You are on page 1of 18

ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC NHÀ Ở CAO TẦNG VÀ KHÁCH SẠN

(Project of High-rise Housing and Hotel)


Mã học phần: KTR 3144
Thời gian: 60 giờ tín chỉ (4 tín chỉ)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp sv nắm bắt phương pháp thiết kế công trình kiến trúc nhà ở cao tầng, nắm vững các
thông số kỹ thuật cơ bản trong căn hộ và khách sạn.
- Sinh viên cần nắm vững được dây chuyền chức năng và giải quyết tốt mỗi quan hệ giữa
chức năng ở và thương mại cũng như một số dịch vụ công cộng khác. Nắm vững cách thức tổ hợp
nhiều khối chức năng khác nhau trong một công trình cụ thể.
- Đề xuất giải pháp kết cấu cao tầng phù hợp với hình thức kiến trúc, chức năng sử dụng và
môi trường xung quanh.
- Khai thác các đặc trưng của khu đất xây dựng để tổ chức được công nghệ hoạt động hợp lý
giữa chức năng bên trong trong và bên ngoài của công trình phù hợp với đặc thù riêng của từng thể
loại công trình và đặc điểm khu đất xây dựng.
II.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH:
- Đồ án kiến trúc nhà ở cao tầng và khách sạn là thể loại công trình có khối ở cao tầng có
thể kết hợp với các bộ phận công cộng khác (cửa hàng bách hoá, siêu thị phục vụ cho các đơn
nguyên hoặc căn hộ, cửa hàng phục vụ cho toàn khu ở, kết hợp với các điểm phục vụ công cộng
như phòng đọc sách, câu lạc bộ, hoặc kết hợp với một tổ hợp dịch vụ công cộng như khách sạn...)
2.CÁC YÊU CẦU XÂY DỰNG CỤ THỂ
- Khu đất xây dựng trên cơ sở một khu đất có sẵn, đã được quy hoạch hoặc theo sự gợi ý
của giáo viên để không hạn chế sáng tạo và tính phong phú của đồ án. Diện tích lô đất khoảng 0,6-
0,8 ha (6.000 m2 - 8.000 m2). Mật độ xây dựng: khách sạn ≤ 40%; nhà ở cao tầng ≤ 40% nếu xây
dựng trong các khu đô thị mới (nếu cải tạo hoặc xây dựng trong các khu đô thị cũ thì cho phép
≤60%)
- Sử dụng vật liệu phù hợp với tính chất sử dụng công trình.
- Kết cấu đơn giản, thuận lợi cho thi công (tuy nhiên có thể sử dụng các công nghệ xây
đựng tiến tiến để tạo tính sinh động cho các giải pháp tổ chức không gian).
- Nên khai thác các yếu tố bền vững (sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm
và sử dụng năng lượng tái sinh, bảo vệ môi trường...) vào thiết kế đồ án.
III.CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN.
Lịch trình dạy-học
Hình thức tổ chức dạy-học
Giờ lên lớp
Thực hành, điền

nghiên cứu
Tự học, tự

Thời Yêu cầu sv chuẩn Ghi


Nội dung
gian bị trước khi đến lớp chú

Lý Bài Thảo
thuyết tập luận

Giới thiệu về thể sv sưu tầm tài liệu,


Tuần 1 4
loại công trình bản đồ khu đất

1
nhà ở cao tầng và
khách sạn
Nghiên cứu
sv sưu tầm tài liệu,
nhiệm vụ thiết kế 4
bản đồ khu đất
và tìm tài liệu
Tìm tài liệu và đi
sv nghiên cứu, sơ
khảo sát thực địa 2 1
phác đồ án
Tuần 2
sv nghiên cứu, sơ
Phác thảo ý đồ 2 1
phác đồ án
sv nghiên cứu, sơ
Phác thảo ý đồ 2 1
phác đồ án
Tuần 3
sv nghiên cứu, sơ
Phác thảo ý đồ 2 1
phác đồ án
hoàn thành hồ sơ
Kiểm tra tiến độ tiến độ đợt 1 và
Tuần 4 8
lần 1 trình bày ý đồ sơ
phác
sv tiếp tục hoàn
Nghiên cứu giải
2 1 chỉnh phương án
pháp cụ thể
chọn
sv tiếp tục hoàn
Nghiên cứu giải
2 1 chỉnh phương án
pháp cụ thể
chọn
Tuần 5
sv tiếp tục hoàn
chỉnh phương án
chọn
Nghiên cứu pháp nghiên cứu chi tiết
2 1
cụ thể phương án chọn
bao gồm cả các giải
pháp kỹ thuật cần
thiết
sv tiếp tục hoàn
chỉnh phương án
chọn
Nghiên cứu hoàn
thiện giải pháp cụ 2 1 nghiên cứu chi tiết
thể phương án chọn
bao gồm cả các giải
Tuần 6 pháp kỹ thuật cần
thiết
nghiên cứu chi tiết
Nghiên cứu hoàn phương án chọn
thiện giải pháp cụ 2 1 bao gồm cả các giải
thể pháp kỹ thuật cần
thiết

