You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

BÁO CÁO THIẾT KẾ

Hệ thống điều hòa không khí cho rạp chiếu


phim CGV Micpec Tower
NHÓM 7
Nhom7@sis.hust.edu.vn

Ngành Nhiệt Lạnh


Chuyên ngành Công nghệ Lạnh và ĐHKK

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Vịnh


Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Công nghệ Lạnh và ĐHKK


Viện: Khoa học và Công nghệ Nhiệt Lạnh

HÀ NỘI,i 6/2021
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước,
ngành điều hòa không khí cũng đã có bước phát triển vượt bậc, ngày càng trở nên
quen thuộc hơn trong đời sống và sản xuất.
Ngày nay, điều hòa tiện nghi và điều hòa công nghệ không thể thiếu trong
các tòa nhà, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế, thể thao...
Trong những năm qua ngành điều hòa không khí (ĐHKK) cũng đã hỗ trợ đắc lực
cho nhiều ngành kinh tế, góp phần để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo
quy trình công nghệ như trong các ngành sợi, dệt, chế biến thuốc lá, chè, in ấn,
điện tử, vi điện tử, bưu điện, máy tính, cơ khí chính xác, hóa học...
Ở trên ta đã thấy được tầm quan trọng to lớn của ĐHKK. Vì vậy việc học tập
nghiên cứu, tiến tới thiết kế, chế tạo các hệ thống ĐHKK là điều rất cần thiết.
Nhận thức được sự cần thiết ấy, nhóm thực hiện đồ án thiết kế hệ thống ĐHKK
cho rạp chiếu phim với mong muốn củng cố thêm những kiến thức đã được tiếp
thu trong thời gian học tập trên ghế nhà trường, được tiếp xúc nhiều hơn với công
việc thực tế, thu lượm những kinh nghiệm quý báu cho quá trình công tác sau
này.
Trong quá trình làm bản báo cáo, do còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức
của bản thân nhóm nên không thể tránh khỏi có những thiếu sót còn mắc phải.
Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các quý thầy cô và các
bạn.
Nhân đây, chúng em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới trường đại học Bách
khoa Hà Nội, viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt Lạnh, đã tạo những điều kiện
thuận lợi nhất cho chúng em được thực hiện bản đồ án này. Đặc biệt, nhóm xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên, tiến sĩ Nguyễn Đình Vịnh vì sự
quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của thầy trong suốt thời gian chúngem thực hiện
báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn!!
Hà Nội, ngày 08/06/2021
Nhóm 7

ii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................ii


DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................vi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................1
1.1 Giới thiệu về vị trí đặt công trình thiết kế..................................................1
1.2 Giới thiệu về loại hình công trình thiết kế.................................................2
1.3 Lựa chọn cấp điều hòa không khí cho công trình......................................2
1.4 Lựa chọn thông số thiết kế........................................................................2
1.4.1 Lựa chọn thông số thiết kế ngoài nhà.........................................2
1.4.2 Lựa chọn thông số thiết kế trong phòng điều hòa.......................3
1.4.3 Lựa chọn thông số cấp gió tươi..................................................3
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO PHÒNG KHÁN
GIẢ....................................................................................................................... 4
2.1 Tổng quan phương pháp tính.....................................................................4
2.2 Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa........................................................4

2.2.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11 ..................................................4

2.2.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do t : Q21 ...............5

2.2.3 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22 ..................................................5

2.2.4 Nhiệt hiện truyền qua nền Q23 ...................................................6

2.2.5 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31 .........................................6

2.2.6 Nhiệt tỏa ra do máy móc Q32 .....................................................7

2.2.7 Nhiệt hiện và ẩn do người tạo ra Q4 ...........................................8

2.2.8 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QhN và QâN ...................9

2.2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â .....................................10


2.2.10 Xác định phụ tải lạnh cho phòng khán giả................................11
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO HÀNH LANG
VÀ QUẦY BÁN VÉ..........................................................................................12
3.1 Tổng quan về khu vực hành lang và quầy bán vé....................................12
iii
3.2 Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa......................................................12

3.2.1 Nhiệt bức xạ qua kính Q11 ........................................................12

3.2.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do t : Q21 .............13

3.2.3 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22 ................................................13

3.2.4 Nhiệt hiện truyền qua nền Q23 .................................................14

3.2.5 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31 .......................................14

3.2.6 Nhiệt tỏa ra do máy móc Q32 ...................................................15

3.2.7 Nhiệt hiện và ẩn do người tạo ra Q4 .........................................15

3.2.8 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QhN và QâN .................16

3.2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â .....................................16


3.2.10 Xác định phụ tải lạnh cho khu vực hành lang...........................16
CHƯƠNG 4. THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ..................................................................................................................... 18
4.1 Phân tích, lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí.........................................18

4.2 Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF (Sensible Heat Factor)  h ................19
 hf
4.3 Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor) ............20

4.4 Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand sensible Heat Factor)  ht ...............20

4.5 Hệ số đi vòng  BF (Bypass Factor).........................................................21


 hef
4.6 Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor) 21
4.7 Nhiệt độ đọng sương của thiết bị.............................................................22
4.8 Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh.............................................................22
4.9 Tính toán lưu lượng không khí qua dàn lạnh...........................................23
4.10 Tính toán sơ đồ tuần hoàn 1 cấp..............................................................23
4.10.1 Tính toán sơ đồ tuần hoàn 1 cấp cho phòng khán giả...............23
CHƯƠNG 5. TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ...........................................................................................25
5.1 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí..............................................25
5.1.1 Hệ thống điều hòa không khí cục bộ RAC (Room Air
Conditioner)................................................................................................25

iv
5.1.2 Hệ thống điều hòa không khí tổ hợp gọn (Unitary Package air
conditioning system)...................................................................................26
5.1.3 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm....................................26
5.2 Lựa chọn hệ thống điều hòa không khí phù hợp......................................28
5.3 Chọn máy và thiết bị...............................................................................29
5.3.1 Chọn AHU (Air Handling Unit)...............................................29
5.3.2 Chọn máy lạnh..........................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31
PHỤ LỤC...........................................................................................................32

v
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Bắc Giang...........................................................................1


Hình 2.1 Sơ đồ tính các nguồn nhiệt hiện và nhiệt ẩn chính theo Carrier..............4
Hình 4.1 Sơ đồ tuần hoàn không khí cấp 1..........................................................18
Hình 4.2 Đồ thị t-d sơ đồ tuần hoàn một cấp.......................................................19

Hình 4.3 Điểm gốc G ( t  24 C ,   50% )thang chia hệ số nhiệt hiện của ẩm
o

đồ........................................................................................................................ 19
 hf
Hình 4.4 Hệ số nhiệt hiện phòng và cách xác định quá trình biến đổi V-T....20

Hình 4.5 Hệ số nhiệt hiện tổng  ht và sự biến đổi không khí HV trong dàn lạnh 21

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thông số tính toán trong nhà và ngoài trời............................................3


Bảng 1.2 Thông số gió tươi theo khu vực.............................................................3
Bảng 2.1 Hệ số tác động tức thời..........................................................................4
Bảng 2.2 Nhiệt tỏa ra do chiếu sáng của phòng khán giả......................................7
Bảng 2.3 Nhiệt tỏa ra do thiết bị trong phòng khán giả.........................................7
Bảng 2.4 Nhiện hiện do người tỏa ra trong phòng khán giả..................................8
Bảng 2.5 Nhiệt ẩn do người tỏa ra trong phòng khán giả......................................9
Bảng 2.6 Lượng nhiệt do gió tươi mang vào phòng khán giả..............................10
Bảng 2.7 Thông số phụ tải lạnh các phòng khán giả...........................................11
Bảng 3.1 Nhiệt bức xạ mặt trời qua kinh vào phòng R........................................12
Bảng 3.2 Nhiệt bức xạ do mặt trời khu hành lang...............................................13
Bảng 3.3 Hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che................................................14
Bảng 3.4 Nhiệt hiện truyền qua vách tường khu vực hành lang..........................14
Bảng 3.5 Nhiệt tỏa ra do chiếu sáng khu vực hành lang......................................15
Bảng 3.6 Nhiệt hiện và ẩn do người tạo ra trong khu hành lang..........................15
Bảng 3.7 Lượng nhiệt do gió tươi mang vào khu vực hành lang.........................16
Bảng 3.8 Nhiệt do gió lọt khu vực hành lang......................................................16
Bảng 3.9 Thông số phụ tải lạnh khu vực hành lang.............................................16
Bảng 3.10 Thông số phụ tải toàn công trình........................................................17
Bảng 4.1 Kết quả tính hệ số nhiệt hiện phòng, nhiệt hiện tổng, nhiệt hiện hiệu
dụng....................................................................................................................24
Bảng 4.2 Lưu lượng gió các khu vực..................................................................24

vi
vii
CHƯƠNG 1. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ VÀ THÔNG GIÓ

1.1 Khảo sát thiết kế, lấy số liệu thiết kế


1.1.1 Đọc hồ sơ bản vẽ, tập bản vẽ kiến trúc và kết cấu
Chúng ta phải nắm rõ được các bản vẽ về mặt bằng để sau này các bạn có thể
bố trí các thiết bị như miệng gió, dàn nóng, dàn lạnh…
Bản vẽ mặt đứng sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan về công trình mà mình cần
thiết kế, từ đó ta biết cao độ các tầng, vị trí tầng kỹ thuật, các phòng chức năng
để phục vụ cho việc tạo ra bản vẽ sơ đồ nguyên lý. Ngoài ra chúng ta cũng cần để
ý đến chiều cao của công trình, bởi vì với các hệ thống điều hòa VRV, VRF thì
chúng ta sẽ bị hạn chế khoảng cách chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh, hạn chế
chiều dài ống gas, ống nước ngưng…
Bản vẽ mặt cắt giúp các bạn hiểu thêm về các nội dung mà mặt bằng và mặt
đứng không thể hiện được, ví dụ từ bản vẽ mặt cắt ta biết được cao độ trần giả để
sau này biết cách lựa chọn và bố trí thiết bị. Chẳng hạn như cao độ trần giả quá
nhỏ thì ta sẽ phải chọn các dàn lạnh tiết kiệm không gian chứ ko thể chọn được
các loại theo tiêu chuẩn thông thường. Một ví dụ nữa là từ bản vẽ mặt cắt, các
bạn có thể biết được kích thước của dầm, từ đó ta biết cách bố trí các đoạn ống
tránh dầm hợp lý. Đây là 1 phần quan trọng trong các bước thiết kế hệ thống điều
hòa thông gió.
1.1.2 Xem xét về tiến độ dự án
Bàn luận về tiến độ dự án cho hạng mục thiết kế điều hòa không khí. Bước
này cũng khá quan trọng để chúng ta có thể lên kế hoạch sắp xếp công việc cũng
như con người để vừa đảm bảo được tiến độ, vừa đảm bảo được chất lượng công
việc.
1.1.3 Các yêu cầu khác của chủ đầu tư
Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. Đây là các yêu cầu riêng biệt mà chủ đầu tư
có thể yêu cầu chúng ta làm, ví dụ như họ có thể giới hạn về chi phí cho hạng
mục của chúng ta, chỉ định hệ thống điều hòa hoặc chỉ định vật tư thiết bị mà
chúng ta sử dụng để thiết kế.
Ngoài ra, nếu chủ đầu tư có những yều cầu không phù hợp với công trình thực
tế thì chúng ta có thể tư vấn cho họ giải pháp tốt nhất như vậy chủ đầu tư mới
đánh giá cao năng lực của chúng ta.
1.2 Phân tích đặc điểm công trình
1.2.1 Địa điểm xây dựng công trình
Dựa vào địa điểm xây dựng công trình, ta có thể biết được chế độ thời tiết của
công trình đó, từ đó ta chọn được các thông số vi khí hậu tính toán ngoài trời như
nhiệt độ, độ ẩm…

