You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN SƠN LÂM


18096801

ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT VÀ PHÂN TÍCH


THỨ BẬC AHP ĐỂ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CHO CÔNG TY VIETJET

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã chuyên ngành: 52340101C

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


TS ĐÀM TRÍ CƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH , NĂM 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN SƠN LÂM

ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT VÀ PHÂN TÍCH THỨ


BẬC AHP ĐỂ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CHO CÔNG TY VIETJET
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

GVHD : TS ĐÀM TRÍ CƯỜNG


SVTH : NGUYỄN SƠN LÂM
LỚP : ĐHQT14CTT
KHÓA : 2018 - 2022

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

TÓM TẮT KHÓA LUẬN


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SWOT, AHP TRONG
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Tổng quan về mô hình SWOT
Quản trị chiến lược/hoạch định chiến lược được ứng dụng rộng rãi bởi
tất cả các doanh nghiệp trong kinh doanh để chống lại sự cạnh tranh khốc liệt
trên thương trường cũng như có thể đưa ra những kế hoạch xuất sắc. Quá trình
quản trị/hoạch định chiến lược cơ bản gồm ba giai đoạn: Xây dựng chiến lược,
thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Một trong những công cụ có thể
làm được công việc đánh giá, phân tích tổng quan đó chính là SWOT.
Quản trị chiến lược đã được sử dụng rộng rãi bởi tất cả các doanh
nghiệp để chống lại sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Quá trình quản lý
chiến lược bao gồm ba giai đoạn: xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược và
đánh giá chiến lược. Phân tích SWOT về các cơ hội và mối đe dọa bên ngoài
cũng như các điểm mạnh và điểm yếu bên trong của doanh nghiệp là rất quan
trọng đối với việc xây dựng và phát triển chiến lược (Chang, Huang, 2006)
Phân tích SWOT (là viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa)
là một công cụ thường được sử dụng để phân tích môi trường bên trong và bên
ngoài nhằm đạt được cách tiếp cận có hệ thống và hỗ trợ cho việc ra quyết định
[1].
Phân tích SWOT là phân tích về các cơ hội và mối đe dọa bên ngoài
cũng như các điểm mạnh và điểm yếu brrn trong của doanh nghiệp. Việc phân
tích rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển chiến lược [7]
SWOT là một trong những phương pháp phổ biến nhất và là một công
cụ được các nhà quản lý sử dụng trong việc tạo ra các chiến lược [2].Các yếu tố
bên trong và bên ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với tương lai của công ty được
gọi là các yếu tố chiến lược. Trong SWOT, các yếu tố này được tập hợp thành
bốn nhóm bao gồm: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Bằng cách áp
dụng SWOT trong các quyết định đề xuất chiến lược kinh doanh, mục đích là
để lựa chọn hoặc xây dựng và thực hiện một chiến lược dẫn đến sự phù hợp
giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp [8]. Hơn nữa, chiến lược
được lựa phải phù hợp với mục đích hiện hại và tương lai của doanh nghiệp[9].
Phân tích SWOT liên quan đến tư duy có hệ thống và phán đoán toàn diện các
yếu tố liên quan đên sản phẩm, công nghệ, quản lý hoặc kế hoạch mới. Hình …
cho thấy cách phân tích của SWOT để hình thành ma trận SWOT cho doanh
nghiệp.
Khung phân tích SWOT
Nguồn: [10]C. Kahraman và công sự 2008
Mục tiêu cuối cùng của quá trình lập kế hoạch chiến lược, trong đó
SWOT là một trong những giai đoạn ban đầu, là bước phát triển và áp dụng
chiến lược dẫn đến mối quan hệ hòa hợp giữa các yếu tố bên trong và bên
ngoài. SWOT cũng có thể được sử dụng khi phương án thay thế xuất hiện đột
ngột và cần phân tích bổi cảnh của các quyết định liên quan đến điều đó. Phân
tích SWOT thực sự là một phương pháp giúp xây dựng chiến lược kinh doanh.
Việc phân tích nhằm mục đích xác định những điểm mạnh và điểm yếu của tổ
chức, những cơ hội và đe dọa trong môi trường ngành của tổ chức đang kinh
doanh. Phân tích SWOT là một công cụ quan trọng để hổ trợ cho việc ra quyết
định và thường được sử dụng như một công cụ để phân tích hệ thống của tổ
chức, cả những ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đối với tổ chức[3].
Xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của tổ
chức giúp các tổ chức có thể xây dựng chiến lược về điểm mạnh của mình, loại
bỏ điểm yếu và khai thác cơ hội của tổ chức hoặc sử dụng SWOT nhưng một
công cụ phân tích giúp tổ chức chống lại các mối đe dọa. Phân tích SWOT sẽ
phân tích và đưa ra được các yếu tố bên trong và bên ngoài (yếu tố chiến lược)
quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức. Một phân tích toàn
diện là một một phân tích quan trọng để xác định các yếu tố bên trong và bên
ngoài mà tổ chức phải đối mặt. Một mặt, những yếu tố này có thể bao gồm các
khuyến khích, mặt khác có thể đại diện cho một hạn chế tiềm ẩn về mặt hoạt
động của tổ chức hoặc các mục tiêu mà tổ chức muốn đạt được [3]. Thông tin
kết quả có thể được trình bày một cách có hệ thống dưới dạng ma trận, các kết
hợp khác nhau của 4 yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của ma trận
SWOT có thể giúp xác định một chiến lược phát triển lâu dài và hiệu quả cho
tổ chức, doanh nghiệp.