2
hoàn thành hồ sơ
tiến độ đợt 2 và
Kiểm tra tiến độ
Tuần 7 8 trình bày phương
lần 2
án kiến trúc hoàn
thiện
Tuần 8 Thể hiện đồ án 4 sv làm việc ở nhà
Thể hiện và nộp
Tuần 9 4 sv làm việc ở nhà
đồ án
IV. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC CỦA GIẢNG VIÊN
- Đối với môn học đồ án vì đặc thù là môn học thiết kế kết hợp sửa bài trực tiếp nên mỗi
buổi học phải học liên tục 4t không ngắt quãng. Vì vậy đối với đồ án này gồm 60t nên chia làm 9
tuần liên tục, mỗi tuần 8t. Từ tuần 1 đến tuần 7, sv học trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Từ tuần 8 đến tuần 9 sinh viên thể hiện ở nhà và nộp bài tại văn phòng Khoa Kiến trúc (Nếu nộp
muộn trong ngày, đồ án sẽ bị trừ 0,5 đ; nếu nộp từ ngày hôm sau trở đi sẽ không nhận bài)
Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần
- Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 bao gồm:
- Tham gia học tập trên lớp: 10%
- Kiểm tra-đánh giá định kỳ (thiết kế nhanh): 15%
- Kiểm tra tiến độ đợt 2: 15%
- Điểm môn học đồ án: 60%
(nếu sv không được điểm ĐẠT (≥ 4 điểm trở lên) phải học lại năm sau, không có thi lại)
V. YÊU CẦU VỀ KHỐI LƯỢNG VÀ TỶ LỆ THỂ HIỆN
- Mặt bằng tổng thể 1/500-1/200
- Mặt bằng các tầng 1/100
- Các mặt đứng (tối thiểu 2 mặt đứng) 1/100
- Các mặt cắt 1/100
- Phối cảnh bên ngoài công trình
- Phối cảnh nội thất và mặt bằng triển khai 1/50
2. QUY CÁCH THỂ HIỆN
- Toàn bộ bản vẽ thể hiện trên khổ giấy A2
- Phương pháp thể hiện không hạn chế (trừ bút chì), khuyến khích làm mô hình, làm phim.
- Nộp đĩa DVD (toàn bộ đồ án của lớp lưu vào 1 đĩa DVD)
VI. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỤ THỂ:
A. NHÀ Ở GIA ĐÌNH CAO TẦNG
- Thiết kế một ngôi nhà hoặc một nhóm nhà ở cho 600 người ở (200-250 căn hộ) với số
tầng cao từ 9-25 tầng
- Trong nhà ở căn hộ, các căn hộ phải được thiết kế độc lập, khép kín với đầy đủ các thành
phần sau: các phòng ở và các bộ phận phụ.
- Các phòng ở trong căn hộ gồm: phòng sinh hoạt chung (phòng khách kết hợp sinh hoạt
chung) và các phòng ngủ.
Các bộ phận phụ trong căn hộ gồm: bếp, xí, tắm, kho, lôgia, giặt…
3
I. TỶ LỆ CĂN HỘ TRONG NHÀ Ở CAO TẦNG NHƯ SAU:
- Loại căn hộ 2 phòng (1 ngủ + 1 sinh hoạt chung) chiếm 15 - 20%
- Loại căn hộ 3 phòng (2 ngủ + 1 sinh hoạt chung) chiếm 25 - 30%
- Loại căn hộ 4 phòng (3 ngủ + 1 sinh hoạt chung) chiếm 40 - 45%
- Loại căn hộ 5 phòng (4 ngủ + 1 sinh hoạt chung) chiếm 10 - 15%
Có thể điều chỉnh tỷ lệ căn hộ cho phù hợp với giải pháp cụ thể nhưng phải đảm bảo:
+ Các căn hộ loại trung bình (3 - 4 phòng ngủ) chiếm 70 - 75%
+ Các căn hộ còn lại (2 - 5 phòng) chiếm 25-30%
(diện tích căn hộ được tính với tiêu chuẩn khoảng 10m2/người)
Không gian thương mại và dịch vụ
- Phòng sinh hoạt cộng đồng: 140 - 200 m2, 0,8m2/chỗ ngồi đến 1,0m2/chỗ ngồi với diện
tích không nhỏ hơn 36m2.
- Siêu thị mini: Diện tích 300 - 600 m2 (bao gồm cả kho và các không gian phụ trợ)
- Nhà hàng: 1 - 1,2 m2/ người
- Nhà trẻ: 50 trẻ/1000 dân (2,3 m2/trẻ) (kèm các khu phụ trợ: bếp, vệ sinh…)
- Quán giải khát: Diện tích tối thiểu 100 m2 (0,83 - 1 m2/người)
- Phòng tập thể hình: Diện tích tối thiểu 200 - 400 m2 (bao gồm các không gian phụ trợ:
kho, thay quần áo, vệ sinh…)
- Phòng y tế: 50 m2
-Khu vệ sinh ( Nam, Nữ): 40 - 45 m2
Không gian kỹ thuật và quản lý:
- Phòng nhân viên bảo trì: Diện tích tối thiểu 12 m2
- Phòng tổng đài, thông tin liên lạc: Diện tích tối thiểu 12 m2
- Phòng kiểm soát báo cháy trung tâm: Diện tích tối thiểu 12 m2
- Phòng điều khiển và kiểm soát thông gió: Diện tích tối thiểu 12 m2
- Phòng điều khiển trung tâm: Diện tích tối thiểu 80 - 100 m2 (chiều cao tối thiểu 6,1 m)
- Phòng máy phát điện: Diện tích tối thiểu 36 m2
- Phòng máy bơm: Diện tích tối thiểu 12 m2
- Buồng thu rác: Diện tích tối thiểu 12 m2
- Phòng Quản lý hành chính: Diện tích tối thiểu 24 m2
- Phòng Quản lý kỹ thuật: Diện tích tối thiểu 24 m2
- Phòng bảo vệ: Diện tích tối thiểu 18 m2
- Khu vệ sinh ( Nam, Nữ): 40 - 45 m2
(Ngoài ra còn phải thiết kế bể nước sinh hoạt (250 lít/ người/ ngày đêm), bể nước chữa cháy (2,5
lít/giây/cột), hầm phân tự hoại, bể thu tự hoại (tối thiểu 24 m2), bể xử lý nước thải (256
lít/người/ngày đêm, trạm biến thế: Diện tích tối thiểu 16 m2
Không gian sân vườn
- Sân thể thao ngoài trời: tối thiểu 0,5 m2/ người

4
- Bể bơi: tối thiểu 300 m2 (bao gồm diện tích bể bơi và khu vực hiên nghỉ, thư giãn; độ sâu
bể: người lớn sâu 1,5 m, trẻ em sâu 0,7 m, và 100 m2 cho khu vực thay quần áo, tắm, kỹ thuật,
kho, dịch vụ phục vụ.
- Cây xanh sân vườn: tối thiểu 1m2/ người
II. CHỈ DẪN THIẾT KẾ
a. Đặc điểm
- Nhà ở nhiều tầng là loại nhà ở có quy mô từ 9 tầng trở lên, tương đối phổ biến ở nhiều
nước phát triển và đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Nhà có thể được xây dựng như một quần thể
gồm nhiều đơn nguyên ghép lại hoặc đứng độc lập thành một nhà tháp có các căn hộ tập trung
xung quanh nút giao thông với cầu thang bộ và thang máy.
- Vị trí xây dựng nhà thường là những nơi quan trọng trong khu dân cư, gần giao của các trục
giao thông, cạnh những nơi có phong cảnh đẹp như ven sông hồ, khu vực trồng nhiều cây xanh…
Do sự tương phản về chiều cao so với các công trình lân cận, nếu được đặt đúng nơi thích hợp,
loại nhà này sẽ đem lại những hiệu quả cao về thẩm mỹ, làm phong phú thêm cho bộ mặt kiến trúc
khu vực nói riêng cũng như thành phố nói chung.
- Nhà ở nhiều tầng có kết cấu phức tạp hơn các thể loại nhà khác, thường là nhà khung bê
tông cốt thép, dùng phương pháp cốp pha trượt hoặc có lõi là nút giao thông cầu thang đổ liên khối
với các căn ở xung quang được lắp ghép. Việc tính toán kết cấu phải xét đến nhiều yếu tố quan
trọng như tác động của gió, an toàn khi động đất…Các hệ thống đương ống kỹ thuật dùng cho tòa
nhà tương đối phức tạp.
- Việc xây dựng nhà cao tầng góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng đất, tiết kiệm qũy đất của
thành phố, dành lại nhiều diện tích trong khu ở cho công viên, sân thể thao.
b. Một số giải pháp tổ chức
- Về cơ bản, nhà ở nhiều tầng cũng có thể được thiết kế theo nhiều kiểu loại như nhà đơn
nguyên (ghép thành dãy hay đứng độc lập thành nhà tháp với số tầng cao hơn), nhà có hành lang
giữa (ít phù hợp với khí hậu Việt Nam vì thông thoáng kém), hành lang bên (số tầng hạn chế do
nhà có chiều dày mỏng), nhà lệch tầng, nhà có giếng trời… với cơ cấu không gian trong từng căn
hộ không có cách biệt gì lớn. Việc xác định số lượng, chủng loại và kích cỡ thang máy tùy thuộc
vào số tầng nhà và số lượng căn hộ ở mỗi tầng. Do nhà có chiều cao lớn, cần đặc biệt quan tâm
đến các tiêu chuẩn an toàn về thoát người, phòng hỏa. Nhà ở cao tầng thường sử dụng thang máy
là chủ yếu. Thang bộ chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc biệt khi có sự cố, được bố trí cửa tự
động chống lửa (tự động bằng cảm ứng khi nhiệt độ lên cao hoặc phát hiện có khói, làm cho khói
không dẫn được theo cầu thang - cầu thang không khói). Cũng có thể bố trí cầu thang thoát hiểm
ngoài trời và các ban công cứu nạn.
- Để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy trong khu nhà ở cao tầng, đường dành
cho xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 3,5m và chiều cao thông thuỷ
không nhỏ hơn 4,25m. Cuối đường cụt phải có khoảng trống để quay xe. Kích thước chỗ quay xe
không nhỏ hơn 15m x 15m.
- Nhà ở nhiều tầng có thể không bố trí căn hộ ở tầng trệt (trừ phòng ở cho người quản lý) mà
hay sử dụng những diện tích này làm nơi để xe (kết hợp với tầng hầm), kinh doanh dịch vụ (có thể
chiếm một, hai tầng dưới) bên cạnh những không gian công cộng phục vụ chung toàn nhà như
sảnh, nơi để thư báo, chỗ tập trung và lấy rác, giặt là, những vị trí đặt thiết bị kỹ thuật như trạm
bơm, tủ điện… Khi nhà có số tầng lớn (nhà tháp), cách một số tầng có thể bỏ trống từng phần hoặc
toàn bộ một tầng sử dụng như những không gian nghỉ ngơi công cộng có trồng cây, nhất là khi kết
hợp trong loại nhà kiểu giếng trời sẽ đóng vai trò như những cửa gió có tác dụng thông thoáng tự
nhiên theo chiều đứng cũng như làm cho hình thức bản thân ngôi nhà thêm sinh động, phù hợp với
điều kiện khí hậu nhiệt đới.