33
1.2.2 Phân tích công năng của công trình
Công năng của công trình: Công năng của công trình rất quan trọng, dựa vào
công năng của công trình để ta có thể lựa chọn được các thông số tính toán trong
nhà sao cho hợp lý, ví dụ bệnh viện, khách sạn, trường học, nhà công nghiệp…
mỗi loại công trình chúng ta phải lấy các thông số khác nhau dựa vào các tiêu
chuẩn tính toán hệ thống điều hòa không khí như TCVN 5687, Tiêu chuẩn
ASHRAE…
1.2.3 Phân tích đặc trưng kiến trúc của công trình
Phân tích đặc trưng kiến trúc công trình là các bạn đi phân tích các đặc trưng
kiến trúc nhưng các đặc trưng đó lại liên quan để hệ thống HVAC của chúng ta,
ví dụ như các bị trí lỗ mở dành cho điều hòa, dành cho thông gió, các vị trí tầng
kỹ thuật có thể đặt dàn nóng ở đó hay không?, các vị trí đặc biệt như logia, ban
công, các thang bộ, thang máy là thang loại nào, vì tùy từng thang thì chúng ta có
cách thiết kế hệ thống thông gió khác nhau.
Hướng xây dựng công trình.
Xác định hướng xây dựng công trình dựa vào hoa gió của bản vẽ kiến trúc,
mục đích của việc xác định hướng xây dựng công trình giúp ta tính toán tải lạnh,
xác định hướng gió chính xác hơn. Từ hướng xây dựng công trình, ta có thể điền
vào các phần mềm tính toán giúp tăng độ tin cậy cho kết quả tính toán, hoặc như
nếu ta dùng biện pháp thông gió tự nhiên thì hướng gió cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến vị trí ta đặt cửa gió. Do vậy đây là phần bắt buộc phải thực hiện trong các
bước thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
1.3 Sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế HVAC
TCVN 5687-2010: đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất khi thiết kế hệ thống
điều hòa không khí.
Tiêu chuẩn chế tạo ống gió SMACNA
Quy chuẩn QCVN 06 :2020/BXD về an toàn phòng cháy cho nhà và công
trình
Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1 – 2010 – Ventilation for Acceptable IAQ.
Tiêu chuẩn BS EN 12101-6: 2005 Smoke and heat control systems – tiêu
chuẩn về tăng áp cầu thang.
QCVN 08: 2009.BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CÔNG
TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ
Quy chuẩn QCVN 09 2013 BXD- SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ
TIÊU CHUẨN SINGAPORE SS553:2009
Và một số các tiêu chuẩn khác tùy vào từng loại công trình cũng như yêu
cầu của chủ đầu tư.
1.4 Tính toán tải lạnh và chọn thiết bị HVAC

2
Một trong các bước quan trọng nhất trong các bước thiết kế hệ thống điều
hòa thông gió. Đó là phân tích và tính tải lạnh cho từng phòng và cho cả công
trình.
Sau khi đã có các tiêu chuẩn để tính toán, ta bắt tay vào công việc tính toán
tải lạnh và lượng thông gió cho công trình.
Tính tải lạnh ta chia làm 2 bước tính toán:
Bước 1 trong giai đoạn thiết kế cơ sở, ta chỉ cần tính toán sơ bộ tổng tải
lạnh cho công trình.
Bước 2 là dùng các phần mềm tính toán chính xác để tính toán tổng tải
lạnh, và cuối cùng sẽ nhân với 1 hệ số an toàn (thường là từ 1-1.1) để đưa ra tổng
tải lạnh cuối cùng.
Lưu ý: Trong bước này chúng ta cần hiệu chỉnh năng suất lạnh của máy,
công thức hiệu chỉnh:
Q1  k1 .k2 .k3 .k4 .Q2
Trong đó:

• Q2 là năng suất lạnh tiêu chuẩn mà chúng ta chọn máy, tức là năng suất
mà chúng ta tính và chọn trọng cataloage của nhà sản xuất ( tức là năng
suất đó là năng suất mà thiết bị chạy trong điều kiện tiêu chuẩn như
nhiệt độ trong nhà là 27 độ C, nhiệt độ ngoài nhà là 35 độ C, chênh lệch
độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh… , còn đối với công trình thực tế của
chúng ta, các thông số đó thường không được như trong tiêu chuẩn do
đó ta phải có thêm phần hiệu chỉnh năng suất lạnh của thiết bị trong các
bước thiết kế hệ thống điều hòa nữa.
• k1 : là hệ số khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi

• k2 : là hệ số khi nhiệt độ trong nhà thay đổi

• k3 : là hệ số khi chiều dài đường ống gas thay đổi

• k4 : là hệ số khi chênh lệch chiều cao giữa dàn nóng và dàn lạnh trong
nhà thay đổi (theo tiêu chuẩn chênh lệch là 0 m).
1.5 Tính toán phần điều hòa
Tính toán đường ống gas, ống nước ngưng đối với hệ thống VRV. Tính
toán đường cấp nước, đường hồi đối với hệ Chiller. Bố trí thiết bị trên mặt bằng,
thực hiện vẽ các đường ống gió, ống nước…Tính toán tổn thất trên đường ống
gió, tính toán thủy lực đường ống thủy lực (van, tê, cút trở lực, lưu lượng …).
1.6 Tính toán phần thông gió
Đây là bước cuối cùng trong các bước thiết kế hệ thống điều hòa thông gió.
Tính toán thông gió bao gồm các hệ thống như tăng áp cầu thang, hút khói hành
lang, hút mùi vệ sinh, hút khói bếp, thông gió tầng hầm, hệ thống cấp gió tươi,
phân phối gió lạnh.

3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

2.1 Giới thiệu về vị trí đặt công trình thiết kế


Công trình thiết kế được xây dựng tại Hà Nội. Thủ đô Hà Nội nằm chếch về
phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi
từ 20°34’ đến 21°18’ vĩ độ Bắc và từ 105°17’ đến 106°02’ kinh độ Đông, tiếp
giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía
Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ
phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam
Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.
Điều kiện tự nhiên: Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần
từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích
tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt
nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là
Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và
Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Khí hậu: Khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa
nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt
trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng
giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng
bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát,
lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh,
Mùa hè nhiệt độ lên tới 40°C, mùa đông nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C. Nhiệt độ
trung bình năm 24,9oC, độ ẩm trung bình 80-82%.

4
Hình 2.1 Bản đồ thành phố Hà Nội

2.2 Giới thiệu về loại hình công trình thiết kế


Loại công trình được thiết kế là rạp chiếu phim CGV thuộc tầng 5 của tòa
nhà Mipec Tower. Rạp chiếu phim hay rạp chiếu bóng là địa điểm, thường là một
tòa nhà để xem phim. Đa số các rạp chiếu phim có tính thương mại, người xem
phái mua vé trước khi vào. Màn ảnh rộng được đặt một bên của khán phòng và
được máy chiếu phim chiếu lên.
Rạp CGV MIPEC Tower nằm trên tầng 5 của trung tâm mua sắm MIPEC
Tower Hà Nội với diện tích 2.300m2 tại tầng 5 của trung tâm thương mại Pico
Mall, thiết kế hoàn toàn mới, là điểm đến của nghệ thuật giải trí với 7 phòng
chiếu phim và 1.150 chỗ ngồi.
7 phòng chiếu hiện đại, sang trọng với màn hình đạt chuẩn quốc tế được
cung cấp bởi Dolby Digital, có thể trình chiếu những bộ phim thuộc các định
dạng khác nhau như 3D Kỹ thuật số, lai 2D Kỹ thuật số và 2D tiêu chuẩn 35mm.
Các phòng chiếu sẽ có 3 loại ghế bao gồm ghế thường, của ghế VIP và ghế
Deluxe. Tất cả các phòng chiếu đều được trang bị hệ thống cách âm được chăm
chút tỉ mỉ sẽ giúp cho âm thanh trở nên mượt mà và sống động hơn.

5
Hình 2.2 Tòa nhà Mipec Tower

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5577:2012: Rạp chiếu phim-Tiêu chuẩn
thiết kế, ta có một số tiêu chuẩn khi thiết kế rạp chiếu phim.

Hình 2.3 Mặt bằng tổng thể rạp chiếu phim

2.3 Lựa chọn cấp điều hòa không khí cho công trình
Theo tiêu chuẩn 5687-2010 thì tùy theo mức độ quan trọng của công trình
mà hệ thống điều hòa không khí được chia làm ba cấp:

6
 Cấp 1: Số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà là
35h/năm – dùng cho hệ thống ĐHKK trong các công trình có công dụng
đặc biệt quan trọng
 Cấp 2: Số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà từ
150h/năm đến 200h/năm – dùng cho các hệ thống ĐHKK đảm bảo điều
kiện tiện nghi nhiệt và điều kiện công nghệ trong các công trình có công
dụng thông thường như công sở, cửa hàng, nhà văn hóa-nghệ thuật, nhà
công nghiệp.
 Cấp 3: Số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà là
350h/năm đến 400h/năm – dùng cho các hệ thống ĐHKK trong các công
trình công nghiệp không đòi hỏi cao về chế độ nhiệt ẩm và khi thông số
tính toán bên trong nhà không thể đảm bảo được thông gió tự nhiên hay
cơ khí thông thường không có xử lý nhiệt ẩm.
Do đặc điểm công trình là rạp chiếu phim không yêu cầu quá khắc khe về độ
đảm bảo của điều hòa, nên lựa chọn điều hòa không khí cấp 3 để tiết kiệm chi phí
đầu tư ban đầu mà cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
2.4 Lựa chọn thông số thiết kế
2.4.1 Lựa chọn thông số thiết kế ngoài nhà
Theo phụ lục B-Quy định-Thông số tính toán bên ngoài cho điều hòa không
khí theo số giờ không bảo đảm, m (h/năm) hoặc hệ số bảo đảm KBĐ của TCVN
5687-2010, chọn công trình tại Hà Nội ta có:
Với điều hòa không khí cấp 3, lấy số giờ không đảm bảo trong năm là 350h,
theo TCVN 5687-2010 ta có các thông số sau:
 Số giờ không đảm bảo: 350, h/năm
 Hệ số bảo đảm: Kbđ = 0,960
 Entanpy của không khí: 88,89 kJ/kg
 Nhiệt độ: 35,4 oC
 Độ ẩm: 56,6 %
 Niệt độ nhiệt kế ướt: tư = 27,7 oC
 Áp suất: 1001,3 mBar
2.4.2 Lựa chọn thông số thiết kế trong phòng điều hòa
Do đặc điểm công trình là rạp chiếu phim, trong không gian điều hòa trạng
thái của khán giản là nghỉ ngơi tĩnh lặng, nên theo TCVN 5687-2010, ta lựa chọn
thông số thiết kế trong không gian điều hòa như sau:
Thông số thiết kế cho không gian phòng chiếu phim:
 Nhiệt độ: 25, oC
 Độ ẩm tương đối: 60 %
 Tốc độ gió: 0,5 m/s
Thông số thiết kế cho không gian hành lang xung quanh
 Nhiệt độ: 25, oC

