You are on page 1of 10

KỸ THUẬT CANH TÁC XOÀI

1. CÁC GIỐNG XOÀI TRIỂN VỌNG HIỆN NAY

Đặc điểm giống


TT Tên giống Trọng lượng
Đặc điểm cơ bản Mùi vị
(g)/trái
Xoài Cát Hòa ngọt và
1 600-700 TT
Lộc hương vị ngon
ngọt và
2 Xoài Cát Chu 450-550 Có cơm dày, hột nhỏ, không xơ
hương vị ngon
trái vừa cứng
Xoài Khiểu Sa Dạng trái dài vỏ xanh đậm và rất
3 300-350 bao đã có vị
Vơi dầy
ngọt
Trái tròn dài, hơi cong ở phần
ngọt và
4 Xoài ĐT - X15 350-400 đuôi, vỏ xanh đậm, trái có thể ăn
hương vị ngon
xanh và ăn chín,
Chín rất thơm, dạng trái bầu tròn
Xoài Úc vỏ
5 rất đẹp. Thời gian cho trái: 18 - 20
hồng đỏ
tháng.
Vỏ xanh ửng hồng, năng suất cao,
dễ đậu trái, ít sâu bệnh. Cây cho
trái sớm, trồng 12 - 18 tháng cây
Thuộc nhóm
Xoài Đài Loan cho trái. Cây có khả năng cho trái
6 600-3.000 xoài ăn sống
xanh quanh năm, không bị mất mùa
ngon.
như một số giống xoài khác. Trái
đồng dạng, đều, da xanh sáng và
đẹp mắt.
Ưu điểm trái lớn, nhiều thịt. Màu
Thuộc nhóm
7 Xoài lê Vàng 1000-3000 vỏ trái vàng nhạt. Thời gian cho
xoài ăn sống
trái 12 - 18 tháng.
Cho trái sớm (12 - 18 tháng sau
khi trồng). Dễ ra hoa và đậu trái, Ngoài ăn
Xoài Đài Loan
có khả năng cho trái quanh năm, sống, ăn chín
8 Đỏ (Ngọc Vân 500-2000
trái lớn Vỏ trái có màu tím đỏ đẹp cũng thơm
đỏ)
mắt thích hợp chưng mâm hoặc ngon.
làm quà.

1
Hình 1: Các giống xoài phổ biến.

2. CÁCH NHÂN GIỐNG XOÀI

Có 3 phương pháp nhân giống: trồng bằng hột, cành ghép và trồng bằng cây ghép
a. Trồng bằng hột:
Chọn trái tốt và đạt độ già trên cây xoài cho trái ổn định, đạt năng suất cao phẩm tốt.
Hạt sau khi đã rửa sạch, dùng dao tách phần vỏ hạt, gở lớp vỏ lụa bên trong, xử lý
bằng dung dịch thuốc trừ nấm gốc đồng trong 5 phút.
Hạt gieo ngay trên mặt líp ươm cách nhau 10 cm, đặt nằm nghiêng, phần lưng quay
lên trên, sau 2-3 tuần cây cao chừng 10 cm và lá đủ già tách ra để lấy được nhiều cây,
loại bỏ cây yếu (cây hữu tính). Sau đó vô bầu dưỡng 1-2 tháng rồi đem trồng. Nếu
dùng làm gốc ghép giâm với khoảng cách 30 x 60 cm ngoài liếp ươm.

Hình 2: Hạt xoài mọc mầm.

