You are on page 1of 127

- Về các kỹ thuật KTQT được triển khai tại các DN sản xuất: Các chuyên gia

xác nhận rằng có rất nhiều kỹ thuật KTQT đang được thực hiện tại các DNNVV
VN (Câu 3). Trong thực tế, việc triển khai các kỹ thuật KTQT hiện rất đa dạng (Câu
4). Ngoài ra, việc triển khai các kỹ thuật KTQT thường khá ổn định (Câu 5), cụ thể
là kỹ thuật lập dự toán vẫn được giữ nguyên trong nhiều năm (Câu 6), nhưng thêm
vào đó, một số kỹ thuật KTQT cũng được phát triển thường xuyên hoặc được chỉnh
sửa cho phù hợp với những thay đổi của DN (Câu 7).
Cuối cùng, sau khi xem xét bảng câu hỏi dự thảo, các chuyên gia đề xuất đổi
tên một số thuật ngữ cho phù hợp với các thuật ngữ đang dùng tại VN (cụ thể là,
trong phần 2A, tính chi phí đổi thành tính giá thành; trong phần 2B, hệ thống ngân
sách đổi thành hệ thống dự toán; dự toán tài chính thành dự toán tình hình tài chính;
trong phần 2C, thu nhập từ hoạt động đổi thành lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
trong phần 2D, mô hình kiểm soát hàng tồn kho đổi thành mô hình theo dõi và kiểm
tra hàng tồn kho), bỏ ba kỹ thuật dự toán không phù hợp với quy mô của DN vừa
cũng như còn khá mới lạ ở VN (cụ thể là, dự toán bắt đầu từ số 0, dự toán chênh
lệch, và dự toán linh hoạt) với hy vọng đạt được kết quả mỹ mãn khi tiến hành khảo
sát rộng rãi (Câu 8). Trong bảng 4.1 tác giả sẽ thống kê lại tất cả những thay đổi khi
kết thúc quá trình này.
Bảng 4.1. Tóm tắt những thay đổi sau phỏng vấn chuyên gia
Các biến quan Bảng khảo sát dự thảo Điều chỉnh biến
sát
Thông tin cơ bản Thông tin về nhân khẩu học Không điều chỉnh
Các kỹ thuật KTQT
Hệ thống chi phí 7 biến quan sát gồm Bỏ 2 biến CHIPHI2 và CHIPHI3 vì có
CHIPHI1 đến CHIPHI7 nội dung tương tự CHIPHI4
Hệ thống dự toán 8 biến quan sát gồm Bỏ 3 biến quan sát gồm DUTOAN6,
DUTOAN1 đến DUTOAN8 DUTOAN7, DUTOAN8 vì không phù
hợp với DN quy mô vừa
Hệ thống đánh 11 biến quan sát gồm Không điều chỉnh
giá KQHĐ DGKQHĐ1 đến
DGKQHĐ11
Hệ thống trợ 8 biến quan sát gồm Không điều chỉnh
giúp việc ban HTRQĐ1 đến HTRQĐ8
hành các quyết
định
KTQT chiến lược 12 biến quan sát gồm QTCL1 Bỏ 6 biến quan sát gồm QTCL7,
đến QTCL12 QTCL8, QTCL9, QTCL10, QTCL11,
QTCL12 vì không liên quan đến các
DNNVV
Nhân tố bất định:
Độ mạnh trên thị 1 biến quan sát CTRANH1 Bổ sung thêm biến CTRANH2 và
trường cạnh CTRANH3 theo đề nghị của chuyên gia
tranh
Sự tham gia của 1 biến quan sát CHUDN1 Bổ sung thêm biến CHUDN2 và
chủ DN CHUDN3 theo đề nghị của chuyên gia
Công nghệ tiên 3 biến quan sát CNGHE1, Không điều chỉnh
tiến CNGHE2, CNGHE3
Trình độ của kế 1 biến quan sát TD Không điều chỉnh
toán viên
Các nhân tố thể 9 biến quan sát gồm Không điều chỉnh
chế BATCHUOC1,
BATCHUOC2,
BATCHUOC3,
CUONGBUC1,
CUONGBUC2,
CUONGBUC3,
QUYPHAM1, QUYPHAM2,
QUYPHAM3
(Nguồn: Thống kê từ người viết)

1.1.1 Kết quả nghiên cứu định lượng


1.1.1.1 Kết quả thống kê mô tả
Công cụ thu thập dữ liệu cho phần định lượng là bảng khảo sát với các câu
hỏi đóng được đo lường theo thang đo Likert 5 điểm (Phụ lục 7). Dựa trên kích
thước mẫu tối thiểu dự kiến là 100, tác giả đã gửi 250 phiếu khảo sát đến các đối
tượng khảo sát bằng cả bản giấy trực tiếp và qua email. Kết quả thu về 202 bảng trả
lời. Trước khi tiến hành xử lý dữ liệu, để đảm bảo dữ liệu phân tích đạt yêu cầu về
chất lượng, tác giả đã loại bỏ những bảng khảo sát nếu vi phạm một trong các
trường hợp sau: (1) bảng khảo sát chưa được trả lời đầy đủ; (2) các câu trả lời được
chọn cùng một xu hướng; (3) đối tượng khảo sát không phù hợp, chẳng hạn như vị
trí công tác của người trả lời không thuộc đối tượng khảo sát của luận án. Kết quả
của bước làm sạch dữ liệu có 129 bảng trả lời có giá trị được dùng để phân tích dữ
liệu trong luận án này.
1.1.1.1.1 Dữ kiện căn bản về DN được khảo sát
Bảng 4.2 cho thấy trong tổng số 129 DN tham gia trả lời phiếu khảo sát, có 13
DN (chiếm tỷ lệ 10,1%) đã hoạt động từ 1 đến 3 năm, 45 DN (chiếm tỷ lệ 34,9%)
có thời gian hoạt động là từ 4 đến 10 năm, 70 DN (chiếm tỷ lệ 55%) có thời gian
hoạt động trên 10 năm. Về lĩnh vực hoạt động, có 8/129 DN tham gia trong lĩnh vực
chế tạo máy móc thiết bị (chiếm tỷ lệ 6,2%), có 12/129 DN tham gia vào lĩnh vực
sản xuất phương tiện vận tải (chiếm tỷ lệ 9,3%), có 31/129 DN tham gia vào lĩnh
vực may mặc, SX giày da (chiếm tỷ lệ 24%), có 49/129 DN tham gia vào lĩnh vực
sản xuất đồ ăn, thức uống và các sản phẩm công nghiệp (chiếm tỷ lệ 38%), có
16/129 DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm hóa chất và hóa chất (chiếm
tỷ lệ 12,4%) và có 6/129 DN tham gia vào ngành sản xuất cao su và nhựa (chiếm tỷ
lệ 4,7%). Về số lượng lao động, có 37/129 DN có số nhân công là dưới 100 người
(chiếm tỷ lệ 28,7%), 75/129 DN có số nhân công là từ 100 đến 200 người (chiếm
58,1%) và 17/129 DN có số nhân công là trên 200 người (chiếm tỷ lệ 13,2%). Về
vốn, có 8/129 DN có tổng nguồn vốn dưới 50 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 6,2%), có
113/129 DN có tổng nguồn vốn từ 50 đến 100 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 87,6%), có
8/129 DN có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 6,2%). Về doanh thu, có
21/129 DN có doanh thu hàng năm dưới 100 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 16,3%), 95/129
DN có doanh thu hàng năm từ100 đến 200 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 73,6%), 13/129 DN
đạt doanh thu mỗi năm hơn 200 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 10,1%). Kết quả từ bảng thống
kê cho thấy đa số các DN đều đã hoạt động lâu dài trên thương trường, có vốn lớn
và doanh thu khá cao. Tất cả những yếu tố trên có thể hy vọng các DN này áp dụng
nhiều kỹ thuật KTQT để đáp ứng nhu cầu của họ.

Bảng 4.2 Thông tin cơ bản về DN


Frequency Percent (%)
Tu 1 den 4 nam 71 55
Số năm
Tu 4 den 10 nam 45 34,9
hoạt
Tren 10 nam 13 10,1
động
Total 129 100
May moc, thiet bi cac loai 8 6,2
Phuong tien van tai, van chuyen 7 5,4
Lĩnh Giay da, may mac 31 24
vực DN Xay dung, BDS, do noi that 12 9,3
hoạt Do an, do uong, san pham nong nghiep 49 38
động Hoa chat, san pham hoa chat 16 12,4
Cao su va nhua 6 4,7
Total 129 100
Số 0 - 100 nguoi 54 41,8
lượng 100 - 200 nguoi 75 58,1
lao tren 200 nguoi 0 0
động Total 129 100
Duoi 20 ty 16 12,4
Tổng
20 - 100 ty 113 87,6
nguồn
Tren 100 ty 0 0
vốn
Total 129 100
Doanh duoi 50 ty 34 26,3
thu 50 - 200 ty 95 73,6
Tren 200 ty 0 0
hàng Total 129 100
năm (Nguồn: Thống kê của người viết)

Bảng 4.3. Loại hình DN


VCSH (ty)
duoi 20 ty 20-100 ty tren 100 ty
Count Count Count
0 - 100 nguoi 1 10 0
SLNV
duoi 50 100 - 200 nguoi 2 21 0
(nguoi)
tren 200 nguoi 0 0 0
0 - 100 nguoi 3 40 0
DOANH
50-200 SLNV 100 - 200 nguoi 10 42 0
THU (ty)
tren 200 nguoi 0 0 0
0 - 100 nguoi 0 0 0
tren 200 SLNV 100 - 200 nguoi 0 0 0
tren 200 nguoi 0 0 0
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 thì kết quả từ bảng 4.3 cho
thấy các DN được khảo sát đều thỏa các tiêu chí để được xác định là DNNVV lĩnh
vực sản xuất.
1.1.1.1.2 Mức độ triển khai từng kỹ thuật KTQT
4.1.2.1.2.1. Hệ thống chi phí

Bảng 4.4. Thống kê mô tả - HTCP


N Mean Std. Deviation Rank
CHIPHI1 129 3,88 1,163 1
CHIPHI2 129 2,87 1,371 4
CHIPHI3 129 3,65 1,291 2
CHIPHI4 129 3,31 1,286 3
CHIPHI5 129 2,37 1,347 5
Valid N (listwise) 129
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Kết quả trong bảng 4.4 cho thấy kỹ thuật tính giá thành theo quá trình
(CHIPHI1) và tính giá thành theo chi phí toàn bộ (CHIPHI3) được các DN thường
xuyên triển khai (trung bình trị của 2 kỹ thuật này lần lượt là 3,88 và 3,65). Kỹ thuật
tính giá thành theo chi phí biến đổi (CHIPHI4) và tính giá thành theo đơn đặt hàng
(CHIPHI2) cũng được các DN thỉnh thoảng triển khai (trung bình trị của 2 kỹ thuật
này lần lượt là 3,31 và 2,87). Tính giá thành theo kỹ thuật ABC (CHIPHI5) ít khi
được các DN triển khai.
4.1.2.1.2.2. Hệ thống dự toán
Bảng 4.5. Thống kê mô tả - HTDT
Std.
N Mean Rank
Deviation
DUTOAN1 129 4,18 1,011 2
DUTOAN2 129 4,09 0,952 5
DUTOAN3 129 4,30 0,940 1
DUTOAN4 129 4,17 0,993 3
DUTOAN5 129 4,16 0,983 4
Valid N (listwise) 129
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Kết quả trong bảng 4.5 cho thấy phần lớn người được khảo sát đều triển khai
hệ thống dự toán trong DN của họ. Hầu như các DN đều lập dự toán ở mức rất
thường xuyên hoặc thường xuyên. Trong năm dự toán được liệt kê thì dự toán sản
xuất (DUTOAN3) được triển khai ở mức rất thường xuyên (trung bình trị là 4,3),
bốn dự toán còn lại được triển khai ở mức thường xuyên. Xếp thứ 2 là dự toán bán
hàng (DUTOAN1), thứ 3 là dự toán dòng tiền (DUTOAN4), thứ 4 là dự toán tình
hình tài chính (DUTOAN5), và cuối cùng là dự toán mua hàng (DUTOAN2).
4.1.2.1.2.3. Hệ thống đánh giá KQHĐ
Bảng 4.6: Thống kê mô tả - DGKQHĐ
Std.
N Mean Rank
Deviation
DGKQHD1 129 4,22 0,676 2
DGKQHD2 129 3,61 1,134 7
DGKQHD3 129 3,64 1,030 5
DGKQHD4 129 3,94 0,827 3
DGKQHD5 129 3,63 1,061 6
DGKQHD6 129 4,28 0,910 1
DGKQHD7 129 3,47 1,186 9
DGKQHD8 129 3,04 1,246 10
DGKQHD9 129 2,61 1,214 11
DGKQHD10 129 3,53 1,076 8
DGKQHD11 129 3,90 0,999 4
Valid N (listwise) 129
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Kết quả trong bảng 4.6 cho thấy các DN đánh giá KQHĐ theo kỹ thuật giao
hàng đúng hẹn (DGKQHĐ6) và kỹ thuật lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
(DGKQHĐ1) ở mức rất thường xuyên (trung bình trị của 2 kỹ thuật này lần lượt là
4,28 và 4,22). Kỹ thuật tỷ lệ sản phẩm lỗi (DGKQHĐ8) và kỹ thuật thu nhập của
nhân viên (DGKQHĐ9) chỉ thỉnh thoảng được triển khai (trung bình trị của 2 kỹ
thuật này lần lượt là 3,04 và 2,61). Các kỹ thuật còn lại được triển khai ở mức
thường xuyên theo thứ tự từ cao xuống thấp là kỹ thuật tăng trưởng doanh thu
(DGKQHĐ4 - trung bình trị là 3,94), kỹ thuật số lượng thư khiếu nại của khách
hàng (DGKQHĐ11 - trung bình trị là 3,9); kỹ thuật phân tích biến động lợi nhuận
(DGKQHĐ3 - trung bình trị là 3,64); kỹ thuật dòng tiền ròng (DGKQHĐ5 - trung
bình trị là 3,63); kỹ thuật tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (DGKQHĐ2 - trung bình
trị là 3,61); kỹ thuật khảo sát sự thỏa mãn của khách hàng (DGKQHĐ10 - trung
bình trị là 3,53) và kỹ thuật thời gian chờ của chu kỳ sản xuất (DGKQHĐ7 - trung
bình trị là 3,47).
4.1.2.1.2.4. Hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định

Bảng 4.7: Thống kê mô tả - HTRQD


Std.
N Mean Rank
Deviation
HTRQD1 129 3,68 1,146 4
HTRQD2 129 3,95 0,959 2
HTRQD3 129 4,10 0,967 1
HTRQD4 129 3,78 0,992 3
HTRQD5 129 3,51 1,062 6
HTRQD6 129 3,64 1,172 5
HTRQD7 129 3,20 1,168 8
HTRQD8 129 3,41 1,254 7
Valid N (listwise) 129
(Nguồn: Thống kê của người viết)

Kết quả phân tích thống kê mô tả trong bảng 4.7 cho thấy các DN đều trả lời
họ triển khai các kỹ thuật trợ giúp việc ban hành các quyết định ở mức độ thường
xuyên, kỹ thuật được triển khai nhiều nhất là phân tích khả năng sinh lợi của sản
phẩm (HTRQĐ3 - trung bình trị là 4,1), thứ hai là mô hình theo dõi và kiểm tra
hàng tồn kho (HTRQĐ2 - trung bình trị là 3,95), thứ ba là phân tích khả năng sinh
lợi từ khách hàng (HTRQĐ4 - trung bình trị là 3,78), thứ tư là phân tích điểm hòa
vốn (HTRQĐ1 - trung bình trị là 3,68), thứ năm là tỷ suất sinh lợi kế toán
(HTRQĐ6 - trung bình trị là 3,64), thứ sáu là kỳ hoàn vốn (HTRQĐ5 - trung bình
trị là 3,51), thứ bảy là tỷ suất sinh lợi nội bộ (HTRQĐ8 - trung bình trị là 3,41). kỹ
thuật chỉ tiêu hiện giá thuần (HTRQĐ7 trung bình trị là 3,2) ít khi được DN triển
khai.
4.1.2.1.2.5. KTQT chiến lược
Kết quả trong bảng 4.8 cho thấy hầu hết các DN đều trả lời họ triển khai các
kỹ thuật KTQT chiến lược ở mức độ thường xuyên, kỹ thuật được triển khai nhiều
nhất là chi phí vòng đời sản phẩm (QTCL4 - trung bình trị là 3,94), vị trí thứ hai là
kỹ thuật giá bán chiến lược (QTCL2 - trung bình trị là 3,74), đứng thứ ba là kỹ
thuật xác định chi phí mục tiêu (QTCL1 - trung bình trị là 3,58), thứ tư là kỹ thuật
chi phí chiến lược (QTCL5 - trung bình trị là 3,53), thứ năm là kỹ thuật giám sát vị
trí cạnh tranh (QTCL6 - trung bình trị là 3,5) và cuối cùng là kỹ thuật phân tích chi
phí chuỗi giá trị (QTCL3 - trung bình trị là 3,43).
Bảng 4.8: Thống kê mô tả - QTCL

Std.
N Mean Rank
Deviation
QTCL1 129 3,58 1,102 3
QTCL2 129 3,74 0,921 2
QTCL3 129 3,43 1,037 6
QTCL4 129 3,94 0,966 1
QTCL5 129 3,53 1,061 4
QTCL6 129 3,50 1,039 5
Valid N (listwise) 129
(Nguồn: Thống kê của người viết)

Nhìn chung, việc triển khai các kỹ thuật KTQT hiện nay tại các DNNVV lĩnh
vực sản xuấtVN cho thấy các DN này đã triển khai khá nhiều kỹ thuật KTQT,
nguyên do có thể là vì số lượng kế toán viên có trình độ hiện đang làm việc tại các
DN này khá lớn.
- Đối với hệ thống chi phí, kết quả chỉ rõ việc triển khai các kỹ thuật KTQT
truyền thống (tính giá thành theo quá trình, tính giá thành theo chi phí toàn bộ và
tính giá thành theo chi phí biến đổi) được các DN sử dụng nhiều và thường xuyên
hơn so với các kỹ thuật KTQT tiên tiến (tính giá thành theo kỹ thuật ABC). Kết quả
này tương tự như kết quả của Shields và cộng sự (1990), Shields và cộng sự (1991),
Wijewardena và De Zoysa (1999), Lukka và Granlund (1995), Ask và Axe (1992),
Firth (1996), Joshi (2001), Phadoongsitthi (2003) và Drury và cộng sự (1993). Việc
triển khai kỹ thuật ABC khá thấp được tìm thấy trong đề tài này cũng phù hợp với
hầu hết các công trình trước đây (Armitage và Nicholson (1993) và Innes và
Mitchell (1995)). Nói cách khác, có thể kết luận rằng các DN trong đề tài này triển
khai khá nhiều kỹ thuật trong hệ thống chi phí và kỹ thuật được triển khai rộng rãi
nhất là tính giá thành theo quá trình, kế đến là tính giá thành theo chi phí toàn bộ và
tính giá thành theo chi phí biến đổi. Tính giá thành theo kỹ thuật ABC có mức độ
triển khai thấp, kết quả này tương đồng với các công bố trước đây. Việc triển khai
các kỹ thuật KTQT tiên tiến ít hơn so với các kỹ thuật KTQT truyền thống có thể là
vì ban quản trị DN cho rằng các kỹ thuật đương thời không thích hợp với quy mô
DN của họ hoặc có thể họ cũng không đủ kiến thức về các kỹ thuật này nên khó có
thể triển khai chúng một cách hiệu quả.
- Đối với hệ thống dự toán, kết quả này cho thấy kỹ thuật lập dự toán được
triển khai khá rộng rãi, kết quả này tương xứng với các công bố của Shields và cộng
sự (1990), Yoshikawa (1994) và Chenhall và Langfield-Smith (1998). Nhìn chung,
hệ thống dự toán được hầu hết các DN triển khai trong hoạt động kinh doanh của họ
và mức độ triển khai các kỹ thuật này rất cao.
- Đối với hệ thống đánh giá KQHĐ, việc áp dụng rộng rãi các thang đo tài
chính để đánh giá KQHĐ tương tự như các công bố của Joshi (2001); Kader và
Luther (2006); Phadoongsitthi (2003); Abdel- và Jusoh và Parnell (2008).
Phadoongsitthi (2003) kết luận rằng phần lớn các DN Thái Lan vẫn tập trung vào
các thang đo tài chính như phân tích biến động và ROI. Tương tự, Jusoh và Parnell
(2008) nhận thấy rằng nhiều DN sản xuất Malaysia chú trọng vào các thang đo tài
chính nhiều hơn thang đo phi tài chính. Đối với thang đo phi tài chính, các thang đo
có dính tới quy trình nội bộ của tổ chức và khách hàng được các DN trong mẫu
khảo sát triển khai khá nhiều, kết quả này cũng tương tự như các công bố của
Chenhall và Langfield-Smith (1998); Abdel-Kader và Luther (2006);
Phadoongsitthi (2003); và Abdel-Maksoud và cộng sự (2008). Phadoongsitthi
(2003) kết luận rằng các DN Thái Lan tập trung vào sự thỏa mãn của khách hàng và
giao hàng đúng hạn khi đánh giá KQHĐ. Tương tự như vậy, kết quả của Abdel-
Maksoud và cộng sự (2005) cho thấy đại đa số các DN sản xuất ở Anh đánh giá
KQHĐ dựa vào các chỉ tiêu như giao hàng đúng hạn, số lượng thư khiếu nại từ
khách hàng và sự thỏa mãn của khách hàng. Nhìn chung, kết quả từ công trình này
chỉ ra rằng hầu như các DN đều triển khai nhiều hơn một kỹ thuật khi đánh giá
KQHĐ, ngoài việc dùng các thang đo tài chính để đánh giá, các DN cũng có xu
hướng đánh giá KQHĐ bằng các thang đo phi tài chính nhưng chủ yếu vẫn dựa vào
các nhiều hơn. Các thang đo phi tài chính được áp dụng thường xuyên là giao hàng
đúng hạn, số lượng thư khiếu nại của khách hàng và khảo sát sự thỏa mãn của
khách hàng. Điều đó cho thấy, các DN vẫn quan tâm nhiều đến quy trình nội bộ
trong DN và khách hàng, nhưng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho người lao
động. mức độ triển khai thang đo phi tài chính còn thấp, điều này cũng tương đồng
với các công bố trước đây, nguyên nhân có khả năng là do quy mô nhỏ của DN
khiến việc sở hữu những thông tin phi tài chính sẽ tốn nhiều chi phí. Hơn nữa, các
kỹ thuật đánh giá KQHĐ theo thang đo phi tài chính là những kỹ thuật tiên tiến, vì
vậy, việc triển khai các kỹ thuật này cũng sẽ khó khăn hơn so với các kỹ thuật
truyền thống, là những kỹ thuật đã rất quen thuộc với DN.
- Đối với hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định, các công trình đã
được tiến hành trước đây của Chenhall và Langfield-Smith (1998), Joshi (2001), và
Drury và Tayles (2006) cho kết quả là rất nhiều DN trong mẫu khảo sát triển khai
kỹ thuật phân tích khả năng sinh lợi của sản phẩm, cũng là kết quả mà đề tài này
nhận được. Kỹ thuật phân tích điểm hòa vốn cũng được triển khai ở mức độ vừa
phải, kết quả này tương tự với các công bố của Szychta (2002) và Abdel-Kader và
Luther (2006). Các kỹ thuật phân tích trong dài hạn như kỳ hoàn vốn, kỹ thuật tỷ
suất sinh lợi nội bộ và chỉ tiêu hiện giá thuần chỉ được triển khai ở mức trung bình,
kết quả này tương tự như công bố của Lazaridis (2004) Yoshikawa (1994), Shields
và cộng sự (1991), và Abdel-Kader và Luther (2006). Nhìn chung, các DN trong
công trình này sử dụng các kỹ thuật phân tích trong ngắn hạn nhiều và thường
xuyên hơn các kỹ thuật phân tích trong dài hạn liên quan đến dòng tiền chiết khấu.
- Đối với hệ thống KTQT chiến lược, ba trong sáu kỹ thuật được các DN
triển khai nhiều nhất là chi phí vòng đời sản phẩm, giá bán chiến lược và chi phí
mục tiêu, kết quả này tương thích với công bố của Guilding và cộng sự (2000),
Chenhall và Langfield-Smith (1998) và Joshi (2001). Song kết quả ở công trình này
cho thấy các kỹ thuật đều có mức độ triển khai vừa phải, khác biệt với kết quả là
triển khai khá thấp trong công bố của Abdel-Kader và Luther (2006), Cinquini và
cộng sự (1999), Joshi (2001) và Abdel-Kader và Luther (2006). Việc triển khai các
kỹ thuật trợ giúp việc ban hành các quyết định và KTQT chiến lược tại các DN vừa
nhiều hơn có thể phản ánh sự phức tạp của hoạt động kinh doanh ở các DN này gia
tăng, đáng chú ý nhất là đối với DN triển khai các công nghệ hiện đại và quy trình
quản lý tiên tiến (Abdel-Kader và Luther, 2008).
Tóm lại, những kết quả có được từ công trình khoa học này cũng nhấn mạnh
rằng việc triển khai các kỹ thuật KTQT cũ hay truyền thống tương đối cao hơn so
với việc triển khai các kỹ thuật KTQT tiên tiến. Hơn nữa, các kỹ thuật KTQT theo
thang đo tài chính vẫn được các DN quy mô vừa sử dụng khá nhiều và việc áp dụng
thang đo tài chính vẫn cao hơn sử dụng thang đo phi tài chính. Kết quả này tương
đồng với hầu hết các công trình đã thực hiện có liên quan đến KTQT.
1.1.1.1.3 Nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT
4.1.2.1.3.1. Nhân tố độ mạnh của thị trường cạnh tranh
Bảng 4.9: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh

S1 S2 S3 S4 S5 Mean
CTRANH1 1,6 7,8 43,4 32,6 14,7 3,51
CTRANH2 7,8 15,5 43,4 24,8 8,5 3,11
CTRANH3 7,8 20,9 33,3 34,9 3,1 3,05
Total Average 3,2 10,9 49,6 22,5 14 3,29
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Những người hội kiến được đề nghị cho biết mức độ cạnh tranh đối với sản
phẩm của DN trên thị trường theo 5 mức trên thang đo Likert. Kết quả trong Bảng
4.9 chỉ ra rằng 49,6% DN cho là thị trường cạnh tranh ít khốc liệt, 22,5% là khốc
liệt và 14% là rất khốc liệt. Trung bình trị 3,29 chỉ ra rằng độ mạnh của thị trường
cạnh tranh trung bình được coi là khốc liệt.
Nhìn chung, độ mạnh của thị trường cạnh tranh được hầu hết tất cả các DN
tham gia phỏng vấn cho là khốc liệt. Vì số lượng các DNNVV chiếm số đông trong
tổng số DN tại VN nên điều này tạo ra tính cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, và
do đó không có gì ngạc nhiên khi thu được kết quả này.
4.1.2.1.3.2. Nhân tố Sự tham gia của chủ DN
Kết quả trên Bảng 4.10 tổng hợp quan điểm của người được phỏng vấn về Sự
tham gia của chủ DN ảnh hưởng đến sự phát triển của các kỹ thuật KTQT trong DN.
Bảng 4.10: Sự tham gia của chủ DN

S1 S2 S3 S4 S5 Mean
0,8 2,3 31, 47,3 17, 3,79
CHUDN1 8 8
1,6 8,5 48, 29,5 11, 3,41
CHUDN2 8 6
2,3 5,4 38, 48,1 5,4 3,49
CHUDN3 8
31, 20, 3,696
Total Average 0,8 3,1 8 44,2 2
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Kết quả nói lên rằng 64.2% các DN được phỏng vấn báo cáo rằng mức độ
tham gia của chủ DN trong hoạt động kinh doanh của DN ở mức độ cao và rất cao
và hơn 95% cho rằng Sự tham gia của chủ DN ở mức vừa phải đến mức rất cao. Do
đó, chủ DN trong các DN được phỏng vấn hỗ trợ khá tích cực cho việc triển khai
các kỹ thuật KTQT tại DN họ.

Nhìn chung, Sự tham gia của chủ DN ở những mức độ khác nhau có thể tạo
ra những ảnh hưởng khác nhau đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN.

4.1.2.1.3.3. Nhân tố công nghệ tiên tiến


Bảng 4.11: Công nghệ tiên tiến
S1 S2 S3 S4 S5 Mean
CNGHE1 0,8 3,1 22,5 54,3 19,4 3,88
CNGHE2 9,3 10,9 45,7 27,1 7,0 3,12
Total Average 6,2 37,2 32,6 16,3 7,8 2,76
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Theo kết quả trên Bảng 4.11, hơn 90% tổng số người được hỏi cho biết họ có
áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh. Trong số này, 24,1% các
DN trả lời có mức sử dụng công nghệ tiên tiến cao hoặc rất cao và hơn 56% sử
dụng ở mức vừa phải hoặc hơn. Với điểm trung bình tổng hợp là 2,76 có thể kết
luận rằng mức sử dụng công nghệ tiên tiến trung bình là vừa phải trong những DN
được khảo sát. Tóm lại, các DN áp dụng công nghệ tiên tiến khá rộng rãi, mức độ
áp dụng công nghệ tiên tiến khá cao điều này có thể khuyến khích các DN triển khai
nhiều kỹ thuật KTQT hơn trong hoạt động kinh doanh của DN.