7
 Độ ẩm tương đối: 60 %
 Tốc độ gió: 0,5 m/s
Từ đó ta có bảng thông số thiết kế:
Bảng 1.1 Thông số tính toán trong nhà và ngoài trời

Điểm t , oC ,% I , kJ/kg d , g/kg


N 35,4 56,6 88,89 21
T 25 60 55,6 12

2.4.3 Lựa chọn thông số cấp gió tươi


Dựa trên các số liệu phụ lục F, phụ lục G của TCVN 5687-2010 và dựa
theo diện tích của từng khu vực ta có:
Bảng 1.2 Thông số gió tươi theo khu vực

Tên phòng Diện tích, m2/người Lượng không khí, m3/h.người


Phòng khán giả 0,7 25
Hành lang 0,7 20
Studio 1,5 25
Phòng bán vé 1,6 30

2.5 Các yếu tố cần xem xét trong quá trình thiết kế

8
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO PHÒNG KHÁN
GIẢ

3.1 Tổng quan phương pháp tính


Có nhiều phương pháp tính cân bằng nhiệt ẩm khác nhau để xác định năng
suất lạnh yêu cầu nhưng trên thực tế thường dùng theo hai phương pháp sau:
+ Tính theo phương pháp truyền thống (hệ số nhiệt ẩm thừa)
+ Tính theo phương pháp Carrier
Hai phương pháp này chỉ khác nhau ở cách xác định năng suất lạnh Q o
mùa hè và năng suất sưởi Q s mùa đông trong trường hợp có cấp gió tươi hay
không cấp gió tươi. Ở đây, ta chọn phương pháp Carrier để tính toán:
Phương trình cân bằng nhiệt tổng quát có dạng:
Qo  Qt   Qht   Qat
(2.1)
Hình 2.1 giới thiệu sơ đồ đơn giản tính các nguồn nhiệt hiện thừa và nhiệt
ẩn thừa theo Carrier.

Hình 3.4 Sơ đồ tính các nguồn nhiệt hiện và nhiệt ẩn chính theo Carrier

3.2 Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa

3.2.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11


Theo [1] nhiệt bức xạ qua kính được xác định như sau:
Q11  nt .Q '11 , W (2.2)
nt – hệ số tác dụng tức thời xác định theo bảng sau:
Bảng 2.3 Hệ số tác động tức thời

Đông Đông Tây Tây


  Đông Tây Nam Bắc Nam Bắc Bắc Nam
nt 0,62 0,65 0,67 0,88 0,64 0,58 0,61 0,66

9
Q '11  F .RT . c . ds . mm . kh . m . r , W (2.3)
Trong đó:

 Q '11 – lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng.
F – diện tích bề mặt kính cửa sổ có khung thép, m , nếu là gỗ lấy 0,85F .
2

 RT – nhiệt bức xạ mặt trời qua kính vào trong phòng, W/m2. Giá trị RT
phụ thuộc vào vĩ độ, tháng, hướng của kính, cửa sổ, giờ trong ngày và độ
cao bằng mực nước biển (H=0). Ở đây ta lấy góc tới trung bình tia tới là
30o, tốc độ gió mặt ngoài kính là 2,5 m/s, mặt trong kính 1 m/s.
  c – hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển, tính theo công
thức:
H
c  1  .0,023
1000 (2.4)

  ds – hệ số kể đến ảnh hưởng của độ chênh giữa nhiệt độ đọng sương của
không khí quan sát so với nhiệt đọ đọng sương của không khí ở trên mặt
nước biển là 20oC, xác định theo công thức:
(ts  20)
 ds  1  .0,13
10 (2.5)
  mm – hệ số ảnh hưởng của mây mù khi trời không mây  mm =1, khi trời có

mây  mm =0,85. Ở đây ta lấy theo giá trị lớn nhất  mm =1.
  kh – hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ lấy  kh =1, khung kim loại lấy
 kh =1,17. Công trình có khung là kim loại nên ta lấy  kh =1,17.

  m . – hệ số kính, phụ thuộc vào màu sắc và kiểu loại kính khác với kính cơ

bản. Tra theo bảng 1.7 [1] với kính cơ bản ta có  m . =1.
  r – hệ số mặt trời, kể đến ảnh hưởng của kính cơ bản khi có màn che bên

trong kính, khi không có màn che bên trong  r =1.


Do không gian điều hòa là phòng khán được bao quanh bởi tường và xung
quanh không gian có hành lang bao quanh nên không có ảnh hưởng do bức xạ
của mặt trời.

Do đó: Q11  0 .

3.2.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do t : Q21


Phía trên rạp chiếu phim là trần mái có bức xạ mặt trời, lượng nhiệt truyền vào
phòng gồm hai phần, do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời và do chênh lệch nhiệt độ
giữa không khí trong nhà và ngoài nhà. Trong kỹ thuật điều hòa không khí ta tính
gần đúng theo biểu thức:

10
Q21  k .F .ttd , W
- Trong đó

• Q21 - dòng nhiệt đi vào không gian cần điều hòa do sự tích nhiệt của các
kết cấu mái và do độ chênh nhiệt độ của không khí giữa bên ngoài và bên
trong.
• k - hệ số truyền nhiệt qua mái, phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu làm mái,
công trình có mái là mái bê tông dầy 150mm, lớp vữa cát dày 25mm, trần
giả bằng thạch cao nên theo bảng 4.9 [2, trang 163] ta có k=1,47 W/m2K

• ttd - hiệu nhiệt độ tương đương:


 S .RN
ttd  (t N  tT ) 
N
- Như vậy nhiệt độ tương đương bao gồm 2 thành phần:

• (t N  tT ) là độ chênh nhiệt độ giữa không khí ngoài và bên trong


 S .RN
•  N là phần hiệu chỉnh do bức xa mặt trời tác động lên mái, trong đó:
R
RN  T
0,88

•  S – hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời đối với bề mặt mái, tra bảng 4.10 [1,
trang 164] ta sử dụng đá cẩm thạch mài nhẵn màu trắng:
  S  0,3
• αN – hệ số tỏa nhiệt phía ngoài trời. Ta có αN = 20W/m2K
• RT - nhiệt bức xạ qua kính, tra theo bảng 4.2 [1, tr.131] chọn giá trị lớn
nhất theo phương nằm ngang RT = 789 W/m2.
- Thay các số liệu vào ta có nhiệt hiện qua mái:
0,3.789
Q21  1, 47.3818, 6.(35, 4  25  )  132029,7
20.0,88 W

3.2.3 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22

Nhiệt truyền qua vách Q22 gồm 2 thành phần:

 Do chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong nhà t  t N  tT


 Do bức xạ mặt trời vào tường, ví dụ tường hướng đông, tây…tuy nhiên
phần nhiệt này được coi bằng không khi tính toán.
Nhiệt truyền qua vách được tính theo biểu thức:
Q22   Q2i  ki .Fi .t  Q22 t  Q22 c  Q22 k
,W (2.6)
11
Trong đó:

 Q22t , Q22c , Q22k – nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào, cửa sổ, W

 ki – hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính, W/m2K


 Fi . – diện tích tường, cửa, kính tương ứng, m2
Các vách được bao quanh bởi hành lang, trong không gian hành lang cũng
được lắp đặt điều hòa với nhiệt độ thiết kế là t N = 25 oC, nhiệt bên trong phòng
được thiết kế là tT = 25 oC nên Q22  0 .

3.2.4 Nhiệt hiện truyền qua nền Q23


Nhiệt truyền qua nền được tính theo biểu thức:
Q23  k .F .t , W (2.7)
Trong đó:
 F – Diện tích sàn, m2
 t – Độ chênh nhiệt độ bên ngoài và bên trong, ở đây sàn đặt trên mặt đất
nên t  t N  tT .
 k – hệ số truyền nhiệt qua sàn hoặc nền W/m 2K, nền của công trình nằm
trên mặt đất là lớp bê tông dày 300 mm có lớp vữa trên 25 mm có gạch lát
Vinyl 3 mm.
Tra bảng 4.15[2, tr.170] ta có hệ số truyền nhiệt của nền k =2,15 W/m2K.
Do rạp chiếu phim nằm ở tầng 5 , dưới rạp chiếu phim là khu ăn uống, mua
sắm cũng là không gian phòng điều hòa nên t  0 và Q23  0 .

3.2.5 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31


Nhiệt tỏa do chiếu sang cũng gồm hai thành phần: bức xạ và đối lưu. Phần
bức xạ cũng bị kết cấu bao che hấp thụ nên nhiệt tác động lên tải lạnh cũng nhỏ
hơn trị số tính toán được:
Q31  nt .nd .Q , W (2.8)
Trong đó:

 nt – hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng; chọn theo bảng 4.18[2,

tr.158] với g = 700 kg/m2 sàn, số giờ chiếu sáng là 4h ta có nt  0,76.


s

 nd – hệ số tác dụng đồng thời, chỉ sử dụng cho các tòa nhà và công trình

điều hòa không khí lớn, các công trình khác nd  0,95 .
 Q – tổng nhiệt tỏa do chiếu sáng, W.
Công trình sử dụng đèn huỳnh quang, ta có:
Q  1, 25.N
, W (2.9)

12
Trong đó: N – là tổng công suất ghi trên bóng đèn.
Do chưa biết tổng công suất đèn nên ta lấy theo giá trị định hướng theo
tiêu chuẩn là 10 ÷ 12 W/m2 sàn. Chọn qd =12 W/m2.

Khi đó: Q  qd .F , W (2.10)


Với F – diện tích sàn, m2.
Từ đó, ta có bảng tính nhiệt do đèn chiếu sáng cho phòng khán giả:
Bảng 2.4 Nhiệt tỏa ra do chiếu sáng của phòng khán giả

Công suất
Diện tích Hệ số ttdt Hệ số tddt Q31 (W)
Phòng đèn
sàn(m2) nt nd
(W/m2)
Phòng 1 151,72 0,76 0,95 15 1643,13
Phòng 2 182,45 0,76 0,95 15 1975,93
Phòng 3 166,59 0,76 0,95 15 1804,17
Phòng 4 224,57 0,76 0,95 15 2432,09
Phòng 5 267,6 0,76 0,95 15 2898,11
Phòng 6 198,16 0,76 0,95 15 2146,07
Phòng 7 179,26 0,76 0,95 15 1941,39
Q 31
14840,89

3.2.6 Nhiệt tỏa ra do máy móc Q32


Với đặc điểm của công trình là rạp chiếu phim, trong phòng khán giả có các
thiết bị có thể sinh ra nhiệt như là: các loại loa âm thanh, âm li, bộ xử lý âm
thanh có thể được tính như nguồn nhiệt tỏa của đèn chiếu sáng:
Q32   N i
, W (2.11)

Trong đó: N i – công suất ghi trên dụng cụ, W.


