You are on page 1of 45

TÀI LIỆU LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN.

CHUYÊN ĐỀ: HIĐRO – NƯỚC


THẦY: PHẠM HỒNG HẢI GV. THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Mobile: 0913035423. Email: haiph@hnue.edu.vn. Facebook: thayhaihoacsp

A. HIĐRO – NƯỚC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Hiđro
Tính chất vật lí
 Là chất khí, không màu, không mùi.
 Tan ít trong nước.
 Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.
Tính chất hoá học
 Tác dụng với oxi tạo ra nước
2H2 + O2  t
 2H2O

Chú ý: Khí hiđro cháy tạo thành nước. Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ
mạnh nhất ở tỉ lệ 2VH 2 :1VO2 . Vì vậy, trước khi thực hiện các thí nghiệm về tính chất của hiđro, phải đảm
bảo dòng khí sinh ra là tinh khiết, nếu không sẽ gây nổ, rất nguy hiểm.
 Tác dụng với một số oxit kim loại tạo ra kim loại và nước:
yH2 + MxOy  t
 xM + yH2O
(MxOy có thể là CuO, Ag2O, Fe2O3, FeO, v.v...)
Ở nhiệt độ cao, hiđro còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại:
H2 + CuO  t
 Cu + H2O
Kết luận: Khí hiđro có tính khử.
Ứng dụng
 Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong sản xuất.
 Điều chế một số kim loại.
 Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
Điều chế
 Cho axit (dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng) tác dụng với một số kim loại (như Zn, Fe, Al,...)
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
 Thu khí: đẩy nước hoặc đẩy không khí.
2. Nước
Thành phần hoá học của nước
 Tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi.
VH2 2 m H 1
 Tỉ lệ:  ; 
VO2 1 mO 8

Tính chất vật lí


 Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
 Hoà tan nhiều chất rắn, lỏng, khí.
Tính chất hóa học
 Tác dụng với một số kim loại tạo ra bazơ và khí hiđro
2nH2O + 2R  2R(OH)n + nH2
(R là kim loại: K, Na, Ba, Ca,...; n là hoá trị của kim loại)
 Tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ
CaO + H2O  Ca(OH)2
Na2O + H2O  2NaOH
 Tác dụng với một số oxit axit tạo ra dung dịch axit
P2O5 + 3H2O  2H3PO4
SO3 + H2O  H2SO4
Vai trò
 Hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống.
 Tham gia vào nhiều quá trình hoá học quan trọng.
 Cần thiết cho đời sống và sản xuất.
Bảo vệ nguồn nước sạch
 Sử dụng tiết kiệm nước.
 Giữ nguồn nước không bị ô nhiễm: xử lí nước thải, không vứt rác xuống ao, hồ,...
 Tìm hiểu và thực hiện các công nghệ mới làm sạch nguồn nước.
 Tuyên truyền cho cộng đồng.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Khí.
Không màu.
TÍNH CHẤT
Không mùi.
VẬT LÍ
Ít tan trong nước.
Là chất khí nhẹ nhất.

Tác dụng với oxi:


TÍNH CHẤT 2H2 + O2  t
 2H2O
HÓA HỌC Tác dụng với một số kim loại:
yH2 + MxO2  t
 xM + yH2O

HIĐRO
Cho kim loại tác dụng với axit.
ĐIỀU CHẾ Điện phân nước.

Than tác dụng với hơi nước.

Bơm vào không khí cầu.


Điều chế kim loại.
ỨNG DỤNG
Làm nguyên liệu.
Làm nhiên liệu.

Trang 2
H
Định tính
O
THÀNH PHẦN
HÓA HỌC Theo thể tích
2 phần H : 1 phần O
Định lượng
Theo khối lượng
1 phần H : 8 phần O

Chất lỏng không màu, không


mùi, không vị.

Tính chất Sôi ở 100°C, hóa rắn ở 0°C.


vật lí
Hòa tan nhiều chất.

Khối lượng riêng 1g/cm3.


NƯỚC TÍNH CHẤT

Tác dụng với kim loại.


Tính chất
Tác dụng với oxit bazơ.
hóa học
Tác dụng với oxit axit.

Cần cho sản xuất và đời sống.


VAI TRÒ
Cần cho cơ thể sống.

CHỐNG Ô Có ý thức bảo vệ nguồn nước.


NHIỄM
Có biện pháp xử lí nước thải.
NGUỒN NƯỚC

Trang 3
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Bài tập củng cố kiến thức về hiđro và nước
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Điền một trong các từ: nhẹ nhất, nặng nhất, tính khử, tính oxi hóa vào chỗ trống: “Trong các
chất khí, hiđro là khí …………… Khí hiđro có ……………”
Hướng dẫn giải
Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử.
Ví dụ 2: Có những khí sau: SO2, CO2, O2, CH4. Những khí trên nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu
lần?
Hướng dẫn giải
Khí hiđro là khí nhẹ nhất nên ta có:
MSO2 64
 d SO2 / H 2    32  Khí SO2 nặng hơn khí H2 32 lần.
M H2 2
M CO2 44
 d CO2 /H2    22  Khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.
M H2 2
M O2 32
 d O2 /H2    16  Khí O2 nặng hơn khí H2 16 lần.
M H2 2
M CH4 16
 d CH4 /H2    8  Khí CH4 nặng hơn khí H2 8 lần.
M H2 2
Ví dụ 3: Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng với nước: SO3, Na2O, Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2. Nếu
có phản ứng thì cho biết sản phẩm đó thuộc loại hợp chất nào?
Hướng dẫn giải
Các oxit tác dụng với H2O là:
SO3 + H2O  H2SO4 (axit)
Na2O + H2O  2NaOH (bazơ)
CaO + H2O  Ca(OH)2 (bazơ)
P2O5 + 3H2O  2H3PO4 (axit)
CO2 + H2O  H2CO3 (axit)
Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí của nước?
A. Chất lỏng, không màu. B. Hoà tan được nhiều chất.
C. Sôi ở 100°C, hoá rắn ở 0°C. D. Vị chua, có mùi hắc.
Câu 2: Khí hiđro là nhiên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường vì khi cháy
A. có ngọn lửa màu xanh. B. phản ứng mạnh với khí oxi.
C. chỉ tạo ra nước. D. là chất khí nhẹ nhất.
Câu 3: Phương pháp nào ở hình dưới đây không được sử dụng để thu khí hiđro?

Câu 4: Dãy gồm các kim loại có khả năng phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Ca, Ba, Fe, Cu. B. Na, Mg, Ca, Fe. C. Ba, Ca, K, Na. D. Na, K, Ca, Ag.
Câu 5: Muốn điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào?
A. Cho kim loại tác dụng với dung dịch axit. B. Dùng than khử oxi.
C. Điện phân nước. D. Từ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.
Câu 6: Chất nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Kali. B. Natri oxit. C. Lưu huỳnh đioxit. D. Axit clohiđric.
Câu 7: Phản ứng của hiđro và oxi gây nổ khi
A. tỉ lệ về khối lượng của H2 và O2 là 1 : 2.
Trang 4
B. tỉ lệ về thể tích khí H2 và O2 là 2 : 1.
C. tỉ lệ về số nguyên tử H và nguyên tử O là 4 : 1.
D. tỉ lệ về số mol của H2 và O2 là 2 : 1.
Câu 8: Chất nào sau đây phản ứng với nước tạo ra dung dịch axit?
A. Na. B. CaO. C. N2O5. D. CuO.
Câu 9: Khí hiđro nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
A. 13,0. B. 13,5. C. 14,0. D. 14,5.
Câu 10: Trong phòng thí nghiệm không có P đỏ để tiến hành thí nghiệm “Nước tác dụng với oxit axit” thì
có thể thay thế bằng:
A. Lưu huỳnh. B. Silic. C. Brom. D. Nitơ.
Câu 11: Lưu huỳnh đioxit tác dụng với nước tạo thành sản phẩm là
A. H2SO4. B. H2S. C. H2SO2. D. H2SO3.
Câu 12: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ?
A. CuO. B. SO3. C. FeO. D. Na2O.
Dạng 2: Viết phương trình hóa học
Kiểu hỏi 1: Cho trước một số chất trong phản ứng
Phương pháp giải
 Nhớ lại tính chất hóa học của hiđro, của nước, điều chế khí hiđro rồi xác định loại chất của các chất
tham gia và chất sản phẩm, hoặc căn cứ vào các dữ kiện của đề bài để xác định có xảy ra phản ứng không.
 Nếu có phản ứng hoá học xảy ra:
+ Viết sơ đồ phản ứng.
+ Lựa chọn hệ số thích hợp để cân bằng phương trình hóa học.
+ Ghi rõ điều kiện (nếu có).
Ví dụ: Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a) Sắt (III) oxit
b) Thủy ngân (II) oxit
c) Chì (II) oxit.
Hướng dẫn giải
Ta có:
Một số oxit kim loại + H2  t
 Kim loại + H2O
Phương trình hóa học:
t
a) Fe2O3 + 3H2   2Fe + 3H2O
b) HgO + H2 
t
 Hg + H2O
c) PbO + H2  t
 Pb + H2O
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) khi cho hiđro phản ứng với:
a) Oxi.
b) Bạc oxit.
c) Sắt(III) oxit.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
a) 2H2 + O2  t
 2H2O
b) H2 + Ag2O 
t
 H2O + 2Ag
c) 3H2 + Fe2O3  t
 3H2O + 2Fe
Ví dụ 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) ……… + ………    H2O
b) Fe + HCl    ……… + H2
c) CaO + H2O    ………
d) ……… + H2    H2O + Cu
e) K + H2O    KOH + ………
f) ……… + SO    H2SO3
Hướng dẫn giải
a) 2H2 + O2  t
 2H2O

Trang 5
b) Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
c) CaO + H2O  Ca(OH)2
d) CuO + H2 t
 H2O + Cu
e) 2K + 2H2O  2KOH + H2
f) H2O + SO2  H2SO3
Kiểu hỏi 2: Thực hiện dãy chuyển hóa
Phương pháp giải
 Xác định phản ứng hoá học nào có cùng chất tham gia (chất trước mũi tên) và chất sản phẩm (chất sau
mũi tên) ở mỗi chuyển hoá.
 Viết sơ đồ phản ứng.
 Lựa chọn hệ số thích hợp để cân bằng phương trình hóa học.
 Ghi rõ điều kiện (nếu có).
Ví dụ: Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau:
1  
2
K   K 2 O   KOH
 3
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
(1) 4K + O2  t
 2K2O
(2) K2O + H2O  2KOH
(3) 2K + 2H2O  2KOH + H2
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng hóa học biểu diễn các biến hóa sau:
P  P2O5  H3PO4
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học
(1) 4P + 5O2  t
 2P2O5
(2) P2O5 + 2H2O  2H3PO4
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Tương tác giữa hiđro và oxi có thể được
khơi mào không chỉ bằng cách đun nóng mà còn
bằng chất xúc tác, ví dụ platin (Pt). Nhờ đó, người
ta sáng chế ra pin nhiên liệu, được dùng trong các
tàu du hành vũ trụ để vừa cung cấp điện, vừa
cung cấp nước cho phi hành đoàn. Viết phương
trình hoá học minh hoạ cho phản ứng trong pin
nhiên liệu.
Câu 2: Viết các phương trình hóa học và ghi rõ
điều kiện phản ứng (nếu có) khi cho nước phản
ứng với:
a) Natri. b) Sắt. c) Bari oxit. d) Đinitơ petaoxit.
Câu 3: Trong các chất sau, chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường: SO3, Na2O, K, Al2O3, Fe,
CaO, Cu, P2O5, C, CuO, CO2? Viết các phương trình hoá học.
Câu 4: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) Na + H2O    ……… + H2
b) Fe + H2SO4    ……… + H2
c) ……… + H2SO4    Al2(SO4)3 + H2
d) ………    H2 + O2
e) BaO + H2O    ………
f) Fe + H2O   
g) SO3 + H2O    ………
h) ……… + ………    KOH
i) ……… + H2O    H3PO4
Câu 5: Viết phương trình hóa học (nếu có) của phản ứng khí hiđro tác dụng với từng oxit kim loại sau:
Trang 6
Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao.
Câu 6: Xác định các chất X, Y, Z, T rồi viết phương trình hoá học, ghi rõ điều kiện xảy ra (nếu có) của
các phản ứng sau:
(1) Zn + X    ZnCl2 + Y
(2) T + X    ……… + Y
(3) Y + O2    Z
(4) Y + Fe3O4    T + Z
(5) Z + Na    NaOH + Y
6) Z + CaO    Ca(OH)2
(7) Z + P2O5    H3PO4
Câu 7: Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau:
1  2  3
HCl   H 2   H 2 O   O2
Câu 8: Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau:

1   2  
3   4   5   6    
7 8
S   SO 2   SO3   H 2SO 4   H 2   H 2 O   O 2   CuO   Cu

9 10  11 12  13 

Al2  SO 4 3   14
H 2SO 3 Ag NaOH P2 O5  H 3PO 4

Dạng 3: Nêu và giải thích hiện tượng của một số thí nghiệm
Phương pháp giải
 Nhớ lại tính chất hóa học của hiđro, của nước, điều chế khí hiđro và căn cứ vào bố trí thí nghiệm để xác
định đúng loại phản ứng hoá học.
 Xác định các chất tham gia, chất sản phẩm phù hợp với loại phản ứng.
 Viết phương trình hoá học của phản ứng.
 Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: sự xuất hiện chất mới dựa vào sự thay đổi một trong các dấu hiệu
trạng thái, màu sắc, sự toả nhiệt, phát sáng,...
Ví dụ: Tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ được mô tả trong hình vẽ sau:

a) Xác định các chất X, Y, Z phù hợp.


b) Nêu hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
c) Giải thích các hiện tượng và viết các phương trình hoá học minh họa.
Hướng dẫn giải
a) X có thể là dung dịch HCl, Y có thể là Zn, Z là H2
b) Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: Zn tan dần, có chất khí không màu xuất hiện. Bình cầu nóng
lên. Chất khí này đẩy nước ra khỏi ống nghiệm. Mực nước ở chậu thuỷ tinh tăng dần.
c) Cho dung dịch HCl tiếp xúc với Zn sẽ xảy ra phản ứng tạo khí H 2:
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
Bình cầu nóng lên do phản ứng này toả nhiệt. Khí H2 là chất khí không màu, ít tan trong nước nên đẩy
nước ra khỏi ống nghiệm làm mực nước chậu thuỷ tinh tăng lên.
Bài tập tự luyện dạng 3
Câu 1: Cho một mẩu Na vào cốc đựng nước cất đã thêm hai giọt dung dịch phenolphtalein. Cho đinh sắt
vào cốc thứ hai đựng nước cất. Hiện tượng quan sát được ở hai cốc là:
A. Ở cốc một mẩu Na tan dần, dung dịch có màu đỏ; cốc hai có ít bọt khí thoát ra từ đinh sắt.
B. Ở cốc một mẩu Na tan dần, có khí thoát ra, dung dịch có màu đỏ; cốc hai không có hiện tượng gì.
C. Ở cốc một mẩu Na chạy trên mặt nước và bốc cháy, dung dịch có màu đỏ; ở cốc hai sắt tan dần, có
khí thoát ra.

