You are on page 1of 4

SLIDE1

Khái niệm Hội nhập quốc tế là gì?


Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có nguồn gốc lịch sử lâu đời, mang tính
xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của mối quan hệ giữa người với
người. Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau
Về bản chất, hội nhập quốc tế là một hình thức hợp tác quốc tế rất phát triển. Hội
nhập quốc tế và các hình thức hợp tác quốc tế khác vì lợi ích của các quốc gia,
dân tộc. Các quốc gia tham gia vào quá trình này về cơ bản vì lợi ích của đất
nước, vì sự thịnh vượng của đất nước. Mặt khác, các quốc gia thực hiện hội nhập
quốc tế cũng đã góp phần đưa thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh và
thịnh vượng.
Nhìn chung, hội nhập quốc tế chủ yếu được chia thành ba cấp độ: hội nhập toàn
cầu, hội nhập khu vực và hội nhập song phương. Các phương pháp tiếp cận tích
hợp này được triển khai trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
SLIDE2
Hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế được xem như quá trình gia tăng sự liên kết giữa nền
kinh tế của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Từ đó tạo ra nhiều tác động tích cực
đối với quá trình phát triển của Việt Nam, so với đó là tạo ra nhiều thách thức lớn
cho nền kinh tế của Việt nam
Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế chủ yếu thể hiện trên 3 lĩnh
vực, bao gồm:
Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (KTQT),
Hội nhập trên lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. xã hội, giáo dục, khoa học -
công nghệ và các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập
trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế
SLIDE3
Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
SLIDE4
 Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Khái niệm: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
Việt Nam là nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để giúp cho cơ cấu
nền kinh tế có sự thay đổi vượt bậc, không bị tụt hậu phía sau
VD: Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA. và
nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hóa đem lại.
Toàn cầu hóa diễn ra rộng rãi trên nhiều phương diện:
- Kinh tế ( xu thế nổi trội, là tiền đề thúc đẩy các lĩnh vực khác)
- Chính trị
- Văn hóa
- Xã hội…
SLIDE5
Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước,
nhất là các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều hiện hiện nay.
VD: Việt Nam thu hút hiệu quả cả ba nguồn lực quốc tế lớn là: Nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và nguồn kiều hối. Tính đến hết năm 2014, tổng số vốn FDI đăng
ký đầu tư vào Việt Nam đạt hơn 270 tỷ USD, năm 2014 đạt tên 21 tỷ
USD; Hiện nay có khoảng 60 nhà tài trợ lớn cho Việt Nam (bao gồm cả
nhà tài trợ song phương và đa phương).

SLIDE6
Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có
một số đặc điểm nổi bật như sau:
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ
chức quốc tế với tư cách là một thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế như:
WTO, ASEAN ,... Việt Nam đã vô cùng nỗ lực để thực hiện đầy đủ nghiêm túc và
cam kết tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này
Trong khuôn khổ WTO:
Trong khuôn khổ ASEAN:
SLIDE7
Ví dụ: Hiệp định về Thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và
Australia ngày 05/3/1991; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về Khuyến khích và Bảo hộ
đầu tư lẫn nhau ngày 30/10/1991;...

+ Về hợp tác đa phương và khu vực: thông qua các hiệp định kinh tế đa phương
được thiết lập bởi những tổ chức kinh tế có tính khu vực; Đến hội nhập kinh tế
toàn cầu phạm vi hội nhập giữa các nước đã được mở rộng trên phạm vi toàn thế
giới, thông qua các hiệp định kinh tế đa phương hoặc đa biên được thiết lập bởi
những tổ chức kinh tế có tính toàn cầu.

Ví dụ: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO từ năm 1995, sau 12 năm đàm phán,
tới năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại lớn nhất hành tinh này. Khi gia nhập WT0, Việt Nam được tiếp cận thị
trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu
đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử; Việt Nam có
được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách

thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới
công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh
nghiệp.
SLIDE8
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam
SLIDE9
Tác động tích cực: hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là yếu tố tất yếu mà còn
đem lại những lợi ích to lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Mở rộng thị trường trong nước
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Thúc đẩy hội của các lĩnh vực khác như : văn hóa, chính trị, củng cố an ninh
quốc phòng

SLIDE10

VD: Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ trước tới nay, mối quan hệ hữu nghị, đoàn
kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào. Hiện nay, Việt Nam là một trong
những nước đứng đầu về đầu tư và là đối tác thương mại lớn của Lào. Hợp tác
trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng tiếp tục đạt được nhiều kết quả góp phần bảo
đảm vững chắc ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội của mỗi nước. Hai bên tiếp
tục phối hợp triển khai thực hiện tốt theo các thỏa thuận đã ký về biên giới, ngăn
chặn và xử lý kịp thời mọi hành động xâm phạm biên giới, phối hợp đấu tranh
chống tội phạm xuyên biên giới, thúc đẩy ký kết các hiệp định trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh. ( Theo Tạp chí Cộng sản, trong bài “ Quan hệ hữu nghị, đoàn kết
đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào: Những chặng đường lịch sử “ tác giả
PGS, TS. VŨ QUANG VINH, RA NGÀY (13-12-2020)

SLIDE11

Tác động tiêu cực: hội nhập kinh tế quốc tế không hiện những mặt lợi ích, mà trái
lại nó cũng có rất nhiều rủi ro, bất lợi và đầy thách thức
1. Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt giữ các doanh nghiệp trong và ngoài nước
2. Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào thị trường nước ngoài
3. Phân phối không công bằng về lợi ích và rủi ro làm cho tăng khoảng cách
giàu nghèo
4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi
5. Tạo thách thức đối với quyền lực và chủ quyền quốc gia
6. Tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn
7. Tăng nguy cơ tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, dịch bệnh, nhập cư trái
phép,…

You might also like