Ta có bảng tính toán sau đây:
Bảng 2.5 Nhiệt tỏa ra do thiết bị trong phòng khán giả

STT Phòng Các thiết bị N i ,W Số


lượng
N i
,W
Q32 ,W

Loa center 2700 1 2700


Loa trước 375 2 750
Phòng
1 Loa surround 1350 4 5400 12600
1
Loa pass 1950 1 1950
Âm li 1800 1 1800
2 Phòng Loa center 2700 1 2700 12600
2 Loa trước 375 2 750
Loa surround 1350 4 5400
13
Loa pass 1950 1 1950
Âm li 1800 1 1800
Loa center 2700 1 2700
Loa trước 375 2 750
Phòng
3 Loa surround 1350 4 5400 12600
3
Loa pass 1950 1 1950
Âm li 1800 1 1800
Loa center 2700 1 2700
Loa trước 375 2 750
Phòng
4 Loa surround 1350 4 5400 12600
4
Loa pass 1950 1 1950
Âm li 1800 1 1800
Loa center 2700 1 2700
Loa trước 375 2 750
Phòng
5 Loa surround 1350 4 5400 12600
5
Loa pass 1950 1 1950
Âm li 1800 1 1800
Loa center 2700 1 2700
Loa trước 375 2 750
Phòng
6 Loa surround 1350 4 5400 12600
6
Loa pass 1950 1 1950
Âm li 1800 1 1800
Loa center 2700 1 2700
Loa trước 375 2 750
Phòng
7 Loa surround 1350 4 5400 12600
7
Loa pass 1950 1 1950
Âm li 1800 1 1800
Q 32 88200

3.2.7 Nhiệt hiện và ẩn do người tạo ra Q4


a. Nhiệt hiện do người tỏa vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức xạ, được
xác định theo biểu thức:
Q4 h  n.qh , W (2.12)
Trong đó:
 n – số người trong không gian điều hòa.

14
 qh – nhiệt hiện tỏa ra từ 1 người, W/người, theo bảng 4.18

[2,tr.175] Nhà hát, theo nhiệt độ phòng điều hoà là 25 oC ta có qh


=64 W.
Khi không có số liệu cụ thể về chỗ ngồi ta có thể dựa theo diện tích tiêu
chuân. Dựa vào số ghế được thiết kế trên bản vẽ, ta có bảng tính nhiệt sau:

Bảng 2.6 Nhiện hiện do người tỏa ra trong phòng khán giả

STT Phòng Số người qh ,W/người Q4h ,W


1 Phòng 1 128 64 8192
2 Phòng 2 144 64 9216
3 Phòng 3 162 64 10368
4 Phòng 4 162 64 10368
5 Phòng 5 168 64 10752
6 Phòng 6 154 64 9856
7 Phòng 7 162 64 10368
Q 4h 69120

b. Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4a


Nhiệt ẩn do người tỏa ra được xác định theo biểu thức:
Q4 â  n.qâ , W (2.13)
Trong đó:
 n – số người trong không gian điều hòa.
 qâ – nhiệt ẩn tỏa ra từ 1 người, W/người, theo bảng 4.18 [2,tr.175]

Nhà hát, theo nhiệt độ phòng điều hoà là 25 oC ta có qâ =37 W.


Dựa vào số ghế được thiết kế trên bản vẽ, ta có bảng tính nhiệt sau:
Bảng 2.7 Nhiệt ẩn do người tỏa ra trong phòng khán giả

STT Phòng Số người qâ ,W/người Q4â ,W


1 Phòng 1 128 37 4736
2 Phòng 2 144 37 5328
3 Phòng 3 162 37 5994
4 Phòng 4 162 37 5994
5 Phòng 5 168 37 6216
6 Phòng 6 154 37 5698
7 Phòng 7 162 37 5994

15
Q4â 39960
Vậy tổng nhiệt hiện và ẩn trong phòng khán giả là:
Q4   Q4 h   Q4 â  69120  39960  109080
W

3.2.8 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QhN và QâN


Phòng điều hòa luôn phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ
oxy cần thiết cho người trong phòng, do gió tươi lấy từ ngoài trời N với trạng
thái entanpy I N , nhiệt độ t N và ẩm dung d N lớn hơn không khí trong nhà do đó
khi đưa vào phòng, gió tươi sẽ tỏa ra một lượng nhiệt hiện QhN và nhiệt ẩn QâN .
Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào được xác định theo biểu thức:
QN  QhN  QâN , W (2.14)
QhN  1, 2.n.l.(t N  tT ) , W (2.15)
QâN  3.n.l.(d N  dT ) , W (2.16)
Trong đó:

 t N ; tT : Nhiệt độ không khí ngoài trời và trong phòng, oC.

 d N ; dT : Dung ẩm không khí ngoài trời và trong phòng, g/kg.


 Thông số nhiệt độ và độ ẩm lấy theo bảng 1.1.
 n : Số người trong không gian điều hòa lấy theo bảng 2.4.
 l : Lượng khí tươi cần cho 1 người trong 1s tra theo bảng 1.2.
Sử dụng các công thức (2.14) và (2.15) ta có bảng tính toán sau:
Bảng 2.8 Lượng nhiệt do gió tươi mang vào phòng khán giả

Phòng Số l(l/s) dN tN dT tT QhN ,W QâN ,W


người
1 128 7 21 35,4 12 25 11182,0 24192
8
2 144 7 21 35,4 12 25 12579,8 27216
4
3 162 7 21 35,4 12 25 14152,3 30618
2
4 162 7 21 35,4 12 25 14152,3 30618
2
5 168 7 21 35,4 12 25 14676,4 31752
8
6 154 7 21 35,4 12 25 13453,4 29106
4
7 162 7 21 35,4 12 25 14152,3 30618
2

16
 94348,8 204120

Q N
298468,8

3.2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â


Không gian điều hòa được làm kín để chủ động kiểm soát lưu lượng gió
tươi cấp cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt
không khí qua khe cửa, cửa ra vào và khi mở cửa do người ra vào.
Hiện tượng xảy ra càng mạnh khi chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài
trời càng lớn. Khí lạnh có xu hướng thoát ra ở phía dưới cửa và khí nóng ngoài
trời lọt vào phía trên cửa.
Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt được xác định như sau:
Q5 h  0,39. .V .(t N  tT ) , W (2.17)
Q5 â  0,84. .V .(d N  dT ) , W (2.18)
Trong đó:

 t N , tT – nhiệt độ của không khí ngoài trời và trong nhà, oC;

 d N , dT – dung ẩm của không khí ngoài trời và trong nhà, g/kg;


 V – thể tích phòng, m3;
 ξ – hệ số kinh nghiệm, xác định theo bảng 4.20 [2, tr.177]
Nếu khu vực có số người ra vào tương đối nhiều, cửa đóng mở nhiều lần, bổ
sung thêm nhiệt hiện và nhiệt ẩn như sau:
Qbsh  1, 23.Lbs .(t N  tT ) , W (2.19)
Qbsâ  3.Lbs .(d N  dT ) , W (2.20)
Trong đó:

 Lbs  0, 28.Lc .n , l/s (2.21)


 n–số người qua cửa trong một giờ
 Lc – Lượng không khí lọt mỗi một lần mở cửa, m3/ người, xác định
theo bảng 4.21 [2, tr. 151].
Do không gian điều hòa tiếp giáp với khu hành lang cũng được lắp điều
hòa với thông số giống nhau nên không có tổn thất do gió lọt Q5  0 .
3.2.10 Xác định phụ tải lạnh cho phòng khán giả
Căn cứ vào việc tính toán nhiệt hiện và nhiệt ẩn ở trên ta có bảng thông số
phụ tải lạnh theo phòng khán giả như sau:
Bảng 2.9 Thông số phụ tải lạnh các phòng khán giả

Phòng 1 2 3 4 5 6 7

17
Q11 , W 0 0 0 0 0 0 0

Q21 , W 5245,78 6308,29 5759,92 7764,60 9252,38 6851,47 6197,99

Q22 , W 0 0 0 0 0 0 0

Q23 , W 0 0 0 0 0 0 0

Q31 , W 1643,13 1975,93 1804,17 2432,09 2898,11 2146,07 1941,39

Q32 , W 12600 12600 12600 12600 12600 12600 12600

Q4 , W 12928 14544 16362 16362 16968 15554 16362

QN , W 35374,0 39795,84 44770,32 44770,32 46428,48 42559,4 44770,32


8 4
Q5 , W 0 0 0 0 0 0 0

 ,W 67790,9 75224,06 81296,41 83929,01 88146,97 79710,9 81871,7


9 8
Q , W 557970,1

Tổng nhiệt lượng cho khu vực khán giả là:


 Q  557970,1 W

18
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CHO HÀNH LANG
VÀ SẢNH

4.1 Tổng quan về khu vực hành lang và sảnh


Khu vựa hành lang và sảnh của công trình rạp chiếu phim đang thiết kế gồm
các khu vực sau:

Khu vực hành lang có một mặt bắc, nam là làm hoàn toàn bằng cửa kính. Còn
mặt phía, đông, tây có 96m2 là kính còn lại là xây bằng tường gạch.
4.2 Tính nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa

4.2.1 Nhiệt bức xạ qua kính Q11


Do hệ thống điểu hòa hoạt động suốt các giờ có nắng nên ta có thể lấy giá trị
RT  RT max . Bắc Giang có vĩ độ là 21o vĩ độ Bắc, 106o kinh Ðông,, ta có thể lấy
gần đúng theo vĩ độ 20o Bắc. Ta chọn tháng 4 - tháng 8 là tháng có bức xạ mặt
trời lớn nhất tại Bắc Giang.
Bảng 3.10 Nhiệt bức xạ mặt trời qua kinh vào phòng R

Đông Đông Tây Tây


  Đông Tây Nam Bắc
Nam Bắc Bắc Nam
RT, W/m2 520 520 82 35 356 372 372 356

Theo Wikipedia địa lý Bắc Giang có độ cao trung binh từ 3 -7m so với mực
nước biển. Do đó theo (2.2)  c ≈1.