Trang 7
D. Ở cốc một mẩu Na nóng chảy thành giọt tròn, chạy trên mặt nước, tan dần, có khí thoát ra, dung
dịch có màu đỏ; ở cốc hai không có hiện tượng gì.
Câu 2: Khi cho 2 ml nước vào ống nghiệm chứa mẩu CaO, lắc mạnh và sau để yên thì có chất rắn màu
trắng lắng ở đáy ống nghiệm. Chất rắn đó là
A. CaO. B. CaCO3. C. Ca(OH)2. D. CaO và CaCO3.
Câu 3: Cho thí nghiệm được mô tả bằng hình ảnh như sau:
 Lấy một lượng nước tương đương vào hai cốc thuỷ tinh.
 Thả vào cốc thứ nhất một vài viên kẽm, cốc thứ hai vài viên
canxi.
Từ thí nghiệm trên, em hãy mô tả hiện tượng, viết phương trình
hóa học (nếu có).
Câu 4: Ghép một trong các chữ cái A hoặc B, C, D, E, F chỉ nội
dung thí nghiệm với một chữ số trong số 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 chỉ
hiện tượng xảy ra cho phù hợp.
Thí nghiệm Hiện tượng
A. Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa lá Al. 1. Quỳ tím chuyển màu đỏ nhạt.
2. Mẩu kim loại nhanh chóng chảy ra và bốc
B. Rót một ít nước vào ống nghiệm chứa vôi sống.
cháy.
C. Dẫn khí hiđro qua ống thủy tinh hình trụ có
3. Bọt khí xuất hiện nhanh chóng, kim loại tan
chứa bột Al2O3 Ở nhiệt độ thường. Sau đó một ít
dần, thành ống nghiệm rất nóng.
phút đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
D. Đặt mẩu Na lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước 4. Chất bột chuyển từ màu đen sang màu đỏ.
đựng trong bát sứ. Thành ống thủy tinh có hơi nước.
E. Dẫn khí hiđro qua ống thủy tinh hình trụ có
5. Quỳ tím chuyển màu xanh.
chứa bột CuO ở nhiệt độ cao.
F. Đặt lên đầu ống dẫn khí SO2 một mẩu giấy quỳ 6. Chất bột chuyển dần từ màu đỏ sang màu
tím ẩm. đen.
7. Không có hiện tượng gì.
8. Bọt khí xuất hiện chậm, sau một thời gian
mới tăng dần, kim loại tan dần, thành ống
nghiệm nóng ít.
9. Có hơi nước bốc lên. Chất rắn chuyển
thành chất nhão. Thành ống nghiệm rất nóng.
Câu 5: Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng trong các thí nghiệm sau:
a) Cho Na vào nước có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein không màu.
b) Cho mảnh giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng nước cất. Sau đó sục khí SO 2 vào.
c) Thả 1 hạt Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
Câu 6: Cho phản ứng giữa CuO với H2 như hình
vẽ sau, trong đó ống nghiệm bên trái để tạo ra
H2, ống nghiệm bên phải dùng để nhận biết một
trong các sản phẩm của phản ứng.
a) Cho biết hiện tượng quan sát được trong ống
nghiệm bên trái, ống thủy tinh hình trụ và ống
nghiệm bên phải. Giải thích.
b) Có thể thay Zn và HCl bằng các hóa chất nào?
Câu 7: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm “Điều chế khí hiđro. Khí hiđro cháy trong
không khí”:
a) Vì sao phải thử độ tinh khiết của khí H trước khi tiến hành thí nghiệm đốt
cháy khí?
b) Khí hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt. Giải thích vì sao
khi làm thí nghiệm, ngọn lửa lại có màu vàng.

Câu 8:
Bố trí thí nghiệm hiđro tác dụng với đồng (II) oxit như hình
vẽ bên.

Trang 8
a) Chỉ rõ điểm chưa chính xác trong việc bố trí thí nghiệm.
b) Viết phương trình hoá học xảy ra.

Câu 9: Có ba chất bột màu trắng đựng trong các lọ bị mất nhãn là: CaO, P 2O5, Al2O3. Trình bày phương
pháp hóa học để nhận biết ba chất trên. Viết các phương trình hoá học (nếu có).
Dạng 4: Tính theo phương trình hóa học
Phương pháp giải
Bước 1: Viết phương trình hóa học (chú ý phương trình hóa học phải được cân bằng)
1. Phản ứng oxit kim loại (ZnO, CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4,...) tác dụng với H2.
2. Một số kim loại (Na, Mg, Al, Zn, Fe...) tác dụng với axit HCl/H 2SO4 loãng thu được khí H2 và muối.
3. Phản ứng của nước:
 Tác dụng với một số kim loại (Na, K, Ca, Ba...)
 Tác dụng với một số oxit kim loại (Na2O, K2O, CaO, BaO...).
 Tác dụng với một số oxit axit (SO2, SO3, P2O5...).
Bước 2: Chuyển đổi lượng chất đầu bài cho dưới dạng thể tích thành số mol (dựa vào các công thức
chuyển đổi)
Bước 3: Dựa vào tỉ lệ giữa các chất trong phương trình hóa học, tính số mol của chất cần tìm.
Bước 4: Chuyển đổi số mol chất cần tìm sang thể tích theo yêu cầu của đầu bài (dựa vào các công thức
chuyển đổi)
Ví dụ: Hoà tan 26 g kẽm Zn trong dung dịch axit sunfuric H2SO4 thu được kẽm sunfat ZnSO4 và V lít khí
hiđro H2 ở đktc. Giá trị của V là
A. 11,2. B. 8,96. C. 4,48. D. 2,24.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
m 26
Theo đề bài: n Zn  Zn   0, 4  mol 
M Zn 65
Theo phương trình: n H2  n Zn  0, 4  mol 
Do đó: VH2  0, 4  22, 4  8, 96  lít 
 Chọn B.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 0,46 g kim loại natri vào nước, tính khối lượng natri hiđroxit (NaOH) và thể
tích H2 (ở đktc) thu được sau phản ứng.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
m 0, 46
Theo đề bài: n Na  Na   0, 02  mol 
M Na 23
1
Theo phương trình: n NaOH  n Na  0, 02  mol  ; n H2  n Na  0, 01 mol 
2
Khối lượng natri hiđroxit thu được là:
m NaOH  n NaOH  M NaOH  0, 02  40  0,8  g 
Thể tích khí H2 thu được (đktc) là:
VH2  n H2  22, 4  0, 01 22, 4  0, 224 (lít)
Ví dụ 2: Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric (H 2SO4).
a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
c) Dẫn toàn bộ lượng khí hiđro thu được qua 3,2 g Fe2O3 nung nóng thì thu được bao nhiêu gam sắt?
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
m 22, 4
Theo đề bài: n Fe  Fe   0, 4  mol 
M Fe 56

Trang 9
m H2SO4 24,5
n H2SO4    0, 25  mol 
M H2SO4 98
0, 4 0, 25
a) Ta thấy:   H2SO4 hết, Fe còn dư sau phản ứng, tính toán số mol theo H2SO4.
1 1
Theo phương trình: n Fe pö  n H 2SO4  0, 25  mol 
 n Fe dö  n Fe bd  n Fe pö  0, 4  0, 25  0,15  mol 
Khối lượng Fe còn dư là:
m Fe dö  n Fe dö  M Fe  0,15  56  8, 4  g 
b) Theo phương trình: n H2  n H2SO4  0, 25  mol 
Thể tích khí hiđro thu được đktc là:
VH2  n H2  22, 4  0, 25  22, 4  5, 6  lít 
m Fe2O3 3, 2
c) Theo đề bài: n Fe2O3    0, 02  mol 
M Fe2O3 160
Phương trình hóa học:
Fe2O3 + 3H2  t
 2Fe + 3H2O
0,02 0, 25
Ta thấy:   Fe2O3 hết, H2 còn dư, tính toán theo số mol Fe2O3.
1 3
Theo phương trình: n Fe  2n Fe2O3  2  0, 02  0, 04  mol 
Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
m Fe  n Fe  M Fe  0, 04  56  2, 24  g  .
Bài tập tự luyện dạng 4
Bài tập cơ bản
Câu 1: Khử hoàn toàn m gam CuO cần ít nhất 13,44 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 64,0. B. 48,0. C. 38,4. D. 9,6.
Câu 2: Cho 4,6 g kim loại Na tác dụng với nước thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 8,96.
Câu 3: Hoà tan 14,2 g P2O5 vào nước thu được dung dịch chứa m gam H3PO4. Giá trị của m là
A. 4,9. B. 9,8. C. 19,6. D. 29,4.
Câu 4: Cho 5,4 g Al tác dụng với dung dịch chứa 7,3 g axit clohiđric HCl thu được bao nhiêu lít khí H 2 ở
đktc?
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.
Câu 5: Đốt 10,0 cm3 khí hiđro trong 10cm3 khí oxi. Thể tích chất khí hoặc hơi còn lại sau phản ứng ở
100°C và áp suất của khí quyển là
A. 5,0 cm3 hiđro và 10,0 cm3 hơi nước. B. 10,0 cm3 hơi nước.
C. 10,0 cm3 hiđro và 10,0 cm3 hơi nước. D. 5,0 cm3 oxi và 10,0 cm3 hơi nước.
Câu 6: Cho 210 kg vôi sống (có thành phần chính là CaO) tác dụng với nước, lượng Ca(OH)2 thu được là
bao nhiêu nếu vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước?
A. 249,75 g. B. 249,75 kg. C. 277,50 g. D. 277,50 kg.
Câu 7: Hòa tan 5 g hỗn hợp Na và Na2O trong nước thu được 1,68 lít khí H2 (ở đktc). Thành phần phần
trăm về khối lượng của Na và Na2O trong hỗn hợp lần lượt là
A. 69,0% và 31,0%. B. 34,5% và 65,5%. C. 31,0% và 69,0%. D. 65,5% và 34,5%.
Câu 8: Cho luồng khí hiđro đi qua CuO nung nóng thu được 48 g Cu. Nếu cho lượng khí đó đi qua FeO
nung nóng thì khối lượng Fe thu được là
A. 54,0 g. B. 43,2 g. C. 42,0 g. D. 33,6 g.
Câu 9: Dùng khí hiđro để khử hoàn toàn 40 g hỗn hợp sắt(III) oxit Fe 2O3 và đồng(II) oxit, trong đó
đồng(II) oxit chiếm 60% về khối lượng. Sau phản ứng, khối lượng sắt và đồng thu được lần lượt là
A. 19,2 g và 11,2 g. B. 11,2 g và 19,2 g. C. 24 g và 16 g. D. 16g và 24g.
Câu 10: Dùng khí H2 để khử hoàn toàn m g Fe2O3 và thu được n g Fe. Cho lượng Fe này tan hết trong
dung dịch H2SO4 thì được 2,8 lít H2 ở đktc. Giá trị của n, m lần lượt là
A. 40 và 7. B. 7 và 40. C. 7 và 10. D. 10 và 7.
Bài tập nâng cao

Trang 10
Câu 11: Trong thực tế, để sản xuất khí hiđro người ta có thể cho hơi nước dư qua than nóng đỏ thu được
hỗn hợp khí cacbon oxit và hiđro.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Dùng 12,5 kg than (có hàm lượng cacbon là 96%) để sản xuất hiđro thấy thu được 35,84 m 3 hỗn hợp
khí cacbon oxit và hiđro (ở đktc). Tính hiệu suất của phản ứng.
Câu 12: Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm 1: cho m (g) magie tác dụng với dung dịch axit clohiđric, dư.
 Thí nghiệm 2: cho m (g) kali tác dụng với nước, dư.
Cho biết lượng khí hiđro sinh ra trong thí nghiệm nào nhiều hơn? Giải thích và viết phương trình hóa học.
Câu 13: Cho hỗn hợp A gồm ba kim loại Mg, Zn, Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 51,1 g HCl thu
được khí hiđro. Toàn bộ khí bay ra được dẫn qua một ống đựng a g CuO nung nóng. Phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Tính a.
Dạng 5: Giải thích một số hiện tượng thực tế
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Khi đun nước, lúc đầu nước lấy nhiệt để tăng nhiệt độ. Vì sao khi đạt đến 100°C, mặc dù ta tiếp
tục đun, nghĩa là vẫn cung cấp nhiệt, nhưng nhiệt độ của nước không tăng nữa mà vẫn giữ ở 100°C cho
đến lúc cạn hết?
Hướng dẫn giải
Khi đã đến 100°C (nhiệt độ sôi), nước lấy nhiệt để chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi. Vì vậy mặc dù ta
tiếp tục đun nhưng nhiệt độ của nước không tăng nữa mà vẫn giữ ở 100°C cho đến lúc cạn hết.
Bài tập tự luyện dạng 5
Bài tập cơ bản
Câu 1: Hãy chọn những ứng dụng của hiđro dựa trên tính chất tương ứng bằng cách ghép một trong các
chữ cái A hoặc B, C, D với chữ số 1,2, 3, 4, 5 (mỗi tính chất có thể có một hay nhiều ứng dụng).
Thí nghiệm Hiện tượng
A. là khí nhẹ nhất. 1. nấu chảy thạch anh.
B. khi cháy tỏa nhiều nhiệt. 2. sản xuất axit clohiđric (HCl).
C. khử oxit của một số kim loại ở nhiệt độ cao. 3. bơm vào bóng thám không.
4. điều chế một số kim loại: vonfram (W),
D. Làm nguyên liệu
platin (Pt),...
5. sản xuất amoniac (NH3).
6. làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.
Câu 2: Cách nào sau đây dùng để xác định nước tinh khiết về mặt hóa học?
A. Quan sát. B. Thử mùi vị. C. Phân tích hóa học. D. Làm nước bay hơi.
Câu 3: Dầu hỏa không tan trong nước, nhẹ hơn nước. Để tách dầu hỏa ra khỏi nước người ta dùng
phương pháp
A. lọc. B. chiết. C. cô cạn. D. chưng cất.
Câu 4: Các hình vẽ sau mô tả một số phương pháp thu khí thường được tiến hành ở phòng thí nghiệm.
Để thu khí H2 ta có thể áp dụng phương pháp nào? Giải thích.