4.1.2.1.3.4. Nhân tố trình độ của kế toán viên


Bảng 4.12: Trình độ của kế toán viên
S1 S2 S3 S4 Mean
TDNVKT 10,9 34,9 49,6 4,7 2,48
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Theo kết quả trên Bảng 4.12, hơn 90% DN thuê kế toán viên có trình độ đại
học trở lên. Sự hiện diện của nhóm kế toán viên có trình độ trong DN có thể đóng
một vai trò quan trọng trong phát triển KTQT tại các DN vừa và nhỏ (McChlery và
cộng sự, 2004). Kết quả này có thể giải thích cho việc triển khai nhiều kỹ thuật
KTQT trong các DN được khảo sát, nhất là việc triển khai tương đối nhiều các kỹ
thuật kế toán cơ bản.

4.1.2.1.3.5. Nhân tố mô phỏng


Bảng 4.13: Nhân tố mô phỏng
S1 S2 S3 S4 S5 Mean
BATCHUOC1 3,9 22,5 41,1 18,6 14,0 3,16
BATCHUOC2 3,1 38,0 37,2 19,4 2,3 2,80
BATCHUOC3 1,6 12,4 47,3 18,6 20,2 3,43
Total Average 2,3 18,6 47,3 24,8 7,0 3,13
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Theo kết quả trên Bảng 4.13, hơn 31% DN đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý
rằng nhân tố mô phỏng có ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT tại
DN. Có 47,4% ý kiến là hơi đồng ý về sự ảnh hưởng của NT này. Nhìn chung, các
DN cho rằng việc mô phỏng lẫn nhau giữa các DN có thể liên quan đến việc triển
khai các kỹ thuật KTQT trong DN.

4.1.2.1.3.6. Nhân tố cưỡng ép


Theo kết quả trên Bảng 4.14, hơn 20% DN đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý
rằng nhân tố cưỡng ép có ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT. Có
50,4% ý kiến hơi đồng ý vì sự ảnh hưởng của nhân tố này. Nhìn chung, các DN cho
rằng việc bị ép buộc triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN có thể liên quan đến
việc triển khai các kỹ thuật KTQT.

Bảng 4.14: Nhân tố cưỡng ép


S1 S2 S3 S4 S5 Mean
CUONGBUC1 16,3 37,2 33,3 10,9 2,3 2,46
CUONGBUC2 3,1 14,7 44,2 23,3 14,7 3,32
CUONGBUC3 3,9 41,1 28,7 26,4 3,78
Total Average 8,5 20,9 50,4 17,1 3,1 2,88
(Nguồn: Thống kê của người viết)
4.1.2.1.3.7. Nhân tố quy phạm
Bảng 4.15: Nhân tố quy phạm
S1 S2 S3 S4 S5 Mean
QUIPHAM1 0,8 16,3 50,4 27,1 5,4 3,20
QUIPHAM2 0,8 15,5 46,5 24,0 13,2 3,33
QUIPHAM3 1,6 6,2 49,6 18,6 24,0 3,57
Total Average 0,8 5,4 49,6 28,7 15,5 3,412
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Theo kết quả trên Bảng 4.15, hơn 44,2% DN đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý
rằng nhân tố quy phạm có ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT. Có
49,6% ý kiến đồng ý ở mức vừa phải về sự ảnh hưởng của nhân tố này đến mức độ
triển khai các kỹ thuật KTQT. Nhìn chung, các DN ủng hộ quan điểm là chuyên
môn của kế toán viên hoặc tư vấn viên có ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các kỹ
thuật KTQT trong DN.

Phần tiếp theo sẽ xem xét liệu những nhân tố này có ảnh hưởng đáng kể đến
việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN hay không thông qua phần kiểm định
giả thuyết.
1.1.1.2 Phân tích hồi quy đa biến
1.1.1.2.1 Hệ số tin cậy – Cronbach’s Alpha

Kết quả phân tích độ tin cậy trong Bảng 4.16 thể hiện tất cả các thang đo đều
có chất lượng tốt vì hệ số Cronbach’s alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng
(corrected item-total correlation) > 0,3 nên không có biến quan sát nào bị loại.

Bảng 4.16: Hệ số tin cậy – Cronbach’s Alpha.


Số biến Biến quan
Nhân tố Cronbach’s Alpha
quan sát sát bị loại
Độ mạnh của thị trường 3 Không 0,673
cạnh tranh
Sự tham gia của chủ DN 3 Không 0,700
Công nghệ tiên tiến 2 Không 0,606
Nhân tố mô phỏng 3 Không 0,654
Nhân tố cưỡng ép 3 Không 0,629
Nhân tố quy phạm 3 Không 0,636
Hệ thống chi phí 5 Không 0.653
Hệ thống dự toán 5 Không 0,803
Đánh giá KQHĐ 11 Không 0,821
Hệ thống trợ giúp ban 8 Không 0,857
hành quyết sách
KTQT chiến lược 6 Không 0,864
(Nguồn: Thống kê của người viết)
1.1.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá - EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo với kết quả thể hiện rằng tất cả các
thang đo đều có chất lượng tốt, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA)
nhằm xác định các nhân tố đại diện cho các biến độc lập trong mô hình.

Kết quả phân tích EFA theo Bảng 4.17 có hệ số KMO = 0.620 và kiểm định
Barlett có ý nghĩa (sig=0.000 <0.5) chỉ ra rằng việc phân tích nhân tố là phù hợp, dữ
liệu và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Giá trị Eigenvalue
là 1.052 và tổng phương sai trích đạt được là 69.131% chỉ ra rằng tổng phương sai
trích có thể diễn giải được 69.131% sự biến thiên của mẫu nghiên cứu. Hệ số tải của
các nhân tố đều > 0,55 chỉ ra rằng các nhân tố đều đạt yêu cầu và có độ hội tụ rất
lớn.
Bảng 4.17: Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập

Biến quan Nhân tố


sát 1 2 3 4 5 6 7
CTRANH1 ,857
CTRANH2 ,698
CTRANH3 ,629
CHUDN1 ,783
CHUDN2 ,826
CHUDN3 ,651
CNGHE1 ,812
CNGHE2 ,779
BATCHUOC1 ,797
BATCHUOC2 ,671
BATCHUOC3 ,723
CUONGBUC1 ,827
CUONGBUC2 ,625
CUONGBUC3 ,757
QUYPHAM1 ,682
QUYPHAM2 ,819
QUYPHAM3 ,733
Các kiểm định
Giá trị KMO ,620
Giá trị Sig (Bartlett's Test of Sphericity) 0,000
Tổng phương sai trích 69,131
Giá trị Eigenvalues 1,052

(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)


1.1.1.2.3 Nhân tố tác động đến hệ thống chi phí
a. Mức độ giải thích của mô hình
Bảng 4.18: Mức độ giải thích của mô hình – HTCP
Model Summaryb
Mode R Adjusted R Std. Error of the
R Durbin-Watson
l Square Square Estimate
1 ,418 a
,175 ,127 ,7238330 1,273
a. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
b. Dependent Variable: HTCP
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Trong Bảng 4.18, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0,127
cho biết khoảng 12,7% sự biến thiên của hệ thống chi phí có thể được diễn giải bởi
các biến độc lập của mô hình (Green, 1991). Do đó chúng ta có thể suy ra rằng khả
năng diễn giải biến kết quả bởi các biến độc lập là không được tốt.
b. Mức độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.19: Mức độ phù hợp của mô hình - HTCP
ANOVAa
Sum of Mean
Model Df F Sig.
Squares Square
Regression 13,406 7 1,915 3,655 ,001b
1 Residual 63,396 121 ,524
Total 76,802 128
a. Dependent Variable: HTCP
b. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Trong Bảng 4.19, kết quả phân tích phương sai (ANOVA) với sig = 0.001
(Sig. ≤ 0,01) cho biết với mức tin cậy 99%, mô hình lý thuyết đã đề xuất hoàn toàn
tương thích với bộ dữ liệu thực tế, có nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến
tính với biến phụ thuộc.
c. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại
phương sai-VIF trong Bảng 4.20 thể hiện tất cả các thành phần nhân tố trong mô
hình cho hệ số VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10 chứng tỏ các không tìm
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân tố độc lập nên hiện tượng đa cộng tuyến không
xảy ra (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008, 252)).
Bảng 4.20: Đa cộng tuyến – HTCP
Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
t Sig.
Coefficients Coefficients Statistics
Model
Toler-
B Std. Error Beta VIF
ance
(Constant) 1,462 ,569 2,567 ,011
CT ,231 ,088 ,232 2,612 ,010 ,866 1,155
CD -,013 ,110 -,011 -,118 ,906 ,823 1,215
CN ,219 ,095 ,204 2,298 ,023 ,866 1,154
1
TD ,018 ,024 ,062 ,750 ,455 ,983 1,017
BC ,169 ,090 ,165 1,883 ,062 ,888 1,127
CB ,055 ,080 ,059 ,688 ,493 ,924 1,082
QP -,093 ,097 -,082 -,956 ,341 ,938 1,066
a. Dependent Variable: HTCP
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)

d. Kiểm định tự tương quan


Theo Fomby T.B, Hill R.C, and Johnson S.R, (1984), thực hiện kiểm định d
cải tiến, nếu 1<d<3 thì không có tự tương quan. Theo kết quả của Bảng 4.18, “trị số
thống kê Durbin-Watson” d = 1,273. Kết luận rằng các phần dư không có hiện
tượng tự tương quan.
e. Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi.
Thực hiện mô hình hồi quy phụ, cho kết quả kiểm tra như sau:
Bảng 4.21: Phương sai phần dư thay đổi – HTCP
Model Summaryb
Adjusted Std. Error of the Durbin-
Model R R Square
R Square Estimate Watson
1 ,431a ,186 ,018 1,20834 2,159
a. Predictors: (Constant), CDSQUARE, QP, BC, CB, CTSQUARE, CN, TD,
TICH, CBSQUARE, TDSQUARE, CT, CNSQUARE, BCSQUARE,
QPSQUARE, CD
b. Dependent Variable: USQUARE_HTCP
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Theo Bảng 4.21, R2 điều chỉnh là 0.18. Ta có thể tính được hệ số White nR2 =
129 (0,18) = 23,22. Tra bảng phân phối Chi bình phương, với mức tin cậy 90%, số
biến phụ thuộc của mô hình hồi quy phụ là 15, ta có giá trị tới hạn của Chi bình
phương là 30,58. Kiểm định White (White, 1980), nR 2 < giá trị tới hạn của Chi bình
phương (23,22<30,58), có thể kết luận rằng phương sai phần dư không đổi.
f. Kiểm định hệ số hồi quy
Theo kết quả từ Bảng 4.20, các biến CD, TD, CB, QP, BC có Sig.>0.05, vì
vậy tương quan không có ý nghĩa với biến HTCP. Các biến CT, CN có Sig.<0.05,
vì vậy tương quan có ý nghĩa thống kê với biến HTCP ở mức tin cậy 95% trở lên.
Vậy phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng như sau:
HTCP = 0,232 × CT + 0,204 × CN
Kết quả kiểm định chỉ ra rằng hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến CT và biến
CN có giá trị P-value <0,05 chứng tỏ người trả lời nhận thức rằng nhân tố độ mạnh
của thị trường cạnh tranh và công nghệ tiên tiến là những yếu tố có thể dự báo chính
xác về việc triển khai một hệ thống chi phí trong DN.
Ngoài ra, tất cả các biến trong mô hình đều có hệ số hồi quy dương phù hợp
với hướng giả định của mối quan hệ, chứng tỏ khi độ mạnh của thị trường cạnh
tranh và việc tăng cường đưa công nghệ tiên tiến vào hoạt động thì việc triển khai
hệ thống chi phí trong các DN cũng tăng lên. Hơn nữa, nhân tố độ mạnh của thị
trường cạnh tranh có tác động đến việc triển khai hệ thống chi phí nhiều hơn nhân
tố công nghệ tiên tiến.
1.1.1.2.4 Nhân tố tác động đến hệ thống dự toán
a. Mức độ giải thích của mô hình
Bảng 4.22: Mức độ giải thích của mô hình – HTDT
Model Summaryb
R Adjusted R Std. Error of the
Model R Durbin-Watson
Square Square Estimate
1 ,552a ,304 ,264 ,6266021 1,232
a. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
b. Dependent Variable: HTDT
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Trong Bảng 4.22, hệ số xác định của mô hình hồi quy R 2 điều chỉnh
(Adjusted R Square) là 0.264 cho biết khoảng 26,4% sự biến thiên của hệ thống dự
toán có thể được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình (Green, 1991). Do đó
chúng ta có thể suy ra rằng biến kết quả được giải thích tốt ở mức vừa phải bởi các
biến độc lập.
b. Mức độ phù hợp của mô hình
Bảng 4.23: Mức độ phù hợp của mô hình – HTDT
ANOVAa
Sum of Mean Sig.
Model Df F
Squares Square
Regression 20,799 7 2,971 7,568 ,000b
1 Residual 47,508 121 ,393
Total 68,308 128
a. Dependent Variable: HTDT
b. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) trong Bảng 4.23 với sig = 0,000
(Sig. ≤ 0,01) cho biết với mức tin cậy 99%, mô hình lý thuyết hoàn toàn phù hợp
với bộ dữ liệu thực tế, có nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với
biến phụ thuộc.
c. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại
phương sai-VIF thể hiện trong Bảng 4.24 cho thấy tất cả các thành phần nhân tố
trong mô hình cho hệ số VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10, chứng tỏ các
nhân tố độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008, 252)).
Bảng 4.24: Đa cộng tuyến – HTDT
Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std. Toler-
B Beta VIF
Error ance
(Constant) 1,829 ,493 3,710 ,000
CT ,246 ,077 ,262 3,210 ,002 ,866 1,155
CD ,453 ,095 ,398 4,757 ,000 ,823 1,215
CN ,087 ,083 ,086 1,052 ,295 ,866 1,154
1
TD ,006 ,021 ,022 ,292 ,770 ,983 1,017
BC ,031 ,078 ,032 ,398 ,691 ,888 1,127
CB -,037 ,069 -,043 -,539 ,591 ,924 1,082
QP -,112 ,084 -,104 -1,332 ,185 ,938 1,066
a. Dependent Variable: HTDT
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
d. Kiểm định tự tương quan
Theo Fomby T.B, Hill R.C, and Johnson S.R, (1984), thực hiện kiểm định d
cải tiến, nếu 1<d<3 thì không có tự tương quan. Theo kết quả của Bảng 4.22, trị số
thống kê Durbin-Watson d = 1,232. Kết luận rằng các phần dư không có hiện tượng
tự tương quan.
e. Kiểm định phương sai thay đổi
Thực hiện mô hình hồi quy phụ ta có kết quả kiểm định như Bảng 4.25.
Theo Bảng 4.25, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0,04.
Ta có thể tính được hệ số White nR2 = 129 (0,04) = 5,101. Tra bảng phân phối Chi
bình phương, với mức tin cậy 90%, số biến phụ thuộc của mô hình hồi quy phụ là
15, ta có giá trị tới hạn của Chi bình phương là 30,58. Kiểm định White (White,
1980), nR2 < giá trị tới hạn của Chi bình phương (5,101<30,58), có thể kết luận rằng
phương sai phần dư không đổi.
Bảng 4.25: Phương sai thay đổi – HTDT

Model Summaryb
R Adjusted R Std. Error of the
Model R Durbin-Watson
Square Square Estimate
1 ,390a ,152 ,004 1,93637 1,338
a. Predictors: (Constant), TICH, QPSQUARE, TDSQUARE, BC, CTSQUARE,
CDSQUARE, CBSQUARE, CN, CB, TD, CT, CNSQUARE, BCSQUARE, QP,
CD
b. Dependent Variable: USQUARE_HTDT
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
f. Kiểm định hệ số hồi quy
Theo kết quả từ Bảng 4.24, các biến CN, TD, BC, CB, QP có Sig.>0.05,
chứng tỏ tương quan không có ý nghĩa với biến HTDT. Các biến CT, CD có
Sig.<0.05, vì vậy tương quan có ý nghĩa thống kê với biến HTDT ở mức tin cậy
95% trở lên.
Vậy phương trình hồi quy có dạng như sau:
HTDT = 0,262 × CT + 0,398 × CD
Kết quả kiểm định chỉ ra rằng hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến CT và biến
CD có giá trị P-value <0.05 chứng tỏ người trả lời nhận thức rằng nhân tố độ mạnh
của thị trường cạnh tranh và Sự tham gia của chủ DN là những yếu tố dự báo quan
trọng đối với việc triển khai một hệ thống dự toán.
Ngoài ra, tất cả các biến trong mô hình có hệ số hồi quy dương phù hợp với
hướng giả định của mối quan hệ, chứng tỏ khi độ mạnh của thị trường cạnh tranh và
Sự tham gia của chủ DN tăng lên thì việc triển khai hệ thống dự toán trong các DN
cũng tăng lên. Hơn nữa, sự tham gia của chủ DN có tác động đến việc triển khai hệ
thống dự toán nhiều hơn độ mạnh của thị trường cạnh tranh.
1.1.1.2.5 Nhân tố tác động đến hệ thống đánh giá KQHĐ
a. Mức độ giải thích của mô hình
Theo Bảng 4.26, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.246
cho biết khoảng 24,6% sự biến thiên của hệ thống đánh giá KQHĐ có thể được giải
thích bởi các biến độc lập của mô hình (Green, 1991). Do đó chúng ta có thể suy ra
rằng biến kết quả được giải thích tốt ở mức vừa phải bởi các biến độc lập.

Bảng 4.26: Mức độ giải thích của mô hình - HTDG


Model Summaryb
R Adjusted R Std. Error of the Durbin-
Model R
Square Square Estimate Watson
1 ,536a ,287 ,246 ,5427906 1,468
a. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
b. Dependent Variable: HTDG
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
b. Mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) trong Bảng 4.27 với sig = 0.000
(Sig. ≤ 0,01) cho biết với mức tin cậy 99%, mô hình lý thuyết hoàn toàn phù hợp
với bộ dữ liệu thực tế, có nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với
biến phụ thuộc.
Bảng 4.27: Mức độ phù hợp của mô hình - HTĐG
ANOVAa
Sum of
Model Df Mean Square F Sig.
Squares
Regression 14,369 7 2,053 6,967 ,000b
1 Residual 35,649 121 ,295
Total 50,018 128
a. Dependent Variable: HTDG
b. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
c. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại
phương sai VIF thể hiện trong Bảng 4.28 cho thấy tất cả các thành phần nhân tố
trong mô hình cho hệ số VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10), chứng tỏ các
nhân tố độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008, 252).
Bảng 4.28: Đa cộng tuyến - HTDG
Coefficientsa
Standardiz
Unstandardize ed Collinearity
d Coefficients Coefficient Statistics
s
Model t Sig.
Tol
Std. er-
B Beta VIF
Error anc
e
1,53 3,60
(Constant) ,427 ,000
9 4
3,04 ,86 1,15
CT ,202 ,066 ,251 ,003
0 6 5
3,31 ,82 1,21
CD ,273 ,082 ,280 ,001
1 3 5
1,46 ,86 1,15
CN ,105 ,071 ,121 ,146
2 6 4
1 ,98 1,01
TD ,010 ,018 ,043 ,554 ,580
3 7
2,58 ,88 1,12
BC ,174 ,067 ,210 ,011
2 8 7
-
-,10 ,92 1,08
CB ,060 -,136 1,70 ,090
2 4 2
7
-,04 -,64 ,93 1,06
QP ,073 -,051 ,520
7 5 8 6
a. Dependent Variable: HTDG
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)

d. Kiểm định tự tương quan


Theo Fomby T.B, Hill R.C, and Johnson S.R, (1984), thực hiện kiểm định d cải
tiến, nếu 1<d<3 thì không có tự tương quan. Theo kết quả của Bảng 4.26, trị số
thống kê Durbin-Watson d = 1,468. Kết luận rằng các phần dư không có hiện tượng
tự tương quan.
e. Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi
Thực hiện mô hình hồi quy phụ ta có kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.29: Phương sai thay đổi - HTDG
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of Durbin-
Model R R Square
Square the Estimate Watson
1 ,470a ,221 ,117 1,69192 1,724
a. Predictors: (Constant), TICH, QPSQUARE, TDSQUARE, BC, CTSQUARE,
CDSQUARE, CBSQUARE, CN, CB, TD, CT, CNSQUARE, BCSQUARE, QP,
CD
b. Dependent Variable: USQUARE_DGKQHD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Theo Bảng 4.29, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.117.
Ta có thể tính được hệ số White nR 2 = 129 (0,117) = 15,15. Tra bảng phân phối Chi
bình phương, với mức tin cậy 90%, số biến phụ thuộc của mô hình hồi quy phụ là
15, ta có giá trị tới hạn của Chi bình phương là 30,58. Kiểm định White (White,
1980), nR2 < giá trị tới hạn của Chi bình phương (15,15<30,58), có thể kết luận rằng
phương sai phần dư không đổi.
f. Kiểm định hệ số hồi quy
Theo kết quả từ Bảng 4.28, các biến CN, TD, CB, QP có Sig.>0.05, chứng tỏ
tương quan không có ý nghĩa với biến HTDG. Các biến CT, CD, BC có Sig.<0.05,
vì vậy tương quan có ý nghĩa thống kê với biến HTDG ở mức tin cậy 95% trở lên.
Vậy phương trình hồi quy có dạng như sau:
HTDG = 0,251 × CT + 0,28 × CD + 0,21 × BC
Kết quả kiểm định chỉ ra rằng hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến CT, biến CD
và biến BC có giá trị P-value <0.05 chứng tỏ người trả lời nhận thức rằng nhân tố
độ mạnh của thị trường cạnh tranh, Sự tham gia của chủ DN và mô phỏng là những
yếu tố dự báo quan trọng đối với việc triển khai một hệ thống đánh giá KQHĐ.
Ngoài ra, tất cả các biến trong mô hình có hệ số hồi quy dương phù hợp với
hướng giả định của mối quan hệ, chứng tỏ khi cường độ cạnh tranh trên thị trường,
Sự tham gia của chủ DN và mô phỏng lẫn nhau giữa các DN tăng lên thì việc triển
khai hệ thống đánh giá KQHĐ trong các DN cũng tăng lên. Hơn nữa, trong ba nhân
tố này thì nhân tố Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất, kế đến là nhân tố
độ mạnh của thị trường cạnh tranh và cuối cùng là nhân tố mô phỏng.
1.1.1.2.6 Nhân tố tác động đến hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định

Theo Bảng 4.30, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.22 cho
biết khoảng 22% sự biến thiên của hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định
có thể được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình (Green, 1991). Do đó chúng
ta có thể suy ra rằng biến kết quả được giải thích tốt ở mức vừa phải bởi các biến
độc lập.

a. Mức độ giải thích của mô hình


Bảng 4.30: Mức độ giải thích của mô hình - HTRQD
Model Summaryb
R Std. Error of Durbin-
Model R Adjusted R Square
Square the Estimate Watson
1 ,512a ,262 ,220 ,68365 1,240
a. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
b. Dependent Variable: HTRQD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
b. Mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) trong Bảng 4.31 với sig = 0.000
(Sig. ≤ 0,01) cho biết với mức tin cậy 99%, mô hình lý thuyết hoàn toàn phù hợp
với bộ dữ liệu thực tế, có nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với
biến phụ thuộc.
Bảng 4.31: Mức độ phù hợp của mô hình - HTRQD
ANOVAa
Sum of Mean
Model Df F Sig.
Squares Square
Regression 20,097 7 2,871 6,143 ,000b
1 Residual 56,552 121 ,467
Total 76,649 128
a. Dependent Variable: HTRQD
b. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
c. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại
phương sai VIF thể hiện trong Bảng 4.32 cho thấy tất cả các thành phần nhân tố
trong mô hình cho hệ số VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10, chứng tỏ các
nhân tố độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008, 252)).
Bảng 4.32: Đa cộng tuyến - HTRQD
Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std. Toler-
B Beta VIF
Error ance
(Constant) ,841 ,538 1,564 ,120
CT ,111 ,084 ,112 1,334 ,185 ,866 1,155
CD ,378 ,104 ,313 3,641 ,000 ,823 1,215
CN ,197 ,090 ,184 2,190 ,030 ,866 1,154
1
TD ,016 ,022 ,056 ,708 ,480 ,983 1,017
BC ,206 ,085 ,202 2,432 ,016 ,888 1,127
CB -,051 ,076 -,055 -,675 ,501 ,924 1,082
QP -,013 ,092 -,012 -,145 ,885 ,938 1,066
a. Dependent Variable: HTRQD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
d. Kiểm định tự tương quan
Theo Fomby T.B, Hill R.C, and Johnson S.R, (1984), thực hiện kiểm định d
cải tiến, nếu 1<d<3 thì không có tự tương quan. Theo kết quả của Bảng 4.30, trị số
thống kê Durbin-Watson d = 1,468. Kết luận rằng các phần dư không có hiện tượng
tự tương quan.
e. Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi
Thực hiện mô hình hồi quy phụ ta có kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.33: Phương sai thay đổi - HTRQD

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of Durbin-
Model R R Square
Square the Estimate Watson
1 ,463a ,215 ,110 1,34744 1,991
a. Predictors: (Constant), CDSQUARE, QP, BC, CB, CTSQUARE, CN, TD,
TICH, CBSQUARE, TDSQUARE, CT, CNSQUARE, BCSQUARE,
QPSQUARE, CD
b. Dependent Variable: USQUARE_HTRQD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Theo Bảng 4.33, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.11.
Ta có thể tính được hệ số White nR2 = 129 (0,11) = 14,25. Tra bảng phân phối Chi
bình phương, với mức tin cậy 90%, số biến phụ thuộc của mô hình hồi quy phụ là
15, ta có giá trị tới hạn của Chi bình phương là 30,58. Kiểm định White (White,
1980), nR2 < giá trị tới hạn của Chi bình phương (14,25<30,58), có thể kết luận rằng
phương sai phần dư không đổi.
f. Kiểm định hệ số hồi quy
Theo kết quả từ Bảng 4.32, các biến CT, TD, CB, QP có Sig.>0.05, chứng tỏ
tương quan không có ý nghĩa với biến HTRQD. Các biến CN, CD, BC có
Sig.<0.05, vì vậy tương quan có ý nghĩa thống kê với biến HTRQD ở mức tin cậy
95% trở lên. Vậy phương trình hồi quy có dạng như sau:
HTRQD = 0,313 × CD + 0,184 × CN + 0,202 × BC
Kết quả kiểm định chỉ ra rằng hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến CD, biến CT
và biến BC có giá trị P-value <0.05 chứng tỏ người trả lời nhận thức rằng nhân tố
Sự tham gia của chủ DN, công nghệ tiên tiến và mô phỏng là những yếu tố dự báo
quan trọng đối với việc triển khai một hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết
định.
Ngoài ra, tất cả các biến trong mô hình có hệ số hồi quy dương phù hợp với
hướng giả định của mối quan hệ, chứng tỏ khi DN áp dụng công nghệ tiên tiến, khi
có Sự tham gia của chủ DN và khi các DN mô phỏng lẫn nhau thì việc triển khai hệ
thống trợ giúp việc ban hành các quyết định trong các DN cũng tăng lên. Tuy nhiên,
trong ba nhân tố này thì nhân tố Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất, kế
đến là nhân tố mô phỏng và cuối cùng là nhân tố công nghệ tiên tiến.
1.1.1.2.7 Nhân tố tác động đến hệ thống KTQT chiến lược
a. Mức độ giải thích của mô hình

Theo Bảng 4.34, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.3 cho
biết khoảng 30% sự biến thiên của hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định
có thể được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình (Green, 1991). Do đó chúng
ta có thể suy ra rằng biến kết quả được giải thích tốt ở mức vừa phải bởi các biến
độc lập.

Bảng 4.34: Mức độ giải thích của mô hình - HTQTCL


Model Summaryb
R Std. Error of the Durbin-
Model R Adjusted R Square
Square Estimate Watson
1 ,582a ,339 ,300 ,66025 1,651
a. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
b. Dependent Variable: HTQTCL
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
b. Mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) trong Bảng 4.35 với sig = 0.000
(Sig. ≤ 0,01) cho biết với mức tin cậy 99%, mô hình lý thuyết hoàn toàn phù hợp
với bộ dữ liệu thực tế, có nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với
biến phụ thuộc.
Bảng 4.35: Mức độ phù hợp của mô hình - HTQTCL
ANOVAa
Mean
Model Sum of Squares df F Sig.
Square
Regression 27,020 7 3,860 8,855 ,000b
1 Residual 52,748 121 ,436
Total 79,767 128
a. Dependent Variable: HTQTCL
b. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
c. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại
phương sai VIF thể hiện trong Bảng 4.36 cho thấy tất cả các thành phần nhân tố
trong mô hình cho hệ số VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10, chứng tỏ các
nhân tố độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008, 252)).

