You are on page 1of 16

NHÓM 1

Câu 1: Nêu khái quát sự phát triển của giáo dục và GD học? Ý nghĩa thực tiễn?
* Là một hiện tượng xã hội nảy sinh, phát triển và tồn tại mãi mãi trong xã
hội loài người
- Đó là hiện tượng thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau những kinh
nghiệm xã hội đã tích luỹ được trong lịch sử, chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lao
động sản xuất và các hoạt động xã hội khác.
- Nhờ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà nhân cách của mỗi người được
hình thành và phát triển hoàn thiện hơn, sức mạnh thể chất tinh thần của họ ngày
càng được tang lên. Chính vì vậy Giáo dục được xem như là chức năng tất yếu và
vĩnh hằng của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội
- Được bắt đầu từ khi có lịch sử loài người. việc giáo dục còn hết sức thô sơ, đơn
giản, người ta kèm cặp, dạy bảo cho nhau những kinh nghiệm săn bắt, hái lượm, trồng trọt
và những kinh nghiệm sống cần thiết,mang tính chất bình đẳng, tự phát.
- Khi xuất hiện giai cấp và xuất hiện nhà nước, việc giáo dục bắt đầu được thực
hiện thông qua các cơ quan chuyên trách giáo dục, chủ yếu nhằm dạy dỗ, đào tạo con
em của các tầng lớp thống trị.
- Khi học thuyết Mác ra đời, vạch ra những quy luật khách quan của sự phát
triển xã hội và sự hình thành, phát triển của con người.
* Giáo dục có các chức năng xã hội chủ yếu là:
Chức năng kinh tế - sản xuất: giáo dục tham gia đào tạo nhân lực, tái sản xuất
sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới, tạo ra sức sản xuất mới cho xã hội. Giáo
dục đã góp phần nâng cao trình độ, khả năng lao động cũng như các phẩm chất, đạo
đức, nghề nghiệp, thông qua giáo dục đã ghóp phần quan trọng cho việc phát triển trí
tuệ, tư duy lao động sáng tạo cho con người, tạo cho con người khả năng thích ứng
linh hoạt trong xã hội hiện đại.
Chức năng chính trị - xã hội: Giáo dục tác động tới cấu trúc xã hội, tức là
giáo dục tác động tới các tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận xã hội và
những khác biệt giữa các tầng lớp, các giai cấp, các nhóm xã hội. Giáo dục XHCN là
công cụ ghóp phần xóa bỏ bất công, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
bằng cách nâng cao trình độ văn hóa cho toàn thể nhân dân lao động, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp, việc thay đổi các vị trí xã hội.
Chức năng tư tưởng - vãn hoá: Giáo dục có tác động to lớn tới việc xây dựng
hệ tư tưởng, chi phối toàn XH, xây dựng lối sống phổ biến cho toàn xã hội, xây dựng
một trình độ văn hóa cho toàn XH, định hướng những giá trị tốt đẹp cho sự phát triển
của mỗi thành viên cũng như cho toàn xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn: Trong giai đoạn hiện nay giáo dục học không chỉ hạn chế ở
khoa sư phạm học đường chuyên nghiên cứu việc dạy dỗ, giáo dục trẻ em mà đã phát
triển, phân nhánh và hội nhập thành nhiều ngành khoa học khác nhau, nghiên cứu
việc giáo dục con người ở các lứa tuổi, các bậc học, các lĩnh vực hoạt động, các môi
trường xã hội khác nhau. Với tư cách là một hiện tượng XH, một quá trình XH, giáo
dục vừa chịu sự chi phối, tác động của các hiện tượng và quá trình XH. Đồng thời
giáo dục còn tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến các hiện tượng XH, các quá trình XH
khác. Những tác động của giáo dục tới các quá trình XH được thể hiện qua những
chức năng XH của giáo dục.
Câu 2: Đồng chí hãy nêu các nguyên tắc huấn luyện quân nhân? Liên hệ
trách nhiệm bản thân?
Nguyên tắc huấn luyện quân nhân là những luận điểm sư phạm cơ bản, phản
ánh quy luật của quá trình huấn luyện, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người đi
huấn luyện và người được huấn luyện trong quá trình huấn luyện, nhằm thực hiện có
hiệu quả mục tiêu, yêu cầu huấn luyện đã xác định
Các nguyên tắc huấn luyện quân nhân bao gồm:
- Nguyên tắc thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong huấn luyện quân
nhân: đây là nguyên tắc cơ bản, hàng đầu trong hệ thống các nguyên tắc huấn luyện,
có vai trò chỉ đạo đối với các nguyên tắc khác và chỉ đạo toàn bộ quá trình huấn
luyện quân nhân.
- Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn hoạt động của quân nhân
trong quá trình huấn luyện: đây là nguyên tắc phản ánh xu hướng thực tiễn của quá
trình huấn luyện quân nhân, đảm bảo cho quá trình huấn luyện luôn sát với thực tiễn,
gắn với thực tiễn, mang tính thực tiễn sâu sắc.
- Nguyên tắc thống nhất giữa sự chỉ đạo của người đi huấn luyện và tự chỉ đạo
của người được huấn luyện trong quá trình huấn luyện quân nhân: nguyên tắc này đề
cao vai trò của cả người đi huấn luyện và người được huấn luyện, đồng thời chỉ rõ
phương hướng phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, tự lực của người được huấn
luyện trong quá trình huấn luyện.
- Nguyên tắc thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong quá trình huấn
luyện quân nhân: quá trình huấn luyện phải đảm bảo mối liên hệ tương hỗ, giữa tư
duy cụ thể với tư duy trừu tượng, giữa cảm tính và lý tính.
- Nguyên tắc thống nhất giữa tính vững chắc của kiến thức và tính sáng tạo,
mềm dẻo của tư duy trong quá trình huấn luyện quân nhân: nguyên tắc này chỉ rõ
phương hướng tổ chức quá trình huấn luyện quân nhân.
- Nguyên tắc thống nhất giữa yêu cầu cao với khả năng lĩnh hội của người
được huấn luyện trong quá trình huấn luyện: đây là nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
trong huấn luyện thống nhất giữa yêu cầu cao với khả năng lĩnh hội của người học
trong quá trình huấn luyện là phải thường xuyên tạo ra trạng thái khó khăn trong việc
lĩnh hội kiến thức làm cho người học đạt kết quả học tập bằng sự nỗ lực, chủ động
sáng tạo của mình.
- Nguyên tắc thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình huấn luyện
quân nhân: trong quá trình huấn luyện phải đảm bảo sự thống nhất những nỗ lực cá
nhân với sự hỗ trợ của tập thể, giữa sự phát triển của từng người với sự tiến bộ chung
của tập thể.
Liên hệ thực tiễn
 Là Học viên, quân nhân đang tham gia học tập công tác tại trường được học
tập và nghiên cứu về các hỡnh thức tổ chức huấn luyện quõn nhõn, bản thõn tụi rỳt ra
nhiều bài học và thực hiện:
Quán triệt và tổ chức đầy đủ nghiêm túc các yêu cầu chỉ thị về công tác giáo dục
theo quy định của TCCT và CQ cấp trên.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các LL trong và ngoài đơn vị cùng
tham gia vào công tác HL. Quan tâm đúng mức đến xõy dựng cỏc tập thể quõn nhõn
vững mạnh, tạo ra môi trường HL trong sạch lành mạnh có tác động thúc đẩy quá trình
HL.
Từng bước nghiên cứu đổi mới ND, hình thức, PP h.luyện cho phù hợp với sự vận
động của XH, QĐ, đơn vị và từng đối tượng cụ thể trong đơn vị đảm bảo tính khả thi,
làm cho công tác HL, XD nhân cách, luôn đáp ứng với đòi hỏi với LL và thực tiễn QS.
Kiên quyết đấu tranh, ngăn ngừa phương hướng tách rời 2 mặt của nguyên tắc đó
là gắn giáo dục Tư tưởng một cách sống sượng trong các nội dung huấn luyện, hoặc
giảng dạy kiến thức KH đơn thuần tách rời giáo dục ý thức cho người học.
Câu 3: Các hình thức tổ chức HL QN? Làm rõ h/t: "Bài giảng"?Liên hệ?
Hình thức tổ chức huấn luyện quân nhân là cách thức tổ chức, sắp xếp, tiến
hành các buổi học theo một trật tự nhất định, nhằm thực hiện các mục đích nhiệm vụ
huấn luyện đặt ra.
* Phân loại các hình thức tổ chức huấn luyện
- Hình thức bài giảng. - Hình thức thực hành, diễn tập.
- Hình thức tự học. - Hình thức kiểm tra đánh giá.
- Hình thức thảo luận.
* Làm rõ hình thức: "Bài giảng"
- Khái niệm: Là một hình thức tổ chức huấn luyện cơ bản do người dạy trực
tiếp trình bày nội dung huấn luyện và điều khiển, chỉ đạo hoạt động nhận thức chung
của cả lớp, nhằm giúp người học hình thành các khái niệm, biểu tượng mới, phát triển
tư duy khoa học, định hướng thái độ và phương pháp học tập môn học.