Câu 5: Giải thích vì sao:


a) Khi đặt mẩu Na lên tờ giấy lọc đã tầm ướt nước, mẩu Na nhanh chóng bị chảy ra và tự bốc cháy.
b) Khí hiđro được ví là nguồn nhiên liệu xanh trong tương lai?
c) Khi luộc rau muống, người ta thường cho thêm vài hạt muối vào nồi, đợi nước sôi rồi mới cho rau
vào, giữ nguyên nhiệt, đun tiếp một thời gian trước khi tắt bếp.
Câu 6: Báo điện tử VnExpress ngày 31/3/2001 đưa tin, có đoạn sau:

Trang 11
...“Các nhân viên thăm dò địa chất và các vận động viên leo núi khi làm việc trên núi cao có thể
thấy được hiện tượng sau: Hơi nước trong nồi cơm bay ra mù mịt từ lâu, nhưng bên trong vẫn hoàn toàn
là “cơm sống”. Rút cục do nguyên nhân gì?”
Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Câu 7: Người nông dân thường làm vôi toả như sau: Để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong vài
ngày, vôi sống sẽ dần bở tơi ra thành bột mịn. Sau đó dùng vôi toả để bón ruộng, khử chua cho đất. Vì
sao người ta không dùng vôi sống bón trực tiếp cho đất, cho cây trồng mà lại dùng vôi toả?

Đáp án
Dạng 1: Bài tập củng cố kiến thức về hiđro và nước
1-D 2-C 3-B 4-C 5-A 6-D 7-B 8-C 9-D 10 - A
11 - D 12 - D
Dạng 2: Viết phương trình hóa học
Câu 1:
Phương trình hóa học: 2H2 + O2 t
 2H2O
Câu 2:
a. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
b. Không phản ứng.
c. BaO + H2O  Ba(OH)2
d. H2O + N2O5  2HNO3
Câu 3:
Những chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: SO3, Na2O, K, CaO, P2O5, CO2.
H2O + SO3  H2SO4
Na2O + H2O  2NaOH
2K + 2H2O  2KOH + H2
CaO + H2O  Ca(OH)2
3H2O + P2O5  2H3PO4
H2O + CO2  H2CO3
Câu 4:
a) 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
b) Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
c) 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
d) 2H2O  đp
 2H2 + O2
e) BaO + H2O  Ba(OH)2
f) Không phản ứng
g) H2O + SO3  H2SO4
h) K2O + H2O  2KOH
i) 3H2O + P2O5  2H3PO4
Câu 5:
Phương trình hóa học:
Fe2O3 + 3H2 t
 2Fe + 3H2O
PbO + H2  t
 Pb + H2O
Al2O3 không phản ứng với H2
Câu 6:
X là HCl, Y là H2, Z là H2O, T là Fe:
(1) Zn + 2HCl  ZnCl2 +H2
(2) Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
(3) 2H2 +O2  t
 2H2O
(4) 4H2 + Fe3O4 
t
 3Fe + 4H2O
(5) 2H2O + 2Na  2NaOH + H2
(6) H2O + CaO  Ca(OH)2
(7) 3H2O + P2O5  2H3PO4
Trang 12
Câu 7:
(1) Zn + 2HCl  ZnCl2 +H2
t
(2) 2H2 +O2   2H2O
(3) 2H2O  đp
 2H2 + O2
Câu 8:
(1) S + O2  t
 SO2
(2) 2SO2 + O2 
xt,t
 2SO3
(3) H2O + SO3  H2SO4
(4) Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
(5) 2H2 +O2 t
 2H2O
(6) 2H2O 
đp
 2H2 + O2
t
(7) O2 + 2Cu   2CuO
(8) H2 + CuO 
t
 Cu + H2O
(9) H2O + SO2  H2SO3
(10) 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
(11) H2 + Ag2O t
 2Ag + H2O
(12) 2H2O + 2Na  2NaOH + H2
(13) 5O2 + 4P 
t
 2P2O5
(14) 3H2O + P2O5  2H3PO4
Dạng 3: Nêu và giải thích hiện tượng của một số thí nghiệm
Câu 1: Chọn D.
Câu 2: Chọn D.
Câu 3:
 Cốc 1: không có hiện tượng gì.
 Cốc 2: canxi tan dần, có khí thoát ra, có sự tỏa nhiệt.
2H2O + Ca  Ca(OH)2 + H2
Câu 4: A – 8; B – 9; C – 7; D – 2; E – 4; F – 1.
Câu 5:
a) Na nóng chảy thành giọt tròn, chạy trên mặt nước, tan dần, có khí thoát ra, dung dịch chuyển thành
có màu đỏ.
b) Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt.
c) Zn tan dần, xuất hiện khí không màu, có sự tỏa nhiệt.
Câu 6:
a) Ở ống nghiệm bên trái, Zn tan dần, xuất hiện khí không màu, có sự tỏa nhiệt do Zn tác dụng với
dung dịch HCl tạo khí H2:
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
Ở ống thủy tinh hình trụ, bột CuO màu đen chuyển sang màu đỏ do bị khử bởi khí H 2.
H2 + CuO  t
 Cu + H2O
Ở ống nghiệm bên phải, CuSO4 chuyển từ màu trằng sang màu xanh do bị ẩm bởi hơi nước.
b) Có thể thay Zn bằng Mg, Fe, Al; thay dung dịch HCl bằng dung dịch H 2SO4 loãng.
Câu 7:
a) Nếu dòng khí không tinh khiết sẽ gây nổ.
b) Ngọn lửa có màu vàng do sự có mặt của nguyên tố Na có trong thủy tinh làm nên ống vuốt.
Câu 8:
a) Đèn cồn phải đặt phía trước vị trí có hóa chất.
b) H2 + CuO  t
 Cu + H2O
Câu 9:
 Lấy ở mỗi lọ 1 ít hóa chất làm nhiễu mẫu thử, đánh số thứ tự phân biệt.
 Cho nước vào các ống nghiệm chứa 3 mẫu thử, lắc đều. Sau đó, nhúng quỳ tím vào chất lỏng trong
mỗi ống nghiệm, mẫu thử nào:
+ Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì chất ban đầu là CaO vì đã phản ứng với nước tạo ra dung
dịch bazơ:
Trang 13
PTHH: CaO + H2O  Ca(OH)2
+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì chất ban đầu là P 2O5 vì đã phản ứng với nước tạo ra dung dịch
axit:
PTHH: 3H2O + P2O5  2H3PO4
+ Không có hiện tượng gì thì chất ban đầu là Al2O3 vì chất này không phản ứng với nước.
Dạng 4: Tính theo phương trình hóa học
1-B 2-A 3-C 4-A 5–D 6-B 7-A 8-C 9-B 10 - C
Câu 11:
a) Phương trình hóa học C + H2O  t
 CO + H2
m  96 m 12000
b) m C  than  12  kg   12000  g   n C  C   1000  mol 
100 MC 12
theo phương trình: n C  n CO  n H 2  1000  mol 
 Vhh khí  22, 4  1000  1000   44800  lít   44, 8  m3 
Thực tế chỉ thu được 35,84 m3. Vậy hiệu suất của phản ứng là:
35,84
H 100%  80% .
44,8
Câu 12:
Phương trình hóa học:
Mg + 2HCl  MgCl + H2 (1)
2K + 2H2O  2KOH + H2 (2)
m
Theo phương trình (1): n H2  n Mg  mol
24
1 m
Theo phương trình (2): n H2  n K  mol
2 78
m m
Do  nên lượng H2 sinh ra ở thí nghiệm 1 nhiều hơn.
24 78
Câu 13:
Phương trình hóa học:
Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 (1)
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 (2)
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 (3)
m 51,1
Theo đề bài: n HCl  HCl   1, 4  mol 
M HCl 36, 5
1
Theo phương trình (1), (2) và (3) ta thấy n H2  n HCl  0, 7  mol 
2
Phương trình hóa học:
H2 + CuO  t
 Cu + H2O (4)
Theo phương trình (4): n H2  n CuO  0, 7  mol 
 m CuO  0, 7  80  56  g  .
Dạng 5: Giải thích một số hiện tượng thực tế
Câu 1: A – 3; B – 1; C – 4; D – 2, 5.
Câu 2: Chọn C.
Câu 3: Chọn B.
Câu 4:
Để thu khí H2 ta có thể áp dụng cách số (1) và số (3). H2 là chất khí nhẹ hơn không khí nên khi thu
bằng cách đẩy không khí phải úp ngược ống nghiệm (cách số 1). H2 ít tan trong nước nên có thể thu H2
bằng cách đẩy nước (cách số 3).
Câu 5:
a) Khi đặt mẩu Na lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước, mẩu Na nhanh chóng bị chảy ra và tự bốc cháy vì
đã phản ứng với nước:
2K + 2H2O  2KOH + H2

Trang 14
b) Khí hiđro được ví là nguồn nhiên liệu xanh trong tương lai vì khi cháy tỏa nhiệt lớn, sản phẩm của
phản ứng cháy không gây ô nhiễm môi trường.
2H2 + O2  t
 2H2O
c) Khi luộc rau muống, người ta thường cho thêm vài hạt muối vào nồi, đợi nước sôi rồi mới cho rau
vào, giữ nguyên nhiệt, đun tiếp một thời gian trước khi tắt bếp.
Rau chín nhanh, lại rất dễ bị mất vitamin nên đợi nước sôi mới cho rau vào.
Thêm muối để tăng nhiệt độ sôi của nước, giữ nguyên nhiệt ở giai đoạn sau là để rau sau khi luộc vẫn
giữ được màu xanh.
Câu 6:
Nhiệt độ sôi của chất có liên quan tới áp suất. Áp suất lớn, nhiệt độ sôi cao. Áp suất nhỏ, nhiệt độ sôi
thấp. Dưới áp suất không khí là 1,013 bar (1 atmotphe) nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C. Nhưng ở trên
núi cao, tùy theo độ cao của núi, áp suất của không khí giảm dần khiến cho nhiệt độ chưa tới 100 độ C
nước đã bắt đầu sôi. Ở đỉnh núi Chômôlungma cao 8.848 m, ở khoảng 73,5 độ C nước đã sôi. Với nhiệt
độ này rõ ràng là không thể nấu được cơm chín.
Câu 7:
Vì phản ứng của vôi sống với nước tỏa nhiệt mạnh, nếu bón trực tiếp thì nhiệt cao sẽ làm chết cây.

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
- Kí hiệu hoá học: H - NTK: 1
- Công thức hóa học: H2 - PTK: 2
1. Tính chất của hiđro
 Tính chất vật lí: Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít
trong nước.
 Tính chất hóa học của hiđro (H2):
0
+ Tác dụng với Oxi: 2H2 + O2  t
 2H2O
0
+ Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO + H2  t
 Cu + H2O
Tương tự khí hiđro có thể khử được các oxit: ZnO, FexOy, SnO, PbO, ....thành kim loại ở nhiệt độ cao.
Kết luận: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp với đơn chất
oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều
nhiệt.
2. Ứng dụng của hiđro: Khí hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi
cháy toả nhiều nhiệt.
Câu 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a/ Sắt (III) oxit
b/ Thủy ngân (II) oxit
c/ Chì (II) oxit
Câu 2. Hãy kể những ứng dụng của hiđro mà em biết?
Câu 3. Chọn cụm từ cho thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: tính oxi hóa, tính
khử, chiếm oxi, nhường oxi, nhẹ nhất
- Trong các chất khí, hiđro là khí…………Khí hiđro có………..
- Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 là……….vì………..của chất khác; CuO là ……….vì ……..…cho
chất khác
Câu 4. Hãy chọn các ứng dụng ở cột (II) có liên quan đến tính chất của hiđro ở cột (I).
Tính chất của hiđro Ứng dụng
A. Khí nhẹ 1. Điều chế kim loại
B. Cháy toả nhiều nhiệt 2. Làm bóng bay
C. Khử oxit của một số kim loại ở nhiệt độ cao 3. Hàn, cắt kim loại
4. Làm nhiên liệu
5. Sản xuất amoniac
Câu 5. Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:
a) Tính số gam đồng kim loại thu được?
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng?
Câu 6. Khử 21,7 gam thủy ngân (II) oxit bằng hiđro. Hãy:
a) Tính số gam thủy ngân thu được?
Trang 15
b) Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng?
Câu 7. Cho khí H2 dư đi qua CuO đun nóng thu được 0,32 g kim loại Cu.
a) Nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng CuO đã phản ứng và khối lượng H2O thu được sau phản ứng.
Câu 8. Khử hoàn toàn 12 g sắt (III) oxit bằng khí hiđro, hãy chọn câu đúng trong các câu sau :
a) Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là :
A) 5,04 lít ; B) 7,56 lít ; C) 10,08 lít ; D) 5,6 lít ;
b) Khối lượng Fe thu được là :
A) 16,8 g ; B) 8,4 g ; C) 12,6 g ; D) 18,6 g ;
Câu 9. Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít khí oxi (các thể tích khí
đo ở đktc).

