You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG


KHOA LUẬT HỌC


Giảng viên: Chiêm Phong Phi


Nhóm thực hiện: Nhóm 02

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP


CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
1
2
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Môn: Luật Thương Mại Quốc Tế

Giảng viên: Chiêm Phong Phi

Nhóm thực hiện: 08

Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG PHÒNG VỆ
THƯƠNG MẠI

Địa điểm làm việc: Zalo, Gmail

Bảng phân công và kết quả đánh giá như sau:

Tên MSSV Phân công Đánh giá

Chương 1 ( 1.1, 100%


Nguyễn Tấn Tài 17140093
1,2)

Chương 1 (1.3, 100%


Đặng Dỉnh Siêu 17140109
1.4)

Chương 1 (1.5, 100%


Nguyễn Tùng Lâm 17140021
1.6)

Chương 2 (2.1, 100%


Nguyễn Thế Anh 17140036
2.2)

17140118 Chương 2 ( 2.3, 100%


Nguyễn Trọng Tuấn
2.4.1)

Chương 2 (2.4.2, 100%


Nguyễn Ngọc Lợi 17140094
2.4.3)

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 17140089 Chương 3 (3.1) 100%

Mai Dương Diễm Chương 3 (3.2) 100%


17140113
Thư

3
Trần Lâm Phương - Tổng hợp bài 100%
17140065
Trinh – Nhóm trưởng - Làm PPT

Nguyễn Trường Chương 3 (3.3) 100%


17140030
Thành

4
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: BÁN PHÁ GIÁ..........................................................................................5


1.1. Khái Niệm............................................................................................................... 5
1.2. Điều kiện để một hàng hóa phá giá.......................................................................5
1.3. Phân loại bán phá giá............................................................................................5
1.4. Nguyên nhân dẫn đến bán phá giá.......................................................................5
1.5. Tác động của việc bán phá giá..............................................................................6
1.6. Xác định bán phá giá.............................................................................................6
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG PHÒNG VỆ
THƯƠNG MẠI................................................................................................................8
2.1. Khái niệm biện pháp chống bán phá giá..............................................................8
2.2. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.......................................8
2.3. Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá..........................................8
2.4. Các biện pháp chống bán phá giá.........................................................................9
2.4.1. Áp dụng thuế chống bán phá giá....................................................................9
2.4.2. Biện pháp cam kết.........................................................................................10
2.4.3. Các biện pháp khác.......................................................................................10
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN............................................................................................11
3.1. Áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam....................................11
3.2. Một số vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá...............................................12
3.2.1. Dây thép dạng cuộn - Australia điều tra chống bán phá giá .....................12
3.2.2. Thép các-bon cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm - Việt Nam điều
tra chống bán phá giá (AD08) ...............................................................................12
3.3. Một số số liệu cụ thể.............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17

5
CHƯƠNG 1: BÁN PHÁ GIÁ

1.1. Khái Niệm

Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Bán phá giá là tổng
hợp những biện pháp hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có
hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường quốc tế với mục tiêu là đánh bại đối
thủ, chiếm lĩnh thị trường nước ngoài hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu
chính trị.

1.2. Điều kiện để một hàng hóa phá giá

Theo Điều VI của GATT 1994: “...bán phá giá là cách hàng hóa của một nước được
đưa vào thị trường của nước khác với mức giá thấp hơn giá thông thường của hàng hóa”.

Và Điều 2.1 Hiệp Định Chống Bán Phá Giá (ADA) của WTO: “... một sản phẩm bị
coi là bán phá giá có nghĩa là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp
hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó” .

1.3. Phân loại bán phá giá

Bán phá giá được phân thành 3 loại sau đây:

- Bán phá giá chớp nhoáng (bán phá giá độc quyền): là hình thức bán giá xuất
khẩu tạm thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh, loại trừ đối thủ. Khi đã đạt
được mục đích thì mức giá sẽ được nâng lên ở mức giá độc quyền.

- Bán phá giá bền vững: là xu hướng bán sản phẩm trên thị trường thế giới với
giá thấp hơn giá nội địa nhằm cực đại lợi nhuận của nhà sản xuất, xuất khẩu.

- Bán phá giá không thường xuyên (phá giá chu kì): là bán giá xuất khẩu để tránh
rủi ro của thị trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính mà công ty đang
cần giải quyết gấp. Đây là hình thức phá giá mà nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giải
quyết hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa loại hàng hóa đó.