2
b. Chiết cành xoài

Chọn cây xoài trong thời kỳ sinh trưởng, sung mãn, không mang hoa trái nhưng đã
từng ra trái, ở độ tuổi 5-15. Đối với cây cao tuổi, chỉ chiết các cành trẻ. Tốt nhất chiết
cành vào giai đoạn sau thu hoạch và sau khi chăm sóc cây hồi phục và đã tạo cơi thứ
nhất hoàn chỉnh, bộ lá đã vào bánh tẻ. Không chiết cành quá gần sau ngày bón phân.
- Thao tác chiết gồm khoanh và lột vỏ, bó bầu... Tuy nhiên, xoài rất nhiều mủ nên sau
khi khoanh và lột vỏ cần lau sạch lõi gỗ nơi vết lột vỏ, không để sớ vỏ cành sót lại trên
lõi gỗ hoặc mủ tràn nối liền hai vết cắt. Có điều kiện thì phơi vết lột vỏ tự nhiên 1-2
ngày sẽ bó bầu sẽ chắc ăn hơn. Rất cần tăng cường khả năng ra rễ của cành xoài
chiết bằng cách dùng một trong các chất kích thích sinh trưởng như NAA, IBA…Cần
sử dụng chất bổi thích hợp cho bó bầu như mụi dừa đã ngâm rửa sạch đủ đô ẩm.
Dùng bao nilon trong và dây nhựa, bó chặt tay để bổi giữ độ ẩm cho quá trình phát
triển rễ. Ngoài thời điểm chiết thích hợp ở từng cây còn phải chú ý thời tiết, thành công
chiết cành cao vào ngày trời mát, không mưa. Sau 4-5 tháng, rễ trong bẩu đã ra đầy
và đầu rễ chuyển sang màu vàng sẽ cưa khỏi cây mẹ và đem vào vườn ươm, tháo
bao nilon, dưỡng vài tháng trước khi đem trồng.

Hình 3: Phương pháp chiết cành cây xoài.

c. Trồng bằng cây tháp: cây tháp thu hoạch quả sau 3-4 năm.

Một số phương pháp nhân giống vô tính:


- Ghép bo: (bo mắt ghép là miếng vỏ của cành giống chỉ mang 1 mầm duy nhất và
không có gỗ dính kèm).

3
 Gốc ghép: có đường kính khoảng 1,2 cm.Vỏ có màu xám và tróc thật tốt. Các
đường cắt trên gốc ghép có thể là dạng chữ U hay U ngược. Gốc ghép trong
vòng 1 năm tuổi là vừa vặn.
 Mắt ghép: cách tách bo chiếm vị trí quan trọng nhất trong cách ghép này.Tránh
làm bo bị dập, xây xát. Kích thước chữ U trên gốc ghép chỉ nên lớn hơn kích
thước mắt ghép 1 chút.
 Dây PE quấn mối ghép được mở ra sau khi ghép 25-30 ngày. Kích thích mắt
nẩy mầm bằng cách cắt ngọn gốc ghép ở ngày thứ 35 sau ghép.

Hình 4: Phương pháp Ghép mắt cây xoài.

- Ghép mắt chữ H (mắt ghép có gỗ):


 Gốc ghép: đường kính gốc ghép phải lớn hơn hoặc bằng 1,2 cm và vỏ gốc
ghép phải tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép tạo hình chữ H cách cổ rễ
22-25 cm, chiều rộng nên bằng bằng chiều rộng của mắt ghép.
 Mắt ghép: mắt ghép lấy trên cành có thân gỗ chưa tròn, vỏ còn xanh, có thể
ghép mắt còn phần lớn gỗ hoặc chỉ còn ít gỗ dính kèm.
Cách này dễ làm và dễ thành công hơn ghép bo. Mối liên kết chắc chắn do tượng tầng
mắt ghép tiếp được ở 3 mặt cắt vớt tượng tầng mắt ghép.
- Ghép cành treo bầu cải tiến:
 Gốc ghép: được ươm ở luống ươm từ 3-4 tháng tuổi. Nhổ gốc ghép lên cẩn
thận, cắt bớt rễ cọc (có thể nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ), cho vào bầu
PE (5x12cm) đã được nén chặt bằng xơ dừa hoặc đất mùn,…các vật liệu nuôi
rễ gốc ghép chỉ nên đủ ẩm. Cột bọc lại cách cổ rễ về phía lên trên 10cm, vạt
gốc ghép thành hình vạt nêm dài 1-2 cm.