5
Tuỳ thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng
của lộ giới, khoảng lùi tối thiểu của nhà ở cao tầng không được nhỏ hơn 6m.
Khoảng cách giữa các mặt nhà đối diện của hai nhà cao tầng độc lập phải đảm bảo điều kiện
thông gió, chiếu sáng tự nhiên, an toàn khi có cháy và không được nhỏ hơn 25m
Khi xây dựng nhà ở cao tầng phải bố trí chỗ để xe. Chỗ để xe có thể đặt trong công trình
hoặc ngoài công trình. Diện tích tính toán chỗ để xe được lấy như sau:
Diện tích tính toán chỗ để xe được lấy như sau:
- Chỗ để xe ô tô con: tính từ 4 hộ đến 6 hộ có 1 chỗ để xe với tiêu chuẩn diện tích là
25m2/xe;
- Chỗ để xe môtô, xe máy: tính 2 xe máy/hộ với tiêu chuẩn diện tích từ 2,5m2/xe đến
3,0m2/xe và 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích là 0,9m2/xe.
(cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ để xe (kể cả đường
nội bộ trong nhà xe)
Các loại không gian chức năng trong nhà ở cao tầng:
- Không gian chức năng giao tiếp: sảnh chính vào nhà, sảnh tầng, phòng đa năng (phòng
sử dụng cho hoạt động sinh hoạt tập thể, hội họp...);
- Không gian chức năng dịch vụ công cộng: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, chỗ để xe
chung, các dịch vụ công cộng, văn hoá...;
- Không gian chức năng quản lý hành chính: phòng quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật
ngôi nhà;
- Không gian chức năng ở: các căn hộ;
- Không gian chức năng giao thông: cầu thang bộ, hành lang, thang máy;
- Không gian kỹ thuật: các buồng đặt thiết bị điện, nước, thu gom rác...
b.1. Không gian chức năng giao tiếp trong nhà ở cao tầng
- Sảnh chính vào nhà cao tầng phải dễ dàng nhận biết. Sảnh cần được bố trí thêm các chức
năng công cộng như thường trực, bảo vệ, chỗ đợi, hòm thư báo của các gia đình v.v...
- Trong nhà ở cao tầng cần bố trí phòng đa năng của toà nhà. Phòng đa năng được bố trí ở
tầng 1 kết hợp với sảnh hoặc có thể bố trí ở trên mái hoặc trong tầng phục vụ công cộng, được
dùng vào các mục đích sinh hoạt hội họp của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ hoặc phục vụ các
nhu cầu thể thao văn hoá của cộng đồng sống trong ngôi nhà.
- Tiêu chuẩn diện tích phòng sinh hoạt cộng đồng được tính từ 0,8m2/chỗ ngồi đến
1,0m2/chỗ ngồi với diện tích không nhỏ hơn 36m2.
- Sảnh tầng nên có diện tích tối thiểu là 9m2 và được chiếu sáng để phù hợp với các hoạt
động giao tiếp hàng ngày.
- Các không gian chức năng phục vụ công cộng trong nhà ở cao tầng có thể được thiết kế
tập trung hoặc phân tán theo các tầng của toà nhà.
- Tổ chức phục vụ công cộng trong nhà ở cao tầng phải theo đơn nguyên và liên hệ với khả
năng phục vụ công cộng trong khu đô thị.
Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, trong nhà ở cao tầng không bố trí các cửa hàng kinh
doanh vật liệu xây dựng, hoá chất, các loại hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, các cửa hàng buôn
bán vật liệu cháy, nổ, cửa hàng ăn uống công cộng có bếp nấu, nhà tắm công cộng, xông hơi, nhà
giặt, nhà vệ sinh công cộng...
b.2. Không gian chức năng quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật

6
- Trong nhà ở cao tầng cần phải bố trí phòng cho các nhân viên quản lý nhà, trông giữ xe,
bảo vệ, dịch vụ kỹ thuật.
- Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà các không gian trên được bố trí ở tầng hầm hay tầng
một của toà nhà. Diện tích phòng làm việc được tính từ 5m2/người đến 6m2/người.
Mỗi tầng cần có một phòng kỹ thuật.
b.3. Không gian chức năng của căn hộ
- Các không gian chức năng của căn hộ trong nhà ở cao tầng, bao gồm:
- Sảnh căn hộ; Phòng khách - sinh hoạt chung; chỗ làm việc, học tập; chỗ thờ cúng tổ tiên;
các phòng ngủ; phòng ăn; bếp; phòng vệ sinh; chỗ giặt giũ, phơi quần áo; ban công hoặc logia;
kho chứa đồ.
Tuỳ theo mục đích sử dụng có thể bố trí kết hợp các loại không gian chức năng trên như sau:
- Tiền phòng: liên hệ trực tiếp với phòng khách, kết hợp làm chỗ để mũ áo, giày dép...
- Phòng khách - sinh hoạt chung: có thể mở thông với bếp, phòng ăn và ban công hoặc
lôgia.
- Chỗ làm việc, học tập: có thể kết hợp với phòng ngủ;
- Phòng ăn: có thể kết hợp với bếp hoặc phòng sinh hoạt chung;
- Bếp - kết hợp với phòng ăn: có lối vào trực tiếp, gần ban công hoặc lô gia, gần hệ thống
kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp ga) ...;
- Phòng vệ sinh: phải bố trí 1 phòng vệ sinh chung. Có thể bố trí thêm phòng vệ sinh ở
trong phòng ngủ.
- Chỗ giặt giũ, phơi quần áo: bố trí trong phòng vệ sinh chung;
- Ban công hoặc lôgia: được thiết kế gắn liền với phòng sinh hoạt chung và phòng ngủ. Có
thể dùng ban công hoặc lô gia làm chỗ để cây cảnh hoặc phơi quần áo.
- Kho chứa đồ: có thể kết hợp với không gian tủ tường trong các phòng ngủ, không gian sát
trần hoặc trong các hốc tường...
- Chỗ bố trí bàn thờ tổ tiên: có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hoặc kết hợp với
không gian làm việc hoặc phòng riêng.
- Việc bố trí các buồng, phòng trong căn hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Hợp lý về dây chuyền sử dụng, đảm bảo độc lập, khép kín, tạo không gian kiến trúc hài hoà;
- Có khả năng chuyển đổi linh hoạt. Sử dụng hợp lý, an toàn, không phá vỡ cấu trúc và độ
bền vững công trình; Có không gian rộng, thoáng, bố cục mở để tăng hiệu quả không gian kiến
trúc căn hộ;
Bảo đảm yêu cầu vệ sinh và điều kiện vi khí hậu cho căn hộ.
- Không gian thông tầng, sân trong, giếng trời… giữa các căn hộ phải có diện tích tối thiểu 20m2
và mỗi chiều lớn hơn 4m.
- Để đảm bảo an toàn và tiện nghi sử dụng, các tấm tường ngăn cách giữa các căn hộ phải làm
bằng vật liệu có độ bền chắc và cách âm.
- Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia. Lan can lô gia không
được hở chân và có chiều cao không nhỏ hơn 1,2m.
- Số lượng căn hộ hợp lý của một tầng trong một đơn nguyên của nhà ở cao tầng nên từ 4 căn hộ
đến 6 căn hộ, được bố trí xung quanh một nút giao thông thang bộ, thang máy.
- Số phòng ở tối thiểu trong một căn hộ không nhỏ hơn 2.