Sơ đồ ma trận SWOT
Nguồn: Xin Chan (2011)
Trong đó:
ØSO: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh
nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả nhà quản trị đều mong
muốn muốn doanh nghiệp của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong
có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường
bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ đuổi theo các chiến lược WO,ST,WT
để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi doanh
nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở
thành điểm mạnh. Khi doanh nghiệp phải đối đầu với những mối đe dọa quan
trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
ØST: Là chiến lược sử dụng cấc điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh
khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này không
có nghĩa là một doanh nghiệp hùng mạnh luôn gặp phải những mối đe dọa từ
bên ngoài
ØWO: Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng
cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài
đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cách nó
khai thác những cơ hội này.
ØWT: Là chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên
trong và tránh khỏi những đe dọa từ bên ngoài. Một tổ chức doanh nghiệp đối
đầu với vô số mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến
cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế một doanh
nghiệp như vậy phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố
phá sản hay chịu vỡ nợ.
Ưu điểm và nhược điểm của ma trận SWOT
Collins-Kreiner và Wall nhấn mạnh rằng phân tích SWOT rất đơn giản
và hữu ích cho việc tổ chức thông tin, đặc biệt là cho nghiên cứu sơ bộ nhưng
cũng là cơ sở cho các công việc lý thuyết và ứng dụng [1]. Một trong những ưu
điểm nhưng đồng thời cũng là nhược điểm của phân tích SWOT là phương
pháp giả định. Sự nhấn mạnh vào việc đánh giá công việc dường như được áp
dụng nhiều hơn lý thuyết. Ma trận SWOT tỏ ra rất hữu ích trong việc hiểu biết
môi trường của tổ chức và trong việc lập kế hoạch chiến lược cho sự tăng
trưởng và phát triển của tổ chức. Ngoài ra, còn có thể kể đến khi nhắc về ưu
điểm của ma trận SWOT như đây là ma trận có thể phục vụ phân tích bất kỳ
ngành nghề nào và bất kì mục đích sử dụng nào mà không hề tốn kém chi
phí[*]
Khi kể đến những bất lợi, phân tích SWOT không thể định lượng được
ảnh hưởng của trọng số và các yếu tố chiến lược đối với các giải pháp thay thế
[4].Mặc dù một số nghiên cứu đã bao gồm trọng số định lượng như vậy nhưng
không có nghiên cứu nào tính đến mối quan hệ hoặc các yếu tố phụ thuộc trong
phân tích SWOT. Điều này rất quan trọng vì không thể giả đình rằng các yếu tố
của phân tích SWOT là độc lập và không kết nối giữa các yếu tố này với nhau.
Khi sử dụng SWOT không có khả năng đánh giá toàn diện các tình huống ra
quyết định chiến lược[*]. Ngoài ra, phân tích SWOT sẽ không tốn kém về kinh
phí để xác định mức độ quan trọng của các yếu tố vì vây mà phân tích chủ yếu
dựa vào phân tích định tính; kỹ năng chuyên môn của con người. Vì quá trình
lập kế hoạch thường phức tạp bởi 1 số tiêu chí và sự phụ thuộc lẫn nhau nên
đôi khi việc sử dụng SWOT là không đủ [*]. Trong một nghiên cứu từ năm
1997 (Hill và Wesbrook) [5] phát hiện ra rằng không có công ty nào trong số
20 công ty là đối tượng nghiên cứu của họ không ưu tiên các yếu yếu tố SWOT
riêng lẻ và chỉ có ba công ty sử dụng phân tích SWOT trong việc xác định sứ
mệnh, chiến lược cho doanh nghiệp của họ. Ngoài ra, biểu hiện của một số yếu
tố rất ngắn gọn và mang tính chất chung chung. Như vậy, có thể kết luận rằng
kết quả của phân tích SWOT thường chỉ là tổng hợp bên ngoài và mức độ
chính xác chưa cao hoặc không có đầy đủ các thử nghiệm định tính của các yếu
tố bên trong và bên ngoài[*].
Ứng dụng của ma trận SWOT
Sự khởi đầu của phân tích SWOT bắt đầu từ năm 1960 và việc áp dụng
phân tích SWOT từ đó cho đến nay đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Phân tích
SWOT được sử dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ: để lập kế hoạch và phát
triển tình hình như một công cụ để tổ chức và giải thích thông tin. Phân tích
SWOT thường được sử dụng bởi cái nhà tư vấn nhưng phân tích hiếm khi được
các nhà khoa học sử dụng. Chang el.al cho biết rằng các yếu tố bên ngoài có
thể được phân loại theo mức độ hấp dẫn của nó và khả năng tiềm ẩn: Cơ hội
thành công và mối đe dọa không thành hiện thực. Các yếu tố bên trong có thể
được xếp hạng dựa trên mức độ hiệu quả và mức độ liên quan của chúng [6].
Hơn nữa, chúng tóm tắt các yếu tố chiến lược bên trong và bên ngoài trong ma
trận EFAs ( Tổng hợp các yếu tố chiến lược bên ngoài) và ma trận IFAs (Tổng
hợp các yếu tố chiến lược bên trong). Phân tích đã cho thấy các yếu tố bên
trong và bên ngoài có thể được cân nhắc như thế nào để minh họa cách ban
lãnh đạo phản ứng với các yếu tố đánh giá cụ thể này dựa trên tầm quan trọng
được nhận thức của chúng đối với công ty. Trọng số được thực hiện trên thang
điểm từ 0 (không quan trọng nhất) đến 1 (rất quan trọng nhất). Kết quả là một
điểm số có trọng số cho biết mức độ phản ứng của công ty đối với các yếu tố
chiến lược hiện tại và dự đoán trong môi trường. Ngoài trọng số và đánh giá
các yếu tố SWOT riêng lẻ, phân tích còn đề xuất trọng số của bốn nhóm trong
phân tích SWOT và việc sử dụng chúng làm hệ số nhân bổ sung cho các yếu tố
riêng lẻ để đánh giá ý nghĩa tổng thể của chúng.
Sau phân tích này, các nhà quản lý có thể nhận được một số nền tảng,
chẳng hạn như các yếu tố mà chúng ta nên dựa vào đó để đạt được thành công
trong lai của chiến lược. Tuy nhiên, không có phương pháp tiếp cận nào được
trình lại không bao gồm một kỹ thuật có hệ thống để xác định tầm quan trọng
của các yếu tố.
Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Saaty (1980) đã phát minh ra phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) ,
đây là một phương pháp ra quyết định để phân tích các cấp thứ bậc trong một
mô hình. Dựa trên việc sử dụng các thuật toán cơ bản, phương pháp phân tích
tích thứ bậc có cơ sở lý thuyết để hỗ trọ các cá nhân và nhóm chuyên gia
nghiên cứu, phân tích trong việc ra quyết định hay đề xuất các chiến lược
Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) là một lý thuyết đo lường tổng
quát thông qua so sánh từng cặp và dựa vào nhận định của các chuyên gia để
đưa ra các thang điểm ưu tiên. Ngày nay, phương pháp này được sử dụng áp
dụng cho rất nhiều vấn đề lựa chọn đơn giản của cá nhân, hoạch định chiến
lược kinh doanh, lựa chọn danh mục đầu tư và phân tích tài chính (Saaty,2008).
AHP là một kỹ thuật ra quyết định đa tiêu chí có thể giúp thể hiện hoạt
động ra quyết định chung bằng cách phân tách một vấn đề phức tạp thành một
cấu trúc phân cấp gồm mục tiêu, tiêu chí và lựa chọn thay thế [11]. AHP thực
hiện so sánh theo từng cặp để tìm ra ra tầm quan trọng tương đối của biến trong
mỗi cấp của hệ thống phân cấp và / hoặc đánh giá các lựa chọn thay thế ở cấp
thấp nhất của hệ thống phân cấp để đưa ra quyết định tốt nhất trong số các lựa
chọn thay thế. AHP là một phương pháp ra quyết định hiệu quả, đặc biệt khi
tính chủ quan tồn tại và rất thích hợp để giải quyết các vấn đề mà các tiêu chí
quyết định có thể được sắp xếp theo thứ bậc thành các tiêu chí phụ [12].