ĐIỀU CHẾ HIĐRO


Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm
Trong PTN khí hiđro được điều chế bằng cách cho kim loại như Al, Zn, Fe tác dụng với 1 số dung
dịch axit như HCl, H2SO4 loãng. Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.
PTHH: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2

Trong công nghiệp, người ta điều chế hi đro bằng cách điện phân nước:
ñieän phaân
2H2O   2H2 + O2

Câu 1. Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
a) Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
ñieän phaân
b) 2H2O   2H2 + O2
c) 2Al + 6HCl   2AlCl3 + 3H2
Câu 3. Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào?
Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?
Câu 4. Dụng cụ ở hình bên dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm. Hãy chọn 3 chất A và 2 chất
B phù hợp để điều chế H2 và viết phương trình hoá học.
Câu 5. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric
H2SO4 loãng:
a) Viết phương trình hóa học có thể điều chế hi đro;
b) Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?
Câu 6. Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric.
a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
Câu 7. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí H2 trong
phòng thí nghiệm, hãy cho biết:
- Hóa chất ở trên bình cầu (Y) và trong bình thủy tinh (Z)?
- Viết phương trình hóa học minh họa.
- Khí H2 đã thu bằng phương pháp gì ? Phương pháp này
dựa trên tính chất gì của H2 ?
(HSG TP.HCM năm 2017-2018)
Câu 8. Trong tiết thực hành điều chế khí hiđro, có 4 học sinh đã
lắp ráp dụng cụ thí nghiệm như các mô hình sau:

Trang 16
a/ Mô hình nào được lắp ráp đúng và mô hình nào được lắp ráp chưa đúng? Giải thích lí do của mô hình
lắp ráp chưa đúng.
b/ Chất rắn X có thể là một trong các kim loại sau: Al, Mg và Zn (có cùng khối lượng). Hãy lựa chọn chất
rắn X để thu được lượng khí hiđro lớn nhất (có giải thích).
(HSG Tỉnh Tiền Giang năm 2016-2017)
NƯỚC
- Nước là hợp chất được tạo thành bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
- Tỉ lệ hoá hợp giữa hiđro và oxi theo tỉ lệ về thể tích là 2:1
- CTHH: H2O
 Tính chất vật lý: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hoà tan được nhiều
chất rắn, lỏng, khí.
 Tính chất hoá học
+ Tác dụng với kim loại: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
P/S: Nước tác dụng với các kim loại K, Na, Ca, Ba, Li,...tạo dung dịch bazơ (kiềm, làm quỳ tím
hóa xanh) và giải phóng khí hiđro.
+ Tác dụng với một số một số oxit bazơ: CaO + H2O  Ca(OH)2
P/S: Nước tác dụng với các oxit bazơ K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O,...tạo dung dịch bazơ (kiềm,
làm quỳ tím hóa xanh).
+ Tác dụng với một số oxit axit: P2O5 + 3H2O  2H3PO4
P/S: Nước tác dụng với các oxit axit CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5,...tạo dung dịch axit làm quỳ tím
hóa đỏ.
Kết luận: Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như K, Na, Ca,...) tạo
thành bazơ và hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ như KOH, NaOH, Ca(OH) 2,...; tác dụng
với nhiều oxit axit tạo ra axit.
Câu 1. Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: oxit axit; oxit bazơ; nguyên
tố; hiđro; oxi; kim loại
Nước là hợp chất tạo bởi hai…………là ………….và ……………..Nước tác dụng với một số
…………….ở nhiệt độ thường và một số ……………tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều …………..tạo ra
axit.
Câu 2. Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của
nước? Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra?
Hướng dẫn.
Bằng phương pháp hóa học (dùng dòng điện tách nước, đốt bằng tia lửa điện, hay tác dụng với
một số kim loại ở nhiệt độ thường) hay phương pháp vật lí (nhiệt độ sôi, hóa rắn thành đá và tuyết), ta có
thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước. Phương trình hóa học:
ñieän phaân
2H2O   2H2 + O2
2Na + 2H2O   2NaOH + H2↑
Câu 3. Để thu được nước tinh khiết từ nước có tạp chất người ta làm như sau :
A. Lọc B. Chưng cất C. Điện phân D. Làm lạnh
Hãy chọn cách làm đúng.
Câu 4. Để xác định nước có tinh khiết hay không người ta làm như sau :
A. Quan sát C. Làm nước bay hơi B. Thử mùi vị D. Phân tích hoá học
Phương pháp nào xác định được nước tinh khiết tốt nhất ?
Câu 5. Dầu hoả không tan trong nước, nhẹ hơn nước. Để tách dầu hoả ra khỏi nước người ta làm như sau:
A. lọc ; C. chiết ; B. chưng cất ; D) cả ba cách trên.
Hãy chọn cách làm đúng.
Câu 6. Không khí ẩm (có hơi nước) và không khí khô (không có hơi nước) ở cùng điều kiện, không khí
nào nặng hơn ? Giải thích.
Trang 17
Câu 7. Viết các phương trình phản ứng hóa học tạo ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung
dịch axit và dung dịch bazơ?
Câu 8. Hãy kể những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất mà em nhìn
thấy trực tiếp? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em?
Câu 9. Trong công nghiệp người ta điều chế H2 bằng hai phương pháp :
a) Điện phân nước.
to
b) Cho hơi nước qua than nung đỏ: C + H2O  H2 + CO
So sánh ưu, nhược điểm của hai phương pháp.
Câu 10. Em hãy nêu ba nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước.
Câu 11. Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Câu 12. Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khi đốt cháy hoàn toàn 112 lít khí hiđro (ở
đktc) với khí oxi.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TOÁN
DẠNG 1. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
1. Cho 9,75 gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh axit sunfuric (H 2SO4).
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
b/ Tính thể tích H2 thu được (ở đktc)?
c*) Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử 16g bột CuO ở nhiệt độ cao thì khối lượng
chất rắn thu được sau phản ứng là bao nhiêu gam?
2. Hỗn hợp khí gồm H2 và O2 có thể tích 4,48 lít (có tỉ lệ thể tích là 1:1).
a/ Tính thể tích mỗi khí hỗn hợp.
b/ Đốt cháy hỗn hợp khí trên chính bằng lượng khí oxi trong bình. Làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng
thu được khí A. Tính thể tích khí A. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ và áp suất.
DẠNG 2. TOÁN DƯ – HẾT
3. Cho 2,8 gam sắt tác dụng với 14,6 gam dung dịch axit clohiđric HCl nguyên chất.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
c/ Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)?
d/ Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?
4. Cho 22,4g Fe tác dụng với dd loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.
a/ Tính số mol mỗi chất ban đầu và cho biết chất dư trong pư?
b/ Tính khối lượng chất còn dư sau pư?
c/ Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc?
d/ Tính khối lượng muối (FeSO4) thu được sau pư?
DẠNG 3. HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
5. Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu
được 16,8 g chất rắn.
a/ Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
b/ Tính hiệu suất phản ứng. (H = pư/bđ)
c/ Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng (II) oxit trên ở đktc

DẠNG 4. TOÁN LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH


6. Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tính
khối lượng mỗi kim loại ban đầu. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
7. Cho 19,46 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong đó khối lượng của Magie bằng khối lượng của
nhôm tác dụng với dung dịch HCl tạo thành 16,352 lít khí H2 thoát ra (ở đktc ). Tính % về khối lượng
của từng kim loại có trong hỗn hợp ?
DẠNG 5. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI, LẬP CTHH
8. Cho 7,2g một kim loại hoá trị II phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít H 2 ở điều
kiện tiêu chuẩn. Xác định tên kim loại đã dùng.
9. Cho 12,6g một kim loại hoá trị II phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 5,04 lít H2
ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định tên kim loại đã dùng.
10. Cho 7,2g một kim loại chưa rõ hóa trị, phản ứng hoàn toàn với 0,6 mol HCl. Xác định tên kim
loại đã dùng. (P/S: Gọi RClx)

Trang 18
11. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy
5,53 gam KMnO4. Hãy xác định kim loại R? (P/S: Gọi R2Ox)
DẠNG 6. MỘT SỐ BÀI TOÁN CỰC TRỊ
12. Nếu xuất phát từ cùng số mol mỗi chất Al, Fe, Zn thì chất nào khi tác dụng với dung dịch HCl tạo
thể tích khí H2 nhiều nhất? Giải thích.
13. Nếu xuất phát từ cùng khối lượng mỗi chất Al, Fe, Zn thì chất nào khi tác dụng với dung dịch
HCl tạo thể tích khí H2 nhiều nhất? Giải thích.
DẠNG 7. TỔNG HỢP
14. Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H 2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở
vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
15. Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng :
- Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3
- Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al .
Cân ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình :
CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2; 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
16. Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.
a
a/ Tính tỷ lệ .
b
b/ Tính tỷ lệ thể tích khí oxi tạo thành của hai phản ứng.

Trang 19
B. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ; PHẢN ỨNG THẾ
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Chất khử và chất oxi hóa
 Chất khử: chất chiếm oxi của chất khác,
 Chất oxi hóa: chất nhường oxi cho chất khác.
2. Sự khử và sự oxi hóa
 Sự khử: quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất,
 Sự oxi hóa: quá trình kết hợp nguyên tử oxi với chất khác.

Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

PHẢN ỨNG THẾ


VD: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2;
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
P/S: Các kim loại K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb...tác dụng được với dung dịch axit HCl,
H2SO4 loãng tạo muối (có hóa trị thấp) và giải phóng khí hiđro.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết hai phương trình hoá học minh hoạ phản ứng thế.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học minh họa phản ứng thế là:
H2 + CuO  t
 H2O + Cu
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
Ví dụ 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế?
A. CaCO3  t
 CaO + CO2
B. C + O2  t
 CO2
C. Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
D. H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl
Hướng dẫn giải
Dựa vào khái niệm của phản ứng thế, phản ứng thế là:
Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag
 Chọn C.
Chú ý: Phân biệt phản ứng thế với phản ứng trao đổi, phản ứng thế là phản ứng xảy ra giữa đơn chất và
hợp chất.
Bài tập tự luyện
Câu 1: Viết bốn phương trình hoá học minh hoạ phản ứng thế.
Câu 2: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế?
A. C + H2O  t
 CO + H2
B. 2KClO3 
t
 2KCl + 3O2
C. HCl + NaOH  NaCl + H2O
D. 4P + 5O2  t
 2P2O5
Câu 3: Cho các phương trình hoá học sau:
(1) 2Al + 3CuO  t
 3Cu + Al2O3 (2) 2Mg + O2 
t
 2MgO
(3) Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O (4) 3CO + Fe2O3 
t
 3CO2 + 2Fe
(5) C + H2O 
t
 CO + H2 (6) Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
Trang 20
(7) CaCO3  t
 CaO + CO2 (8) Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2
Những phương trình hóa học biểu diễn phản ứng thế là:
A. (1), (4), (5), (8). B. (1), (4), (5), (7). C. (2), (4), (6), (8). D. (1), (5), (6), (8).
Đáp án
Câu 1:
Phương trình hóa học minh họa phản ứng thế:
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
H2 + CuO  t
 H2O +Cu
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
C+H2O  t
 CO +H2
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn D.
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Hãy nhận xét (đúng ghi Đ; sai ghi S vào ô tương ứng).
a) Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác
b) Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác
c) Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác
d) PƯ oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa
e) PƯ oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sụ oxi hóa và sự khử
Câu 2. Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng
oxi hóa – khử? Lợi ích và tác dụng của mỗi phản ứng?
to
a) Đốt than trong lò: C + O2  CO2
o

b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim: Fe 2O3 + 3CO  Fe + 3CO2
t

to
c) Nung vôi: CaCO3  CaO + CO2
o

d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2  2Fe2O3


t

Câu 3. Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
to
Fe2O3 + CO  CO2 + Fe ;
o

Fe3O4 + H2  H2O + Fe ;


t

to
CO2 + Mg  MgO + C
Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử, cho
biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
Câu 4. Ở nhiệt độ cao, hiđro có thể khử được một số oxit kim loại :
to
CuO + H2 
to
Fe3O4 + H2 
to
PbO2 + H2 
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng trên.
b) Xác định chất khử và chất oxi hoá.
Câu 5. Viết các phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau. Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá –
khử ? Xác định chất khử, chất oxi hoá.
Mg(OH)2 + HCl  MgCl2 + H2O (1)
C + O2  CO2 (2)
C2H4 + O2  CO2 + H2O (3)
CaO + CO2  CaCO3 (4)
HgO + H2  Hg + H2O (5)
CO + CuO  Cu + CO2 (6)
Câu 6. Hãy lấy thí dụ về phản ứng oxi hoá – khử có lợi và phản ứng oxi hoá – khử có hại?
Câu 7. Có các phản ứng điều chế CuO :

Trang 21
2Cu + O2  2CuO (1)
Cu(OH)2  CuO + H2O (2)
CuCO3  CuO + CO2 (3)
a) Phản ứng nào là phản ứng phân huỷ ?
b) Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử ?
c) Phản ứng nào là phản ứng hoá hợp ?
Câu 8. Cho các cụm từ : tính khử, chiếm oxi, nhẹ nhất, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá – khử, tính
oxi hoá, nhường oxi, phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp. Hãy điền các cụm từ thích hợp trên vào các
câu sau sao cho hoàn chỉnh.
a) Trong các chất khí, khí hiđro là khí …(1)…, khí hiđro có …(2)…
b) Trong phản ứng giữa H2 và CuO ở nhiệt độ cao, H2 có …(3)… vì H2 …(4)… của chất khác.
c) Quá trình H2 chiếm oxi trong CuO gọi là …(5)… CuO có …(6)…vì ..(7) cho H 2.
d) Quá trình tách oxi trong CuO gọi là ...(8)… Trong phản ứng xảy ra đồng thời hai quá trình trên
gọi là …(9)…
Câu 9. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxi và thu được 11,2 g sắt.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (ở đktc)?
Câu 10. Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí
hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng?
c) Tính số gam sắt thu được ơ mỗi phản ứng hóa học?
Câu 11. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 8 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3 nung nóng, sau phản ứng để nguội, cân
lại thấy khối lượng hỗn hợp giảm 25%. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.
Câu 12. Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp hai khí CO và H2 (đktc) từ từ qua hỗn hợp hai oxit CuO và FeO nung nóng
lấy dư, sau phản ứng thấy khối lượng hỗn hợp giảm a gam.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính a.
c) Tính % theo thể tích của các khí, biết tỉ khối hỗn hợp khí so với khí CH4 là 0,45.
Câu 13. Hình bên là sơ đồ thí nghiệm CO phản ứng với oxit kim loại.
a) Y có thể là oxit kim loại nào sau đây: CuO, Al2O3, Na2O, Fe3O4, PbO. Viết phương trình hóa học
xảy ra.
b) Hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí Z vào trong cốc chứa dung dịch Ca(OH) 2 dư. Viết phương trình
hóa học xảy ra.

(HSG Tỉnh Kon Tum năm 2017-2018)


Câu 14. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H 2 khử oxit kim loại như
sau:

Trang 22
Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp trên từ các oxit X tương ứng sau: MgO, Fe3O4,
Al2O3, CuO, CaO? Viết phương trình hóa học minh họa cho các quá trình trên.
(TS 10 chuyên Bắc Giang năm học 2017-2018)

Câu 2. Lập phương trình hóa học của phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học
nào?
to
a) Mg + O2  MgO
o

b) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 


t

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TOÁN


DẠNG 1. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
17. Cho m gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh axit clohiđric (HCl) thu được 8,96 lít H 2 (ở
đktc).
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
b/ Tính khối lượng Zn đã phản ứng.
c/ Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra này đem khử bột CuO ở nhiệt độ cao thì khối lượng CuO tham
gia phản ứng là bao nhiêu gam?
18. Nung 24,5 g KClO3 đến khối lượng không đổi thu được V lit khí. Dẫn toàn bộ lượng khí trên vào
bình có 25,76g Fe rồi đốt nóng, sau phản ứng thu được x gam chất rắn.Tính V (đktc) và x ?

DẠNG 2. TOÁN DƯ – HẾT


19. Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.

DẠNG 3. HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG

20. Nung 1 kg đá vôi chứa 80% CaCO3 thu được 112 dm3 CO2 (đktc). Tính hiệu suất phân huỷ
CaCO3.
21. Người ta dùng 490kg than để đốt lò chạy máy. Sau khi lò nguội, thấy còn 49kg than chưa cháy.
a/ Tính hiệu suất của sự cháy trên.
b/ Tính lượng CaCO3 thu được, khi cho toàn bộ khí CO2 vào nước vôi trong dư.

DẠNG 4. TOÁN LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH


22. Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe 2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2
(đktc).
a/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
23. Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H2 cần dùng 7 lít O2. Các thể tích khí đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ và áp suất.
a/ Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính thể tích CO2 và hơi nước tạo thành sau phản ứng.

