You are on page 1of 11

DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

NÔNG SẢN BỀN VỮNG VIỆT NAM

ThS. Đoàn Ngọc Ninh


Trường Đại học Thương mại

TÓM TẮT
Nghiên cứu nông sản luôn là chủ đề được nghiên cứu và thảo luận khá nhiều tại Việt Nam. Với
đặc điểm là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều lợi thế về lĩnh vực này. Nhiều đề tài,
công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nông của ngành nông sản Việt Nam. Tuy nhiên gắn với
một đối tượng, thành viên là doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững, nhìn
nhận vị trí và vai trò doanh nghiệp này trong việc phát triển các chuỗi cung ứng nông sản bền vững là
chủ đề còn nhiều khoảng trống nghiên cứu. Bài viết tập trung vào những nội dung sau: nghiên cứu cơ
sở lý luận về chuỗi cung ứng nông sản bền vững, đặc điểm của chuỗi này tại Việt Nam; Thực trạng
các doanh nghiệp chế biến nông sản, dựa vào một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và đề
xuất giải pháp cho doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững.
Từ khóa: Nông sản bền vững, chuỗi cung ứng nông sản, doanh nghiệp chế biến, nông sản
việt nam.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh thị trường đang ngày càng có những biến động lường như tình hình dịch bệnh,
biến đổi thời tiết khí hậu và các yếu tố kinh tế chính trị. Thực sự rất khó dự đoán và thích ứng được
với những biến đổi này. Mặc dù vậy các doanh nghiệp vẫn luôn phải thay đổi để thích khi, phát
triển hoặc suy thoái phụ thuộc vào rất nhiều khả năng thích nghi này của doanh nghiệp. Như chúng
ta đã biết, nông sản luôn là mặt hàng rất nhạy cảm với những diễn biến khó lường của thị trường
này. Đặc biệt trong đợt dịch bệnh covid 2019 cho thấy rõ những tác động tức thì tới các sản phẩm
nông sản của Việt Nam. Trong những diễn biến tiếp theo của thị trường được dự báo sẽ còn nhiều
khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Các
doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản thực sự phải có một kế hoạch một chiến lược
lâu dài thích ứng với những điều kiện khó khăn này.
Một trong những hướng đi lâu dài cho các ngành nông sản Việt Nam đó hướng tới phát triển sản
xuất bền vững, nôi trồng bền vững, thu gom chế biến bền vững… Hướng tới các sản phẩm sạch, sản
phẩm tinh chế, chất lượng cao, giá trị cao sẵn sàng đáp ứng ở các thị trường xuất khẩu khó tính và nhu
cầu xã hội ngày càng tăng. Chính vì vậy hình thành mô hình chuỗi cung ứng bền vững đang là một bài
toán cần làm ngay đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản hiện nay.
Tuy nhiên, thực trạng các điều kiện canh tác còn lạc hậu, thu gom còn sử dụng trang thiết bị thô
sơ, làm dụng hóa chất, phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu... Đặc biệt doanh nghiệp chế biến sử dụng các
công nghệ đa phần đã sử dụng lâu, cũ kỹ, dẫn đến năng suất chế biến thấp và chất lượng không cao.
Tình trạng thiếu trang thiết bị máy móc trong thu gom, chế biến, tinh chế diễn ra phổ biến ở nhiều doanh
nghiệp chế biến nông sản. Ngoài ra những vấn đề về môi trường, phá rừng, biến đổi khí hậu và những
diễn biến của dịch bệnh cũng đang làm gia tăng những khó khăn đối với các doanh nghiệp chế biến,
những tác động này lớn và lâu dài. Với sự gia tăng nhu cầu toàn cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người