1.4. Nguyên nhân dẫn đến bán phá giá

Có nhiều nguyên dẫn tới hiện tượng bán phá của nhà sản xuất, xuất khẩu. Nhiều
trường hợp việc bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích
nhất đinh như:

6
- Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh từ đó chiếm thế độc quyền;

- Bán phá giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần;

- Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh

Đôi khi việc bán phá giá là việc không mong muốn do nhà sản xuất, nhà xuất khẩu
không thể bán được hàng, cung vượt cầu, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày
có thể bị hư hại nên đành bán tháo thể thu hồi một phần vốn.

1.5. Tác động của việc bán phá giá

a) Đối với nước nhập khẩu

Tác động tiêu cực: gây ra những thiệt hại mà nghành sản xuất nội địa phải ghánh
chịu. Các doanh nghiệp sản xuất nội địa và người lao động trong các doanh nghiệp này là
nạn nhân thực tế và trực tiếp của việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.

Dựa trên góc độ vĩ mô: khi một nghành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản
của nhiều doanh nghiệp thuộc nghành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của
nhân viên và gây ra tác động dây chuyền tới những nghành kinh doanh khác.

Dựa trên góc độ vi mô: mất thị trường và mất lợi nhuận, đây là mối lo ngại không
chỉ của các nước phát triển mà của cả nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các
nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế.
Chính vì thế, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện
tượng bán phá giá.

b) Đối với nước xuất khẩu

Tác động tích cực: tăng thị phần, lợi nhuận, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Tác động tiêu cực: có thể bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá và có nguy cơ bị
mất thị phần.

1.6. Xác định bán phá giá

Để xác định sự hiện diện của bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền của thành viên
nhập khẩu phải so sánh sự khác biệt giữa giá xuất khẩu của sản phẩm nhập khẩu với giá trị
thông thường của hàng tương tự với sản phẩm nhập khẩu được tiêu thụ tại thị trường
thành viên xuất khẩu ( GATT,điều VI:1) . Và sự khác biệt này được coi là biên độ phá giá.

7
(Giá trị thông thường - Giá xuất khẩu)
Biên độ phá giá =
Giá xuất khẩu

Trong đó:

- Giá xuất khẩu: là giá bán của sản phẩm tại quốc gia nhập khẩu

- Giá trị thông thường: là giá bán của sản phẩm tại quốc gia xuất khẩu

- Nếu Giá xuất khẩu < giá trị thông thường => Phá giá

Ví dụ: Giá trị thông thường = 90 USD; Giá trị xuất khẩu = 136 USD => Biên độ phá giá là
46 USD tức là không có hành vi bán phá giá.

8
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG PHÒNG VỆ
THƯƠNG MẠI

2.1. Khái niệm biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây
gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng
hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể
hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể của nghành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình
thành sản xuất trong nước1.

2.2. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định
tại Điều VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến
hành theo đúng các qui định của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp
dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các qui
định về chống bán phá giá2.

Quy định khác nhau ở mỗi quốc gia nên các vụ kiện chống bán phá giá và áp dụng
thuế chống bán phá giá sẽ thực hiện theo quy định nội địa.

2.3. Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Theo Điều 5.8 ADA và Điều VI GATT điều kiện để áp dụng chống bán phá giá có
3 điều kiện:

- Phải có hành vi bán phá giá và biên độ phá giá phải lớn hơn hoặc bằng 2%

- Gây thiệt hại cho nghành sản xuất trong nước

- Mối quan hệ giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại đối với nghành sản xuất trong
nước.

1
Khoản 1, Điều 77 Luật QLNT 2017
2
Điều 1, Hiệp định ADA
9
2.4. Các biện pháp chống bán phá giá

2.4.1. Áp dụng thuế chống bán phá giá

Khái niệm: Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong
trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản
xuất trong nước theo quy định tại khoản 5, Điều 4, Luật thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên,
không phải hoạt động nhập khẩu nào cũng thuộc đối tượng phải nộp thuế mà nó chỉ áp
dụng cho những hoạt động nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất
trong nước hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với các hoạt động sản xuất trong nước.