- Vị trí, vai trò:
+ Thường đứng ở vị trí khởi đầu trong hệ thống các hình thức tổ chức huấn
luyện.
+ Là một hình thức tổ chức huấn luyện trên lớp chức năng chủ yếu là trang bị
cho người học những kiến thức lý thuyết nền tảng của môn học, rèn luyện phương
pháp tư duy khoa học, phát triển trí tuệ và góp phần xây dựng các phẩm chất nhân
cách cần thiết cho người học,
- Những yêu cầu cơ bản của hình thức bài giảng:
+ Về nội dung: Bài giảng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về nội dung
huấn luyện. Bồi dưỡng cho người học thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nội dung huấn luyện của bài giảng phải mang tính
khoa học khách quan, phản ánh đúng bản chất, quy luật của môn học đó. Phải đảm
bảo được tính hệ thống, lôgíc, nhất quán của các vấn đề khoa học, đồng thời phải phù
hợp với lôgíc nhận thức của người học.Phải quan hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống
của đất nước và thời đại, phải bám sát sự vận động phát triển của thực tiễn trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể.
+ Về phương pháp: Bài giảng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về phương
pháp huấn luyện.Phải phát huy vai trò chủ thể của người dạy, đồng thời kích thích được
người học. Phương pháp huấn luyện phải có tính mục đích rõ ràng. Bài giảng phải
được trình bày rõ ràng, đảm bảo những yêu cầu về tính luận cứ khoa học, tính hình
tượng, tính cảm xúc, tính đa dạng, mềm dẻo linh hoạt về phương pháp, thủ pháp sư
phạm.
+ Về mặt tổ chức: Phải đảm bảo cho buổi học diễn ra đúng kế hoạch, đúng quy
trình, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng có liên quan.
+ Phong cách sư phạm: Trên bục giảng phải tự tin, mẫu mực, thái độ nhiệt tình,
sôi nổi và khiêm tốn. Phải thể hiện được phương pháp sư phạm và xử lý tốt các tình huống
sư phạm.
- Quy trình và kỹ năng chuẩn bị bài giảng:
+ Bước 1: Tìm hiểu tổng quát chủ đề bài giảng
+ Bước 2: Nghiên cứu tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan
+ Bước 3: Soạn giáo án
+ Bước 4: Thông qua giáo án
+ Bước 5: Thục luyện và hoàn thiện giáo án
- Quy trình và kỹ năng tiến hành bài giảng:
+ Phần mở đầu: Bài giảng có thể mở đầu bằng nhiều cách khác nhau. Tuỳ loại
hình bài giảng mà lựa chọn cách mở đầu cho thích hợp.Thời gian cho phần mở đầu
khoảng từ 5 -10 phút.
+ Phần cơ bản của bài giảng: Trình bày nội dung bài giảng và tổ chức, chỉ
đạo hoạt động học tập của các quân nhân, điều khiển sự tự phát triển bên trong của họ
cho phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Trung thành với giáo án vừa ứng
biến linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống diễn biến thực tế của bài giảng. Nắm
chắc thông tin ngược, xử lý thông tin, điều chỉnh nội dung, phương pháp kịp thời với
các tình huống diễn biến thực tiễn của buổi học.
+ Phần kết luận: Là khâu người dạy hệ thống lại những vấn đề đã trình bày ở các
phần trước và định hướng cho công việc học tập tiếp theo của các quân nhân. Bài giảng
có thể kết luận bằng cách tóm tắt nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài, rút ra nhận
định, đánh giá chung, khêu gợi, mở ra cho người học những vấn đề lý luận và thực tiễn
cần phải bổ sung, cũng có thể định hướng cho người học chuẩn bị trước nội dung học
tập của chủ đề bài giảng tiếp theo.
Liên hệ thực tiễn
Là Học viên, quân nhân đang tham gia học tập công tác tại trường được học
tập và nghiên cứu về các hình thức tổ chức huấn luyện quân nhân, bản thân tôi rút ra
nhiều bài học và thực hiện:
+ Quán triệt sâu sắc lý luận của CNMLN, TT HCM về huấn luyện, giáo dục quân
nhân. Nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò to lớn của công tác HL, giáo dục đến sự XD phát
triển hoàn thiện nhân cách cho CBCS trong đơn vị và sự hoàn thành nhiệm vụ của đơn
vị.
