You are on page 1of 4

Ôn tập Ngữ văn 8

Câu 1: TỨC CẢNH PÁC BÓ


Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Nguyễn Ái Quốc)
1. Em hiểu từ “sang” ở cuối bài thơ như thế nào? Giới thiệu về tác phẩm trên.
2. Qua bài thơ và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng
2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tinh thần lạc quan của con người khi đối
diện với khó khăn, thử thách.

MB: Tinh thần lạc quan


Câu 2: Cho câu thơ sau:
"Ta nghe hè dậy bên lòng"
a) Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ.
b) Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời bài
thơ trên.
c) Em hãy chỉ ra và xác định mục đích nói một câu cảm thán trong khổ thơ vừa
chép?
d) Bằng một đoạn văn khoảng 7 - 10 câu, em hãy phân tích khổ thơ vừa chép.

Câu 3: Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu thiên nhiên và
phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù đầy.
Qua bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 4: Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh có viết:
...“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” ,
Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ.
a. Câu thơ trên là lời của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Giới thiệu về văn bản đó.

b. Trong đoạn thơ em vừa chép có hai câu thơ rất độc đáo miêu tả hình ảnh người
dân chài. Hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay của hai câu thơ đó.
Ôn tập Ngữ văn 8

c. Bài thơ “Quê hương” đã bộc lộ tình yêu quê hương đằm thắm của nhà thơ Tế
Hanh. Từ bài thơ và bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng nửa
trang giấy thi về tình yêu quê hương, đất nước. Trong đoạn có sử dụng câu cảm
thán (gạch chân câu cảm thán).

Câu 5: Trong Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn có viết: “Trẫm rất đau xót về việc đó,
không thể không dời đổi.”
1. Câu văn trên của Lí Công Uẩn có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
2. Hãy diễn đạt lại câu văn trên không có từ ngữ phủ định mà ý nghĩa không
thay đổi
3. Hãy giải thích tại sao Lí Công Uẩn lại sử dụng cách viết như vậy?
4. Viết đoạn văn 7-10 câu giới thiệu về văn bản trên.
Câu 6:
Hãy giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở quê
hương em.

Câu 7: Cho câu thơ sau:


“Ta nghe hè dậy bên lòng”
1. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
2. Khổ thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh
sáng tác văn bản đó.
3. Khổ thơ em vừa chép có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện
hành động nói là gì?
4. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?
5. Viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) theo hình thức tổng phân hợp nêu
cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ
trên, trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn.

Câu 8: Viết bài văn nghị luận "Nói không với bạo lực học đường”
Ôn tập Ngữ văn 8

Câu 9: Cho câu thơ sau:


“Trong tù không rượu cũng không hoa,”
(Hồ Chí Minh)
a. Câu thơ trên trích trong văn bản nào? Trình bày thể thơ và hoàn cảnh ra
đời văn bản đó.
b. Hãy chép 3 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ.
c. Câu thứ hai trong nguyên tác: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì
khác về kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào?
d. Dựa vào những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn theo
cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp khoảng 10 câu phân tích hai câu
cuối bài thơ trên để làm rõ mối giao hòa thầm lặng mà tha thiết giữa người và
trăng, trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và một câu cảm thán (Gạch
chân, chú thích rõ).
e. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy kể
tên một bài thơ khác của Bác có hình ảnh trăng.

Câu 10: một số đề NLXH cần lưu ý: môi trường, sức khỏe, tình yêu thiên nhiên -
đất nước, Covid ….

Câu 11: một số đề NLVH nâng cao:


a. Hình ảnh Bác hồ qua các bài thơ: “Ngắm trăng” “Đi đường” “Tức cảnh Pác Bó”
b. Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
c . Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm; 
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay
d. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và
hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai
hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
Qua đó em thấy cần phải làm gì để phát huy giá trị văn hóa cổ truyền trong cuộc
sống ngày nay.
…..
CÁC CON LÀM VÀO VỞ SOẠN VĂN NỘI DUNG TRÊN NHÉ!
Ôn tập Ngữ văn 8

You might also like