a) Nguyên tắc áp dụng thuế chống phá giá

Thuế chống bán phá giá phải được thu dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử
đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại [cho
nghành sản xuất nội địa của quốc gia nhập khẩu]. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
nhập khẩu phải nêu tên từng nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm bị kết luận bán phá giá và
phải xác định biên độ phá giá cho từng nhà sản xuất liên quan.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như liên quan đến quá nhiều
nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc liên quan đến quá nhiều loại hàng hóa,cơ
quan có thẩm quyền điều tra có thể hạn chế phạm vi kiểm tra kiểm tra bằng cách chọn
mẫu các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc mẫu sản phẩm và xác định biên độ phá
giá cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn làm mẫu này, Hiệp định ADA phân chia
thành 2 nhóm và cho phép cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu áp dụng
cách tính biên độ bán phá giá khác nhau đối với 2 nhóm này, cụ thể:

- Nhóm 1: bao gồm các nhà sản xuất không được chọn mẫu ban đầu nhưng đã
cung cấp thông tin cần thiết kịp thời, cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu
vẫn có nghĩa vụ tính biên độ phá giá riêng lẻ đối với từng nhà sản xuất, xuất khẩu này.

- Nhóm 2: bao gồm các nhà sản xuất không được chọn làm mẫu mà cũng không
hợp tác điều tra thì cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu được quyền tính
biên độ phá giá chung cho các nhà sản xuất bằng cách tính bình quân gia quyền các biên
độ phá giá được xác định cho các nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn làm mẫu. Tuy
nhiên, cơ quan có thẩm quyền không đưa những biên độ phá giá đạt mức tối thiểu, biên

10
độ phá giá bằng 0 và biên độ phá giá được tính bằng phương pháp “chứng cứ hiện có”
vào danh sách các biên độ bán phá tính bình quân gia quyền.

b) Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm; kể từ ngày quyết định
áp dụng có hiệu lực. Trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá
giá có thể được gia hạn3.

2.4.2. Biện pháp cam kết

Khái niệm: là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá
lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu phá giá hàng hóa. Cam kết là một thoả thuận tự
nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Cơ quan có thẩm quyền của
nước nhập khẩu có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết về giá do các nhà
xuất khẩu đưa ra. Khi cam kết về giá được chấp nhận, quá trình điều tra sẽ  chấm dứt đối
với các nhà xuất khẩu có cam kết trừ khi các nhà xuất khẩu đó yêu cầu tiếp tục điều tra
hoặc nếu cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy.

Đối với biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, nhà sản xuất,
xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ
bán phá giá (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra sau khi có quyết
định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết
thúc giai đoạn điều tra. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan
điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Sau khi có quyết định chấp nhận cam kết của Bên đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều
tra và ban hành kết luận cuối cùng.

2.4.3. Các biện pháp khác

Ngoài ra, trước khi áp dụng biện pháp thuế, biện pháp cam kết giá cơ quan điều tra
có thể áp dụng các biện pháp tạm thời (i) thuế (ii) đặt cọc khoản tiền tương đương với
khoản thuế chống bán phá giá dự kiến (iii) cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh
thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến
áp dụng.

3
Điều 11, Hiệp định ADA; Khoản 3, Điều 12 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành
11
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN

3.1. Áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam

Vai trò của cam kết loại trừ bán phá giá (cam kết) là điều khó phủ nhận trong việc
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Bởi lẽ, đôi khi có sự cam kết, các vấn đề liên
quan đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (BPCBPG) cũng trở nên đơn giản và
hiệu quả hơn. Cam kết vừa tạo điều kiện cho bên sản xuất, bên xuất khẩu hàng hóa (bên
cam kết) có thể khắc phục hành vi bán phá giá của mình, thể hiện sự thiện chí, hợp tác
với quốc gia nhập khẩu hàng hóa vừa giúp cho cơ quan điều tra (CQĐT) có thêm các
thông tin để từ đó thực hiện các hoạt động liên quan trong công tác điều tra. 

Hiện nay, ở Việt Nam, cam kết về loại trừ bán phá giá trong các BPCBPG được quy
định trong Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 (Luật QLNT); Nghị định số
10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật
quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị định số 10/2018/NĐ-
CP) và Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ Công thương ban hành
Quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư số
37/2019/TT-BCT).

Về cơ bản, những quy định về cam kết trong Luật QLTN và các văn bản hướng dẫn
thi hành đã có nhiều tiến bộ hơn so với các quy định trong Pháp lệnh số 20/2004/PL-
UBTVQH11 ngày 29/04/2004 của UBTVQH về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này được thể hiện qua các
nội dung sau:

Một là, các quy định trong Luật QLTN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có
những quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn về cam kết về giá.

