You are on page 1of 8

Bài tập chương 2

1. Sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển cùng với sự hình thành và phát
triển của xã hội loài người.

Sai. Vì sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã
hội loài người. Thời kì chiếm hữu nô lệ thì sản xuất hàng hóa mới xuất hiện.

2. Sản xuất hàng hóa là kiểu sản xuất tồn tại mãi mãi.

Sai. Vì sản xuất hàng hóa chỉ hình thành và phát triển khi có đủ 2 điều kiện:

+ Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội. Chính sự phân công lao
động đó làm cho xã hội, cộng đồng, dân cư người lao động xuất hiện nhu
cầu, ý muốn trao đổi, mua bán sản phẩm do mình tạo ra với nhau.

+ Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể
sản xuất.

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người
sản xuất độc lập với nhau, khác nhau về lợi ích. Trong điều kiện đó, người
này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua
bán sản phẩm, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa.

3. Bất kỳ sản phẩm nào có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội thì đều
được gọi là hàng hóa.

Sai. Vì hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi, mua bán. Chỉ khi nào thông qua hoạt động
trao đổi, mua bán mới có thể giúp cho người mua có thể thỏa mãn một phần nào
đó nhu cầu của mình và người bán mới thỏa mãn nhu cầu bán hàng của mình.

Việc trao đổi, mua bán rất quan trọng, nó chính là điều kiện quyết định một sản
phẩm nào đó có được xem là hàng hóa hay không. Nếu sản phẩm đó không
được đem trao đổi, mua bán thì không được xem là hàng hóa.

4. Bất kì sản phẩm nào có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa.

Sai. Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng
không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Không
khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hoá; nước
suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng không phải là hàng hoá. Đó là vì
những vật phẩm đó không phải do loài người sáng tạo ra. Muốn cho vật phẩm
có thể trở thành hàng hoá, nó phải là sản phẩm của lao động sản xuất ra để bán.
Tức có nghĩa là muốn cho sản phẩm trở thành hàng hoá thì sản phẩm đó phải có
giá trị sử dụng nhưng giá trị sử dụng này do lao động tạo ra chứ không phải
thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định.

Mặt khác, SAI. Vì sản phẩm có giá trị sử dụng khi chúng được trao đổi, mua
bán trên thị trường mới gọi là hàng hoá.

5. Bất kỳ hàng hóa nào cũng có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá cả.

Sai. Bất kỳ hàng hóa nào cũng đều có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

+ Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người, nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu
tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu
tiêu dùng cho sản xuất.
+ Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa đó.

6. Giá cả và giá trị trao đổi đều là các thuộc tính của hàng hóa.

Sai. Bất kỳ hàng hóa nào cũng chỉ có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

+ Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người, nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu
tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu
tiêu dùng cho sản xuất.
+ Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa đó.

. Giá trị trao đổi chính là sự biểu hiện của giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi
là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa hàng hóa này với hàng hóa khác, giữa giá trị sử
dụng này với giá trị sử dụng khác khi trao đổi với nhau (ví dụ 1m vải = 10kg
thóc).

7. Giá trị trao đổi và giá cả đều là các biểu hiện của giá trị.
Đúng. Giá trị hàng hóa biểu hiện qua giá trị trao đổi và giá cả. Trong đó, giá trị
trao đổi là biểu hiện giá trị bằng số lượng hiện vật (hàng hóa) của giá trị và giá
cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị.

8. Hàng hóa có giá trị sử dụng càng nhiều thì hàng hóa đó càng có nhiều giá trị.

Sai. Vì công dụng của hàng hóa càng nhiều không đồng nghĩa với việc hàng hóa
có nhiều giá trị. Đôi khi, những loại hàng hóa có giá trị nhỏ lại có giá trị lớn.
Giá trị của hàng hóa nhiều hay ít không phụ thuộc vào công dụng của hàng hóa
mà bị phụ thuộc vào hao phí lao động, công sức lao động mà người lao động bỏ
ra.