Với không gian trong phòng, hành lang, sảnh có ts  18 C , theo (2.5) ta có
o

hệ số kể đến ảnh hưởng của độ chênh giữa nhiệt độ đọng sương của không khí
quan sát so với nhiệt đọ đọng sương của không khí ở trên mặt nước biển là 20oC:
18  20
 ds  1  .0,13  1,026
10
 mm – hệ số ảnh hưởng của mây mù khi trời không mây  mm =1, khi trời có

mây  mm =0,85. Ở đây ta lấy theo giá trị lớn nhất  mm =1.
 kh – hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ lấy  kh =1, khung kim loại lấy
 kh =1,17. Công trình có khung là kim loại nên ta lấy  kh =1,17.
 m . – hệ số kính, phụ thuộc vào màu sắc và kiểu loại kính khác với kính cơ

bản. Tra theo bảng 1.7 [1] với kính cơ bản ta có  m . =1.
 r – hệ số mặt trời, kể đến ảnh hưởng của kính cơ bản khi có màn che bên

trong kính, khi không có màn che bên trong  r =1.


19
Thay các số liệu vừa tìm ở trên vào (2.3) ta có bảng thông số nhiệt bức xạ qua
kính của khu vực hành lang:
Bảng 3.11 Nhiệt bức xạ do mặt trời khu hành lang

Hướng Diện tích kính, Q '11 , W Q11 , W


m2
Đông 96 59924,97 37153,48
Tây 96 59924,97 38951,23
Nam 560 55123,29 36932,6
Bắc 752 31595,05 27803,65
Q 11
140840,96

4.2.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do t : Q21


Do rạp chiếu phim nằm ở tầng 5 trong tòa nhà 6 tầng, trên rạp chiếu phim là
khu vui chơi cũng là không gian phòng điều hòa nên t  0 và Q21  0 .

4.2.3 Nhiệt hiện truyền qua vách Q22


Do không gian bao quanh hành lang chú yếu là kính, các khu vực cửa ra
vào đều tiếp xúc với khu vực điều hòa nên nhiệt hiện truyền qua vách chủ yếu là
vách tường.
Theo (2.6) nhiệt truyền qua vách tường được xác định:
Q22  k .F .t , W
Trong đó:
 k : Hệ số truyền nhiệt qua vách, W/m2K
 F : Diện tích vách, m2
 t  t N  tT  33  25  8o C
Hệ số truyền nhiệt của tường xác định bằng biểu thức:
1
k
1  1
 i 
N i  T , W/m2K
Trong đó:

  N = 20 W/m2K – hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường khi tiếp xúc trực
tiếp với không khí bên ngoài,  N = 10 W/m2K khi tiếp xúc gián tiếp
với không khí bên ngoài;
  T = 10 W/m2K – hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà;
  i – độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, m
 i – hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, W/mK

20
Bảng 3.12 Hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che

Loại Kích T , i W/  T W/ k,
kết thước Kết cấu
(mm) W/m2K m.K m2K W/m2K
cấu
Gạch thông thường
220 20 0,81 10
1 với vữa nặng 2,2
Vữa ximăng và vữa
15 20 0,93 10
chát ximăng
2 5 Kính cửa sổ 20 0,76 10 6,38

Ta có bảng tính toán nhiệt hiện qua vách khu vực hành lang:
Bảng 3.13 Nhiệt hiện truyền qua vách tường khu vực hành lang

Hướng Diện tích kính, m2 Diện tích tường,m2 Q22 , W


Đông 96 336 10813,44
Tây 96 336 10813,44
Nam 752 0 38382,08
Bắc 752 0 38382,08
Q 22
,W
98391,04

4.2.4 Nhiệt hiện truyền qua nền Q23


Do rạp chiếu phim nằm ở tầng 5 trong tòa nhà 6 tầng, dưới rạp chiếu phim
là khu ăn uống cũng là không gian phòng điều hòa nên t  0 và Q23  0 .

4.2.5 Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31


Nhiệt tỏa do chiếu sang cũng gồm hai thành phần: bức xạ và đối lưu. Phần
bức xạ cũng bị kết cấu bao che hấp thụ nên nhiệt tác động lên tải lạnh cũng nhỏ
hơn trị số tính toán được.
Sử dụng biểu thức (2.8), (2.9) và (2.10) với các thông số sau:

 nt – hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng; chọn theo bảng 4.18[2,
tr.158] với gs = 700 kg/m2 sàn, số giờ chiếu sáng từ 6h-23h ta có
nt  0,87.
 nd – hệ số tác dụng đồng thời, chỉ sử dụng cho các tòa nhà và công trình
điều hòa không khí lớn, các công trình khác nd  0,95 .
 Do chưa biết tổng công suất đèn nên ta lấy theo giá trị định hướng theo
tiêu chuẩn là 10 ÷ 12 W/m2 sàn. Chọn qd =12 W/m2.
21
 Công trình sử dụng đèn huỳnh quang.
Ta có bảng tính toán nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng khu vực hành lang, bán
vé:
Bảng 3.14 Nhiệt tỏa ra do chiếu sáng khu vực hành lang

Diện tích
Diện tích
STT Khu vực đèn yêu cầu Q31 W
m2 ,
W/m2
1 HL đông 325 15 4029,19
2 HL tây 224 15 2777,04
3 HL TT 138 15 1710,855
4 HL nam 455 15 5640,86
5 HL Bắc 846 15 10488,29
6 Khu vé 182 15 2256,345
Q 31
,W 26902,58

4.2.6 Nhiệt tỏa ra do máy móc Q32


Với đặc điểm của công trình là rạp chiếu phim, trong khu vực hành lang
không có máy móc hoạt động tỏa ra nhiệt, do đó phần nhiệt này có thể bỏ qua ở
hành lang nên Q32  0 .

4.2.7 Nhiệt hiện và ẩn do người tạo ra Q4


Theo TCVN 5687-2010, ta có yều cầu về diện tích sàn cho một người như
sau:
 Khu bán vé: 3 m2/người
 Khu hành lang: 5 m2/người
 qh – nhiệt hiện tỏa ra từ 1 người, W/người, theo bảng 4.18 [2,tr.175]

Nhà hát, theo nhiệt độ phòng điều hoà là 25 oC ta có qh =64 W.


 qâ – nhiệt ẩn tỏa ra từ 1 người, W/người, theo bảng 4.18 [2,tr.175] Nhà

hát, theo nhiệt độ phòng điều hoà là 25 oC ta có qâ =37 W.


Thay các số liệu trên vào biểu thức (2.12) và (2.13) ta có bảng thông số
nhiệt:
Bảng 3.15 Nhiệt hiện và ẩn do người tạo ra trong khu hành lang

Khu Diện tích, qh ,W/ng qâ ,W/ng


m2/người Q4h ,W Q4â ,W
vực m2 ười ười
Hành
1850 5 64 37 23680 13690
lang
Khu 182 3 64 37 3904 2368
22
bán vé
 27584 16058
Vậy tổng nhiệt hiện và ẩn trong khu vực hành lang là:
Q4   Q4 h  Q4 â  26359,5  15239,1  41598, 6
W

4.2.8 Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QhN và QâN


Từ bảng 3.6, lượng người ở khu hành lang và bán vé là: 370 và 61 người.
Sử dụng các công thức (2.14), (2.15) và (2.16) ta có bảng tính toán sau:
Bảng 3.16 Lượng nhiệt do gió tươi mang vào khu vực hành lang

Khu vực Số l(l/s) d N tN dT tT QhN ,W QâN ,W


người
Hành lang 370 7 21,2 33oC 13 25oC 24864 63714
Bán vé 61 7 21,2 33oC 13 25oC 4099,2 10504,2
 28963,2 74218,2

Q N
103181,4

4.2.9 Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â


Sử dụng biểu thức (2.17) và (2.18) ta có bảng tính toán sau:
Bảng 3.17 Nhiệt do gió lọt khu vực hành lang

Khu vực V, m3  dN tN dT tT Q5h ,W Q5â ,W


Hành 0,35 21,2 33oC 13 25oC
14800
lang 16124,87 34730,48
Bán vé 1456 0,5 21,2 33oC 13 25oC 2271,36 5014,464
 18396,2
3 39744,94
Q 5
58141,17

4.2.10 Xác định phụ tải lạnh cho khu vực hành lang
Bảng 3.18 Thông số phụ tải lạnh khu vực hành lang

Khu vực Hành lang Bán vé


Q11 , W 140840,96 0

Q21 , W 0 0

Q22 , W 98391,04 0

Q23 , W 0 0

Q31 , W 24646,24 2256,34

23
Q32 , W 0 0

Q4 , W 37370 6272
QN , W 88578 14603,4
Q5 , W 50855,35 7285,82

 ,W 440681,59 30417,56
Tổng nhiệt lượng cho khu vực hành lang, bán vé là:
 Q  440681,59  30317,56  471099,15 W
Kết hợp bảng 2.7 và 3.9 ta có bảng tổng phụ tải cho toàn bộ công trình rạp
chiếu phim đơn vị W:
Bảng 3.19 Thông số phụ tải toàn công trình

Phòn 1 2 3 4 5 Hành lang Bán vé


g
Q11 0 0 0 0 0 140840,9 0
6
Q21 0 0 0 0 0 0 0
Q22 0 0 0 0 0 98391,04 0
Q23 0 0 0 0 0 0 0
Q31 4765,2 4678,56 4072,08 3985,44 3021,57 24646,24 2256,34
Q32 12600 12600 12600 12600 12600 0 0
Q4 27270 26058 23230 21210 14140 37370 6272
QN 64638 61765,2 55062 50274 33516 88578 14603,4
Q5 0 0 0 0 0 50855,35 7285,82

Q 440681,5
109273,2 105101,8 94964,08 88069,44 63277,57 9 30417,56
Q 460686,1 471099,15
Q 931785, 25
Ta có tổng phụ tải toàn công trình là: Q  931785, 25 W

24
CHƯƠNG 5. THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ

5.1 Phân tích, lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí


Sơ đồ điều hòa không khí được thiết lập dựa trên kết quả tính toán cân
bằng nhiệt ẩm, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu về tiện nghi của con người và yêu
cầu công nghệ, phù hợp với điều kiện khí hậu. Việc thành lập sơ đồ điều hòa phải
căn cứ trên các kết quả tính toán nhiệt thừa, ẩm thừa của từng phòng.
Trong điều kiện cụ thể mà ta có thể chọn các sơ đồ: sơ đồ thẳng, sơ đồ tuần
hoàn không khí 1 cấp, sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp. Chọn và thành lập sơ đồ
điều hòa không khí là một bài toán kĩ thuật, kinh tế. Mỗi sơ đồ đều có ưu điểm
đặc trưng, tuy nhiên dựa vào đặc điểm của công trình và tầm quan trọng của hệ
thống điều hòa mà ta đưa ra quyết định lựa chọn cho hợp lý.
Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống tương đối
đơn giản, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế
cao. Sơ đồ này được sử dụng trong các lĩnh vực điều hòa tiện nghi và điều hòa
công nghệ như hội trường, rạp hát, nhà ăn, tiền sảnh, phòng họp,…
Qua phân tích đặc điểm của công trình, ta nhận thấy đây là công trình điều
hòa không đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nhiệt ẩm, do đó chỉ cần sử dụng sơ đồ
tuần hoàn không khí 1 cấp là đủ đáp ứng các yêu cầu đề ra.

