You are on page 1of 18

MỤC LỤC

Nội dung Trang


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI…......................................................................................3
II. GIỚI THIỆU...................................................................................................4
III. PHƯƠNG PHÁP...........................................................................................5
1. Khách thể nghiên cứu...............................................................................5
2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................6
3. Quy trình nghiên cứu.................................................................................6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu.....................................................................7
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ...............................8
1. Phân tích dữ liệu.........................................................................................8
2. Bàn luận.....................................................................................................10
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................10
1. Kết luận…………………………………………………….……………10
2. Khuyến nghị ………………………………….…………………………11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................12
PHỤ LỤC ..........................................................................................................13

1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI

Viết tắt Viết đầy đủ

SĐTD Sơ đồ tư duy

GV Giáo viên

HĐ Hoạt động

HS Học sinh

DH Dạy học

PPDH Phương pháp dạy học

SGK Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông

THCS Trung học cơ sở

2
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Qua thực tế năm học (2012 - 2013) với sự hiểu biết về phần mềm vẽ SĐTD
và cách thức thiết kế SĐTD qua hai cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” của
Adam khoo và cuốn “the mind map book” của Tony và Barry buzan. Tôi đã
mạnh dạn sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học khối lớp 11 và kết quả được
nâng cao rõ rệt thông qua các bài kiểm tra đánh giá định kỳ.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học bằng SĐTD là: thông qua quá
trình gợi ý dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, GV tạo điều kiện cho HS tranh luận,
tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua tình huống gợi vấn đề. Các tình huống này có
thể do GV chủ động xây dựng hoặc cũng có thể do lôgic kiến thức bài học tạo
nên. Qua đó, GV đảm nhiệm vai trò một người quản trò, chỉ tổ chức - hướng
dẫn. HS phải thực sự nhập cuộc vào bài học, chủ động trong suy nghĩ và hình
thành ý tưởng. Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của HS, tạo cơ hội
cho HS thảo luận, tranh luận đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (có thể
không đúng, không đầy đủ hoặc khác với sự chuẩn bị của GV), giúp HS tự giải
quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Mục đích của phương pháp này
không phải chỉ làm cho HS lĩnh hội được kết quả của quá trình dạy học mà còn ở
chỗ làm cho họ phát hiện khả năng tiến hành những quá trình như vậy. Nói cách
khác, HS nắm được bản chất của quá trình học tập.
Phương pháp sử dụng SĐTD là một trong những PPDH tích cực đã và đang
được quan tâm và phát triển ngay ở cấp THCS nhằm đổi mới PPDH. Trường
THPT Phan Bội Châu và các trường khác cần quan tâm đến việc vận dụng
phương pháp sử dụng SĐTD vào dạy học môn Lịch sử.
Trên cơ sở đã đạt được ở khối lớp 11 từ năm học trước và bản thân tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2013 - 2014, tôi mạnh dạn áp dụng
SĐTD cho HS khối 12 để các em không những nắm vững kiến thức bộ môn mà
còn hình thành phương pháp học tập hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc ôn tập
thi tốt nghiệp THPT cũng như Cao đẳng, Đại học.
Thực tiễn giảng dạy bộ môn Lịch sử nói chung và Chương III“Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12) nói riêng hiện nay còn nhiều vấn đề bất
cập trong phương pháp giảng dạy truyền thụ tri thức cho HS. Nhiều GV đã áp
dụng các phương pháp dạy học truyền thống cũng như hiện đại vào thực tiễn,
song vẫn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, HS
vẫn còn thụ động trong việc lĩnh hội các tri thức khoa học và nhất là chưa phát
huy hết đặc điểm nổi bật của Lịch sử trong việc xây dựng và hình thành nhân
cách con người Việt Nam.
Chương III“Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12) là một phần
rất hay và quan trọng đối với cả GV và HS, vì nó thường xuyên xuất hiện trong
các đề thi tốt nghiệp, đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng. GV
phải cân đối hài hòa giữa dung lượng kiến thức với thời gian, giữa trình bày sự
kiện, diễn biến với những câu hỏi mang tính tư duy, suy luận. HS vừa phải hứng
thú, vừa tiếp nhận dung lượng kiến thức lớn mà không thấy “ngán” khi học bài
hoặc kiểm tra đánh giá dẫn tới hiệu quả của việc dạy và học chưa cao.
Giải pháp của tôi là vận dụng phương pháp SĐTD vào dạy học chương này
sẽ giúp HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh
3
tri thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực sáng tạo, góp phần Nâng cao hứng thú
và kết quả học tập của HS.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 12 trường
THPT Phan Bội Châu, Cam Ranh, Khánh Hoà. Lớp 12A3 là lớp thực nghiệm và
12 A8 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi
dạy các bài trong Chương III“Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử
12). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
HS, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm
bài đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 6,6; điểm bài đầu ra của
lớp đối chứng là 5,2. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p = 0,00006 < 0,05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Điều đó chứng minh rằng vận dụng phương pháp SĐTD vào dạy học
Chương III“Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12) đã làm Nâng
cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường THPT Phan Bội Châu.
II. GIỚI THIỆU
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng là một quá
trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó GV tổ chức, dẫn dắt HS
một cách có mục đích, có kế hoạch để HS nắm vững những tri thức cơ sở về văn
hóa, khoa học và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực nhận thức, dần dần hình
thành cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng, nhân cách và đạo đức.
Trong thực tế, quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng rất phức
tạp, có nhiều hình thức. Song, phổ biến vẫn là tình trạng “thầy đọc”, “trò chép”.
Với lối dạy này đã hạn chế hiệu quả của quá trình dạy học. Nếu HS tự mình
tìm hiểu, phát hiện và giải quyết dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra các
nguyên nhân, qui luật phát triển, diễn biến, tiến trình, ... thì kiến thức thu được sẽ
sâu sắc và được sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều cho việc học tập tiếp cũng như
ứng dụng vào hoạt động thực tiễn.
Qua việc th¨m líp dù giê kh¶o s¸t tr­íc t¸c ®éng, t«i nhận thÊy phần đông
GV chỉ tính đến khối lượng kiến thức cần cung cấp trong một thời lượng qui
định, chứ không tính đến việc tiếp thu của HS là bao nhiêu ?. Mặt khác, dưới tác
động của cơ chế thị trường vào giáo dục - một nghề vốn thanh cao - làm thay đổi
bậc thang giá trị của các môn học, sự phân hóa “môn chính”, “môn phụ” ngày
thêm sâu sắc.
Áp lực điểm số, tâm lí thi cử (tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học...) buộc
GV máy móc, rập khuôn nội dung sách giáo khoa (dựa theo chuẩn kiến thức) rồi
buộc HS phải học thuộc lòng. HS khi học, tiếp thu thụ động ít có điều kiện thảo
luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân; không có cơ hội
tham gia nhiều vào quá trình học từ đó làm mất khả năng tập trung, tỏ ra chán
nản, mệt mỏi. Vì thế các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra, cuèi
cïng lµ mÊt ®i høng thó ®èi víi m«n häc.
Năm học 2013 – 2014, căn cứ vào phương án đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tạo điều kiện cho tôi mạnh dạn áp dụng phương
pháp sử dụng SĐTD vào dạy học khối lớp 12 nhằm phát huy tính tích cực của
HS trong giờ học. Dạy học là một nghệ thuật, bằng tâm hồn, sự hiểu biết và nghệ