Mô hình phân tích thứ bậc AHP


Nguồn: ThS. Nguyễn Hồng Quan (2008)
AHP được sử dụng để xác định mức độ ưu tiên tương đối trên thang
đo tuyệt đối từ cả so sánh theo cặp rời rạc và liên tục trong cấu trúc
phân cấp [13]. Cơ chế ưu tiên được thực hiện bằng cách ấn định một
số thang đo so sánh (xem bảng) do Saaty (1980) phát triển để thể hiện
tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí. Các ma trận so sánh theo
cặp của các yếu tố này cung cấp phương tiện để tính toán mức độ
quan trọng [11].

Mức độ quan Giải thích


trọng
1 Hai tiêu chí đóng góp như nhau vào mục tiêu
3 Kinh nghiệm và phán đoán hơi ưu ái người này hơn người khác
5
7
9
2,4,6,8
Mức Định nghĩa Giải thích
độ
quan
trọng
1 Quan trọng Hai yếu tố đóng góp như nhau
bằng nhau
3 Quan trọng có Yếu tố A được lựa chọn, quan tâm hơn yếu tố B
sự trội hơn trong sự đóng góp
một ít
5 Quan trọng Yếu tố A đóng góp nhiều hơn yếu tố B
rất nhiều
7 Rất quan Yếu tố A đóng góp hơn B rất nhiều, thể hiện rõ
trọng, dễ nhận ràng cho trường hợp cụ thể
thấy sự khách
biệt ảnh
hưởng
9 Cực kì quan Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức có thể, gần
trọng, lấn át như triệt tiêu
hoàn toàn
2,4,6, Mức độ trung Cần sự thỏa hiệp giữa giữa hai mức độ nhận
8 gian giữa các định
mức trên
Phương pháp AHP dựa trên ba nguyên tắc: thứ nhất, cấu trúc của mô hình; thứ
hai, đánh giá so sánh các tiêu chí và / hoặc các lựa chọn thay thế; thứ ba, tổng
hợp các ưu tiên. Trong tài liệu, AHP, đã được sử dụng rộng rãi trong việc giải
quyết nhiều vấn đề ra quyết định [2, 3, 9, 10, 11, 16, 18, 24]. Trong bước đầu
tiên, một vấn đề quyết định được cấu trúc như một hệ thống phân cấp [25].
AHP ban đầu chia nhỏ vấn đề ra quyết định đa tiêu chí phức tạp thành một hệ
thống phân cấp các yếu tố quyết định có liên quan lẫn nhau (tiêu chí, lựa chọn
thay thế quyết định). Với AHP, các mục tiêu, tiêu chí quyết định và các lựa
chọn thay thế được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp tương tự như cây phả hệ.
Một hệ thống phân cấp có ít nhất ba cấp độ: mục tiêu tổng thể của vấn đề ở trên
cùng, nhiều tiêu chí xác định các lựa chọn thay thế ở giữa và các lựa chọn thay
thế ở cấp dưới cùng [26]
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng AHP để ưu tiên các phần tử SWOT.
Khi vấn đề đã được giải quyết và cấu trúc phân cấp được xây dựng, quy trình
ưu tiên bắt đầu để xác định tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí. Ở mỗi
cấp độ, các tiêu chí được so sánh từng cặp theo mức độ ảnh hưởng của chúng
và dựa trên các tiêu chí được chỉ định ở cấp độ cao hơn. Trong AHP, nhiều so
sánh theo cặp dựa trên thang so sánh tiêu chuẩn của chín cấp độ [26].
1.10 Trình tự thực hiện phương Pháp phân tích thứ bậc AHP
Trình tự thực hiện phương pháp phân tích thứ bậc AHP gồm:
1. Định nghĩa vấn đề, xác định lời giải yêu cầu của bài toán
2. Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan điểm chung, từ cấp cao nhất cho đến cấp
mà tại đó có thể can thiệp để giải quyết vấn đề.
3. Thiết lập ma trận so sánh cặp của các nhân tố quyết định. Một nữa của
ma trận so sánh là nghich đảo của nữa kia. Yếu tố bên tay trái sẽ được lấy
làm chuẩn và so sánh với các yếu tố ở hàng trên cùng của ma trận.
4. Thu thập ý kiến đánh giá để hoàn tất ma trận so sánh cặp ở bước ba.
5. Tính độ ưu tiên của từng yếu tố, thử tính nhất quán
Thực hiện các bước 3,4,5 cho tất cả các cấp và các nhóm trong sơ đồ cấu
trúc thứ bậc ban đầu.
6. Tính toán tổng hợp các trọng số của vector độ ưu tiên của các tiêu
chuẩn, tính tổng của tất cả các trọng số tương ứng với cấp thấp hơn và
tiếp tục như vậy. Kết quả là trọng số ưu tiên cho cấp thấp nhất của sơ đồ
thứ bậc.
7. Tính nhất quán cho toàn bộ sơ đồ bằng cách nhân hệ số nhất quán cho
mỗi tiêu chuẩn tương ứng và cộng lại. Chia kết quả cho hệ số nhất quán
tương ứng của ma trận ngẫu nhiên có cùng kích thước. Tỷ số nhất quán
phải nhỏ hơn hoặc bằng 10% (nếu lớn hơn phải thực hiện lại các bước
trên kể cả việc lập lại cấu trúc thứ bậc ban đầu).
Định
Địnhnghĩa
nghĩavấn
vấnđề,
đềxác
và xác
định
định
lời giải
lời giải
và yêu
yêucầu
cầu