9. Sở dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị là do có 2 loại lao
động tạo ra, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

Sai. Hàng hóa có 2 thuộc tính là do lao động của người sản suất hàng hóa có
tính 2 mặt: một mặt là lao động cụ thể và mặt khác là lao động trừu tượng.

10. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là một.

Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa:

- Lao động cụ thể: Là lao động có ích của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định, đó là lao động với công cụ lao động riêng, đối tượng lao động riêng,
phương pháp làm việc riêng, mục đích riêng... và kết quả là riêng.

- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa, chỉ tính đến sự
tiêu hao sức lực nói chung mà không quan tâm đến hình thức lao động cụ thể
của nó như thế nào.

11. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng đều là phạm trù vĩnh viễn.

Sai. Vì chỉ có lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn vì nó tạo ra giá trị sử dụng
còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa nên nó là phạm trù lịch sử.

12. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng đều là phạm trù lịch sử.

Sai. Vì chỉ có lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử vì nó tạo ra giá trị của
hàng hóa còn lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng nên nó là lao động vĩnh viễn.

13. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng đều tồn tại trong mọi nền sản xuất.
Sai. Vì chỉ có lao động cụ thể mới tồn tại trong mọi nền sản xuất (cả sản xuất tự
cung tự cấp và sản xuất hàng hóa) còn lao động trừu tượng chỉ tồn tại trong nền
sản xuất hàng hóa.

14. Trên thị trường, giá trị của một loại hàng hóa nào đó ( giá trị xã hội) sẽ do
thời gian lao động cá biệt (hao phí lao động cá biệt) quyết định.

Sai. Giá trị của một đơn vị hàng hóa nào đó là do thời gian lao động xã hội cần
thiết ( hao phí lao động xã hội) quyết định để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.

15. Năng suất lao động và cường độ lao động đều có tác động như nhau đến
lượng giá trị đơn vị hàng hóa và lượng giá trị tổng đơn vị hàng hóa.

Sai. Năng suất lao động không ảnh hưởng đến lượng giá trị tổng đơn vị hàng
hóa nhưng tỷ lệ nghịch với lượng giá trị đơn vị hàng hóa.

Cường độ lao động không ảnh hưởng đến lượng giá trị đơn vị hàng hóa nhưng
sẽ tỷ lệ thuận với lượng giá trị tổng đơn vị hàng hóa.

16. Kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động đều có tác động như
nhau đến lượng giá trị hàng hóa.

Đúng.

17. Năng suất lao động tăng sẽ làm cho lượng giá trị đơn vị hàng hóa giảm
xuống, đồng thời làm cho lượng giá trị tổng đơn vị hàng hóa cũng giảm theo.

Sai. Năng suất lao động không ảnh hưởng đến lượng giá trị tổng đơn vị hàng
hóa.

18. Cường độ lao động tăng lên không làm cho lượng giá trị đơn vị hàng hóa
thay đổi, do đó không làm thay đổi lượng giá trị tổng đơn vị hàng hóa.

Sai. Cường độ lao động không ảnh hưởng đến lượng giá trị đơn vị hàng hóa
nhưng sẽ tỷ lệ thuận với lượng giá trị tổng đơn vị hàng hóa nên khi cường độ
lao động tăng lên thì lượng giá trị tổng đơn vị hàng hóa cũng sẽ tăng lên.

19. Chỉ có lao động phức tạp mới có tính 2 mặt là lao động cụ thể và lao động
trừu tượng.
Sai. Lao động dù giản đơn hay phức tạp nhưng nếu đó là lao động của người
sản xuất hàng hóa thì đều có tính 2 mặt, đó là mặt lao động cụ thể và mặt lao
động trừu tượng.

20. Tiền tệ được tách ra làm vật ngang giá chung cho các loại hàng hóa khác
nên nó không còn là hàng hóa nữa.

Sai. Tiền, về bản chất, là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá
chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.
Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và
trao đổi hàng hóa.

