You are on page 1of 4

Động từ năng nguyện (trợ động từ)

Cùng học ngữ pháp tiếng Trung cơ bản qua các từ loại. Trong bài hôm
nay, THANHMAIHSK xin giới thiệu về một loại từ loại rất đặc biệt trong
ngữ pháp tiếng Trung: trợ động từ. Trong tiếng Trung có rất nhiều trợ
động từ khác nhau với cách dùng khác biệt.

ngu phap tieng trung: dong tu


nang nguyen
Ngữ pháp là một phần rất quan trọng học ngoại ngữ. Nắm rõ ngữ pháp tiếng Trung
giúp những bạn mới hoc tieng Trung sử dụng tiếng Trung cơ bản được linh hoạt, tự
nhiên hơn. Để giúp các bạn tự học tiếng Trung online một cách hiệu quả, trung tâm đào
tạo tiếng Trung uy tín THANHMAIHSK sẽ có một chuỗi bài giới thiệu về ngữ pháp tiếng
Trung cơ bản. Chúng ta hãy cùng bắt đầu với bài học nào!

 Các loại phó từ trong tiếng Trung ( p2 )


 Các loại phó từ trong tiếng Trung ( p1 )
 Học tiếng trung qua bổ ngữ xu hướng (p1)
 Cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản (P6)
 Cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cơ bản (P5)
NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG CƠ BẢN

Bài 4: Động từ năng nguyện (trợ động từ)

1. Định nghĩa Động từ năng nguyện


– Động từ năng nguyện (trợ động từ) là từ đi kèm giúp động từ diễn tả các ý: khả năng,
nhu cầu và nguyện vọng.

– Phân loại:
 Động từ năng nguyện biểu thị khả năng: VD: 能、能够、可以
 Động từ năng nguyện biểu thị nhu cầu: VD: 该、当、应当
 Động từ năng nguyện biểu thị nguyện vọng: VD: 敢、肯、愿意

2. Đặc điểm ngữ pháp Động từ năng nguyện cần chú ý:


– Không thể lặp lại.

– Ngoài động từ, động từ năng nguyện còn có thể đi kèm hình dung từ.

– Động từ năng nguyện không thể mang các trợ từ thời trạng “着”, “了”, “过”.

– Dạng phủ định của động từ năng nguyện là: 不 + [Động từ năng nguyện]

ngu phap tieng trung: dong tu nang nguyen


 

3. Một số trợ động từ thường gặp


a/. 能 / 能够 [Néng / Nénggòu]

– Biểu thị xét về mặt chủ quan có một khả năng nào đó.

– Biểu thị có đủ một điều kiện khách quan nào đó.

– Biểu thị ý xét về tình về lý thì có thể chấp nhận, thường dùng trong câu nghi vấn và
câu phủ định.

– Biểu thị ý “cho phép”, thường dùng trong câu nghi vấn và câu phủ định. Trong câu
trần thuật, dạng khẳng định của ý 3 và ý 4 là “可以”.

– Biểu thị ý dự tính, phỏng chừng.

– Biểu thị giỏi về một việc gì đó.

b/. 可以 [Kěyǐ]

– Biểu thị xét về mặt chủ quan có một khả năng nào đó.
– Biểu thị có đủ một điều kiện khách quan nào đó. Với 2 ngữ nghĩa trên trong câu trần
thuật, dạng phủ định dùng “不能”.

– Biểu thị ý xét về tình về lý thì có thể chấp nhận. Trong câu trần thuật, dạng phủ định
dùng “不能”. Khi trả lời độc lập, với ý nghĩa này, ta dùng “不行、不成”.

– Biểu thị ý “cho phép”. Trong câu trần thuật dạng phủ định thường dùng “不可以” hoặc
“不能”. Khi trả lời độc lập, với ý nghĩa này, ta dùng “不行、不成”.

– Biểu thị ý “đáng để làm gì đấy”, dạng phủ định dùng “不值(得)”.

c/. 要 [Yào]

– Biểu thị ý muốn làm một việc gì đó.

– Biểu thị ý cần thiết trên thực tế hoặc về mặt tình lý, có nghĩa “nên, cần phải”. Thường
dùng với những tình huống chưa xảy ra.

– Biểu thị “có thể, biết” giống “可能、会”, nhưng mức độ cao hơn. Dạng phủ định
thường dùng là “不会、不可能”.

– Biểu thị ý một sự đánh giá, một cách nhìn, thường dùng trong câu so sánh.

d/. 可能 [Kěnéng]

– Biểu thị tính khả năng xét về mặt khách quan. Thông thường được dùng cho những
hành động chưa xảy ra hoặc những tình huống giả thiết.

– “可能” cũng được dùng là danh từ, chỉ ý ‘tính khả năng’; có thể dùng là phó từ, chỉ ý
‘có lẽ, có thể’

e/. 会 [Huì]

– Biểu thị ý sau một quá trình tích lũy, học tập có một loại năng lực nào đó.

– Biểu thị ý có thể thực hiện được, có thể sử dụng trong cả tình huống đã xảy ra hoặc
chưa xảy ra.

– “会” còn có thể dùng như một động từ, biểu thị ý “giỏi về một cái gì đấy”.

f/. 原意 [Yuányì]
– Biểu thị ý muốn chủ quan, mang hàm nghĩa ‘thích, vui vẻ’.

Học tiếng Trung thành thạo là một lộ trình dài cần có sự nỗ lực cố gắng rất nhiều từ
bạn. Học online rất được khuyến khích tuy nhiên bạn sẽ không được “tắm trong tiếng
Trung” giống như các bạn đi học tại các trung tâm. Để phục vụ tốt nhất cho học tập và
công việc về sau thì bạn hãy đăng ký các lớp học tiếng trung cơ bản nhé!

You might also like