4
thuật của người GV, những “phần xác” lịch sử sẽ được “phả hồn” vào một cách
sinh động và đẹp đẽ; giúp các em cảm nhận tốt hơn, yêu bộ môn lịch sử hơn
đồng thời thấy được vai trò của lịch sử trong cuộc sống.
Giải pháp thay thế: Vận dụng phương pháp SĐTD trong thiết kế một số bài
soạn của Chương III “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12) bao
gồm:
- Vận dụng phù hợp phương pháp sơ đồ tư duy phối hợp với các phương pháp
khác (phát vấn, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm...)
- Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ và khai thác trong
từng đơn vị kiến thức trong một tiết học.
- Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong việc củng cố - đánh giá cuối tiết
học.
- Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy để ra bài tập về nhà hay kiểm tra 15 phút.
- Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức cuối
bài hoặc cuối chương.
Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có vận dụng phương pháp SĐTD trong dạy
học lịch sử, đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài nghiên cứu được trình bày. Ví dụ:
- Sử dụng SĐTD trong dạy Văn học sử ở trường THPT Ngọc Hồi – Hà Nội của
tác giả Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Giáo viên môn văn.
- Sử dụng SĐTD trong việc hệ thống hóa kiến thức môn lịch sử THPT của sinh
viên Đặng Thị Tuyết Mai – Người hướng dẫn PGS.TS Trần Khánh Đức.
Thông qua các bài viết, đề tài khác nhau, tôi thấy được hiệu quả của SĐTD
trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, các đề tài này còn mang tính khái quát
chưa thật cụ thể.
Thực hiện đề tài “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập trong một số tiết lịch
sử cụ thể giai đoạn từ 1945 – 1954 (Lịch sử 12) bằng phương pháp sử dụng
SĐTD ”, tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của
việc đổi mới PPDH. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào lịch sử, say mê tìm
hiểu lịch sử cùng các ứng dụng của nó trong đời sống.
Vấn đề nghiên cứu: Việc vận dụng phương pháp SĐTD vào dạy học Chương
III“Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12) có nâng cao hứng thú và
kết quả học tập của học sinh lớp 12 không?
Giả thuyết nghiên cứu: Vận dụng phương pháp SĐTD vào dạy học Chương III
“Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12) sẽ nâng cao hứng thú và
kết quả học tập của học sinh lớp 12.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn trường THPT Phan Bội Châu vì trường có những điều
kiện thuận lợi cho việc Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
* Giáo viên:
Cô Bùi Thị Kiều Oanh - Giáo viên dạy lớp 12 A3 (Lớp thực nghiệm)
Cô Mai Thị Thiều Tân - Giáo viên dạy lớp 12 A8 (Lớp đối chứng)