943
tiêu dùng và cạnh trạnh mạnh mẽ giữa các quốc gia, nguồn cung nông sản Việt Nam đang bị đe dọa bởi
các hoạt động canh tác không bền vững.Điều này khiến chúng ta là một quốc gia có rất nhiều điều kiện
thuận lợi phát triển các sản phẩm nông sản nhưng khối lượng và giá trị xuất khẩu chưa tương xứng.
Chính vì vậy các nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản bền vững Việt Nam là rất cần thiết, đóng góp
tích cực vào hoàn thiện quá trình từ sản xuất, thu hoạch, chế biến cho đến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tối ưu hóa các chi phí nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các
sản phẩm nông sản tại Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.
Doanh nghiệp chế biến luôn có vị trí then chốt trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững.
Thực hiện chức năng hết sức quan trọng đó là sơ chế, tinh chế và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Doanh nghiệp chế biến có vai trò quyết định trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng nông sản bền
vững tại Việt Nam.
Bài viết tiếp cận chuỗi cung ứng nông sản bền vững trên những khía cạnh như trồng trọt bền
vững, quản lý chuỗi bền vững, phân phối bền vững, môi trường bền vững và quản lý hiệu quả dòng
logistics ngược. Những lý luận về chuỗi cung ứng nông sản bền vững được tổng hợp và phân tích
làm rõ những nội dung cơ bản này. Gắn với cấu trúc chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam bài viết
chỉ ra vị trí và vai trò của doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng này. Dự trên các khía cạnh
về quy mô, năng lực doanh nghiệp chế biến để phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp chế biến
trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững. Trong phần kết luận tác giả chỉ ra một số giải pháp đối
với doanh nghiệp chế biến trong việc xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững tại Việt Nam.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. C sở lý luận
Có thể nói, thị trường kể cả nội tiêu và xuất khẩu đối với các mặt hàng nông sản thiết yếu và
có thế mạnh của Việt Nam đang ngày càng rộng mở, khối lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như giá trị
sản phẩm đang ngày một tăng cao, tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp cũng như cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển,
mở rộng, các thị trường tiêu thụ nông sản cũng đang trở nênngày một khó tính hơn, có yêu cầu ngày
càng cao hơn về chất lượng sản phẩm, về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn đối với người tiêu
dùng và môi trường. Đặc biệt trên các thị trường xuất khẩu, nông sản Việt Nam đang phải đối mặt
với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức như việc phải vượt qua các rào cản kỹ thuật, các rào cản
thương mại đã và đang được dựng lên ở những thị trường lớn, các vụ kiện chống bán phá giá,…
Mặc dù khái niệm về chuỗi cung ứng giữa các nhà nghiên cứu khác nhau, có một khía cạnh
chung quan trọng đối với tất cả các chuỗi cung ứng, đó là sự tồn tại của một mối liên kết (chuỗi)
giữa những người có liên quan đến việc thực hiện yêu cầu của khách hàng. Chopra vàMeindl,
(2009) tuyên bố rằng chuỗi cung ứng có hai mục đích đảm bảo thành công cho doanh nghiệp, đó là
tạo ra hiệu quả và đáp ứng yêu cầu và khiếu nại của khách hàng. Cigolini, Cozzi và Perona, (2004)
cải thiện việc phân loại này bằng cách thêm loại chuỗi cung ứng nạc. Theo Cigolini và cộng sự,
(2004), chuỗi cung ứng nạc tập trung nhiều hơn vào việc loại bỏ chất thải trên toàn chuỗi cung ứng
và để cải thiện dòng hàng tồn kho. Điều này, đến lượt nó, cải thiện hiệu quả và hiệu quả phân phối
vật lý (Christopher, M., 2000). Christopher tiếp tục hiểu rằng, nó đòi hỏi nhiều mối quan hệ hợp tác
của các thành viên ở tất cả các cấp của chuỗi cung ứng để đạt được các mục tiêu của chuỗi cung
ứng nhằm đạt được hiệu quả, hiệu quả và tinh gọn.

944
Sự quan tâm trong quản lý chuỗi cung ứng đã tăng đáng kể trong cả nghiên cứu học thuật và
thực tiễn công nghiệp kể từ khi giảm thiểu tác động bất lợi của các hoạt động của con người và duy
trì phát triển xã hội bền vững đã trở thành mối quan tâm chính trên toàn cầu (Beamon, 1999;
Prokesch, 2010). Thứ nhất, tính bền vững được định nghĩa là khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Do đó, một chính sách
bền vững đã dần được áp dụng và xem xét trong các chiến lược kinh doanh. Liên kết tính bền vững
và quản lý chuỗi cung ứng có nghĩa là quản lý vòng đời chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, từ thiết kế và
tiêu thụ sản phẩm đến hoàn trả và xử lý, với những cân nhắc rõ ràng về các yếu tố phát triển bền
vững như các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội (Kolk và Tulder, 2010).
Chuỗi cung ứng bền vững là điều cần thiết cho khả năng cạnh tranh liên quan đến giá cả, chất
lượng, độ tin cậy, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng (Markley và Davis, 2007). Nó cũng có thể
mang lại sự hài lòng cao hơn cho khách hàng, sự đổi mới, hiệu quả, sự tin cậy, tính linh hoạt và bảo
tồn môi trường, cũng như mức sống tốt hơn ( geron, Gunasekaran và cộng sự, 2011). Hơn nữa,
một số vấn đề quan trọng về sự bền vững và quản lý chuỗi cung ứng bền vững đã được coi là tác
động đến các mối quan hệ thượng nguồn của doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng ở hạ
nguồn (Ageron và cộng sự, 2012)
Ngày nay, ngành nông nghiệp phải thâm canh hơn để nuôi sống dân số thế giới đang bùng nổ,
nhưng nó cũng cần phải phát triển bền vững. Quản lý chuỗi cung ứng nông nghiệp bền vững có thể
được hiểu là quản lý các nguồn lực và rủi ro để tạo ra một mạng lưới chuỗi cung ứng hiệu quả, hiệu
quả và hiệu quả hơn để sản xuất các mặt hàng nông nghiệp có giá trị và cạnh tranh hơn từ cùng một
diện tích đất trong khi giảm tiêu cực tác động môi trường và tăng đóng góp cho cải thiện môi trường
và sự phát triển của các xã hội (Pretty, Toulmin, và Williams, 2011). Hơn nữa, chuỗi cung ứng xuyên
biên giới được thừa nhận ngày càng trở nên phổ biến trong nông nghiệp. Nông dân địa phương ở các
nước đang phát triển có mối liên hệ với các thương nhân ở các nước phát triển để bán sản phẩm của
họ với giá cao hơn, đạt được mạng lưới chuỗi cung ứng xuyên biên giới theo chiều dọc (Jaffee và
Siegel, 2008). Chuỗi cung ứng xuyên biên giới không chỉ tạo ra lợi nhuận cho các cá nhân hoặc các
công ty riêng biệt mà còn có thể kích thích sự phát triển của nông nghiệp địa phương, thúc đẩy nền
kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phát triển sự bền vững của xã hội và môi. Chuỗi cung ứng nông sản
bền vững được xây dựng dựa trên việc trồng trọt bền vững, quản lý chuỗi hiệu quả, phân phối bền
vững, quản lý môi trường và kiểm soát dòng logistics ngược trong chuỗi cung ứng, cụ thể:
Nuôi tr ng bền vững. Điều này liên quan đến việc thay thế thuốc trừ sâu hóa học và phân bón
với phân bón sinh học để kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh. Việc quản lý các quy trình xử lý chất thải,
kiểm soát nguồn và lượng nước tiêu thụ cho tưới tiêu và sử dụng các hệ thống tiết kiệm năng lượng
cũng có thể thu hút nhiều sự chú ý.
Vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả: Điều này chú ý đến sự đổi mới của chuỗi cung ứng và
quản lý logistics để giảm tiêu thụ năng lượng và kiểm soát mức độ ô nhiễm từ quá trình vận chuyển
và sản xuất, đặc biệt đối với những sản phẩm nông nghiệp cần giao hàng kịp thời và lạnh. Sự hỗ trợ
của các hệ thống thông tin cũng chứng tỏ là rất quan trọng đối với khía cạnh này.
Phân phối bền vững: Điều này tập trung vào chính sách phân phối của các công ty đối với các
sản phẩm cao cấp; phân biệt sản phẩm về nhãn mác, chiến lược quảng bá, v.v.; người tiêu dùng thái
độ và nhận thức về các sản phẩm bền vững; và sự phát triển chiến lược của vòng đời sản phẩm.
Quản lý môi trường: Điều này tập trung sự chú ý lớn vào đa dạng sinh học; đất phẩm chất; tài
nguyên thiên nhiên; khí hậu thay đổi; chất lượng không khí và nước; và khí thải giảm hoạt động sản
xuất và logistics.