Tạo cấu trúc thứ bậc từ quan


điểm chung

Thiết lập ma trận so sánh cặp


của các yếu tố

Tính toán độ ưu tiên của từng


yếu tố

Thứ tính nhất quán của từng


yếu tố

Tổng hợp các trọng số của


vector độ ưu tiên của các tiêu
chuẩn

> 10%
Độ nhất
quán cho
toàn bộ sơ
đồ

≤10%

Kết luận chọn phương án

Hình 1.6 Sơ đồ thực hiện phương pháp thứ bậc AHP


Nguồn: Th.S Nguyễn Thanh Phong (2011)
1.11 Đề cương áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP trong
phân tích SWOT (M.Kurttlia và cộng sự 2000)
Khi áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP, một lược đồ
quyết định phân cấp được xây dựng bằng cách tách vấn đề quyết định
thành các phần tử quyết định của nó. Tầm quan trọng hoặc sở thích của
các yếu tố quyết định được so sánh theo cách thức từng cặp với yếu tố
đứng trước chúng trong hệ thống phân cấp. Kỹ thuật số được sử dụng để
lấy các giá trị định lượng từ các so sánh bằng lời nói. Ưu điểm của
phương pháp phân tích thứ bậc AHP bao gồm khả năng làm cho các
thuộc tính quyết định định tính và định lượng trở nên tương thích với
nhau và tính linh hoạt của nó đối với việc thiết lập các mục tiêu
(Kangas,1992). Sở thích chủ quan, kiến thức chuyên môn và thông tin
khách quan đều có thể được bao gồm trong một và cùng cùng một phân
tích. Bên cạnh đó, phương pháp AHP dễ áp dụng và dễ hiểu, do đó việc
định dạng lại vấn đề quyết định và lặp lại các phép so sánh có thể mang
lại lợi nhuận và mang tính giáo dục.
Về cơ bản, kết quả của phân tích thứ bậc AHP là các ưu tiên tổng
thể (toàn cầu) của các lựa chọn thay thế quyết định. Ý tưởng trong việc sử
dụng phân tích AHP trong khuôn khổ phân tích SWOT là đánh giá một
cách có hệ thống các yếu tố SWOT và tương xứng với cường độ của
chúng. Phân tích AHP tiếp cận có hệ thống đối với các vấn đề quyết định
và tính tương xứng, có thể được coi là những đặc điểm có giá trị trong
phân tích SWOT. Gía trị bổ sung từ phân tích SWOT có thể đạt được
bằng cách thực hiện so sánh từng cặp giữa các yếu tố SWOT và phân tích
chúng bằng kỹ thuật giá trị riêng như được áp dụng trong AHP. Điều này
cung cấp một cơ sở tốt để xem tình huống hiện tại hoặc dự đoán, hoặc
một phương án chiến lược mới toàn diện hơn. Sau khi thực hiện các so
sánh này, người quyết định (nhà quản trị, giám đốc …) sẽ có thông tin
định lượng mới về tình hình ra quyết định, ví dụ: Liệu có một điểm yếu
cụ thể nào đó đòi hỏi tất cả sự chú ý? hoặc liệu công ty có thể phải đối
mặt với các mối đe dọa trong tương lai vượt quá các cơ hội tổng hợp của
công ty hay không
Các bước ứng dụng phương pháp phân tích SWOT và AHP
Bước 1: Phân tích SWOT được tiến hành
Các yếu liên quan đến môi trường bên trong và môi trường bên
ngoài được xác định và đưa vào phân tích SWOT. Khi áp dụng AHP tiêu
chuẩn, số lượng nhân tố trong một SWOT không được vượt quá 10 vì số
lượng các phép so sánh từng cần thiết trong phân tích tăng lên nhanh
chóng (Saaaty,1980). So sánh theo cặp giữa các yếu tố SWOT được thực
hiện trong mọi nhóm SWOT.
Bước 2: So sánh cặp giữa các yếu tố SWOT được thực hiện trong mọi
nhóm SWOT
Khi so sánh, các câu hỏi được đặt ra là: (1) yếu tố nào trong hai yếu
