You are on page 1of 3

SỞ GD & ĐT TỈNH HƯNG YÊN KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2021 - 2022

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN MÔN ĐỊA LÍ- 10 ANH 1


(Đề có 3 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 28 câu TN, 2 câu TL)

Mã đề 764
Họ tên :............................................................... Số báo danh : ...................

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)


Câu 1: Sườn đông dãy Trường Sơn nước ta có gió phơn khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Có khí áp cao. B. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió.
C. Gió khô Tây Nam thổi đến. D. Gió Mậu Dịch thổi đến
Câu 2: Ở miền ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân. B. Mùa thu. C. Mùa đông. D. Mùa hạ.
Câu 3: Sông ngòi ở miền khí hậu nào dưới đây có đặc điểm là nhiều nước quanh năm?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Khí hậu xích đạo.
C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 4: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì
A. Đất hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn nước.
B. Nhiệt độ trung bình của lục địa lớn hơn đại dương.
C. Đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
D. Bề mặt lục địa trồi lên nên nhận nhiều nhiệt hơn đại dương.
Câu 5: Ở những nơi có khí áp cao sẽ có lượng mưa
A. ít hoặc không mưa. B. trung bình.
C. không mưa. D. rất lớn.
Câu 6: Sông ngòi ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới thì nguồn
cung nước chủ yếu là
A. nước mưa. B. các hồ chứa. C. băng tuyết. D. nước ngầm.
Câu 7: Khi ở chân núi (0m) nhiệt độ không khí là 32 C đến độ cao 2500m thì nhiệt độ ở đỉnh núi
0

lúc đó là
A. 190C. B. 200C C. 170C. D. 100C.
Câu 8: Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm
A. Thẳng hàng nhau. B. Đối xứng nhau.
C. Song song nhau. D. Xen kẽ nhau.
Câu 9: Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng
A. Đông Nam. B. Tây Nam. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 10: Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm
A. 0, 6 độ C. B. 0, 4 độ C. C. 0, 8 độ C. D. 1,0 độ C.
Câu 11: Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông là
A. độ dốc và chiều rộng. B. chiều rộng và hướng chảy.
C. hướng chảy và vị trí. D. độ dốc và vị trí.

Trang 1/3 - Mã đề 764


Câu 12: Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển
A. thay đổi nhiệt độ theo mùa. B. thay đổi chiều theo mùa.
C. thay đổi độ ẩm theo mùa. D. thay đổi tốc độ theo mùa.
Câu 13: Frông khí quyển là bề mặt ngăn cách
A. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
B. giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
D. giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí hình thành.
Câu 14: Vào ngày trăng tròn dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây?
A. Trung bình. B. Lớn nhất. C. Nhỏ nhất. D. Không đổi.
Câu 15: Thành phần chính trong không khí là khí
A. Hơi nước. B. Ô xi. C. Cacbonic. D. Nitơ.
Câu 16: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu?
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương?
A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.
D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.
Câu 18: Có mấy vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất?
A. Có 1 vòng tuần hoàn. B. Có 4 vòng tuần hoàn.
C. Có 2 vòng tuần hoàn. D. Có 3 vòng tuần hoàn.
Câu 19: .Ở vùng xích đạo các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào?
A. Hướng đông. B. Hướng bắc. C. .Hướng tây. D. Hướng nam.
Câu 20: Trong vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất, nước trải qua mấy trạng thái vật chất?
A. 3 trạng thái vật chất B. 5 trạng thái vật chất
C. 4 trạng thái vật chất D. 2 trạng thái vật chất
Câu 21: Sông A - ma - dôn thuộc châu nào sau đây?
A. Châu Phi. B. Châu Âu. C. Châu Á. D. Châu Mĩ.
Câu 22: Các đai áp trên Trái Đất phân bố không liên tục chủ yếu là do
A. bề mặt Trái Đất không đồng nhất.
B. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
C. sự thay đổi của hướng gió mùa.
D. sự thay đổi lượng mưa và độ ẩm.
Câu 23: Khu vực xích đạo có lượng mưa
A. nhiều nhất. B. khá nhiều. C. trung bình. D. ít nhất.
Câu 24: Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến chế độ nước sông?
A. Chế độ mưa. B. Địa thế. C. Băng tuyết. D. Dòng biển.
Câu 25: Miền có Frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường
A. mưa rất ít. B. mưa nhiều. C. khô hạn. D. không mưa.

Trang 2/3 - Mã đề 764


Câu 26: Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á là
A. mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông nóng và khô.
B. mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và khô.
C. mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông lạnh và ẩm.
D. mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và ẩm.
Câu 27: Đặc điểm khác biệt tiêu biểu giữa kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa(1) và kiểu khí hậu cận
nhiệt Địa Trung Hải(2) là:
A. (1) có nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt năm cao hơn (2).
B. (1) có tổng lượng mưa, phân hóa mùa mưa- khô rõ hơn (2).
C. sự tương ứng giữa mùa nóng- lạnh và mùa mưa- khô trái ngược nhau
D. (1) có tổng lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm cao hơn (2).
Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu tạo thành sóng biển là
A. động đất dưới đảy biển. B. .sự dịch chuyển các mảng kiến tạo
C. lực ma sát của gió trên biển. D. lực hấp dẫn của Mặt Trăng

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu hỏi 1: (2,0 điểm): Trình bày sự phân bố mưa theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất?
Câu hỏi 2: (1,0 điểm): Giải thích vì sao khu vực xích đạo có lượng mưa lớn nhất?

---------------- Hết--------------

Trang 3/3 - Mã đề 764

You might also like