5
Hai giáo viên này có tuổi đời và tuổi nghề bằng nhau, đều là hai GV có nhiều
kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và
giáo dục HS.
* Học sinh:
Lớp 12A3 và lớp 12 A8.
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, và nửa học kỳ I năm học 2013-2014
hai lớp tương đương nhau về điểm số của hầu hết các môn học.
2. Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12A3 là lớp thực nghiệm và 12A8 là lớp đối
chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết
quả kiểm tra phải thể hiện rõ điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau do đó
tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của hai lớp trước khi tác động.
Kết quả
Bảng 1: Kiểm chứng lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước khi tác động
(Xem Phụ lục 5)
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 7.4 6.5
P= 0.004
P = 0.004 < 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp
thực nghiệm và đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là trước khi tác động, chênh lệch
kết quả trung bình của lớp đối chứng 12A8 cao hơn lớp thực nghiệm 12A3.
Sử dụng thiết kế thứ hai: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các lớp đối
chứng và thực nghiệm (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra trước Kiểm tra sau
Nhóm Tác động
tác động tác động
Dạy học có vận dụng phương
Thực nghiệm O1 O3
pháp SĐTD

Dạy học không vận dụng


Đối chứng O2 O4
phương pháp SĐTD

Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên
- Cô Tân dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không vận dụng
phương pháp SĐTD, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Cô Oanh dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học có vận dụng
phương Pháp SĐTD (Phụ lục 1) ; sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website
baigiang.violet.vn, tailieu.vn, giaovien.net… Ngoài ra, sau mçi tiết häc GV ghi

6
l¹i quan s¸t cña m×nh về sự hứng thú, về thái độ, hành vi của HS đối với môn
học ®Ó t×m c¸ch c¶i thiÖn cho tiết học sau.
* Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học và theo thời
khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan.
Quá trình thực nghiệm được thực hiện vào một số tiết thuộc Chương III “Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12). Cụ thể tiến hành dạy thực
nghiệm ở một số tiết của chương như sau:
Tiết 28, 29: Bài 17 - NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU
NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 (Phụ lục 1)
Tiết 33: Kiểm tra học kì I (Phụ lục 3)
Tiết 34, 36: Bài 20 - CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 – 1954) (Phụ lục 1)
Nội dung thực nghiệm: Ở mỗi tiết học được soạn thành giáo án lên lớp. Sử
dụng hệ thống bài soạn được xây dựng theo định hướng vận dụng phương
pháp SĐTD vào dạy học (GV chuẩn bị trước, có thể yêu cầu HS đọc SGK chuẩn
bị ở nhà, hoặc làm việc tại lớp theo nhóm hay cá nhân), nhằm mục đích giúp cho
các em nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình đồng thời tiếp thu kiến
thức mới một cách chủ động, sáng tạo, tạo thói quen tìm tòi, khám phá mở rộng
các kiến thức, kỹ năng ngoài phạm vi SGK. Đồng thời phát huy tối ưu tính tích
cực nhận thức của mọi đối tượng HS. Theo hướng này thì GV đóng vai trò là
người tổ chức và điều khiển hành vi thực hiện nội dung thực nghiệm.
Bảng 3. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Ba Lịch sử 15 Kiểm tra 1 tiết
15/10/2013 12A3
Sáu Lịch sử 28 Nước VNDCCH từ sau ngày
29/11/2013 12A3 2/9/1945 đến trước ngày
19/12/1946 (t1)
Ba Lịch sử 29 Nước VNDCCH từ sau ngày
3/12/2013 12A3 2/9/1945 đến trước ngày
19/12/1946 (t2)
Ba Lịch sử 33 Kiểm tra học kì I
17/12/2013 12A3
Sáu Lịch sử 34 Cuộc kháng chiến toàn quốc
20/12/2013 12A3 chống thực dân Pháp kết thúc
(1953 – 1954) (t1)
Ba Lịch sử 36 Cuộc kháng chiến toàn quốc
31/12/2013 12A 3 chống thực dân Pháp kết thúc
(1953 – 1954) (t3)
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết, ma trận và đề kiểm tra tổ đã
thảo luận thống nhất chung.
7
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kỳ I, theo ma trận và đề kiểm tra
tổ đã thảo luận thống nhất chung.
Ngoµi ra, ®Ó nghiªn cøu vÒ sự hứng thú, về thái độ, hành vi của HS đối với
môn học t«i cßn x©y dùng b¶ng kiÓm quan s¸t (ở phần phụ lục) ®Ó thu thËp d÷
liÖu; đồng thời tôi tiến hành thu các bài SĐTD mà HS tự thiết kế làm tài liệu
minh chứng.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi dạy xong các bài học trong Chương III “Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1954” (Lịch sử 12) theo phân phối chương trình, thực hiện kế hoạch kiểm
tra học kì I của nhà trường, tôi tiến hành bài kiểm tra học kì (Phụ lục 3) và cùng
cô Tân tiến hành chấm bài theo đáp án của tổ chuyên môn.
Đồng thời, dïng b¶ng kiÓm quan s¸t, thang ®o th¸i ®é, hành vi ®Ó lÊy th«ng
tin tõ HS (Phụ lục 4). Sau ®ã ph©n tÝch vµ ®¸nh gi¸ vÒ sự hứng thú, về thái độ,
hành vi của HS đối với môn Lịch sử.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động (Phụ lục 5)
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 5.2 6.6
Độ lệch chuẩn 1.33 1.51
Giá trị p của T-Test 0.00006
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
1.04
(SMD)