945
Dòng logistics ngược: Điều này liên quan đến việc tái chế container, vật liệu đóng gói và sử
dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Điều này liên quan đến sự hài hòa của việc sử
dụng tự nhiên và nguồn nhân lực địa phương để giải quyết bất bình đẳng, mức sống kém và trình độ
học vấn thấp ở khu vực nông thôn.
Việc hình thành nên các chuỗi cung ứng nông sản bền vững nhất thiết tạo ra được chuỗi liên
kết chặt chẽ từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
và thiết thực thực hiện. Trong mục tiêu chiến lược quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của Việt
Nam đã chỉ ra những một số vấn đề cơ bản sau giúp phát triển ngành nông sản của Việt Nam phát
triển, định hướng phát triển bền vững, lau dài như sau:
Trước hết, tham gia vào chuỗi liên kết ổn định, chặt chẽ, nhất là giữa các khâu sản xuất
nguyên liệu và chế biến nông sản, các mặt hàng nông sản sẽ tăng giá trị gia tăng do tăng được khả
năng đầu tư khoa học công nghệ trong cả khâu sản xuất lẫn khâu chế biến. Các doanh nghiệp chế
biến nông sản sẽ ổn định được sản xuất do ổn định được nguồn cung cấp nguyên liệu, do có được
nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ ngày càng ổn
định hơn, uy tín, chất lượng nông sản vì vậy cũng được cải thiện và nâng cao.
Thứ hai, từ việc hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, các nguồn lực tiềm năng sẽ được
phát hiện và phát huy hiệu quả tạo ra nguồn sức mạnh vật chất cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ vào
các mối liên kết ổn định và chặt chẽ, người nông dân sẽ hoạch định được kế hoạch sản xuất của
mình một cách lâu dài và có nhiều cơ hội trong việc hợp tác với nhau tạo ra các nguồn nông sản có
sản lượng lớn, mang tính hàng hóa cao. Đồng thời, chất lượng nông sản sẽ được nâng cao do được
thu hoạch đúng thời điểm, thời gian tàng trữ sau thu hoạch ngắn,… làm tăng lợi ích cho cả xã hội và
người sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến nông sản cũng nhờ đó mà có điều kiện để được thực
hiện đúng các quy trình kỹ thuật cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, khi tham gia vào chuỗi liên kết, lợi ích của các bên liên quan trong chuỗi sẽ
được ổn định và hài hòa hơn, đồng thời hạn chế được những rủi ro vốn luôn tiềm ẩn trong các quá
trình sản xuất nông nghiệp. Tham gia vào chuỗi liên kết, một mặt, người nông dân do có đầu ra của
sản phẩm ổn định nên có thể yên tâm sản xuất, không còn lo lắng về giá cả lên xuống, bấp bênh;
doanh nghiệp chế biến do có đủ nguyên liệu, ổn định được sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm
nên có nhiều cơ hội để đầu tư mở rộng sản xuất và cải thiện chất lượng, nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm do mình tạo ra.
Thứ tư, phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hữu cơ. Tập trung vào sản xuất
sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn theo hướng bền vững. Từ việc trồng trọt chăn nuôi hạn chế sử
dụng chất hóa học, thực phẩm không đảm bảo. Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường
xuất khẩu khó tính và phù hợp với phát triển nông nghiệp hiện đại. Mặt khác, nhà nước đảm bảo
thực hiện được mục tiêu đảm bảo lợi nhuận 30% trở lên đối vơi người nông dân, hạn chế được tình
trạng “được mùa rớt giá”. Thậm chí thương lái, người thu mua nông sản khi tham gia vào chuỗi liên
kết, cung ứng sản phẩm nếu tuân thủ những quy định chung cũng sẽ được đảm bảo lợi ích một cách
hài hòa với các thành phần khác.
2.2. Ph ng pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận tổng hợp các nghiên cứu về chuỗi cung ứung nông sản bền vững, nội dung
của chuỗi cung ứng nông sản bền vững, từ sản xuất bền vững cho đến tiêu thụ và logistics ngược
một cách bền vững. Dựa trên lý luận gắn với doanh nghiệp chế biến, thành viên quan trọng trong
chuỗi cung ứng nông sản bền vững.