Bảng 4.36: Đa cộng tuyến - HTQTCL


Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Model Coefficients Coefficients Statistics
t Sig.
Std. Toler-
B Beta VIF
Error ance
(Constant) ,389 ,519 ,748 ,456
CT ,219 ,081 ,216 2,719 ,008 ,866 1,155
CD ,405 ,100 ,329 4,037 ,000 ,823 1,215
CN ,253 ,087 ,232 2,915 ,004 ,866 1,154
1
TD ,024 ,022 ,082 1,101 ,273 ,983 1,017
BC ,056 ,082 ,054 ,685 ,495 ,888 1,127
CB ,058 ,073 ,061 ,790 ,431 ,924 1,082
QP -,034 ,089 -,029 -,385 ,701 ,938 1,066
a. Dependent Variable: HTQTCL
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
d. Kiểm định tự tương quan
Theo Fomby T.B, Hill R.C, and Johnson S.R, (1984), thực hiện kiểm định d
cải tiến, nếu 1<d<3 thì không có tự tương quan. Theo kết quả của Bảng 4.34, trị số
thống kê Durbin-Watson d = 1,651. Kết luận rằng các phần dư không có hiện tượng
tự tương quan.
e. Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi
Thực hiện mô hình hồi quy phụ ta có kết quả kiểm định như sau:
Bảng 4.37: Phương sai của phần dư thay đổi - HTQTCL

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of
Model R R Square Durbin-Watson
Square the Estimate
1 ,526a ,276 ,180 1,46349 1,505
a. Predictors: (Constant), CDSQUARE, QP, BC, CB, CTSQUARE, CN, TD,
TICH, CBSQUARE, TDSQUARE, CT, CNSQUARE, BCSQUARE,
QPSQUARE, CD
b. Dependent Variable: USQUARE_QTCL
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
Theo Bảng 4.37, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.18.
Ta có thể tính được hệ số White nR2 = 129 (0,18) = 23,26. Tra bảng phân phối Chi
bình phương, với mức tin cậy 90%, số biến phụ thuộc của mô hình hồi quy phụ là
15, ta có giá trị tới hạn của Chi bình phương là 30,58. Kiểm định White (White,
1980), nR2 < giá trị tới hạn của Chi bình phương (23,26<30,58), có thể kết luận rằng
phương sai phần dư không đổi.
f. Kiểm định hệ số hồi quy
Theo kết quả từ Bảng 4.36, các biến BC, TD, CB, QP có Sig.>0.05, chứng tỏ
tương quan không có ý nghĩa với biến HTQTCL. Các biến CT, CN, CD có
Sig.<0.05, vì vậy tương quan có ý nghĩa thống kê với biến HTQTCL ở mức tin cậy
95% trở lên. Vậy phương trình hồi quy có dạng như sau:
HTQTCL = 0,216 × CT + 0,329 × CD + 0,232 × CN
Kết quả kiểm định chỉ ra rằng hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến CT, biến CD
và biến CN có giá trị P-value <0.05 chứng tỏ người trả lời nhận thức rằng nhân tố
độ mạnh của thị trường cạnh tranh, Sự tham gia của chủ DN và công nghệ tiên tiến
là những yếu tố dự báo quan trọng đối với việc triển khai một hệ thống KTQT chiến
lược.
Ngoài ra, tất cả các biến trong mô hình có hệ số hồi quy dương phù hợp với
hướng giả định của mối quan hệ, chứng tỏ khi cường độ cạnh tranh trên thị trường,
công nghệ tiên tiến và Sự tham gia của chủ DN tăng lên thì việc triển khai hệ thống
KTQT chiến lược trong các DN cũng tăng lên. Tuy nhiên, trong ba nhân tố này thì
nhân tố Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất, kế đến là nhân tố công
nghệ tiên tiến và cuối cùng là nhân tố độ mạnh của thị trường cạnh tranh.
1.1.1.2.8 Nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT

Theo Bảng 4.38, hệ số xác định của mô hình hồi quy R 2 điều chỉnh là 0.34
cho biết khoảng 34% sự biến thiên của hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết
định có thể được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình (Green, 1991). Do đó
chúng ta có thể suy ra rằng biến kết quả được giải thích khá tốt bởi các biến độc lập.

a. Mức độ giải thích của mô hình


Bảng 4.38: Mức độ giải thích của mô hình – kỹ thuật KTQT
Model Summaryb
R Adjusted R Std. Error of the
Model R Durbin-Watson
Square Square Estimate
1 ,614a ,377 ,340 ,4760491 1,296
a. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
b. Dependent Variable: HTKTQT
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
b. Mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) trong Bảng 4.39 với sig = 0.000
(Sig. ≤ 0,01) cho biết với mức tin cậy 99%, mô hình lý thuyết hoàn toàn phù hợp
với bộ dữ liệu thực tế, có nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với
biến phụ thuộc.
Bảng 4.39: Mức độ phù hợp của mô hình - kỹ thuật KTQT
ANOVAa
Sum of
Model df Mean Square F Sig.
Squares
1 Regression 16,561 7 2,366 10,439 ,000b
Residual 27,421 121 ,227
Total 43,982 128
a. Dependent Variable: HTKTQT
b. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, CN, CB, BC, CD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
c. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại
phương sai VIF thể hiện trong Bảng 4.40 cho thấy tất cả các thành phần nhân tố
trong mô hình cho hệ số VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10, chứng tỏ các
nhân tố độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008, 252)).
Bảng 4.40: Đa cộng tuyến - kỹ thuật KTQT
Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
t Sig.
Coefficients Coefficients Statistics
Model
Std. Toler-
B Beta VIF
Error ance
(Constant) 1,212 ,375 3,236 ,002
CT ,195 ,058 ,258 3,345 ,001 ,866 1,155
CD ,304 ,072 ,333 4,209 ,000 ,823 1,215
CN ,164 ,063 ,202 2,622 ,010 ,866 1,154
1
TD ,014 ,016 ,066 ,917 ,361 ,983 1,017
BC ,140 ,059 ,181 2,370 ,019 ,888 1,127
CB -,031 ,053 -,044 -,588 ,558 ,924 1,082
QP -,053 ,064 -,061 -,829 ,409 ,938 1,066
a. Dependent Variable: HTKTQT
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
d. Kiểm định tự tương quan
Theo Fomby T.B, Hill R.C, and Johnson S.R, (1984), thực hiện kiểm định d
cải tiến, nếu 1<d<3 thì không có tự tương quan. Theo kết quả của Bảng 4.38, trị số
thống kê Durbin-Watson d = 1,296. Kết luận rằng các phần dư không có hiện tượng
tự tương quan.
e. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi
Theo Bảng 4.41, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 điều chỉnh là 0.101.
Ta có thể tính được hệ số White nR 2 = 129 (0,101) = 13,03. Tra bảng phân phối Chi
bình phương, với mức tin cậy 90%, số biến phụ thuộc của mô hình hồi quy phụ là
15, ta có giá trị tới hạn của Chi bình phương là 30,58. Kiểm định White (White,
1980), nR2 < giá trị tới hạn của Chi bình phương (13,03<30,58), có thể kết luận rằng
phương sai phần dư không đổi.
Bảng 4.41: Phương sai thay đổi - kỹ thuật KTQT
Model Summary
Change Statistics
Std. Error
R Adjusted R
Model R of the F Sig. F
Square R Square Square df1 df2
Estimate Change Change
Change
1 ,455a ,207 ,101 1,74717 ,207 1,964 15 113 ,024
a. Predictors: (Constant), QP, CT, TD, BCSQUARE, CBSQUARE, CNSQUARE,
CDSQUARE, TICH, CB, TDSQUARE, CN, CTSQUARE, BC, QPSQUARE, CD
(Nguồn: Trích từ kết quả xử lý số liệu)
f. Kiểm định hệ số hồi quy
Theo kết quả từ Bảng 4.40, các biến TD, CB, QP có Sig.>0.05, chứng tỏ
tương quan không có ý nghĩa với biến HTKTQT. Các biến CT, CD, CN, BC có
Sig.<0.05, vì vậy tương quan có ý nghĩa thống kê với biến HTKTQT ở mức tin cậy
95% trở lên.
Vậy phương trình hồi quy có dạng như sau:
HTKTQT = 0,258×CT+0,333×CD + 0,202×CN + 0,181×BC
Kết quả kiểm định chỉ ra rằng hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến CT, biến
CD, biến CN và biến BC có giá trị P-value <0.05 chứng tỏ người trả lời nhận thức
rằng nhân tố độ mạnh của thị trường cạnh tranh, Sự tham gia của chủ DN, công
nghệ tiên tiến và mô phỏng là những yếu tố dự báo quan trọng đối với việc triển
khai các kỹ thuật KTQT.
Ngoài ra, tất cả các biến trong mô hình có hệ số hồi quy dương phù hợp với
hướng giả định của mối quan hệ, chứng tỏ khi độ mạnh của thị trường cạnh tranh,
Sự tham gia của chủ DN, công nghệ tiên tiến và việc mô phỏng các DN khác tăng
lên thì việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DN cũng tăng lên. Tuy nhiên,
trong bốn nhân tố này thì nhân tố Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất,
kế đến là độ mạnh của thị trường cạnh tranh, tiếp theo là công nghệ tiên tiến và cuối
cùng là mô phỏng.
1.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu
Trong phần này, tác giả sẽ tổng hợp lại các kết quả về việc triển khai các kỹ
thuật KTQT thu được từ 129 DNNVV lĩnh vực sản xuất đã tham gia khảo sát, đồng
thời tác giả sẽ so sánh kết quả đạt được với các công bố trước đây và bàn luận kết
quả này trong bối cảnh cụ thể của VN theo hai 02 chủ đề: (1) kết quả kiểm định các
giả thuyết được chấp nhận và (2) kết quả kiểm định các giả thuyết bị bác bỏ.
Trong bảy nhân tố được đưa vào mô hình kiểm định thống kê thì bốn nhân tố
có ảnh hưởng đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT, đó là: Độ mạnh của thị trường
cạnh tranh; Sự tham gia của chủ DN; Công nghệ tiên tiến và Mô phỏng. Ba nhân tố
còn lại là Trình độ của kế toán viên, Cưỡng ép và Quy phạm chưa tìm thấy mối
quan hệ có ý nghĩa thống kê với việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các
DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN.

1.2.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết được chấp nhận

1.2.1.1 Độ mạnh của thị trường cạnh tranh

H1: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh tác động cùng chiều (+) với việc triển khai các kỹ thuật
KTQT

H1a: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống
chi phí.

H1b: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống
dự toán

H1c: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống
đánh giá KQHĐ
H1d: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống
trợ giúp việc ban hành các quyết định.

H1e: Độ mạnh của thị trường cạnh tranh tác động cùng chiều (+) với việc triển khai KTQT
chiến lược

Kết quả từ công trình này chỉ ra rằng nhân tố độ mạnh của thị trường cạnh
tranh có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với việc triển khai hệ thống
chi phí, hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá KQHĐ, KTQT chiến lược và các kỹ
thuật KTQT trong DN. Nhân tố này phản ánh sự phức tạp của môi trường thương
mại mà các DN đang hoạt động trong đó. Vì vậy, những kết quả này nói lên rằng
các DNNVV nên tìm kiếm và phân tích thông tin chi tiết hơn về chi phí và đánh giá
KQHĐ khi phải đương đầu với môi trường có tính cạnh tranh cao do các sự kiện
ngoài và trong DN gây ra. Điều này có thể chỉ ra rằng việc ghi chép đầy đủ hồ sơ về
chi phí sản xuất và đánh giá tiến độ thực hiện công việc hoặc đánh giá KQHĐ sẽ
giúp DN hành động khôn ngoan và cải thiện khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, theo lý
thuyết bất định, kết quả này là hợp lý vì khi độ mạnh của thị trường cạnh tranh tăng
lên thì có thể các DNNVV thận trọng hơn trong việc xây dựng kế hoạch, theo dõi và
kiểm tra các hoạt động kinh doanh trong DN để DN có thể tồn tại và cạnh tranh
hiệu quả trên thị trường. Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các DN sẽ
có khuynh hướng vận dụng tất cả những thông tin sẵn có và cũng có xu hướng sử
dụng các kỹ thuật KTQT phức tạp để đo lường và đánh giá KQHĐ. So sánh với các
công trình trước đó, kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ tích cực giữa độ mạnh của thị
trường cạnh tranh và hệ thống chi phí, hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá KQHĐ
cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhiều công trình trước, chẳng hạn như công trình của
Chenhall và Moris (1986); Mia và Clarke (1998); Abdel-Maksoud và cộng sự
(2005); Tuan Mat và cộng sự (2014); Tran Ngoc Hung (2016). Tương tự, mối quan
hệ giữa độ mạnh của thị trường cạnh tranh và KTQT chiến lược cũng tương đồng
với kết quả của Khandwalla (1972) và Al-Omiri và Drury (2007). Từ đó kéo theo sự
chi phối tích cực của nhân tố này đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại DN.
1.2.1.2 Sự tham gia của chủ DN
H2: Sự tham gia của chủ DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai các kỹ thuật KTQT
H2a: Sự tham gia của chủ DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống chi phí.

H2b: Sự tham gia của chủ DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống dự toán

H2c: Sự tham gia của chủ DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống đánh giá
KQHĐ

H2d: Sự tham gia của chủ DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống trợ giúp việc
ban hành các quyết định.

H2e: Sự tham gia của chủ DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai KTQT chiến lược

Kết quả chỉ ra rằng Sự tham gia của chủ DN có mối quan hệ tích cực và có ý
nghĩa thống kê với việc triển khai hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá KQHĐ, hệ
thống trợ giúp việc ban hành các quyết định, KTQT chiến lược và các kỹ thuật
KTQT trong DN. Kết quả này gia cố thêm cho những kết luận mà các công trình
trước đó đã thu hoạch được, đó là Sự tham gia của chủ DN đóng vai trò chủ đạo
trong việc triển khai hệ thống thông tin ở các DN nhỏ hơn một cách hiệu quả. Kết
quả này cũng phù hợp với thực tiễn vì trong một DNNVV, ông chủ là người chi
phối hoàn toàn việc xác định thái độ đổi mới của DN. Do đó, Sự tham gia của chủ
DN là yếu tố quyết định phong cách quản lý của toàn DN và có thể sẽ ảnh hưởng
đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN. Hơn nữa, điều này có lẽ là do
trong các DNNVV, bộ máy tổ chức của DN thường theo cơ cấu tổ chức tập quyền
nên chủ DN đóng vai trò là người ban hành các quyết sách chính và thường là người
định hướng cho tương lai của DN. Kết quả này tương xứng với kết quả của Lybaert
(1998), Al-Omiri (2003), Thong và cộng sự (1996), Thong và Yap (1995), Tuan
Mat và cộng sự (2014), Ojua (2016), Tran Ngoc Hung (2016), Tu Oanh và cộng sự
(2019).
1.2.1.3 Công nghệ tiên tiến

H3: Công nghệ tiên tiến tác động cùng chiều (+) với việc triển khai các kỹ thuật KTQT

H3a: Công nghệ tiên tiến tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống chi phí

H3b: Công nghệ tiên tiến tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống dự toán

H3c: Công nghệ tiên tiến tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống đánh giá KQHĐ
H3d: Công nghệ tiên tiến tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống trợ giúp việc ban
hành các quyết định.

H3e: Công nghệ tiên tiến tác động cùng chiều (+) với việc triển khai KTQT chiến lược

Kết quả chỉ ra rằng công nghệ tiên tiến có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa
thống kê với việc triển khai hệ thống chi phí; hệ thống trợ giúp việc ban hành các
quyết định; KTQT chiến lược và kỹ thuật KTQT tại các DNNVV. Kết quả này có
thể hàm ý rằng công nghệ tiên tiến là một nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc
triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV. Ngoài ra, kết quả này cũng hàm ý
rằng khi môi trường thương mại ngày càng năng động nhờ triển khai các công nghệ
hiện đại, các DN sẽ nhận thấy tầm quan trọng trong việc vận dụng KTQT để tổ
chức các chiến lược kinh doanh nhất quán, hợp lý và các quyết sách được ban hành
nếu dựa vào nhiều nguồn thông tin sẽ dẫn đến khả năng thành công cao hơn. Ngoài
ra, khi triển khai công nghệ hiện đại thì các DN có thể sẽ tích hợp luôn cả hệ thống
chi phí để có thể thu thập thông tin về chi phí nhưng không cần bỏ thêm vốn đầu tư
cho hệ thống chi phí. Mối quan hệ giữa việc áp dụng công nghệ với việc triển khai
hệ thống chi phí phù hợp với một số kết luận trước đó (Azudin và Mansor, 2017;
Tuan Mat và cộng sự, 2014; Tu Oanh và cộng sự, 2019). Ví dụ như, Al-Omiri và
Drury (2007) cũng tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa việc triển khai một hệ thống
chi phí phức tạp với sử dụng công nghệ JIT và công nghệ sản xuất tinh gọn. Mối
quan hệ giữa việc áp dụng công nghệ với việc triển khai KTQT chiến lược cũng phù
hợp với kết quả của các công trình trước đó. Chẳng hạn như, Abdel-Maksoud và
cộng sự (2005) thấy rằng các kỹ thuật KTQT phức tạp được triển khai tại các DN đã
đầu tư đáng kể vào các công nghệ AMT, TQM và JIT, còn Abdel-Kader và Luther
(2008) kết luận rằng mức độ khác biệt trong việc triển khai các kỹ thuật KTQT
phức tạp ở các DN có thể được giải thích thông qua việc áp dụng các hệ thống
AMT, TQM và JIT trong các DN đó. Tuy nhiên, kết quả nhận được từ công trình
này không tìm thấy mối quan hệ giữa áp dụng công nghệ tiên tiến và hệ thống đánh
giá KQHĐ, và điều này trái ngược với những phát hiện của một số công trình trước
đó, ví dụ như, Tayles và Drury (1994) kết luận rằng công nghệ tiên tiến tác động
đáng kể đến sự thay đổi của hệ thống đánh giá KQHĐ trong hệ thống KTQT của
DN. Cũng tương tự như vậy, khi Chenhall (1997) và Fullerton và McWatters (2002)
kiểm tra sự tương tác giữa hai công nghệ JIT và TQM với việc triển khai các kỹ
thuật đánh giá KQHĐ cũng đã phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa hai biến này.
Một lý do giải thích cho sự khác biệt giữa những kết quả này có thể là do các tiêu
chí để đánh giá KQHĐ mà DN tham gia phỏng vấn sử dụng không đa dạng, nghĩa
là DN vẫn chỉ sử dụng những thang đo tài chính để đánh giá KQHĐ, cho nên chưa
tận dụng hết các thông tin do việc áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại. Ngoài ra,
kết quả thu được từ công trình này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa công nghệ tiên tiến
với hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định, điều này cũng khác biệt với kết
quả của Ahmadk (2012) khi Ahmadk (2012) không tìm thấy mối quan hệ giữa hai
biến này. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do khi áp dụng công nghệ tiên
tiến thì các DN trong công trình này thu được nhiều thông tin sẵn có hơn, vì vậy,
các thông tin cũng hỗ trợ DN nhiều hơn khi DN ban hành các quyết sách.

1.2.1.4 Nhân tố mô phỏng

H5: Ảnh hưởng mô phỏng tác động cùng chiều (+) với việc triển khai các kỹ thuật KTQT

H5a: Ảnh hưởng mô phỏng tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống chi phí

H5b: Ảnh hưởng mô phỏng tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống dự toán

H5c: Ảnh hưởng mô phỏng tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống đánh giá
KQHĐ

H5d: Ảnh hưởng mô phỏng tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống trợ giúp việc
ban hành các quyết định.

H5e: Ảnh hưởng mô phỏng tác động cùng chiều (+) với việc triển khai KTQT chiến lược

Kết quả nói lên rằng nhân tố mô phỏng có mối quan hệ tích cực và có ý
nghĩa thống kê với việc triển khai hệ thống đánh giá KQHĐ, hệ thống trợ giúp việc
ban hành các quyết định và hệ thống KTQT trong DN. Các kết quả này có thể được
giải thích dựa vào quan điểm tương đồng trong lý thuyết thể chế của DiMaggio và
Powell (1983) khi cho rằng các đặc điểm của một tổ chức ngày càng trở nên tương
đồng với các đặc điểm chủ yếu trong môi trường mà tổ chức đó hoạt động. Hơn
nữa, trong lĩnh vực kế toán, các đơn vị chủ quản thường áp đặt các tiêu chuẩn, quy
tắc và giá trị lên các tổ chức khi yêu cầu các tổ chức phải công khai thông tin cho
các bên liên quan ngoài DN. Vì vậy, có thể các tổ chức sẽ mô phỏng những tổ chức
đã triển khai thành công các kỹ thuật đánh giá KQHĐ để đảm bảo an toàn khi thể
hiện trách nhiệm của họ với cơ quan chức năng và với xã hội. Bên cạnh đó, việc
triển khai các phần mềm kế toán giống nhau cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến
việc triển khai hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định tương tự nhau bởi vì
các nguồn tài liệu mà DN được cung cấp bởi phần mềm giống nhau thì sẽ giống
nhau.

1.2.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết bị bác bỏ

1.2.2.1 Trình độ của kế toán viên


H4: Trình độ của kế toán viên DN tác động cùng chiều (+) đến việc triển khai các kỹ thuật
KTQT

H4a: Trình độ của kế toán viên DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống chi phí

H4b: Trình độ của kế toán viên DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống dự toán

H4c: Trình độ của kế toán viên DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống đánh
giá KQHĐ

H4d: Trình độ của kế toán viên DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống trợ giúp
việc ban hành các quyết định.

H4e: Trình độ của kế toán viên DN tác động cùng chiều (+) với việc triển khai KTQT chiến lược

Kết quả chỉ ra rằng nhân tố trình độ của kế toán viên không có mối quan hệ
có ý nghĩa thống kê với việc triển khai hệ thống chi phí, hệ thống dự toán, hệ thống
đánh giá KQHĐ, hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định, KTQT chiến lược
và dĩ nhiên là cả kỹ thuật KTQT trong DN. Kết quả này trái ngược với kết quả của
Collis và Jarvis (2002), McChlery và cộng sự (2004), Sousa và cộng sự (2006). Sự
khác biệt giữa kết quả này so với các công trình trước đó có thể là do triết lý sống
“an cư lạc nghiệp” của người Việt có những tác động không nhỏ đến văn hóa làm
việc của họ, chẳng hạn như, nhân viên người Việt rất ngại sự thay đổi, vì vậy, họ
thường thụ động và có khuynh hướng làm theo yêu cầu của chủ DN/người quản lý,
hơn nữa, họ cũng sợ gánh vác trách nhiệm khi đề xuất ý kiến mới.

1.2.2.2 Nhân tố cưỡng ép

H6: Ảnh hưởng cưỡng ép tác động cùng chiều (+) với việc triển khai các kỹ thuật KTQT

H6a: Ảnh hưởng cưỡng ép tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống chi phí

H6b: Ảnh hưởng cưỡng ép tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống dự toán

H6c: Ảnh hưởng cưỡng ép tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống đánh giá KQHĐ

H6d: Ảnh hưởng cưỡng ép tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống trợ giúp việc
ban hành các quyết định.

H6e: Ảnh hưởng cưỡng ép tác động cùng chiều (+) với việc triển khai KTQT chiến lược

Kết quả thể hiện rằng nhân tố cưỡng ép không có mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê với việc triển khai hệ thống chi phí, hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá
KQHĐ, hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định, KTQT chiến lược và hệ
thống KTQT trong DN. Kết quả này có thể được xem là hợp lý vì KTQT không
mang tính bắt buộc mà chủ yếu chỉ để định hướng, do đó có thể đây là nguyên nhân
khiến nhân tố này không chi phối việc triển khai các kỹ thuật KTQT của DN. Hơn
nữa, có thể do quy mô nhỏ nên cấu trúc tổ chức của DN thường đơn giản, không
nhiều cấp bậc quản lý, vì vậy, nhân tố này không thực sự liên quan đến hoạt động
quản lý đối với loại hình DN này.

1.2.2.3 Nhân tố quy phạm

H7: Ảnh hưởng quy phạm tác động cùng chiều (+) với việc triển khai các kỹ thuật KTQT

H7a: Ảnh hưởng quy phạm tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống chi phí

H7b: Ảnh hưởng quy phạm tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống dự toán

H7c: Ảnh hưởng quy phạm tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống đánh giá
KQHĐ

H7d: Ảnh hưởng quy phạm tác động cùng chiều (+) với việc triển khai hệ thống trợ giúp việc
ban hành các quyết định.

H7e: Ảnh hưởng quy phạm tác động cùng chiều (+) với việc triển khai KTQT chiến lược
Kết quả nói lên rằng nhân tố quy phạm không có mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê với việc triển khai hệ thống chi phí, hệ thống dự toán, hệ thống đánh giá
KQHĐ, hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết định, KTQT chiến lược và cả các
kỹ thuật KTQT tại DN. Hiện tại ở VN, dù rằng KTQT đã được chú ý hơn nhưng các
tài liệu về KTQT chỉ mới dừng ở mức độ khái quát các vấn đề, chưa có những
hướng dẫn chuyên sâu. Những kỹ thuật KTQT được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và
được giảng dạy trong trường đại học thì thường là những kỹ thuật truyền thống, vì
vậy, đây có thể là nguyên nhân khiến nhân tố này không ảnh hưởng đến việc triển
khai các kỹ thuật KTQT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Kết quả phỏng vấn chuyên gia chỉ ra rằng mô hình chính thức không cần điều
chỉnh vì không khác biệt so với mô hình dự thảo. Mô hình chính thức bao gồm 07
mối quan hệ liên quan đến 07 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc. Thang đo của các
khái niệm có sự điều chỉnh so với thang đo gốc do thêm một số biến quan sát và
điều chỉnh thuật ngữ cho một số biến quan sát.
Sau khi có thang đo hoàn chỉnh, dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá
mô hình đo lường và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Với mô hình đo lường,
các thang đo được giữ lại đảm bảo về độ tin cậy, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt.
Với kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình, trong 07 giả thuyết đặt ra có 04 giả
định được chấp thuận và 03 giả định bị bác bỏ. Các nhân tố được xác định thực sự
tác động đáng kể đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong DNNVV lĩnh vực
sản xuất là độ mạnh của thị trường cạnh tranh, Sự tham gia của chủ DN, công nghệ
tiên tiến và nhân tố mô phỏng. Cuối cùng, các bàn luận về kết quả đạt được, kiểm
tra các giả định được chấp nhận và bác bỏ được tiến hành. Ngoài ra, dựa trên số liệu
thống kê của các biến đo lường việc triển khai các kỹ thuật KTQT, thực trạng việc
triển khai các kỹ thuật KTQT của các DNNVV lĩnh vực sản xuất hiện nay cũng
được đánh giá.
CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Giới thiệu
Nội dung chương này nhằm tổng kết lại tất cả những kết quả về các nhân tố
tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản
xuất tại VN theo hai mục tiêu tác giả đã đặt ra. Trên cơ sở những kết quả thu được,
cùng với bối cảnh hiện tại của VN và nguồn lực sẵn có của DN, những hàm ý chính
sách phù hợp được đề xuất nhằm hỗ trợ các DNNVV lĩnh vực sản xuất tại VN triển
khai các kỹ thuật KTQT nhằm phát huy hiệu quả và hữu hiệu trong hoạt động kinh
doanh.
2.1 Kết luận chung
Từ vấn đề nghiên cứu, tác giả đã đưa ra hai mục tiêu, cụ thể là: (1) nhận dạng
các nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thu ật KTQT của các DNNVV lĩnh
vực sản xuất tại VN và (2) kiểm định mức độ tác động của các nhân tố này đến việc
triển khai các kỹ thu ật KTQT của các DNNVV lĩnh vực sản xuất tại VN. Kết quả
đạt được như sau:
Đối với mục tiêu thứ nhất, nhận dạng các nhân tố tác động đến việc triển khai
các kỹ thuật KTQT của các DNNVV lĩnh vực sản xuất tại VN, kết quả phân tích hồi
quy đa biến được tổng hợp lại theo Bảng 5.1

Bảng 5.42: Các nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT
Nhân tố Kỹ thuật KTQT
1. Độ mạnh yếu của thị trường - Hệ thống chi phí;
cạnh tranh - Hệ thống dự toán;
- Hệ thống đánh giá KQHĐ;
- KTQT chiến lược;
- Hệ thống KTQT.
2. Sự tham gia của chủ DN - Hệ thống dự toán;
- Hệ thống đánh giá KQHĐ;
- Hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết
định;
- KTQT chiến lược;
- Hệ thống KTQT.
Nhân tố Kỹ thuật KTQT
3. Công nghệ tiên tiến - Hệ thống chi phí;
- Hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết
định;
- KTQT chiến lược;
- Hệ thống KTQT.
4. Trình độ của kế toán viên Không ảnh hưởng
5. Nhân tố mô phỏng - Hệ thống đánh giá KQHĐ;
- Hệ thống trợ giúp việc ban hành các quyết
định;
- Hệ thống KTQT.
6. Nhân tố cưỡng ép Không ảnh hưởng
7. Nhân tố quy phạm Không ảnh hưởng
(Nguồn: Thống kê của người viết)
Đối với mục tiêu thứ hai, kiểm định sự tác động của các nhân tố này đến việc
triển khai các kỹ thu ật KTQT của các DNNVV lĩnh vực sản xuất tại VN, kết quả
cho thấy:
- Với hệ thống chi phí: Trong 02 nhân tố có thể dự báo chính xác về việc triển
khai một hệ thống chi phí trong DNNVV lĩnh vực sản xuất (độ mạnh của thị trường
cạnh tranh và công nghệ tiên tiến) thì nhân tố độ mạnh của thị trường cạnh tranh có
tác động đến việc triển khai hệ thống chi phí nhiều hơn nhân tố công nghệ tiên tiến.
- Với hệ thống dự toán: Trong 02 nhân tố có thể dự báo chính xác về việc triển
khai một hệ thống dự toán (độ mạnh của thị trường cạnh tranh và Sự tham gia của
chủ DN) thì nhân tố sự tham gia của chủ DNNVV lĩnh vực sản xuất có tác động đến
việc triển khai hệ thống dự toán nhiều hơn độ mạnh của thị trường cạnh tranh.
- Với hệ thống đánh giá KQHĐ: Trong 03 nhân tố có thể dự báo chính xác về
việc triển khai một hệ thống đánh giá KQHĐ tại các DNNVV lĩnh vực sản xuất (độ
mạnh của thị trường cạnh tranh, Sự tham gia của chủ DN và mô phỏng) thì nhân tố
Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất, kế đến là nhân tố độ mạnh của thị
trường cạnh tranh và cuối cùng là nhân tố mô phỏng.
- Với hệ thống trợ giúp việc ban hành quyết định: Trong 03 nhân tố có thể dự
báo chính xác về việc triển khai một hệ thống trợ giúp việc ban hành quyết định tại
các DNNVV lĩnh vực sản xuất (Sự tham gia của chủ DN, công nghệ tiên tiến và mô
phỏng) thì nhân tố Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất, kế đến là mô
phỏng và cuối cùng là công nghệ tiên tiến.
- Với hệ thống KTQT chiến lược: Trong 03 nhân tố có thể dự báo chính xác về
việc triển khai một hệ thống KTQT chiến lược tại các DNNVV lĩnh vực sản xuất
(độ mạnh của thị trường cạnh tranh, Sự tham gia của chủ DN và công nghệ tiên
tiến) thì nhân tố Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất, kế đến là nhân tố
công nghệ tiên tiến và cuối cùng là nhân tố độ mạnh của thị trường cạnh tranh.
- Với việc triển khai kỹ thuật KTQT: Trong 04 nhân tố có thể dự báo chính
xác về việc triển khai kỹ thuật KTQT tại các DNNVV lĩnh vực sản xuất (độ mạnh
của thị trường cạnh tranh, Sự tham gia của chủ DN, công nghệ tiên tiến và mô
phỏng) thì nhân tố Sự tham gia của chủ DN có tác động mạnh nhất, kế đến là độ
mạnh của thị trường cạnh tranh, tiếp theo là công nghệ tiên tiến và cuối cùng là mô
phỏng.
Tóm lại, những kết quả này có thể hàm ý rằng các nhân tố bất định và nhân tố
thể chế được xem xét trong đề tài này là những nhân tố có thể dự báo chính xác cho
việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các tại các DNNVV lĩnh vực sản xuất VN.
2.2 Hàm ý

2.2.1 Về phương diện lý thuyết

Dưới góc độ lý thuyết, công trình này đã đóng góp thêm một số kiến thức
liên quan đến các kỹ thuật KTQT cho các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở các nước
đang phát triển như Việt Nam, cụ thể:
Một là, đề tài đã tìm ra được bốn nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ
thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN. Trong đó, có ba nhân tố
thuộc về lý thuyết bất định, đó là nhân tố Độ mạnh của thị trường cạnh tranh, Sự
tham gia của chủ DN, công nghệ tiên tiến và một nhân tố trong lý thuyết thể chế, đó
là nhân tố mô phỏng. Việc phát hiện một nhân tố thể chế có tác động đến việc triển
khai kỹ thuật KTQT cho các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN là một đóng góp mới
của đề tài.

