You are on page 1of 2

KHÁI NIỆM HẠNH PHÚC

* Các quan niệm ngoài Mác xít về hạnh phúc:

+ Đê-mô-crit: Hạnh phúc là sự yên tĩnh, sự thanh thản của tâm hồn. Mọi dục vọng, ham muốn
của con người là nguyên nhân của đau khổ.

+ Arixtote: Hạnh phúc con người có được là do hoạt động lý trí và do quan niệm của mỗi người.

+ Khổng Tử – Mạnh Tử: Hạnh phúc là do mệnh trời “bắt phong trần phải phong trần, cho thanh
cao mới được phần thanh cao”.

+ Tôn giáo: Hạnh phúc không có ở cuộc sống trần thế mà chỉ có ở thế giới bên kia.

+ Quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam: Hạnh phúc gắn liền với tình bạn, tình yêu lứa đôi,
gia đình là sự thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần.

Tóm lại, có thể tóm tắt các quan niệm trước chủ nghĩa Mác về hạnh phúc theo 3 xu hướng sau:

- Thứ nhất, cho hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn thường xuyên những nhu cầu vật chất
như ăn, ở, mặc, khỏa mạnh, sống lâu... Để có sự thỏa mãn đó con người phải giàu có, của cải dư
thừa.
- Thứ hai, ngược lại với xu hướng trên, cho hạnh phúc đích thực của con người là sự thỏa mãn
các nhu cầu tinh thần mà bản chất của nó là sự thanh thản, yên tĩnh tâm hồn, tránh mọi xúc động,
lo âu, suy nghĩ, trăn trở, sống với tự nhiên, vô tư hiền hòa, tránh xa mọi âm mưu quỷ kế và thói
thâm độc của người đời.

- Thứ ba, là một xu hướng xem ra có vẻ hoàn bị nhưng lại phản ảnh thái độ phản ứng thất vọng
của con người trước thực tế đầy đau khổ không có chỗ đứng cho hạnh phúc. Các quan niệm hạnh
phúc theo xu hướng này cho rằng hạnh phúc của con người là sự thỏa mãn thường xuyên các nhu
cầu vật chất, tinh thần và loại trừ mọi nỗi đau khổ.

* Hạnh phúc theo quan điểm đạo đức học Mác xít:

- Hạnh phúc theo nghĩa rộng là sự đánh giá chung nhất đời sống của con người là sự tổng hợp
những yếu tố xã hội của con người có tính lịch sử xã hội. Hạnh phúc đích thực của con người là
sống và hoạt động để tạo ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, là
cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả.

- Hạnh phúc theo nghĩa hẹp là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn các nhu cầu đạo đức cao cả. Do
đó, hạnh phúc bao gồm 2 yếu tố:
+ Mặt khách quan của hạnh phúc chính là nhu cầu phát triển của xã hội mà chủ thể nhận thức
biến thành tình cảm, trách nhiệm.
+ Mặt chủ quan là nổ lực hăng say hoạt động của con người vươn tới những thành quả phù hợp
nhu cầu xã hội.
+ Thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả nghĩa là khi nhu cầu thỏa mãn mang lại cho chủ thể sự thanh
thản của lương tâm, tự hào về cuộc sống, nâng cao ý thức nghĩa vụ. Loại nhu cầu này thỏa mãn
mang lại hạnh phúc.

You might also like