946
Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất chế biến của các doanh nghiệp chế biến nông sản
Việt Nam dựa trên khía cạnh năng lực chế biến, quy mô và thị trường chế biến xuất khẩu. Dựa trên
thực trạng đánh giá vai trò của doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững.
Các dữ liệu trong bài viết chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, các nghiên cứu về doanh nghiệp
chế biến. Dựa vào đó tác giả tổng hợp và phân tích theo mục tiêu, định hướng của bài viết gắn với
chuỗi cung ứng nông sản bền vững. Các phương pháp diễn giải, thống kê, bảng biểu được sử dụng
để phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng doanh nghiệp chế biến nông sản và trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp cho doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG


3.1. Vai trò của doanh nghiệp ch bi n trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững
Doanh nghiệp chế biến có vị trí và vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản bền
vững Việt Nam hiện nay, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Doanh nghiệp chế
biến tạo tác động tới nguồn cung, kiểm soát nguồn cung có chất lượng hàng hóa tốt và chi phối thị
trường tạo nên giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông sản. Hình 1 dưới đây cho ta thấy vị trí doanh
nghiệp chế biến trong cấu trúc chuỗi cung ứng nông sản.

Nhà cung Nhà chế


Nhà sản biến (sơ Nhà phân Người
cấp đầu
xuất chế và phối tiêu dùng
vào
tinh chế)

Hình 1: Vị trí doanh nghiệp ch bi n trong chuỗi cung ứng nông sản
Ngu n: Võ Thị Thanh Lộc (2013)
Có thể thấy doanh nghiệp chế biến nông sản thực hiện khâu sơ chế, đây là khâu quan trọng tác
động tới chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường. Các sản phẩm nông sản được thu gom và xử lý như
thế nào đảm bảo quá trình vận hành được tốt nhất. Doanh nghiệp chế biến thực hiện nhiệm vụ này.
Khâu tiếp theo doanh nghiệp chế biến đảm nhiệm đó là tinh chế, hay nói cách khác là việc tạo ra
sản phẩm chất lượng cao, sẵn sàng đưa vào tiêu dùng. Đây là nút thắt đầu ra của chuỗi cung ứng
nông sản. Doanh nghiệp chế biến làm tốt vị trí của mình cũng là tạo ra một chuỗi cung ứng nông
sản có thể canh tranh cao.
Doanh nghiệp chế biến nông sản thúc đẩy phát triển hàng hóa nông sản. Doanh nghiệp sử dụng
nông sản làm nguyên liệu sản xuất chế biến nên nó giúp tiêu thụ nông sản tạo ra. Làm ra tăng giá trị, đa
dạng hóa giá trị sử dụng, mở rộng khả năng tiêu thụ, tăng sức canh trạnh của nông sản trên thị trường.
- Doanh nghiệp chế biến thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nông sản là tất yếu. Việc ững
dụng công nghệ này sẽ giúp cho việc sản xuất chế biến nâng cao được chất lượng, sản lượng chế
biến và đặc biệt nâng cao được khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam
trên thị trường xuất khẩu. Đây là điều cơ bản tạo nên chuỗi cung ứng nông sản bền vững, lâu dài.
- Phát triển doanh nghiệp chế biến góp phần giải quyết vấn đề lao động- việc làm, sự phát
triển doanh nghiệp chế biến không những tạo thêm việc làm mà còn cải thiện điều kiện lao động,
nâng cao trình độ người lao động. Phát triển doanh nghiệp chế biến gắn với phát triển các vùng tập
trung chuyên canh sản xuất nông sản nguyên liệu sẽ thúc đẩy việc cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng

