khéo léo và trí thông minh
C. mục đích phồn thực, luyện sự khéo léo, luyện trí thông minh và cầu mưa
D. nâng cao sức khỏe, mục đích phồn thực, luyện sự khéo léo và cầu mưa
25. Một trong số món cơm nổi tiếng của cư dân Đông Nam Á là cơm lam được nấu từ
gạo nếp. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
26. Văn hóa ẩm thực đường phố của Việt Nam có tiếp thu ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực
đường phố của các nước Đông Nam Á, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
27. Đâu là vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước?
A. Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của mô hình - con đường - thể chế phát triển của
một quốc gia - dân tộc
B. Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của thể chế kinh tế, triết lý và đạo đức kinh
doanh
C. Là cơ sở để xác lập các giá trị xã hội, lối sống xã hội, nền đạo đức xã hội
D. Tất cả các phương án A,B,C
27. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ẩm thực các nước Đông Nam Á nhìn chung khá giống nhau về mặt hình thức và
hương vị, ít có màu sắc riêng
B. Ẩm thực các nước Đông Nam Á có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ ẩm thực phương Tây
do chịu sự đô hộ của các nước phương Tây trong một thời gian dài
C. Ẩm thực các nước Đông Nam Á rất đa dạng và phong phú, đồng thời cũng thể hiện
bản sắc dân tộc riêng của mỗi quốc gia
D. Ẩm thực các nước Đông Nam Á không chịu sự chi phối từ tôn giáo
28. Đâu là món ăn truyền thống của người Lào?
A. Lạp B. Amok Trey C. Khao Pat D. Sushi
29. Đâu là nét đặc trưng của ẩm thực các nước Đông Nam Á
A. Sử dụng nhiều thảo quả, ớt, hồi hoa trong chế biến
B. Sử dụng nhiều tinh bột trong chế biến
C. Sử dụng đa dạng các loại rau xanh và trái cây trong chế biến
D. Sử dụng ớt làm gia vị chính trong chế biến
30. Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ:
A. 92° đến 140° kinh đông và từ khoảng 28° vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15° vĩ
nam
B. 100° đến 140° kinh đông và từ khoảng 28° vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15°
vĩ nam
C. 120° đến 140° kinh đông và từ khoảng 28° vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15°
vĩ nam
D. 62° đến 140° kinh đông và từ khoảng 28° vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15° vĩ
nam
31. Đông Nam Á bao gồm quần thể các đảo, bán đảo, quần đảo, các vịnh và biển chạy dài
suốt từ:
A. Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương đến Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương
D. Ấn Độ Dương đến Đại Tây Dương
32. Nguyên nhân nào gây ra mưa nhiều ở khu vực Đông Nam Á?
A. Là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới
B. Đường bờ biển rất dài
C. Khí hậu biển
D. Tất cả các phương án trên
33. Ở Đông Nam Á, sự khác nhau cơ bản giữa khu vực lục địa- bán đảo Trung Ấn với
khu vực hải đảo là gì?
A. Khu vực lục địa đồng bằng rộng lớn, khu vực hải đảo đồng bằng nhỏ hẹp
B. Rừng ở các khu vực hải đảo nghèo nàn
C. Khu vực lục địa không có núi
D. Tất cả các phương án đều đúng
34. Chọn phương án đúng
Con sông nào dưới đây không nằm trong khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mêkông
B. Sông Saluen
C. Sông Menam
D. Sông Nin
35. Vì sao Đông Nam Á được ví như một “hành lang”, “chiếc cầu nối Đông – Tây”
A. Nằm trọn giữa hai đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