4
Cành ghép: chọn cành vỏ còn xanh, đỉnh chồi nguyên vẹn, lá vừa qua giai đoạn non
nhưng chưa trưởng thành sẽ cho tỷ lệ thành công cao. Đường kính gốc và cành tương
đương, cành dài 15-20 cm. Đường cắt xiên thân sâu 1/3 và dài hơn chiều dài vạt nêm
trên gốc ghép một chút, quấn bằng dây PE. Khi cắt cành xuống (6-8 tuần sau ghép),
nên xén bớt 1/2 chiều dài các lá, chuyển sang bầu đất lớn hơn, dưỡng trong nhà bóng
râm mát.

3. TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG TỐT

Tiêu chuẩn ngành cây giống xoài được ban hành theo quyết định số 106/QĐ/BNN của
Bộ NN&PTNT, ngày 12 tháng 11 năm 2001.
Cây giống phải đúng qui định với các yêu cầu hình thái như sau:
- Gốc ghép và bộ rễ:
 Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ.
 Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía trên cành ghép, có quét
sơn hoặc các chất tương tự, không bị dập, sùi,…
 Đường kính (đo phía dưới vết ghép khoảng 2 cm) từ 1,2-1,7 cm.
 Vị trí ghép cách mặt trên giá thể của bầu ươm từ 22-23 cm.
 Vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt.
 Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong quẹo.
- Thân, cành, lá:
 Thân cây thẳng và vững chắc.
 Số cành: chưa phân cành.
 Số tầng lá (cơi lá): có 2 hoặc trên 2 tầng lá.
 Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng
của giống.
 Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60-80 cm.
 Đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm): từ 1,0 cm trở lên.

Hình 5: Cây giống đạt tiêu chuẩn.

5
4. THỜI VỤ - CÁCH TRỒNG - KHOẢNG CÁCH TRỒNG

a. Thời vụ trồng:
Trồng đầu mùa mưa, tháng 6-7 dl khi mưa ổn định và để có đủ nước tưới trong giai
đoạn đầu, nếu có thể chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ lúc nào.
b. Cách trồng:
Đào hố có kích thước 60x60x60 cm (để riêng các lớp đất mặt khi đào). Mỗi hố trộn từ
30-50 kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5 kg vôi bột + 0,5 kg Lân Super + 1 muỗng xoài
phèn xanh vào lớp đất mặt, sau đó cho hỗn hợp xuống hố và để từ 20-30 ngày mới
trồng. Khi trồng trộn thêm 2 kg hữu cơ vi sinh/gốc.
c. Khoảng cách trồng:
Tùy giống và lọai đất sẽ trồng ở mật độ thích hợp:
- Xoài trồng gốc ghép khoảng cách 8 - 9 m, trồng theo hình vuông hay hình nanh sấu.
- Xoài Bưởi trồng 6-7 m vì cây nhỏ, tán đẹp.
- Xoài Khiêu xa vơi, ĐT - X15 trồng mật độ 3x3m và tạo tán thường xuyên trong năm.
Ở vùng đất cao có thể trồng thưa, cây cho tán lớn và tuổi thọ cao hơn.

Hình 6: (A) Cây xoài giống trồng trong bầu; (B) Vườn xoài mới trồng.

5. TỦ GỐC – TƯỚI NƯỚC

a. Tủ gốc giử ẩm
Sau khi trồng: nên che phủ chung quanh gốc cây bằng các loại vật liệu hữu cơ sẳn có
như rơm, vỏ đậu. . . để giữ ẩm và hạn chế bị xói mòn đất khi tưới. Trong mùa nắng
tưới 1-2 lần/tuần, 20-40 lít nước/cây/lần tưới.

6
b. Tưới nước
Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1 ha xoài/năm khoảng 11.000m3,
kể cả lượng mưa. Sau khi thu hoạch: tưới thường xuyên để duy trì ẩm độ đất khoảng
50-60% độ ẩm bão hoà. Trước khi ra hoa: xoài cần một giai đoạn khô hạn khoảng 2
tháng trước khi phân hoá mầm hoa. Vì vậy, khoảng thời gian cuối mùa mưa đầu mùa
khô không tưới nước cho xoài. Sau khi xử lý ra hoa và trong thời kỳ trái phát triển: tưới
liên tục, ngừng tưới 2 tuần trước khi thu hoạch.