7
- Diện tích căn hộ không nên nhỏ hơn 50 m2.
- Các căn hộ trong nhà ở cao tầng được phân thành 3 loại: nhỏ (A), trung bình (B) và lớn (C). Tỷ
lệ số lượng các căn hộ giữa loại nhỏ, trung bình và lớn là 1: 2: 1.
- Diện tích và mức độ tiện nghi của các loại căn hộ tham khảo trong bảng 1.
Tiêu chuẩn diện tích sử dụng tối thiểu một số bộ phận cơ bản trong căn hộ được quy định như sau:
- Tiền phòng: 3 m2
- Phòng khách - phòng sinh hoạt chung: 14 m2
- Phòng ngủ đôi: 12m2
- Phòng ngủ đơn: 10m2
- Phòng vệ sinh có bồn tắm: 5m2; tắm hương sen: 3 m2
- Bếp nấu: 5 m2
- Bếp kết hợp với phòng ăn: 12 m2
Chiều cao thông thuỷ các phòng ở không được nhỏ hơn 3m và không được lớn hơn 3,6 m (chiều
cao thông thuỷ là chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới của trần).
Phòng bếp, phòng vệ sinh có thể được thiết kế thấp hơn nhưng không được nhỏ hơn 2,4m.
Chú thích:
1) Số phòng ở được tính bao gồm phòng khách- phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc,
học tập, giải trí và phòng ngủ.
2) Các căn hộ đạt mức độ tiện nghi trung bình, khá, cao phụ thuộc vào các điều kiện sau:
-   Vật liệu và chất lượng hoàn thiện nội thất căn hộ;
-   Trang thiết bị bếp và vệ sinh;
-   Tiêu chuẩn diện tích ở (quy mô và cơ cấu phòng ở);
-   Tầm nhìn cảnh quan của các phòng ở trong căn hộ.  
b.4. Không gian chức năng giao thông trong nhà ở cao tầng
- Giao thông đứng trong nhà ở cao tầng bao gồm cầu thang bộ và thang máy.
Thang bộ
- Cầu thang bộ được thiết kế và bố trí phải đáp ứng yêu cầu sử dụng và thoát người an toàn. Số
lượng cầu thang bộ của một đơn nguyên trong nhà ở cao tầng không được nhỏ hơn 2, trong đó ít
nhất có một thang trực tiếp với tầng 1 và một thang lên được tầng mái.
- Chiều rộng thông thuỷ của buồng thang ngoài việc đáp ứng quy định của tiêu chuẩn phòng cháy,
còn phải dựa vào đặc trưng sử dụng của công trình. Chiều rộng một vế thang của cầu thang dùng
để thoát người khi có sự cố được thiết kế không nhỏ hơn 1,2 m.
- Chiều cao của một đợt thang không được lớn hơn 1,8 m và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều rộng
chiếu nghỉ lớn hơn hoặc bằng chiều rộng vế thang.
- Cầu thang ít nhất phải có một phía có tay vịn. Chiều cao tay vịn của cầu thang tính từ mũi bậc
thang không được nhỏ hơn 0,9m.
- Chiều cao bậc thang không được lớn hơn 150 mm, chiều rộng bậc thang không nhỏ hơn 300 mm.
- Trong buồng thang cho phép bố trí cửa thu rác, bảng điện, hòm thư... của từng tầng.
- Khoảng cách tính từ cửa căn hộ đến cầu thang hoặc đến lối ra ngoài nhà không được lớn hơn 25
m

8
- Khi thiết kế cầu thang trong nhà ở cao tầng phải chú ý đến yêu cầu thoát khói khi xảy ra sự cố.
Cầu thang phải có 2 cánh của chống cháy (mở ra tầng một và mở vào ở các tầng còn lại), phải
thiết kế hệ thống tăng áp cho buồng thang.
- Hành lang, phòng đệm, sảnh phải có hệ thống thông gió và van thoát khói tự động mở khi có
cháy.
Thang máy
Khi thiết kế nhà ở cao tầng phải bố trí thang máy. Số lượng thang máy phải phù hợp với yêu cầu
sử dụng nhưng không được ít hơn 2, trong đó có một thang chuyên dụng.
Việc thiết kế và lựa chọn thang máy trong nhà ở cao tầng phải căn cứ vào:
- Số tầng và độ cao tầng;
- Số căn hộ trong toà nhà;
- Lượng người cần vận chuyển tối đa trong thời gian cao điểm;
- Yêu cầu về chất lượng phục vụ;
- Các yêu cầu kỹ thuật khác.
Trọng tải thang máy phải có sức tải từ 420 kg đến 630kg. Tốc độ thang máy được bố trí trong nhà
ở cao tầng không nhỏ hơn 1,5m/s.
Chú thích:
1). Phải bố trí một thang máy có kích thước cabin 2.200mm x 2.400mm để chở đồ đạc, băng ca
cấp cứu trong trường hợp cần thiết
2). Trường hợp có yêu cầu đặc biệt thì số lượng thang máy, sức tải và tốc độ thang máy do thiết kế
quy định.
Ngoài việc xác định các thông số kỹ thuật của thang máy cũng cần tính đến giải pháp thiết kế
giếng thang, phòng đặt máy và thiết bị, các yếu tố về kinh tế, diện tích chiếm chỗ của thang.
Thang máy được bố trí ở gần lối vào chính của toà nhà. Ca bin thang máy phải bố trí tay vịn và
bảng điều khiển cho người tàn tật sử dụng.
Ngoài ra, thiết kế nhà ở cao tầng cần chú ý các yếu tố kỹ thuật sau:
- Ống thông hơi, ống thông gió và đường ống đổ rác
-Yêu cầu thiết kế cấp thoát nước
- Mái
- Cửa sổ
- Nền và sàn nhà
- Yêu cầu thiết kế thông gió và điều hoà không khí
- Yêu cầu thiết kế điện chiếu sáng, chống sét và hệ thống thông tin liên lạc
- Yêu cầu thiết kế phòng cháy chống cháy
(Tham khảo thêm tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 323 – 2004)
B. KHÁCH SẠN 250 - 300 GIƯỜNG
Khách sạn là một tổ hợp công trình bao gồm: khối ngủ - dạng nhà ở đặc biệt - kết hợp với
các chức năng công cộng, đáp ứng các nhu cầu của khách đến thuê
I. Các khối chức năng trong khách sạn gồm:
1. KHỐI NGỦ 250 - 300 GIƯỜNG (120 - 150 BUỒNG) 4300 - 4500 m2