B¶ng 5: Th¸i ®é, hµnh vi đối víi m«n Lịch sử của lớp thực nghiệm 12A3
(Xem Phụ lục 4)
Lớp 12A3
Trong giờ Lịch sử Tr­íc Sau
t¸c ®éng T¸c ®éng
T«i lu«n ch¨m chó theo dõi bài học 60,6% 75,2%
T«i tích cực phát biểu xây dựng bài 57.8% 77.9%
TiÕt häc s«i næi h¬n 62.4% 83.5%
Rèn luyện nhiều kỹ năng 42.3% 60.4%

Tôi chắc chắn mình có khả năng học lịch sử 50.3% 72.5%

Tôi không lãng phí thời gian ngồi chờ GV hướng


35.7% 65.6%
dẫn hoặc phản hồi
T«i th­êng kh«ng l¬ m¬ hoÆc ngñ gËt 53.4% 94.7%
8
Tôi không ngồi đếm thời gian đến khi kết thúc tiết
59.8% 78%
học

Lịch sử không quan trọng trong công việc của tôi. 44.3% 27.5%

Tôi không tin mình có thể hứng thú, say mê lịch


46.5% 28.3%
sử

Như trên đã chứng minh rằng trước tác động, lớp đối chứng có kết quả học
tập tốt hơn lớp thực nghiệm. Sau tác động, kiểm chứng chênh lệch điểm trung
bình bằng T-Test cho kết quả p = 0.00006, cho thấy: sự chênh lệch điểm trung
bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa (điểm trung bình lớp
thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng) là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động.
6.6  5.2
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD   1.04
1.33
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1.04
cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có vận dụng phương pháp SĐTD đến
kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thiết của đề tài: “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập Chương III “Việt
Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch sử 12) bằng phương pháp sử dụng sơ
đồ tư duy” đã được kiểm chứng.
Qua bảng kiểm quan sát: Nhận thấy việc vận dụng phương pháp SĐTD vào
dạy học lịch sử là một cách làm hiệu quả, đảm bảo nâng cao hứng thú và tích
cực hóa hoạt động của HS khi tham gia vào nhiệm vụ giờ học. Trong nghiên cứu
để đo thái độ và hành vi của HS, chúng tôi có một hệ thống câu hỏi và so sánh
kết quả trước và sau tác động bằng tỷ lệ % (số HS lựa chọn câu trả lời đồng ý)
(Phụ lục 4)