tố được so sánh là điểm mạnh hơn (Cơ hội, điểm yếu, mối đe dọa); và (2)
nếu lớn hơn thì lớn hơn bao nhiêu. Với những so sánh này làm đầu vào,
các ưu tiên cục bộ tương đối của các yếu tố được tính bằng cách sử dụng
phương pháp giá trị riêng được mô tả ở dưới đây. Những ưu tiên này
phản ánh nhận thức của người ra quyết định về tầm quan trọng tương đối
của các yếu tố
Bước 3: So sánh theo cặp giữ bốn nhóm SWOT
Yếu tố có mức độ ưu tiên thuộc về cao nhất được chọn từ mỗi
nhóm để đại diện cho nhóm. Bốn yếu tố này sau đó được so sánh và mức
độ ưu tiên tương đối được tính như trong bước 2. Đây là các yếu tố tỷ lệ
của bốn nhóm SWOT và chúng được sử dụng để tính toán các mức độ ưu
tiên tổng thể (toàn cầu) của các yếu tố độc lập bên trong chúng. Điều này
thực hiện bằng cách nhân các yếu tố ưu tiên cục được xác định trong
bước 2 với giá trị của hệ số tỷ lệ tương ứng của nhóm SWOT. Các ưu tiên
toàn của tất cả các yếu tố gộp lại thành một.
Bước 4: Kết quả được sử dụng trong quá trình xây dựng và đánh giá
chiến lược.
Sự đóng góp vào quá trình hoạch định chiến lược đến dưới dạng
các giá trị số cho các yếu tố. Các mục tiêu mới có thể được thiết lập, các
chiến lược được xác định và triển khai như vậy được lên kế hoạch có cân
nhắc kỹ lưỡng các yếu tố quan trọng nhất.
Ma trận so sánh theo cặp (CT1) được xây dựng ở bước 2. Trong
ma trận này phần tử aij = 1/aij và như vậy khi i = j, aij = 1. Gía trị của wj có
thể thay đổi từ 1 đến 9 và 1/1 biểu thị tầm quan trong ngang nhau trong
khi 9/1 biểu thị tầm quan trọng cực kỳ hoặc tuyệt đối.
Trong các so sánh, một số điểm mâu thuẫn có thể được dự kiến và
CT 1

chấp nhận. Khi A chứa các điểm không nhất quán, các ưu tiên ước tính có
thể nhận được bằng cách sử dụng ma trận (CT1) làm đầu vào bằng kỹ
thuật giá trị riêng kỹ thuật (CT2).

CT 2

Trong đó λmax = là hệ số đánh đánh giá tầm ảnh hưởng (Eigenfactor


- EF) lớn nhất của ma trận A; q là hệ số đánh giá tầm ảnh hưởng
(Eigenfactor - EF) chính xác của nó và I là ma trận nhận dạng. Yếu tố
Eigenfactor - EF chính xác, q, cấu thành ước tính các mức độ ưu tiên
tương đối. Nó là thành phần chính đầu tiên của ma trận so sánh theo cặp.
Nếu ma trận không bao gồm bất kỳ điểm mâu thuẩn nào, tức là các phán
đoán của người ra quyết định là nhất quán, q là giá trị chính xác ước lược
của vector ưu tiên. Mỗi hệ số Eigenfactor - EF được chia tỷ lệ thành một
để có được các ưu tiên.
Saaty, 1977 đã cho thấy rằng λmax của ma trận nghịch đảo A luôn
lớn hơn hoặc bằng n (= số hàng = số cột ). Nếu các so sánh theo cặp
không bao gồm bất kỳ điểm mâu thuẩn nào, λmax = n. Các phép so sánh
càng nhất quán thì giá trị của λmax càng gần với n. Dựa trên thuộc tính
này chỉ số nhất quán CI đã được xây dựng (CT3)

CT 3
CI ước tính mức độ nhất quán đối với ma trận so sánh. Sau đó, vì
CI phụ vào n, tỷ lệ nhất quán CR được tính, tỷ lệ này không phụ thuộc
vào n (CT4). Nó đo lường tính chặt chẽ của so sánh theo từng cặp. Để
ước tính CR, chỉ số nhất quán trung bình của các so sánh được tạo ngẫu
nhiên, ACI, phải được tính toán. ACI thay đổi theo chức năng, theo kích
thước của ma trận (Saaty,1980).