Hai là, đề tài đã phát triển thêm biến quan sát cho thang đo độ mạnh của thị
trường cạnh tranh và thang đo Sự tham gia của chủ DN. Các biến quan sát được bổ
sung giúp việc thu thập dữ liệu đạt được độ chính xác cao hơn. Trong tương lai, các
học giả có thể kế thừa những thang đo này để tiếp tục tiến hành những đề tài liên

quan đến kỹ thuật KTQT.

Ba là, mặc dù lĩnh vực DNNVV vẫn đang nhận được nhiều sự chú ý từ các
học giả, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu hàn lâm về KTQT ở các DNNVV VN,
đặc biệt là việc triển khai kỹ thuật KTQT. Điều quan trọng là phải thúc đẩy nhận
thức và cung cấp kiến thức về kỹ thuật KTQT trong các DNNVV ở VN để các DN
có thể triển khai, từ đó hưởng lợi từ thị trường và giảm khả năng thất bại trong kinh
doanh. Chính vì vậy, công trình này hy vọng sẽ tạo động lực để các học giả tiếp tục
đưa thêm các kỹ thuật mới để xem xét về việc triển khai kỹ thuật KTQT tại các
DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN trong điều kiện hội nhập cũng như trong thời đại
công nghiệp 4.0.

2.2.2 Về phương diện quản trị

Dựa vào những kết luận rút ra từ kết quả của công trình này, tác giả đề nghị
một số hàm ý chính sách quản trị theo từng nhân tố có ảnh hưởng đến việc triển
khai kỹ thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất VN như sau:
2.2.2.1 Đối với nhân tố Độ mạnh của thị trường cạnh tranh.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh độ mạnh của thị trường cạnh tranh là một
trong những nhân tố thực sự có quan hệ mạnh với việc triển khai các kỹ thuật
KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất VN. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải
pháp để tăng độ mạnh của thị trường cạnh tranh như sau:
- Về phía Chính phủ, Chính phủ cần liên tục cải tiến môi trường kinh doanh
thương mại để tạo không gian cạnh tranh công bằng cho các ngành nghề cũng như
loại hình kinh doanh của DN, những thay đổi liên tục sẽ tạo nên sức ép để các DN
thay đổi và tăng khả năng cạnh tranh. Khi áp lực cạnh tranh tăng lên, các DN buộc
phải chú ý đến hiệu quả hoạt động nếu muốn DN vẫn được duy trì và tăng trưởng,
từ đó DN sẽ có nhu cầu sử dụng nhiều nguồn tin nhằm hỗ trợ cho việc ban hành các
quyết sách. Hệ thống KTQT phải giữ vai trò dẫn đường trong việc cung cấp tin tức
và dữ liệu trợ giúp cho các chủ DN trong quá trình ban hành các quyết sách. Điều
này cũng được ủng hộ bởi nhận định của Kaplan, cải tiến chất lượng, tăng năng suất
và giảm thiểu chi phí sẽ tạo sức ép buộc các DN phải triển khai các kỹ thuật KTQT
tiên tiến (Kaplan, 1983). Và vẫn là Kaplan (1986), “Hệ thống kế toán chi phí hiện
tại không đáp ứng được nhu cầu thông tin hữu ích cho hoạt động sản xuất, do vậy
cần phải thay đổi để đáp ứng sự cạnh tranh ngày càng tăng”.
Mặc dù giới chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong một vài năm qua, môi
trường giao thương của VN đã trở nên thuận lợi hơn, nhiều rào cản, điều kiện kinh
doanh phi lý, không cần thiết đã được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho DN phát triển, chẳng
hạn như, các thủ tục hành chính được công khai và tiến hành trực tuyến thì các DN
đã tiết kiệm được nhiều hơn thời gian cũng như chi phí … Tuy nhiên, hiện tại vẫn
còn rất nhiều rào cản cần tiếp tục được tháo gỡ, cụ thể như cần phải tập trung vào
các giải pháp giảm chi phí cho DN. Những chi phí ngoài luồng, các loại phí bôi
trơn… cần phải được triệt tiêu vì chính những chi phí này kéo giảm sức cạnh tranh
của DN. Đáng chú ý, các loại chi phí về giao thông vận tải, logistics, các loại thủ
tục xuất nhập khẩu chuyên ngành đang là những gánh nặng trên vai các DN rất cần
được chính quyền tháo gỡ. Để những rào cản này hoàn toàn bị triệt tiêu, rất cần sự
hợp tác nhịp nhàng giữa các Bộ và ban ngành, vì vậy nhất thiết phải có sự chỉ đạo
tích cực và sâu sát từ tổ chức Chính phủ và các Bộ trưởng.
- Về phía Hiệp hội ngành nghề, Hiệp hội nghề nghiệp cần nâng cao vai trò và
tầm quan trọng của mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế bởi vì một trong các cam
kết quan trọng khi VN gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt
động kinh doanh của DN. Chính vì vậy, ngoài việc làm người đại diện để đấu tranh
vì quyền, lợi ích của các DN thì Hiệp hội còn phải góp phần xúc tiến thương mại,
đầu tư, đào tạo nhân lực, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ cần
thiết khác cho DN... Để hỗ trợ cho các DN tìm kiếm thị trường, đối tác, khách hàng
đồng thời tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN, Hiệp hội cần chủ động gia nhập vào
thị trường kinh tế quốc tế, tìm kiếm cơ hội gia tăng hợp tác với các quốc gia trong
vùng và toàn lãnh thổ để sức ép cạnh tranh đối với các DN không còn trong phạm vi
quốc gia mà đã nằm trong phạm vi toàn khu vực, toàn thế giới. Khi cường độ cạnh
tranh tăng lên thì các DN sẽ có nhu cầu triển khai nhiều kỹ thuật KTQT hơn để cải
thiện kỹ năng cạnh tranh của họ. Thêm vào đó, Hiệp hội cần xây dựng và tổ chức
các khóa học về kỹ năng kinh doanh, tiếp thị và quản lý nhằm giúp các DN tích lũy
kiến thức và nhận thức tốt hơn về những ưu thế và bất cập của nền kinh tế khi tham
gia vào một cộng đồng kinh doanh rộng lớn, chuẩn bị cho vai trò là một phần tử của
cộng đồng kinh doanh quốc tế. Khi DN có tầm nhìn và có kiến thức, DN sẽ chủ
động triển khai các kỹ thuật KTQT để nâng cao giá trị của DN cũng như tự tìm
kiếm lợi thế cho chính mình.
- Về phía cộng đồng DN, để duy trì và trưởng thành mạnh mẽ, các DN cần
chủ động hơn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong bối cảnh hội
nhập kinh tế. Chủ động học hỏi, tranh thủ cập nhật kiến thức về kinh doanh từ các
nước tiên tiến thông qua các khóa đào tạo do hiệp hội tổ chức để nắm bắt khuynh
hướng tăng trưởng của thị trường trong nước và quốc tế, điều chỉnh chương trình
hành động của DN nhằm đạt mục tiêu mong muốn. Gia tăng kiến thức và nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của các kỹ thuật KTQT trong việc điều hành hoạt động
kinh doanh sẽ thúc đẩy DN triển khai các kỹ thuật KTQT.
2.2.2.2 Đối với nhân tố sự tham gia của chủ DN/người quản lý DN

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh Sự tham gia của chủ DN là một trong
những nhân tố thực sự mối quan hệ đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các
DNNVV lĩnh vực sản xuất VN. Để giúp thay đổi Sự tham gia của chủ DN theo
hướng tích cực, tác giả đề nghị một số ý kiến:
- Về phía Chính phủ, Chính quyền cần có những quyết sách khuyến khích,
trợ giúp nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của chủ DN đối với việc triển khai các
kỹ thuật KTQT, nhận thức được sự phong phú của các kỹ thuật KTQT cũng như lợi
ích của các kỹ thuật này, hỗ trợ DN kết giao và tham gia vào các hiệp hội nghề
nghiệp để nhận được các chương trình hội thảo hoặc những chương trình huấn
luyện có tài trợ phí nhằm phát triển kỹ năng KTQT trong khối các DNNVV ở VN.
- Về phía Hiệp hội nghề nghiệp, các khóa đào tạo kiến thức chuyên môn về
kế toán tài chính hiện nay vẫn được tổ chức thường xuyên và rộng rãi nhưng các
khóa đào tạo kỹ năng KTQT vẫn chưa phổ biến. Các khóa đào tạo được chính phủ
tài trợ sẽ khuyến khích các DN, nhất là các DNVVN tham gia, từ đó giúp chủ DN
có kiến thức chuyên sâu hơn và nhìn nhận tốt hơn về ý nghĩa quan trọng của việc
triển khai sử dụng các kỹ thuật KTQT, nhất là việc triển khai các kỹ thuật KTQT
tiên tiến trong hoạt động kinh doanh của DN. Vì vậy, Hiệp hội cần tăng cường tổ
chức các buổi báo cáo chuyên đề và các khóa đào tạo về kế toán quản trị để giúp
DN hiểu rõ và vận dụng kế toán quản trị vào hoạt động kinh doanh.
- Về phía DN, chủ DN cần tích lũy, cập nhật thường xuyên những kiến thức
về KTQT và nhanh chóng thay đổi nhận thức về KTQT. Các chủ DN cần có cái
nhìn đúng đắn về KTQT, và quan trọng hơn cả là phải chủ động, đẩy mạnh triển
khai KTQT trong hoạt động điều hành sản xuất – kinh doanh nhằm đạt được hiệu
quả quản lý cao nhất. Ngoài ra, DN cũng cần nắm bắt kịp thời các tiêu chuẩn kế
toán quốc tế, chuẩn bị số liệu theo các quy định của quốc tế phòng khi cần dùng đến
thì được chấp nhận, đồng thời cần lập kế hoạch và các chương trình sao lưu cẩn
thận tất cả các sổ sách chứng từ cần thiết để không bị thiệt hại nếu gặp rủi ro. Chủ
DN càng có tầm nhìn xa thì sẽ càng chủ động triển khai các kỹ thuật KTQT vào
hoạt động kinh doanh.
2.2.2.3 Đối với nhân tố công nghệ tiên tiến

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh công nghệ tiên tiến là một trong những
nhân tố thực sự có quan hệ đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các
DNNVV lĩnh vực sản xuất VN. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp để tăng
cường áp dụng công nghệ tiên tiến trong DN như sau:
- Về phía Chính phủ, Chính phủ cần phân phối ngân sách để tài trợ cho các
đề án, chương trình khoa học và công nghệ nhằm tạo động lực cho các DN nhanh
chóng đưa những công nghệ tiên tiến triển khai vào hoạt động của DN. Thiết lập
quan hệ gắn kết bền chặt giữa DN với những cơ quan quản lý khoa học và công
nghệ để đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ. Ngoài ra,
Chính phủ cũng cần xây dựng các quy chế, quy định hỗ trợ các DN nhập khẩu máy
móc tiên tiến, hiện đại để khuyến khích DN mạnh dạn đổi mới công nghệ. 
- Về phía Hiệp hội nghề nghiệp, cần thường xuyên sắp đặt và tổ chức các
buổi tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm và những thuận lợi khi ứng dụng công nghệ tiên
tiến. Ngoài ra, tiếp tục tổ chức những chương trình nhằm vinh danh các DN thành
công do đã mạnh dạn đầu tư vào công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh
doanh để tạo động lực cho các DN khác.
- Về phía DN, các DN cũng cần chủ động cải tiến nội lực để có thể đứng
vững trong trên trường quốc tế. Để đương đầu với áp lực cạnh tranh, các DN cần ở
thế chủ động, không nên chỉ trông chờ vào chính sách, hỗ trợ của Chính phủ mà cần
phải xây dựng lộ trình để đầu tư cải tiến thiết bị sản xuất, công nghệ hóa, hiện đại
hóa máy móc thiết bị, mạnh dạn từ bỏ các thiết bị lạc hậu. Khi các DN sử dụng các
thiết bị công nghệ sản xuất tiên tiến thì họ sẽ chú ý đến các kỹ thuật KTQT tiên tiến
(Abdel-Kader, 2008).
2.2.2.4 Đối với nhân tố mô phỏng

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh mô phỏng là một trong những nhân tố có
quan hệ với việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất
VN. Vì vậy, để gia tăng sự mô phỏng lẫn nhau, tác giả đề xuất một số giải pháp:
- Về phía Chính phủ, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành các hướng dẫn về
kỹ thuật KTQT, đặc biệt là những kỹ thuật KTQT tiên tiến. Hiện nay, các tài liệu
liên quan đến KTQT còn khá ít, vì vậy, các DN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm hiểu các kỹ thuật KTQT mới. Cùng với việc ban hành Luật Kế toán năm 2015
sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 với rất ít các quy định về KTQT, Chính
phủ cần sớm công bố các văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện KTQT tại các
DN thay thế cho “Thông tư 53/2006/TT- BTC”. 
- Về phía Hiệp hội nghề nghiệp, Hiệp hội nghề nghiệp tiếp tục liên kết chặt
chẽ với các cơ quan truyền thông để tổ chức và quảng bá rộng rãi các chương trình
vinh danh các doanh nhân và DN thành công do đi đầu trong việc đổi mới phương
thức quản lý, có thành tích tốt trong hoạt động kinh doanh và đóng góp nhiều cho
cộng đồng xã hội. Đây là dịp để các doanh nhân giao lưu và chia sẻ những bí quyết
kinh doanh. Thông qua đó, chương trình sẽ tìm được những gương mặt điển hình
mới và mô hình kinh doanh hiệu quả làm tấm gương và động lực cho các DN khác
học hỏi, phấn đấu. Thêm vào đó, Hiệp hội cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm của
các quốc gia láng giềng hoặc các quốc gia có điều kiện phát triển như Việt Nam và
các nước tiên tiến trên thế giới bằng cách tham gia hội thảo, chuyên đề hoặc trao đổi
nhân sự, mời chuyên gia để được tư vấn về KTQT. Đồng thời, các cơ sở giáo dục và
nhà NC cần có trách nhiệm tìm hiểu và phổ biến thêm các kiến thức mới về KTQT
đến sinh viên. Các hiệp hội nghề nghiệp chuyên môn cần tổ chức thêm nhiều hội
thảo quốc tế, hội thảo quốc gia, buổi tọa đàm về KTQT, liên tục cập nhật những nội
dung, xu thế phát triển của KTQT trong tương lai, làm cơ sở để biên soạn và phát
hành các văn bản hướng dẫn tại VN. Tất cả những nỗ lực này của Hiệp hội sẽ tạo
điều kiện cho VN có thể vận dụng thuận lợi các kỹ thuật KTQT, giúp các DN triển
khai thành công để trưởng thành trong giai đoạn hội nhập.
- Về phía DN, các DN cần thay đổi nhận thức về vai trò của Hiệp hội nghề
nghiệp, hiện vẫn có nhiều DN cho rằng hiệp hội chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu để trao
đổi kinh nghiệm của những người có cùng mục đích, nơi đây chỉ là biểu tượng chứ
không có thực quyền, không có tiếng nói về những vấn đề nóng hổi, cấp thiết trong
xã hội, vì vậy nhiều DN chưa nghĩ đến việc gia nhập hiệp hội. Song, vai trò của
Hiệp hội trong thời kỳ mới đã thay đổi, hiệp hội trong thời kỳ mới có vai trò là cầu
nối giữa DN và thế giới, giữa DN và cơ quan công quyền, và giữa các DN với nhau,
vì vậy, chủ động tham gia vào Hiệp hội không những sẽ tạo cơ hội cho các DN
nhanh chóng nắm bắt các quy định do Nhà nước ban hành mà còn giúp DN có thể
học hỏi và chia sẽ kiến thức và những trải nghiệm từ các DN trong nước và quốc tế.
Kết luận:
Nhìn chung, trong bối cảnh hiện tại của VN, các phát hiện này có thể giúp
Chính phủ hiểu rõ vị thế của KTQT đối với các DNNVV, thấy rõ vai trò đòn bẩy
của các kỹ thuật KTQT, cũng như nhận dạng cụ thể các nhân tố chi phối đến việc
triển khai kỹ thuật KTQT trong khối DNNVV tại VN. Những đúc kết từ công trình
này sẽ là kênh thông tin hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra những
quyết sách đúng đắn đối với vấn đề liên quan đến DNNVV.

Ngoài ra, trong bối cảnh VN, việc quá thiếu những đề tài tìm hiểu về kỹ
thuật KTQT và các nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT trong khối
DNNVV có thể khiến Chính phủ thất bại vì đã không đánh giá cao tầm quan trọng
của kỹ thuật KTQT đối với các DNNVV. Những phát hiện này sẽ là cơ sở để các
nhà soạn thảo chính sách có chiến lược trau dồi các kỹ năng KTQT cho các
DNNVV tại VN. Cung cấp miễn phí một phần hoặc miễn phí hoàn toàn các chương
trình đào tạo về kiến thức và kỹ năng KTQT hiện có cho các doanh nhân VN hoặc
các bạn sinh viên trẻ ưu tú để họ truyền bá, và tiến tới phổ cập hóa những kiến thức
này cho các DNNVV. Việc đào tạo sẽ mang lại nhận thức tốt hơn cho những chủ
DN về việc triển khai các kỹ thuật KTQT, đặc biệt là việc triển khai các kỹ thuật
KTQT tiên tiến. Nhìn rộng hơn công trình này sẽ thúc đẩy sự chú ý từ các học giả
VN cũng như các học giả của các quốc gia khác theo hướng lấy khu vực DNNVV
làm trọng tâm cho các công trình tiếp theo.

Kết quả còn cho thấy các kỹ thuật KTQT truyền thống và thang đo tài chính
có mức độ triển khai cao nhưng việc triển khai các kỹ thuật KTQT tiên tiến và
thang đo phi tài chính chủ yếu vẫn còn chắp vá. Có lẽ các nhà hoạch định chính
sách VN nên cung cấp kiến thức về các kỹ thuật này cho các doanh nhân hoặc sinh
viên tốt nghiệp trong tương lai ở VN.
Tóm lại, công trình này trình bày một cuộc khảo sát cũng như đưa ra những
giải thích toàn diện về việc triển khai kỹ thuật KTQT và các nhân tố tác động đến
việc triển khai kỹ thuật KTQT trong các DNNVV, do đó góp phần thay đổi nhận
thức về KTQT ở các DNNVV, đặc biệt là tại những nước có nền kinh tế đang phát
triển như VN.

2.3 Hạn chế của đề tài và định hướng sắp tới

2.3.1 Hạn chế của đề tài

Ngoài những kết quả thu được, công trình vẫn còn những thiếu sót sau đây.
Thứ nhất là, tỷ lệ phản hồi đối với bảng câu hỏi khảo sát rất thấp, có rất
nhiều DN không phản hồi hoặc phản hồi qua loa, chính điều này đã hạn chế việc
tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu cho các DN. Việc thu thập dữ liệu tại các
DNNVV là hết sức khó khăn và do đó tỷ lệ phản hồi thấp cũng là điều không thể
tránh khỏi.
Thứ hai là, đề tài này chỉ hướng đến một lĩnh vực (đó là lĩnh vực sản xuất) vì
lĩnh vực này có nhiều DNNVV và cũng là lĩnh vực mang ý nghĩa kinh tế lớn nhất so
với các lĩnh vực còn lại. Do đó, việc lấy mẫu có thể sẽ hạn chế tính tổng quát của
các kết quả nghiên cứu đối với tất cả các DNNVV.
Thứ ba là, số lượng nhân tố bất định được chọn lựa để đưa vào khảo sát
trong đề tài này là khá nhỏ, điều này chưa thể hiện được hết tính phức tạp của môi
trường mà các DNNVV đang hoạt động. Việc hạn chế số lượng nhân tố bất định
đưa vào kiểm định cũng là ý đồ của tác giả nhằm giúp người trả lời ít bị nhầm lẫn,
cũng như khuyến khích người trả lời hoàn thành bảng câu hỏi vì bảng câu hỏi sẽ
không quá dài và phức tạp. Hơn nữa, khi xây dựng bảng câu hỏi, tác giả cũng cần
phải cân nhắc đến tính học thuật để trách việc người trả lời không hiểu nội dung câu
hỏi.
Thứ tư là, dữ liệu được thu thập thông qua thư và email, điều này có thể
khiến cho người trả lời hiểu sai hoặc hiểu nhầm câu hỏi vì bảng câu hỏi có quá
nhiều khái niệm (ba mươi lăm kỹ thuật KTQT).
Thứ năm là, do tác giả tập trung tìm hiểu việc triển khai kỹ thuật KTQT của
các DNNVV lĩnh vực sản xuất và khám phá nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ
thuật KTQT của các DN này hơn là xem xét kết quả của việc triển khai các kỹ thuật
KTQT nên tác giả không thể đưa ra kết luận về việc liệu các DN trong mẫu khảo sát
có đang triển khai đúng kỹ thuật hay triển khai những kỹ thuật đó một cách chính
xác. Vấn đề này liên quan đến một câu hỏi nghiên cứu rộng hơn, đó là xem xét mối
liên hệ giữa việc triển khai kỹ thuật KTQT và KQHĐ của DNNVV, đại diện cho
một lĩnh vực khác ở các nghiên cứu tương lai.
Hạn chế cuối cùng chính là những hạn chế cố hữu của việc triển khai câu hỏi
theo thang đo Likert. Tác giả đã cố gắng giảm thiểu hạn chế này bằng cách đảm bảo
rằng chỉ có những chủ DN/nhà quản lý phụ trách công việc KTQT mới được hoàn
thành bảng câu hỏi khảo sát.
Nhìn chung, mặc dù vẫn còn một số thiếu sót như đã trình bày ở trên, song
công trình này cũng đã cung cấp minh chứng về việc triển khai các kỹ thuật KTQT
tại các DNNVV lĩnh vực sản xuất trên lãnh thổ VN. Hơn nữa, kết quả cũng phát
hiện được những nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến việc triển khai các kỹ thuật
KTQT tại các DNNVV lĩnh vực sản xuất VN, làm cơ sở nền tảng cho các nhà biên
soạn chế độ chính sách có định hướng để thiết kế các chương trình nhằm đẩy nhanh
việc áp dụng kỹ thuật KTQT vào hoạt động kinh doanh của các DNNVV.

2.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo


 Từ kết quả đạt được, tác giả đệ trình một số hướng đi trong tương lai như sau:
Một là, mở rộng cỡ mẫu để có được tỷ lệ phản hồi tốt hơn. Điều này sẽ làm
sáng tỏ tác động của các nhân tố bất định và các nhân tố thể chế trong các bối cảnh
khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề mà các học giả có thể gặp phải lúc này là có khả năng
các DNNVV không triển khai kỹ thuật KTQT sẽ khó hoàn thành bảng câu hỏi và vì
vậy, họ sẽ trả lời qua loa, dẫn đến sự thiếu chính xác đối với kết quả nghiên cứu.
Hai là, có thể lựa chọn một ngành cụ thể trong lĩnh vực sản xuất (ví dụ như
ngành xây dựng hoặc ngành thực phẩm và đồ uống) để mẫu thu được đồng nhất
hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng kỹ thuật nghiên cứu trường hợp (case study) để làm
sáng tỏ nguyên nhân vì sao kỹ thuật KTQT này được triển khai hoặc kỹ thuật
KTQT khác lại không được triển khai.
Ba là, như kết quả đã nhận được, các DNNVV lĩnh vực sản xuất ít triển khai
các kỹ thuật KTQT tiên tiến, vì vậy, trong tương lai, có thể thực hiện một nghiên
cứu định tính về một DN cụ thể để khám phá xem trong điều kiện nào thì các
DNNVV thực hiện các kỹ thuật KTQT tiên tiến có hiệu quả.
Bốn là, còn một số nhân tố bất định có thể tác động đến việc triển khai các
kỹ thuật KTQT nhưng do giới hạn về một số điều kiện nghiên cứu nên chưa được
xem xét trong đề tài này. Do đó, các công trình tiếp theo nên đưa thêm các nhân tố
bất định khác vào mô hình.
Cuối cùng là, nghiên cứu có thể được phát triển theo hướng so sánh việc
triển khai các kỹ thuật KTQT giữa VN với các nước đang phát triển khác hoặc các
nước phát triển để khám phá xem có sự khác biệt nào về văn hóa giữa VN với các
nước này không.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc triển khai các kỹ thuật
KTQT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV sẽ là xu thế tất phải xảy ra
của DNNVV VN bởi vì điều này sẽ giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của DN trên
trường quốc tế, giúp DNNVV hội nhập và tung bay trong kỷ nguyên mới. Xác định
được các nhân tố tác động đến việc triển khai kỹ thuật KTQT tại VN sẽ giúp chủ
DNNVV quản trị DNNVV hữu hiệu và hiệu quả. Hơn nữa, kết quả này cũng giúp
cơ quan nhà nước, cơ quan chuyên môn thiết lập kế hoạch và khai triển các chương
trình đào tạo nhằm hỗ trợ từng bước cho các DNNVV triển khai kỹ thuật KTQT
trong hoạt động kinh doanh của mình. Hy vọng rằng, với lòng tự tôn dân tộc, sự
đồng sức đồng lòng của các ban ngành, thể chế tài chính như Bộ Tài chính, các
trường Đại học và các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, cùng với sự bùng nổ
của cách mạng công nghệ 4.0, các DNNVV VN sẽ triển khai thành công kỹ thuật
KTQT để tối ưu nguồn lực và hoạt động kinh doanh hiệu quả, góp phần xây dựng
và kiến thiết đất nước.
KẾT LUẬN
Công trình này điều tra về việc triển khai các kỹ thuật KTQT của các
DNNVV lĩnh vực sản xuất dựa trên nền tảng của hai lý thuyết là lý thuyết bất định
và lý thuyết thể chế. Mặc dù có rất nhiều tài liệu về việc triển khai các kỹ thuật
KTQT, nhưng chủ yếu là được thực hiện tại các DN lớn, có rất ít công trình đề cập
đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV, đặc biệt là ở VN. Chính
vì vậy, luận án này đã đóng góp thêm kiến thức về thực trạng sử dụng các kỹ thuật
KTQT trong các DNNVV ở VN và các nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ
thuật KTQT tại các DN này. Điểm khác biệt của đề tài này không chỉ là tìm hiểu về
việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV, mà còn điều tra các nhân tố
tác động đến việc triển khai một loạt các kỹ thuật KTQT cụ thể trong các DN này.
Thay vì tập trung vào một kỹ thuật KTQT cụ thể nào đó thì đề tài này xem
xét một loạt các kỹ thuật KTQT, cả kỹ thuật truyền thống lẫn kỹ thuật tiên tiến.
Thông tin thu thập được sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về việc các DNNVV ở VN đã
tận dụng các kỹ thuật KTQT sẵn có như thế nào và họ có triển khai các kỹ thuật
KTQT mới hay không?
Sử dụng khái niệm lý thuyết bất định và lý thuyết thể chế làm nền tảng, luận
án này cũng đã cung cấp thêm kiến thức bằng cách làm sáng tỏ các nhân tố tác động
đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong các DNNVV lĩnh vực sản xuất VN.
Các kết quả nói lên rằng việc triển khai các kỹ thuật KTQT có thể bị ảnh hưởng bởi
môi trường bên ngoài cũng như bởi các yếu tố bên trong một tổ chức. Những kết
quả này sẽ là tiền đề cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch để phát
triển kỹ năng KTQT cho các DNNVV lĩnh vực sản xuất ở VN.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Võ Văn Nhị - Nguyễn Thị Huyền Trâm – Tạ Thị Ngọc Thạch, 2019. Factors
affecting the application of cost management accounting practice at small and
medium enterprises in Viet Nam. International Conference on Finance,
Accounting and Auditing (ICFAA 2019).
2. Nguyễn Thị Huyền Trâm, 2020. Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng lập dự toán
ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tạp chí Công Thương số
19 tháng 8/2020
3. Võ Văn Nhị - Nguyễn Thị Huyền Trâm, 2020. Factors affecting the Application
of Performance Evaluation management accounting practices at Small and
Medium Enterprises in Vietnam. International Conference on Finance,
Accounting and Auditing (ICFAA 2020).
4. Nguyễn Thị Huyền Trâm – Lê Anh Tuấn – Võ Văn Nhị, 2021. Factors affecting
the implementation of management accounting techniques in medium-sized
enterprises of Vietnam - Problems and Perspectives in Management - Volume 19,
Issue 3, 2021.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Chính Phủ, Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 070/9/2012 về Kế hoạch phát
triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015.
2. Đào Thúy Hà, 2015. Hoàn thiện KTQT chi phí trong các DN sản xuất thép ở
Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
3. Đinh Phi Hổ, 2011. Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu
thực tiễn trong kinh tế phát triển – Nông nghiệp. NXB Phương Đông.
4. Đặng Thị Hương, (2010). Áp dụng thẻ điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch
vụ Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh số 26, trang
94-104.
5. Đoàn Ngọc Phi Anh, 2005. Phương pháp tính giá dựa trên hoạt động. Tạp chí
Kinh tế và Phát triển số 93, trang 47- 48.
6. Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
kế toán trị chiến lược trong các doanh nghiệp VN. Tạp chí Phát triển Kinh tế số
264: trang 9-15.
7. Đoàn Tranh, 2016. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng trưởng
kinh tế, Đại học Duy tân. Tham luận tại hội thảo SMEs Việt nam tại Đà nẵng
ngày 2-4/8/2016.
8. Huỳnh Lợi, 2008. Xây dựng Kế toán quản trị – quá trình phát triển từ hệ thống
thông tin nội bộ đến hệ thống thông tin thực hiện toàn diện đáp ứng các chức
năng quản trị. Tạp chí kiểm toán số 2, trang 23-30.
9. Nghiêm Thị Thà, 2004. Mô hình tổ chức KTQT của một số nước trên thế giới
và khả năng vận dụng vào VN. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 10,
trang 32-34.
10. Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
NXB Lao động Xã hội.
11. Nguyễn Hữu Phú, 2013. Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng DN xây
dựng thuộc Bộ giao thông vận tải. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.
12. Nguyễn Thanh Huyền, 2015. Vận dụng phương pháp KTQT vào chu kỳ sống
của sản phẩm tại các DN sản xuất gạch ốp lát Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại
học Kinh tế Quốc dân.
13. Nguyễn Thị Phương Dung, 2015. Kỹ thuật tính giá thành theo chi phí mục tiêu:
chìa khóa thành công trong cạnh tranh. Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 93,
trang 22-24.
14. Phạm Ngọc Toàn, 2010. Xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế
TP.HCM.
15. Phan Thanh Hải – Nguyễn Thị Thu Trang, 2016. Kế toán trách nhiệm trong
hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp của công ty xây dựng thủy lợi
Bá Phúc – tỉnh Kiên Giang và một số vấn đề rút ra đối với doanh nghiệp ở nước
ta. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Kế toán quản trị - Kinh nghiệm quốc tế và thực
trạng ở VN. <http://kketoan.duytan.edu.vn/uploads/c1090e5a-ec93-439f-bfe4-
212c9f5fd215_ts.phanthanhhainguyenthithutrangnew.docx>. [Ngày truy cập: 3
tháng 10 năm 2017]
16. Quốc hội, Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 được tra
cứu tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Luat-ke-toan-
2015-298369.aspx
17. Trần Ngọc Hùng, 2016. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản
trị trong các DNNVV tại VN. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh Tế TP.HCM.
18. Trần Thị Thu Hường, 2014. Xây dựng mô hình KTQTCP trong các DN sản xuất
Xi măng Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh doanh và Quản lý. Đại học Kinh tế
Quốc dân
19. Trần Tiến Khai, 2012. Phương pháp nghiên cứu kinh tế – Kiến thức cơ bản.
NXB Lao động Xã hội.