Nhóm đối chứng


4
Nhóm thực nghiệm

0
Trước tác động Sau tác động

9
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung
bình = 6,6; kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng có điểm trung bình
= 5,2. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 1,04. Điều đó cho thấy điểm trung
bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được
tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,04; điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
lớp là p = 0,00006 < 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung
bình của 2 lớp không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực
nghiệm.
Qua b¶ng th¸i ®é, hµnh vi víi m«n lịch sử cho thÊy, kÕt qu¶ t¸c ®éng ®­îc
thÓ hiÖn ë sè % cña c©u tr¶ lêi cña HS. Tr­íc t¸c ®éng sè % thÊp h¬n kÕt qu¶ %
sau t¸c ®éng. Sau tác động, nhiÒu HS ®· chó t©m h¬n trong giê häc lịch sử, kĩ
n¨ng trình bày bằng SĐTD hay viết; kĩ năng phân tích, đánh giá cũng như khai
thác tranh ảnh, lược đồ… cña c¸c em tèt h¬n, HS hoạt động tích cực hơn. Hµnh
vi trong líp häc cña c¸c em ®­îc c¶i thiÖn, c¸c em cũng mạnh dạn, tự tin hơn
khi thể hiện ý kiến của mình trước tập thể. Qua ®ã kÜ n¨ng sèng cña c¸c em ®­îc
h×nh thµnh, c¸c em cã ®­îc kÜ n¨ng diÔn ®¹t tèt, kÜ n¨ng tr×nh bµy, ho¹t ®éng
nhãm cã hiÖu qu¶.
* Hạn chế
Nghiên cứu này vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học
môn Lịch sử ở bậc THPT là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả,
người GV cần hiểu rõ và vận dụng linh hoạt phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy.
GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi thật kỹ lưỡng nhằm gợi ý, dẫn dắt, tạo điều
kiện cho HS tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có
vấn đề và giúp HS tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh tri thức.
HS phải đọc SGK và vẽ trước SĐTD ở nhà.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HS khối 12, do áp lực điểm số và phải
đảm bảo nội dung cho việc ôn tập thi TN THPT hay Đại học; nhưng SĐTD là
những từ khóa, hình ảnh minh họa nên việc diễn đạt thành câu văn là rất khó.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Khai thác SĐTD trong dạy học lịch sử có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và
phát triển. Đây là hoạt động tương quan giữa thầy - trò - bạn ; nhằm giúp HS
phát huy tính tích cực trong học tập, sức sáng tạo, khả năng tập trung, sự hình
thành và phát triển các ý tưởng độc đáo để từ đó vận dụng vào cuộc sống.
Qua việc vận dụng SĐTD, chất lượng HS được nâng cao, lớp học sinh động,
HS nắm vững bài, từ đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích môn lịch sử.
Có sự chuẩn bị kĩ của GV và HS, vì vậy giờ học thoải mái, nhẹ nhàng; tránh
những thao tác đơn điệu, lặp lại.
GV có điều kiện kiểm tra, chỉnh sửa kịp thời những nội dung thiếu, sai sót
của nhiều đối tượng HS trong thời gian ngắn nhất.

10
Giúp HS làm việc độc lập hay đa chiều bằng SĐTD.
2. Khuyến nghị
§èi víi c¸c cÊp l·nh ®¹o, BGH nhµ tr­êng, Tổ chuyên môn: cÇn n©ng cao
chÊt l­îng sinh ho¹t chuyªn m«n, ®æi míi phương pháp và h×nh thøc tæ chøc
DH; đồng thời nên có những đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất ®Ó chÊt l­îng
bµi d¹y lịch sử ®¹t hiÖu qu¶ cao.
§èi víi GV: ph¶i kh«ng ngõng häc tËp, båi d­ìng chuyªn m«n nghiÖp vô, ®Ó
hiÓu biÕt vÒ c¸c PPDH, biÕt khai th¸c th«ng tin trªn m¹ng internet, có kĩ năng sử
dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, biÕt n¾m b¾t vµ t×m hiÓu ®Æc
®iÓm t©m lý cña tõng em HS.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ, đóng góp những ý kiến bổ sung cho đề tài tốt hơn và đặc biệt là đối với giáo
viên cấp THPT có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Lịch sử để tạo
hứng thú, niềm say mê và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sách giáo khoa lịch sử 12.


[2] Thiết kế bài giảng lịch sử.
[3] Tôi tài giỏi bạn cũng thế của Adam Khoo.
[4] The mind map book của Tony và Barry Buzan.
[5] Đại cương lịch sử Việt Nam –Tập III do Lê Mậu Hãn (chủ biên) và Trần
Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư.
[6] Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên, Trịnh
Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi và Trần Văn Vĩnh đồng chủ biên.
[7] Đổi mới việc dạy, học lịch sử lấy “Học sinh là trung tâm” - Hội giáo dục
lịch sử, Đại học quốc gia Hà Nội.
- Mạng Internet: tai lieu.vn; bai giang. Violet.vn; giao vien.net;…

12
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI

Phụ lục 1. Thiết kế bài dạy


Phụ lục 2. Một số SĐTD do giáo viên, học sinh chuẩn bị và thực hiện
Phụ lục 3. Đề và đáp án kiểm tra trước và sau tác động
Phụ lục 4. Thang đo thái độ, hành vi của học sinh
Phụ lục 5. Bảng điểm