CT 4

Theo quy tắc chung, giá trị CR từ 10% trở xuống được coi là chấp
nhận được. Nếu không, tất cả hoặc một số phép so sánh phải được lặp lại
để giải quyết sự mâu thuẩn của các phép so sánh theo cặp.
Do đó, kết quả của các phép so sánh là các giá trị định lượng thể
hiện mức độ ưu tiên của các yếu tố được đưa vào phân tích SWOT. Qua
đó, những người xây dựng chiến lược có quyền truy cập vào thông tin
định lượng mới về môi trường xung quanh công ty của họ để hỗ trợ việc
ra quyết định của họ. Họ có thể tập trung vào việc kết nối các cơ hội và
điểm mạnh tương thích và quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chiến
lược hoặc xem liệu công ty có đang đối mặt với một số mối đe dọa hoặc
điểm yếu nghiêm trọng cần phải phản ánh lại hay không.
1.12 Mô hình kết hợp SWOT và AHP
Do ưu điểm của SWOT là dựa trên các yếu tố tác động trong và
ngoài doanh nghiệp từ đó đề xuất các phương án chiến lược để giải quyết
vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Tuy nhiên lại có quá nhiều phương
án chiến lược được đề xuất, do vậy cần có công cụ phân tích để đánh giá
khách quan nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên các chiến lược đó. Nhằm lựa
chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp các bước được tiến
hành mô tả như sau:
Bước 1: Xây dựng ma trận SWOT dựa trên việc nhận dạng các nhân tố
ảnh hưởng bên trong và bên ngoài thông qua phỏng vấn hoặc các câu hỏi
tới các chuyên gia
Tổ chức nghiên cứu

Phân tích môi trường bên Phân tích môi trường bên
trong ngoài

Điểm mạnh - S Điểm yếu - W Cơ hội - O Thách thức - T

Yếu tố ảnh hưởng xấu đến mục tiêu

Yếu tố ảnh hưởng tốt đến mục tiêu


Hình 1.7 Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng
Nguồn: Mai Khắc Thành, Đại học Hàng Hải Việt Nam (2020)
Bước 2: Chuyển nội dung phân tích ma trận SWOT sang mô hình cấu
trúc cây. Mô hình cấu trúc cây cho phép phân tích sâu tùy ý các điểm
mạnh và điểm yếu, cơ hội, đe dọa trong ma trận SWOT. Đây chính là ưu
điểm nổi bật của mô hình cấu trúc cây so với mô hình kiểu bảng của
SWOT. Mô hình này có 4 cấp độ:
Cấp 1: Mô tả mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới
Cấp 2: Mô tả 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đã được nhận dạng trong
phân tích SWOT
Cấp 3: Mô tả các yếu tố ảnh hưởng của từng nhóm S,W,O,T
Cấp 4: Mô tả các nhóm chiến lược được tạo ra gồm :
SO,ST,WO,WT
Hình 1.8 Sơ đồ cây cấp 4
Nguồn: Mai Khắc Thành, Đại học Hàng Hải Việt Nam (2020)
Bước 3: Xác định tầm quan trọng tương đối của các yếu tố tham chiếu tới
yếu tố mẹ và tới mục tiêu chung của tổ chức. Xác định mức độ ưu tiên
cho các tiêu chí thông qua ma trận vuông cấp n
C1 C2 C3
C1 1 (a11) 1 (a12) 1/7 (a1n)
C2 1 (a21) 1 (a22) 1/5 (a2n)
C3 7 (an1) 5 (an2) 1 (ann)

Hình 1.9 Ma trận vuông các giá trị ưu tiên


Nguồn: Mai Khắc Thành, Đại học Hàng Hải Việt Nam (2020)
Phần tử aij là giá trị trung bình cộng của các kết quả đánh giá của các
chuyên gia.
aij = 1/aij (i,j chạy từ 1 đến n)
aij =1 khi i=j
Mứ Vô Rất Ít Ít Qua Qua Qua Rất Vô
c độ cùng ít quan quan n n n quan cùng
ưu ít quan trọng trọn trọng trọng trọng trọn quan
tiên quan trọn nhiề g như hơn nhiề g trọn
quan g u hơn nhau u hơn g
trọn hơn hơn hơn
g
Gía 1 1/5 1/3 1 3 5 7 9
trị
số

Hình 1.10 Đáng giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên
Nguồn: Mai Khắc Thành, Đại học Hàng Hải Việt Nam (2020)
Bước 4: Tính toán các trọng số cho các tiêu chí chính như S,W,O,T, các
tiêu chí phụ như S1 ...Sn, W1 ...Wn, O1 ...On, T1 ... Tn, các phương án
chiến lược SO,ST,WO,WT.