947
kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống văn hóa, tinh
thần cho nhân dân lao động ở nông thôn.
- Doanh nghiệp chế biến góp phần quan trọng làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn tích
lũy. Phát triển sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn tích lũy từ nội bộ là phát huy nội lực
trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một trong những quan điểm lớn nhất của
Đảng ta trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Doanh nghiệp chế biến là thành viên kết nối quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản, thực tế
cho thấy nhiều chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam và trên thế giới doanh nghiệp chế biến luôn là
thành phần chủ chốt. Thậm chí doanh nghiệp chế biết thực hiện luôn cả các chức năng của thành viên
khác trong chuỗi cung ứng như là trồng trọt, thu gom cho đến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
- Doanh nghiệp chế biến bằng công nghệ sản xuất chế biến tạo ra sản phẩm nông sản có
những tính chất, đặc điểm và chất lượng đáp ứng nhu cầu sản phẩm. Vì vậy họ cần nắm bắt được cà
nguồn cung đầu vào và cả thị trường đầu ra. Vì vậy doanh nghiệp chế biến có vị trí đặc biệt trong
chuỗi cung ứng nông sản.
3.2. Thực trạng năng lực quy mô doanh nghiệp ch bi n nông sản Việt Nam
Trong số hơn 700 nghìn doanh nghiệp đang hoạt hoạt động trên cả nước, thì doanh nghiệp chế
biến nông sản riêng cho 12 mặt hàng chủ yếu (bảng 1) cả nước có khoảng gần 7000 doanh nghiệp và
hàng ngàn hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực chiến biến nông sản. Trong đố số lượng doanh nghiệp
chế biến gỗ chiếm tỷ trong nhiều nhất trong cả nước tới 54,52%, tiếp đó là doanh nghiệp chế biến
thủy sản và chế biến gạo lần lượt là 13,07% và 8,8%. Đa phần số các doanh nghiệp chế biến nông sản
tập chung ở khu vực phía nam. Số lượng các tỉnh thành phố phía bắc có trên 100 doanh nghiệp chế
biến nông sản có 2 địa phương là Hà Nội (289 doanh nghiệp) và Bắc Ninh (102 doanh nghiệp).
Bảng 1. Số l ợng doanh nghiệp ch bi n nông sản
phân theo ngành hàng 2018

Số lƣợng doanh nghiệp


TT Ngành hàng chế biến nông sản
Tổng số tỷ lệ (%)
1 L ag o 582 8,80
2 Cà phê 239 3,62
3 Cao su 147 2,22
4 Chè 257 3,89
5 Điều 328 4,96
6 Đường m a 38 0,57
7 Rau quả 145 2,19
8 Hồ tiêu 17 0,26
9 Thức n ch n nuôi 338 5,11
10 Ch i n Th t 51 0,77
11 Ch i n thủy sản 864 13,07
12 Ch i ng 3.604 54,52
Tổng số 6.610 100

Ngu n: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

948
Trong các doanh nghiệp chế biến nông sản thì chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh chiếm 85%
tổng số doanh nghiệp chế biến cả nước. Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp
nhà nước chiến tỷ lệ khá thấp. Các doanh nghiệp trong ngành cao su có tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước
chiếm cao nhất 21,77% tổng số doanh nghiệp chế biến cao su. Một số mặt hàng khác như cà phê và
chè có tỷ lệ 10,88 % doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu
hướng đầu tư mạnh vào ngành chế biến rau quả. Vì vậy các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ khá cao
trong ngành này. Một số ngành như cà phê, chè, mía đường và chiến biến gỗ doanh nghiệp FDI
chiếm từ 10% đến 13%. Nhìn chung các doanh nghiệp chế biến hình thức sở hữu ngoài nhà nước
chiếm tỷ lệ cao trong các lĩnh vực chế biến nông sản nói chung. Đây là xu hướng phát triển tất yếu
của ngành này. Chi tiết bảng 2 cho số liệu cụ thể về loại hình sở hữu các doanh nghiệp chế biến
nông sản Việt Nam.
Bảng 2. Doanh nghiệp ch bi n nông sản
theo h nh thức sở hữu (2018)
Hình thức sở hữu
Số doanh
Ngành chế biến Nhà nƣớc FDI Dân doanh
TT nghiệp
nông sản Số Số Tỷ lệ Số
chế biến Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
lƣợng lƣợng (%) lƣợng
1 L ag o 582 21 3,61 14 2.41 547 93,99
2 Cà phê 239 26 10,88 24 10,04 189 79,08
3 Cao su 147 32 21,77 4 2,72 111 75,51
4 Chè 257 27 10,51 30 11,67 200 77,82
5 Điều 328 5 1,52 4 1.,2 319 97,26
6 Đường m a 38 1 2,63 5 13,16 32 84,21
7 Rau quả 145 6 4,14 38 26,21 101 69,66
8 Hồ tiêu 17 0 0,00 4 23,53 13 76,47
9 Thức n ch n
338 14 4,14 66 19,53 258 76,33
nuôi
10 Ch i n Th t 51 3 5,88 2 3,92 46 90,20
11 Ch i n thủy sản 864 32 3,70 36 4,17 796 92,13
12 Ch i ng 3.604 105 2,91 475 13,18 3024 83,91
Tổng số 6.610 272 4,1 702 10,6 5636 85,3