13
Phụ lục 1. Thiết kế bài dạy

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC


LỊCH SỬ
Trước khi đi vào Chương III“Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” (Lịch
sử 12) - nội dung tôi chọn làm đề tài nghiên cứu. Tại một số tiết với dung lượng
kiến thức ngắn, phù hợp (đã được giảm tải), tôi vận dụng SĐTD. Cụ thể:
Bước 1: Để tạo hứng thú cho HS đối với một phương pháp DH mới, tôi nêu
khái niệm, nguyên tắc hoạt động sau đó giới thiệu ngay tác dụng nhằm thu hút sự
chú ý của các em.
Bước 2: Lập SĐTD
- Hướng dẫn học sinh vẽ chủ đề chính bằng một hình ảnh bất kì mà các
em thích (gợi trí tò mò).
- Gọi HS lên bảng phân nhánh sơ đồ hoặc chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự
vẽ sơ đồ theo cách hiểu riêng của mình, sau đó GV định hướng lại từng nội dung
cho HS.
- GV dựa vào sơ đồ để soạn ra các tình huống DH cũng như các thao tác,
phương pháp dạy; lúc này SĐTD chính là mục đích - phương tiện truyền đạt của
GV và lĩnh hội kiến thức của HS.
Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, diễn biến hay cả bài
giảng như trước, giờ đây HS có thể hiểu và nắm được khái niệm qua hình vẽ.
Không những vậy, cách học này còn phát triển năng lực riêng của từng HS về trí
tuệ, khả năng diễn đạt trên sơ đồ, hệ thống hóa kiến thức chọn lọc, liên hệ giữa
các sự kiện của các bài với nhau cũng như vận dụng vào cuộc sống.
Lần đầu thực hiện, tôi chỉ thu hút được sự tập trung của các em tại hình trung
tâm, nhánh cấp 1, cấp 2; nhưng đến các nhánh nhỏ, các em bắt đầu thấy khó
khăn do:
- Trang vở hẹp không đủ diện tích trình bày
- Viết theo đường cong từ trong ra ngoài… khó viết
- Lúng túng khi lựa chọn từ khóa, hình ảnh thay thế
- Không biết cách diễn đạt, liên kết sự kiện
- Tâm lí điểm số
Các em đưa ra vô số lí do và yêu cầu quay lại lối dạy truyền thống. Tuy
nhiên một bộ phận khác tỏ ra hào hứng khi nhìn vào bức tranh sinh động đầy đủ
màu sắc và hình vẽ của mình.
Năm học 2013 - 2014, tôi được tổ chuyên môn phân công giảng dạy ở hai
khối lớp 11 và 12. Tổng số lớp tôi phụ trách là 12 lớp (HK I) và 11 lớp (HKII),
giúp tôi có nhiều cơ hội để thực hiện đề tài nghiên cứu. Mặt khác, để khẳng định
tính khả thi của đề tài; tôi phối hợp với các giáo viên trong tổ để đối chứng,
kiểm tra kết quả của nhóm thực nghiệm.
Dạy học lịch sử bằng SĐTD không có gì mới, điều này đã được triển khai từ
cấp hai, nhưng lên cấp ba lại không có điều kiện thực hiện và phổ biến, vì:
- Nội dung bài học quá dài khó triển khai bằng SĐTD
- Kiến thức phải được trình bày rõ ràng, cụ thể đáp ứng mục tiêu thi cử

14
- Áp lực điểm số.
Do đó, GV chỉ sử dụng sơ đồ nhánh hoặc lập bảng biểu vào các tiết ôn tập.
Đối với HS cấp ba khối lượng kiến thức mà các em tiếp thu hàng ngày là rất
lớn, chưa kể việc học thêm và cả áp lực từ việc thi đại học. Vì vậy việc ôn tập và
tái hiện kiến thức là điều rất cần thiết nhưng lại vô cùng vất vả.
Nhằm giúp các em giảm áp lực thi cử và hứng thú với việc học, tôi đẩy mạnh
hơn nữa việc áp dụng SĐTD; ngay cả kiểm tra miệng, 15 phút, ra bài tập về nhà
hay làm bài viết tại lớp, tôi buộc các em phải trình bày theo sơ đồ vào bài làm.
Kết quả vượt ngoài sự mong đợi của tôi, giờ kiểm tra bài cũ 90% HS xung
phong (chưa có trong tiền lệ); bài mới các em giơ tay lên bảng vẽ sơ đồ để được
điểm cộng. Tiết học thật sôi nổi hào hứng.
SĐTD thực chất là một sơ đồ mở không theo khuôn mẫu hay tỉ lệ nhất định,
theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý kia” SĐTD trở thành phương tiện tối ưu
trong việc hình thành và phát triển ý tưởng. Mặt khác, nó còn là công cụ để hệ
thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động và hiệu quả.
Giảng dạy theo SĐTD mang tính khả thi cao vì nó có thể vận dụng được với
bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường, có thể thiết kế trên giấy, bìa
hoặc bảng bằng cách sử dụng bút chì màu hay đơn thuần là phấn. GV có thể linh
động sử dụng hình vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt khác
nhau giúp học sinh có thể nắm bắt tốt “phần lõi” của bài giảng ngay tại lớp.
Đối với HS, thường xuyên tạo lập SĐTD sẽ phát triển nhiều năng lực như
khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế phải có bố cục màu sắc, các đường nét, các
nhánh sao cho đẹp; sắp xếp các ý tưởng khoa học súc tích,…và đó chính là để
HS “Học cách học” tích lũy kiến thức và sử dụng kiến thức một cách đơn giản
mà hiệu quả nhất.
Bằng SĐTD GV nêu vấn đề, hướng dẫn cách giải quyết thông qua việc khơi
gợi các ý tưởng. HS không thể thụ động tiếp nhận trái lại mặc sức thả trí tưởng
tượng vào bài học nhưng vẫn chốt được dàn bài chi tiết. Giờ học sau chỉ cần
nhìn vào sơ đồ các kiến thức lại được tái hiện dễ dàng.
Sử dụng SĐTD vào DH, bước đầu giúp các em làm quen, dần dần biến thành
kĩ năng trong quá trình tạo lập. Điểm đáng mừng là tiết học sôi nổi, kết quả học
tập được nâng cao. Qua đó phát huy tính tích cực của HS trong học tập cũng như
sự sáng tạo, mạnh dạn thể hiện cái tôi của mình.
Sau đây tôi xin trình bày một số dạng bài tôi thường sử dụng và đạt nhiều
hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