21. Nếu tiền tệ không xuất hiện thì con người không thể thực hiện trao đổi mua
bán với nhau được.

Sai. Trước khi tiền tệ xuất hiện thì con người đã sử dụng nhiều hình thức khác
nhau để có thể thực hiện trao đổi mua bán với nhau.

22. Trong hình thái tiền tệ của giá trị thì giá trị của một loại hàng hóa này được
biểu hiện thông qua giá trị của nhiều loại hàng hóa khác nhau.

Sai. Giá trị của tất cả các hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai
trò tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ nhưng dần dần được
chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng.

23. Tất cả các loại tiền đều có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền tệ.

Sai. Không phải loại tiền nào cũng có thể thực hiện đầy đủ chức năng của tiền tệ
mà chỉ có một số đồng tiền nào đó nó mới có thể thực hiện được đầy đủ ( tiền
vàng) , còn lại thì nó có thể thực hiện được một hay là một vài chức năng của
tiền tệ (tiền kí hiệu).

Cách giải thích khác: SAI. Vì tiền có 2 loại: Tiền đủ giá trị thể hiện đầy đủ
chức năng của tiền tệ, tiền ký hiệu của giá trị chỉ thể hiện chức năng lưu
thông và thanh toán.

24. Tiền vàng và tiền kí hiệu giá trị giống nhau ở chỗ đều có thể thực hiện chức
năng giá trị và chức năng lưu thông.
Sai. Chỉ có tiền vàng là thực hiện đầy đủ chức năng của tiền tệ, điều đó có nghĩa
là tiền vàng thực hiện được chức năng giá trị và chức năng lưu thông nhưng tiền
kí hiệu giá trị lại không, nó chỉ thực hiện được 2 chức năng đó là chức năng lưu
thông và chức năng thanh toán.

25. Nhà nước là cơ quan phát hành tiền giấy, do đó nhà nước có quyền phát
hành tiền thoải mái.

Sai. Tiền giấy ra đời giúp trao đổi hàng hóa được tiến hành dễ dàng, thuận lợi
và ít tốn kém hơn tiền vàng, tiền kim loại. Tuy nhiên, tiền giấy chỉ là ký hiệu giá
trị, bản thân chúng không có giá trị thực nên nhà nước phải in và phát hành số
lượng tiền giấy theo yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tê. Nếu phát hành quá
nhiều tiền giấy sẽ làm cho giá cả tăng lên, gây lạm phát.