9
Buồng hạng đặc biệt Chiếm 10 - 15 % số tổng giường của khách sạn
Mỗi buồng 3 phòng (2 ngủ +1 khách): 76 - 93 m2, trong đó:
+ Diện tích phòng khách 18 - 22 m2
+Diện tích phòng ngủ 20 - 24 m2
+ Vệ sinh riêng trong phòng ngủ 6 - 9 m2
+ Khu vệ sinh chung: 6 - 7 m2
Mỗi buồng 2 phòng (1 ngủ +1 khách): 50 - 62 m2, trong đó:
+ Diện tích phòng khách 18 - 22 m2
+Diện tích phòng ngủ 20 - 24 m2
+ Vệ sinh riêng trong phòng ngủ 6 - 9 m2
+ Khu vệ sinh chung: 6 - 7 m2
Buồng hạng 1 Chiếm 30 - 40 % tổng số giường của khách sạn
Mỗi buồng 1 phòng, 2 giường đơn (chiếm 60%)
+ Diện tích buồng ngủ 18 - 22 m2
+ Khu vệ sinh: 5 - 6 m2
Mỗi buồng 1 phòng, 1 giường đôi (chiếm 40%)
+ Diện tích buồng ngủ 16 - 18 m2
+ Khu vệ sinh: 5 - 6 m2
Buồng hạng 2 Chiếm 40 - 50 % tổng số giường của khách sạn
Mỗi buồng 1 phòng, 2 giường đơn (chiếm 60%)
+ Diện tích buồng 16 - 20 m2
+ Khu vệ sinh: 4 - 5 m2
Mỗi buồng 1 phòng, 1 giường đôi (chiếm 40%)
+ Diện tích buồng ngủ 14 - 16 m2
+ Khu vệ sinh: 4 - 5 m2
- Trên mỗi tầng đều có trực tầng :12 m2, kho đồ sạch và bẩn với diện tích 15 m2/kho
- Nếu tầng ngủ có trên 25 phòng thì phải có 2 phòng trực
2. KHỐI CÔNG CỘNG: 4500 - 4800 m2
2.1. Khu vực sảnh và dịch vụ sinh hoạt
- Đại sảnh với quầy lễ tân, làm thủ tục, salon đợi 200 - 240 m2 (0,8 m2/giường)
- Sảnh tầng 80 - 100 m2 (0,35 m2/giường)
- Nơi bán mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ lưu niệm, … 120 - 200 m2
- Cắt tóc nam nữ, dịch vụ thẩm mỹ (2 phòng) 30 - 40 m2
- Gửi tiền, đồ vật 30 m2
- Đổi tiền 5 m2/ chỗ
- Quầy bưu điện 5 m2/ chỗ
- Tổng đài điện thoại 12 m2
- Quầy sách báo 18 m2/ chỗ
- Phòng y tế 15 - 18 m2
- Vệ sinh nam nữ 40 - 45 m2

10
2.2. Các phòng ăn
- Phòng ăn lớn 250 - 300 chỗ 350 - 450 m2 (1,5 m2/chỗ)
- Các phòng ăn nhỏ (2-4 phòng) 20 - 30 m2/phòng
- Bar và ăn nhẹ (Coffee Shop) 90 -120 m2 (1,5 m2/20% giường)
- Sảnh nghỉ 30 m2
- Phòng trực 50 m2
- Vệ sinh nam nữ 40 - 45 m2
2.3. Khu hội họp và dịch vụ thương mại
- Phòng họp lớn đa năng 250 - 300 chỗ 450 - 540 m2 (1,8 m2/chỗ)
- Các phòng họp và hội thảo nhỏ (50 - 60m2/phòng) 100 - 120 m2
- Hành lang nghỉ (giao tiếp) và reception 100 - 120 m2
- Vệ sinh nam, nữ 40 - 45 m2
2.4. Khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ
- Các phòng karaoke 120 - 150 m2
- Phòng chiếu phim 200-250 chỗ 160 - 200 m2 (0,8 m2/chỗ)
- Bóng bàn, Bi - a 4 - 8 bàn (45 m2/ phòng)
- Khu vui chơi trẻ em 150 - 200 m2
- Tập thể hình 2 phòng (100 m2/ phòng)
- Khu tắm hơi, mát xa 20 - 30 chỗ (10 - 15 m2/ chỗ)
- Bể bơi: tối thiểu 300 m2 (bao gồm diện tích bể bơi và khu vực phơi nắng, thư giãn; độ sâu
bể: người lớn sâu 1,5 m, trẻ em sâu 0,7 m, và 100 m2 cho khu vực thay quần áo, tắm, kỹ thuật,
kho, dịch vụ phục vụ.
- Thay quần áo nam, nữ 30 - 40 m2
- Vệ sinh nam, nữ 40 - 45 m2
- Sân bóng các loại (tennis, cầu lông...)
3. BỘ PHẬN QUẢN LÝ, BẾP VÀ KHU VỰC KỸ THUẬT
3.1. Bộ phận quản lý
- Phòng giám đốc khách sạn 24 - 36 m2
- Phòng phó giám đốc 18 - 24 m2
- Phòng tiếp khách 24 m2
- Phòng ăn của nhân viên 36 m2
- Phòng nghỉ nhân viên 24 m2 x 2 phòng
- Phòng tài chính kế toán 18 m2
- Phòng nghiệp vụ kĩ thuật 18 m2
- Phòng hành chính quản trị 18 m2
- Phòng các đoàn thể 18 m2
- Phòng ăn nhân viên 30-40 m2
- Phòng quản lý kinh doanh (gắn liền với quầy lễ tân) 30 - 36 m2

