You are on page 1of 3

Chương hai 2 nguyên tắc hạnh phúc cực đại - thuyết vị lợi

I. Mở đầu chương là một câu chuyện về một con thuyền cứu sinh và trên đó có
4 người. Với tình cảnh Con tàu Mignonette chìm sau bão thì họ đã không thể
nào thoát khỏi cảnh khốn khó lúc đó. Và trên con tàu đó có một cậu bé thử việc
mười bảy tuổi Richard Parker – là trẻ mồ côi và đây là chuyến hải hành dài đầu
tiên của cậu và những người còn lại trên chuyến tàu đó đã chọn giết cậu bé để
cứu sống họ. Và sau khi họ được cứu thì đã có nhiều lập luận. Lập luận ủng hộ
mạnh mẽ nhất cho rằng với tình cảnh nguy khốn lúc đó, cần phải giết một người
để cứu ba người còn lại và Cái chết của cậu không để lại cảnh vợ góa con côi.

Lập luận này hứng chịu ít nhất hai phản đối:

Thứ nhất, người ta có thể hỏi rằng xét trên tổng thể, liệu lợi ích của việc giết cậu
bé thử việc có lớn hơn thiệt hại (phí tổn) không. Thứ hai, ngay cả sau khi xét
mọi khía cạnh và thấy lợi ích cao hơn phí tổn, chẳng lẽ chúng ta lại không có
cảm giác sai trái khi giết và sau đó ăn thịt cậu bé thử việc không có khả năng tự
vệ vì lý do nào đó nằm ngoài tính toán phí tổn và lợi ích xã hội? 

Cách tiếp cận thứ hai nói rằng xét về mặt đạo đức, kết quả không phải mối quan
tâm duy nhất; chúng ta phải tôn trọng một số nghĩa vụ và quyền nhất định, cho
dù kết quả có ra sao đi chăng nữa. Để giải quyết vụ thuyền cứu sinh cũng như
nhiều tình huống khó xử ít cực đoan hơn thường gặp phải, chúng ta cần phải suy
ngẫm một câu hỏi lớn của triết học đạo đức và chính trị: Đạo đức là vấn đề đến
mạng sống và tính toán lợi ích - phí tổn, hay là có những nghĩa vụ đạo đức và
quyền con người nhất định quá cơ bản đến nỗi chúng đúng trên mọi tính toán
thiệt hơn?

II. Phần tiếp theo của chương này muốn đề cập đến đó là chủ nghĩa vị lợi của
Jeremy Bentham

- Bentham đưa ra nguyên tắc của mình bằng chuỗi lý luận sau đây: Chúng
ta đều bị chi phối bởi cảm xúc đau khổ và hạnh phúc. Những xúc cảm
này là “chủ nhân tuyệt đối” của chúng ta. Chúng chi phối chúng ta trong
tất cả mọi thứ chúng ta làm và cũng xác định những gì chúng ta sẽ làm.
Các tiêu chuẩn đúng sai “gắn chặt vào chủ nhân”. Tất cả chúng ta đều
thích hạnh phúc và ghét đau khổ.
- Lập luận của Bentham về nguyên tắc tối đa hóa tính hữu ích có dạng một
lời khẳng định quả quyết: Không có căn cứ nào có thể phủ định nó. Ông
tuyên bố mỗi lập luận đạo đức phải hoàn toàn dựa trên ý tưởng đem lại
hạnh phúc tối đa.
- Bentham đề xuất đề án cải thiện cơ chế “quản lý người ăn xin”và có các
phản đối về quyền cá nhân.

Tóm lại nội dung về chủ nghĩa vị lợi của Jeremy Bentham là “Cần phải đạt tới
hạnh phúc lớn nhất cho một số lượng người lớn nhất”. Theo Bentham, tự nhiên
đưa loài người vào thế giới những sung sướng và đau khổ, và cần phải tính đến
thực tế đó. Bắt chước phong cách của Newton, ông gán ghép cho cảm giác
khoan khoái và cảm giác kinh tởm tương ứng là lực hút (tính hấp dẫn) và lực
đẩy (tính không hấp dẫn). Bentham cho rằng các khoái cảm là đo được, do vậy
có thể tính toán được số lượng hạnh phúc. Nhằm mục đích này thì cần phải so
sánh các khoái cảm với nhau theo cường độ, độ dài thời gian, mức độ đáng tin
cậy, thời gian bắt đầu xuất hiện. Những người phê phán ngay lập tức nhận xét
rằng sự tính toán của Bentham là hữu dụng để tính toán khoái cảm (hạnh phúc).

Nhận định về cuốn sách này:

Tôi đồng ý với những nhận định mà sách Sách “phải – trái, đúng – sai” mang
lại. nhưng câu chuyện những vấn đề thực tế đi sâu vào nhận thức của người đọc,
nó đưa tôi đến một cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về lý lẽ tự do, các lơi ích về
việc phản đối hay đồng tình về hạnh phúc.Và tôi không đồng ý với lời buộc tội
thuyết này quy tất cả mọi thứ về cách tính toán hạnh phúc và nỗi buồn thô thiển,
nhưng chỉ bằng cách viện dẫn ý tưởng đạo đức về phẩm giá và cá tính của con
người - những thứ độc lập với sự hữu ích.

Kết luận:
Khi đọc xong ba chương sách này thì tôi thấy nó khá là khó hiểu nếu bạn đọc nó
một cách hời hợt, sau khi chọn lọc thì chương 2 là chương nguyên tắc hạnh
phúc cực đại - thuyết vị lợi, tôi nhận định được rằng “đôi khi, dưới ảnh hưởng
của sự cám dỗ”, thậm chí con người tốt nhất cũng có lúc thích hạnh phúc nhỏ
hơn hạnh phúc lớn.

You might also like