Hình 5.5 Sơ đồ tuần hoàn không khí cấp 1

Trong đó:
1 - Cửa chớp (van gió). 6 - Miệng thổi vào phòng.
2 - Phin lọc không khí. 7 - Không gian điều hòa.
3 - Dàn lạnh. 8 - Quạt gió xả và hồi.
4 - Dàn sưởi. N - Cửa cấp gió tươi.
5 - Quạt gió. H - Buồng hòa trộn.
 Nguyên lý làm việc:

25
Không khí ngoài trời (gió tươi) với lưu lượng GN , kg/s, trạng thái
N  t N ,  N  được quạt hút vào qua cửa chớp (van gió tươi) vào buồng hòa trộn
H  t H ,  H  . Ở đây diễn ra quá trình hòa trộn với gió hồi có trạng thái T  tT , T 

và lưu lượng GT .
Sau khi hòa trộn, hỗn hợp không khí có trạng thái H và lưu lượng
GN  GT được đưa qua các thiết bị xử lý không khí như phin lọc, dàn làm lạnh,
calorife, dàn phun ẩm để đạt trạng thái không khí O, sau đó được quạt đưa vào
không gian cần điều hòa nhờ các miệng thổi phân phối.

Hình 5.6 Đồ thị t-d sơ đồ tuần hoàn một cấp

5.2 Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF (Sensible Heat Factor)  h


Đồ thị I-d lấy điểm I  O và t  0 C trên trục tung làm điểm gốc cho các
o

tia quá trình thì ẩm đồ lấy điểm gốc G ở t  24 C ,   50% thang chia hệ số
o

nhiệt hiện đặt ở bên phải ẩm đồ.

26
Hình 5.7 Điểm gốc G ( t  24 C ,   50% )thang chia hệ số nhiệt hiện của ẩm đồ
o


5.3 Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor) hf
Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (εhf) là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện trên
tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phòng chưa tính tới thành phần nhiệt hiện và ẩn
do gió tươi và gió lọt đem vào không gian điều hòa.
Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn tia quá trình tự biến đổi không khí trong
buồng lạnh V-T
Hệ số nhiệt hiện phòng được tính theo biểu thức:
Qhf
 hf 
Qhf  Qâf
(4.1)
Trong đó:
Qhf
I – Tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi), W;
Qâf
I – Tổng nhiệt ẩn của phòng (không có nhiệt ẩn của gió tươi), W.
 hf
Hình 4.4 giới thiệu cách xác định tia và đường tự biến đổi V-T.

27
 hf
Hình 5.8 Hệ số nhiệt hiện phòng và cách xác định quá trình biến đổi V-T

5.4 Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand sensible Heat Factor)  ht


Qh Qhf  QhN Q
 ht    h
Qh  Qâ (Qhf  QhN )  (Qâf  QâN ) Qt
(4.2)
Trong đó:

I Qh – Thành phần nhiệt hiện, kể cả phần nhiệt hiện do gió tươi đem vào, W;

I Qâ – Thành phần nhiệt ẩn, kể cả phần nhiệt ẩn do gió tươi đem vào, W;

I Qt – tổng nhiệt thùa dùng để tính năng suất lạnh Qo  Qt , W.

Hình 4.5 giới thiệu cách xác định  ht trên ẩm đồ. Sauk hi xác định được
 ht bằng tính toán, đánh dấu lên thang chia  h .

Hình 5.9 Hệ số nhiệt hiện tổng  ht và sự biến đổi không khí HV trong dàn lạnh

28
5.5 Hệ số đi vòng  BF (Bypass Factor)
Hệ số đi vòng là tỉ số giữa lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không
trao đổi nhiệt ẩm với dàn với tổng lượng không khí thổi qua dàn, ký hiệu là  BF :
GH G
 BF   H
GH  GO G (4.3)
Trong đó:

I GH – lưu lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm
với dàn;
I GO – lưu lượng không khí qua dàn lạnh trao đổi nhiệt ẩm với dàn;
I G – tổng lưu lượng không khí qua dàn.
Hệ số đi vòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng là bề mặt trao
đổi nhiệt của dàn, cách sắp xếp bố trí bề mặt trao đổi nhiệt ẩm, số hàng ống, tốc
độ không khí.

Tra theo bảng 4.22 [1, trg 191] cho rạp chiếu phim ta có  BF  0,05  0,1 . Ở
đây ta lấy  BF  0,1 .

5.6 Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor) hef
Là tỷ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt tổng hiệu dụng của
phòng:
Qhef Qhef
 hef  
Qhef  Qâef Qef
(4.4)
Trong đó:
Qhef
I – nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH (Effective Room Sensible
Qhef  Qhf   BF .QhN
Heat):
Qâef
I – nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH (Effective Room Latent Heat):
Qâef  Qâf   BF .QâN

I  BF – hệ số đi vòng (Bypass Factor);

I QhN – hiện hiện do gió tươi mang vào, W;

I QâN – nhiệt ẩn do đó tươi mang vào, W.

5.7 Nhiệt độ đọng sương của thiết bị


Nhiệt độ đọng sương của thiết bị là nhiệt độ mà khi ta tiếp tục làm lạnh hỗn
hợp không khí tái tuần hoàn và không khí tươi (có trạng thái hòa trộn H) qua
điểm V theo đường  ht thì không khí đạt trạng thái bão hòa   100% tại điểm S.

29
Điểm S chính là điểm đọng sương và nhiệt độ ts là nhiệt độ đọng sương của thiết
bị.

Tra bảng 4.24 tài liệu 2 với nhiệt độ phòng tT  25 C , độ ẩm T  65% ta


o

 hef
tìm được nhiệt độ đọng sương theo hệ số của các phòng điều hòa.
5.8 Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh

Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh tO  tV có thể xác định qua biểu thức:
tO  t S
 BF 
t H  tS
tO  tS   BF .(t H  tS )  tV

Nhiệt độ điểm hòa trộn tH có thể xác định qua biểu thức:
GN .t N  GT .tT
tH 
G
Trong đó:

I t N , tT – nhiệt độ ngoài nhà và nhiệt độ trong nhà, o C ;

I GN , GT , G – Lưu lượng gió tươi, không khí tái tuần hoàn tổng, kg/s;
G  GN  GT , kg/s

Kiểm tra hiêu nhiệt độ phòng và nhiệt độ thổi vào: tVT  tT  tV , K

Tiêu chuẩn vệ sinh cần tVT  10 K . Nếu không đạt yêu cầu cần sử dụng
các biện pháp để giảm tVT (dùng sơ đồ tuần hoàn 2 cấp hoặc sưởi bổ sung) vì
nhiệt độ thổi vào quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo kết quả tính được ta thấy các hiệu nhiệt độ thổi vào đã thỏa mãn.
5.9 Tính toán lưu lượng không khí qua dàn lạnh
Lưu lượng không khí qua dàn lạnh được tính qua biểu thức:
Qhef
L
1, 2.(tT  t S ).(1   BF ) , l/s (4.4)
Trong đó:
Qhef
I – nhiệt hiện hiệu dụng của phòng, W;
I tT , tS – nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ đọng sương, o C

I  BF – hệ số đi vòng (Bybass Factor)


5.10 Tính toán sơ đồ tuần hoàn 1 cấp

30
5.10.1 Tính toán sơ đồ tuần hoàn 1 cấp cho phòng khán giả
 Áp dụng cho phòng khán giả số 1:
- Nhiệt hiện của phòng:
Qhf  Q11  Q21  Q22  Q23  Q31  Q32  Q4 h
 4765, 2  12600  17280  34645, 2 W
Qâf  Q4 â  9990 W
- Nhiệt ẩn của phòng:
Qhf 34645, 2
 hf    0,78
Qhf  Qâf 34645, 2  9990
- Hệ số nhiệt hiện phòng:
Qh  Qhf  QhN  34645, 2  18144  52789, 2 W
- Nhiệt hiện tổng:
Qâ  Qâf  QâN  9990  46494  56484 W
- Nhiệt ẩn tổng:
Qh 52789, 2
 ht    0, 48
 Hệ số nhiệt hiện tổng: Qh  Qâ 52789, 2  56484

Tra bảng 4.22 [1] ta tra hệ số đi vòng với rạp chiếu phim là  BF  0,1 .
- Nhiệt hiện hiệu dụng:
Qhef  Qhf   BF .QhN  34645, 2  0,1.18144  36459,6 W
- Nhiệt ẩn hiệu dụng:
Qâef  Qâf   BF .QâN  9990  0,1.46494  14639, 4 W
 Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng:
Qhef 36459, 6
 hef    0,71
Qhef  Qâef 36459, 6  14639, 4
Bảng 4.20 Kết quả tính hệ số nhiệt hiện phòng, nhiệt hiện tổng, nhiệt hiện hiệu dụng

RSHF GSHF ESHF


Phòng
Qhf (W) Qaf (W)  hf Qh (W) Qa (W)  ht Qhef (W) Qaef (W)  hef
1 34645,2 9990 0,78 52789,2 56484 0,48 36459,6 14639,4 0,71
2 33790,56 9546 0,78 51128,16 53973,6 0,49 35524,32 13988,76 0,72
3 31392,08 8510 0,79 46848,08 48116 0,49 32937,68 12470,6 0,73
4 30025,44 7770 0,79 44137,44 43932 0,50 31436,64 11386,2 0,73
5 24581,57 5180 0,83 33989,57 29288 0,54 25522,37 7590,8 0,77
HL, BV 293718,5 322681,7
8 16058 0,95 8 90276,2 0,78 296614,9 23479,82 0,93

Tra bảng 4.24 tài liệu [1] ta được nhiệt độ đọng sương ở tT  25 C và
o
-
T  65% ,  hef  0,71 là tS  16, 2o C .
- Lượng không khí thổi qua dàn lạnh là:

31
Qhef 36459,6
L   3836, 24
1, 2.(tT  tS ).(1   BF ) 1, 2.(25  16, 2).(1  0,1) (l/s)
- Lưu lượng không khí tái tuần hoàn:
LT  L  LN  3836, 24  1890  1946, 24 (l/s)
- Nhiệt độ điểm hòa trộn H:
1890.33  1946, 24.25
tH   28,94o C
3836, 24
- Nhiệt độ điểm thổi vào:
to  tS   BF .(t H  t S )  16, 2  0,1.(28,94  16, 2)  17, 47 o C
- Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ điểm thổi và nhiệt độ phòng:
t  25  17, 47  7,53  10 K
 Như vậy đã đạt yêu cầu vệ sinh.
Tính toán tương tự với các phòng còn lại với tT  25 C ta được bảng sau:
o
-
Bảng 4.21 Lưu lượng gió các khu vực

Phòng tS (o C ) L(l / s) LN (l / s ) LT (l / s ) tH to t
1 16,2 3836,24 1890 1946,24 28,94 17,47 7,53
2 16,3 3780,79 1806 1974,79 28,82 17,55 7,45
3 16,4 3546,26 1610 1936,26 28,63 17,62 7,38
4 16,4 3384,65 1470 1914,65 28,47 17,61 7,39
5 16,8 2881,93 980 1901,93 27,72 17,89 7,11
HL, BV 17,7 37622,39 3017 34605,39 25,64 18,49 6,51

CHƯƠNG 6. TÍNH CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU


HÒA KHÔNG KHÍ

6.1 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí


Hệ thống điều hòa không khí là một tập hợp các máy móc, thiết bị, dụng
cụ…để tiến hành các quá trình xử lý không khí như sưởi ấm, làm lạnh, khử ẩm,
gia ẩm…với mục đích điều chỉnh, khống chế và duy trì các thông số vi khí hậu
trong nhà như nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, khí tươi, sự tuần hoàn và phân phối
không khí trong phòng nhằm đáp ứng nhu cầu tiện nghi và công nghệ.
Ngày nay, các hệ thống điều hòa không khí rất đa dạng và phong phú, phù
hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của con người. Vì vậy nên có rất nhiều
cách để phân loại các hệ thống điều hòa không khí: Phân loại theo mục đích sử
dụng, phân loại theo tính tập trung, phân loại theo cách làm lạnh không khí…
Trong khuôn khổ đồ án này em xin phép được trình bày phân loại các hệ
thống điều hòa không khí theo tính tập trung của hệ thống.