+ Phải không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, xây dựng đơn
vị thành môi trường giáo dục lành mạnh. Biết tổ chức lãnh đạo và định hướng các mối
quan hệ trong đơn vị phát triển theo mục đích giáo dục. Phải tự học tập, tự rèn luyện
thường xuyên trong thực tế ở đơn vị mình.
+ Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cơ quan chức năng bám sát theo dõi đơn
vị. Đồng thời có nhận xét đánh giá khách quan kết quả hoàn thành nhiệm vụ và kịp thời
phát hiện những vướng mắc, sai trái trong công tác HL, GD.
+ Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong và ngoài
đơn vị tham gia vào công tác HL, GD, kết hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các
tổ chức đòan thể ở địa phuơng tăng cường và củng cố mối quan hệ đòan kết quân dân,
xây dựng khối đại đòan kết tòan dân.
+ Từng bước nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp hình thức HL, GD cho
phù hợp với sự vận động phát triển của QĐ, XH và đơn vị, phù hợp cho từng đối tượng
trong đơn vị, gắn công tác giáo dục chính trị tư tưởng với thực tiễn cuộc sống. bảo đảm
công tác HL, GD luôn đáp ứng với lý luận và thực tiễn hoạt động QS.
+ Cán bộ phải là tấm gương trong công việc. Phải biết lo trước cái lo của mọi
người. Vui sau cái vui mọi người. “Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình
đói, bộ độ chưa có áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét, bộ đội chưa có chỗ ngủ,
cán bộ không được kêu mình mệt”. Cán bộ không chỉ kiểu mẫu về tư tưởng, đạo đức mà
còn kiểu mẫu về lối làm việc. Sự gương mẫu của cán bộ có tác dụng GD rất lớn. Mọi
PP, cách thức HL sẽ kém hiệu quả nếu người cán bộ chỉ huy, cán bộ LĐ không trở thành
tấm gương về phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động quân sự cho các quân nhân noi
theo.
Câu 4: Đồng chí hãy nêu các hình thức tổ chức huấn luyện quân nhân?
Làm rõ hình thức: "Tự học"? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Hình thức tổ chức huấn luyện quân nhân là cách thức tổ chức, sắp xếp, tiến
hành các buổi học theo một trật tự nhất định, nhằm thực hiện các mục đích nhiệm vụ
huấn luyện đặt ra.
* Phân loại các hình thức tổ chức huấn luyện
- Hình thức bài giảng. - Hình thức thực hành, diễn tập.
- Hình thức tự học. - Hình thức kiểm tra đánh giá.
- Hình thức thảo luận.
* Làm rõ hình thức: "Tự học"
- Khái niệm: Là hình thức học tập độc lập sáng tạo của người học, nhằm lĩnh
hội, củng cố và vận dụng các kiến thức kỹ xảo, kỹ năng vào thực tiễn.
- Các hình thức tự học cơ bản: Tự xử lý thông tin của bài giảng; Tự đọc sách,
tài liệu tham khảo; Tự nghiên cứu, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng sử dụng vũ khí trang
thiết bị kỹ thuật quân sự; Tự học thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại; Tự
chuẩn bị tham gia các hoạt động huấn luyện khác.
- Yêu cầu hình thức tự học
+ Yêu cầu đối với người học: Người học phải có nhu cầu động cơ thái độ học
tập đúng đắn;Tự học đòi hỏi sự nỗ lực cao cả về năng lực, trí tuệ và cả về tinh thần,
tâm lý; Người học phải ý thức rõ được yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội, mục tiêu yêu
cầu đào tạo của nhà trường, yêu cầu của từng môn học, bài học; Người học phải xây
dựng kế hoạch tự học cho chính mình; Người học phải có phương pháp tự học phù
hợp.
+ Yêu cầu đối với người dạy: Cùng với việc bồi dưỡng động cơ tự học cho các
quân nhân phải chỉ đạo hướng dẫn họ có nội dung và phương pháp tự học một cách
khoa học; Phải tạo các điều kiện và xây dựng môi trường thuận lợi cho các quân nhân tự
học; Quá trình huấn luyện người dạy đồng thời là cán bộ quản lý, chỉ huy phải kết
hợp nhiệm vụ huấn luyện với các nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị; Có kế hoạch
duy trì các chế độ, điều lệnh, các quy định với việc tổ chức các hoạt động của đơn vị
một cách khoa học dành nhiều thời gian cho quân nhân tự học.; Phải thường xuyên
kiểm tra đánh giá kết quả tự học của các quân nhân để điều chỉnh công tác tổ chức,
chỉ đạo hoạt động tự học của họ phát triển.