DẠNG 5. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI, LẬP CTHH

24. Cho 2,4 gam kim loại tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24
lít khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại. (P/S: Gọi RClx)
25. Cho 12 g một Oxít kim loại hoá trị II phản ứng hoàn toàn với 21,9 g HCl . Xác định tên kim loại
đã dùng.
26. Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2g kim loại sinh ra 23,4g muối kim loại hoá trị I. Hãy
xác định kim loại hoá trị I và muối kim loại đó. (P/S: pp tỉ lệ thức)

DẠNG 6. BÀI TOÁN CỰC TRỊ


27. Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng của kim loại nào (Al, Fe, Zn) khi tác
dụng với dung dịch HCl là nhỏ nhất? Giải thích.

Trang 23
DẠNG 7. TỔNG HỢP
28. Dùng khí CO để khử hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp (hỗn hợp Y) gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ
cao. Sau phản ứng, thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dd
H2SO4 loãng (lấy dư), thì thấy có 3,2 gam một kim loại màu đỏ không tan.
a/ Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y ?
b/ Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thì thu được
bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng này chỉ đạt 80% ?
29. Khi đun nóng muối kali clorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo hai
phương trình hóa học sau :
2 KClO3  2 KCl + 3 O2 (a)
4 KClO3  3 KClO4 + KCl (b)
Biết rằng khi phân huỷ hoàn toàn 73,5g kali clorat thì thu được 33,5g kali clorua.Hãy tính:
a/ Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân huỷ theo (a)?
b/ Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân huỷ theo (b)?

Trang 24
C. AXIT – BAZƠ – MUỐI
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Bazơ
Khái niệm
Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( OH).
Tên gọi
Tên bazơ = Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit
c. Phân loại
Dựa theo tính tan trong nước, bazơ được chia làm hai loại.
 Bazơ tan.
 Bazơ không tan.
Ví dụ:
Thành phần phân tử bazơ Phân loại theo tính tan
Số nhóm
CTHH bazơ Nguyên tử kim Tên gọi bazơ Bazơ tan/ Bazơ
hiđroxit
loại (kèm hóa trị) kiềm không tan
( OH)
NaOH Na (I) 1 Natri hiđroxit X
Ba(OH)2 Ba (II) 2 Bari hiđroxit X
Mg(OH)2 Mg (II) 2 Magie hiđroxit X
Fe(OH)2 Fe (II) 2 Sắt(II) hiđroxit X
Fe(OH)3 Fe (III) 3 Sắt(III) hiđroxit X
2. Axit
Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có
thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Phân loại
 Axit không có nguyên tử oxi.
 Axit có nguyên tử oxi.
Tên gọi
Tên axit không có oxi = Axit + Tên phi kim + hiđric
Chú ý: Tên gốc axit không có oxi = Tên phi kim + ua
Ví dụ:
CTHH axit Tên axit Gốc axit Tên gốc axit
HCl Axit clohiđric  Cl clorua
HBr Axit bromhiđric  Br bromua
H2 S Axit sunfuhiđric =S sunfua
Tên axit có oxi = Axit + Tên phi kim + ic (hoặc ơ)
Chú ý: Tên gốc axit có oxi = Tên phi kim + at (hoặc it)
Ví dụ:
CTHH axit Tên axit Gốc axit Tên gốc axit
HNO3 Axit nitric  NO3 nitrat
H2SO4 Axit sunfuric = SO4 sunfat
H2SO3 Axit sunfurơ = SO3 sunfit
H3PO4 Axit photphoric  PO4 photphat
3. Muối
Tên gọi
Tên muối = Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại) + Tên gốc axit
Phân loại
 Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thế bằng nguyên tử kim
loại.
 Muối axit là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Trang 25
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một
hay nhiều nhóm hiđroxit ( OH)

Bazơ Tên bazơ = Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều
hoá trị) + hiđroxit

Bazơ tan
Phân loại
Bazơ không tan

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết
với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các
nguyên tử kim loại.

AXIT Axit không có nguyên tử oxi


BAZƠ Axit Phân loại
Axit có nguyên tử oxi
MUỐI

Tên axit không có oxi = Axit + Tên phi kim + hiđric


Tên axit có oxi = Axit + Tên phi kim + ic (hoặc ơ)

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên
kết với một hay nhiều gốc axit.

Tên muối = Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại) + Tên
gốc axit
Muối
Muối trung hòa là muối mà trong
gốc axit không có nguyên tử H có
thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Phân loại
Muối axit là muối mà trong gốc axit
còn nguyên tử H chưa được thay thế
bằng nguyên tử kim loại.

Trang 26
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Phân loại các hợp chất vô cơ
Phương pháp giải
 Nhớ lại khái niệm về các hợp chất: oxit, axit, bazơ, muối.
 Xác định chất đề bài cho thuộc loại hợp chất vô cơ nào dựa vào thành phần phân tử.
Ví dụ: Cho các chất sau: NaOH, CuSO4, HCl, SO2. Chất thuộc loại axit là
A. NaOH. B. CuSO4. C. HCl. D. SO2.
Hướng dẫn giải
A gồm nguyên tử kim loại (Na) liên kết với nhóm – OH  NaOH là bazơ.
B gồm nguyên tử kim loại (Cu) liên kết với gốc axit (= SO 4)  CuSO4 là muối.
C gồm một nguyên tử H liên kết với gốc axit ( Cl)  HCl là axit.
D gồm phi kim (S) liên kết với oxi  SO2 là oxit.
 Chọn C.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho các chất sau: NaCl, H2SO4, H2O, Ba(OH)2. Chất thuộc loại bazo là
A. NaCl. B. H2SO4. C. H2O. D. Ba(OH)2.
Câu 2: Cho các chất sau: Ca(NO3)2, KOH, Fe2O3, HNO3. Chất thuộc loại muối là
A. Ca(NO3)2. B. KOH. C. Fe2O3. D. HNO3.
Câu 3: Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào gồm toàn bazơ?
A. KOH, Ca(OH)2, NaHCO3, Zn(OH)2. B. Ca(OH)2, Pb(OH)2, H3PO4, Zn(OH)2.
C. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH. D. Ca(HCO3)2, Pb(OH)2, KOH, Zn(OH)2.
Câu 4: Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào gồm toàn muối?
A. K2SO3, CaCl2 , NaHCO3, Zn(OH)2. B. Ca(NO3)2, PbCl2, H3PO4, Zn(OH)2.
C. Na3PO4, ZnCl2, Fe(OH)3, K2SO3. D. Ca(HCO3)2, PbCl2, K2SO3, CuSO4.
Câu 5: Chất nào sau đây không phải muối trung hoà?
A. Mg(NO3)2. B. KCl. C. Ca(HCO3)2. D. Na2CO3.
Câu 6: Chất nào sau đây là bazơ không tan?
A. Mg(OH)2. B. KOH. C. Ca(OH)2. D. NaOH.
Câu 7: Phân loại các hợp chất sau: SO3, HCl, Na2O, H3PO4, KCl, Al2O3, Fe(OH)3, H2SO4, CaO, KOH,
CuSO4, P2O5, Ca(HCO3)2, Cu(OH)2, H2SO3, H2CO3, MgBr2, CuO, CO2.
Dạng 2: Xác định công thức hóa học của bazơ, axit tương ứng với oxit hay gốc axit và ngược lại
Phương pháp giải
 Nhớ lại khái niệm bazơ và axit.
 Bazơ: Ghép nguyên tử kim loại (trong oxit tương ứng) và nhóm hiđroxit ( OH) rồi lập công thức hoá
học theo quy tắc hoá trị.
Chú ý: Đối với oxit của kim loại có nhiều hoá trị thì trong hợp chất oxit, nguyên tố ấy mang hoá trị nào
thì trong hợp chất bazơ sẽ có hoá trị ấy.
Ví dụ: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: K 2O, FeO, Fe2O3, CaO.
Hướng dẫn giải
CTHH của oxit CTHH của bazơ tương ứng
K2 O KOH
CaO Ca(OH)2
FeO Fe(OH)2
Fe2O3 Fe(OH)3
 Nếu đề bài yêu cầu viết công thức hoá học của axit: Ghép nguyên tử hiđro và gốc axit (tương ứng với
oxit) rồi lập công thức hoá học theo quy tắc hoá trị.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây:
 Br;  HSO4; = SO4;  PO4
Hướng dẫn giải
Gốc axit CTHH của axit tương ứng
 Br HBr
 HSO4 H2SO4
= SO4 H2SO4
 PO4 H3PO4
Trang 27
Ví dụ 2: Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau:
H2SO4; H2SO3; H2CO3; HNO3; H3PO4.
Hướng dẫn giải
Axit CTHH của oxit axit tương ứng
H2SO4 SO3
H2SO3 SO2
H2CO3 CO2
HNO3 N2O5
H3PO4 P 2 O5

Bài tập tự luyện dạng 2


Câu 1: Viết công thức hoá học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:
Li2O, CaO, MgO, CuO, Al2O3.
Câu 2: Viết công thức hoá học của các oxit tương ứng với các bazơ cho dưới đây:
NaOH ; Ba(OH)2; Zn(OH)2; Pb(OH)2; Cr(OH)3.
Câu 3: Viết công thức hoá học của các axit có gốc axit cho dưới đây:
 Cl;  HSO3; = SO3; = SO4; = S ;  NO3;  PO4;  HCO3; = CO3.
Câu 4: Viết công thức hoá học của axit tương ứng với các oxit sau đây: SO 2, SO3, CO2, N2O5, P2O5.
Câu 5: Hoàn thành thông tin còn thiếu trong bảng sau:
STT CTHH muối Thành phần phân tử muối Phân loại theo thành phần gốc axit
Nguyên tử kim Gốc axit Muối trung hòa Muối axit
loại (kèm hóa trị)
1 NaCl Na (I)  Cl X
2 Cu (II) =S
3 K (I) = SO3
4 Fe (III) = SO4 X
5 Ca (II)  PO4
6 Na (I)  HSO4 X
7 Ca (II) = HPO4
8 Ca (II)  H2PO4

Dạng 3: Gọi tên axit, bazơ, muối khi biết công thức hóa học và ngược lại.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Đọc tên của những chất có công thức hoá học sau:
a) NaOH; Cu(OH)2.
b) HCl; H2SO4.
c) NaCl; NaHSO4; CuSO4.
Hướng dẫn giải
a) NaOH: natri hiđroxit
Cu(OH)2: đồng(II) hiđroxit
b) HCl: axit clohiđric
H2SO4: axit sunfuric
c) NaCl: natri clorua
NaHSO4: natri hiđrosunfat
CuSO4: đồng(II) sunfat
Ví dụ 2: Viết công thức hoá học của các hợp chất có tên gọi như sau:
a) Batri hiđroxit; sắt(III) hiđroxit.
b) Axit bromhiđric ; axit photphoric.
c) Natri bromua ; natri hiđrophotphat, natri photphat.
Hướng dẫn giải
a) Batri hiđroxit: Ba(OH)2
Sắt(III) hiđroxit: Fe(OH)3
b) Axit bromhiđric: HBr
Axit photphoric: H3PO4
c) Natri bromua: NaBr
Natri hiđrophotphat: Na2HPO4
Trang 28
Natri photphat: Na3PO4
Bài tập tự luyện dạng 3
Bài tập cơ bản
Câu 1: Đọc tên của những chất có công thức hoá học sau:
KOH, H2SO4, CuSO4, HCl, Cu(OH)2, Na2HPO4, NaH2PO4, FeCl2, FeCl3, Ba(OH)2, HNO3.
Câu 2: Viết công thức hoá học của các hợp chất có tên gọi như sau: Natri clorua, axit sunfuhiđric, sắt(II)
hiđroxit, đồng(II) sunfat, axit nitric, bari clorua, nhôm hiđroxit, canxi cacbonat, axit sunfurơ, bạc nitrat,
canxi đihiđrophotphat.
Câu 3: Hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Phân loại
CTHH Tên gọi
Axit Bazơ Muối
HCl Axit không có oxi
Axit sunfuhiđric
Axit cacbonic
H2SO4
Axit sunfurơ
NaOH
Magie hiđroxit
Fe(OH)3 Bazơ không tan
Kali clorua
Na2S
Natri sunfat Muối trung hòa
CuSO3
Canxi cacbonat
Ca(HCO3)2
Dạng 4: Nhận biết một số dung dịch axit, bazơ dựa vào chất chỉ thị
Phương pháp giải
Bước 1: Phân loại chất (là oxit, axit, bazơ, muối, kim loại hay phi kim?).
Bước 2: Chọn thuốc thử phù hợp
Một số thuốc thử hay dùng khi nhận biết các dung dịch axit, bazơ:
 Giấy quỳ tím chuyển màu xanh trong dung dịch có môi trường bazơ, chuyển màu đỏ trong dung dịch có
môi trường axit, không đổi màu trong dung dịch có môi trường trung tính.
 Dung dịch phenolphtalein chuyển từ không màu sang màu đỏ trong dung dịch có môi trường bazơ.
Trong dung dịch có môi trường axit và môi trường trung tính thì không bị chuyển màu.
 Một số kim loại như: Fe, Mg,... tác dụng được với dung dịch axit (HCl, H 2SO4 loãng) tạo khí hiđro,
nhưng không phản ứng với dung dịch bazơ do đó có thể dùng để phân biệt dung dịch axit (HCl, H 2SO4
loãng) và dung dịch bazơ.
 Một số kim loại như: Ag, Cu,... không tác dụng được với dung dịch axit (HCl, H 2SO4 loãng) và dung
dịch bazơ do đó không dùng Ag, Cu... để phân biệt dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) và dung dịch bazơ
được.
Ví dụ: Nhỏ vài giọt dung dịch X vào giấy quỳ tím thấy giấy quỳ tím chuyển màu xanh. X là chất nào sau
đây?
A. NaCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. HCl.
Hướng dẫn giải
Ta thấy: NaCl là muối; NaOH là bazơ; HCl và H2SO4 là axit.
Dung dịch X làm giấy quỳ tím chuyển màu xanh nên dung dịch X là dung dịch bazơ (NaOH).
 Chọn B.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Để phân biệt dung dịch Ca(OH)2 với dung dịch HCl, ta không thể dùng
A. quỳ tím. B. dung dịch phenolphtalein.
C. kim loại Fe. D. kim loại Cu.
Hướng dẫn giải
• Dùng quỳ tím có thể phân biệt được vì:
+ Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím chuyển màu xanh.
+ Dung dịch HCl làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
• Dùng dung dịch phenolphtalein có thể phân biệt được vì:
Trang 29
+ Dung dịch Ca(OH)2 làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.
+ Dung dịch HCl làm dung dịch phenolphthalein không đổi màu.
• Dùng kim loại Fe có thể phân biệt được vì:
+ Fe không phản ứng được với dung dịch Ca(OH)2.
+ Fe phản ứng được với dung dịch HCl tạo khí không màu (H2).
• Dùng kim loại Cu không thể phân biệt được vì:
+ Cu không phản ứng được với cả HCl và Ca(OH)2.
 Chọn D.
Ví dụ 2: Cho bốn lọ mất nhãn đựng các dung dịch riêng biệt: HCl, NaOH, NaCl. Bằng cách nào nhận biết
được các chất trong mỗi lọ?
Hướng dẫn giải
Sơ đồ nhận biết:
HCl, NaOH, NaCl