11
- Phòng họp, giao ca 48 m2
- Thay quần áo và vệ sinh nhân viên (2 phòng) 40 m2
- Phòng trực, bảo vệ 12 m2
- Khu vệ sinh nam, nữ 40 - 45 m2
3.2. Bộ phận bếp
- Bếp và gia công 250 - 300 m2 (1m2/chỗ)
- Kho các loại (kho lạnh, dụng cụ nhà bếp, nguyên, nhiên liệu...) 200 - 240 m2 (0,8m2/chỗ)
- Soạn và phục vụ nhà bàn 70 - 100 m2
- Khu vực quản lý và phục vụ nhân viên 50 - 70 m2
(Bếp trưởng, kế toán, thay quần áo nhân viên)
- Khu vực vệ sinh và thay đồ nhân viên 36 - 48 m2
3.3. Bộ phận kỹ thuật
- Xưởng sửa chữa 54 m2
- Giặt là, tẩy hấp 120m2 (0,4m2/chỗ)
- Kho đồ vải 90 m2
- Kho đồ gỗ 70 m2
- Kho sứ thủy tinh 70 m2
- Kho xăng, dầu 20 m2
- Phòng kĩ thuật điêu khiển điện 16 m2
- Phòng máy phát điện dự phòng 36 m2
- Điều hòa trung tâm 50 m2
- Phòng máy bơm 12 m2
- Chỗ nghỉ cho nhân viên phục vu, kỹ thuật 12 m2
- Phòng bảo vệ - quan sát camera: 12m2
- Kho rác 70 m2
- Khu vực vệ sinh và thay đồ nhân viên 36 - 48 m2
Ngoài ra còn có khu vực bố trí trạm bơm áp lực, trạm cung cấp nước, các phòng phục vụ
khác.
- Chỗ để xe ô tô của khách: 40 - 50 chỗ (bao gồm cả trong nhà và ngoài trời): 25 m2/xe nhỏ và
50 m2 cho xe lớn (tối thiểu 30% số buồng khách); xe môtô, xe máy từ 2,5 m2 - 3,0 m2/xe. Ngoài
ra cần thiết kế chỗ để xe nhân viên, số lượng phụ thuộc vào số lượng nhân viên.
II. CHỈ DẪN THIẾT KẾ
1. Đặc điểm
- Khách sạn là loại công trình có cơ cấu tương đối phức tạp do tính tổng hợp cao, được xây
dựng phục vụ mục đích kinh doanh thông qua việc đáp ứng cho khách hàng những tiện nghi về
phòng ở cùng hệ thống các dịch vụ hỗ trợ. Theo thời gian, việc thiết kế khách sạn luôn đòi hỏi ở
người thiết kế một sự hiểu biết tường tận về tất cả những vấn đề liên quan tới đối tượng phục vụ
và những người quản lý, điều hành nó.
- Việc lựa chọn vị trí xây dựng khách sạn trên thực tế là kết quả rút ra từ hàng loạt những
phân tích, khảo sát về thị trường, diều kiện kinh tế, cảnh quan, lọai khách hàng chính được hướng
12
tới, nhu cầu về những tiện nghi dịch, vụ, giá cả…Trong thành phố, khách sạn thường nằm ở những
khu vực trung tâm, những địa điểm quan trọng thuận tiện cho việc liên hệ với những khu thương
mại và mua sắm, hoặc nơi có những cảnh quan hấp dẫn, bên cạnh những quảng trường và công
viên chính của thành phố.
- Do tính chất hạn hẹp của đất đai, để đạt được một số phòng cần thiết có lợi về mặt kinh
doanh, các khách sạn trong thành phố thường là những công trình cao tầng có kết cấu tương đối
phức tạp. các vật liệu hoàn thiện được sử dụng là những sản phẩm tốt nhất nhằm thỏa mãn tối đa
những đòi hỏi về mặt thẩm mỹ. bên cạnh đó, sự góp mặt của các vật liệu địa phương cũng được
khuyến khích để cùng với các yếu tố khác như một cách tăng cường sự phản ánh địa điểm và
truyền thống.
- Khách sạn là loại công trình được vận hành kèm theo một khối lượng lớn các thiết bị kỹ
thuật phức tạp mà người thiết kế phải dành cho chúng một sự quan tâm thích đáng. Cụ thể, đó là
việc giải quyết các vấn đề về hợp lý trong bố trí cùng cách thức vận hành của hệ thống điện, nước,
chiếu sáng, điều hòa không khí, cấp điện, báo cháy tự động, xử lý rác thải…
- Ngoài các kiến thức có tính nguyên lý được cung cấp, những sự nhạy cảm xã hội cũng đặc
biệt quan trọng đối với người thiết kế nhằm vận dụng chúng một cách linh hoạt, nhất là việc dự
đoán chiều hướng phát triển của các tiện nghi dịch vụ theo thời gian tác động tới tính chất và
những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Chẳng hạn, phần lớn các dịch vụ trong khách
sạn ngày nay được thiết kế tương đối mở nhằm hướng tới cả những đối tượng không thuê phòng,
những người lui tới khách sạn cho những sinh hoạt chẳng liên quan gì tới du lịch như ăn uống, hội
họp, câu lạc bộ, trình diễn thời trang…
2. Các giải pháp tổ chức chung
- Cấu trúc một khách sạn được xây dựng dựa trên mối liên hệ về mặt công năng giữa các bộ
phận chính: khối ngủ (đóng vai trò quyết đinh tới cấu trúc cũng như bộ mặt khách sạn), khối công
cộng (sảnh, các phòng ăn, câu lạc bộ, hội họp và dịch vụ thương mại…) các khu vực phục vụ, diều
hành, kỹ thuật cùng với sân vườn, đường dạo, bể bơi. Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng của các yếu
tố chủ quan và khách quan khác như đối tượng phục vụ, đặc điểm khu đất, cảnh quan xung quanh,
hướng phát triển mở rộng.
- Các khách sạn trong thành phố, nhất là những vị trí trung tâm đông đúc thường không dễ
tạo được cho mình một sự tương phản rõ rệt về mặt khối tích với cảnh quan xung quanh. Chính vì
lẽ đó, vai trò đặc biệt quan trọng của tiền sảnh càng được nhấn mạnh trong việc ấn định phong thái
và không khí khách sạn. Do tính chất phục vụ tương đối phổ thông mà các khách sạn cỡ 3-4 sao
thường hướng tới những tiền sảnh dễ đạp vào mắt và gây ấn tượng lâu dài.
- Đại sảnh của khách sạn thường được thiết kế theo 2 huớng chủ yếu. Những không gian
thông tầng lớn phát triển theo chiều đứng với những góc nhìn hết sức hấp dẫn hoặc những không
gian rộng phát triển theo chiều ngang với những trang trí có phần cổ điển hơn bằng đá cẩm thạch,
gương và các kim loại sáng bóng. Ngoài những ưu điểm rất dễ lôi cuốn, đại sảnh kiểu thứ nhất
thường dẫn đến một phí tổn cao về mặt năng lượng và xây dựng cũng như việc khó đảm bảo một
sụ ấm cúng và riêng tư. Loại bot được những hạn chế kể trên, mặc dù không mang lại cảm giác
mạnh mẽ từ những cái nhìn ban đầu, kiểu thiết kế thứ hai được coi là biểu tượng cho sự sang trọng
và thanh lịch hướng tới những khách hàng cao cấp hơn. Tuỳ theo diều kiện cụ thể mà người thiết
kế có thể kết hợp các ưu điểm của từng loại mà đưa ra một mô hình trung gian phù hợp có tính khả
thi cao trong những hoàn cảnh thực tế.
- Việc thiết kế sân vườn cho khách sạn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhấn
mạnh sự hấp dẫn của khách sạn. Mức độ thu hút của mặt ngoài khách sạn nhiều ít còn tuỳ thuộc
phần nào thị hiểu của khách, nhưng những ngoại cảnh được xây dựng khéo léo luôn mang đến cho
khách hàng ấn tượng thú vị khó quên. Sự xuất hiện của hồ bơi (bể vầy) trong khách sạn nếu có sẽ
làm tăng tính sống động của không khí khách sạn lên rất nhiều. Khu vực này không thuần tuý chỉ
thỏa mãn nhu cầu bơi lội đơn thuần mà thường kết hợp với những diện tích phơi nắng, bar ngoài
trời như một sự hưởng ứng có ý nghĩa quan trọng nhất của nó là nơi giao tiếp và ngắm nhìn thiên
13
hạ. Hồ bơi có thể nằm trên sân thượng của khách sạn, mái của khối công cộng hay dưới mặt đất
nhưng tùy từng trường hợp có thể đề xuất những hình thức sáng tạo theo đặc điểm của tòa nhà và
hình dạng khu đất.
- Bị thúc đẩy bởi sự cạnh tranh ráo riết giữa các trung tâm du lịch lớn, các khách sạn ngày
nay cần được thiết kế hướng tới những đặc thù văn hóa địa phương (được thể hiện bằng cả hình
thức lẫn chất lượng dịch vụ) trong một nỗ lực tối đa nhằm mang lại cho khách hàng một sự độc
đáo khó lẫn, tránh một hình thức quốc tế chung chung có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu. Do tính
thương mại, các thiết kế thường sử dụng rộng rãi những chi tiết trang trí tinh tế có gạn lọc đưa đến
một phong cách đậm vẻ nhân văn, có tính gia cư và con người hơn. Trong nhiều trường hợp, cần
xóa nhòa một ranh giới rõ ràng nội và ngoại thất bằng cách đưa thiên nhiên vào trong công trình
thông qua cây cối, mặt nước, các vật liệu ở dạng tự nhiên khác cùng việc bố trí những mảng kính
lớn ở tường bên hoặc từ trên mái. Những thiết kế sáng tạo thành công nhất phải đưa đến cho khách
sạn một không khí thư giãn hoàn toàn, một cảm giác được chiều chuộng và đền bù sau những mệt
nhọc căng thẳng đưa lại từ môi trường thường nhật bên ngoài.
3. Yêu cầu về khu đất xây dựng
- Khách sạn phải được xây dựng trên khu đất tại nơi có nhu cầu đón tiếp khách như: Thành
phố, thị xã, thị trấn, các điểm trên tuyến du lịch, các khu du lịch...
- Thuận tiện cho việc đi lại đồng thời cần xét đến tác dụng về đô thị của công trình khách sạn
trong việc tổ chức trung tâm công cộng, quảng trường thành phố hay điểm dân cư.
- Có khí hậu tốt, thiên nhiên và cảnh quan phong phú, không bị ô nhiễm môi trường.
- Tiết kiệm đất xây dựng.
- Khu đất xây dựng khách sạn phải có bãi để xe ôtô ngoài trời và sân phục vụ. Diện tích bãi
để xe tính 25 m2 cho một xe nhỏ và 50m2 cho một xe lớn, 0,9 m2 cho một xe đạp, xe máy. Số
lượng xe tính theo luận chứng kinh tế kĩ thuật.
- Diện tích đất xây dụng khách sạn tính từ 15 đến 20m2 cho một giường.
4. Nội dung công trình và những yêu cầu về giải pháp kiến trúc
3.1.Khách sạn quốc tế có 3 khối sau:
- Khối ngủ
- Khối công cộng
- Khối phòng cung cấp và quản lý
3.2. Các khối trong khách sạn phải được bồ trí theo dây chuyền hoạt động và theo sơ đồ vận
chuyển bên trong khách sạn thuận tiện, hợp lí và ngắn nhất. Đồng thời phải đảm bảo sự cách li về
mặt bằng và không gian, không ảnh hưởng lẫn nhau về trật tự vệ sinh và mĩ quan.
Chú thích: Lối đi nội bộ của nhân viên phục vụ, đường vận chuyển hàng hoá. thực phẩm,
dụng cụ, rác, phế liệu... phải riêng biệt với đường đi của khách.
a. Khối ngủ
- Khối ngủ chiếm vị trí khá quan trọng trong bố cục mặt bằng tổng thể công trình, và phải
thoả mãn các yêu cầu chung như sau:
- Khối ngủ của khách sạn cần đặt cách xa chỉ giới xây dựng, không nhỏ hơn l0 m tính từ mặt
ngoài ngôi nhà.
- Các phòng ngủ của khách sạn được bố trí từ tầng hai trở lên, trong trường hợp phải đặt ở
tầng một, cần có biện pháp chống ồn và bảo vệ cho các phòng ngủ.
- Các kho để hành lí xách tay, một số phòng phục vụ công cộng... được phép đặt ở tầng chân
tường.