15
Chương III - VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
1. Sử dụng SĐTD phối hợp với phương pháp phát vấn, thảo luận nhóm để
khai thác kiến thức mới
Vận dụng trong Bài 17- Tiết 28: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG
HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 (Tiết 1)
Bước 1: GV giới thiệu khái quát nội dung chương và bài mới bằng một sơ đồ
nhánh (tia, hoặc có thể là một SĐTD)
- GV nêu chủ đề chính hoặc từ khóa của giai đoạn này là “Kháng chiến
chống Pháp”.
- Từ chủ đề chính hình thành các ý cấp 1.
- Từ ý cấp 1, thông qua nội dung bài học, sau mỗi tiết HS phải tự hoàn chỉnh
phần còn lại của ý cấp 1. Cứ như thế cho đến hết chương và như vậy sau mỗi
chương ta có một sơ đồ hoàn chỉnh và đầy đủ.

Bước 2: Nêu câu hỏi định hướng nhận thức cho HS nhằm:
+ Xác định nhiệm vụ nhận thức của người học
+ Hướng HS vào kiến thức trọng tâm của bài, huy động tối đa các hoạt
động của các giác quan trong quá trình học tập.
Câu 1: Sau khi thành lập, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn và thuận
lợi cơ bản nào ?
Câu 2: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết ra sao? Tác dụng?
Câu 3: Lấy sự kiện chứng tỏ nhà nước VNDCCH là nhà nước “của dân, do dân
và vì dân”
Bước 3: Lập SĐTD

