You are on page 1of 101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – THỰC PHẨM
--------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
THÁI TUẤN

SVTH: Nguyễn Phạm Thành Vinh


MSSV: 18128077
GVHD: Hồ Phương

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02, năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CN HÓA HỌC & THỰC PHẨM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ---oOo---

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GIÁM ĐỐC CÔNG TY:………………………………………………………………………….

Địa chỉ: 1/148 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM

Xác nhận những sinh viên có tên dưới đây là sinh viên của Khoa Công nghệ Hóa học – Thực

phẩm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã hoàn thành việc thực tập tốt nghiệp tại

công ty.

Thời gian thực tập: 13/12/2021-18/12/2022

MSSV HỌ TÊN KHOA TRƯỜNG

18128077 Nguyễn Phạm Thành Vinh CNHH - TP ĐH SPKT TP. Hồ Chí Minh

Trân trọng.

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


TM. BAN GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CN HÓA HỌC & THỰC PHẨM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ---oOo---

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên Cơ quan/Đơn vị: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn


Địa chỉ: 1/148 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM
Họ và tên sinh viên thực tập : Nguyễn Phạm Thành Vinh MSSV : 18128077
Thời gian thực tập: 13/12/2021-18/12/2022
Nhận xét:
Kiến thức :
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Kỹ năng:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Thái độ:
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


Xác nhận Cơ quan/Đơn vị Người hướng dẫn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC T
KHOA CN HÓA HỌC & THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC HỌC KỲ I NĂM HỌC
Đánh giá của công ty t
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phạm Thành Vinh
MSSV:18128077

Đánh giá
Điểm
Yếu (1) Trung bình (2) Khá (3) Giỏi (4)
Vắng mặt trên 50%
n Vắng mặt trên 30 - 50% Vắng mặt trên 10 - 30% các Có mặt đầy đủ các thực tập ở
các thực tập ở công 2/10
các thực tập ở công ty thực tập ở công ty công ty
ty
Trễ tiến độ công
Trễ tiến độ công việc so Chăm chỉ, tích cực làm việc,
việc so với yêu cầu Chăm chỉ, tích cực làm việc,
với yêu cầu của người Tiến độ công việc đôi khi trễ
c của người phụ trách làm đúng tiến độ công việc
phụ trách ở công ty. so với yêu cầu của người phụ
ộ ở công ty. người phụ trách ở công ty giao. 2/10
Phối hợp với các nhân trách ở công ty.
p Không hợp tác với Phối hợp với các nhân viên
viên trong công ty chưa Phối hợp với các nhân viên
các nhân viên trong trong công ty tốt
tốt trong công ty tốt
công ty
Tiếp cận vấn đề thực tế nhanh,
Không tiếp cận Tiếp cận vấn đề thực tế Tiếp cận vấn đề thực tế nhanh,
tìm ra được những vấn đề của
n được vấn đề thực tế chậm, chưa liên hệ được liên hệ được lý thuyết và thực 2/10
công ty liên hệ được lý thuyết
của công ty lý thuyết và thực tiễn tiễn
và thực tiễn
Hiểu được vấn đề của Hiểu được vấn đề của công ty,
Không hiểu được Hiểu được vấn đề của công ty
công ty nhưng chưa đưa đưa ra được giải pháp và áp 4/10
vấn đề của công ty và đưa ra được giải pháp
ề ra được giải pháp dụng để giải quyết vấn đề
Điểm tổng 10/1

TP Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng …..


Người hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

Sau hơn một tháng thực tập tại “Nhà máy Nhuộm và Hoàn Tất” của công ty Cổ
Phẩn Tập Đoàn Thái Tuấn, đó là cơ hội để em mở rộng tầm nhìn, tiếp thu kiến thức
thực tế đồng thời kết hợp với những nền tảng lý thuyết đã học, từ đó nâng cao kiến
thức chuyên môn cũng như trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc sau
này.
Lời cảm ơn đầu tiên, em xin chân thành gửi đến quý công ty, ban lãnh đạo, các
phòng ban cùng các cô, chú, anh, chị trực thuộc nhà máy nhuộm đã nhiệt tình giải
đáp mọi thắc mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng em tiếp cận thực tế sản
xuất và nắm bắt, hiểu rõ hơn về các quy trình công nghệ. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Mai Châu – người đã tận tình hướng dẫn, phụ trách
khi em thực tập tại nhà máy, để em có thể hoàn thành kì thực tập cũng như viết lên
bài báo cáo này một cách tốt nhất.
Về phía nhà trường, em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô của khoa Công Nghệ Hóa
Học và Thực Phẩm, đặc biệt cảm ơn cô Hồ Phương – giáo viên hướng dẫn thực
tập, đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội liên hệ và tiếp cận với công ty, giúp
chúng em có một kì thực tập vô cùng bổ ích và đáng nhớ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
DANH MỤC VIẾT TẮT
BO: Đun sôi
CD: Chiều dài
QT: Quy trình
QTCN: Quy trình công nghệ
DK: Đường kính
RLJ: Relax máy Jet
DMH: Định mức hồ
SAYN: Sấy
EP: Áp lực ép
SF: Sanford
GTJ: Giảm trọng cao áp (máy Jet)
TDH: Tiền định hình
GTT: Giảm trọng treo
TGL: Thời gian lưu
HT: Hoàn tất
Tp: Nhiệt độ tấm ni
IB: Trong biên
Tr: Nhiệt độ tẩm cao su
K: Khổ
MM: May mộc
Mn: Mật độ ngang
ND: Nhiệt độ
NHI: Nhuộm
OV: Cung cấp quá nhiều
P: Áp suất
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

