You are on page 1of 2

Thanh Đuoc Nguyen

BÀI TẬP HÓA LÝ -PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC

Bài 1: Biết độ dẫn điện đương lượng giới hạn ở 250C của dung dịch HCl;
NaNO3 và NaCl lần lượt là 428; 121 và 126,5 cm2/.đlg. Tính  của acid
HNO3 ở nhiệt độ trên.
Bài 2: Biết độ dẫn điện đương lượng giới hạn ở 250C của dung dịch HCl; natri
phenobarbital và NaCl lần lượt là 426,2; 73,5 và 126,5 cm2/.đlg. Tính  của
acid phenobarbital (HP) ở nhiệt độ trên.
Bài 3: Điện trở của dung dịch NaNO3 0,001N là 1650 . Hằng số bình điện
cực là 0,2 cm-1. Xác định độ dẫn điện riêng, độ dẫn điện đương lượng và độ

phân li của dung dịch, biết độ dẫn điện đương lượng giới hạn của NO3 và Na+

lần lượt là 71,4 và 50,1 -1.đlg-1.cm2.


Bài 4: Cho phản ứng trong một pin điện hóa hoạt động như sau:
Fe + Sn2+  Fe2+ + Sn
Biết: φ / = −0,44 V; φ / = −0,14 V. Hãy:
1) Thiết lập sơ đồ pin (nêu rõ anot, catot) và cho biết hướng chuyển dời của
electron trên dây dẫn và chiều của dòng điện ở mạch ngoài. Viết phản ứng xảy
ra tại các điện cực.
2) Tính suất điện động chuẩn và biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn của
pin.
3) Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên.
Bài 5: Cho một pin có ký hiệu như sau:
(anot) Zn/Zn2+ 0,01M // Fe3+ 0,1M, Fe2+ 0,01M/Pt (catot)
Biết: φ / = −0,76 V; φ / = +0,77 V.
1) Viết phản ứng xảy ra tại các điện cực và phản ứng xảy ra trong pin.
2) Tính suất điện động của pin. Trong quá trình pin hoạt động, suất điện động
của pin thay đổi như thế nào? Giải thích.
3) Tính hằng số cân bằng của phản ứng trong pin ở 25oC.
Bài 6: Cho biết: φ / = − , V; φ / = + , V . Hãy:

1
Thanh Đuoc Nguyen
BÀI TẬP HÓA LÝ -PHẦN ĐIỆN HÓA HỌC

1) Thiết lập sơ đồ pin (nêu rõ anot, catot) và cho biết hướng chuyển dời của
electron trên dây dẫn và chiều của dòng điện ở mạch ngoài. Viết phản ứng xảy
ra tại các điện cực và phản ứng của pin khi pin hoạt động.
2) Tính suất điện động chuẩn và biến thiên năng lượng tự do Gibbs chuẩn của
pin.
3) Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên.
Bài 7: Suất điện động của pin ở 25oC: Pt, H2 (P= 1 atm)/ H+ (a= x) // KCl 0,1M
/Hg2Cl2, Hg bằng 0,5 V. Xác định pH của dung dịch.
Bài 8: Cho pin ở 25oC: Hg, Hg2Cl2 / KCl 0,1M //H+ (pH= x), Quinhydron / Pt
ở 25oC có suất điện động bằng 0,15 V. Xác định pH.
Bài 9: Cho pin (Pt) Hg/ Hg2Cl2/ KCl 0,01N// H+/ Quinhydron có sức điện động
ở 250C là 0,0096V, tính pH của dung dịch biết điện thế điện cực calomel là
0,3338V và thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực quinhydron là 0,699V.
Bài 10: Viết cấu trúc pin trong đó cực âm là điện cực hydro, cực dương là điện
cực calomel, cho biết điện cực calomel nhúng vào dung dịch KCl 0,1M và pH
của dung dịch là 1,0. Tính sức điện động của pin.
Bài 11: Cho một sơ đồ pin điện hóa như sau:
Sn  Sn2+ (0,25M)  Ag+ (0,05M)  Ag
Biết φ / = −0,14 V; φ / = +0,80 V
1) Viết phản ứng xảy ra trên các điện cực.
2) Tính sức điện động của pin điện.
Bài 12: Xác định nồng độ của dung dịch HCl nếu dùng dung dịch NaOH 8N
để chuẩn độ 100 ml dung dịch HCl bằng phương pháp chuẩn độ độ dẫn
điện thì kết quả thu được là:
VNaOH (ml) 0,32 0,60 1,56 2,00 2,34
k (Ω . . 10 ) 3,2 2,56 1,64 2,38 2,96

You might also like