C1 C2 Cn Trọng số
C1 W11 W12 W1n W1
... ...
Cn Wn1 Wn2 Wnn Wn

Hình 1.11 Ma trận số liệu trọng số cho các tiêu chí


Trong đó:
lTỉ số nhất quán (Consistency Ratio) CR=CI/CR
lChỉ số nhất quán ( Consistency Index) CI= (λ max - n) / n-1

λmax =
lRI ( Randon index): chỉ số ngẫu nhiên được tra từ bảng sau
n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

R 0,0 0,9 1,2 1,4 1,4 1,5 1,5


I 0,00 0 0,58 0 1,12 4 1,32 1 1,45 9 1,51 4 1,56 7 1,59
Hình 1.12 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn
Nguồn: Mai Khắc Thành, Đại học Hàng Hải Việt Nam (2020)
Trong mọi trường hợp, CR cần không lớn hơn 10%. Với các ma
trận kích thước 3x3, CR cần không lớn hơn 5% và giá trị tương ứng cho
ma trận kích thước 4x4 là 9%. Nếu CR lớn hơn các mức vừa đề cập,
chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá của chuyên gia và cần
phải đánh giá và tính toán lại.
Bước 5: Tính tổng điểm cho các phương án chiến lược cuối cùng và lựa
chọn phương án. Ta ghép n ma trận 1 cột m hàng là sản phẩm ở bước 3
thành ma trận m hàng n cột. Nhân ma trận này với 1 cột n hàng là kết quả
của bước 2, được kết quả là một ma trận m hàng 1 cột. Ma trận kết quả sẽ
cho biết phương án tốt nhất nên chọn, là phương án có giá trị kết quả cao
nhất
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chương một đã trình bày một cách ngắn gọn lý thuyết về đề tài
nghiên cứu: “Ứng dụng ma trận SWOT và phương pháp phân tích thứ
bậc AHP để để xuất chiến lược cho công ty VietJet” từ những tác giả nổi
tiếng ngoài nước và các tiến sĩ, thạc sĩ trong nước. Đồng thời chương một
cũng nêu ra một số mô hình hữu ích được sử dụng trong quá trình kết hợp
phân tích SWOT và phân tích thứ bậc (AHP) để hoạch định chiến lược
cho doanh nghiệp.

Tóm lại, hoạch định chiến lược kinh doanh vô cùng quan trọng với
tất cả các doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tránh những tổn thất không đáng có,
phát huy tối đa các điểm mạnh hiện có của doanh nghiệp và khắc phục
các yếu điểm quan trọng. Có thể nói chiến lược kinh doanh sẽ là thỏi nam
châm chỉ hướng, quyết định doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay
không từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị
trường. Nhưng để có được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhà
quản trị của doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt khâu hoạch định chiến
lược để làm giảm thiểu các sai sót, khiến kế hoạch hoạch định trở nên
hoàn hảo hơn và các ma trận phân tích như SWOT và AHP sẽ là một
trong những công cụ sáng giá và chất lượng giúp các nhà quản trị thực
hiện công việc này
Nguồn tài liệu tham khảo:
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MA TRẬN SWOT VÀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP) CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG
KHÔNG VIETJET
2.1 Tổng quan về ngàng hàng không Việt Nam
Ngành hàng không bao gồm chuỗi dịch vụ vận tải hàng không,
cảng hàng không đến các dịch vụ phụ trợ ngành hàng không. Trong đó,
vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành
bao gồm hai nhân tố đó là hàng hóa và khách hàng. Khi vận tải hàng
không phát triển thì cảng hàng không và các dịch vụ phụ trợ cũng sẽ phát
triển theo. Nếu xem vận tải hàng không là xương sống vững chắc của
ngành thì cảng hàng không là lĩnh vực chịu trách nhiệm cung cấp cơ sở
hạ tầng cho hầu hết các hoạt động của các phân khúc kinh doanh khác
trong chuỗi giá trị ngành hàng không, là nơi kết nối hệ thống hàng không
của mỗi quốc giá với các phương thức vận chuyển khác.

Tại Việt Nam, vận tải hàng không chiếm khoảng 25% giá trị xuất nhập
khẩu. Theo thống kê báo cáo ngành hàng không cuối năm 2021 được
tổng hợp từ CAVV, SCI, hiện có 55 hãng hàng không nước ngoài và 4
hãng hàng không nội địa đang hoạt động tại Việt Nam. Trong số đó, bốn
hàng hàng không nội địa Việt Nam chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong các
tuyến bay nội địa nhờ vào các chính sách hỗ trợ, bảo hộ của chính phủ.
Còn các tuyến bay quốc tế thì hiễn nhiên ngược lại, ưu thế thuộc về các
hãng bay nước ngoài với 82% thị phần. Các tuyến vận chuyển hàng hóa
hàng không quốc tế chủ yếu ở Việt nam là Châu Á - Thái Bình Dương,
Bắc Mỹ và EU. Tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không của Việt Nam theo IATA đạt khoảng 11% từ giai đoạn 2010 đến
2019 và được dụ báo sẽ tăng lên 1% thành 12% trong giai đoạn từ 2020
đến 2030. Đến thời điểm hiện nay, đây vẫn là ngành có rào cản gia nhập
rất cao, tại Nội Bài, Thủ đô Hà Nội có 3 công ty cạnh tranh nhau trong
lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là NCT,ASCV và
ALS. Trong số đó, NCT là doanh nghiệp lớn nhất và có mối quan hệ thân
thiết, gắn bó với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline. Về thị
trường vận tải hàng khách, hiện nay dang được thống trị bởi 5 hãng hàng
không nổi tiếng tại Việt Nam đó là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar
Pacific, VASCO và gần nhất vừa gia nhập là Bamboo Airways 2018.
Trong đó, cả ngành hàng không được chia làm 2 mô hình vận chuyển rõ
ràng và khác biệt là: Hàng không giá rẻ và hàng không truyền thông (giữa
mô hình quản lý tư nhân và mô hình quản lý nhà nước) và hai đại diện
nổi bật đang nắm thị phần nhất trong ngành lần lượt là Vietnam Airline
và Vietjet Air. Sựu cạnh tranh của ngành hàng không càng tăng thêm khi
có sự gia nhập của một doanh nghiệp mang hơi hướng cộng hưởng cả
Vietnam Airline và Vietjet Air từ những lợi thế và bù đắp cách khoảng hở
của cả hai, và đó chính là Bamboo Airways. Bamboo Airways đem đến
kết quả tăng trưởng thị phần trong ngành rất ấn tượng chỉ trong khoảng 3
năm vận hành và còn phát huy đang kể hơn nữa ngay trong tình hình dịch
bệnh căng thẳng vừa đi qua.

