You are on page 1of 4

Công của lực điện.

Hiệu điện thế


Câu 1. Chọn phát biểu sai. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q từ điểm A đến điểm B
trong điện trường đều E
A. tỉ lệ với độ lớn điện tích q di chuyển.
B. phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ A đến B.
C. chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm A và B.
D. bằng độ giảm thế của thế năng tĩnh điện của điện tích q giữa A và B.
Câu 2. Thế năng của một điện tích q trong điện trường trường đặc trưng cho
A. tác dụng lực điện mạnh hay yếu. B. điện trường của q mạnh hay yếu.
C. khả năng sinh công của lực điện. D. năng lượng đang có của điện trường.
Câu 3. Thế năng của điện tích q trong điện trường đều
A. luôn có giá trị dương. B. không đổi vì q ở trong điện trường đều.
C. phụ thuộc vị trí của q. D. có giá trị phụ thuộc vào mốc thế năng.
Câu 4. Chọn phát biểu sai. Điện thế tại điểm M trong điện trường
A. là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt trữ năng lượng.
B. là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi tác dụng lực lên một điện
tích q đặt tại điểm đó.
C. được xác định bằng thế năng tĩnh điện của điện tích 1C đặt tại điểm đó.
D. bằng công của lực điện làm di chuyển một điện tích từ điểm này đến điểm khác trong điện trường.
Câu 5. Gọi E là cường độ điện trường; A là công của lực điện; q là điện tích; d là khoảng cách. Biểu thức
nào sau đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn?
A. qEd B. qE C. Ed D. Aq
Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường
A. là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển
giữa M và N.
B. cũng chính là điện thế tại M hay điện thế tại N khi chọn điện thế ở mặt đất làm mốc.
C. hoàn toàn không phụ thuộc vào mốc để tính điện thế tại M và N.
D. là đại lượng có hướng và luôn mang giá trị dương.
Câu 7. Nếu một điện tích q > 0 ban đầu đứng yên chỉ chịu tác dụng của lực điện thì nó sẽ có xu hướng
A. di chuyển về nơi có điện thế thấp. B. di chuyển về nơi có điện thế cao.
C. tiếp tục đứng yên khi q có giá trị lớn. D. di chuyển vuông góc với lực điện.
Câu 8. Chọn phát biểu sai:
A. Vectơ cường độ điện trường E có chiều từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
B. Nếu giữa hai điểm trên một đường sức của điện trường đều, cách nhau một khoảng d có hiệu điện
thế U thì E = U/d.
C. Vôn trên mét là cường độ điện trường đều mà hiệu điện thế dọc theo mỗi đơn vị chiều dài đường
sức là 1 vôn.
D. Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm mà khi di chuyển điện tích 1 culong từ điểm nọ đến điểm kia
thì công của lực điện thực hiện bằng 1 Jun.
Câu 9. Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E
là A = qEd, trong đó d là
A. khoảng cách giữa hai điểm đầu và điểm cuối.
B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
C. độ dài đại số của đoạn hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
Câu 10. Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. cường độ của điện trường.
C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích
mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.
B. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của
điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác dụng
lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.
D. Điện trường tĩnh là một trường thế.
Câu 12. Công của điện trường khác 0 trong khi điện tích dịch chuyển
A. giữa hai điểm khác nhau trên đường thẳng cắt các đường sức.
B. trên đường thẳng vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
C. hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
D. hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
Câu 13. Khi dịch chuyển điện tích dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường
dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
Câu 14. Gọi q là điện tích, E là cường độ điện trường, d là khoảng cách giữa hai điểm trong điện trường
nằm trên cùng một đường sức. Biểu thức nào dưới dây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là jun (J)?