B. Nối biển Đông với biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương, trở thành cửa ngõ trên tuyến
đường hàng hải quốc tế
C. Nằm gần hai quốc gia lớn nhất phương Đông: Trung Quốc và Ấn Độ
D. Tất cả các đáp án trên
36. Chọn phương án đúng
Chỉ số duyên hải (ISCL) của Đông Nam Á là:
A. 5 B. 10 C. 15 D. 20
37. Chọn phương án sai: Những đặc điểm chung về phương diện vật chất của khu vực
Đông Nam Á là
A. Làm ruộng, cấy lúa, nuôi trâu bò
B. Dùng đồ kim khí thô sơ
C. Giỏi bơi thuyền
D. Sống du mục trên những thảo nguyên rộng lớn
38. Những đặc điểm chung về phương diện xã hội của khu vực Đông Nam Á là:
A. Địa vị quan trọng của người phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu
tưới nước cho đồng ruộng
B. Địa vị quan trọng của người đàn ông, huyết tộc phụ hệ
C. Tổ chức theo mô hình bao tải khoai tây
D. Tất cả các phương án đều đúng
39. Những đặc điểm chung về phương diện tôn giáo của khu vực Đông Nam Á là:
A. Thuyết vạn vật hữu linh
B. Thờ phụng tổ tiên
C. Chôn người chết trong các chum vại
D. Tất cả các phương án đều đúng
40. Thành tựu văn hoá Đông Nam Á tiền sử và sơ sử
A. Một nền văn hóa, văn minh đặc sắc với nghề nông nghiệp lúa nước là chủ đạo
B. Một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh
C. Một hệ thống các tác phẩm văn chương đặc sắc
D. Tất cả các phương án đều đúng
41. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Đông Nam Á với Trung Hoa diễn ra trong giai đoạn
nào?
A. Thời tiền sử và sơ sử
B. Từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ thứ X
C. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX
D. Từ nửa sau thế kỉ XIX đến năm 1945
42. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Đông Nam Á với Ấn Độ diễn ra trong giai đoạn nào?
A. Thời tiền sử và sơ sử B. Từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ thứ X
C. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX D. Từ nửa sau thế kỉ XIX đến năm 1945
43. Từ nửa sau thế kỷ XIX nước Đông Nam Á nào không bị phương Tây đô hộ và bóc lột
A. Việt Nam B. Mailaixia C. Philippin D. Thái Lan
44. Văn hóa Đông Nam Á trải qua thời kỳ suy thoái của các vương quốc dân tộc vào thời
kỳ
A. Thế kỷ X – XV B. Thế kỷ XVI - giữa Thế kỷ XIX
C. Thế kỷ I – X D. Cuối Thế kỷ XIX – đầu Thế kỷ XX
45. Tôn giáo nào đến Đông Nam Á vào khoảng Thế kỷ XIII hoàn toàn bằng con đường
thương mại, hòa bình?
A. Phật giáo B. Nho giáo C. Hồi giáo D. Thiên chúa giáo
46. Xét về mặt kinh tế, quốc gia nào phát triển nhất ở Đông Nam Á hiện nay
A. Thái Lan
B. Brunei
C. Mailaixia
D. Singgapore
46. Nhận định về bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á hiện đại?
A. Phong phú, đa dạng
B. Phong Phú, đa dạng và phức tạp
C. Đa dạng nhưng thống nhất
D. Hài hòa nhưng đa dạng.
47. Ngôn ngữ các nước Đông Nam Á được xếp vào các ngữ hệ chính nào:
A. Ngữ hệ Nam Đảo
B. Ngữ hệ Nam Á
C. Ngữ hệ Thái và Hán- Tạng
D. Tất cả các đáp án trên
48. Chữ viết người Việt cổ đã tạo ra từ thời kỳ:
A. Thời Tiền sử
B. Thời các Vua Hùng
C. Thời Bắc Thuộc
D. Thời kỳ độc lập và tự chủ của nước Đại Việt
49. Từ đầu Công nguyên các dân tộc Đông Nam Á đã tiếp thu thành tựu chữ viết của
những quốc gia nào để ghi chép:
A. Nhật Bản B. Ấn Độ
C. Trung Quốc D. Cả B và C
50. Chữ Quốc ngữ của Việt Nam ra đời khi nào?
A. Thế kỉ XV B. Thế kỉ XVI
C. Thể kỉ XVII D. Thế kỉ XVIII.

BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN

ThS. Nguyễn Thị Huệ ThS. Nguyễn Bích Trà

You might also like