2.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet - Vietjet


Aviation Joint Stock Company
2.2.1 Khái quát về Công ty Cổ Phần Hàng không Vietjet - Vietjet
Aviation Joint Stock Company
lTên đầy đủ công ty: Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet -
Vietjet Aviation Joint Stock Company
l Tên tiếng anh: Vietjet Aviation Joint Stock Company
l Tên viết tắt: Vietjet.JSC
l Logo:
l Mã số doanh nghiệp: 0102325399 do Sở kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp
l Giấy phép kinh doanh: 0103018458
l Mã số thuế: 0102325399
l Công ty mẹ: Sovico
l Công ty con : Thai Vietjet Air
l Khẩu hiệu: “Bay là thích ngay” (Tiếng việt) - “Enjoy Flying”
(Tiếng anh)
lTrụ sở chính: 302/3, phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba
Đình, Hà Nội.
l Trụ sở hoạt động: Tòa nhà Vietjet Plaza, 60A Trường Sơn,
phường 2, quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
l Điện thoại: (84.24) 3728 1828 - 7108 6668
l Fax: (84.24) 37281838
l Email: Info@vietjetair.com
l Website: htpp://www.vietjetair.com
l Vốn điều lệ: 5.416.113.340 đồng
l Tổng số cổ phần: 541.611.334
l Mã cổ phiếu: VJC
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cô phần Hàng không Vietjet là hãng hàng không tư nhân
đầu tiên của Việt Nam. Kể từ lúc thực hiện các chuyến bay thương mại
đầu tiên trên thị trường Việt Nam, Vietjet đã được nhiều cột mốc quan
trọng qua các năm kinh doanh và phát triển trên hành trình chinh phục
bầu trời và mang lại sự đổi mới cho ngành hàng không Việt Nam.
l2007: Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, nhận giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh vận tải hàng không số 01/0103018458 và
được cấp phép hoạt động trên các đường bay trong nước và quốc tế.
l2011: Khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên từ Thành phố Hồ
Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội và ngày 24/14
l 2012: Ra mắt solgan mới “Bay là thích ngay” và mở rộng mạng lưới
tuyến bay nội địa đến 7 địa điểm mới gồm: Hải Phòng, Phú Quốc, Đà
Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh.
l2013: Thực hiện chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Thành phố Hồ Chí
Minh đến thủ đô Bangkok, Thái Lan và ngày 10/2. Ký hợp tác với
Lufthansa Technik. Lufthansa Technik là công ty con của tập đoàn
Lufthansa Technik, công ty cung cấp cho Vietjet các giải pháp hàng đầu
về dịch vụ bảo trì, công nghệ, tư vấn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, đào tạo
kỹ thuật cho nhân viên và các dịch vụ tư vấn khác. Bên cạnh đó, Vietjet
còn khai trương mới 4 đường bay nội địa và 2 địa điểm mới tại Buôn Mê
Thuật và Quy Nhơn
l

Tài liệu tham khảo:


[1]

Tài liệu tham khảo tiếng việt:


TS. Đàm Trí Cường và ThS. Võ Điền Chương (2018), Giáo trình Quản
Trị Chiến Lược, NXB Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Mai Khắc Thành (2020), Kết hợp mô hình SWOT và phân tích thứ bậc
(AHP) để lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần
vận tải biển Vinaship, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải.
ThS. Nguyễn Hồng Quang (2008), Ứng dụng mô hình AHP (Analytic
Hierarchy Process) để lựa chọn thiết bị thi công nhà cao tầng,
ThS. Nguyễn Thanh Phong (2011), Ứng dụng AHP để xây dựng mô hình
lựa chọn chủ nhiệm dự án, Tạp chí khoa học trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo nước ngoài:
Mikko Kurttila et al (2000), Utilizing the analytic hierarchy process AHP
in SWOT analysis - a hybrid method and its application to a forest-
certification case, Forest Policy and Economics 1
Thomas L.Saaty (2008), Decision making with the analytic hierarchy
process,Int.J.Service Sciences, Vol.1, No.1
G. Büyük¨ ozkan et al (2020), Health tourism strategy selection via
SWOT analysis and intergrated hesitant fuzzy linguistic AHP-MABAC
approach, Socio-Economic Planning Sciences xxx(xxx)xxx

You might also like