Ngu n: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Đa phần các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện nay ở quy mô nhỏ, thiếu thiết bị máy móc,
công suất thấp và sử dụng ít lao động. Trung bình số lao động cho một doanh nghiệp chế biến nông
sản chỉ hơn 150 người. Doanh nghiệp chế biến trong những ngành chủ lực của Việt Nam có vài trò
rất quan trọng trong việc tổ chức liên kết các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Hơn nữa với mô hình
chuỗi liên kết nhà nước sẽ có địa chỉ cụ thể cho sản xuất của chuỗi thông qua hệ thống chính sách
và tổ chức hỗ trợ, người nông dân ý thức được hơn về vị thế của mình, có điều tiện tiếp cận những
công nghệ sản xuất chế biến hiện đại và đáp ứng nhu cầu thị trường. Thương lái hay người thu gom
nông sản sẽ có cơ hội được tổ chức lại đóng góp và phần giá trị gia tăng cho nông sản.
Tuy nhiên, năng lực, quy mô nhỏ của doanh nghiệp chế biến đang là một trong những rào
cản để các doanh nghiệp chế biến là tốt vị trí của mình trong chuỗi cung ứng nông sản bền
vững. Bảng 3 cho thấy các doanh nghiệp trong ngành đề chỉ sử dụng khoảng 130 -160 lao động
mỗi năm. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản sử dụng khoảng 280 lao động/doanh nghiệp. Các

949
doanh nghiệp trong lĩnh vực chè, điều và thủy sản tạo ra khối lượng thấp nhất, dưới 10 tấn sản
phẩm/năm.
Bảng 3. Tổng công suất thi t k và số l ợng lao động trong các doanh nghiệp
ch bi n nông sản (2018)
Công su t thiết kế ao ộng Sản phẩm
Ngành chế biến Số Bình quân SP theo
TT Khối lƣợng
nông sản Đơn vị Công su t lƣợng (người/ số lao ộng
(tấn sp/năm)
(người) doanh nghiệp) (tấn/SP/LĐ/năm)
1 Lúa g o tấn a n m 17.270.000 35.896 62 8.100.000 201,0
2 Cà phê tấn n m 1.469.948 26.780 112 1.245.870 46,5
3 Cao su tấn n m 1.175.370 72.839 496 913.866 12,6
tấn p
4 Chè 5.204 20.764 81 170.000 9,6
tươi ng y
5 Điều tấn n m 278.594 54.842 167 236.564 4,3
6 Đường m a tấn mía/ngày 129.900 17.631 464 1.295.878 73,5
7 Rau quả tấn n m 826.630 18.598 128 464.157 25,0
8 Hồ tiêu tấn n m 116.300 2.279 134 65.595 28,8
9 Thức n ch n nuôi tấn n m 18.908.780 51.749 153 13.814.078 267,5
10 Ch i n Th t tấn n m 195.661 8.432 165 147.974 17,6
11 Ch i n thủy sản tấn n m 2.882.115 241.417 279 1.834.375 7,6
12 Ch i ng m3 g n m 25.452.386 469.675 130 18.995.931 40,4
Tổng cộng 1.020.875 154

Ngu n: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Về giá trị các doanh nghiệp nông sản cả nước đạt gần 800 nghìn tỷ đồng. Có bốn ngành hàng
có giá trị đạt trên 100 ngàn tỷ đồng bao gồm thủy sản (147.241 tỷ đồng), chế biến gỗ (141.521 tỷ
đồng), chế biến lúa gạo (114.783 tỷ đồng) và chế biến thức ăn chăn nuôi (135.024 tỷ đồng). Tổng
giá trị bốn mặt hàng này là 538.570 tỷ đồng chiếm 68% tổng giá trị chế biến của cả 12 ngành hàng
chế biến nông sản (bảng 4). Vấn đề này cho thấy các doanh nghiệp chế biến của nước ta chủ yếu tập
chung vào bốn ngành này mà chưa thực sự tập chung đầu tư và những sản phẩm nông sản có nhiều
tiềm năng khác. Hay các doanh nghiệp đang chỉ tập trung vào năng lực khả năng hiện tại của doanh
nghiệp mà chưa quan tâm tới các sản phẩm định hướng nhu cầu thị trường hiện nay. Chỉ tập trung
vào sản xuất cái doanh nghiệp có mà chưa sản xuất cái thị trường đang có nhiều tiềm năng và xu thế
trong khu vực.
Các doanh nghiệp chế biến nông sản nhìn chung vẫn hướng đến hoạt động xuất khẩu. Tỷ lệ xuất
khẩu khá cao trên 60% tổng giá trị chế biến trong cả nước phục vụ thị trường xuất khẩu. Mỗi ngành đề
sử dụng trên 80% giá trị chế biến của mình cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra một số ngành chủ yếu
phục vụ thị trường trong nước như chế biến mía đường, hay chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng gần
như toàn bộ giá trị sản xuất cho thị trường nội địa. Điều nay cho thấy sự mất cân đối trong tiêu thu sản
phẩm chế biến của các doanh nghiệp chế biến nông sản trong thời điểm hiện nay. Các doanh nghiệp chỉ
quan tâm tới thị trường xuất khẩu bỏ quên thị trường nội địa và ngược lại. Điều này có thể sẽ tạo ra rủi
ro với doanh nghiệp khi sự biến động của thị trường trong nước hoặc nước ngoài các doanh nghiệp sẽ
khó thích ứng được bởi sự mất cân đối trong thị trường tiêu thụ này.