32
6.1.1 Hệ thống điều hòa không khí cục bộ RAC (Room Air Conditioner)
Hệ thống này gồm những máy cục bộ đơn chiếc được lắp đặt cho các khu
vực điều hòa đơn lẻ. Máy gồm hai khối là:
- Khối nóng (Outdoor Unit) đặt ngoài khu vực điều hòa.
- Khối lạnh (Indoor Unit) đặt bên trong khu vực điều hòa, là phần phát lạnh.
Có thể kể đến một số loại của hệ thống như: Máy điều hòa cửa sổ, máy điều
hòa hai cụm, hệ thống dạng Multi (1 dàn nóng nhiều dàn lạnh).
 Đặc điểm của hệ thống
- Ưu điểm:
• Là các loại máy nhỏ, công suất thường từ 9000 đến 24000 (Btu/h).
• Lắp đặt nhanh, dễ dàng, không đòi hỏi kỹ năng cao.
• Sử dụng đơn giản, các máy hoạt động hoàn toàn độc lập và tự động,
không bị ảnh hưởng tới nhau khi có sự cố.
• Chi phí đầu tư thấp, bảo trì, sửa chữa dễ dàng.
- Nhược điểm:
• Việc lắp đặt các Outdoor Unit ở bên ngoài không gian điều hòa sẽ làm ảnh
hưởng đến kết cấu kiến trúc của toàn bộ ngôi nhà.
• Do Indoor Unit và Outdoor Unit nối với nhau bằng đường ống gas nên
trong trường hợp máy bị dò gas hoặc bị dò gas trên đường ống dẫn thì ảnh
hưởng tới năng suất lạnh của hệ thống cũng như sức khỏe của con người.
• Đối với hệ thống máy cục bộ việc cung cấp khí tươi cho phòng thường là
cấp trực tiếp bằng quạt gió, do vậy không khí không được sử lý bụi, ẩm và
thường tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa luồng khí cấp bổ sung và
luồng khí cấp lạnh của Indoor Unit, gây cảm giác khó chịu cho con người
trong phòng điều hòa.
• Khả năng bố trí các INDOOR trong phòng để đảm bảo độ khuyếch tán
đồng đều bị hạn chế.
• Hiệu suất hoạt động của máy ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ bên ngoài, đặc
biệt khi nhiệt độ không khí bên ngoài cao thì hiệu suất làm việc của máy
giảm đáng kể. Nhiệt độ ngoài trời cao khả năng trao đổi nhiệt của dàn
nóng thấp, Indoor Unit phát ra công suất lạnh thấp, máy ở tình trạng quá
tải.
• Hệ số tiêu thụ điện năng lớn, chi phí vận hành cao.
• Độ bền và tuổi thọ sử dụng ở mức trung bình.
- Ứng dụng
* Hệ thống điều hòa không khí cục bộ thường được áp dụng cho những
công trình nhỏ, đơn giản, không yêu cầu các thông số môi trường đặc biệt.
6.1.2 Hệ thống điều hòa không khí tổ hợp gọn (Unitary Package air
conditioning system)
Hệ thống này bao gồm các loại máy hoặc hệ thống điều hòa cỡ trung bình,
bố trí gọn thành các tổ hợp thiết bị có năng suất lạnh từ 3 đến 220 tấn lạnh Mỹ.
33
Dàn bay hơi làm lạnh không khí trực tiếp, dàn ngưng giải nhiệt gió hoặc
giải nhiệt nước, kiểu nguyên cụm (lắp chung với nhau thành một tổ máy) hay loại
tách (2hay nhiều cụm), có hay không có ống gió, 1 hoặc 2 chiều…
Về ưu, nhược điểm của hệ thống này thì khá giống với hệ thống điều hòa
không khí cục bộ. Chỉ khác ở cỡ máy hay năng suất lạnh.
Hệ thống được sử dụng chủ yếu dùng trong điều hòa thương nghiệp và công
nghệ.
6.1.3 Hệ thống điều hòa không khí trung tâm
6.1.3.1. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm Water Chiller
Hệ thống này gồm một hay nhiều máy trung tâm phối hợp thành một hệ
thống tổng thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà. Hệ thống
điều hoà trung tâm sử dụng nước làm tác nhân lạnh thông qua hệ thống đường
ống dẫn nước vào các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí (trao đổi nhiệt
gián tiếp).
Hệ thống được chia thành:
- Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước (WCWC)
- Máy làm lạnh nước giải nhiệt gió. (ACWC)
- Hệ thống máy lạnh trung tâm bao gồm các phần chính:
- Máy lạnh trung tâm (CHILLER): Là thiết bị sản xuất ra nước lạnh qua hệ
thống đường ống dẫn cung cấp cho các dàn trao đổi nhiệt lắp đặt trong các
không gian điều hoà để làm lạnh không khí.
- Các dàn trao đổi nhiệt (FCU, AHU): Là các thiết bị đặt tại các khu vực cần
điều hoà (công suất các dàn trao đổi nhiệt được chọn dựa vào công suất lạnh
yêu cầu của phòng mà lắp các loại khác nhau), tại đây nước lạnh từ máy lạnh
đi qua dàn lạnh để trao đổi nhiệt với không khí trong phòng và thực hiện chức
năng làm lạnh.
- Tháp giải nhiệt và bơm nước: thực hiện chức năng giải phóng năng lượng
nhiệt của bình ngưng (máy lạnh) sau khi máy lạnh thực hiện công làm lạnh
nước trong bình bay hơi.
- Hệ thống đường ống và bơm nước cấp lạnh: Là hệ thống phân phối nước lạnh
từ máy lạnh trung tâm đến các dàn trao đổi nhiệt FCU, AHU.
- Hệ thống đường ống phân phối không khí lạnh: Là hệ thống phân phối không
khí lạnh từ các FCU qua các miệng thổi tới các khu vực cần điều hoà.
- Hệ thống điện điều khiển: Là hệ thống điều khiển khống chế liên động các
thiết bị trong hệ thống (Máy lạnh, FCU, AHU, Bơm nước và tháp giải nhiệt).
 Đặc điểm của hệ thống
* Ưu điểm
Máy lạnh trung tâm có thể đặt trên tầng mái hay trong phòng kỹ thuật tầng
hầm, các dàn trao đổi nhiệt được đặt trong các phòng điều hoà (thông thường là
các loại dàn đặt trong trần giả và được phân phối không khí lạnh thông qua
đường ống gió và các cửa thổi đặt trong trần), hệ thống đường ống nước lạnh
phân phối cho các dàn trao đổi nhiệt được đi trong hộp kỹ thuật và trên trần giả

34
vì vậy việc lắp đặt hệ thống không làm ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của công
trình.
- Việc cấp lạnh được thông qua hệ thống ống gió và các miệng thổi từ trên trần
xuống các khu vực của phòng điều hoà do đó việc bố trí các miệng thổi để
đảm bảo khả năng khuyếch tán đều không khí lạnh trong phòng là hoàn toàn
có thể thực hiện được.
- Đối với hệ thống trung tâm việc cấp bổ xung khí tươi rất đơn giản bằng cách
thông qua hệ thống ống gió lắp các thiết bị hoà trộn không khí AHU cấp
không khí tươi vào và hoà trộn với không khí hồi về của mỗi FCU, AHU
(điều này đối với các máy cục bộ khó có thể thực hiện được).
- Do hệ thống giải nhiệt bằng nước nên trong quá trình hoạt động máy lạnh
chạy ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài.
- Hệ số tiêu thụ điện năng thấp, hơn nữa khả năng điều chỉnh công suất của hệ
thống tốt do đó trong quá trình vận hành máy lạnh sẽ tự động điều chỉnh công
suất máy nén để đảm bảo giảm tối thiểu chi phí điện năng trong quá trình vận
hành hệ thống. Điều này giảm đáng kể chi phí vận hành cho toàn bộ hệ thống.
- Độ bền và tuổi thọ cao (Trên 15 năm ).
- Có dải công suất để lựa chọn rộng, có thể chọn loại máy với công suất phù
hợp với các loại công trình thiết kế và đầu tư mở rộng hệ thống dễ dàng.
* Nhược điểm
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Yêu cầu trình độ kĩ năng cao khi vận hành, bảo trì, sửa chữa.
- Do công suất lớn nên khi hoạt động gây ra tiếng ồn. Cần chú ý khi thiết kế để
tránh ảnh hưởng đến sự tiện nghi.
* Ứng dụng:
- Sử dụng cho các công trình lớn, đòi hỏi độ chính xác về các yếu tố nhiệt độ,
độ ẩm…
6.1.3.2. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRV/VRF (Variable
Refrigerant Volume)
VRV là hệ thống điều hòa không khí trung tâm dành cho các tòa nhà
thương mại, ứng dụng công nghệ điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh biến đổi
được phát triển bởi Daikin (của các hãng khác thì được gọi là VRF) nhằm mang
lại cho khách hàng khả năng điều khiển nhiệt độ ở từng khu vực riêng biệt trong
mỗi phòng hoặc mỗi tầng trong tòa nhà.
 Đặc điểm của hệ thống
Hệ thống điều hoà không khí VRV(VRF) được cấu thành bởi một hoặc nhiều
hệ thống nhỏ hơn, mỗi hệ thống nhỏ đó bao gồm 1 outdoor unit nối với nhiều
Indoor Unit thông qua một tuyến đường ống gas và hệ thống điều khiển. Hệ
thống điều hoà biến tần khác với hệ thống điều hoà một mẹ nhiều con ở chỗ: ở
máy điều hoà một mẹ nhiều con, mỗi indoor unit nối với outdoor unit bằng một
tuyến ống gas riêng biệt; ở máy điều hoà biến tần, các indoor unit nối với outdoor
unit bằng một tuyến đường ống gas chung.
* Ưu điểm
35
- Sử dụng hệ thống điều hoà biến tần khi công trình có hệ số sử dụng không
đồng thời lớn, hệ thống điều hoà biến tần sẽ tiết kiệm được điện năng tiêu thụ
do có khả năng điều chỉnh dải công suất lớn (10% - 100%).
- Mức độ hiện đại hoá, tiện nghi, tính linh động cao. Có thể vừa điều khiển cục
bộ tạo từng phòng vừa điều khiển trung tâm. Hệ thống có thể kết nối vào hệ
thống điều khiển chung của toà nhà thông qua máy tính.
- Thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận hành không lớn.
- Lắp đặt đơn giản, ít làm ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị khác và ít ảnh
hưởng đến tiến độ thi công công trình.
- Do đặc điểm kết nối có thể lên đến 90m nên có thể đặt Outdoor Unit ở trên
tầng thượng của tòa nhà. Vì vậy tránh phá vỡ cấu trúc, cảnh quan của tòa nhà.
- Việc bảo trì, sửa chữa dễ dàng, thuận tiện.
- Mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau.
* Nhược điểm
- Hệ thống cũng có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cũng khá cao so với
các hệ thống khác.
- Tuổi thọ trung bình.
- Có giới hạn về chiều cao khi thiết kế.
* Ứng dụng:
- Hệ thống VRV ngày nay được sử dụng rộng rãi từ các công trình trung bình
đến các công trình lớn, có thể đáp yêu cầu khắt khe về các yếu tố nhiệt độ, độ
ẩm…
6.2 Lựa chọn hệ thống điều hòa không khí phù hợp
Với các phân tích bên trên áp dụng với một công trình rạp chiếu phim thì
lựa chọn một hệ thống phù hợp nhất là một vấn đề cần được xem xét kĩ lưỡng.
Hệ thống này phải đảm bảo hoạt động ổn định, cung cấp tổng năng suất
lạnh xấp xỉ 1200 kW, thời gian hoạt động liên tục (đáp ứng được thời gian xem
phim gần như cả ngày), sự thay đổi về tải lạnh là không lớn, phải đảm bảo các
yêu cầu về kĩ thuật đặc biệt phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cao vì đây là
một công trình dùng cho dịch vụ giải trí, lượt khán giả đến xem phim rất nhiều,
vị trí lại ở khu vực trung tâm.
Là nơi tập trung rất nhiều người, hệ thống sẽ phải rất an toàn và thân thiện
với người dùng, ở điểm này thì máy lạnh Chiller hoàn toàn vượt trội với máy
lạnh VRF. Năng lượng tiết kiệm trong quá trình sử dụng là yếu tố quan trọng với
một hệ thống sử dụng lâu dài và điều này chính là điểm mạnh của hệ thống với
máy lạnh Chiller giải nhiệt nước.
Vì những yếu tố nêu trên nên em sẽ lực chọn máy làm lạnh nước Chiller
giải nhiệt nước kết hợp các AHU cho các phòng khán giả cũng như hành lang
của rạp chiếu phim.
6.3 Chọn máy và thiết bị
Nhà chế tạo thường cho năng suất lạnh của máy điều hoà không khí ở dạng
đồ thị và dạng bảng phụ thuộc nhiệt độ trong nhà và bên ngoài trong catalog kỹ