14
- Các phòng thuộc khu bếp, các phòng đặt máy móc, thiết bị, các phòng thang máy, ống
đứng và ngăn dẫn rác và thải bụi tập trung, không cho phép đặt trực tiếp trên và dưới các buồng
ngủ, cũng như xen kẽ những giữa các phòng ngủ của khách. Nếu đặt phải có biện pháp xử lí cách
âm, cách nhiệt tuyệt đối.
- Các khách sạn phải có sảnh đón tiếp, sảnh tầng và buồng ngủ phải có phòng đệm.
- Mỗi tầng của khối ngủ phải có phòng trực của nhân viên gồm có phòng ngủ, tủ để đồ vải
sạch, chỗ là quần áo, kho để đồ vải bẩn, kho để dụng cụ vệ sinh, diện tích tính từ 24- 32 m2. Nếu
tầng ngủ có trên 20 buồng cần bố trí hai phòng trực.
b. Khối công cộng
- Khối phòng phục vụ công cộng bao gồm
Khu đón tiếp và sảnh: là bộ phận đầu tiên mà khách tiếp xúc với công trình, cách thiết kế,
trang trí phải thuận tiện trong sử dụng, phải tạo được sự hấp dẫn để gây ấn tượng với khách.
- Khu phục vụ ăn uống
Khi thiết kế khu vực ăn uống phải chú ý các yêu cầu sau:
- Chọn vị trí thuận lợi, thoáng mát, hướng nhìn tốt, yên tĩnh.
- Các phòng ăn riêng biệt, phòng dancing, cà phê phải thiết kế lối đi riêng, không dùng
phòng ăn đại trà làm nơi qua lại.
- Thuận tiện với khách trong và khách ngoài khách sạn, có lối tiếp cận cho người tàn tật.
- Vị trí khu vực soạn ăn phải sát các phòng ăn, đảm bảo kín đáo dây chuyền một chiều, rõ
ràng, riêng biệt, có của ngăn để hoạt động và quản lý độc lập
- Khu vực bếp nấu phải gắn trực tiếp với các phòng ăn và với khu vực cung cấp thực phẩm
đồ uống
- Cách âm tốt với các khu vực công công khác, thông thoáng gió tốt, tránh hơi màu đến các
phòng
Khu vui chơi giải trí và dịch vụ công cộng
- Khi thiết kế khu dịch vụ công cộng, phải điều tra nhu cầu và thị hiếu của khách và mạng
lưới dịch công cộng xung quanh để quyết định.
- Vị trí khối dịch vụ công cộng phải thuận tiện cho khách trong và ngoài khách sạn, có thể
dùng trong nhà hoặc ngoài trời.
- Các phòng, thay quần áo, phòng nhân viên phục vụ bố trí dọc theo giao thông chính, dế
thấy, gần các phòng dịch vụ công cộng nhưng lối vào tách biệt và phải liên hệ với các phòng sử
dụng thường xuyên.
- Chiều cao các phòng tuân theo quy định trong TCVN 3905: 1984 "Nhà và công trình công
cộng - Thông số hình học".
- Từ 3,0 đến 3,3 cho các phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng làm việc.
- Từ 3,6 đến 4,5m cho các phòng ăn, phòng tiệc, sảnh, bếp, trong trường hợp bếp hoặc các
phòng của khối công cộng cần có tầng lửng, chiều cao có thể thông 2 tầng.
- Chiều cao tầng hầm tối thiểu phải là 2,2m.
Yên cầu về chiến sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo và thiết bị điện
- Các phòng ngủ của khách. Các phòng sinh hoạt công cộng cần được chiếu sáng tự nhiên.
- Thiết kế chiếu sáng tự nhiên các buồng trong phòng khách sạn phải áp dụng TCXD
“Tiêu chuẩn và quy phạm thiết kế chiếu sáng tự nhiên trong công trình kiến trúc”