TIẾNG ANH
1. Abdel-Kader, M. and Luther, R. (2006). Management accounting practices in
the British food and drinks industry. British Food Journal, vol. 108, no.5, pp.
336-357.
2. Abdel-Maksoud, A., Dugdale, D. and Luther, R. (2005). Non-financial
performance measurement in manufacturing companies. The British
Accounting Review, vol. 37, pp. 261-297.
3. Abdel-Maksoud, A. Asada, T. and Nakagawa, M. (2008). Performance
measures, managerial practices and manufacturing technologies in Japanese
manufacturing firms: state-of-the-art. International Journal Business
Performance Management, vol. 10, no. 1, pp. 325-347.
4. ACCA, 2014. ACCA Paper F5. BPP Learning Media.
5. Ahmad, K. and Zabri, S.M. (2015). Factors explaining the use of management
accounting practices in Malaysian medium-sized firms. Journal of Small
Business and Enterprise Development, vol. 22, no. 4, pp. 762-781.
6. Ahmad, K. and Zabri, S.M. (2015). Factors explaining the use of management
accounting practices in Malaysian medium- sized firms. Journal of Small
Business and Enterprise Development, 22(4), 762-781
7. Alnamri, M.J. (1993). Management accounting in Saudi Arabia: A comparative
analysis and western approaches. Ph. D Thesis, University of Newcastle Upon
Tyne, United Kingdom.
8. Al-Omiri, M. and Drury, C. (2007). A survey of factors influencing the choice
of product costing systems in UK organizations. Management Accounting
Research, vol. 18, pp. 399-424.,
9. Alum, M. (1997). Budgetary process in uncertain contexts: a study of state-
owned enterprises in Bangladesh. Management Accounting Research, 8, 147-
167.
10. Amara, T. (2017). The impact of external and internal factors on the
management accounting practices. International Journal of Finance and
Accounting, 6(2), pp. 46-58
11. Anderson, S.W. and Lanen, W. (1999). Economic transition, strategy and the
evolution of management accounting practices: The case of India. Accounting,
Organizations and Society, vol. 24, no. 5-6, pp. 379-412.
12. Anderson, W.E. Fornell, C. and Lehmann, D. (1994). Customer satisfaction,
market share, and profitability: Findings from Sweden. Journal of Marketing
(July): pp. 53-66.
13. Angelakis, G., Theriou, N., & Floropoulos, I. (2010). Adoption and benefits of
management accounting practices: Evidence from Greece and Finland. Advances
in Accounting, Incorporating Advances in International Accounting, 26, 87–96.
14. Armitage, H. & Webb, A. (2013). The Use of Management Accounting
Techniques by Canadian Small and Medium Sized Enterprises: A Field Study.
CAAA Annual Conference 2013.
15. Armstrong, P. Marginson, P. Edwards, P. and Purcell, J. (1996). Budgetary
control and the labor force: findings from a survey of large British companies.
Management Accounting Research, vol.7, pp.1-23
16. Atkinson Anthony A. et al. 2012. Management accounting: information for
decision-making and strategy executive, 6th edition, Pearson Prentice Hall.
17. Azudin, A. and Mansor, N. (2017). Management accounting practices of SMEs:
The impact of organizational DNA, business potential and operational
technology. Asia Pacific Management Review, pp. 1-5
18. Banker, R.D. Potter, G. and Srinivasan, D. (2000). An empirical investigation
of an incentive plan that includes non-financial performance measures. The
Accounting Review, vol. 75, pp. 65-92.
19. Beliveau, B. Cottrill, M. & O-Neill, H.M. (1994). Predicting corporate social
responsiveness: a model drawn from three perspectives. Journal of Business
Ethics, 13(9), 731-738.
20. Blau, Peter M. (1970). A formal theory of differentiation in organizations.
American Sociological Review, vol. 35, pp. 201-218.
21. Brignall, T.J. (1997). A contingent rationale for cost system design in services.
Management Accounting Research, 8(3), 325 -3 46.
22. Brown, A. Booth, P. and Giacobbe, F. (2004). Technological and
Organizational Influences on the Adoption of activity-based costing in
Australia. Accounting and Finance, vol. 44, no. 3, pp. 329-356.,
23. Brownell, P. &. Merchant, K.A. (1990). The Budgetary and Performance
Influences of Product Standardization and Manufacturing Process Automation.
Journal of Accounting Research, 28(2), 388-397.,
24. Bruggeman, W., Slagmulder, R. and Waeytens, D. (1996). Management
accounting changes: The Belgium experience, in Bhimani, A. (ed.).
Management Accounting: European Perspectives. Oxford: Oxford University
Press, pp. 1-30.
25. Bruns, W.J. and Waterhouse, J.H. (1975). Budgetary control and organization
structure. Journal of Accounting Research, vol. 13, pp.177-203.
26. Bryant, L. Jones, D.A. and Widener, S.K. (2004). Managing value creation
within the firm: An examination of multiple performance measures. Journal of
Management Accounting Research, vol. 16, pp. 107-131.
27. Burns, J. and Scapens, R. (2000). Conceptualizing management accounting
change: an institutional framework, Management Accounting Research, 11, pp.
3-25.
28. Burns, T. and Stalker, G.M. (1961). The Management of Innovation. London
Tavistock.
29. Chandler, A.D. (1962). Strategy and Structure Cambridge, MA: MIT Press,
30. Chapman, C.S. (1997). Reflections on a contingent view of accounting.
Accounting, Organizations and Society, 22(2), 189-206.
31. Chenhall, R.H. & Morris, D. (1995). Organic Decision and Communication
Processes and Management Accounting Systems in Entrepreneurial and
Conservative Business Organization. Omega, 23(5), 485-497.
32. Chenhall, R.H. and Langfield-Smith, K. (1998). Adoption and benefits of
management accounting practices: An Australian study. Management
Accounting Research, vol. 9, no. 1, pp. 1-19.
33. Chenhall, R. (2003) “Management Control Systems Design Within its
Organizational Context: Findings from Contingency-based Research and
Directions for the Future”, Accounting, Organizations and Society, Vol. 28, No.
2/3, pp. 127-168.
34. Choe, J. (2004). The relationships among management accounting information,
organizational learning and production performance. Journal of Strategic
Information Systems, vol. 13, pp. 61-85.,
35. Chow, C.W. Shields, M.D. and Wong-Boren, A. (1988). A compilation of
recent surveys and company-specific descriptions of management accounting
practices. Journal of Accounting Education, vol. 6, pp. 183-207.
36. CIMA (1987). Management Accounting Official Terminology. The Chartered
Institute of Management Accountant. CIMA (2002). Latest trends in corporate
performance measurement. Developing and promoting strategy. July. CIMA.
London.
37. CIMA (2005). Management Accounting Official Terminology. The Chartered
Institute of Management Accountant.
38. Collis, J. and Hussey, R. (2003), Business Research: A Practical Guide for
Undergraduate and Postgraduate Students, 2nd edition, Palgrave Macmillan,
New York.
39. Collis, J. and Jarvis, R. (2002). Financial information and the management of
small private companies. Journal of Small Business and Enterprise
Development, vol. 9, no. 2, pp. 100-110.
40. Cooper, R. &, Kaplan, R.S. (1988). How cost accounting distorts product costs.
Management Accounting (US), 69(10), 20-27.
41. Creswell, J. (2003), Research Design: Qualitative and Quantitative Approaches,
2nd edition, Thousand Oaks, California
42. Dacin, M.T. (1997). Isomorphism in context: the power and prescription of
institutional norms. Academy of Management Journal, 40(1), 46-81.
43. Dedunu, HH. (2019). Management Accounting Practices in Sri Lanka: An
Empirical Investigation in Banking Sector. Iconic Research and Engineering
Journals, 3(4), 130-139.
44. Deephouse, D.L. (1996). Does isomorphism legitimate? Academy of
Management Journal, 39(4), 1024-1039.
45. Dillard, J.F. Rigsby, J.T. & Goodman, C. (2004). The making and remaking of
organization context: Duality and the institutionalization process. Accounting,
Auditing & Accountability Journal, 17(4), 506-542.
46. DiMaggio, P.J. & Powell, w.w. (1991). Introduction. In w.w. Powell, & P.J.
DiMaggio (Eds.), The New Institutionalism in Organizational Analysis.
Chicago: University of Chicago Press.
47. DiMaggio, P.J. &, Powell, W.W. (1983). The iron cage revisited: institutional
isomorphism and collective rationality in organizational fields. American
Sociological Review, 48(2), 147-160.
48. DiMaggio, P.J. (1988). Interest and agency in institutional theory. In L.G.
Zucker (Ed.), Institutional patterns and organizations: culture and environment
(pp. 3-21). Cambridge, MA: Ballinger.
49. Doan, N.P.A. (2009). The adoption of Western management accounting
practices among Vietnamese enterprises during a period of economic transition,
2003-2009. 13th Annual Waikato Management School Student Research
Conference, New Zealand. Pages: 38-47.
50. Donaldson, L. (1994). Contingency Theory Aldershot, Dartmouth.
51. Drury, C. Braund, S. Osborne, P. and Tayles, M. (1993). A survey of
management accounting practices in UK manufacturing companies, Chartered
Association of Certified Accountants.
52. Duncan, R.B. (1972). Characteristics of Organizational Environments and
Perceived Environmental Uncertainty. Administrative Science Quarterly, l7(3),
313-327.
53. Dunk, A.S. (1992). Reliance on budgetary control, manufacturing process
automation and production subunit performance: A research note. Accounting,
Organizations and Society, 17(3-4), 195-203.
54. Easterby-Smith, M., Thorpe, R. and Lowe, A. (2002), Management research, 2 nd
edition, Sage Publications, London
55. Eisenhardt, K.M. (1988). Agency - And Institutional - Theory Explanations:
The Case of Retail Sales Compensation. Academy of Management Journal,
31(3), 488-511.
56. Eisenhardt, K.M. (1989). Agency theory: an assessment and review. Academy
of Management Review, 14(1), 57-14.
57. El-Ebaishi, M. Karbhari, Y. and Naser, K. (2003). Empirical evidence on the
use of management accounting techniques in a sample of Saudi manufacturing
companies. International Journal of Commerce and Management, vol. 13, no.
2, pp. 74-101.
58. Emmanuel, c. Otley, D. &. Merchant, K. (1990). Accounting for Management
Control, London: Chapman and Hall.
59. Firth, M. (1996). The diffusion of managerial accounting procedures in the
People’s Republic of China and the influence of foreign partnered joint
ventures. Accounting, Organizations and Society, vol. 21, no. 7/8, pp. 629-54.
60. Fligstein, N. (1985). The spread of multidivisional form among large firms,
1919-1979. American Sociological Review, 50(3), 377-391.,
61. Fligstein, N. (1991). The structural transformation of American industry: the
causes of diversification in the largest firms, 1919-1979.In W.W. Powell, 8.P.J.
DiMaggio (Eds.), The new institutionalism in organizational analysis (pp. 311-
336). Chicago: University of Chicago Press.
62. Forbrum, C.J. and Shanley, M. (1990). What's in a name? Reputation building
and corporate strategy. Academy of Management Journal, 33, 233 -259.
63. Frezatti, F. (2007). The economic paradigm in management accounting: Return
on equity and the use of various management accounting artifacts in a Brazilian
context. Managerial Auditing Journal, vol. 22, no. 5, pp. 514-532.
64. Fruitticher, L. Stroud, N. Laster, J. and Yakhou, M. (2004). USA budget
practices case studies. Managerial Auditing Journal, vol. 20, no. 2, pp. 171-
178.
65. Galaskiewicz, J. & Wasserman, S. (19S9). Mimetic processes within an inter-
organizational field: an empirical test. Administrative Science Quarterly, 34(3),
454-470.
66. Galbraith, J. (1973). Designing complex organizations Boston, MA: Addison-
Wesley.
67. Garg, V.K. Walters, B.A. and Priem, R.L. (2003). Chief executive scanning
emphases, environmental dynamism and manufacturing firm performance.
Strategic Management Journal, vol. 24, no. 8, pp. 725-44.
68. Ghosh, B.C. and Chan, Y.K. (1997). Management accounting in Singapore -
well in place? Managerial Auditing Journal, vol. 12, no.1, pp. 16-18.
69. Gomes, C.F. Yasin, M.M. and Lisboa, J.V. 2004. An examination of
manufacturing organizations’ performance evaluation: Analysis, implications
and a framework for future research. International Journal of Operations &
Production Management, 24: 488-513.
70. Gordon, L.A. &. Miller, D.A. (1976). A contingency framework for the design
of accounting information systems. Accounting, Organizations and Society,
1(1); 59-70.
71. Gordon, L.A. &. Narayanan, V.K. (1984). Management Accounting Systems,
Perceived Environmental Uncertainty and Organizational Structure: An
Empirical Investigation. Accounting, Organizations and Society, 9(2), 33-47.
72. Govindarajan, V. & Fisher, J. (1990). Strategy, control systems, and resource
sharing: effects on business unit performance. Academy of Management
Journal, 33(2), 259-285.
73. Guilding, C. Cravens, K.S. and Tayles, M. (2000). An international comparison
of strategic management accounting practices. Management Accounting
Research, vol. 11, pp.113–135.
74. Guilding, C. Lamminmaki D. and Drury, C. (1998). Budgeting and standard
costing practices in New Zealand and the United Kingdom. The International
Journal of Accounting, vol. 33, no. 5, pp. 569-588.
75. Gul, F.A. (1991). The effects of management accounting systems and
environmental uncertainty on small business managers' performance.
Accounting and Business Research, vol. 22, no. 85. pp. 57-61.
76. Gupta, 4.K. &, Govindarajan, V. (1984b). Business unit strategy, managerial
characteristics, and business unit effectiveness at strategy implementation.
Academy of Management Journal, 27 (1), 25-41.
77. Gupta, A.K. and Govindarajan, V. (1984). Build, hold, harvest: Converting
strategic intentions into reality. Journal of Business Strategy, vol. 4, pp. 34-47.
78. Hair, J.F.J. Money, A.H. Samouel, P. and Page, M. (2007). Research Methods
for Business. U.S: Wiley.
79. Hall, M. (2008). The effect of comprehensive performance measurement
systems on role clarity, psychological empowerment and managerial
performance. Accounting, Organizations and Society, vol. 33, pp. 141-163.
80. Hansen, S.C. and Van der Stede, W.A. (2004). Multiple facets of budgeting: an
exploratory analysis. Management Accounting Research, vol. 15, pp. 415-439.
81. Harrison, G.L. (1992). The cross-cultural generalizability of the relation
between participation, budget emphasis and job related attitudes. Accounting,
Organizations and Society, 17(1), 1-15.
82. Hartmann, G.H. (2000). The appropriateness of RAPM: toward the further
development of theory. Accounting, Organizations and Society, 25(4-5), 451-
482.
83. Haverman, H.A. (1993). Follow the leader: mimetic isomorphism and entry into
new markets. Administrative Science Quarterly, 38(4), 593-627.
84. Hayes, D.C. (1977). The Contingency Theory of Managerial Accounting.
Accounting Review, 52(1), 22-39.
85. Hermes, N. Smid, P. and Yao, L. (2007). Capital budgeting practices: A
comparative study of the Netherlands and China. International Business
Review, vol. 16, pp. 630-654.
86. Hofstede, G. (1981). Management control of public and not-for-profit activities.
Accounting, Organizations and Society, 6(3), 193-211.
87. Holmes, S. and Nicholls, D. (1989). Modelling the accounting information
requirements of small businesses. Accounting and Business Research, vol.19,
no.74, pp.143-150.
88. Hoque, Z. (2004). A contingency model of the association between strategy,
environmental uncertainty and performance measurement: Impact on
organizational performance. International Business Review, vol. 13, pp. 485-
502.
89. Hoque, Z. (2004). A contingency model of the association between strategy,
environmental uncertainty and performance measurement: impact on
organizational performance. International Business Review, vol. 13, pp. 485-
502.
90. Hoque, Z. and James, W. (2000). Linking balanced scorecard measures to size
and market factors: Impact on organizational performance. Journal of
Management Accounting Research, vol. 12. pp. 1-16.
91. Horngren, C. T., Sundem, G. and Stratton, W., 2002. Introduction to
Management Accounting, 12th edition, New Jersey, Prentice-Hall International.
92. Hudson, M. Smart, A. and Bourne, M (2001). Theory and practice in SME
performance measurement systems. International Journal of Operations &
Production Management, Vol. 21 No. 8, 2001, pp. 1096-1115.
93. Hutaibat, A.K. (2005). Management Accounting Practices in Jordan - A
Contingency Approach. Ph. D Thesis, University of Bristol, United Kingdom.
94. Hyv¨onen, J. (2007). Strategy, performance measurement techniques and
information technology of the firm and their links to organizational
performance. Management Accounting Research, vol. 18, pp. 343-366.
95. Hyvonen, J., 2005. Adoption and benefits of management accounting systems:
evidence from Finland and Australia. Advanced International Accounting, vol.
18, pp. 97–121.
96. IFAC. (1998). International Management Accounting Practice Statement:
Management Accounting Concepts. New York.
97. IMA. (2008). Definition of Management Accounting. Institute of Management
Accountant.
98. Innes, J. and Mitchell, F. (1995). A survey of activity-based costing in the
U.K‘s largest companies. Management Accounting Research, vol. 6, pp.137-
153.
99. Islam, M. and Kantor, J. (2005). The development of quality management
accounting practices in China. Managerial Auditing Journal, vol. 20, no. 7, pp.
707-724.
100. Ismail, T.H. (2007). Performance evaluation measures in the private sector:
Egyptian practice. Managerial Auditing Journal, vol. 22, no. 5, pp. 503-513.
101. Ittner, C.D. and Larcker, D.F. (1998a.). Innovations in performance
measurement: trends and research implications. Journal of Management
Accounting Research, vol. 6, pp. 205-238.
102. Ittner, C.D. and Larcker, D.F. (1998b). Are nonfinancial measures leading
indicators of financial performance? An analysis of customer satisfaction.
Journal of Accounting Research, vol. 36, pp.1-35.
103. Ittner, C.D. Lanen, W.N. and Larcker, D.F. (2002). The association between
activitybased costing and manufacturing performance. Journal of Accounting
Research, vol. 40, no. 3, pp. 711-726.
104. Jones, C.S. (1985b). An empirical study of the evidence for contingency
theories of management accounting systems in conditions of rapid change.
Accounting Organizations, and Society, vol. 10, no. 3, pp. 303-328.
105. Joshi, P.L. (2001). The international diffusion of new management accounting
practices: the case of India. Journal of International Accounting, Auditing and
Taxation, vol. 10, pp. 85-109.
106. Joshi, P.L. Al-Mudhaki, J. and Bremser, W.G. (2003). Corporate budget
planning, control and performance evaluation in Bahrain. Managerial Auditing
Journal, vol.18, no. 9, pp. 737-750.
107. Jusoh, R. and Parnell, J.A. (2008). Competitive strategy and performance
measurement in the Malaysian context. An exploratory study. Management
Decision, vol. 46, no. 1, pp. 5-31.
108. Kaplan, R.S. and Norton, D.P. (1996). The Balanced Scorecard-Translating
Strategy into Action. Harvard Business School Press, Boston, MA.
109. Kaplan, R.S. (1984). The evolution of management accounting. The
Accounting Review, vol. 59, no. 3, pp. 390-418.
110. Kattan, F. Pike, R. and Tayles, M. (2007). Reliance on management
accounting under environmental uncertainty: The case of Palestine. Journal of
Accounting & Organizational Change, vol. 3, no. 3, pp. 227-249.
111. Kennedy, T. and Graves, J.A. (2001). The Impact of activity-based costing
techniques on firm performance’ Journal of Management Accounting Research,
vol. 13, pp. 232-253.
112. Khandwalla, P.N. (1972). The effect of different types of competition on the
use of management controls. Journal of Accounting Research, vol. 10, no. 2,
pp. 275-285.
113. Khandwalla, P.N. (1977). The Design of Organizations New York: Harcourt,
Brace and Jovanovich, Inc
114. Klammer, T. Koch, B. and Wilner, N. (1991). Capital budgeting practices-a
survey of corporate use. Journal of Management Accounting Research, vol. 1,
pp. 13-130.
115. Kloot, L. (1997). Organizational learning and management control systems:
responding to environmental change. Management Accounting Research, vol. 8,
no. 1, pp. 47-73.
116. Knoke, D. (1982). The spread of municipal reform: temporal, spatial, and
social dynamics. American Journal of Sociology, vol. 87, no. 6, pp. 1314-1339.
117. Lamminmaki, D. and Drury, C. (2001). A comparison of New Zealand and
British product-costing practices. The International Journal of Accounting, vol.
36, no. 3, pp. 329-427.
118. Langfield-Smith K. Hellen Thorne, Hilton Ronald W. (2009). Management
Accounting: Information for creating and managing value, 5thed, McGraw-Hill
Irwin.
119. Langfield-Smith, K. (1997). Management control systems and strategy: a
critical review. Accounting, Organizations and Society, vol. 22, no. 2, pp. 207-
232.
120. Lawrence, P.R. & Lorch, J.W. (1967). Organizations and Environment:
Managing Differentiation and Integration, Boston: Harvard University,
Graduate School of Business Administration.
121. Lazaridis, I.T. (2004). Capital budgeting practices: A survey in the firms in
Cyprus. Journal of Small Business Management, vol.42, no.4, pp. 427–433.
122. Leftesi, A. (2008). The Diffusion of Management Accounting Practices in
Developing Countries: Evidence from Libya. Ph. D Thesis, University
Huddersfield, United Kingdom.
123. Libby, T. and Waterhouse, J. (1996) “Predicting Change in Management
Accounting Systems”, Journal of management accounting research, vol. 8, pp.
137-150.
124. Lord, B.R. 1996. Strategic Management Accounting: The emperor’s new
clothes? Management Accounting Research, vol. 10, pp. 347-366.
125. Lybaert, N. (1998). The information use in an SME: its importance and some
elements of influence. Small Business Economics, vol. 10, no. 2, pp. 171-191.
126. Lyne, S.R. (1988). The role of the budget in medium and large U.K.
companies and the relationship with budget pressure and participation,
Accounting and Business Research, vol. 18, no. 71, pp. 195-212.
127. Lynch, R.L. and Cross, K.F. (1991). Measure up – The Essential Guide to
Measuring Business Performance, Mandarin, London.
128. Maiga, A.S. and Jacobs, F.A. (2003). Balanced scorecard, activity-based
costing and company performance: an empirical analysis. Journal of
Managerial Issues, vol. 25, no. 3, pp. 283-301.
129. Maiga, A.S. and Jacobs, F.A. (2006). Assessing the impact of benchmarking
antecedents on quality improvement and its financial consequences. Journal of
Management Accounting Research, vol. 18, pp. 97-123.
130. McChlery, S. Meechan, L. and Godfrey, A.D. (2004). Barriers and catalysts to
sound financial management systems in small sized enterprises. Research
Executive Summaries Series. CIMA, vol.1, no. 3, pp. 353-376.
131. McMann, P.J. and Nanni, A.J. (1995). Means versus ends: a review of the
literature on Japanese management accounting. Management Accounting
Research, vol. 6, no. 4, pp. 313-346.
132. Merchant, K.A. (1981). The design of the corporate budgeting system:
influences on managerial behavior and performance. Accounting Review, vol.
56, pp. 813–829.
133. Merchant, K.A. (1984). Influences on departmental budgeting: An empirical
examination of a contingency model. Accounting, Organizations and Society,
vol. 9, no. 3/4, pp. 291-307.
134. Merchant, K.A. (1990). The effects of financial controls on data manipulation
and management myopia. Accounting, Organizations and Society, vol. 15, no.
4, 297-313.
135. Meyer, J.W. & Zucker, L.G. (1990). Permanently failing organizations
Newbury Park, CA: Sage Publications.
136. Mia, L. and Chenhall, R.H. (1994). The usefulness of management accounting
systems, functional differentiation and managerial effectiveness. Accounting,
Organizations and Society, vol. 19, no. 1, pp. 1-13.
137. Mia, L. and Clarke, B. (1999). Market competition, management accounting
systems and business unit performance. Management Accounting Research, vol.
10, pp. 137-158.
138. Miller, D. (1987). Strategy Making and Structure: Analysis and Implications
for Performance. Academy of Management Journal, vol. 30, no. l, pp. 7-32.
139. Mitchell, F. and Reid, G.C. (2000). Editorial problems, challenges and
opportunities: the small business as a setting for management accounting
research. Management Accounting Research, vol. 11, pp. 385–390.
140. Mitchell, F. Reid, G.C. & Smith, J.A. (2000). Information System
Development in the Small Firm: The Use of Management Accounting London:
CIMA Publishing.
141. Nik Ahmad, N.N. Sulaiman, M. and Alwi, N.M. (2003). Are budgets useful?
A survey of Malaysian companies. Managerial Auditing Journal, vol. 18, no. 9,
pp. 717-724.
142. Nimtrakoon, S. (2009). Organization Strategy, Management Techniques and
Management Accounting Practices: Contingency Research in Thailand. Ph. D
Thesis, University of Hull, United Kingdom.
143. O’Regan, N. and Sims, M.A. (2008). Leaders, loungers, laggards: The
strategic planning-environment performance relationship re-visited in
manufacturing SMEs. Journal of Manufacturing Technology Management, vol.
19, no. 1, pp. 6-21.
144. Oanh, L.T.T. et.al (2019). Factors affecting the application of management
accounting in Vietnamese enterprises. Uncertain Supply Chain Management,
vol. 8, pp. 403–422.
145. O'Connor, N.G. (1995). The influence of organizational culture on the
usefulness of budget participation by Singaporean-Chinese managers.
Accounting, Organizations and Society, vol. 20, no. 5, pp. 383-403.
146. Ojua, M.O. (2016). Strategic Management Accounting Practices among
Indigenous Nigerian Manufacturing Enterprises. Open Science Journal, vol. 1,
no. 2, pp.1-14.
147. Oliver, C. (1991). Strategic responses to institutional processes. Academy of
Management Review, vol. 16, no. 1, pp. 145-179.
148. Otley, D.T. (1978). Budget use and managerial performance. Journal of
Accounting Research, vol. 16, pp.122-149.
149. Otley, D.T. (1980). The contingency theory of management accounting:
achievement and prognosis. Accounting, Organizations and Society, vol. 5, no.
4, pp. 413-428.
150. Perera, S. Harrison, G. and Poole, M. (1997). Customer-focused
manufacturing strategy and the use of operations-based non-financial
performance measures: A research note. Accounting, Organizations and
Society, vol. 22, no. 6, pp. 557-572.
151. Phadoongsitthi, M. (2003). The role of management accounting in emerging
economies: An empirical study of Thailand. Ph. D Thesis, University of
Maryland, College Park.
152. Pierce, B. and O’Dea, T. (1998). Management accounting practices in Ireland
– The preparers’perspective’Research Paper Series Paper, vol. 3, no. 34, pp.
267-288.
153. Porter, M.E. (1980). Competitive strategy: Techniques for analyzing industries
and competitors New York: Free Press.
154. Raymond, L. Pare, G. &, Bergeron, F. (1995). Matching Information
Technology and Organization Structure: An Empirical Study with Implications
for Performance. European Journal of Information Systems, vol. 10, no. 4, pp.
3-16.
155. Reid, G.C. & Smith, J.A. (2000). The impact of contingencies on management
accounting system development. Management Accounting Research, vol. 11,
no. 4, pp. 427-450.
156. Rowan, B. (1982). Organizational structure and the institutional environment:
The case of public schools. Administrative Science Quarterly, vol.27, no. 2, pp.
259-279.
157. Said, A.A. HassabElnably, H.R. and Wier, B. (2003). An empirical
investigation of the performance consequences of nonfinancial measures.
Journal of Management Accounting Research, vol. 15, pp.193-223.
158. Sathe, V. (1974). Structural Adaptation to Environment: Study of Insurance
Company Departments and Branch Banks, Unpublished Ph. D dissertation: The
Ohio State University.
159. Saunders, M., Lewis, P. and Thornhill, A. (2007), Research Methods for
Business Students, 4th edition, Financial Times Prentice Hall, Harlow
160. Saunders, M., Lewis, P., and Thornhill, A. (2000). Research Methods for
Business Students, 2nd edition, London, Pearson Education Limited.
161. Scapens, R.W. (1991). Management Accounting: A Review of Recent
Developments. The Macmillan Press Ltd.
162. Scarbrough, P. Nanni, A.J. and Sakurai, M. (1991). Japanese management
accounting practices and the effects of assembly and process automation.
Management Accounting Research, vol. 2, no.1, pp. 27-46.
163. Scott, W.R. & John, W.M. (1983). The organization of societal sectors. In
J.W. Meyer, & W.R. Scott (Eds.), Organizational environments: ritual and
rationality. Beverly Hills, CA: Sage.
164. Scott, W.R. (1987). The adolescence of institutional theory. Administrative
Science Quarterly, vol. 32, no. 4, pp. 493-511.
165. Scott, W.R. (1995). Institutions and Organizations Thousand Oaks, USA:
Sage Publications.
166. Shanks-Meile, S. &. Dobratz, B.A. (1995). Blindness rehabilitation agencies
and organizational environments. Human Relations, vol. 48, no. 1, pp. 57-72.
167. Shields, M.D. (1995). An empirical analysis of firms' implementation
experiences with activity-based costing. Journal of Management Accounting
Research, vol. 7, no. 1, pp. 148-166.
168. Shields, M.D. Chow, C.W. and Kao, Y. (1991). Management accounting
practices in the U.S. and Japan: Comparative survey findings and research
implications. Journal of International Financial Management and Accounting,
vol. 3, no. 1, pp. 25-48.
169. Simmonds, K. 1981. Strategic Management Accounting, Management
Accounting. 59: 24-29.
170. Simons, R. (1987). Accounting control systems and business strategy,
Accounting Organizations, and Society, pp. 357-374.
171. Smyth, E.B. (1960). Management accounting in Australia. The Accounting
Review, vol. 35, no. 3, pp. 464-470.
172. Sousa, S.D. Aspinwall, E.M. and Rodrigues, A.G. (2006). Performance
measures in English small and medium enterprises: survey results.
Benchmarking: An International Journal, vol. 13, no. 1/2, pp. 120-134.
173. Spender, J.C. (1989). Industry recipes: an inquiry into the nature and sources
of managerial judgement Oxford, UK: Basil Blackwell.
174. Speckbacher, G., Bischof, J. and Pfeiffer, T. (2003). A descriptive analysis on
the implementation of Balanced Scorecards in German-speaking countries.
Management Accounting Research, vol. 14, pp. 361-387.
175. Starr, P. (1982). The social transformation of American medicine New York:
Basic Books.
176. Sulaiman, M. Ahmad, N.A.N. and Alwi, N. (2004). Management accounting
practices in selected Asian countries. Managerial Auditing Journal, vol. 19, no.
4, pp. 493-508.
177. Szychta, A. (2002). The scope of application of management accounting
methods in Polish enterprises. Management Accounting Research, vol.13, pp.
401-418.
178. Tayles, M. and Drury, C. (1994). New manufacturing technologies and
management accounting system: Some evidence of the perceptions of UK
management accounting practitioners. International Journal of Production
Economics, vol. 36, pp. 1-17.
179. Tayles, M. Pike, R.H. and Sofian, S. (2007). Intellectual capital, management
accounting practices and corporate performance. Perceptions of managers.
Accounting, Auditing & Accountability Journal, vol. 20, no. 4, pp. 522-548.
180. Tolbert, P.S. & Zucker, L.G. (1983). Institutional sources of change in the
formal structure of organizations: the diffusion of civil service reform, 1880-
1935. Administrative Science Quarterly, vol. 28, no. 1, pp. 22-39.
181. Tolbert, P.S. (1985). Institutional environment and resource dependence:
sources of administrative structure in institutions of higher learning.
Administrative Science Quarterly, vol. 30, no. 1, pp. 1-13.
182. Torres, D. (1988). Professionalism, variation and organizational survival.
American Sociological Review, vol. 53, no. 3, pp. 380-394.
183. Tuan Mat, T.Z. and Smith, M (2014). The Impact of Changes in Environment
and AMT on Management Accounting Practices and Organizational Strategy,
Structure and Performance. Journal of Applied Management Accounting
Research, vol. 20, no. 4, pp.55-82
184. Wahyuni, N. and Triatmanto, B. (2020). The effect of the organizational
change on company performance mediated by changes in management
accounting practices. Accounting, vol. 6, pp. 581–588.
185. Waterhouse, J.H. & Tiessen, P. (1978). A contingency framework for
management accounting research. Accounting Organizations, and Society, vol.
3, no. 1, pp. 65-76.
186. Waweru, N.M. Hoque, Z. and Uliana, E. (2004). Management accounting
change in South Africa Case studies from retail services. Accounting, Auditing
& Accountability Journal, vol. 17, no. 5, pp. 675-704.
187. Wholey, D.R. & Bums, L.R. (1993). Organizational transitions: form changes
by health maintenance organizations. In S. Bacharach'(Ed.), Research in the
Sociology of Organizations. Greenwich, C.T.: JAI Press.
188. Wijewardena, H. and De Zoysa, A. (1999). A comparative analysis of
management accounting practices in Australia and Japan: an empirical
investigation. The International Journal of Accounting, vol. 34, no. 1, pp. 49-
70.
189. Woodward, J. (1958). Management and Technology London: HMSO.
190. Woodward, J. (1965). Industrial Organization, Theory and Practice. London:
Oxford University.
191. Wu, J. Boateng, A. and Drury, C. (2007). An analysis of the adoption,
perceived benefits, and expected future emphasis of western management
accounting practices in Chinese SOEs and JVs. The International Journal of
Accounting, vol. 42, pp. 171-185.
192. Xiao Z.Z. Hong, Dyson, J.R. & Powell, P.L. (1996). The impact of
information technology on corporate financial reporting: a contingent
perspective. The British Accounting Review, vol. 28, no. 3, pp. 203-227.
193. Yalcin, S. (2012). Adoption and benefits of management accounting practices:
An intercountry comparison. Accounting in Europe, vol. 9, no. 1, pp. 95–110.
194. Yoshikawa, T. (1994). Some aspects of the Japanese approach to management
accounting, Management Accounting Research, vol. 5, pp. 279-289.
195. Zainal Abidin. Z. (2000). Human Resource Investment Outcomes and their
Corporate Reporting: Comparison of Determinants from the Perspectives of
Finance and Human Resource Managers, School of Accounting. Perth,
Australia: Curtin University of Technology.
196. Zucker, L.G. (1983). Organizations as institutions Greenwich, CT: JAI Press.