Liên hệ thực tiễn
Là Học viên, quân nhân đang tham gia học tập công tác tại trường được học
tập và nghiên cứu về các hình thức tổ chức huấn luyện quân nhân, bản thân tôi rút ra
nhiều bài học và thực hiện:
+ Quán triệt sâu sắc lý luận của CNMLN, TT HCM về huấn luyện, giáo dục
quân nhân. Nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò to lớn của công tác HL, giáo dục đến sự
XD phát triển hoàn thiện nhân cách cho CBCS trong đơn vị và sự hoàn thành
nhiệm vụ của đơn vị.
+ Phải không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, xây dựng
đơn vị thành môi trường giáo dục lành mạnh. Biết tổ chức lãnh đạo và định
hướng các mối quan hệ trong đơn vị phát triển theo mục đích giáo dục. Phải tự học
tập, tự rèn luyện thường xuyên trong thực tế ở đơn vị mình.
+ Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cơ quan chức năng bám sát theo dõi
đơn vị. Đồng thời có nhận xét đánh giá khách quan kết quả hoàn thành nhiệm vụ
và kịp thời phát hiện những vướng mắc, sai trái trong công tác HL, GD.
+ Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong và
ngoài đơn vị tham gia vào công tác HL, GD, kết hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính
quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phuơng tăng cường và củng cố mối quan hệ
đoàn kết quân dân, xây dựng khối đại đòan kết tòan dân.
+ Từng bước nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp hình thức HL, GD
cho phù hợp với sự vận động phát triển của QĐ, XH và đơn vị, phù hợp cho từng
đối tượng trong đơn vị, gắn công tác giáo dục chính trị tư tưởng với thực tiễn cuộc
sống. bảo đảm công tác HL, GD luôn đáp ứng với lý luận và thực tiễn hoạt động
QS.
+ Cán bộ phải là tấm gương trong công việc. Phải biết lo trước cái lo của
mọi người. Vui sau cái vui mọi người. “Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được
kêu mình đói, bộ độ chưa có áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét, bộ đội
chưa có chỗ ngủ, cán bộ không được kêu mình mệt”. Cán bộ không chỉ kiểu mẫu
về tư tưởng, đạo đức mà còn kiểu mẫu về lối làm việc. Sự gương mẫu của cán bộ
có tác dụng GD rất lớn. Mọi PP, cách thức HL sẽ kém hiệu quả nếu người cán bộ
chỉ huy, cán bộ LĐ không trở thành tấm gương về phẩm chất đạo đức và năng lực
hoạt động quân sự cho các quân nhân noi theo.
NHÓM 2

Câu 1: Nêu các nhóm phương pháp huấn luyện quân nhân ? Phân tích
nhóm phương pháp: "Huấn luyện trực quan"?
Phương pháp huấn luyện quân nhân là tổng hợp cách thức hoạt động của người
dạy và người học trong quá trình truyền thụ và lĩnh hội các nội dung huấn luyện
nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ huấn luyện đã đặt ra.
* Nêu các nhóm phương pháp huấn luyện quân nhân
- Nhóm phương pháp huấn luyện dùng ngôn ngữ.
- Nhóm phương pháp huấn luyện trực quan.
- Nhóm phương pháp huấn luyện thực hành.
- Nhóm phương pháp kích thích tính tích cực nhận thức của người học.
- Nhóm phương pháp kiểm tra.
* Phân tích nhóm phương pháp: "Huấn luyện trực quan"
- Khái niệm: Nhóm phương pháp huấn luyện trực quan là tổng hợp những cách
thức sử dụng các phương tiện trực quan, các thao tác, động tác mẫu và các hiện tượng
trong tự nhiên vào quá trình huấn luyện nhằm đẩy mạnh họat động nhận thức của
quân nhân
- Nhóm phương pháp huấn luyện trực quan gồm các phương pháp sau:
Phương pháp trình bày trực quan tổng hợp những cách thức để sử dụng phương
tiện trực quan khác nhau. Phương pháp sử dụng trước, trong và sau khi giới thiệu nội
dung học tập mới, quá trình ôn tập tổng hợp kiến thức
Phương pháp làm mẫu: tổng hợp những cách thức sử dụng động tác thao tác
mẫu.