15
Khi thiết kế hành lang giữa:
- Nếu chiếu sáng tự nhiên trực tiếp từ một đầu hồi thì chiều dài hành lang không quá 25m.
- Nếu chiếu sáng tự nhiên trực tiếp từ hai đầu hồi thì chiều dài hành lang không quá 40m.
- Khi chiều dài hành lang quá những quy định trên cần phải có chiếu sáng tự nhiên bổ sung
bằng cách thiết kế các khoang lấy ánh sáng, mỗi khoang có chiều rộng lớn hơn 1/2 bề sâu (bề sâu
của khoang tự nhiên tường ngoài tới mép hành lang).
- Khoảng cách giữa hai khoang lấy ánh sáng không được quá 20m. Khoảng cách giữa
khoang lấy ánh sáng ngoài cùng tới đầu hồi không dài quá 30m.
Chú thích: Các buồng thang hở cũng được coi như khoang lấy ánh sáng.
Thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài và bên trong khách sạn tuân theo TCXD 95:
1983 "Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng” và
tcxd 16: 1986". Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng”
Trong khách sạn phải có đủ các hệ thống và thiết bị điện như sau:
- Hệ thống và thiết bị điện dùng cho sản xuất và thang máy.
- Hệ thống và thiết bị điện chiếu sáng.
- Hệ thống thiết bị điện yếu.
- Hệ thống và thiết bị điện chiếu sáng sự cố
- Hệ thống máy phát điện dự phòng
- Hệ thống đóng ngắt điện tự động.
- Việc lắp đặt các thiết bị điện và đường dây dẫn điện trong khách sạn áp dụng tiêu chuẩn
hiện hành.
- Khi thiết kế mạng lưới điện trong khách sạn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hệ thống chiếu sáng độc lập với hệ thống điện máy và thiết bị điện.
- Mạng điện ngoài nhà phải đặt cáp ngầm.
- Phải nối đất cho các thiết bị, máy móc, dụng cụ chiếu sáng và sinh hoạt.
- Phải thiết kế hệ thống điện nhẹ: Điện thoại nội bộ, hệ thống chuông báo phòng ngủ và cả
khu vệ sinh hệ thống telex và telefax.
- Phải thiết kế hệ thống ăng ten vô tuyến và truyền hình.
- Thiết kế chống sét áp dụng TCXD 46: 1984 "Chống sét cho nhà và công trình".
- Yêu cầu về thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước và điều hoà không khí
- Thiết bị vệ sinh của khách sạn áp dụng TCVN 4391: 1986 "Khách sạn du lịch – Xếp hạng".
- Thiết kế khách sạn phải có đầy đủ hệ thống cấp nước lạnh, cấp nước nóng, thoát nước,
thông gió, hệ thống thải rác và phế liệu.
- Về cấp nước phải đảm bảo đầy đủ suốt ngày đêm cho về sinh, sinh hoạt và phòng chữa
cháy.
- Đối với các khách sạn chưa có hệ thống cấp nước công cộng, phải có thiết bị lọc đảm bảo
chất lượng nước dùng quy định.
- Các khách sạn đã có cấp nước nhưng không ổn định phải có hệ thống bể nước dự trữ bơm.
- Thời gian cấp nước nóng phục vụ trong khách sạn phải đảm bảo yêu cầu sử dụng, theo
TCVN 4391: 1986.

16
- Thiết kế cấp nước, áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành:
- Cấp nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 33:1985.
- Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 51:1984.
- Thiết kế thoát nước, áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Những phòng hành chính của khách sạn phải đảm bảo thông gió tự nhiên. Tuỳ theo nhu cầu
các buồng phòng cần có hệ thống thông gió cưỡng bức, hệ thống hút hơi và điều hoà không khí.
- Các thiết bị điều hoà không khí trong khách sạn thiết kế theo yêu cầu của luận chứng kinh
tế kĩ thuật.
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy
- Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của khách sạn áp dựng theo TCVN 2622:1978
"Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế".
- Phải có thiết bị báo cháy tự động đặt trong các khách sạn.
- Các đường xe ra vào phục vụ cho khách sạn có bề ngang trên 18m, phải có đường hoặc lối
vào cho xe chữa cháy tiếp cận được với mọi vị trí quanh ngôi nhà.
- Khi ngôi nhà có sân trong khép kín, cần bố trí lối đi thuận tiện để kéo vòi chữa cháy từ phía
ngoài nhà vào phía trong sân dễ dàng.
- Đường cho xe chữa cháy xuyên qua ngôi nhà, qua cổng hay hành lang phải có chiều rộng
thông thuỷ ít nhất là 3,5m và chiều cao thông thuỷ ít nhất là 4,5 m.
- Các cửa đi, lối đi, hành lang và cầu thang trong ngôi nhà phải kết hợp làm lối đi và đường
thoát hiểm.
- Đường thoát khi có cháy xảy ra. Không thiết kế cầu thang xoáy ốc và bậc thang hình rẻ
quạt trên đường thoát nạn.
- Chiều rộng tổng cộng cửa thoát nạn ra ngoài, cửa về thang hay là đường thoát nạn phải tính
theo số người ở tầng đông nhất không kể tầng một và được quy định như sau:
- Nhà 3 tầng trở lên: tính 1m cho 100 người.
- Phòng khán giả tính 0,55 m cho l00 người.
- Trong mỗi ngôi nhà, ít nhất phải có 2 lối thoát nạn ra khỏi nhà, các lối tị phải bố trí hợp lí
để phân tán người nhanh nhất.
- Trong khách sạn, khoảng cách xa nhất từ các phòng có người ở đến lối đi gần nhất quy định
như sau:
- 40 m từ những gian phòng ở giữa hai buồng thang hay 2 lối thoát nạn.
- 25 m từ những phòng có lối ra hành lang cụt hay lối thoát duy nhất.
- Cửa đi trên đường thoát nạn phải mở ra phía ngoài nhà, không cho phép theo chiều ngang
hay chiều thẳng đứng trên đường thoát nạn.
- Các ngôi nhà cao trên 10m tính từ mép vỉa hè đến mép dưới máng nước bố trí thang chữa
cháy bằng sắt ở bên ngoài nhà. Khi mái nhà có độ cao thì phải có thang chữa cháy nối các phần
mái đó, số lượng, chiều rộng của thang theo quy định của TCVN 2622 - 78.
- Không bố trí các nồi hơi, trạm điện, các kho chứa chất cháy, chất ngủ hay dưới các phòng
thường xuyên có tới 50 người. Các phòng bố trí riêng biệt, có lối ra ngoài trực tiếp và tuân theo
các quy định an toàn phòng cháy, phòng nổ.
- Trong khách sạn cao từ 10 tầng trở lên, phải thiết kế buồng thang và đảm bảo không tụ khói
khi cháy. Để thoát khói từ hành lang giữa hai sảnh phải có hệ thống thông gió và van mở ở tường
của từng hệ thống và van này phải mở tự động khi có cháy.
17
- Khách sạn cao trên 10 tầng, không cho phép đặt cầu thang liên hệ trực tiếp giữa các tầng có
khách ở với tầng chân tường, tầng hầm.
- Khi xây dựng thang máy, ống đựng thải rác và thải bụi tập trung, máy bơm nước và mô tơ
cần phải được cách âm và chống truyền chấn động đến các phòng ngủ, phòng ăn và các phòng
công cộng khác.
- Trong khách sạn, ngoài hệ thống cấp nước chữa cháy cần trang bị các bình chữa cháy cầm
thay bằng hoá chất (như bình CO2, bình bọt...) bố trí ở các tầng nhà và các khu vực cần thiết khác,
vị trí và cách đặt bình phải đảm bảo các yêu cầu thẩm mĩ và thuận tiện khi sử dụng.
Bố cục mặt bằng hình khối và mặt đứng khách sạn
- Việc nghiên cứu dây chuyền hoạt động của các khối chức năng hợp lý, khoa học sẽ tạo điều
cho việc sử dụng khách và việc phục vụ khách một cách tốt nhất, giảm bớt thời gian của người
phục vụ và tổ hợp hình khối mặt đứng hấp dẫn, dễ gây ấn tượng mạnh, phù hợp với văn hoá, xã
hội sẽ góp phần thẩm mỹ cho cảnh quan cho khu vực, tạo điều phục vụ khách một cách tốt nhất,
giảm bớt thời gian của người phục vụ
- Hình khối mặt đứng khách sạn nếu được nghiên cứu tốt sẽ đóng góp quan trong vào hình
thức bên ngoài, gây ấn tượng đối với khách, để đạt được điều đó cần lưu ý các điều sau:
- Khối phòng ngủ phải chọn khối hình gọn, cô đọng, chú ý các hướng nhìn tốt từ phía đường.
- Vận dụng các quy luật thống nhất hài hoà, tương phản về đặc rỗng, về các mảng chia, các
đường nét phân vị ngang và dọc, ứng dụng các chi tiết cấu tạo, vật liệu trang trí, màu sắc vào việc
tổ hợp mặt đứng.

Bộ môn Kiến trúc – Kỹ thuật

TS. Trương Hoàng Phương

18

You might also like