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu đỏ Quỳ tím chuyển màu xanh Quỳ tím không đổi màu

HCl NaOH NaCl


• Lấy mỗi lọ một ít dung dịch để làm mẫu thử.
• Nhúng quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Mầu thử làm quỳ tím chuyển màu đỏ là mẫu chứa HCl.
+ Mẩu thử làm quỳ tím chuyển màu xanh là mẫu chứa NaOH.
+ Mẩu thử không làm đổi màu quỳ tím là mẫu chứa NaCl.
Bài tập tự luyện dạng 4
Bài tập cơ bản
Câu 1: Nhỏ vài giọt dung dịch X vào giấy quỳ tím thấy giấy quỳ tím chuyển màu đỏ. X là chất nào sau
đây?
A. KCl. B. H2SO4. C. Na2SO4. D. Ca(OH)2.
Câu 2: Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào ống nghiệm chứa dung dịch X thấy dung dịch chuyển
màu đỏ. X là chất nào sau đây?
A. NaOH. B. MgSO4. C. HNO3. D. CaCl2.
Câu 3: Dùng giấy quỳ tím không thể phân biệt cặp chất nào sau đây?
A. KCl và KOH. B. H2SO4 và Na2SO4. C. NaCl và Na2SO4. D. HCl và Ca(OH)2.
Câu 4: Dùng dung dịch phenolphtalein có thể phân biệt cặp chất nào sau đây?
A. NaCl và NaOH. B. MgSO4 và Na2SO4. C. KOH và NaOH. D. H2SO4 và Na2SO4.
Câu 5: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất lỏng, không màu, riêng biệt sau:
a) H2SO4, H2O, KOH.
b) HCl, NaNO3, Ca(OH)2.
Câu 6: Cho các dung dịch sau: natri hiđroxit, axit clohiđric, canxi hiđroxit, natri clorua đựng trong các lọ
riêng biệt bị mất nhãn. Bạn Nam đã lấy mẫu thử và đánh chữ phân biệt tương ứng: X, Y, Z, T. Kết quả thí
nghiệm của các chất X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Không đổi màu
Y và Z Chuyển màu xanh
T Chuyển màu đỏ
Y Khí CO2 Không có hiện tượng gì
Z Xuất hiện kết tủa trắng
Xác định X, Y, Z, T là chất nào? Giải thích và viết phương trình hóa học.

Dạng 5: Tính khối lượng của một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng
Phương pháp giải
Bước 1: Dựa vào tên của các chất tham gia và chất sản phẩm của phản ứng để viết phương trình hóa học.
Bước 2: Chuyển đổi lượng chất đầu bài cho dưới dạng khối lượng thành số mol (dựa vào các công thức
chuyển đổi).
Trang 30
Bước 3: Dựa vào tỉ lệ giữa các chất trong phương trình hóa học, tính số mol của chất cần tìm.
Ví dụ: Cho dung dịch axit clohiđric chứa 6,57 g HCl tác dụng vừa đủ với dung dịch natri hiđroxit NaOH
thu được natri clorua và nước.
Khối lượng muối thu được là
A. 2,12 g. B. 10,53 g. C. 7,02 g. D. 0,25 g.
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học:
HCl + NaOH  NaCl + H2O
m 6,57
Theo đề bài: n HCl  HCl   0,18  mol 
M HCl 36,5
Theo phương trình: n NaCl  n HCl  0,18  mol 
 m NaCl  n NaCl  M NaCl  0,18  58,5  10, 53  g 
 Chọn B.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Nhôm oxit tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng tạo thành muối nhôm sunfat và nước.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính lượng muối được tạo thành khi cho dung dịch chứa 49 g axit sunfuric tác dụng với 61,2 g
nhôm oxit.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình hóa học:
Al2O3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2O
m Al2O3 61, 2
b) Theo đề bài: n Al2O3    0, 6  mol 
M Al2 O3 102
m H2SO4 49
n H2SO4    0,5  mol 
M H2SO4 98
0, 6 0,5
Ta thấy   Al2O3 dư, H2SO4 hết, tính toán số mol theo H2SO4.
1 3
1 1 1
Theo phương trình: n Al2 SO4   n H2SO4   0,5   mol 
3
3 3 6
Khối lượng muối nhôm sunfat thu được là:
1
m Al2 SO4   n Al2 SO4   M Al2 SO4    342  57  g  .
3 3 3
6
Bài tập tự luyện dạng 5
Câu 1: Cho dung dịch chứa 39,2 g axit suníuric tác dụng vừa đủ với dung dịch natri hiđroxit theo phương
trình hoá học sau:
H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O
Khối lượng bazơ đã phản ứng là
A. 28,4 g. B. 16,0 g. C. 56,8 g. D. 32,0 g.
Câu 2: Cho dung dịch axit nitric tác dụng vừa đủ với dung dịch canxi hiđroxit theo phương trình hoá học
sau:
2HNO3 + Ca(OH)2  Ca(NO3)2 + 2H2O
Biết khối lượng muối thu được là 49,2 g, khối lượng axit đã phản ứng là
A. 18,9 g. B. 44,4 g. C. 37,8 g. D. 22,2 g.
Câu 3: Cho dung dịch đồng(II) sunfat tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 8,0 g natri hiđroxit theo
phương trình hoá học sau:
CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 2Na2SO4
Khối lượng bazơ thu được sau phản ứng là
A. 9,8 g. B. 28,4 g. C. 16,0 g. D. 56,8 g.
Câu 4: Cho dung dịch chứa 17 g bạc nitrat AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa 7,3 g axit clohiđric HCl
thu được bạc clorua AgCl và axit nitric HNO3:
AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3
Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 14,35 g. B. 28,7 g. C. 6,3 g. D. 12,6 g.
Trang 31
Câu 5: Cho dung dịch chứa 31,2 g bari clorua BaCl2 tác dụng với dung dịch chứa 9,8 g axit sunfuric thu
được bari sunfat BaSO4 và axit clohiđric HCl. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 34,95 g. B. 23,3 g. C. 7,3 g. D. 10,95 g.

Đáp án
Dạng 1: Phân loại các hợp chất vô cơ
1-D 2-A 3-C 4-D 5-C 6-A
Câu 7:
 Oxit: SO3, Na2O, Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2.
 Bazơ: KOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2.
 Axit: HCl, H2SO4, H2SO3, H3PO4, H2CO3.
 Muối: KCl, CuSO4, MgBr2, Ca(HCO3)2.
Dạng 2: Xác định công thức hóa học của bazơ, axit tương ứng với oxit hay gốc axit và ngược lại
Câu 1:
CTHH của oxit CTHH của bazơ tương ứng
Li2O LiOH
CaO Ca(OH)2
MgO Mg(OH)2
CuO Cu(OH)2
Al2O3 Al(OH)3
Câu 2:
CTHH của bazơ CTHH của oxit tương ứng
NaOH Na2O
Ba(OH)2 BaO
Zn(OH)2 ZnO
Pb(OH)2 PbO
Cr(OH)3 Cr2O3
Câu 3:
Gốc axit CTHH của axit tương ứng
 Cl HCl
 HSO3 H2SO3
=SO3 H2SO3
= SO4 H2SO4
=S H2 S
 NO3 HNO3
 PO4 H3PO4
 HCO3 H 2CO3
= CO3 H2CO3
Câu 4:
CTHH của oxit CTHH của axit tương ứng
SO2 H2SO3
SO3 H2SO4
CO2 H2CO3
N2O5 HNO3
P 2 O5 H3PO4

Câu 5:
STT CTHH muối Thành phần phân tử muối Phân loại theo thành phần gốc axit
Nguyên tử kim Gốc axit Muối trung hòa Muối axit
loại (kèm hóa trị)
1 NaCl Na (I)  Cl X
2 CuS Cu (II) =S X
Trang 32
3 K2SO3 K (I) = SO3 X
4 Fe2(SO4)3 Fe (III) = SO4 X
5 Ca3(PO4)2 Ca (II)  PO4 X
6 NaHSO4 Na (I)  HSO4 X
7 Ca(HPO4)2 Ca (II) = HPO4 X
8 Ca(H2PO4)2 Ca (II)  H2PO4 X
Dạng 3: Gọi tên axit, bazơ, muối khi biết công thức hóa học và ngược lại.
Câu 1:
KOH: kali hiđroxit
H2SO4: axit sunfuric
CuSO4: đồng(II) sunfat
HCl: axit clohiđric
Cu(OH)2: đồng(II) hiđroxit
Na2HPO4: natri hiđrophotphat
NaH2PO4: natri đihiđrophotphat
FeCl2: sắt(II) clorua
FeCl3: sắt(III) clorua
Ba(OH)2: bari hiđroxit
HNO3: axit nitric
Câu 2:
Natri clorua: NaCl
Axit sunfuhiđric: H2S
Sắt(II) hiđroxit: Fe(OH)2
Đồng(II) sunfat: CuSO4
Axit nitric: HNO3
Bari clorua: BaCl2
Nhôm hiđroxit: Al(OH)3
Canxi cacbonat: CaCO3
Axit sunfurơ: H2SO3
Bạc nitrat: AgNO3
Canxi đihiđrophotphat: Ca(H2PO4)2
Câu 3:
Phân loại
CTHH Tên gọi
Axit Bazơ Muối
HCl Axit clohiđric Axit không có oxi
H2 S Axit sunfuhiđric Axit không có oxi
H2CO3 Axit cacbonic Axit có oxi
H2SO4 Axit sunfuric Axit có oxi
H2SO3 Axit sunfurơ Axit có oxi
NaOH Natri hiđroxit Bazơ tan
Mg(OH)2 Magie hiđroxit Bazơ không tan
Fe(OH)3 Sắt(III) hiđroxit Bazơ không tan
KCl Kali clorua Muối trung hòa
Na2S Natri sunfua Muối trung hòa
Na2SO4 Natri sunfat Muối trung hòa
CuSO3 Đồng(II) sunfit Muối trung hòa
CaCO3 Canxi cacbonat Muối trung hòa
Ca(HCO3)2 Canxi hiđrocacbonat Muối axit

Dạng 4: Nhận biết một số dung dịch axit, bazơ dựa vào chất chỉ thị
1-B 2-A 3-C 4-A
Câu 5:
a) Lấy ở mỗi lọ một ít hóa chất làm nhiều mẫu thử, đánh số thứ tự phân biệt.
Chọn quỳ tím làm thuốc thử, mẫu thử nào:
+ Làm quỳ tím chuyển màu xanh là lọ đựng dung dịch KOH.
+ Làm quỳ tím chuyển màu đỏ là lọ đựng dung dịch H2SO4.
Trang 33
+ Không làm quỳ tím chuyển màu là lọ đựng H2O.
b) Lấy ở mỗi lọ một ít hóa chất làm nhiều mẫu thử, đánh số thứ tự phân biệt.
Chọn quỳ tím làm thuốc thử, mẫu thử nào:
+ Làm quỳ tím chuyển màu xanh là lọ đựng dung dịch Ca(OH) 2.
+ Làm quỳ tím chuyển màu đỏ là lọ đựng dung dịch HCl.
+ Không làm quỳ tím chuyển màu là lọ đựng NaNO3.
Câu 6:
X không làm quỳ tím chuyển màu nên X là natri clorua. T làm quỳ tím chuyển đỏ nên T là axit clohiđric.
Y và Z làm quỳ tím chuyển màu xanh nên Y và Z natri hiđroxit và canxi hiđroxit.
Do Z tác dụng với CO2 tạo kết tủa trẳng nên Z là canxi hiđroxit và Y là natri hiđroxit.
2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2O
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3  + H2O
Dạng 5: Tính khối lượng của một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng.
1-D 2-C 3-A 4-A 5-B

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


KHÁI QUÁT AXIT – BAZƠ – MUỐI
I. Axit
1. Định nghĩa Là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
 Công thức tổng quát: HnR (n: bằng hoá trị của gốc axit, R: gốc axit).
 Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, H2SO3, HNO3...
2. Phân loại
 Axit không có oxi: HCl, HBr, H2S, HI...
 Axit có oxi: H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO2, HNO3...
3. Tên gọi
* Axit không có oxi: Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.
Ví dụ: HCl axit clohidric
H2S axit sunfuhidric
HBr axit bromhidric
* Axit có oxi: Tên axit: axit + tên phi kim + ic (ơ).
Ví dụ: H2SO4 axit sunfuric
H2SO3 axit sunfurơ
HNO3 axit nitric
HNO2 axit nitrơ
CTHH Axit Tên gọi Axit Gốc axit Tên gốc
HCl Axit clohiđric -Cl Clorua
HBr Axit Bromhiđric -Br Bromua
HI Axit Iothiđric -I Iotua
H2 S Axit Sunfuhiđric =S Sunfua
-HS Hiđrosunfua
HNO2 Axit Nitrơ -NO2 Nitrit
HNO3 Axit Nitric -NO3 Nitrat
H2SO3 Axit Sunfurơ =SO3 Sunfit
-HSO3 Hiđrosunfit
H2SO4 Axit Sunfuric =SO4 Sunfat
-HSO4 Hiđrosunfat
H2CO3 Axit Cacbonic =CO3 Cacbonat
-HCO3 Hiđrocacbonat
H3PO4 Axit Photphoric  PO4 Photphat
=HPO4 Hiđrophotphat
-H2PO4 Đihiđrophotphat
HAlO2.H2O (Al(OH)3) Axit Aluminic -AlO2 Aluminat
CH3COOH Axit Axetic CH3COO- Axetat

Trang 34
II. Bazơ
1. Định nghĩa Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại (hay nhóm -NH 4) liên kết với
một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
 Công thức tổng quát: M(OH)n M: kim loại (hoặc nhóm -NH4).
n: bằng hoá trị của kim loại.
 Ví dụ: Fe(OH)3, Zn(OH)2, NaOH, KOH...
2. Phân loại
 Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2...
 Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3...
3. Tên gọi
Tên bazơ: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
VD: NaOH: Natri hiđroxit; Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit

III. Muối
1. Định nghĩa Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại (hoặc nhóm - NH 4) liên kết với gốc
axit.
 Công thức tổng quát: MnRm (n: hoá trị gốc axit, m: hoá trị kim loại).
 Ví dụ: Na2SO4, NaHSO4, CaCl2, KNO3, KNO2...
2. Phân loại Theo thành phần muối được phân thành hai loại:
 Muối trung hoà: là muối mà trong thành phần gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng
nguyên tử kim loại. Ví dụ: Na2SO4, K2CO3, Ca3(PO4)2...
 Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim
loại. Ví dụ: NaHSO4, KHCO3, CaHPO4, Ca(H2PO4)2...
3. Tên gọi
Tên muối: tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
Ví dụ: Na2SO4 natri sunfat
KNO3 kali nitrat
KNO2 kali nitrit
Ca(H2PO4)2 canxi đihidrophotphat
IV. Nhận biết dung dịch axit, bazơ
 Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
 Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch phenolphtalein không màu hóa hồng.
 Nước cất và dung dịch muối không làm quỳ tím đổi màu.
B/ BÀI TẬP
Câu 1. Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp:
Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều …………liên kết với ………….. Các nguyên tử
hidro này có thể thay thế bằng…………… Bazơ là hợp chất mà phân tử có một…………liên kết với một
hay nhiều nhóm……………
Câu 2. Hãy viết công thức hóa học của các axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: − Cl, = SO 3, =
SO4, − HSO4, = CO3, ≡ PO4, = S, − Br, − NO3
Câu 3. Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H 2SO4, H2SO3,
H2CO3, HNO3, H3PO4.
Câu 4. Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO,
Al2O3
Câu 5. Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2,
Fe(OH)2
Câu 6. Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:
a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.
b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2
c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4
Câu 7. Cho các CTHH sau: HCl, Fe2O3, MgCO3, Cu(OH)2, CuCl2, K2O, NaNO3, K2SO3, NaOH, H3PO4.
Phân loại và đọc tên các chất trên.
Câu 8. Đọc tên các muối có CTHH sau: CuBr2, FeCl2, Fe2(SO4)3, Zn(NO3)2, K2S, Ba3(PO4)2, NaH2PO4,
Ca(HCO3)2.
Câu 9. Viết CTHH của các muối có tên sau: kẽm clorua, kali cacbonat, đồng (II) sunfat, magie
hiđrocacbonat, canxi đihiđrophotphat, sắt (III) nitrat, natri photphat, natri sunfit.
Trang 35
Câu 10. Em hãy hoàn thành bảng sau:
Oxit bazơ Bazơ tương ứng Oxit axit Axit tương ứng Muối
K2 O HNO3
Ca(OH)2 SO2
Al2O3 SO3
BaO H3PO4

Câu 11. Đọc tên các hợp chất sau: NaCl, KNO3, Al2(SO4)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2, KHSO4, CaCO3
Câu 12. Hãy ghép các khái niệm ở cột (I) cho phù hợp với các thí dụ ở cột (II).
Khái niệm (I) Thí dụ (II)
A) Axit 1. H2CO3 ; MgCl2 ; Ba(OH)2
B) Bazơ 2. CaO ; MgO ; Al2O3 ; CuO
C) Muối 3. Na2SO4 ; CaCO3 ; ZnCl2 ; Pb(NO3)2
D) Oxit 4. HCl ; H2SO4 ; HNO3 ; H3PO4
5. Cu(OH)2 ; Mg(OH)2 ; NaOH ; KOH
6. CuO ; Ag2O ; KMnO4 ; HgO
Câu 13. Cho các chất có công thức : FeO ; CO ; SO2 ; CO2 ; MgO ; H2SO4 ; H2SO3 ; HCl ; HNO3 ;
CuSO4 ; Mg(OH)2 ; NaOH ; KOH ; BaSO4 ; AlCl3 ; Ba(OH)2 ; Cu(OH)2 ; Ca(HCO3)2 ; KHSO4 ;
CaHPO4. Hãy xếp công thức các chất trên vào cột phù hợp trong bảng sau :
Oxit Oxit bazơ Oxit axit Axit Axit có oxi Bazơ Kiềm Muối Muối axit

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TOÁN


DẠNG 1. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
30. Cho 9,1 gam hỗn hợp kim loại Cu và Al phản ứng hoàn toàn với dd HCl, thu được 3,36 lít khí
(đktc). Tính % của hỗn hợp kim loại. Biết Cu không phản ứng với dd HCl.
31. Cho một hỗn hợp chứa 4,6 gam natri và 3,9 gam kali tác dụng với nước.
a/ Viết phương trình phản ứng.
b/ Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc)
c/ Dung dịch sau phản ứng làm quì tím biến đổi màu như thế nào?

DẠNG 2. TOÁN DƯ – HẾT


32. Cho dd chứa 58,8g H2SO4 tác dụng với 61,2g Al2O3.
a/ Tính số mol mỗi chất ban đầu của hai chất pư?
b/ Sau pư chất nào dư, dư bao nhiêu gam?
c/ Tính khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành?

DẠNG 3. HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG


33. Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi (CaCO 3). Lượng vôi sống thu được từ 1
tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là 0,45 tấn. Tính hiệu suất phản ứng.

DẠNG 4. TOÁN LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH


34. Khử 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được sắt kim loại. Để hòa
tan hết lượng sắt này cần 0,4 mol HCl.
a/ Tính % về khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu ?
b/ Tính thể tích H2 thu được (ở đktc)?
35. Cho một luồng CO dư đi qua ống sứ chứa 15,3 gam hỗn hợp gồm FeO và ZnO nung nóng, thu
được một hỗn hợp chất rắn có khối lượng 12,74 gam. Biết trong điều kiện thí nghiệm hiệu suất các
phản ứng đều đạt 80%.
a/ Tính % về khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu ?
b/ Để hòa tan hoàn toàn lượng chất rắn thu được sau phản ứng trên phải dùng bao nhiêu lít dung
dịch HCl 2M ?

Trang 36
DẠNG 5. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI, LẬP CTHH
36. Oxi hoá hoàn toàn m (g) 1 kim loại htrị III thành oxit tương ứng cần dùng 8m (g) oxi. Xác định
9
kim loại? (P/S: pp tỉ lệ thức).
37. Cho 3g kim loại R hóa trị II vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,68 lit khí (đkc). Tìm
tên R.
38. Cho 9,75 g kim loại R hóa trị I vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,8 lit khí (đkc).
Tìm tên R.
DẠNG 6. TỔNG HỢP
39. Có hỗn hợp khí CO và CO2. Nếu cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 1 g
chất kết tủa màu trắng. Nếu cho hỗn hợp khí này đi qua bột CuO nóng dư thì thu được 0,46 g Cu.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra ?
b/ Tính thể tích của hỗn hợp khí ở đktc và thể tích của mỗi khí có ở trong hỗn hợp .
40. Trên hai đĩa cân A, B có 2 cốc đựng 2 dung
dịch axit HCl (đĩa A), axit H2SO4 (đĩa B). Điều chỉnh
lượng dung dịch ở hai đĩa để cân ở vị trí thăng bằng A B
(Hình 2).
Cho 5,6 g kim loại Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
Để cân về vị trí thăng bằng cần thêm bao nhiêu gam (Hình 2)
kim loại Mg vào cốc đựng dung dịch H2SO4.

Trang 37
C. TỔNG ÔN CHƯƠNG 5
I/ CHUỖI PHẢN ỨNG
Ví dụ minh họa: Viết PTHH hoàn thành chuỗi phản ứng, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có:

(1) 2KClO3   2KCl + 3O2


t

to
(2) 2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2
o

(3) 4P + 5O2   2P2O5


t

(4) P2O5 + 3H2O  2H3PO4


(5) 2H3PO4 + 3Zn  Zn3(PO4)2 + 3H2
to
(6) 4Na + O2   2Na2O
(7) Na2O + H2O  2NaOH
to
(8) O2 + 2H2   2H2O
ñieän phaân
(9) 2H2O   2H2 + O2 hoặc 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
o

(10) 2H2 + O2   2H2O


t

(11) 2Na + 2H2O  2NaOH + H2


Bài tập: Hoàn thành chuỗi phản ứng
1/ KClO3  O2  CuO  Cu
(1) (2) (3)

2/ KMnO4  O2  ZnO  Zn 


(1) (2) (3) (4)
 H2
3/ H2  H2O  H2SO4  H2  Cu  CuO 
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
 Cu
4/ S  SO2  SO3  H2SO4  Al2(SO4)3
(1) (2) (3) (4)

5/ KMnO4  O2  Fe3O4  Fe 


(1) (2) (3) (4)
 H2
6/ KClO3  O2  Na2O  NaOH 
(1) (2) (3) (4)
 Na2CO3 
(5)
 CO2 
(6)
 CaCO3
7/ KMnO4  O2  CaO  Ca(OH)2  CaCO3  Ca(HCO3)2 
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
 CaCO3
 CaSO4
(7)

II/ NHẬN BIẾT – PHÂN BIỆT


Trong bài giảng này tôi chỉ trình bày cách nhận biết các khí cơ bản và chất cơ bản như axit, bazơ.
Chuyên đề này tôi đã trình bày rất kỹ trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng Hóa học THCS” của tác giả, bạn
đọc có thể tìm đọc.
1/ Phân biệt, nhận biết chất khí
STT Chất Thuốc thử Hiện tượng PTHH
1 O2 Tàn đóm Tàn đóm bùng cháy
2 H2 - Đốt cháy Ngọn lửa màu xanh nhạt 0

2H2 + O2  2H2O


t

- CuO/to CuO màu đen chuyển sang 0

CuO + H2  Cu + H2O


t
màu đỏ của đồng
3 CO2 Dung dịch nước vôi Nước vôi vẩn đục CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 +
trong H2 O
4 CO CuO/to CuO màu đen chuyển sang 0

CuO + CO  Cu + CO2


t

màu đỏ của đồng


5 CH4 Đốt cháy rồi dẫn sản Nước vôi vẩn đục 0

CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O


t

phẩm qua dung dịch


CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 +
nước vôi trong
H2 O
6 N2 Nhận biết sau cùng
Trang 38
Ví dụ minh họa: Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí không màu là CO2, không khí, O2. Hãy trình bày cách
nhận biết các chất khí trong mỗi lọ.
Hướng dẫn
Dùng que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ:
- Lọ nào làm cho que đóm cháy sáng bùng lên là lọ chứa khí O2.
- Lọ nào có ngọn lửa bình thường, sau 1 thời gian tắt là lọ chứa không khí.
- Lọ làm que đóm tắt là lọ chứa khí CO2.
Bài tập:
1/ Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí không màu là CO2, H2, O2. Hãy trình bày cách nhận biết các chất khí
trong mỗi lọ.
2/ Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí không màu là CO2, N2, CH4. Hãy trình bày cách nhận biết các chất khí
trong mỗi lọ.
3/ Bằng PP hóa học hãy phân biệt 4 bình riêng biệt, mỗi bình chứa một trong các khí sau: O 2, H2, CO,
CO2.
4/ Bằng PP hóa học hãy phân biệt 4 bình riêng biệt, mỗi bình chứa một trong các khí sau: O 2, CO, CO2,
N2 .
5/ Bằng PP hóa học hãy phân biệt 6 bình riêng biệt, mỗi bình chứa một trong các khí sau: O 2, CO, CO2,
N2, CH4, H2.

2/ Phân biệt, nhận biết dung dịch axit, bazơ, muối


 Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
 Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch phenolphtalein không màu hóa hồng.
 Nước cất và dung dịch muối không làm quỳ tím đổi màu.
Bài tập:
1/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn, không màu: KOH, HCl, NaCl.
2/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn, không màu: NaOH, H 2SO4, KNO3.
3/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn, không màu: H 2SO4, NaOH,
Ca(OH)2, K2SO4.
4/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn, không màu: HCl, NaOH, Ba(OH) 2,
Na2SO4.
5/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn, không màu: H 2SO4, NaOH,
Na2SO4, Mg(NO3)2.
6/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn, không màu: H2SO4, NaOH, NaNO3,
Na2CO3.
7/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn, không màu: HNO 3, Ca(OH)2,
NaNO3, MgCl2.

3/ Phân biệt, nhận biết chất rắn (oxit bazơ, oxit axit, muối,..)
Để phân biệt các chất rắn mất nhãn, dạng bột mịn ta cần lưu ý:
- Đầu tiên hòa tan mỗi mẫu thử vào nước; rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được:
+ Nếu mẫu nào tan, quỳ tím hóa xanh => oxit bazơ loại K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O,...
+ Nếu mẫu nào tan, quỳ tím hóa đỏ => oxit axit P2O5, N2O5.
+ Nếu mẫu nào tan, quỳ không đổi màu => các loại muối tan.
+ Nếu mẫu nào không tan => CaCO3, BaCO3, AgCl, BaSO4, MgO, ...
- Sau khi nhận biết được các chất, viết tất cả PTHH xảy ra.
Ví dụ minh họa: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: CaO, P 2O5,
CaCO3, NaNO3, BaSO4.
Hướng dẫn
Chúng ta phân biệt theo bảng sau:
CaO P2O5 CaCO3 NaNO3 BaSO4
H2O, quỳ tím tan, hóa xanh tan, hóa đỏ Không tan Tan, màu tím Không tan
HCl Tan, sủi bọt Không hiện
khí tượng
PTHH: CaO + H2O  Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O  2H3PO4
CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2
Trang 39
Bài tập:
1/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: CaO, P 2O5, CaCO3.
2/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: BaO, P 2O5, MgO.
3/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: K 2O, P2O5, CaCO3, MgCl2.
4/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: Na2O, P2O5, BaCO3, AgCl,
Na2CO3.
5/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: CaO, P 2O5, MgO, Na2O.
6/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: CaO, P 2O5, CaCO3, Al2O3.
7/ Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất rắn dạng bột mịn sau: Na, Ca, Mg, Cu.

A/ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH


Bài 1. Lập PTHH của các sơ đồ phản ứng cho sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học
nào?
a) Zn + … ----> ZnO b) Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O
c) Mg + CuSO4 ---> MgSO4 + … d) Al + …. ---> Al2(SO4)3 + H2
e) Zn + ….---> ZnCl2 + … f) CuO + H2 --->
Bài 2. Lập PTHH của các sơ đồ phản ứng cho sau đây và cho biết chúng thuộc loại PU hóa học nào?
a) Cu + … ----> CuO b) KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + …
c) Fe + CuCl2 ---> FeCl2 + … d) Mg + …. ---> MgCl2 + H2
Bài 3. Lập PTHH của các sơ đồ phản ứng cho sau đây và cho biết chúng thuộc loại PU hóa học nào?
a) Mg + … ----> MgO b) NaHCO3 ---> Na2CO3 + CO2 + H2O
c) Fe + CuSO4 ---> FeSO4 + … d) Al + …. ---> AlCl3 + H2
Bài 4. Viết PTHH biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO. Ghi rõ điều kiện
phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng riêng thuộc loại gì?
Bài 5.
a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
- Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)
- Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3)
- Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + khí hiđro
- Điphotpho + nước → Axit photphoric (H3PO4)
- Đồng (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + nước
b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
Bài 6.
a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit, và sắt
(III) oxit ở nhiệt độ thích hợp?
b) Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
c) Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,80 gam sắt thì thể tích (ở đktc) khí
hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxi và sắt (III) oxit là bao nhiêu?
Bài 7. Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.
a) Viết các phương trình phản ứng?
b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit dư thì kim loại nào cho nhiều
khí hiđro nhất?
c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?
Bài 8. Tương tự như natri, các kim loại kali (K) và canxi (Ca) cũng tác dụng được với nước tạo thành
bazơ tan và giải phóng hiđro.
a) Hãy viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?
Bài 9. Hãy lập các phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ sau đây:
a) Na2O + H2O  NaOH; K2 O + H2O  KOH
b) SO2 + H2O  H2SO3; SO3 + H2O  H2SO4 ; N 2 O5 + H 2 O
 HNO3
c) NaOH + HCl  NaCl + H2O ; Al(OH)3 + H2SO4  Al2(SO4) + H2O
a/ Chỉ ra sản phẩm ở a, b, c thuộc loại hợp chất nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp
chất của các sản phẩm ở đây a) b)?
b/ Gọi tên các sản phẩm.