Phương pháp quan sát: người dạy tổ chức cho người học quan sát hiện tượng
sự vật tự nhiên, quá trình xảy ra trong xã hội
- Ưu điểm của nhóm phương pháp huấn luyện trực quan: Giúp người học có
biểu tượng rõ ràng về đối tượng nghiên cứu và quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức
diễn ra thuận lợi; Tạo cơ hội cho người học huy động nhiều giác quan cùng tham gia
vào quá trình tri giác tài liệu, kích thích sự hứng thú, tập trung chú ý, phát triển tư
duy trực quan hình tượng và tạo sự dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu các tri thức cơ bản của
bài học, môn học; Tạo thuận lợi cho người học dễ liên hệ giữa lý thuyết với thực
hành, lý luận với thực tiễn họat động quân sự
- Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, công sức trong chuẩn bị bài học, nhất là
việc xây dựng các sơ đồ, biểu đồ trong bài học; Nếu dùng trực quan không đúng chỗ
sẽ làm người học dễ phân tán sự chú ý; Sử dụng trực quan phụ thuộc vào kinh phí,
phương tiện vật tư, tốn kém tiền của.
- Biện pháp khắc phục: Phải kết hợp chặt chẽ phương pháp trực quan với các
phương pháp huấn luyện khác; Lựa chọn, sử dụng các phương tiện trực quan cần phù
hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài học, môn học; Khi trình bày các phương tiện
đồ dùng trực quan nên cất ngay sau khi dùng xong, tránh sự phân tán chú ý của người
học, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về tính giáo dục, thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn, kinh
tế và quan sát thuận lợi nhất.
Câu 2: Nêu các nhóm phương pháp huấn luyện quân nhân? Phân tích
nhóm phương pháp: "Kích thích tính tích cực nhận thức của người học"?
Nhóm phương pháp huấn luyện dùng ngôn ngữ.
Nhóm phương pháp huấn luyện trực quan.
Nhóm phương pháp huấn luyện thực hành.
Nhóm phương pháp kích thích tính tích cực nhận thức của người học.
Nhóm phương pháp kiểm tra.
nhóm phương pháp: kích thích tính tích cực nhận thức của người học
Phương pháp khởi động sư phạm
Phương pháp khởi động sư phạm là tổng hợp các cách thức kích thích và quá
trình nhận thức của người học ở thời điểm đầu buổi học, giờ học nhằm khơi dậy tư
duy tích cực của người học, tạo tâm thế hưng phấn trong học tập.
Mục đích: Nhằm gây hứng thú cho người học, thu hút sự chú ý của họ ngay
từ đầu buổi học, rút ngắn thời gian của giai đoạn bắt đầu, nhanh chóng đi vào giai
đoạn tích cực tối đa. Giảm bớt sự căng thẳng cho người học, khắc phục tình trạng
sớm xuất hiện sự nỗ lực hoặc mệt mỏi và sự đơn điệu, buồn tẻ trong giờ học.
Ưu điểm của phương pháp: Là làm cho không khí buổi học trở nên nhẹ nhàng,
thoải mái và tạo hưng phấn cho họat động nhận thức, khắc phục được trạng thái ý,
phân tán của người học.
Nhược điểm: Nếu khởi động sư phạm không tốt, không hòa nhập với nội dung
bài học sẽ gây ra sự phân tán chú ý, dẫn dắt tư duy của người học theo hướng khác và
mất điều khiển trong quá trình huấn luyện.
Để khắc phục nhược điểm đó, khởi động phải ngắn gọn, đúng nội dung chủ đề,
phù hợp đối tượng người học.
Phương pháp tranh luận các vấn đề học tập
Thực chất của phương pháp này là tạo ra các tính huống học tập với những
chính kiến khác nhau trong giải quyết một vấn đề nào đó, thông qua sự tranh luận của
quân nhân để đi tới chân lý, gây được không khí nhận thức mang tính tích cực sáng
tạo cao.
Trong huấn luyện quân nhân, phương pháp tranh luận các vấn đề học tập
thường được tiến hành bằng cách khuyến khích người học đề xuất các tính huống bất
ngờ, các vấn đề tranh luận, cổ vũ mọi người tranh luận.
Ưu điểm của phương pháp: Nếu tổ chức tốt sẽ làm cho buổi học trở nên sôi
nôi, phát triển tư duy, mở rộng nhận thức của người học. Giúp người học rèn luyện
phương pháp bảo vệ quan điểm cá nhân trước tập thể.
Nhược điểm của phương pháp là dễ xa đà vào những vấn đề tản mạn, các ý
kiến lan man hoặc không có ý kiến, mất thời gian của buổi học; dễ sinh tính trạng chỉ
có một số người phát biểu, còn những người khác không tham gia.
Biện pháp khắc phục: Giáo viên phải dự kiến trước các vấn đề tranh luận, định
hướng cho buổi học đi đúng trọng tâm, trọng điểm. Linh họat trong duy trì điều khiển
buổi học, vừa lắng nghe, vừa tổng hợp, phát hiện mâu thuẫn, dựng tình huống nhanh.