Hai là, các quy định của pháp luật hiện hành đã thể hiện rõ nét hơn yêu cầu công
khai, minh bạch của thông tin trên cơ sở quy định: “Cơ quan điều tra thông báo công khai
nội dung cam kết cho các bên liên quan”.

12
3.2. Một số vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá

3.2.1. Dây thép dạng cuộn - Australia điều tra chống bán phá giá 4

Ngày 7 tháng 6 năm 2017, Ủy ban chống bán phá giá Úc (ADC) đã khởi xướng
điều tra chống bán phá giá sản phẩm dây thép dạng cuộn (rod in coil) từ Indonesia, Hàn
Quốc và Việt Nam.

Một số thông tin chung về vụ kiện như sau:

1. Ngày trong thông báo khởi xướng điều tra: ngày 7 tháng 6 năm 2017.

2. Nguyên đơn: OneSteels.

3. Mặt hàng bị điều tra: Dây thép dạng cuộn gồm mã HS: 7213.91.00.44,
7227.90.90.02 và 7227.90.90.42.

4. Kết luận cuối cùng:

Ngày 26 tháng 3 năm 2018, Ủy ban Chống bán phá giá Úc (ADC) chính thức kết
luận dây thép cuộn Việt Nam không bán phá giá tại thị trường Úc, và quyết định chấm
dứt cuộc điều tra. Ngoài ra, Úc cũng chấm dứt điều tra với Indonesia và Hàn Quốc.

3.2.2. Thép các-bon cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm - Việt Nam
điều tra chống bán phá giá (AD08) 5

Ngày 03 tháng 09 năm 2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số
2703/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG)
đối với một số sản phẩm thép các-bon cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất
xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

Một số thông tin chung về vụ kiện như sau

1. Ngày khởi xướng điều tra: ngày 03 tháng 05 năm 2019

2. Mặt hàng bị điều tra: Một số sản phẩm thép không hợp kim hoặc hợp kim
được cán phẳng ở dạng cuộn hoặc dạng tấm, có bề rộng dưới 1.600mm, độ dày từ
0,108mm đến 2,55mm, đã được ủ hoặc chưa được ủ, được phủ hoặc được tráng với chất
4
https://www.chongbanphagia.vn/day-thep-dang-cuon--australia-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-
n23317.html
5
https://www.chongbanphagia.vn/thep-cac-bon-can-nguoi-ep-nguoi-dang-cuon-hoac-tam--viet-nam-
dieu-tra-chong-ban-pha-gia-ad08-n19795.html
13
vô cơ hoặc chưa được phủ hoặc tráng và chưa được gia công quá mức cán nguội có mã
HS 7209.16.10, 7209.16.90, 7209.17.10, 7209.17.90, 7209.18.91, 7209.18.99,
7209.26.10, 7209.26.90, 7209.27.10, 7209.27.90, 7209.28.10, 7209.28.90, 7209.90.90,
7211.23.20, 7211.23.30, 7211.23.90,7211.29.20,7211.29.30,7211.29.90,7225.50.90.

3. Giai đoạn điều tra: từ ngày 01 tháng 04 năm 2018 đến ngày 31 tháng 03 năm
2019.

4. Nguyên đơn: Công ty TNHH Posco – Việt Nam, Công ty Cổ phần China Steel
Sumikin Việt Nam và Công ty TNHH Một thành viên Thép tấm lá Phú Mỹ - VNSTEEL.

5. Áp dụng thuế CBPG chính thức:

Mức thuế
TT Tên nhà sản xuất Tên nhà xuất khẩu chống bán phá
giá chính thức

BX Steel Posco Cold Rolled - Benxi Iron and Steel


1
Sheet Co., Ltd. (Group) International
Economic and Trading Co.,
25,22%
Bengang Steel Plates Co., Ltd.
2 - Benxi Iron and Steel Hong
Ltd.
Kong Limited

Baoshan Iron & Steel Co.,


3
Ltd.

4 Wuhan Iron & Steel Co., Ltd.

Baosteel Zhanjiang Iron & Baosteel Singapore Pte. Ltd. 15,50%


5
Steel Co., Ltd.

Shanghai Meishan Iron &


6
Steel Co., Ltd.

Angang Steel Company Angang Group Hong Kong


7 15,74%
Limited Co., Limited

14
Bazhou Jinshangyi Metal
8 - 4,43%
Products Co., Ltd.

Laiwu Steel Yinshan Section


9 - Qilu Steel Pte. Ltd.
Co., Ltd. 25,22%
- Eldon Development Ltd.
10 SD Steel Rizhao Co., Ltd.