Hình 1.2. Logo công ty Thái Tuấn2

Hình 1.3. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm
Thái Tuấn6

Hình 1.4. Hệ thống phân phối tại Việt Nam của công ty Thái Tuấn7

Hình 1.5. Sơ đồ nhân sự của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn7

Hình 1.6. Sơ đồ nhân sự nhà máy nhuộm và hoàn tất8

Hình 1.7. Sơ đồ bố trí nhà máy nhuộm và hoàn tất9

Hình 2.1. Cấu trúc cơ bản của PES11

Hình 2.2. Dạng tổng quát của thuốc nhuộm phân tán loại thông thường 14

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý nhuộm và hoàn tất 18

Hình 5.1. Máy rotory washer 48

Hình 5.2. Máy Boil-off 50

Hình 5.3. Máy vắt ly tâm 54

Hình 5.4. Máy gỡ vải dùng hệ thống mở khổ trả xoắn 56

Hình 5.5. Máy căng định hình 57

Hình 5.6. Buồng gia nhiệt 60

Hình 5.7. Máy Jet 63

Hình 5.8. Máy sấy 68

Hình 5.9. Máy căng hoàn tất71

Hình 5.10. Máy Sanforising72

Hình 5.11. Máy Comfit73


Hình 5.12. Máy cuộn thành phẩm76

Hình 6.1. Quy trình xử lý nước thải 77


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Một số loại hóa chất thông dụng trong nhà máy16

Bảng 2 2. Một số loại hồ sử dụng cho công đoạn hoàn tất 17

Bảng 3.1. Các lỗi thường gặp trong công đoạn may mộc20

Bảng 3.2. Các lỗi thường gặp trong công đoạn tẩy hồ21

Bảng 3.3. Các lỗi thường gặp trong công đoạn relax trong máy Jet 22

Bảng 3.4. Các lỗi thường gặp trong công đoạn tẩy hồ và relax trong máy Rotory 22

Bảng 3.5. Các lỗi thường gặp trong công đoạn vắt ly tâm 23

Bảng 3.6. Các lỗi thường gặp trong công đoạn gỡ vải23

Bảng 3.7. Các lỗi thường gặp trong công đoạn định hình24

Bảng 3.8. Các lỗi thường gặp trong công đoạn giảm trọng25

Bảng 3.9. Các lỗi thường gặp trong công đoạn nhuộm27

Bảng 3.10. Các lỗi thường gặp trong công đoạn sấy 28

Bang 3.11. Các lỗi thường gặp trong công đoạn hoàn tất 29

Bang 3.12. Các lỗi thường gặp trong công đoạn sanford (comfit)31

Bảng 3.13. Các lỗi thường gặp trong công đoạn in biên 32

Bảng 4.1. Quy trình APBL087 33

Bảng 4.2. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng APBL08736

Bảng 4.3. Quy trình ADDN 36

Bảng 4.4. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng ADDN10239

Bảng 4.5. Quy trình AEJLB1040

Bảng 4.6. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng AEJLB1042
Bảng 4.7. Quy trình ASBQ198 43