Hình 7: (A) Tủ gốc xoài bằng rơm để giữ ẩm; (B) Tưới cây con sau trồng; (C) Vườn
xoài mới trồng.

6. BÓN PHÂN

Giai đoạn cây con:


Bón hàng năm khoảng100 -150 g/gốc/lần phân NPK 20-20-15+TE. Cây con năm đầu
tiên nên pha phân với nước tưới vào gốc định kỳ 2 tháng/lần.

7
Giai đoạn cây lớn:
- Khi cây đã cho trái, phân bón là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiện tượng ra trái
cách niên của Xoài. Hiện tượng cách niên của cây Xoài đã được xác định là do chế độ
bón phân, chăm sóc không đầy đủ.
- Gia tăng lượng phân sau vụ thu hoạch (vào năm trúng mùa) để đủ sức nuôi trái cho
năm sau.
- Trên đất tốt màu mỡ cây có nhiều lá không nên bón nhiều đạm.
- Ở một số giống Xoài khi bón nhiều Urea, Kali còn bị nứt trái, trái có vị chát. Trường
hợp này nên bón thêm vôi hay CaSO4, hoặc phun Ca(NO3)2
* Quy trình bón phân:
- Năm đầu: 100g NPK + 100G Urea bón 1 lần
- Năm 2: 300g NPK + 200G Urea + 10 kg hữu cơ - Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa
mưa
+ Lần 1: 200g NPK + 100G Urea + 10 kg hữu cơ
+ Lần 2: 100g NPK + 100G Urea + 0 kg hữu cơ
- Năm 3: 500g NPK + 300G Urea + 15 kg hữu cơ - Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa
mưa
+ Lần 1: 200g NPK + 150G Urea + 15 kg hữu cơ
+ Lần 2: 300g NPK + 150G Urea + 0 kg hữu cơ
* Cách bón: Bón cách gốc 1-1,5 m

Hình 8: (A) Làm cỏ và bón phân cho vườn xoài; (B) Bón phân cho vườn xoài.

8
7. TỈA CÀNH, TẠO TÁN

Tạo tán: Xoài là cây ra hoa ở đầu cành nên việc tạo cho cây có bộ tán tròn đều nhận
ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái sau này. Khi cây có chiều
cao 1m, cắt chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8 m, cây phát triển 5 - 7 cành mới, chỉ để lại
3 cành khung, tỏa đều 3 hướng, đó là cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5 - 0,8m, tỉa chỉ
để lại 3 cành, đó là cành cấp II. Từ cành cấp II tỉa và chỉ để lại 3 cành cấp III. Sau đó
ngưng tỉa để cho cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc, tán sẽ
phát triển theo dạng tròn sau này.
Tỉa cành: Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán,
cành mất cân đối, để cây thông thoáng, biện pháp tỉa cành cần làm sớm ngay khi thu
trái để lá mau thành thục dễ dàng cho việc xử lý ra hoa.

Hình 9: (A) Cắt tỉa tạo tán và thong thoáng cho xoài; (B) Cây xoài đã được tạo tán.

8. TỈA VÀ BAO TRÁI

Tỉa trái: Sau khi xoài đã rụng sinh lý lần 2 chúng ta tiến hành tỉa phối hợp với bao trái.
Tùy từng giống Xoài và nhu cầu thị trường để tỉa trái cho phù hợp. Đối với giống Xoài
Khiêu xa vơi và ĐT-X15 thường có đặc tính tự lựa trái. Riêng xoài ghép chỉ nên để 3
trái/chùm.

Hình 13: (A); (B) kỹ thuật bao trái của nhà vườn.

9
9. THU HOẠCH

Khi quả xoài già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên
thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả xoài thu hái về cần phân loại. Nếu vận
chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm
hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây xoài, cắt
tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Hình 10: (A) Thu hoạch trái; (B) Phân loại trái sau thu hoạch.

10

You might also like