TRANG WEB
197. https://voer.edu.vn/m/thong-tin-cua-ke-toan-quan-tri/d65fb4b3.
198. https://voer.edu.vn/m/thong-tin-ke-toan-quan-tri-voi-viec-ra-quyet-dinh/
64ad9dd6
199. http://www.thesaigontimes.vn/166132/Qua-it-DNNVV-Viet-Nam-tham-
gia-he-thong-thuong-mai-toan-cau.html
200. http://tailieu.vn/doc/nghien-cuu-nhan-to-anh-huong-den-viec-van-dung-
ke-toan-quan-tri-chien-luoc-trong-cac-doanh-nghiep-vi-1891101.html
201. http://doanhnghiepvn.vn/ba-tieu-chi-xac-dinh-doanh-nghiep-nho-va-vua-
d99981.html
202. http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/ke-toan-quan-tri-o-doanh-
nghiep-nho-va-vua-kinh-nghiep-cua-canada
203. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ho-tro-cua-nha-nuoc-doi-
voi-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam-318069.html
PHỤ LỤC 1A
TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ KỸ THUẬT KTQT

Phương
TT Học giả Tên công trình pháp nghiên Kết quả nghiên cứu
cứu

So với các DN ở Mỹ và
Canada, các DN ở Úc ít
Management triển khai những kỹ thuật
1 Smyth (1960) accounting in Hỗn hợp KTQT như lập kế hoạch dài
Australia hạn về vốn, về tiêu thụ
hàng hóa, về tiền mặt và về
lợi nhuận
A compilation of
Nhiều kỹ thuật KTQT được
recent surveys
triển khai rộng rãi trong
and company-
Chow và cộng specific mọi ngành nghề, nhưng vẫn
2 Hỗn hợp có những kỹ thuật phổ biến
sự (1988) – Mỹ descriptions of
ở lĩnh vực này nhưng ít phổ
management
biến trong lĩnh vực khác và
accounting
ngược lại.
practices
Management
Shields và accounting
Việc triển khai các kỹ thuật
practices in the
cộng sự (1991) U.S. and Japan: KTQT tại hai quốc gia này
3 Hỗn hợp có nhiều điểm khác biệt
- Mỹ và Nhật Comparative
nhưng cũng có nhiều điểm
Bản survey findings
tương đồng.
and research
implications.
Japanese
management
Scarbrough và
accounting Các DN Nhật Bản cố gắng
4 cộng sự (1991) practices and the Hỗn hợp cải tiến các kỹ thuật KTQT
effects of cho phù hợp với mục tiêu.
- Nhật Bản
assembly and
process
automation.
A survey of Các kỹ thuật KTQT được
Drury và cộng management triển khai trong thực tế
5 sự (1993) - accounting Định lượng không khác biệt nhiều so
practices in UK với lý thuyết, nhưng vẫn
Anh manufacturing còn nhiều ý kiến cho là
companies khoảng trống này vẫn lớn
Some aspects of Ở Nhật Bản, KTQT là công
Yoshikawa
the Japanese cụ để khích lệ nhân viên
6 (1994) - Nhật approach to Hỗn hợp đưa ra ý kiến, khuyến khích
Bản management nhân viên góp sức cho các
accounting hoạt động của DN.
Các kỹ thuật KTQT của
Nhật Bản và khối các nước
Means versus
Tây Âu, Bắc Mỹ là khá
McMann và ends: a review
giống nhau, những khác
7 Nanni (1995) - of the literature Hỗn hợp biệt về kỹ thuật KTQT giữa
on Japanese
Nhật Bản hai khối này chủ yếu là do
management
cách triển khai các kỹ thuật
accounting.
KTQT theo bối cảnh riêng
của mỗi nước.
Management
Các kỹ thuật truyền thống
accounting
Bruggeman và vẫn được triển khai, song
changes: the
8 cộng sự (1996) Belgium Hỗn hợp song đó, các DN cũng đã
bắt đầu triển khai các kỹ
- Bỉ experience, in
thuật KTQT tiên tiến như
Bhimani, A.
kỹ thuật ABC.
(ed.).
Các kỹ thuật KTQT truyền
Management thống vẫn luôn chiếm ưu
Pierce và accounting thế trong hệ thống KTQT,
9 Hỗn hợp
O'Dea (1998) practices in các kỹ thuật KTQT tiên tiến
Ireland ít được các DN cập nhật và
triển khai.
10 Chenhall và Adoption and Hỗn hợp Các kỹ thuật KTQT truyền
LangfieldSmith benefits of thống cũng được triển khai
management nhiều hơn các kỹ thuật
(1998) - Úc accounting KTQT tiên tiến.
practices: An
Australian study.
Các kỹ thuật KTQT được
A comparative
triển khai tại DN Úc chủ
analysis of
Wijewardena yếu tập trung vào việc theo
management
dõi và kiểm soát hao phí,
và De Zoysa accounting
11 Hỗn hợp còn các DN Nhật Bản lại
practices in
(1999) - Úc và chú trọng nhiều hơn đến lập
Australia and
Nhật Bản dự toán chi phí và triển khai
Japan: an
kỹ thuật chi phí mục tiêu để
empirical
giảm chi phí trong giai đoạn
investigation.
thiết kế sản phẩm.
Adoption and
benefits of Kỹ thuật KTQT truyền
Hyvo'nen management thống vẫn là những kỹ thuật
12 (2005) - Phần accounting Hỗn hợp quan trọng trong tương lai,
systems: nhưng Kỹ thuật KTQT tiên
Lan evidence from tiến sẽ được chú trọng hơn
Finland and trong tương lai.
Australia.
Rất nhiều kỹ thuật truyền
Management
Abdel-Kader thống vẫn được triển khai
accounting
13 và Luther Hỗn hợp và vẫn còn nguyên giá trị,
practices in the
song việc triển khai các kỹ
(2006) - Anh British food and
thuật KTQT tiên tiến cũng
drinks industry
gia tăng đáng kể
Adoption and
benefits of
Các kỹ thuật KTQT truyền
Yalcin (2012) - management thống hay được triển khai
14 accounting Hỗn hợp
Thổ Nhĩ Kỳ hơn các kỹ thuật KTQT tiên
practices: An
tiến.
intercountry
comparison.
(Nguồn: Thống kê của người viết)
PHỤ LỤC 1B
TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
VỀ KỸ THUẬT KTQT

Phương
TT Học giả Tên công trình pháp Kết quả nghiên cứu
nghiên cứu

DN liên doanh có hệ


thống KTQT phức tạp
Management hơn. Khi theo dõi, kiểm
Alnamri accounting in Saudi tra các hoạt động và ban
1 (1993) - Ả Arabia: A Hỗn hợp hành các quyết sách, nhà
comparative analysis quản lý tại các DN liên
rập Saudi and western doanh cũng dựa vào
approaches thông tin kế toán nhiều
hơn so với nhà quản lý
trong các DN nhà nước.
The diffusion of
Hệ thống KTQT của các
managerial
DN liên doanh thay đổi
accounting
Firth (1996) nhiều hơn ( do triển khai
procedures in the
2 -Trung Hỗn hợp nhiều kỹ thuật KTQT
People’s Republic of
tiên tiến) so với các DN
Quốc China and the
không có hoạt động hợp
influence of foreign
tác kinh doanh với nước
partnered joint
ngoài.
ventures.
Ghosh và Mức độ triển khai kỹ
Management
Kai Chan thuật truyền thống là khá
3 accounting in Định lượng cao; còn kỹ thuật tiên
(1997)- Singapore - well in
tiến (ABC) có mức độ
Singapore place?
triển khai rất thấp.

4 Joshi (2001) The international Hỗn hợp Các kỹ thuật KTQT
- Ấn Độ diffusion of new truyền thống được triển
management khai nhiều hơn so với các
accounting kỹ thuật tiên tiến.
practices: the case of
India.
Empirical evidence
Kỹ thuật KTQT truyền
on the use of
thống khá nhiều. Ngược
El-Ebaishi management
lại, những kỹ thuật
5 và cộng sự accounting Hỗn hợp KTQT tiên tiến ít khi
(2003) - Ả techniques in a
được các DN triển khai.
Rập sample of Saudi
manufacturing
companies.
The role of Thường xuyên triển khai
management kỹ thuật truyền thống
Phadoongsit accounting in nhưng ít khi triển khai
6 thi (2003) - emerging Hỗn hợp
các kỹ thuật KTQT tiên
Thái Lan economies: An tiến
empirical study of
Thailand.
Management Các DN tăng cường triển
Waweru và
accounting change khai kỹ thuật KTQT tiên
7 cộng sự Hỗn hợp
in South Africa Case tiến (đặc biệt là ABC và
(2004) -
studies from retail BSC) để đo lường
Châu Phi
services. KQHĐ.
Sulaiman và Việc triển khai các kỹ
cộng sự thuật KTQT tiên tiến ở
Management
(2004) - bốn nước này còn rất ít
8 accounting practices Hỗn hợp
Trung Quốc, nhưng các kỹ thuật
in selected Asian
Singapore, KTQT truyền thống lại
countries.
Ấn Độ và được triển khai khá
Malaysia nhiều.

Islam và Do các DN thiếu kiến


Kantor The development of thức về kỹ thuật KTQT
9 (2005) - quality management Hỗn hợp nên tốc độ phát triển các
Trung Quốc accounting practices kỹ thuật KTQT ở đất
in China. nước này bị tụt hậu so
với thế giới.
10 Hutaibat Management Định lượng Các DN vẫn đang triển
(2005) - Accounting khai nhiều kỹ thuật
Practices in Jordan - KTQT truyền thống hơn
Jordan A Contingency
kỹ thuật KTQT tiên tiến.
Approach.

An analysis of the
adoption, perceived Mức độ triển khai các kỹ
Wu và cộng benefits, and thuật KTQT ở các DN bị
sự (2007) - expected future ảnh hưởng nhiều nhất bởi
11 emphasis of western Hỗn hợp hình thức sở hữu DN chứ
Trung Quốc
management không phải vì độ khó, độ
accounting practices phức tạp của các kỹ thuật
in Chinese SOEs này.
and JVs.
The economic
paradigm in
management
Frezatti Việc triển khai các kỹ
accounting: Return
(2007) - thuật KTQT tiên tiến
12 on equity and the Định lượng
Brazin thấp hơn nhiều so với các
use of various
kỹ thuật KTQT truyền
management
thống
accounting artifacts
in a Brazilian
context.
The Diffusion of
Các DN triển khai khá ít
Leftesi Management
kỹ thuật KTQT, trong đó
(2008) - Accounting
13 Định lượng kỹ thuật KTQT truyền
Libya Practices in
thống được triển khai
Developing
nhiều hơn hẳn so với các
Countries: Evidence
kỹ thuật KTQT tiên tiến.
from Libya.
Organization
Strategy,
Management Các kỹ thuật truyền
Techniques and thống được triển khai rất
Nimtrakoon
14 Management Định lượng phổ biến. Trái lại, các kỹ
(2009) -
Accounting thuật KTQT tiên tiến có
Thái Lan
Practices: mức độ triển khai rất
Contingency thấp
Research in
Thailand.
Adoption and Các DN này triển khai
Angelakis benefits of rất nhiều cả kỹ thuật
và cộng sự management KTQT truyền thống lẫn
15 (2010) - Hy accounting Hỗn hợp kỹ thuật KTQT tiên tiến,
Lạp practices: Evidence nhưng kỹ thuật KTQT
from Greece and truyền thống vẫn nhiều
Finland hơn
The Impact of
Changes in Các kỹ thuật KTQT
Environment and truyền thống vẫn được
Tuan Mat và AMT on triển khai khá nhiều, còn
16 cộng sự Management Hỗn hợp các kỹ thuật KTQT tiên
(2014) - Accounting tiến không thể thực hiện
Malaysia Practices and được nếu không có sự hỗ
Organizational trợ từ ban quản lý cấp
Strategy, Structure cao.
and Performance
Factors explaining
Ahmad & the use of Các DN triển khai khá
Zabri (2015) management nhiều kỹ thuật KTQT
17 accounting practices Hỗn hợp truyền thống và ít triển
- Malaysia
in Malaysian khai các kỹ thuật tiên
medium- sized tiến.
firms.
Strategic Tỷ lệ triển khai các kỹ
Management thuật KTQT chiến lược
Accounting tại DN sản xuất Nigeria
18 Ojua (2016) Hỗn hợp
Practices among không chỉ thấp mà hiểu
- Nigeria
Indigenous Nigerian biết của NQT về những
Manufacturing kỹ thuật này cũng rất
Enterprises kém.

Amara The impact of


Các DN triển khai các kỹ
(2017) - external and internal
19 Định lượng thuật KTQT truyền thống
Tunisia factors on the
và ít khi triển khai các kỹ
management
thuật KTQT tiên tiến.
accounting practices
20 Azudin & Management Định lượng Các kỹ thuật KTQT
Mansor accounting practices truyền thống được triển
of SMEs: The
(2017) - impact of khai nhiều, trong khi đó
Malaysia organizational DNA, các kỹ thuật KTQT tiên
business potential tiến ít hoặc không được
and operational triển khai.
technology
Management Các DN đều triển khai kỹ
Accounting thuật NPV và IRR trong
Dedunu Practices in Sri quá trình ra quyết định
21 (2019) - Sri Lanka: An Định lượng và ít triển khai các kỹ
Lanka Empirical thuật ARR, kỳ hoàn vốn
Investigation in và các kỹ thuật về chỉ số
Banking Sector sinh lời.
The effect of the
Những thay đổi trong
organizational
Wahyuni & hình thức tổ chức là động
change on company
22 Triatmanto Hỗn hợp lực để DN triển khai các
performance
(2020) - kỹ thuật KTQT, từ đó,
mediated by changes
Indonesia cải thiện KQHĐ của các
in management
DN.
accounting practices
(Nguồn: Thống kê của người viết)
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ KỸ THUẬT KTQT
Phương
T pháp
Học giả Tên đề tài Kết quả nghiên cứu
T nghiên
cứu

1 Nghiêm Thị Mô hình tổ Tổng hợp, Đề xuất DN VN xây dựng


Thà (2004) chức KTQT của phân tích bộ máy kế toán theo hướng
một số nước trên tích hợp, cụ thể là DNSX
thế giới và khả nên bắt chước mô hình kết
năng vận dụng hợp theo kiểu của Mỹ,
vào VN trước mắt, trọng tâm KTQT
là tổ chức KTQT doanh
thu, chi phí và kết quả.
2 Đoàn Ngọc Vận dụng phương Tổng hợp, Tóm tắt nội dung, ưu
Phi Anh pháp phương phân tích nhược điểm của phương
pháp chi phí dựa pháp ABC và điều kiện để
(2005) trên hoạt động triển khai kỹ thuật ABC
trong các DN VN
3 Huỳnh Lợi Xây dựng KTQT Tổng hợp, Khi thiết kế bộ máy KTQT
(2008) – quá trình phát phân tích cần chú ý đến quy mô,
triển từ hệ thống những hoạt động của
thông tin nội bộ KTQT và KTTC, sự phối
đến hệ thống hợp nhịp nhàng giữa hai bộ
thông tin thực phận. Triển khai KTQT
hiện toàn diện trên cơ sở hoạch định một
đáp ứng các chức khuôn mẫu chung ổn định.
năng quản trị
4 Đặng Thị Áp dụng BSC tại Tổng hợp, Đưa ra những lý luận cơ
Hương (2010) các DN dịch vụ phân tích bản về phương pháp này,
VN đồng thời đánh giá một số
thuận lợi và khó khăn khi
phải triển khai kỹ thuật này
trong các DN dịch vụ. Sau
đó, khuyến khích các DN
tìm hiểu và triển khai áp
dụng Thẻ điểm cân bằng.
5 Phạm Ngọc Xây dựng nội Tổng hợp, Đề xuất kiến nghị và giải
Toàn (2010) dung và tổ chức phân tích pháp hỗ trợ cho các
KTQT cho các DNNVV tổ chức KTQT
DNNVV ở VN hiệu quả và cung cấp thông
tin để Ban quản trị ra quyết
định.
6 Đoàn Ngọc Việc áp dụng các Hỗn hợp Khảo sát thực trạng áp
Phi Anh kỹ thuật KTQT dụng 32 kỹ thuật KTQT
phương Tây trong nhưng chưa chỉ ra lĩnh vực
(2012) các DN VN trong có đặc thù nào thì nên áp
thời kỳ chuyển dụng nhóm phương pháp sẽ
đổi kinh tế, 2003- phù hợp
2009.
7 Nguyễn Hữu Tổ chức kế toán Hỗn hợp Đề xuất mô hình tổ chức kế
Phú (2013) trách nhiệm trong toán trách nhiệm cho các
các Tổng công ty Tổng DN xây dựng
xây dựng thuộc
Bộ giao thông
vận tải
8 Trần Thị Thu Hoàn thiện mô Định tính Xây dựng mô hình KTQT
Hường (2014) hình KTQT chi chi phí cho các DN sản
phí cho các DN xuất xi măng VN
sản xuất xi măng
VN
9 Nguyễn Thị Kỹ thuật tính giá Tổng hợp, Việc thực hiện kỹ thuật chi
Phương Dung thành theo chi phí phân tích phí mục tiêu đã điều
mục tiêu: chìa chuyển vấn đề quản trị hao
(2015) khóa thành công phí trong DN VN theo
trong cạnh tranh hướng tốt hơn.
10 Đào Thúy Hà Ảnh hưởng của Định tính Đề xuất một số điều kiện
(2015) nhu cầu thông tin áp dụng các phương pháp
đến việc thiết kế KTQT: phương pháp xác
KTQT chi phí định chi phí theo hoạt
động, phương pháp chi phí
Keizen, chi phí mục tiêu…
cho DN thép VN
11 Nguyễn Vận dụng hệ Hỗn hợp Đề xuất việc vận dụng hệ
Thanh Huyền thống phương thống các phương pháp này
pháp kế toán quản dưới góc độ DN và góc độ
(2015) trị chi phí vào chu hiệp hội nghề nghiệp.
kỳ sống của sản
phẩm tại các
doanh nghiệp sản
xuất gạch ốp lát
VN
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
PHỤ LỤC 3
THƯ NGỎ

Kính chào Quý Ông/Bà!

Ông/Bà rất đặc biệt vì được chọn làm người trả lời bảng hỏi. Sự giúp đỡ của
Ông/Bà là rất cần thiết cho nghiên cứu này vì nó có thể tạo nên thành công hoặc
đem đến thất bại cho nghiên cứu. Trong thế giới hiện đại này, tôi hiểu rằng mọi
người hầu như không có thời gian rảnh cho bất cứ điều gì khác ngoài sự nghiệp của
họ. Hoàn thành bảng câu hỏi là một trong những công việc vô cùng nhàm chán,
nhưng tôi khẳng định rằng hai mươi phút hy sinh của Ông/Bà có ý nghĩa rất lớn
đối với công việc này. Nếu Ông/Bà đang làm việc trong ngành sản xuất hoặc có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thì Ông/Bà đủ điều kiện tham gia.
Trong trường hợp mà một số câu hỏi được coi là quá nhạy cảm hoặc xâm
phạm vào hoạt động kinh doanh của Ông/Bà, xin hãy yên tâm rằng phản hồi của
Ông/Bà sẽ được xử lý ở mức an toàn nhất. Danh tính của Ông/Bà sẽ không được
tiết lộ và tôi chỉ báo cáo những con số liên quan đến tổng hợp thống kê. Những gì
tôi cần không có gì hơn ngoài sự phản hồi trung thực của Ông/Bà, bất kể điều đó là
gì.
Tôi mong rằng nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ hơn về các kỹ thuật kế
toán quản trị trong ngành sản xuất của VN. Và Ông/Bà đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong việc làm giàu thêm nguồn kiến thức này.
Vui lòng xem bộ câu hỏi đính kèm, các câu hỏi có vẻ hơi dài nhưng việc trả
lời chỉ là đánh dấu hoặc khoanh tròn. Tôi hy vọng Ông/Bà thấy nó thú vị. Để thuận
tiện cho Ông/Bà, xin vui lòng gửi lại bảng hỏi bằng cách hồi đáp email này của tôi.
Nếu Ông/Bà sợ rằng sẽ quên trả lời câu hỏi, xin Ông/Bà vui lòng trả lời ngay.
Sự tham gia của Ông/Bà có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Xin vui lòng chấp
nhận lời cảm ơn chân thành này. Tôi thực sự cảm ơn Ông/Bà rất nhiều.
Trân trọng
Nhà nghiên cứu
Nguyễn Thị Huyền Trâm

PHỤ LỤC 4
DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VÀ KIỂM TRA TRƯỚC

BẢNG CÂU HỎI DỰ THẢO

Kính chào Quý Ông/Bà!