Tôn trong ý kiến của người học, khuyến khích những ý tưởng mới, cách giải quyết
vấn đề độc đáo, sáng tạo.
Phương pháp đóng vai nhận thức Đóng vai nhận thức là phương pháp kích
thích hứng thú nhận thức người học dựa trên những cơ sở tạo ra các tính huống nhập
vai trong quá trình học tập.
Phương pháp đóng vai có một số đặc điểm như sau: Đưa chủ thể học tập vào
hành động trong tình huống mô phỏng thực tiễn, tạo cơ hội cho họ vận dụng một cách
chủ động và sáng tạo các tri thức, kinh nghiệm đã có vào thực tế và phát thiện thêm
những gì cần phải học. Thôi thúc động cơ bên trong của người học
Yêu cầu: Khi sử dụng phương pháp đóng vai,công tác chuẩn bị phải chu đáo
cẩn thận. Không nên đưa ra quá nhiều tình huống trong một buổi học. Nên kết hợp
với các phương pháp khác. Giáo viên là người đạo diễn phải thường xuyên điều chỉnh
các tình huống,các vai đóng cho sát mục tiêu và nội dung huấn luyện. Khi tổ chức
tình huống cần tôn trọng những cách ứng xử sáng tạo, độc đáo của người đóng vai
trong diễn biến của sự kiện phức tạp; khai thác kết quả của tình huống đóng vai và tổng
kết những kinh nghiệm thu được qua buổi tập đó.
Câu 3. Nêu các nguyên tắc giáo dục quân nhân? Phân tích nguyên tắc :
"Bảo đảm tính mục đích và tính tư tưởng trong giáo dục quân nhân"?

Nguyên tắc giáo dục quân nhân là những luận điểm cơ bản phản ánh quy luật
của quá trình giáo dục quân nhân chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà giáo dục và đối
tượng giáo dục (nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục quân nhân)
nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đã xác định.
Nguyên tắc giáo dục quân nhân là luận điểm sư phạm cơ bản mang tính khái
quát cao, phản ánh những quy luật của quá trình giáo dục quân nhân thể hiện sự tác
động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Nguyên tắc giáo dục
chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức giáo dục.
* Nêu các nguyên tắc giáo dục quân nhân
- Bảo đảm tính mục đích và tính tư tưởng trong quá trình giáo dục quân nhân
- Giáo dục quân nhân phải gắn với hoạt động quân sự
- Giáo dục quân nhân trong tập thể quân sự
- Giáo dục theo đặc điểm riêng của nhân cách
- Kết hợp yêu cầu cao với tôn trọng nhân cách trong giáo dục quân nhân
- Phát huy và dựa vào mặt tốt, mặt tích cực trong giáo dục quân nhân
- Bảo đảm tính thống nhất, kế thừa và liên tục trong giáo dục
* Phân tích nguyên tắc: "Bảo đảm tính mục đích và tính tư tưởng trong giáo
dục quân nhân"
- Vị trí, vai trò: Là nguyên tắc giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các nguyên tắc của
quá trình giáo dục quân nhân, chỉ ra những yêu cầu quan trọng nhất đối với phương hướng,
nội dung, hình thức giáo dục.
- Cơ sở: Từ quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối quan điểm của đảng ta về vai trò của giáo dục trong xã hội; tính lịch sử, tính giai
cấp của giáo dục và kinh nghiệm thực tiễn.
- Nội dung:
+ Mọi hoạt động giáo dục của quân nhân ở đơn vị đều phải hướng vào thực
hiện mục đích phát triển toàn diện nhân cách quân nhân.
+ Phải xây dựng nội dung giáo dục khoa học, giữ vững định hướng chính trị,
tư tưởng của giai cấp công nhân.
- Yêu cầu:
+ Quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục do ĐẢng cộng
sản Việt Nam đề ra; đường lối nhiệm vụ cách mạng, quân đội và phương hướng,
nhiệm vụ giáo dục trong quân đội.
+ Phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục với cuộc sống, gắn chặt
giữa giáo dục với hoạt động của quân nhân.
+ Phải có quan điểm khoa học, sáng tạo và đức tính kiên trì trong giáo dục.
+ Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhằm thực hiện tốt
nhất đường lối, nhiệm vụ giáo dục do Đảng ta đề ra.
+ Thường xuyên bảo đảm tính giai cấp, tính đảng cao trong hoạt động giáo dục.
Ý nghĩa
- Việc tổ chức thực hiện quá trình giáo dục quân nhân ở đơn vị là một nhiệm
vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chỉ huy, lãnh đạo và tổ chức đảng, đoàn mà
trước hết là của người cán bộ chỉ huy.