Bảng 4.6. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng ASBQ19845
LỜI MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế nước ta. Nhu cầu may mặc ngày càng tăng lên đòi hỏi sự đổi mới không
ngừng về phương thức sản xuất. Muốn đáp ứng thị hiếu khách hàng, các doanh
nghiệp phải có sự thay đổi đa dạng về chất liệu, màu sắc và họa tiết trên vải.
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn là một trong những đơn vị đi đầu trong
ngành dệt may hiện nay. Nơi đây có dây chuyền công nghệ tiên tiến và được kiểm
soát nghiêm ngặt đảm bảo đầu ra của sản phẩm đạt chất lượng tối ưu. Môi trường
làm việc tại công ty rất chuyên nghiệp với đội ngũ công nhân nghiêm túc, tận tình
và luôn hỗ trợ lẫn nhau để xúc tiền công tác sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được tìm hiểu các công đoạn sản
xuất với các máy móc, thiết bị tương ứng và những vấn đề có thể xảy ra trong suốt
quá trình vận hành. Bên cạnh đó, em cũng được tham quan khu vực xử lý nước thải
và phòng thí nghiệm của nhà máy. Sau khi hệ thống lại với kiến thức đã học, em
tiến hành báo cáo thực tập với những nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn.
Chương 2: Nguyên liệu của nhà máy nhuộm và hoàn tất.
Chương 3: Quy trình công nghệ.
Chương 4: Các quy trình cơ bản của nhà máy.
Chương 5: Các thiết bị của nhà máy nhuộm và hoàn tất.
Chương 6: Xử lý nước thải.
Bài báo cáo là sự nỗ lực không ngừng của em, tuy nhiên do thời gian hẹp và
kiến thức chuyên môn chưa đủ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý từ phía công ty cũng như quý thầy cô và các bạn để em có thể
làm tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN.....................................1

TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN.......................................................................................1

1.1. Giới thiệu doanh nghiệp.............................................................................1

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................2

1.3. Lĩnh vực kinh doanh...................................................................................3

1.4. Thành tựu....................................................................................................4

1.5. Hệ thống phân phối.....................................................................................6

1.6. Định hướng, nhiệm vụ, triết lí sản xuất kinh doanh của công ty...........6

1.8. Sơ đồ nhân sự nhà máy nhuộm và hoàn tất.............................................8

1.9. Sơ đồ bố trí nhà máy nhuộm và hoàn tất..................................................9

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU CỦA NHÀ MÁY NHUỘM VÀ HOÀN TẤT. 11

2.1. Các loại sợi...................................................................................................11

2.1.1. Sợi PES (Polyester)...............................................................................11

2.1.2. Sợi CD (PE biến tính)...........................................................................12

2.1.3. Sợi Viscose.............................................................................................12

2.1.4. Sợi Nylon (polyamid)............................................................................13

2.1.5. Sợi Acetate.............................................................................................13

2.1.6. Sợi Spandex...........................................................................................13

2.2. Các loại thuốc nhuộm.................................................................................14

2.2.1. Thuốc nhuộm phân tán........................................................................14

3.2.2. Thuốc nhuộm hoạt tính........................................................................14


3.2.3. Thuốc nhuộm acid................................................................................15

3.2.4. Thuốc nhuộm CD (cationic).................................................................15

2.3. Các loại hóa chất khác................................................................................16

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.........................................................18

3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất.........................................18

3.2. Công đoạn tiền xử lý...................................................................................19

3.2.1. May mộc....................................................................................................20

3.2.2. Tẩy hồ (Boil off)....................................................................................20

3.2.3. Relax......................................................................................................21

3.2.4. Vắt ly tâm..............................................................................................22

3.2.5. Gỡ vải.....................................................................................................23

3.2.6. Định hình...............................................................................................23

3.2.7. Giảm trọng............................................................................................24

3.3. Nhuộm..........................................................................................................26

3.4. Công đoạn hoàn tất.....................................................................................28

3.4.1. Sấy..........................................................................................................28

3.4.2. Hoàn tất.................................................................................................29

3.4.3. Sanford (Comfit)...................................................................................30

3.4.4. In biên....................................................................................................31

CHƯƠNG 4: CÁC QUY TRÌNH CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY..........................33

4.1. Sợi PES 100%.................................................................................................33

4.2. Sợi PES + CD...............................................................................................36


4.3. Sợi PES + Visco...........................................................................................38

4.4. Sợi PES + Spandex......................................................................................41

CHƯƠNG 5: CÁC THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHUỘM VÀ HOÀN TẤT. .44