A. qE B. qE/d C. qEd D. Ed
Câu 15. Hai điểm A, B nằm trong mặt phẳng chứa các đường sức trong một điện trường
đều (hình vẽ). AB = 10cm, E = 100V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B bằng
A. 10V B. 5V
C. 5 3V D. 20V
Câu 16. Tại điểm A trong điện trường đều có một electron bắn ra theo phương vuông góc với đường sức
điện. Dưới tác dụng của lực điện, electron này đi đến B. Ta có:
A. UAB > 0 B. UAB < 0 C. UAB = 0 D. UAB có dấu tùy ý.
Câu 17. Trong tam giác ABC được đặt trong điện trường E0 như hình vẽ, thì điện thế
A. VA < VB < VC.
B. VA < VB = VC.
C. VA > VB = VC.
D. VA = VB < VC.
Câu 18. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là
1 1
A. UMN = UNM B. UMN = - UNM C. U MN = D. U MN = −
U NM U NM
Câu 19. Cho ba điểm A, B, C trong một điện trường đều như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Khi điện tích đi từ B đến C thì công của lực điện trường thực hiện là 0.
B. VB = VC.
C. VA < VB.
U
D. E = AC
AC
Câu 20. Hai điẻm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện
thế giữa hai điểm M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
A. UMN = VM – VN B. UMN = Ed C. AMN = qUMN D. E = UMN.d
Câu 21. Một điện tích dương q di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp
với góc . Trong trường hợp nào sau đây công của điện trường là lớn nhất?
A.  = 0 B.  = 450 C.  = 600 D.  = 900
Câu 22. Trong điện trường của điện tích Q, một điện tích q di chuyển từ điểm
M đến N như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. AMN > AM1N > AM2N.
B. AMN = AM1N = AM2N.
C. AMN < AM1N < AM2N.
D. AM1N > AMN > AM2N.
Câu 23. Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một
đường cong kín. Gọi công của lực điện đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.
B. A > 0 nếu q < 0.
C. A = 0 trong mọi trường hợp.
D. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chuyển chuyển động của q.
Câu 24. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích
q = −1C từ M đến N là
A. −1J B. +1J C. −1J D. +1J
Câu 25. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 200V là
A = 1J. Độ lớn điện tích đó là
A. 2.10-4C B. 2.10-4µC C. 5.10-4C D. 5.10-4µC
Câu 26. Một điện tích q = 1µC di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng
lượng W = 0,2mJ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là
A. 0,20V B. 0,20mV C. 200kV D. 200V
Câu 27. Trong một điện trường đều có cường độ E = 300V/m có tam giác đều ABC cạnh a = 20cm và
BC  E. Một điện tích q = 10-8C dịch chuyển từ C đến A, công của lực điện trường thực hiện bằng
A. 6.10-6J B. 3.10-6J C. −6.10−6 J D. −3.10−6 J
Câu 28. Một electron bay với vận tốc 1,5.107m/s từ một điểm có điện thế 800V theo hướng các đường sức.
Bỏ qua trọng lực tác dụng lên electron. Điện thế của điểm mà tại đó electron dừng lại bằng
A. 162V B. 0V C. 200V D. 150V
Câu 29. Mặt trong của màng tế bào cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu
điện thế giữa hai mặt bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8.10-9m. Hỏi cường độ điện trường trong màng tế bào
bằng bao nhiêu?
A. 5,45.106V/m B. 8,75.106V/m C. 2,45.106V/m D. 6,45.106V/m
Câu 30. Công của lực điện trường làm dịch chuyển một điện tích −2C ngược hướng của một đường sức
trong một điện trường đều 2000V/m trên quãng đường 2m là
A. 0,012J B. 0,006J C. 0,015J D. 0,008J
Câu 31. Hai bản kim loại phẳng đặt nằm ngang, song song, cách nhau một khoảng d = 10cm. Giữa hai bản
có hiệu điện thế U = 1000V. Xét tam giác vuông cân ABC (AB = BC = 5cm, cạnh BC song song với hai
bản). Ta có:
A. UAB = UBC = 500V, UAC = 1000 2V. B. UAB = 500V, UBC = 0, UAC = 500 2V.
C. UAB = UAC = 500V, UBC = 0. D. UAB = UBC = UAC.
Câu 32. Hình chữ nhật MNOK có các cạnh MK = NO = 3cm và MN = KO = 4cm, đặt trong điện trường
đều có E = 2500V/m như hình vẽ. Tính công của lực điệ n trường khi
q = −3.10−8 C di chuyển từ O đến M.