950
Bảng 4. Giá trị ch bi n và tiêu thu sản phẩm của các doanh nghiệp
ch bi n nông sản năm 2018
Giá trị chế biến (tỷ ồng) Giá trị ti u thụ sản phẩm

Xu t khẩu Nội ịa
TT Ngành hàng Tỷ lệ
Tống số Giá trị Giá trị
(%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
(1.000.000 USD) (tỷ đồng)

1 Cả nƣớc 791.841 100 239.430 62,6 300.469 37,4

2 L ag o 114.783 14,50 100.405 3.672 39.490 33,9

3 Cà phê 88.579 11,19 60.765 3.672 13.286 14,7

4 Cao su 67.155 8,48 46.471 2.859 8.528 12,4

5 Chè 7.800 0,99 5.460 198 3.196 43,5

6 Điều 31.288 3,95 25.719 1.427 2.007 6,5

7 a đường 19.422 2,45 15.863 4.873 19.322 99,5

8 Rau quả 24.912 3,15 14.249 827 7.958 31,4

9 Hồ tiêu 9.175 1,16 6.698 387 1.237 13,2

10 Thức n ch n nuôi 135.024 17,05 51.309 72 133.548 98,9

11 Th t 4.935 0,62 2.862 62 3.608 73,2

12 Thủy sản 147.241 18,59 130.161 6.088 22.426 14,9

13 G 141.521 17,87 4.670 68,2 45.786 31,8

Ngu n: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


Trong chuỗi cung ứng nông sản bền vững, doanh nghiệp chế biến có vị trí then chốt, quyết
định chất lượng sản phẩm thành phẩm sau khi chế biến đến tay người tiêu dùng. Nó quyết định khả
năng cạnh tranh của sản phẩm, cũng như sản lượng tối ưu của sản phẩm từ sản xuất cho tới tay
người tiêu dùng. Ở Việt Nam có thể nhận thấy nhiều doanh nghiệp chế biến thực hiện luôn cả chức
năng tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, điều này cho thấy khâu chế biến luôn gắn chặt với thị trường,
quyết định khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp chế biến có một vị trí
rất quan trọng trong viên xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản bền vững tại Việt Nam.
Thực trạng cho thấy các doanh nghiệp chế biến nông sản hiện nay nhiều về số lượng, nhưng
quy mô nhỏ, chất lượng, công nghệ thấp. Đa phần các doanh nghiệp dừng lại ở khâu sơ chế không
tạo ra giá trị gia tăng cao. Đối với vấn đề thị trường chưa có cân đối giữa thị trường xuất khẩu và thị
trường nội địa. Trong khi để thích ứng và phát triển bền vững lâu dài doanh nghiệp cần phải cân đối
được cả hai thị trường này.
Để thực hiện tốt vai trò của mình, đóng góp vào việc phát triển các chuỗi cung ứng nông sản
bền vững tại Việt Nam bản thân các doanh nghiệp chế biến phải thực sự khỏe mạnh, ý thức được
việc nâng cao năng lực doanh nghiệp, trách nhiệm doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển
bền vững.
- Doanh nghiệp chế biến cần tăng cường liên kết từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ.
Rà soát và xây dựng các chính sách nhằm thực hiện triệt để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