Trang 40
Bài 10. Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây: Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt
(III) sufat, magie hiđrocacbonat, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.
Bài 11. Nhôm oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương trình hóa học như sau:
Al2O3 + 3H2SO4   Al2(SO4) + 3H2O
Tính khối lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49 gam axit sunfuric nguyên chất tác
dụng với 60 gam nhôm oxit. Sau phản ứng chất nào còn dư? Khối lượng dư của chất đó là bao nhiêu?
Bài 12. Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất: KMnO4 ; Cu ; Zn ; HCl. Hãy viết các phương trình hoá
học của phản ứng điều chế :
a) Khí O2 và khí H2.
b) Kẽm oxit và đồng oxit.
Dụng cụ cần thiết coi như có đủ.
Bài 13. Cho biết khối lượng mol của một oxit của kim loại là 160 g/mol, thành phần về khối lượng của
kim loại trong oxit đó là 70%. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit đó.
Bài 14. Cho các chất sau: Na2O, CaO, CuO, BaO, ZnO, Fe2O3, Al2O3, Na, K, Ca, Cu, Fe, Zn, SO3, P2O5.
a) Viết các PTHH (nếu có) khi cho các chất trên vào nước.
b) Gọi tên sản phẩm của mỗi phản ứng và cho biết đó thuộc loại phản ứng nào?
Bài 15. Hoàn thành các PTHH sau:
to to
a/ C4H10 + O2 
 ... + ... d) FexOy + H2 
 FenOm + H2O
to to
b/ .... + FexOy 
 ... + H2O e) FexOy + CO 
 FenOm + CO2
to
c/ ..... + ...... 
 AlCl3 + H2 f) FexOy + CO   Fe + CO2
Bài 16. Chỉ từ các chất: Na, C, Cl2, H2O và thiết bị cần thiết viết phương trình điều chế: 2 oxit; 2 axit; 1
bazơ; 1 muối.
Bài 17. Cho các sơ đồ phản ứng tổng quát:
a) A + B  C
b) A + B  C + D
c) A  B + C
Mỗi sơ đồ trên cho 2 ví dụ minh họa (ghi điều kiện của phản ứng nếu có).
Bài 18. Hoàn thành PTHH
to
1) Fe2O3 + CO  
2) AgNO3 + Al  Al(NO3)3 + …
3) 2HCl + CaCO3  CaCl2 + H2O + …
to
4) C4H10 + O2  CO2 + H2O
5) NaOH + Fe2(SO4)3  Fe(OH)3 + Na2SO4
to
6) FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2
7) KOH + Al2(SO4)3  K2SO4 + Al(OH)3
8) CH4 + O2  CO2 + H2O
to
9) Al + Fe3O4 
 Al2O3 + Fe
to
10) FexOy + CO 
 FeO + CO2
o
t
11) C4H9OH + O2 
 .... + .....
to
12) CnH2n - 2 + ?  CO2 + H2O
13) KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
to
14) Al + H2SO4đặc 
 Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
to
15) KMnO4 
 K2MnO4 + MnO2 + ...
to
16) Fe3O4 + CO 
 Fe + CO2
to
17) KClO3   KCl + O2
18) Al(OH)3 + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2O
o
t
19) FeS2 + O2 
 Fe2O3 + SO2
o
t
20) Cu(NO3)2 
 CuO + NO2 + O2

Trang 41
21) NaHSO4 + BaCO3  Na2SO4 + BaSO4 + CO2 + H2O.
to
22) H2SO4đặc + Fe 
 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
to
23) H2SO4đặc + Ag   Ag2SO4 + SO2 + H2O.
24) Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2  BaCO3 + CaCO3 + H2O.
25) Fe2O3 + HNO3  Fe(NO3)3 + H2O
26) CaCO3 + HCl  CaCl2 + CO2 + H2O
to
27) C2H2 + O2  
28) KHCO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + K2CO3 + H2O
29) NaHS + KOH  Na2S + K2S + H2O
30) Fe(OH)2 + O2 + H2O  Fe(OH)3
to
31) FexOy + O2  Fe2O3
32) Cu + O2 + HCl  CuCl2 + H2O
to
33) Fe3O4 + C 
 Fe + CO2
to
34) FexOy + Al 
 Fe + Al2O3
B/ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG

DẠNG 1. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC


Ví dụ minh họa. Cho 13 gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh axit sunfuric (H2SO4).
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
b/ Tính thể tích H2 thu được (ở đktc)?
c/ Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu lượng muối khan ZnSO 4 là bao nhiêu?
d/ Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử bột CuO nung nóng, thì khối lượng bột CuO
tham gia phản ứng là bao nhiêu gam?
Giải
Số mol Zn là: 13 : 65 = 0,2 mol.
a) PTHH: Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
PT: 1 1 1 1 (mol)
PƯ: 0,2 x y (mol)
0, 2.1
b) Số mol H2: nH 2  y   0, 2mol
1
Thể tích H2: VH 2  0, 2.22, 4  4, 48(l )
0, 2.1
c) Số mol ZnSO4: nZnSO4  x   0, 2mol
1
Khối lượng ZnSO4: mZnSO4  0, 2.161  32, 2( g )
d) PTHH: H2 + CuO  Cu + H2O
PT: 1 1 1 1 (mol)
PƯ: 0,2 z (mol)
0, 2.1
nCuO  z   0, 2mol  mcuO  0, 2.80  16( g )
1
Bài tập:
41. Cho 6,5 gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịnh HCl .
a/ Viết phương trình hóa học xảy ra.
b/ Tính thể tích H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
c/ Nếu dùng toàn bộ lượng H2 bay ra ở trên đem khử 12g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn
dư? dư bao nhiêu gam.
42. Cho kim loại sắt vào bình chứa dung dịch axit sunfuric, thấy thoát ra 13,44 lít khí (ở đktc).
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b/ Tính khối lượng sắt đã phản ứng.
c/ Lượng khí H2 này tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam bột CuO nung nóng?
d/ Lượng khí H2 này tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam bột HgO nung nóng?
e/ Nếu dùng toàn bộ lượng khí H2 này để khử 80 gam sắt (III) oxit thì sau phản ứng chất nào còn dư
và dư bao nhiêu gam?
Trang 42
DẠNG 2. TOÁN DƯ – HẾT
43. Dùng 6,72 lít khí H2 (đktc) để khử 20g Sắt (III) oxit.
a/ Viết PTHH của pư?
b/ Tính khối lượng oxit sắt từ thu được?

DẠNG 3. HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG


44. Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi CaCO3. Lượng vôi sống thu được từ 1
tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là bao nhiêu? Giả sử hiệu suất nung vôi đạt 100%.

DẠNG 4. TOÁN LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH


45. Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 26,4 gam hỗn
hợp đồng và sắt, trong đó khối lượng đồng gấp 1,2 lần khối lượng sắt thì cần tất cả bao nhiêu lít khí
hiđro.
46. Đốt cháy 29,6 gam hỗn hợp kim loại Cu và Fe cần 6,72 lít khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn.Tính
khối lượng chất rắn thu được theo 2 cách.

DẠNG 5. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI, LẬP CTHH
29a
47. Oxi hoá hoàn toàn a (g) 1 kim loại bằng oxi thì được gam oxit. Xác định kim loại? (P/S:
21
pp tỉ lệ thức).
48. Cho 6g kim loại R vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lit khí (đkc). Tìm tên R.
49. Cho 8,05g kim loại R vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,92 lit khí (đkc). Tìm tên
R.
50. Một hợp chất X chứa 4 nguyên tố Na, H, P, O với thành phần khối lượng là 45,07% O; 32,39%
Na. Phân tử chất X có chứa 4 nguyên tử O. Hãy xác định công thức phân tử của X.
51. Khử hoàn toàn 3,48 gam oxit MxOy cần dùng 1,344 lít khí H2 (đktc) thu được kim loại M. Hòa tan
M thu được ở trên vào dung dịch HCl dư thu được muối MCln và 1,008 lít H2 (đktc). Xác định MxOy
và MCln.

DẠNG 6. TỔNG HỢP


52. Có V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau.
- Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất bằng oxi. Sau đó dẫn sản phẩm đi qua nước vôi trong (dư) thu
được 20g kết tủa trắng.
- Dẫn phần thứ 2 đi qua bột đồng (II) oxit nóng dư. Phản ứng xong thu được 19,2g kim loại đồng.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính thể tích của V lít hỗn hợp khí ban đầu (ở đktc).
c/ Tính thành phần % của hỗn hợp khí ban đầu theo khối lượng và theo thể tích.
DẠNG 7. MỘT SỐ BÀI TOÁN CỰC TRỊ
53. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn và Mg, các dung dịch axit H 2SO4 loãng và HCl. Muốn
điều chế được 1,12 lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?
A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl

DẠNG 8. MỘT SỐ BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP


54. Cho a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A và B đều
phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H 2 (đktc).
a/ Viết các phương trình hoá học ?
b/ Tính a ?
55. 5,7 gam A có số mol lớn hơn 4,9 gam B là 0,15. Mặt khác, A có NTK nhỏ hơn B là 32. A là nguyên
tố nào?
A. Mg B. Fe C. Al D. Cr
56. [ĐH A-2012] Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch
X là
A. 5,83 gam. B. 7,33 gam. C. 4,83 gam. D. 7,23 gam.

Trang 43
57. [ĐH B-2012] Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số): aFeSO 4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 +
dFeCl3. Tỉ lệ a : c là
A. 4 : 1. B. 3 : 2. C. 2 : 1. D. 3 : 1.
58. [CĐ-07] Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung
dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
59. [ĐH A-07] Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng:
Cu + HNO3 đặc, nóng  Cu(NO3)2 + NO2 + H2O là?
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.
60. [ĐH A-07] Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong dung dịch chứa 0,05
mol axit H2SO4 (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối
lượng là
A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
61. [CĐ-08] Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO,
Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên
vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,224. B. 0,448. C. 0,896. D. 1,120.
62. [CĐ-08] Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4
loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H 2 (ở đktc). Cô
cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 48,8. B. 42,6. C. 47,1. D. 45,5.
63. [ĐH A-09] Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al 2O3 nung nóng đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
64. [CĐ-2011] Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam
hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít.
65. Cho V lít H2 (đktc) đi qua bột CuO (dư) đun nóng, thu được 32 gam Cu. Nếu cho V lít H2 (đktc) đi
qua bột FeO (dư) đun nóng thì klượng Fe thu được là bao nhiêu? Giả sử hiệu suất của các pu là 100%?
A. 24g B. 26g C. 28g D. 30g
66. Hoà tan 14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng axit HCl dư thu được khí A và 2,54g chất rắn B. Biết trong
hợp kim này khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí A là (lit)
A. 7,84 B. 13,61 C. 5,8 D. 11,2
67. Hoà tan hỗn hợp Mg và Zn trong H2SO4 loãng thu được 1,792 lít H2 (đktc), lượng Zn gấp 4,514 lần
lượng Mg. Khối lượng hỗn hợp ban đầu là (g)
A. 0,72; 3,25 B. 0,62; 3,2 C. 0,5; 3,0 D. 0,3; 2,5
68. Cho 2,49g hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Fe, Zn tan hoàn toàn trong dd H2SO4 loãng ta thấy có 1,344
lít H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan tạo ra là:
A. 4,25g B. 8,25 C. 5,37 D. 8,13
69. Hoà tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dd HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít H 2
(đktc). Đun khan dd ta thu được m gam muối khan thì giá trị của m là:
A. 4,29g B. 2,87g C. 3,19g D. 3,87g
70. Cho 21 g hh (Zn, Al, Fe) + dd H2SO4  muối + 13,44 lít (đkc) H2. Cô cạn dd sau pư thu lượng
muối có klượng ?
A. 78,6 g B. 79,8 g C. 78,05 g D. 78,5 g
71. 10,6 g hh (Mg, Al, Fe) + dd HCl  42,55 g muối + V lít (đkc) H2 = ?
A. 22,4 B. 10,08 C. 3,36 D.4,48
72. Cho 3,22 g hh (Zn, Mg, Fe) + dd H2SO4  muối + 1,344 lít (đkc) H2. Cô cạn dd sau pư thu lượng
muối có klượng ?
A. 10,27 g B. 9,52 g C. 8,98 g D. 7,25 g
73. Hoà tan 2,81 g hh (Fe2O3, MgO, ZnO) trong 500 ml dd H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Cô cạn dd sau pư thu
lượng muối khan ?
A. 4,81 g B. 5,81 g C. 6,81 g D. 3,81 g
74. Hoà tan m g hh (Fe2O3, MgO, ZnO) trong 500 ml dd HCl 0,1 M (vừa đủ). Cô cạn dd sau pư thu 5,56
g muối khan. Giá trị của m là ?
A. 4,185 g B. 3,185 g C. 2,185 g D. 5,185 g
75. Cho các chất FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4.
Trang 44
I) Chất nào có hàm lượng sắt lớn nhất?
A. FeS B. FeS2 C. FeO D. Fe2O3
II) Chất nào có hàm lượng sắt nhỏ nhất?
A. FeS B. FeS2 C. FeO D. Fe2O3
76. Khử hoàn toàn 17,6 gam hh gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít khí CO (đkc). Klượng sắt thu đc là ?
A. 14,5 g B. 15,5 g C. 14,4 g D. 16,5 g
77. Cho 0,3 mol FexOy tham gia pư nhiệt nhôm thấy tạo ra 0,4 mol Al2O3. CT oxit sắt là?
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
78. Hoà tan hết 11 gam hh kim loại gồm Al, Fe, Zn trong dung dịch H 2SO4 loãng thu được 0,4 mol H2 và
x gam hỗn hợp muối khan. Tính x ?
A. 48,6 gam B. 49,4 gam C. 89,3 gam D. 56,4 gam

Trang 45

You might also like