Tôi tên là Nguyễn Thị Huyền Trâm - giảng viên Khoa Kinh tế – Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài: “Các nhân tố tác động
đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc
lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam”. Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn Ông/Bà đã dành
thời gian trả lời phỏng vấn. Tôi xin cam đoan là những thông tin mà Ông/Bà cung
cấp chỉ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Trước tiên, xin Ông/Bà vui lòng dành chút thời gian xem qua toàn bộ các câu hỏi
phỏng vấn. Tôi sẽ nhắc lại các câu hỏi phỏng vấn và Ông/Bà sẽ trả lời theo từng
câu hỏi chúng ta sẽ thảo luận. Câu trả lời của Ông/Bà sẽ liên quan đến những vấn
đề đang tồn tại trong tổ chức nơi Ông/Bà đang làm việc. Để thuận tiện cho việc
phân tích dữ liệu, xin phép Ông/Bà cho tôi được ghi âm cuộc phỏng vấn này.
THÔNG TIN NGƯỜI THAM GIA PHỎNG VẤN
Quý Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân dưới đây
Họ tên:
Đơn vị công tác:
Số năm kinh nghiệm:
Chức vụ: (có thể không ghi)
Điện thoại liên hệ: (có thể không ghi)
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
I. Mục tiêu phỏng vấn
- Xác định các nhân tố tác động đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT của các DN
sản xuất quy mô vừa và nhỏ tại VN.
- Mối quan hệ giữa các nhân tố này.
II. Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Xin cho biết trong các nhân tố bất định dưới đây, nhân tố nào có thể ảnh
hưởng đến việc triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị (KTQT) tại doanh nghiệp
sản xuất quy mô nhỏ và vừa trong bối cảnh VN? Ông/Bà có đề xuất thêm nhân tố
nào không? Vì sao?

Nhân tố bất định Nếu trả lời Có, vui lòng


đánh dấu x vào ô tương ứng.

1. Độ mạnh của thị trường cạnh tranh

2. Công nghệ tiên tiến

3. Trình độ của nhân viên kế toán

4. Sự tham gia của chủ DN/người quản lý

Câu 2: Xin cho biết trong các nhân tố thể chế dưới đây, nhân tố nào có thể ảnh
hưởng đến việc triển khai các kỹ thuật KTQT tại doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ
và vừa trong bối cảnh VN? Vì sao?

Nhân tố thể chế Nếu trả lời Có, vui lòng


đánh dấu x vào ô tương
ứng.

1. Nhân tố mô phỏng

2. Nhân tố cưỡng ép

3. Nhân tố quy phạm

Câu 3: Xin cho biết các kỹ thuật KTQT nào hiện đang được triển khai tại các doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam?
Câu 4: Xin cho biết các kỹ thuật KTQT được triển khai trong một doanh nghiệp sản
xuất đa dạng như thế nào?
Câu 5: Xin cho biết việc triển khai các kỹ thuật KTQT trong một khoảng thời gian
cụ thể có ổn định không?
Câu 6: Xin cho biết những kỹ thuật KTQT nào vẫn giữ nguyên trong nhiều năm?
Câu 7: Xin cho biết các kỹ thuật KTQT có được phát triển hoặc sửa đổi thường
xuyên hay không?
Câu 8 (dùng để kiểm tra trước bảng câu hỏi phỏng vấn): Ông/Bà vui lòng xem giúp
tôi toàn bộ bảng câu hỏi khảo sát dự thảo tôi đã thiết kế. Tất cả nội dung trên bảng
câu hỏi này đều được xây dựng dựa trên những tài liệu có sẵn. Ông/Bà có nghĩ rằng
những người phụ trách KTQT của DN có thể hiểu được toàn bộ nội dung của bảng
hỏi này không? Xin Ông/Bà thoải mái cho ý kiến về các đề xuất cần điều chỉnh đối
với bảng khảo sát dự thảo này, chẳng hạn như thay đổi từ ngữ, loại bỏ, kết hợp hoặc
thêm biến quan sát mới… đối với danh sách các câu hỏi trong bảng khảo sát này?
Nếu Quý Ông/Bà có điều gì cần trao đổi hoặc quan tâm đến kết quả nghiên
cứu, xin liên hệ theo địa chỉ:

Nguyễn Thị Huyền Trâm - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Điện thoại: 0933422204

Email: huyentram0210.nguyen@gmail.com

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ!

Trân trọng!
PHỤ LỤC 5
DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM DỰ PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Nghề nghiệp Nơi công tác

1 PGS. TS. Trần Đình Phụng Trưởng khoa Tài Trường Đại học
chính – Kế toán Sài Gòn

2 PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Trưởng Khoa Kế Trường Đại học
Anh toán Kinh Tế - Đại học
Đà Nẵng

3 TS. Phạm Ngọc Toàn Giảng viên kế toán Trường Đại học
Kinh Tế Tp.HCM

4 PGS. TS. Trần Văn Tùng Trưởng Khoa KT- Trường Đại học
TC-NH Hutech

5 TS. Nguyễn Đình Hùng Phó Giám đốc Công ty cổ phần


FPT

6 Ông Trần Minh Đức Phó Giám đốc Công ty cổ phần


nhựa Duy Tân
PHỤ LỤC 6
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT DỰ THẢO
PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ CÔNG TY
Xin hãy đánh dấu vào (các) ô thích hợp
Câu 1. Số năm hoạt động của DN?
1-3 năm
4-10 năm
Trên 10 năm
Câu 2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất của DN (có thể đánh dấu nhiều ô)?
Máy móc, thiết bị các loại
Phương tiện vận tải, vận chuyển
Giày da, may mặc
Xây dựng, BĐS, Đồ nội thất
Đồ ăn và đồ uống
Hóa chất và sản phẩm hoá chất
Cao su và nhựa
Khác: (xin chi tiết) _____________
Câu 3. Số lượng lao động trong DN?
0-100 người
100 – 200 người
Trên 200 người
Câu 4. Tổng nguồn vốn của DN?
Dưới 20 tỷ đồng
20 tỷ đến 100 tỷ đồng
Trên 100 tỷ đồng
Câu 5: Doanh thu hàng năm của DN?
Dưới 50 tỷ đồng
50 tỷ đến 200 tỷ đồng
Trên 200 tỷ đồng
PHẦN 2: MỨC ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Vui lòng sử dụng thang đo sau đây cho câu hỏi 6 đến câu hỏi 10. Vui lòng khoanh
tròn câu trả lời.

Không bao Hiếm Thỉnh Thường Rất thường


giờ khi thoảng xuyên xuyên

1 2 3 4 5

Phần 2A: Hệ thống chi phí


Câu 6: Vui lòng cho biết mức độ triển khai các hệ thống chi phí sau đây trong
DN của anh/chị.

CHIPHI Tính chi phí theo quá trình 1 2 3 4 5


1

CHIPHI Tính chi phí theo lô 1 2 3 4 5


2

CHIPHI Tính chi phí theo công trình 1 2 3 4 5


3

CHIPHI Tính chi phí theo đơn đặt hàng 1 2 3 4 5


4

CHIPHI Tính chi phí theo phương pháp toàn bộ 1 2 3 4 5


5

CHIPHI Tính chi phí theo phương pháp chi phí 1 2 3 4 5


6 biến đổi

CHIPHI Tính chi phí theo phương pháp ABC 1 2 3 4 5


7
Phần 2B: Hệ thống ngân sách
Câu 7: Vui lòng cho biết mức độ chuẩn bị các ngân sách trong DN của
anh/chị?

NSACH Ngân sách bán hàng 1 2 3 4 5


1

NSACH Ngân sách mua hàng 1 2 3 4 5


2

NSACH Ngân sách sản xuất 1 2 3 4 5


3

NSACH Ngân sách dòng tiền 1 2 3 4 5


4

NSACH Ngân sách tài chính 1 2 3 4 5


5

NSACH Ngân sách linh hoạt 1 2 3 4 5


6

NSACH Ngân sách chênh lệch 1 2 3 4 5


7

NSACH Ngân sách trên cơ sở zero 1 2 3 4 5


8

Phần 2C: Hệ thống đánh giá KQHĐ


Câu 8: Vui lòng chỉ ra mức độ triển khai các thang đo đánh giá KQHĐ sau
đây?

Thang đo tài chính

DGKQHĐ1 Thu nhập hoạt động 1 2 3 4 5


DGKQHĐ2 ROI 1 2 3 4 5
DGKQHĐ3  Phân tích biến động lợi nhuận. 1 2 3 4 5
DGKQHĐ4 Tăng trưởng doanh thu bán hàng 1 2 3 4 5
DGKQHĐ5 Dòng tiền 1 2 3 4 5

Thang đo phi tài chính


DGKQHĐ6 Giao hàng đúng hẹn 1 2 3 4 5
DGKQHĐ7 Thời gian chờ của chu kỳ sản xuất 1 2 3 4 5
DGKQHĐ8 Tỷ lệ sản phẩm lỗi 1 2 3 4 5
DGKQHĐ9 Thu nhập của nhân viên 1 2 3 4 5
DGKQHĐ10 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng 1 2 3 4 5
DGKQHĐ11 Số lượng thư khiếu nại của khách 1 2 3 4 5
hàng

Phần 2D: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định


Câu 9: Vui lòng chỉ ra mức độ phân tích sau đây trong DN của anh/chị?

Phân tích trong ngắn hạn

HTRQD Phân tích điểm hòa vốn 1 2 3 4 5


1

HTRQD Mô hình kiểm soát hàng tồn kho 1 2 3 4 5


2

HTRQD Phân tích khả năng sinh lợi từ sản phẩm 1 2 3 4 5


3

HTRQD Phân tích khả năng sinh lợi từ khách 1 2 3 4 5


4 hàng

Phân tích trong dài hạn

HTRQD Kỳ hoàn vốn 1 2 3 4 5


5
HTRQD Tỷ suất sinh lợi kế toán 1 2 3 4 5
6

HTRQD Chỉ tiêu hiện giá thuần 1 2 3 4 5


7

HTRQD Tỷ suất sinh lợi nội bộ 1 2 3 4 5


8

Phần 2E: KTQT chiến lược


Câu 10: Vui lòng chỉ ra mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT chiến lược sau
đây của DN anh/chị?

QTCL1 Xác định chi phí mục tiêu trong thiết kế sản 1 2 3 4 5
phẩm mới

QTCL2 Giá bán chiến lược 1 2 3 4 5

QTCL3 Phân tích chi phí phát sinh ở mỗi hoạt động 1 2 3 4 5
trong chuỗi giá trị của DN

QTCL4 Chi phí vòng đời sản phẩm 1 2 3 4 5

QTCL5 Quản trị chi phí chiến lược 1 2 3 4 5

QTCL6 Giám sát vị trí cạnh tranh (theo dõi tình hình 1 2 3 4 5
cạnh tranh)

QTCL7 Có tính đến chi phí chất lượng của sản phẩm 1 2 3 4 5
(như chi phí phòng ngừa, thẩm định và thất bại)

QTCL8 Có tính đến chi phí theo thuộc tính khi xác định 1 2 3 4 5
thị phần của DN (Ví dụ như các yếu tố hiệu
suất hoạt động, độ tin cậy…)

QTCL9 Lập dự toán giá trị thương hiệu 1 2 3 4 5

QTCL10 Giám sát giá trị thương hiệu 1 2 3 4 5

QTCL11 Định giá chi phí của đối thủ cạnh tranh 1 2 3 4 5
QTCL12 Đánh giá đối thủ cạnh tranh dựa vào báo cáo tài 1 2 3 4 5
chính đã công bố

PHẦN 4: CÁC NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH (CONTINGENCY FACTORS)


Phần 4A: Nhân tố Độ mạnh của thị trường cạnh tranh
Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho câu hỏi 11. Xin khoanh tròn câu trả lời
của Anh/chị.

Hoàn toàn Không Hơi khốc Khốc liệt Rất khốc


không khốc liệt khốc liệt liệt liệt

1 2 3 4 5

Câu 11: Nhân tố “Độ mạnh của thị trường cạnh tranh” có thể ảnh hưởng đến
mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin
vui lòng khoanh tròn câu trả lời của anh/chị.

CTRANH1 Mức độ cạnh tranh khốc liệt đối với sản 1 2 3 4 5


phẩm/dòng sản phẩm chính của DN

Phần 4B: Sự tham gia của chủ DN/NQT


Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho câu hỏi 12. Xin khoanh tròn câu trả lời
của Anh/chị.

Không Mức độ thấp Mức độ vừa Mức độ Mức độ rất cao


phải cao

1 2 3 4 5

Câu 12: Nhân tố “Quan điểm của chủ DN/người quản lý DN” có thể ảnh
hưởng đến mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3
năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu trả lời của anh/chị.

CHUDN Chủ sở hữu/người quản lý của Anh/chị đã tham 1 2 3 4 5


1 gia vào việc phát triển các kỹ thuật KTQT cho DN
của Anh/chị đến mức nào
Phần 4C: Nhân tố công nghệ
Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho câu hỏi 13. Xin khoanh tròn câu trả lời
của Anh/chị.

Không sử Mức độ thấp Mức độ vừa Mức độ cao Mức độ rất cao
dụng phải

1 2 3 4 5

Câu 13: Vui lòng chỉ ra mức độ sử dụng các công nghệ sau. Xin vui lòng
khoanh tròn câu trả lời của anh/chị.

CNGHE Hệ thống sản xuất được điều khiển kết hợp thủ 1 2 3 4 5
1 công và tự động hóa

CNGHE Hệ thống máy móc được điều khiển tự động 1 2 3 4 5


2 bằng máy vi tính

Phần 4D: Trình độ của Kế toán viên


Vui lòng đánh dấu vào ô thích hợp cho câu hỏi 14 và 15.

Câu 14. Anh/chị có thuê nhân viên kế toán không?



Không
Nếu có, hãy tiếp tục câu hỏi 15.
Câu 15. Xin cho biết trình độ cao nhất của nhân viên kế toán trong công ty
Anh/chị.
Có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề
Có trình độ từ cử nhân kế toán trở lên
Có chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước (kế toán trưởng, giám
đốc tài chính)
Có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp quốc tế (ACCA, CMA …)
PHẦN 5: NHỮNG NHÂN TỐ THỂ CHẾ
Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho các câu hỏi 16-18. Xin khoanh tròn câu
trả lời của Anh/chị.

Hoàn toàn Không Đồng ý Hơi Hoàn toàn


không đồng ý đồng ý đồng ý đồng ý

1 2 3 4 5

Phần 5A: Nhân tố mô phỏng


Câu 16: Nhân tố mô phỏng có thể ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ
thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu
trả lời của anh/chị.

MOPHONG1 DN anh/chị thu được lợi ích nhờ áp dụng 1 2 3 4 5


các phương pháp KTQT tốt nhất mà đối
thủ cạnh tranh đang sử dụng.
MOPHONG2 DN anh/chị càng có lợi khi càng mô phỏng 1 2 3 4 5
những kỹ thuật chi phí và lập ngân sách
của các DN khác trong ngành.
MOPHONG3 Áp dụng những phần mềm hệ thống KTQT 1 2 3 4 5
được sử dụng rộng rãi và phổ biến là giải
pháp tốt cho DN anh/chị.

Phần 5B: Nhân tố cưỡng ép


Câu 17: Nhân tố cưỡng ép có thể ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ
thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu
trả lời của anh/chị.
CUONGEP1 DN anh/chị phải tuân theo các phương 1 2 3 4 5
pháp lập ngân sách, phương pháp chi phí
và các định dạng báo cáo quản trị do một
tổ chức giám sát bên ngoài chi phối.
CUONGEP2 Bất kỳ sự thay đổi thực tế nào đối với các 1 2 3 4 5
hệ thống KTQT cũng đều do ban quản lý
cấp cao yêu cầu thực hiện.
CUONGEP3 Ban quản lý và giám đốc rất chú ý đến các 1 2 3 4 5
chức năng hệ thống kiểm soát quản trị.

Phần 5C: Nhân tố quy phạm


Câu 18: Nhân tố quy phạm có thể ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ
thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu
trả lời của anh/chị.
QUYPHAM1 Các hệ thống KTQT trong DN anh/chị được 1 2 3 4 5
thiết kế và giữ nguyên gần như hoàn toàn nhờ
vào chuyên môn của các nhân viên kế toán hoặc
tư vấn viên KTQT của DN.
QUYPHAM2 Những ý tưởng về các phương pháp KTQT áp 1 2 3 4 5
dụng tại DN anh/chị chủ yếu dựa vào các cơ
quan chuyên môn về kế toán.
QUYPHAM3 Khi quản lý cấp cao của DN anh/chị phải giải 1 2 3 4 5
quyết các vấn đề liên quan đến phương pháp chi
phí, lập ngân sách và lập báo cáo, họ phụ thuộc
nhiều vào lời khuyên của KTQT hoặc người
kiểm soát tài chính cao cấp.

CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ HOÀN THÀNH BẢNG KHẢO SÁT NÀY!


Vui lòng gởi lại bảng câu hỏi đã hoàn thành bằng cách hồi đáp lại email này. Thời
gian phản hồi bảng câu hỏi là hai tuần kể từ khi quý vị nhận bảng câu hỏi.
Email: huyentram0210.nguyen@gmail.com.
PHỤ LỤC 7
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC
PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ CÔNG TY

Xin hãy đánh dấu vào (các) ô thích hợp

Câu 1. Số năm hoạt động của DN anh/chị?

1-3 năm
4-10 năm
Trên 10 năm
Câu 2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất của DN anh/chị (có thể đánh dấu nhiều ô)?

Máy móc, thiết bị các loại


Phương tiện vận tải, vận chuyển
Giày da, may mặc
Xây dựng, BĐS, Đồ nội thất
Đồ ăn và đồ uống
Hóa chất và sản phẩm hoá chất
Cao su và nhựa
Khác: (xin chi tiết) _____________
Câu 3. Số lượng lao động trong DN anh/chị?

0-100 người
100 – 200 người
Trên 200 người
Câu 4. Tổng nguồn vốn của DN anh/chị?

Dưới 20 tỷ đồng
20 tỷ đến 100 tỷ đồng
Trên 100 tỷ đồng
Câu 5: Doanh thu hàng năm của DN anh/chị?

Dưới 50 tỷ đồng
50 tỷ đến 200 tỷ đồng
Trên 200 tỷ đồng
PHẦN 2: MỨC ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Vui lòng sử dụng thang đo sau đây cho câu hỏi 6 đến câu hỏi 10. Nếu triển khai, vui
lòng chỉ rõ mức độ triển khai mỗi kỹ thuật KTQT của DN bằng cách khoanh tròn
một số từ 1 đến 5.

Không bao Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường Rất thường


giờ xuyên xuyên

1 2 3 4 5

Phần 2A: Hệ thống chi phí

Câu 6: Vui lòng cho biết mức độ triển khai các hệ thống chi phí sau đây trong
DN của anh/chị.

CHIPHI Tính giá thành theo quá trình 1 2 3 4 5


1

CHIPHI Tính giá thành theo đơn đặt hàng 1 2 3 4 5


2

CHIPHI Tính giá thành theo phương pháp toàn bộ 1 2 3 4 5


3

CHIPHI Tính giá thành theo phương pháp chi phí biến 1 2 3 4 5
4 đổi

CHIPHI Tính giá thành theo phương pháp ABC 1 2 3 4 5


5
Phần 2B: Hệ thống dự toán

Câu 7: Vui lòng cho biết mức độ chuẩn bị các dự toán sau đây trong DN của
anh/chị?

DUTOAN Dự toán bán hàng 1 2 3 4 5


1

DUTOAN Dự toán mua hàng 1 2 3 4 5


2

DUTOAN Dự toán sản xuất 1 2 3 4 5


3

DUTOAN Dự toán dòng tiền 1 2 3 4 5


4

DUTOAN Dự toán tình hình tài chính 1 2 3 4 5


5

Phần 2C: Hệ thống đánh giá KQHĐ

Câu 8: Vui lòng chỉ ra mức độ triển khai các thang đo đánh giá KQHĐ sau
đây?

Thang đo tài chính

DGKQHĐ1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1 2 3 4 5

DGKQHĐ2 ROI 1 2 3 4 5

DGKQHĐ3  Phân tích biến động lợi nhuận. 1 2 3 4 5

DGKQHĐ4 Tăng trưởng doanh thu bán hàng 1 2 3 4 5

DGKQHĐ5 Dòng tiền 1 2 3 4 5


Thang đo phi tài chính

DGKQHĐ6 Giao hàng đúng hẹn 1 2 3 4 5

DGKQHĐ7 Thời gian chờ của chu kỳ sản xuất 1 2 3 4 5

DGKQHĐ8 Tỷ lệ sản phẩm lỗi 1 2 3 4 5

DGKQHĐ9 Số lượng thư khiếu nại của khách hàng 1 2 3 4 5

DGKQHĐ10 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng 1 2 3 4 5

DGKQHĐ11 Thu nhập của nhân viên 1 2 3 4 5

Phần 2D: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định

Câu 9: Vui lòng chỉ ra mức độ phân tích sau đây trong DN của anh/chị?

Phân tích trong ngắn hạn

HTRQD Phân tích điểm hòa vốn 1 2 3 4 5


1

HTRQD Mô hình theo dõi và kiểm tra hàng tồn kho 1 2 3 4 5
2

HTRQD Phân tích khả năng sinh lợi từ sản phẩm 1 2 3 4 5


3

HTRQD Phân tích khả năng sinh lợi từ khách hàng 1 2 3 4 5


4

Phân tích trong dài hạn

HTRQD Kỳ hoàn vốn 1 2 3 4 5


5
HTRQD Tỷ suất sinh lợi kế toán 1 2 3 4 5
6

HTRQD Chỉ tiêu hiện giá thuần 1 2 3 4 5


7

HTRQD Tỷ suất sinh lợi nội bộ 1 2 3 4 5


8

Phần 2E: KTQT chiến lược

Câu 10: Vui lòng chỉ ra mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT chiến lược sau
đây của DN anh/chị?

QTCL1 Xác định chi phí mục tiêu trong thiết kế sản 1 2 3 4 5
phẩm mới
QTCL2 Giá bán chiến lược 1 2 3 4 5

QTCL3 Phân tích chi phí phát sinh ở mỗi hoạt động 1 2 3 4 5
trong chuỗi giá trị của DN
QTCL4 Chi phí vòng đời sản phẩm 1 2 3 4 5

QTCL5 Quản trị chi phí chiến lược 1 2 3 4 5

QTCL6 Giám sát vị trí cạnh tranh (theo dõi tình hình 1 2 3 4 5
cạnh tranh)
PHẦN 4: CÁC NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH

Phần 4A: Nhân tố Độ mạnh của thị trường cạnh tranh

Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho câu hỏi 11. Xin khoanh tròn câu trả lời
của Anh/chị.

Hoàn toàn Không Hơi khốc liệt Khốc liệt Rất khốc liệt
không khốc liệt khốc liệt

1 2 3 4 5
Câu 11: Nhân tố “Độ mạnh của thị trường cạnh tranh” có thể ảnh hưởng đến
mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin
vui lòng khoanh tròn câu trả lời của anh/chị.

CTRANH Mức độ cạnh tranh khốc liệt đối với sản 1 2 3 4 5


phẩm/dòng sản phẩm chính của DN?
1

CTRANH Khả năng bị thay thế bởi sản phẩm/dòng sản 1 2 3 4 5


phẩm khác đối với sản phẩm của DN anh/chị ở
2 mức nào?

CTRANH Người tiêu dùng có hào hứng đón nhận sản 1 2 3 4 5


phẩm/dòng sản phẩm của DN?
3

Phần 4B: Sự tham gia của chủ DN/người quản lý DN.

Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho các câu hỏi 12. Xin khoanh tròn câu trả
lời của Anh/chị.

Mức độ vừa
Không Mức độ thấp Mức độ cao Mức độ rất cao
phải

1 2 3 4 5

Câu 12: Nhân tố “Sự tham gia của chủ DN/người quản lý DN” có thể ảnh
hưởng đến mức độ triển khai các kỹ thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3
năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu trả lời của anh/chị.

CHUDN Chủ sở hữu/người quản lý của Anh/chị đã tham 1 2 3 4 5


gia vào việc phát triển các phương pháp KTQT
1 cho DN của Anh/chị đến mức nào?

CHUDN Chủ sở hữu/người quản lý của Anh/chị thường tổ 1 2 3 4 5


chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ cho nhân
2 viên đến mức nào?

CHUDN Chủ sở hữu/người quản lý của Anh/chị sử dụng 1 2 3 4 5


thông tin phi tài chính ở mức nào
3

Phần 4C: Nhân tố công nghệ

Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho câu hỏi 13. Xin khoanh tròn câu trả lời
của Anh/chị.

Không sử Mức độ vừa


Mức độ thấp Mức độ cao Mức độ rất cao
dụng phải

1 2 3 4 5

Câu 13: Vui lòng chỉ ra mức độ sử dụng các công nghệ sau. Xin vui lòng
khoanh tròn câu trả lời của anh/chị.

CNGHE Hệ thống sản xuất linh hoạt 1 2 3 4 5


1

CNGHE Hệ thống máy móc được điều khiển tự động bằng 1 2 3 4 5


máy vi tính
2

Phần 4D: Trình độ của Kế toán viên

Vui lòng đánh dấu vào ô thích hợp cho câu hỏi 14 và 15.

Câu 14. Anh/chị có thuê nhân viên kế toán không?


Không
Nếu có, hãy tiếp tục câu hỏi 15.
Câu 15. Xin cho biết trình độ cao nhất của nhân viên kế toán trong công ty
Anh/chị.
Có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề
Có trình độ từ cử nhân kế toán trở lên
Có chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước (kế toán trưởng, giám
đốc tài chính)
Có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp quốc tế (ACCA, CMA …)
PHẦN 5: NHỮNG NHÂN TỐ THỂ CHẾ

Vui lòng sử dụng thang điểm sau cho các câu hỏi 16-18. Xin khoanh tròn câu
trả lời của Anh/chị.

Hoàn toàn
Không đồng Hơi đồng Hoàn toàn
không đồng Đồng ý
ý ý đồng ý
ý

1 2 3 4 5

Phần 5A: Nhân tố mô phỏng

Câu 16: Nhân tố mô phỏng có thể ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ
thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu
trả lời của anh/chị.

MOPHONG1 DN anh/chị thu được lợi ích nhờ áp dụng 1 2 3 4 5


các phương pháp KTQT tốt nhất mà đối
thủ cạnh tranh đang sử dụng.
MOPHONG2 DN anh/chị càng có lợi khi càng mô phỏng 1 2 3 4 5
những kỹ thuật chi phí và lập ngân sách
của các DN khác trong ngành.
MOPHONG3 Áp dụng những phần mềm hệ thống KTQT 1 2 3 4 5
được sử dụng rộng rãi và phổ biến là giải
pháp tốt cho DN anh/chị.
Phần 5B: Nhân tố cưỡng ép

Câu 17: Nhân tố cưỡng ép có thể ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ
thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu
trả lời của anh/chị.

CUONGEP1 DN anh/chị phải tuân theo các phương 1 2 3 4 5


pháp lập ngân sách, phương pháp chi phí
và các định dạng báo cáo quản trị do một
tổ chức giám sát bên ngoài chi phối.
CUONGEP2 Bất kỳ sự thay đổi thực tế nào đối với các 1 2 3 4 5
hệ thống KTQT cũng đều do ban quản lý
cấp cao yêu cầu thực hiện.
CUONGEP3 Ban quản lý và giám đốc rất chú ý đến các 1 2 3 4 5
chức năng hệ thống kiểm soát quản trị.
Phần 5C: Nhân tố quy phạm

Câu 18: Nhân tố quy phạm có thể ảnh hưởng đến mức độ triển khai các kỹ
thuật KTQT trong DN anh/chị trong 3 năm qua. Xin vui lòng khoanh tròn câu
trả lời của anh/chị.

QUYPHAM Các hệ thống KTQT trong DN anh/chị được 1 2 3 4 5


1 thiết kế và giữ nguyên gần như hoàn toàn nhờ
vào chuyên môn của các nhân viên kế toán
hoặc tư vấn viên KTQT của DN.
QUYPHAM Những ý tưởng về các phương pháp KTQT 1 2 3 4 5
2 áp dụng tại DN anh/chị chủ yếu dựa vào các
cơ quan chuyên môn về kế toán.
QUYPHAM Khi quản lý cấp cao của DN anh/chị phải giải 1 2 3 4 5
3 quyết các vấn đề liên quan đến phương pháp
chi phí, lập ngân sách và lập báo cáo, họ phụ
thuộc nhiều vào lời khuyên của KTQT hoặc
người kiểm soát tài chính cao cấp.
CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ HOÀN THÀNH BẢNG KHẢO SÁT NÀY!
Vui lòng gởi lại bảng câu hỏi đã hoàn thành bằng cách hồi đáp lại email này. Thời
gian phản hồi bảng câu hỏi là hai tuần kể từ khi quý vị nhận bảng câu hỏi.
Email: huyentram0210.nguyen@gmail.com.