- Quá trình tổ chức, tiến hành giáo dục quân nhân phải hết sức kiên trì, nhẫn
nại và khéo léo, tuân thủ chặt chẽ lô gic của quá trình giáo dục; đồng thời vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc phù hợp với hoạt động của đơn vị.
- Người cán bộ phải có đầy đủ những phẩm chất tiêu biểu của nhà giáo dục,
nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục
nhân cách, đạo đức cho quân nhân cách mạng.
Câu 4: Nêu các nhóm phương pháp giáo dục quân nhân? Phân tích
phương pháp: "Giáo dục thuyết phục? Ý nghĩa đối với người cán bộ cấp phân
đội? (0,6)
Phương pháp giáo dục quân nhân là tổng hợp những cách thức, biện pháp của
nhà giáo dục và các lực lượng giáo dục đến quân nhân nhằm thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ giáo dục.
* Các nhóm phương pháp giáo dục quân nhân
- Nhóm phương pháp tác động vào ý thức quân nhân gồm: Phương pháp thuyết
phục, nêu gương, đối thoại tranh luận.
- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, hình thành thói quen, hành vi, kinh
nghiệm ứng xử gồm: Phương pháp rèn luyện, đòi hỏi sư phạm, tạo tình huống giáo
dục.
- Nhóm phương pháp kích thích điều chỉnh hành vi quân nhân: PP thi đua, PP
động viên khen thưởng; PP bắt buộc, xử phạt.
* Phân tích phương pháp: "Giáo dục thuyết phục"
- Khái niệm: Là phương pháp tác động giáo dục trực tiếp vào ý thức quân nhân
bằng lời nói và việc làm sinh động, bằng sự kiện thực tế khách quan, nhằm làm cho
quân nhân hiểu rõ chân lý, tin ở chân lý và quyết tâm thực hiện hành động theo chân
lý.
- Vai trò, ý nghĩa: Nâng cao giác ngộ cho quân nhân, phát huy mạnh mẽ tính tích
cực của họ và phát huy sức mạnh tinh thần trong chiến đấu, trong các lĩnh vực hoạt động
quân sự; Là phương pháp giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các PP giáo dục quân nhân.
- Cơ sở: Xuất phát từ con đường thuyết phục bằng lời nói và thuyết phục bằng việc
làm.
- Biện pháp: Bằng lời nói, ngôn ngữ để tác động khéo léo vào nhận thức, tình cảm, ý
chí của quân nhân; động viên, khích lệ, cảm hóa lôi cuốn ý chí, hành động của quân nhân.
- Yêu cầu: Phải sử dụng khoa học các biện pháp như giải thích, chứng minh
hoặc bác bỏ những quan điểm tư tưởng sự kiện nào đó.
Thuyết phục phải mang đầy đủ thông tin phản ánh đúng bản chất quy luật
khách quan của sự vật đúng lúc đúng chỗ khéo léo tế nhị, làm rõ được mối quan hệ
giữa lý luận và thực tiễn.
Bằng việc làm và thực tiễn sinh động cụ thể của người cán bộ trong cuộc sống,
hoạt động quân sự có sức lôi cuốn cảm hóa giáo dục mạnh mẽ tới quân nhân.
Người giáo dục phải có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu sâu sắc đối tượng giáo dục
để có biện pháp, lời nói thích hợp nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý của quân nhân;
Phải có đức tính kiên trì nhẫn nại gần gũi chan hòa cởi mở với đối tượng giáo
dục, kết hợp khéo léo giữa phương pháp thuyết phục với phương pháp giáo dục khác
như rèn luyện, bắt buộc.
Lời nói thuyết phục phải có chất lượng cao (đúng, đủ, dễ hiểu, logic) gắn lời
nói với việc làm và thực tế.
Ý nghĩa - Việc tổ chức thực hiện quá trình giáo dục quân nhân ở đơn vị là một
nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chỉ huy, lãnh đạo và tổ chức đảng,
đoàn mà trước hết là của người cán bộ chỉ huy.
- Quá trình tổ chức, tiến hành giáo dục quân nhân phải hết sức kiên trì, nhẫn
nại và khéo léo, tuân thủ chặt chẽ lô gic của quá trình giáo dục; đồng thời vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc phù hợp với hoạt động của đơn vị.
- Người cán bộ phải có đầy đủ những phẩm chất tiêu biểu của nhà giáo dục,
nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục
nhân cách, đạo đức cho quân nhân cách mạng

You might also like