36
thuật. Trong catalog thương mại thường chỉ có năng suất lạnh ở một chế độ tiêu
chuẩn nên muốn biết năng suất lạnh ở chế độ khác cần phải tính toán hiệu chỉnh
theo chế độ làm việc thực.
Phải chọn máy có năng suất lạnh yêu cầu ở đúng chế độ làm việc đã tính
toán. Nếu do đòi hỏi của chủ đầu tư hoặc do cấu trúc và mục đích sử dụng của
công trình đôi khi còn cần có năng suất lạnh dự trữ. Tổng năng suất lạnh được
chọn phải lớn hơn hoặc bằng năng suất lạnh thực. Vì trên thực tế các phòng của
toà nhà không đồng thời sử dụng hết công suất lạnh của nó.
Phải chọn máy có năng suất gió đạt yêu cầu thiết kế. Năng suất gió trong catalog
máy phải bằng hoặc lớn hơn năng suất gió tính toán. Nếu không đảm bảo được
năng suất gió máy điều hoà sẽ không đạt được năng suất lạnh theo yêu cầu.
Khi chọn máy phải chọn sao cho điều kiện sau thoả mãn:
Q0TC  Q0TCyc
6.3.1 Chọn AHU (Air Handling Unit)
Bộ thiết bị xử lý không khí AHU là loại dùng nước lạnh gồm: giàn ống trao
đổi nhiệt, quạt, hộp hút, lọc không khí, máng nước ngưng và vỏ bảo vệ…
Khi chọn AHU (Air Handling Unit) cho các phòng cần đảm bảo năng suất
lạnh của dàn làm việc với điều kiện thực phải lớn hơn (hoặc bằng) tải lạnh xác
định được cho phòng đó.
Các AHU là các thiết bị trao đổi nhiệt, năng suất lạnh phụ thuộc vào nhiệt
độ nước lạnh, nhiệt độ không khí vào ra và hệ số truyền nhiệt qua vách trao đổi
nhiệt.
Căn cứ vào năng suất lạnh, năng suất gió, kích thước không gian của chúng
để chọn loại AHU thích hợp. Đặc biệt các AHU được bố trí trong khoảng trống
giữa trần giả và trần bê tông cốt thép có không gian hẹp về chiều cao nên cần
phải đặc biệt chú ý đến kích thước H (độ cao) của AHU.
 Phòng khán giả số 1 và 2
Phòng khán giả số 1 và 2 có tổng năng suất lạnh yêu cầu là 214,37 kW và
lưu lượng gió yêu cầu là 27421,31 m 3/h. Nếu điều kiện làm việc thực tế của AHU
không giống với điều kiện tiêu chuẩn cho trong catalog thì ta sẽ tính quy đổi
Q Q
năng suất lạnh yêu cầu 0 yc về năng suất lạnh tiêu chuẩn yêu cầu 0TCyc để thuận
tiện cho việc chọn AHU, tra phụ lục 0.1 với nhiệt độ nước vào ra AHU là
7 / 12o C ta có hệ số quy đổi α = 0,82. Nếu điều kiện làm việc thực tế của AHU
giống với điều kiện cho trong catalog thì ta không phải tính quy đổi năng suất
lạnh, khi đó α = 1. Trong catalog của hãng DAIKIN có 3 điều kiện làm việc của
AHU là 25, 26 và 28oC, ứng với mỗi nhiệt độ là một giá trị công suất.
Q0 yc 214,37
Q0TCyc    261, 43
 0,82 kW

37
Với phòng khán giả 1 và 2 ta sẽ bố trí một AHU rồi dẫn hệ thống ống gió
vào từng miệng gió đặt trên trần giả. Dựa vào năng suất lạnh thực tế cũng như
lượng gió, tra phụ lục 0.2 và 0.3 ta chọn được 1 AHU có ký hiệu DDM1316-E5
Q0 máy  263 Lmáy  27000
(6 row) với kW, lưu lượng gió m3/h, lưu lượng nước
G  12,57 l/s.
Từ yêu cầu, công suất lạnh của các phòng và catalog của hãng DAKIN kết
quả chọn AHU được trình bày trong phụ lục 0.4.
6.3.2 Chọn máy lạnh

38
CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN KHÔNG KHÍ

7.1 Thế nào là hệ thống vận chuyển không khí


Hệ thống vận chuyển không khí gồm các thiết bị như ống gió có thiết diện là
các hình chữ nhật hay hình tròn, quạt cấp thải gió, phin lọc không khí, van, ….
Với mục đích cung cấp gió tươi cung cấp tới các AHU hoặc FCU hoặc đưa khí
thải ra ngoài.
Trong hệ thống điều hòa không khí, thì hệ thống vận chuyển không khí là phần
tất yếu và cực kỳ quan trọng, nhất là trong các hệ thống lớn dùng các cửa gió để
phân phối không khí. Hay trong các khu vực bí khí như tầng hầm, cầu thang…
7.2 Các yêu cầu khi thiết kế
Khi thiết kế cần bố trí đường ống gió sao cho hợp lý nhất, đơn giản nhất, ngắn
nhất nhưng phải đảm bảo yêu cầu phân phối gió cũng như hồi gió hợp lý, duy trì
các điều kiện vi khí hậu của từng phòng vì đường ống gió có giá thành cao, tốn
nhiều nguyên vật liệu và nhân công lắp đặt, cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích
hữu ích của công trình.
Cần nghiên cứu kỹ lưỡng kiến trúc và kết cấu xây dựng của tòa nhà để lựa
chọn và bố trí đường ống gió thích hợp, đặc biệt khi ống phải đi qua các dầm
chịu lực của tòa nhà vì khi đó không gian đi của đường ống còn rất ít và rất khó
đi qua.
Kích thước tiết diện của ống gió phải được xác định theo lưu lượng đã tính
toán và tốc độ cho phép. Lưu ý là tốc độ trên đường ống cấp thường chọn lớn
hơn nên kích thước ống cấp sẽ to hơn, còn ống hồi thì ngược lại.
Trở kháng hay tổn thất áp suất tổng của toàn bộ tuyến ống hút và ống đẩy kể
cả các phụ kiện và thiết bị lắp đặt trên đó như dàn lạnh, dàn nóng, phin lọc gió,
van gió, van chặn lửa…cần được tính toán để chọn cột áp phù hợp cho quạt tuần
hoàn.
Trường hợp ống gió có nhiều ống gió nhánh thì cần chọn tuyến ống nào có
trở kháng lớn nhất để tính toán và coi đó là trở kháng của toàn mạng vì trở kháng
của các nhánh gió song song không ảnh hưởng đến việc tính toán cột áp của quạt
gió.
7.3 Các loại miệng gió trong hệ thống điều hòa
7.3.1
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đức Lợi – Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hoà không khí
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – 2011

39
40
PHỤ LỤC

Phụ lục 0.1 Hệ số hiệu chỉnh công suất theo catalog AHU DAIKIN

Phụ lục 0.2 Catalog AHU Daikin

41
Phụ lục 0.3 Catalog AHU DAIKIN

33
Phụ lục 0.4 Chọn AHU cho các phòng điều hòa


Phòng Q0 yc , kW Lyc , l / s Q0TCyc , kW Q 0TCyc , kW Moden Q0 máy , kW Lmáy , l / s G, l / s Số
AHU
1 109,27 3836,24 0,82 133,26
261,43 DDM1316-E5 263 7500 12,57 1
2 105,10 3780,79 0,82 128,17
3 94,96 3546,26 0,82 115,81
4 88,07 3384,65 0,82 107,4 377,24 DDM620-E5 380 11111 18,16 1
5 63,28 2881,93 0,82 77,17
Hành lang, DDM2539 320 24800 15,29 1
471 37622,39 0,82 574,39 574,39
bán vé DDM1827 256,7 13378 12,23 1
Tổng 931,68 55052,26 - 1136,2 1136,2 - 1219,7 56789 58,25 4

2
3
33

You might also like