951
Doanh nghiệp chế biến phải đóng vài trò đàu tàu, định hướng các thành viên trong chuỗi từ sản
xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ và dòng logistics ngược đảm bảo tính bền vững trong tất cả các
khâu này. Như đã phân tích ở trên thì trong chuỗi cung ứng nông sản thì doanh nghiệp chế biến
thực hiện cả hai khâu rất quan trọng là sơ chế, tinh chế và cả hoạt động xuất khẩu tiêu thụ. Doanh
nghiệp chế biến có tính chất quyết định sản xuất bền vững, thu gom bền vững và các khâu trong
chuỗi cung sản bền vững. Vì vậy bản thân các doanh nghiệp chế biến trước tiên phải chế biến sạch,
chế biến và tiêu thụ một cách bền vững.
- Liên kết các doanh nghiệp chế biến thành liên minh chiến lược: Như đã phân tích doanh
nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đa phần là quy mô nhỏ, vì vậy để có thể phát triển lâu dài, đầu
tư quy mô lớn, xây dựng các vùng sản xuất, chế biến tiêu chuẩn. Nhất định các doanh nghiệp cần
phải tăng quy mô, đầu tư them cơ sở vật chất, huy động them lao động có trình độ cao. Trước mặt
giải pháp có tính khả thi cao đó là các doanh nghiệp chế biến liên kết với nhau, hình thành các liên
minh trong chế biến, xuất khẩu nông sản bền vững. Hướng tới một ngành, lĩnh vực tiêu chuẩn có
thể đáp ứng được các thị trường xuất khẩu khó tính.
- Tập trung mọi ngu n lực phát triển lĩnh vực nông sản có nhiều lợi thế canh tranh, lợi thế vùng,
miền và có giá trị gia tăng cao như chế biến lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản… tạora
những mô hình mẫu làm tiền đề kêu gọi đầu tư và phát triển các lĩnh vực nông sản khác.. Cần thực
hiện đầu tư chuyển đổi doanh nghiệp hiện chỉ sơ chế, chế biến cái mình có sang thực hiện tinh chế,
chiến biến cái tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị
trường khu vực và quốc tế. Các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay và có nhiều
tiềm năng để thâm nhập vào các thị trường kho tính, đòi hỏi chất lượng cao. Và việc phát triển bền
vững, sản xuất theo các tiêu chuẩn cao là đòi hỏi tất yếu. Vì vậy doanh nghiệp chế biến trước mặt nên
tập trung vào những mặt hàng tiềm năng này xây dựng một chiến lược lâu dài bền vững.
- Tập trung sản xuất sản phẩm sach, hữu cơ: Sản xuất nông sản theo hướng phát triển nông
nghiệp hiện đại, nông nghiệp bền vững không sử dụng hóa chất, thuộc trừ xuất và nuôi trồng hữu
cơ. Đây là giải pháp lâu dài đáp ứng nhu cầu của thị trường phát triển và xu hướng trong tiêu dùng
hiện đại. Doanh nghiệp chế biến cần là đàu tàu định hướng trong chuỗi cung ứng nông sản bền
vững sản xuất theo hướng này.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ tại doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
nông sản. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chế biến giúp nâng cao năng xuất, giảm thiểu
được dư thừa, tác hại ra môi trường. Tạo ra được năng xuất và chất lượng cao hơn. Đặc biệt trong
điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay các doanh nghiệp chế biến nên đầu tư xây
dựng hạ tầng công nghệ thông tin tiến tiến và ứng dụng thành tưu khoa học công nghệ áp dụng vào
sản xuất, chế biến xuất khẩu nông sản bền vững.
- Quản lý ngu n cung hiệu quả: Đối với doanh nghiệp chế biến nông sản có được lực lượng
vật tư đầu vào để phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu có vị trí vai trò đặt biệt. Nó quyết định
đến toàn diện của quá trình sản xuất và kết quả đầu ra. Quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng
hiệu quả như là một chìa khóa giúp các doanh nghiệp chế biến nông sản có thể cạnh tranh trên thị
trường nhiều biến đổi hiện nay.
- Phát triển các nhà cung ứng và quản lý mối quan hệ. Nhờ vào việc duy trì tốt nhất các nhà
cung ứng hiện tại, nhận ra và phát triển các nhà cung ứng mới, mua hỗ trợ doanh nghiệp có được

952
các chiến lược thành công. Việc nắm được các nhà cung ứng có những sản phẩm, dịch vụ mới hoặc
đang có các ý tưởng đổi mới có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm vị trí cạnh tranh dẫn đầu hoặc sáng
tạo trên thị trường.
- Về quản lý nhà nước cần nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi các doanh nghiệp
chế biến nông sản thuộc sở hữu nhà nước sang thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả hoạt động
không cao, dây truyền sản xuất, thiết bị lạc hậu vừa phải sử dụng nhiều lao động, sản phẩm giá
thành cao chất lượng thấp, không ổn định. Doanh nghiệp nhà nước trình độ quản lý kém, chậm đổi
mới. Cần thực hiện tái cơ cầu ngành theo quy hoạch của chính phủ và trong đó là chuyển đối dần
các doanh nghiệp nhà nước sang thành phần kinh tế khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ageron, B., Gunasekaran, A., & Spalanzani A. (2012). Sustainable supply management:
Anempirical study. International Journal of Production Economics.
2. Beamon, B.M, (1999). Designing the green supply chain. Logistics Information Management
3. Christopher, M. (2000) The Agile Supply Chain : Competing in Volatile Markets Industrial
Marketing Management, Vol 29., No. 1.,
4. Chopra, S. và Meindl, P. (2009). Supply Chain Management: Strategy, Planning and
Operation. Prentice Hall.
5. Cigolini, R., Cozzi, M. and Perona, M. (2004), A New Framework for Supply Chain
Management. International Journal of Operations & Production Managemen.
6. Giovannuccia, D., & Ponte, S. (2005). Standards as a new form of social contract?
Sustainability initiatives in the coffee industry. Food Policy.
7. Jaffee, S. & Siegel, P. A. (2008), WorldBank. Retrieved April 11, 2017.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn giai doạn 2011-2020, ban hành kèm theo văn bản 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009.
9. Báo cáo tổng hợp dự án điều tra thực trạng chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản
trong các loại hình tổ chức sản xuất, Phê duyệt tại Quyết định số 2298/QĐ-CB-NS ngày
30/12/2014.
10. Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 phê duyệt
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững.
11. Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản thông qua chế biến và
giảm tổn thất sau thu hoạch.
12. Báo cáo thống kê Hải Quan Việt Nam 2018 - cổng thông tin điện tử
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx
13. Viên quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - cổng thông tin điện tử
http://www.niapp.org.vn/info/vi/ln

953

You might also like