PHỤ LỤC 8
KẾT QUẢ CRONBACH’ANPHA VÀ EFA

Reliability Statistics

Cronbach' Cronbach's N of
s Alpha Alpha Based on Items
Standardized
Items
.673 .684 3

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance Item-Total Squared Alpha if
Item if Item Correlatio Multiple Item
Deleted Deleted n Correlation Deleted
CTRANH1 6.35 2.745 .633 .401 .406
CTRANH2 6.75 2.907 .418 .243 .668
CTRANH3 6.62 2.753 .432 .260 .657

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
.700 .698 3

Item-Total Statistics
Scale Scale Cronbach'
Mean if Variance Corrected Squared s Alpha if
Item if Item Item-Total Multiple Item
Deleted Deleted Correlation Correlation Deleted
CHUDN1 7.29 1.959 .503 .273 .625
CHUDN2 7.67 1.643 .588 .348 .511
CHUDN3 7.20 2.053 .463 .225 .671

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
.590 .606 2

<0.6: bỏ nt CNGHE

Item-Total Statistics
Corrected
Scale Scale Item- Squared Cronbach'
Mean if Varianc Total Multiple s Alpha if
Item e if Item Correlatio Correlatio Item
Deleted Deleted n n Deleted
CNGHE 2.97 .937 .435 .189
1
CNGHE 2.56 .530 .435 .189
2
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
.654 .652 3

Item-Total Statistics
Scale Scale Cronbach'
Mean if Variance Corrected Squared s Alpha if
Item if Item Item-Total Multiple Item
Deleted Deleted Correlation Correlation Deleted
BATCHUOC1 6.23 2.117 .603 .369 .344
BATCHUOC2 6.60 3.039 .420 .248 .616
BATCHUOC3 5.96 2.772 .391 .199 .656

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
.629 .639 3

Item-Total Statistics
Scale Scale Squared Cronbach's
Mean if Varianc Corrected Multiple Alpha if
Item e if Item Item-Total Correlatio Item
Deleted Deleted Correlation n Deleted
CUONGBUC1 6.21 3.386 .525 .275 .430
CUONGBUC2 5.58 3.308 .396 .179 .592
CUONGBUC3 5.54 3.094 .412 .196 .575

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
.636 .635 3

Item-Total Statistics
Scale Scale Cronbach'
Mean if Variance Corrected Squared s Alpha if
Item if Item Item-Total Multiple Item
Deleted Deleted Correlation Correlation Deleted
QUYPHAM1 6.95 2.583 .370 .141 .635
QUYPHAM2 6.86 2.043 .513 .267 .440
QUYPHAM3 6.66 1.961 .465 .235 .514

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Cronbach' Based on N of
s Alpha Standardized Items Items
0.653 0.659 5

Item-Total Statistics
Scale Squared Cronbach'
Scale Mean Variance Corrected Multiple s Alpha if
if Item if Item Item-Total Correlatio Item
Deleted Deleted Correlation n Deleted
CHIPHI 12.20 10.397 0.433 0.233 0.434
1
CHIPHI 13.22 9.124 0.482 0.308 0.385
2
CHIPHI 12.43 12.451 0.097 0.224 0.616
3
CHIPHI 12.78 9.019 0.560 0.368 0.341
4
CHIPHI 13.71 12.378 0.085 0.130 0.627
5

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
0.803 0.804 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach'
Scale Mean Variance Item-Total Squared s Alpha if
if Item if Item Correlatio Multiple Item
Deleted Deleted n Correlation Deleted
DUTOAN1 16.72 9.265 0.496 0.250 0.795
DUTOAN2 16.81 8.778 0.648 0.542 0.747
DUTOAN3 16.60 9.133 0.585 0.385 0.767
DUTOAN4 16.73 8.027 0.769 0.642 0.706
DUTOAN5 16.74 9.586 0.458 0.270 0.805

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Based on
Cronbach' Standardized
s Alpha Items N of Items
0.821 0.823 11

Item-Total Statistics
Scale Scale Cronbach'
Mean if Variance Corrected Squared s Alpha if
Item if Item Item-Total Multiple Item
Deleted Deleted Correlation Correlation Deleted
DGKQHD1 35.65 44.338 0.285 0.180 0.821
DGKQHD2 36.26 37.305 0.633 0.468 0.791
DGKQHD3 36.24 39.262 0.545 0.535 0.801
DGKQHD4 35.94 41.777 0.458 0.394 0.809
DGKQHD5 36.25 38.860 0.557 0.448 0.799
DGKQHD6 35.60 40.508 0.520 0.387 0.804
DGKQHD7 36.40 39.274 0.449 0.315 0.811
DGKQHD8 36.84 39.544 0.400 0.547 0.817
DGKQHD9 37.26 38.633 0.481 0.532 0.807
DGKQHD10 36.34 39.633 0.485 0.456 0.806
DGKQHD11 35.98 39.132 0.579 0.537 0.798

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
0.857 0.857 8

Item-Total Statistics
Corrected
Scale Scale Item- Squared Cronbach'
Mean if Varianc Total Multiple s Alpha if
Item e if Item Correlatio Correlatio Item
Deleted Deleted n n Deleted
HTRQD 25.60 30.446 0.521 0.379 0.850
1
HTRQD 25.33 33.315 0.371 0.358 0.863
2
HTRQD 25.18 31.007 0.594 0.548 0.841
3
HTRQD 25.50 31.049 0.571 0.410 0.843
4
HTRQD 25.77 28.477 0.771 0.640 0.820
5
HTRQD 25.64 27.778 0.744 0.610 0.822
6
HTRQD 26.08 28.900 0.643 0.685 0.835
7
HTRQD 25.87 28.678 0.603 0.628 0.841
8

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based on
Cronbach' Standardized N of
s Alpha Items Items
0.864 0.865 6

Item-Total Statistics
Scale Scale Corrected Squared Cronbach'
Mean if Varianc Item-Total Multiple s Alpha if
Item e if Item Correlatio Correlatio Item
Deleted Deleted n n Deleted
QTCL 18.15 15.689 0.635 0.438 0.847
1
QTCL 17.98 16.562 0.672 0.473 0.840
2
QTCL 18.29 16.413 0.590 0.426 0.854
3
QTCL 17.79 17.120 0.550 0.396 0.860
4
QTCL 18.19 14.845 0.792 0.663 0.816
5
QTCL 18.23 15.445 0.725 0.580 0.829
6

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin .620
Measure of Sampling
Adequacy.
Bartlett's Approx. Chi- 561.280
Test of Square
Sphericit df 153
y
Sig. .000

Total Variance Explained


Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
ent Squared Loadings Loadings
Total % of Cumulat Total % of Cumulat Total % of Cumul
Varian ive % Varian ive % Varianc ative
ce ce e %
1 3.121 17.340 17.340 3.121 17.340 17.340 2.065 11.473 11.473
2 2.130 11.833 29.174 2.130 11.833 29.174 2.006 11.143 22.616
3 1.914 10.633 39.807 1.914 10.633 39.807 1.961 10.893 33.509
4 1.635 9.083 48.890 1.635 9.083 48.890 1.901 10.563 44.072
5 1.488 8.269 57.159 1.488 8.269 57.159 1.886 10.477 54.548
6 1.103 6.125 63.284 1.103 6.125 63.284 1.557 8.649 63.197
7 1.052 5.847 69.131 1.052 5.847 69.131 1.068 5.934 69.131
8 .766 4.258 73.389
9 .731 4.062 77.450
10 .697 3.869 81.320
11 .607 3.371 84.691
12 .549 3.050 87.741
13 .522 2.898 90.639
14 .434 2.413 93.051
15 .377 2.093 95.145
16 .326 1.813 96.957
17 .287 1.595 98.552
18 .261 1.448 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
CTRANH1 .857
CTRANH2 .698
CTRANH3 .629
CHUDN1 .783
CHUDN2 .826
CHUDN3 .651
CNGHE1 .812
CNGHE2 .779
BATCHUOC1 .797
BATCHUOC2 .671
BATCHUOC3 .723
CUONGBUC1 .827
CUONGBUC2 .625
CUONGBUC3 .757
QUYPHAM1 .682
QUYPHAM2 .819
QUYPHAM3 .733
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.

PHỤ LỤC 9
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT
STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ
1 CÔNG TY TNHH INOX QUỐC TIẾN 99, Quốc lộ 1A, phường An Phú
Đông, Quận 12
2 CÔNG TY TNHH DỆT MAY THÁI 8 đường 15 Linh Trung Thủ Đức
DƯƠNG VN TPHCM
3 CÔNG TY TNHH TM DV SẢN XUẤT 606/20/49 Quốc lộc 13, hiệp bình
HÓA CHẤT SƠN MT – CN.HCM chánh, Thủ Đức, TPHCM
4 CÔNG TY TNHH NHỰA ĐẠT HÒA Lô C-1-CN, Đường NA4, KCN Mỹ
Phước 2, P.Mỹ Phước, TX Bến Cát,
Tỉnh Bình Dương
5 CÔNG TY TNHH BAO BÌ THUẬN Lô E, Khu Công Nghiệp An Phước,
PHÁT AN PHƯỚC Xã An Phước, Huyện Long Thành,
Tỉnh Đồng Nai
6 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ Số 32/5 Đường 230, Ấp 2, Xã Hoà
THƯƠNG MẠI GOLD FARM Phú, Huyện Củ Chi, TPHCM
7 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI 47/2 Khu Phố Đông B, Phường Đông
SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT Hòa, TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
SƠN HÀ
8 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH 21/7B đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới
VIÊN HÙNG PHÁT GARMENT Tây 1, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn,
TP.HCM
9 CÔNG TY TNHH SX TMDV HUỲNH Số 17/2, Hẻm 365, Quốc lộ 22, Ấp
THẢO Thượng, Xã Tân Thông Hội, Huyện
Củ Chi, TP.HCM
10 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI 265/34 Bùi Văn Ngữ, Phường Hiệp
SẢN XUẤT ĐỒNG PHỤC THÀNH Thành, Quận 12, TP.HCM
LỢI
11 CÔNG TY TNHH SX & TMDV CP 175/1 Cống Lở, Phường 15, Quận Tân
NĂNG LƯỢNG XANH HOÀNG YẾN Bình, TP.HCM
12 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 374 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ITALIO B, Quận Bình Tân, TP.HCM
13 CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM NAM C3/27 Phạm Hùng, Xã Bình Hưng,
THÀNH HUY FOOD Huyện Bình Chánh, TP.HCM
14 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI Số 8 Trương Đình Hội, Phường 16,
DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT ECO 8 Quận 8, TP.HCM
15 CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN L17-11, Tầng 17, Tòa Nhà Vincom
XUẤT HOÀNG KHANG FOOD Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường
Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
16 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 114/8, Tổ 4, ấp 1, Xã Trà Cổ,
THƯƠNG MẠI HỢP THÀNH PHÁT Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
17 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI 89/4C Lê Văn Khương, Khu Phố 1,
DỊCH VỤ SẢN XUẤT SONG PHƯỚC Phường Hiệp Thành, Quận 12,
TP.HCM
18 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 482 Quốc Lộ 1A, Phường Bình Hưng
THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN XUẤT Hòa B, Quận Bình Tân, TP.HCM
NHẬP KHẨU PHÚC THỊNH
19 CÔNG TY CỔ PHẦN AGREXPORT số 135 Pasteur, Phường 6, Quận 3,
TPHCM
20 CÔNG TY TNHH THAN GÒ DẦU 237/41, KP 1, Phường Tam Hiệp,
Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
21 CÔNG TY TNHH MAY MẶC DO & Thửa đất số 984, Tờ bản đồ số 7, Tổ 8,
DO Khu phố Bình Hòa 2, Phường Tân
Phước Khánh, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh
Bình Dương,
22 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 34/9, đường ĐX 127, tổ 27, khu
THƯƠNG MẠI HẠT NHỰA TÂN phố 6, Phuờng Tân An, Thành phố
PHÚ LỘC Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
23 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH Thửa đất 129 , Tờ bản đồ số 22 , ấp 6,
VIÊN CHẾ BIẾN GỖ ANH THƯ Xã Tân Long, Huyện Phú Giáo, Bình
Dương
24 CÔNG TY TNHH MỸ HẢO BAKERY 116 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 5.
TP.HCM
25 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ 2/127D ấp Đình, xã Tân Xuân, huyện
SẢN XUẤT MINH TUẤN Hóc Môn, TP.HCM
26 CÔNG TY TNHH MTV ĐĂNG Số 138 đường Đông An , KP Đông An
THỊNH PHÁT , phường Tân Đông Hiệp , TX Dĩ An ,
Tỉnh Bình Dương
27 CÔNG TY TNHH NỘI THẤT HÙNG Số 373/42/39, Tổ 40, KP5A, Phường
THỊNH PHÁT Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh
Đồng Nai
28 CÔNG TY TNHH ONG MẬT QUANG 202/12, ấp Bến Giảng, Xã Phú An, Thị
ĐÀO Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
29 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ 55 Ích Thạnh, Trường Thạnh, Quận 9
THƯƠNG MẠI CÁT THÁI
30 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT D18, Khu Dân Cư Tân Biên, KP5A,
THƯƠNG MẠI CHEONWO Phường Tân Biên, Thành phố Biên
Hoà, Tỉnh Đồng Nai
31 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 336, đường Phan Chu Trinh, tổ 5, KP
THƯƠNG MẠI MINH ĐAN THỊNH 3, Thị trấn Vĩnh An, Huyện Vĩnh Cửu,
Tỉnh Đồng Nai
32 CÔNG TY TNHH TIẾN PHÚC LONG 25/7Y ấp Trung Đông - Xã Thới Tam
Thôn - Huyện Hóc Môn – TP.HCM
33 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NĂNG KCN La Ngà, ấp Phú Quý 2, Xã La
LƯỢNG XANH PHÁT ĐẠT Ngà, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng
Nai
34 CÔNG TY TNHH MACHINERY Số 23, khu dân cư Khang An, đường
CARNO VN 6, phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM
35 CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN 44/17 Đường Số 8 - Phường 11 - Quận
TÂN ĐẠI DƯƠNG Gò Vấp - TP Hồ Chí Minh
36 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT MAY Thửa đất số 6505, tờ bản đồ số
MẶC XUẤT NHẬP KHẨU TÂN 4TDH.B, khu phố ĐôngThành,
THÀNH PHÁT PhườngTân Đông Hiệp, TX Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương
37 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Thửa đất số 122, tờ bản đồ số 06, ấp
THƯƠNG MẠI NĂNG LƯỢNG Bàu Hốt, Xã Lai Uyên, Huyện Bàu
XANH NGỌC BÍCH Bàng, Tỉnh Bình Dương
38 CÔNG TY TNHH MAY MẶC Số 08/4, ấp Nhân Hòa, Xã Tây Hoà,
HOÀNG THÁI NGUYÊN Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
39 CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CƠ 42/3/72K, tổ 46, KP.9, Phường Tân
ĐIỆN LẠNH LONG QUANG Phong, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh
Đồng Nai
40 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI Số 37B, ấp Sông Mây, Xã Bắc Sơn,
DỊCH VỤ SẢN XUẤT CƠ KHÍ Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
THÀNH THẮNG PHÁT
41 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CỬA Số 86, ấp Long Đức 3, Xã Tam Phước,
TỰ ĐỘNG PHÚC TOÀN THẮNG Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
42 CÔNG TY TNHH POUSUNG VN KCN Bàu Xéo, Xã Đồi 61, huyện
Trảng Bom, Đồi 61, Đồng Nai
43 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI 5A Xa lộ Xuyên Á, phường An Bình,
BÌNH thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
44 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - Thửa đất số 43, tờ bản đồ số 13, ấp 4,
CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN NHÂN Xã Tân Lập, Huyện Bắc Tân Uyên,
ĐỨC PHÁT Tỉnh Bình Dương
45 CÔNG TY TNHH SX TM&DV LÊ 24A, tổ 6, KP Khánh Hội, Phường Tân
TRẦN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình
Dương
46 CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHẾ TẠO Số 440, Tổ 18, ấp Bến Sắn, Xã Phước
MINH PHÁT Thiền, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng
Nai
47 CÔNG TY TNHH MTV DỆT KIM Số 89/16, Khu phố Bình Phước A,
THUẬN AN Phường Bình Chuẩn, TX Thuận An,
Tỉnh Bình Dương.
48 CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN Số 1007, Đường ĐT743A, Khu phố
XUẤT CƠ KHÍ BÌNH MINH Tân Long, PhườngTân Đông Hiệp, TX
Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
49 CÔNG TY TNHH CAO SU VIỆT Lô B2-35, đường số 2, khu công
nghiệp Tân Đông Hiệp B, Thị xã Dĩ
An, Bình Dương
50 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 7A/3 khu phố Đông Nhì, Phường Lái
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SONG Thiêu, TX Thuận An, Tỉnh Bình
PHÚC Dương
51 CÔNG TY CAO SU – NHỰA THANH Lô 18, KCN Tân Tạo, đường Tân Tạo,
BÌNH P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân,TP.HCM
52 CÔNG TY TNHH GIẤY BAO BÌ PHÚ 1/166A Nguyễn Văn Quá, phường
THỊNH Đông Hưng Thuận, Quận 12, TPHCM
53 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ 7 Phan Đình Phùng, P. Tân Thành, Q.
THỰC PHẨM NHẬT HỒNG Tân Phú,TP.HCM
54 CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC Khu Công Nghiệp Cát Lái, 934D1
PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT QUANG Đường D, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q. 2,Tp.
MINH Hồ Chí Minh
55 CÔNG TY TNHH RSX MINH ANH 64 đường 21 Hiệp Bình Phước, Thủ
Đức,Tp. Hồ Chí Minh
56 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT- KINH Số 13B, ấp 1B, Đường Bùi Hữu
DOANH- XUẤT NHẬP KHẨU NỘI Nghĩa, Xã Tân Hạnh, Thành phố Biên
THẤT BOY TẤN Hoà, Tỉnh Đồng Nai
57 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 71/18A đường TTH08, Khu phố 3A,
THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ HÒA phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp.
PHÁT HCM
58 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CƠ 180/95 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường
KHÍ THƯƠNG MẠI PHÚC THẮNG 21, quận Bình Thạnh
59 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 621 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 26, Q.
THƯƠNG MẠI CÀ PHÊ TRÀ TRẦN Bình Thạnh, TPHCM
QUANG
60 CÔNG TY TNHH MAY THIÊN ÐỊNH 368/1, Đường Kha Vạn Cân, Phường
Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Phường
Linh Trung, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
61 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NHỰA E20/6B, xã Vĩnh Lộc Bình, huyện
SƠN HÀ Bình Chánh, TPHCM
62 CÔNG TY TNHH MAY THẠNH MỸ Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp Hắc Dịch, TX. Phú Mỹ, tỉnh
BR-VT
63 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CƠ B52, khu phố Bình Phước, Phường
KHÍ THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG Bình Nhâm, TX Thuận An, Tỉnh Bình
THUẬN PHÁT Dương,
64 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 18/56 Phan Văn Hớn, ấp 7 - Xã Xuân
THƯƠNG MẠI THỰC PHẨM TÂN Thới Thượng - Huyện Hóc Môn - TP
VĨNH PHÁT Hồ Chí Minh
65 CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM 34/6 Trần Khánh Dư, Phường Tân
SUNDO Định, Quận 1, TP.HCM
66 CTY TNHH SẢN XUẤT VÀ Lô 3 Đường 5A, KCN Nhơn Trạch 2,
THƯƠNG MẠI MIỀN QUÊ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
67 CÔNG TY CỔ PHẦN B U G 377/40E Bạch Đằng, Phường 15,
Quận Bình Thạnh, TP.HCM
68 CÔNG TY TNHH SX TM DV XNK D3/42 Nguyễn Văn Linh, Tân Túc,
CHIẾU SÁNG VN Bình Chánh, HCM
69 CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM 34/21/2 Đường số 9, KP.5, P.Hiệp
CHÁNH THẮNG Bình Phước, Q. Thủ Đức
70 CÔNG TY TNHH AZTECH 39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1,
quận Gò Vấp, TPHCM
71 CÔNG TY TNHH MAY MẶC J- Lô B2, 52, Đường Số 4, Khu Công
SPORT VIỆT NAM nghiệp Tân Đông Hiệp B, PhườngTân
Đông Hiệp, TX Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương
72 CÔNG TY CỔ PHẦN KRETE VINA L4, khu 38 ha, phường Tân Thới Nhất,
quận 1, TP.Hồ Chí Minh
73 CÔNG TY TNHH THẠCH ANH Số 8, Đường số 9, Phường An Phú,
VÀNG Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
74 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI Số 69 ấp Đồng Sen, Xã An Bình,
DỊCH VỤ SẢN XUẤT GẠCH AN Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
BÌNH
75 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH Số 177, đường Phạm Văn Diêu, ấp 2,
VIÊN SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI Xã Tân Hạnh, Thành phố Biên Hoà,
THÁI LINH VN Tỉnh Đồng Nai
76 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 1, đường Kỳ Lân, ấp Vàm, Xã
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẢO AN Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh
PHÁT Đồng Nai
77 CÔNG TY CỔ PHẦN INOX SÀI GÒN 190 quốc lộ 1A -P. Tam Bình - Quận
TÂN SƠN Thủ Đức -TPHCM
78 CÔNG TY CP THỰC PHẨM ĐÓNG Khu Cảng cá Tắc Cậu, xã Bình An,
HỘP KIÊN GIANG H.Châu Thành, Kiên Giang.
79 CÔNG TY CP CƠ KHÍ KIÊN GIANG 181 Cách Mạng Tháng Tám, Tp. Rạch
Giá, Kiên Giang.
80 CHI NHÁNH - CÔNG TY TNHH GIA Số 44, Đường Xóm Gò, Thiện Tân, ấp
CÔNG SẢN XUẤT NGUYỄN TẤN Vàm,, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh
GIA PHÁT Cửu, Tỉnh Đồng Nai
81 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Thửa đất số 1188, tờ bản đồ số 17, ấp
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THUYÊN 6, Xã Vĩnh Tân, Thị xã Tân Uyên,
KIM HUY Tỉnh Bình Dương
82 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ANH Số 174, ấp 1, Tổ 4, Xã Hội Nghĩa, Thị
NHÂN xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
83 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI 47/2 Khu Phố Đông B, Phường Đông
SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT Hòa, TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
SƠN HÀ
84 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 54 đường ĐT741, khu phố Phú
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HỮU Hòa, Phường Hòa Lợi, Thị Xã Bến
PHÚC Cát, Tỉnh Bình Dương
85 CÔNG TY TNHH TÂN VĨNH PHÁT 170 Quốc lộ 1, Phường Tân Thới
Nhất, Quận 12, TP.HCM
86 CÔNG TY CP THÁI BÌNH KIÊN Lô H1, đường 2, KCN Thành Lộc,
GIANG X.Thành Lộc, H.Châu Thành, Kiên
Giang.
87 CÔNG TY TNHH SX & TM HIỆP 19/2, Lô B, Khu phố Khánh Long,
THÀNH PHÁT Phường Tân Phước Khánh, Thị xã Tân
Uyên, Tỉnh Bình Dương
88 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT MAY Thửa đất số 6505, tờ bản đồ số
MẶC XUẤT NHẬP KHẨU TÂN 4TDH.B, khu phố ĐôngThành,
THÀNH PHÁT Phường Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An,
Bình Dương
89 CÔNG TY TNHH NỆM THUẦN VIỆT 687 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận
Tân Bình ,TP Hồ Chí Minh
90 CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ DẦU Lô 6-12 KCN Tân Thới Hiệp, P. Hiệp
THỰC VẬT Thành, Q. 12, TP.HCM
91 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 285 Cách Mạng Tháng 8, Phường 12,
THƯƠNG MẠI ORGANICOS Quận 10, TP.HCM
92 CÔNG TY TNHH SX - TM - THIẾT Số 105 Đường 12, P. Bình Hưng Hòa
BỊ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG ASV A, Quận Bình Tân, TP.HCM
93 CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH GỐM Số 104, ấp Tân Bắc, Xã Bình Minh,
THỊNH PHÁT Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
94 CÔNG TY TNHH GỖ LÊ PHÚ Số 134, tổ 11, ấp Tân Cang, Xã Phước
Tân, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng
Nai
95 CÔNG TY TNHH GỖ AN THỊNH Số 35, đường Thành Thái, ấp Tân
Cang, Xã Phước Tân, Thành phố Biên
Hoà, Tỉnh Đồng Nai
96 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 137, KP 4, Phường Thống Nhất,
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NAM VŨ Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
97 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Thửa đất số 95, 40 Tờ bản đồ số 14,
THƯƠNG MẠI KIM UYÊN PHÁT Khu phố 5, Phường Uyên Hưng, Thị
xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
98 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Thửa đất số 775, tờ bản đồ số 45, khu
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TAM phố KHánh Lộc 1, Phường Khánh
LONG PHÁT Bình, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình
Dương
99 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THIẾT 2156 Quốc Lộ 1A- Khu Phố 1-
KẾ HỢP KIM NHÔM GIA BẢO Phường Tân Chánh Hiệp- Quận 12-
PHÚC Thành phố Hồ Chí Minh
100 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 10 Trần Văn Trà, ấp Bến Đình, Xã
TRANG TRÍ NỘI THẤT GỖ MAI Phú Đông, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh
VÀNG Đồng Nai.
101 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 132/21/15 Mã Lò - Phường Bình Trị
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VŨ GIA Đông A- Quận Bình Tân- Thành phố
PHÁT Hồ Chí Minh
102 CÔNG TY TNHH THỜI TRANG NA Số 888 Đường Trường Sa- Phường
MI 13- Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh
103 CÔNG TY TNHH CAO THÁI HÙNG 13/3A Đường 41- KP7- P. Hiệp Bình
Chánh- Quận Thủ Đức- TP.HCM
104 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CƠ Số 7 Quốc Lộ 1A-KP 3B- Phường
KHÍ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂN Thạnh Lộc- Quận 12- TP.HCM
HÒA PHÁT
105 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 09/5 Trần Xuân Soạn- Phường Tân
THƯƠNG MẠI VIỆT FARM Thuận Tây- Quận 7- TP.HCM
106 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - 10/A3 Tân Chánh Hiệp 26- Khu phố
THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ DỆT MAY3- Phường Tân Chánh Hiệp- Quận 12-
ĐẠI PHÚ TP.HCM
107 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI 60/38 Nguyễn Văn Cự- Khu phố 5-
DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT HIỆP Phường Tân Tạo A- Quận Bình Tân-
HƯNG LONG Thành phố Hồ Chí Minh
108 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ 325/27/13 Lê Văn Quới- khu phố 1-
THƯƠNG MẠI WEN SAM Tổ 3- Phường Bình Trị Đông- Quận
Bình Tân- Thành phố Hồ Chí Minh
109 CÔNG TY TNHH MÁY NÉN KHÍ Số 296, Tổ 5, Khu phố Khánh Lộc,
CÔNG NGHIỆP TLC VIỆT NAM Phường Tân Phước Khánh, Thị xã Tân
Uyên, Tỉnh Bình Dương
110 CÔNG TY TNHH DỆT MAY PHONG 468/9B, Khu Phố Tân Long,
THỊNH PHÁT PhườngTân Đông Hiệp, TX Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương
111 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 26/3 Đường Vĩnh Phú 40, Khu phố
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÚC HUY Hòa Long, Phường Vĩnh Phú, TX
Thuận An, Tỉnh Bình Dương
112 CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA MINH Thửa đất số 1001, tờ bản đồ số 12, tổ
HÒA 30, khu phố 8, Phuờng Tân An, Thành
phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
113 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GẠCH Tổ 6, ấp Tân Cang, Xã Phước Tân,
LÊ NA Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
114 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH 3/6A, Khu phố 6, Phường Tam Hiệp,
VIÊN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
THÁI BÌNH
115 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 04B, đường Lê Đại Hành, Tổ
THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ 5, Khu Kim Sơn, Thị trấn Long
VẠN PHÚ VINH Thành, Huyện Long Thành, Tỉnh
Đồng Nai
116 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 351/A, ấp Long Khánh 2, Xã Tam
THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU Phước, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh
MỘC PHÁT Đồng Nai
117 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Thửa đất 389, Tờ bản đồ số 40,Tổ 6,
THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU Khu Phố Bình Chánh, Phường Khánh
NGUYỄN PHÁT Bình, Thị xã Tân Uyên, Bình Dương
118 CÔNG TY TNHH CỬA THÀNH LỘC Số 648, khu 4,tổ 27, Khu Phố Phú
Hòa, Phường Hòa Lợi, Thị Xã Bến
Cát, Tỉnh Bình Dương
119 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH 3/311 Ấp Nhị Tân 1- Xã Tân Thới
VỤ THANH BÌNH PHÁT Nhì- Huyện Hóc Môn- TP.HCM
120 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT 22/10 ấp 3- Xã Xuân Thới Sơn- Huyện
THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU Hóc Môn- Thành phố Hồ Chí Minh
ĐẠI QUANG
121 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Thửa đất số 275, tờ bản đồ số 06, ấp 3,
THƯƠNG MẠI TUYẾT PHƯỢNG Xã Hội Nghĩa, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh
Bình Dương
122 CÔNG TY CP MỰC IN GIA PHÁT 1075/2, Đường Bùi Hữu Nghĩa, Tổ
LG 8B, ấp Đồng Nai, Xã Hóa An, Thành
phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
123 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 27, Đường N6, Khu Phố 1, Phường
THƯƠNG MẠI HÀ HẢI MINH Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một,
Tỉnh Bình Dương
124 CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHẾ TẠO 700 Nguyễn Cửu Phú- Xã Tân Kiên-
KHUÔN MẪU VÀ SẢN XUẤT MÔ Huyện Bình Chánh- Thành phố Hồ
TIẾN Chí Minh
125 CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT 466 Hai Bà Trưng- Phường Tân Định-
TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN THANH Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh
BÌNH
126 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT Số 25B Đường số 26- Phường Phước
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NÔNG Long A- Quận 9- Thành phố Hồ Chí
NGHIỆP HỮU TÂM Minh
127 CÔNG TY TNHH TÔN THÉP NAM Số 595, Quốc Lộ 1K, Khu Phố Tân
THÀNH An, PhườngTân Đông Hiệp, TX Dĩ
An, Tỉnh Bình Dương
128 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI Số 197/92, Đỗ Văn Thi, ấp Nhất Hòa,
DỊCH VỤ SẢN XUẤT HOÀNG BẢO Xã Hiệp Hòa, Thành phố Biên Hoà,
NGUYÊN Tỉnh Đồng Nai
129 CÔNG TY TNHH GỖ HỢP LỰC Thửa đất số 137, tờ bản đồ số 49, khu
phố Khánh Tân, Phường Khánh Bình,
Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

You might also like