A. 3,5.10-6J B. 2.10-6J
-6
C. 3.10 J D. 4,5.10-6J
Câu 33. Hai bản kim loại phẳng, song song tích điện trái dấu, cách nhau 2cm, cường độ điện trường giữa
hai bản là 3.103V/m. Sát bản dương có một điện tích q = 1,5.10−2 C. Công của lực điện thực hiện lên điện
tích khi điện tích di chuyển đến bản âm là
A. 9J B. 0,09J C. 0,9J D. 1,8J
Câu 34. Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam
giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Hiệu điện thế giữa hai điểm BC
A. 400V B. 300V C. 200V D. 100V
Câu 35. Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15kg, mang điện tích 4,8.10-18C, nằm lơ lửng giữa hai tấm kim
loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu cách nhau một khoảng 2cm. Lấy g = 10m/s2. Hiệu điện thế
đặt vào hai tấm kim loại đó là
A. 255,0V B. 127,5V C. 63,75V D. 734,4V
Câu 36. Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2cm được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện
tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9J. Coi điện trường bên trong
khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường
độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là
A. 2V/m B. 40V/m C. 200V/m D. 400V/m
Câu 37. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường
E = 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electron bằng 300km/s. Khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Từ lúc bắt
đầu chuyển động đến lúc vận tốc của electron bằng không thì electron chuyển động được quãng đường là
A. 5,12mm B. 2,56mm C. 5,12.10-3mm D. 2,56.10-3mm
−8
Câu 38. Một điện tích q = −3.10 C, chuyển động trong điện trường đều có cường độ điện trường
E = 4000 V/m từ điểm M đến N. Biết MN = 10cm và hướng từ M đến N, hợp với đường sức điện một góc
450. Công của lực điện là
A. 8,49.10-6J B. −8,49.10−6 J C. 6,53.10−6 J D. −6,53.10−6 J
Câu 39. Cho hai bản kim loại song song, cách nhau 0,1m, tích điện trái dấu và cùng độ lớn. Hiệu điện thế
giữa hai bản là U = 500V. Một electron chuyển động không vận tốc đầu từ bản âm sang bản dương. Vận
tốc của electron lúc nó vừa chạm vào bản dương là
A. 1,33.107m/s B. 2.107m/s C. 2,5.107m/s D. 0,6.107m/s
Câu 40. Cho ba bản kim loại phẳng tích điện A, B, C song song như hình vẽ: d1 = 5cm;
E1 = 4.104V/m, d2 = 8cm;E2 = 5.104 V/m. Chọn gốc điện thế ở bản A, điện thế của các
bản B và C là
A. VB = - VC = 2000V
B. VB = - VC = - 2000V
C. VB = - 1000V/m; VC = 3000V
D. VB = VC = 2000V
Câu 41. Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích q giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000V
là A = 1J. Ta có:
A. q = 2.104 C B. q = 2.10−4 C C. q = 0,5.10−4 C D. q = 5.10−4 C
Câu 42. Điện trường ở sát mặt đất có cường độ vào khoảng 150V/m và có hướng thẳng đứng từ trên xuống.
Hiệu điện thế giữa một điểm ở độ cao 5m và mặt đất bằng
A. 30V B. 50V C. 150V D. 750V
Câu 43. Cho hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu đặt nằm ngang song song và cách nhau một đoạn
d = 1,6cm. Hiệu điện thế giữa hai bản là U = 910V. Một electron bay theo phương ngang với vận tốc ban
đầu v0 = 2.108m/s đi vào khoảng giữa hai bản. Bỏ qua tác dụng của trọng lực, x, y đều có đơn vị mét. Phương
trình quỹ đạo của electron là
A. y = 2,5x2 B. y = 0,125x2 C. y = 1,25x2 D. y = 25x2
Câu 44. Cho hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu đặt nằm ngang song song và cách nhau một đoạn
d = 1,6cm. Hiệu điện thế giữa hai bản là U = 910V. Một electron bay theo phương ngang với vận tốc ban
đầu v0 = 2.108m/s đi vào khoảng giữa hai bản. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Biết chiều dài của bản là
= 5cm. Độ lệch của electron so với phương ban đầu khi nó vừa ra khỏi bản là
A. 0,3125mm B. 0,3125cm C. 3,125mm D. 3,125cm

You might also like