Inner Mongolia Baotou Steel - Baotou Steel (Singapore)


11 15,64%
Union Co., Ltd. Pte. Ltd.
- Baotou Steel International

Inner Mongolia Baotou Steel Economic and Trading Co.,


12 Metal Manufacturing Co., Ltd.
Ltd. - Baogang Zhan Bo
International Trade Limited

- Shougang Holding Trade


(Hong Kong) Limited
Shougang Jingtang United
13 - China Shougang 19,74%
Iron & Steel Co., Ltd.
International Trade &
Engineering Corporation

- Jiangsu Shagang
Zhangjiagang Yangtze River International Trade Co., Ltd.
14 25,22%
Cold Rolled Sheet Co., Ltd. - Xinsha International Pte.
Ltd.

Rizhao Baohua New Baohua Steel International


15 20,79%
Materials Co., Ltd. Pte Limited

Các công ty khác của Trung


16 - 25,22%
Quốc

15
3.3. Một số số liệu cụ thể

Các vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào
Việt Nam tính đến 30.06.2021 6:

- Tổng cộng là 15 vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

- Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra bao gồm: thép không gỉ, thép mạ, nhôm, đường,

- Đã có 9 vụ điều tra đương ra biện pháp chính thức: áp dụng thuế chống bán phá
giá

- 1 vụ quyết định áp dụng biện pháp tạm thời

- Còn lại: 1 vụ kết thúc điều tra bởi vì dù có dấu hiệu phá giá nhưng không gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam; và 4 vụ vẫn đang ở quá
trình điều tra

Các vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước
ngoài tính đến 30.06.2021 7:

- Tổng cộng: 117 vụ kiện

- Bao gồm nhiều loại hàng hóa: gạo, gỗ dán, thép không gỉ, ống dẫn dầu,…

- Hầu hết các vụ điều tra đều bị áp thuế chống bán phá giá

- Tuy nhiên trong đó, có khá nhiều vụ điều tra mà kết luận cuối cùng là Việt Nam
không bị áp dụng thuế chống bán phá giá, vì nhiều lý do như:

+ EU kiện bán phá giá mặt hàng giày dép (1998): vụ kiện chấm dứt do không
có bằng chứng chứng minh thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa.

+ Malaysia kiện bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cuộn nguội (2015): kết
luận điều tra là không có tình trạng bán phá giá.

6
https://www.chongbanphagia.vn/download/f4752/thong-ke-cac-bien-phap-cbpg-do-vn-tien-hanh-cap-
nhat-het-t6.2021.pdf
7
https://www.chongbanphagia.vn/download/f4771/thong-ke-cac-bien-phap-cbpg-voi-hang-hoa-vn-cap-
nhat-6t.2021.pdf
16
+ Hoa Kỳ kiện bán phá giá mặt hàng ống thép hàn các bon (2015), mà bị đơn
bao gồm nhiều quốc gia (UAE, Pakistan, Oman và Việt Nam): sau khi kết thúc quá
trình điều tra, kết luận được đưa ra là Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá,
trong khi 3 nước còn lại bị áp dụng biện pháp trên.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại quốc tế

2. Hiệp định GATT 1994

3. Hiệp định ADA

4. Luật Quản Lý Ngoại Thương 2017

5. Luật Thuế Quan Xuất Nhập Khẩu hiện hành

6. Ban pha gia (bai hoan chinh) (slideshare.net)

7. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210485

8. https://www.chongbanphagia.vn/day-thep-dang-cuon--australia-dieu-tra-chong-ban-
pha-gia-n23317.html

9. https://www.chongbanphagia.vn/thep-cac-bon-can-nguoi-ep-nguoi-dang-cuon-hoac-
tam--viet-nam-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-ad08-n19795.html

10. https://www.chongbanphagia.vn/download/f4752/thong-ke-cac-bien-phap-cbpg-do-
vn-tien-hanh-cap-nhat-het-t6.2021.pdf

11. https://www.chongbanphagia.vn/download/f4771/thong-ke-cac-bien-phap-cbpg-voi-
hang-hoa-vn-cap-nhat-6t.2021.pdf

18

You might also like