26. Nền kinh tế thị trường chỉ tồn tại những ưu thế, do đó không cần có sự can
thiệp của nhà nước: Sai. Vì nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những nhược
điểm, mà thị trường không thể điều tiết được nhược điểm nên phải cần sự can
thiệp của nhà nước.
27. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trong trao đổi phải dựa trên nguyên tắc
ngang giá, ngang giá ở đây là dựa trên việc bù đắp toàn bộ hao phí lao động cá
biệt cho nhau.
Sai. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ
sở hao phí lao động xã hội cần thiết chứ không dựa trên hao phí lao động cá
biệt.
28. Quy luật cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả cũng như giá trị của hàng hóa:
Sai. Vì quy luật cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa. Nếu cung > cầu
thì giá cả sẽ giảm, và nếu ngược lại, cung < cầu thì giá cả tăng.
29. Giá cả hàng hóa chỉ bị ảnh hưởng bởi giá trị của hàng hóa đó: Sai. Vì giá cả
hàng hóa phụ thuộc vào hao phí sức lao động.
30. Tại bất kỳ thời điểm nào của nền kinh tế, giá cả luôn bằng giá trị: Sai. Vì khi
nhà sản xuất sản xuất ra nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường thì giá cả sẽ
giảm xuống, và ngược lại.
31. Quy luật giá trị chỉ tác động trong nền sản xuất hàng hóa trước tư bản (sản
xuất hàng hóa giản đơn): Sai.
32. Thị trường có vai trò chỉ là nơi thừa nhận giá trị của hàng hóa mà thôi: Sai.
Vì thị trường là nơi thừa nhận giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng của hàng
hóa.
33. Thị trường có vai trò chỉ là nơi thừa nhận giá trị sử dụng của hàng hóa mà
thôi: Sai. Vì thị trường là nơi thừa nhận giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng
của hàng hóa.
34. Thị trường có vai trò là nơi thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa:
Đúng. Vì mỗi thị trường khác nhau sẽ có giá trị và giá trị sử dụng khác nhau
nên thị trường thừa nhận sự khác biệt ấy.
35. Thị trường có vai trò chỉ là nơi thừa nhận giá trị của hàng hóa mà thôi: Sai.
Vì thị trường là nơi thừa nhận giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng của hàng
hóa.
36. Thị trường có vai trò là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa: Đúng. Vì diện
tích thị trường làm cho giá trị hàng hóa được thực hiện với những biểu hiện
khác nhau: Ví dụ: mức giá cao thấp khác nhau: bó rau muống có thời điểm
người ta bán với giá 10k nhưng có thời điểm bán 50k vì quan hệ cung cầu và thị
trường tạo ra.
37. Trên thị trường chỉ tồn tại sự cạnh tranh trong nội bộ ngành mà thôi: Sai. Vì
trên thị trường tồn tại sự cạnh tranh trong nội bộ ngành và cả cạnh tranh giữa
các ngành.
38. Cạnh tranh sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nên nó không có tác
động tiêu cực: Sai. Vì có những sự cạnh tranh không lành mạnh như bán hàng
giả, hàng kém chất lượng,... nên cạnh tranh cũng có những tiêu cực.
39. Nhà nước đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng.
Có thể đúng hoặc có thể sai.
Bởi vì người ta chỉ nói nhà nước đóng vai trò là cầu nối giữa nền sản xuất và
tiêu dùng chứ không hề nói là nhà nước trong nền kinh tế thị trường hay là nhà
nước trong mô hình kinh tế bao cấp. Chúng ta thấy rằng các quốc gia trong thời
kì lịch sử của mình thì có những nước như Việt Nam - đã từng trải qua mô hình
kinh tế khác biệt so với mô hình kinh tế của chúng ta hiện nay và mô hình kinh
tế đó gọi là mô hình kinh tế nhà nước chỉ huy - tức là nhà nước quản lí toàn bộ
nền kinh tế trong đó có việc nhà nước sẽ chính là người sản xuất cũng chính là
người cung cấp sản phẩm cho toàn bộ xã hội, hay nói cách dễ hiểu: nhà nước ở
đây đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng (trong thời kì
bao cấp). Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhà nước không
thực hiện đóng vai này mà nhà nước sẽ có chức năng riêng của mình. Khi mà
tham gia thị trường, ví dụ nhà nước vừa là người tiêu dùng, và cũng có vai trò
sản xuất với thành phần kinh tế nhà nước thì nhà nước cũng tham gia với vai trò
sản xuất ở đây, tuy nhiên, dưới gốc độ là một người hay 1 tổ chức quản lí nền
kinh tế trong đó có phần đầu tư giá trị kinh tế thông qua hoạt động đầu tư công
cho nên nhà nước là người tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế. Việc đóng vai trò
là cầu nối giữa sx và tiêu dùng thì nhà nước không thực hiện công việc này mà
chính bộ phận trung gian mới chính là chủ thể đóng vai trò là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng.
40. Các chủ thể chính tham gia thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu
dùng và nhà nước: Sai. Vì các chủ thể chính tham gia thị trường bao gồm người
sản xuất, người tiêu dùng và nhà nước, các chủ thể trung gian trong thị trường.

You might also like