16
- GV vẽ hình ảnh trung tâm (có thể sử dụng lược đồ Việt Nam để minh họa)
- Sau khi tạo xong hình ảnh trung tâm, GV nêu câu hỏi gợi vấn đề:
+ Bài này có những nội dung chính, cơ bản nào ? (thay cho nhánh)
+ HS lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lên bảng, có chú
thích tên từng nhánh lớn và đánh số thứ tự (phục vụ cho việc ôn bài).
* Lưu ý: Khi đặt câu hỏi cho HS trả lời, GV nên đặt những câu hỏi ở mức độ
hiểu và vận dụng để phát triển tư duy, nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và
tổng hợp.
- Hoàn thành xong nhánh cấp 1, chuyển sang nhánh cấp 2
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và
khó khăn về tài chính.
- GV gộp hai nội dung của mục I và II thành sáu nội dung nhỏ, tiến hành cho
HS thảo luận nhóm.
- Câu hỏi thảo luận nhóm được xây dựng trên cơ sở của câu hỏi nhận thức.
+ Nhóm 1+2: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những khó
khăn và thuận lợi cơ bản nào ?
+ Nhóm 3+4: Biện pháp xây dựng chính quyền cách mạng và giải quyết
nạn đói của chính phủ.
+ Nhóm 5+6: Giải quyết nạn dốt và khó khăn về tài chính.
Giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm, dựa vào sách giáo khoa rút ra nội
dung chính, chuyển thành từ khóa và hình ảnh minh họa. Bằng cách dạy truyền
thống, khi thảo luận nhóm chỉ một vài em hoạt động hoặc cũng có thể cả nhóm
làm việc (thảo luận cặp đôi). Nhưng do chưa xác định được nội dung trọng tâm
vì vậy dễ lan man, lạc đề. Với sơ đồ tư duy, bằng việc xây dựng hình ảnh trung
tâm, các nhánh chính phụ thông qua màu sắc giúp HS định hướng và cứ thế phát
triển ý tưởng ra xung quanh. Cứ làm việc như vậy, HS sẽ biết cách tự vận động
tìm tòi kiến thức. SĐTD không chỉ là công cụ ghi chú tối ưu mà còn là công cụ
gợi mở, kích thích quá trình học hỏi của trẻ.
Trong quá trình hoạt động nhóm, SĐTD trở thành một công cụ thực sự hiệu
quả bởi nó tối đa hóa nguồn lực của cá nhân và tập thể.
Một nhóm lớn là tập hợp của một tập thể con, các cá nhân có thể đóng góp ý
kiến để hoàn thành sơ đồ của nhóm hoặc tự vẽ nhánh riêng của mình (theo sự
phân công của trưởng nhóm). Sau đó, trưởng nhóm làm nhiệm vụ tổng hợp tất
cả các ý kiến, chỉnh sửa và hoàn tất.
Như vậy, sử dụng SĐTD giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài một
cách rõ ràng và có hệ thống; việc ghi nhớ cũng như vận dụng sẽ tốt hơn. Chỉ cần
nhìn vào SĐTD, bất kì thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình nội
dung bài học. SĐTD cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể.
Sau ít phút thảo luận, HS báo cáo, thuyết trình về SĐTD. GV có thể chỉ bất
kì hoặc nhóm cử đại diện lên báo cáo. Qua hoạt động này GV vừa biết rõ hiểu
biết của các em vừa rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông, giúp các
em tự tin mạnh dạn hơn. Sau khi đại diện của từng nhóm trình bày, GV yêu cầu
Tải bản FULL (file word 37 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
17
nhóm khác nhận xét, cá nhân bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ về kiến
thức và cấu trúc.
Thông thường bằng phương pháp truyền thống, HS rất khó phát hiện bạn
thiếu, thừa hoặc đã đầy đủ. Nhiều khi trả lời lại phần bạn đã trình bày, nhưng
SĐTD lại tỏ ra rất hữu hiệu trong việc nhận xét: vì, bằng các nhánh lớn, tia nhỏ;
các em biết ngay bạn đang ở đâu và thiếu nội dung gì.
Như vậy SĐTD không chỉ cung cấp một bức tranh tổng thể, chi tiết mà còn là
cơ hội để các thành viên giao lưu học hỏi và hoàn chỉnh bản thân.
Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của đề tài là HS khối 12, ngoài mục tiêu bài
học yêu cầu là biết, khái quát nội dung; còn rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng
hợp, so sánh, đánh giá,… cũng như khai thác tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu để
làm rõ nội dung bài học.
Cùng với câu hỏi nêu ra trong phần thảo luận nhóm, GV yêu cầu HS quan sát
tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu để hoàn thành những câu hỏi tư duy
+ Hình 1: Lược đồ Việt Nam với sự xuất hiện của quân đội các thế lực đế
quốc, thực dân, phản động nước ngoài.
Em có nhận xét gì về kẻ thù trên đất nước ta, kẻ thù nào là nguy hiểm nhất?
Tại sao?
Theo em những thuận lợi của nước ta sau cách mạng tháng Tám, thuận lợi
nào là cơ bản nhất? Tại sao?
+ Phim tư liệu: Nhân dân đi bầu cử
Tại sao việc xây dựng chính quyền lại được đặt lên hàng đầu?
Vì sao ngày bầu cử Quốc hội là ngày vui sướng của đồng bào ta? Mối quan
hệ giữa bầu cử và chống ngoại xâm?
Bản chất của nhà nước được thành lập sau ngày cách mạng tháng Tám 1945
là gì?
+ Hình 2: “Hũ gạo cứu đói”
Qua những chủ trương giải quyết nạn đói của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết tiếp truyền thống gì của dân tộc. Trách nhiệm của em trong công cuộc
xây dựng đất nước.
+ Hình 3: “Lớp bình dân học vụ” – bức ảnh trên nói lên điều gì?
+ Hình 4: “Nhân dân quyên góp vàng, bạc giải quyết khó khăn tài chính”
Tại sao trong hoàn cảnh cực kì khó khăn, nhân dân ta sẵn sàng đóng góp bất
kể là của cải, tính mạng để xây dựng và bảo vệ đất nước.
* Qua tiết dạy sử dụng SĐTD phối hợp với phương pháp phát vấn và thảo
luận nhóm để khai thác kiến thức mới, bản thân tôi rút ra một số bài học
- Tiết học sôi nổi, HS hứng thú khi tranh luận, góp ý xây dựng vấn đề; mạnh
dạn đề xuất ý tưởng làm sao đạt được mục đích - hiểu bài và nhóm đạt nhiều
điểm cộng.
- Các kiến thức trọng tâm được khắc sâu phân tích nhiều lần: từ nhóm được
phân công trình bày đến cá nhân, nhóm nhận xét bổ sung thông qua tài liệu
SGK, tranh ảnh, phim tư liệu,… và cuối cùng là GV chốt.
- Trong quá trình DH, nhận thấy có sự tương tác rất lớn giữa GV- HS, HS -
HS. Từ đó phát huy vai trò trung tâm của người học, GV chỉ là người quản trò,
HS phải thi đấu trực tiếp; từ đó phát huy tối đa tính tích cực của người học.
18 2559719

You might also like