5.1 Máy may mộc...............................................................................................44

5.1.1. Cấu tạo...................................................................................................44

5.2.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................44

5.1.3. Thông số kỹ thuật.................................................................................44

5.1.4. Công đoạn may mộc cần chú ý............................................................44

5.2. May Rotory..................................................................................................45

5.2.1. Cấu tạo...................................................................................................45

5.2.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................45

5.2.3. Thông số kỹ thuật.................................................................................45

5.3. Máy Rotory (Rotory washer).....................................................................45

5.3.1. Cấu tạo...................................................................................................45

5.3.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................46

5.3.3. Công tác sản xuất..................................................................................47

5.3.4. Thông số kỹ thuật.................................................................................47

5.4. Máy tẩy hồ (Boil-off)...................................................................................47

5.4.1. Cấu tạo...................................................................................................47

5.4.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................49

5.4.3. Thông số kỹ thuật.................................................................................50

5.4.4. Cách pha hồ cho máy...........................................................................50


5.4.5. Công tác sản xuất..................................................................................50

5.5. Máy vắt ly tâm.............................................................................................52

5.5.1. Cấu tạo...................................................................................................52

5.5.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................53

5.5.3. Thông số kỹ thuật.................................................................................53

5.5.4. Công tác sản xuất..................................................................................53

5.6. Máy gỡ vải....................................................................................................53

5.6.1. Cấu tạo...................................................................................................53

5.6.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................54

5.7. Máy định hình.............................................................................................55

5.7.1. Cấu tạo...................................................................................................55

5.7.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................58

5.7.3. Công tác sản xuất..................................................................................59

5.8. Máy Jet.........................................................................................................59

5.8.1. Cấu tạo...................................................................................................60

5.8.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................63

5.8.3. Thông số kỹ thuật.................................................................................63

5.8.4. Công tác sản xuất..................................................................................64

5.9. Giảm trọng treo...........................................................................................65

5.9.1. Cấu tạo...................................................................................................65

5.9.2. Nguyên lý hoạt động.............................................................................65

5.9.3. Thông số kĩ thuật..................................................................................66


5.10. Máy sấy không sức căng...........................................................................66

5.10.1. Cấu tạo.................................................................................................66

5.10.2. Nguyên lý hoạt động...........................................................................67

5.10.3. Thông số kỹ thuật...............................................................................68

5.10.4. Công tác sản xuất................................................................................68

5.11. Máy hoàn tất..............................................................................................68

5.11.1. Cấu tạo.................................................................................................69

5.11.2. Nguyên lý hoạt động...........................................................................69

5.11.3. Thông số kỹ thuật...............................................................................69

5.12. Máy Sanford, Comfit................................................................................70

5.12.1. Cấu tạo.................................................................................................71

5.12.2. Nguyên lý hoạt động...........................................................................71

5.12.3. Thông số kỹ thuật...............................................................................72

5.12.4. Công tác sản xuất................................................................................72

5.13. Máy in biên................................................................................................73

5.13.1. Cấu tạo.................................................................................................73

5.13.2. Nguyên lý hoạt động...........................................................................73

5.13.3. Công tác sản xuất................................................................................73

5.14. Máy cuộn thành phẩm..............................................................................74

5.14.1. Cấu tạo.................................................................................................74

5.14.2. Nguyên lý hoạt động...........................................................................74

CHƯƠNG 6: XỬ LÝ NƯỚC THẢI.....................................................................75


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................80


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN

TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

1.1. Giới thiệu doanh nghiệp

Hình 1.1. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn


Tên công ty: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn.
Tên tiếng anh: ThaiTuan Group Joint Stock Company.
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Ông Trần Hoài Nam.
Tên giao dịch: THAITUAN GROUP.
Ngành nghề chính: Sản xuất kinh doanh ngành Dệt may.
Tên thương mại: Vải Thái Tuấn.
Trụ sở chính: 1/148 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, Tp.
Hồ Chí Minh.
ĐT: (028)37194611 - (028)37194612
Trung tâm kinh doanh: 22-24 Dương Tử Giang, P. 14, Q. 5, Tp. Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Bắc: 72 Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh miền Trung: 414 Lê Duẩn, P. Chính Gián, Q. Thanh Khê, Tp. Đà
Nẵng.
Website: https://www.thaituanfashion.com//

1
Facebook: https://www.facebook.com/thaituangroup//
Slogan: Nền tảng của sự thăng hoa.
Logo công ty:

Hình 1.2. Logo công ty Thái Tuấn

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Thành lập vào cuối tháng 12 năm 1993 hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Từ
những năm 1993, người sáng lập ra công ty nhận thấy nhu cầu cho giới thương
nhân Việt Nam là rất lớn, trong đó nhu cầu vải sản xuất sợi nhập khẩu hàng năm
trong điều kiện kinh tế nước ta còn đang khó khăn. Từ đó, người sáng lập quyết
định thành lập công ty và chính thức lao vào thương trường.
Khi bước vào hoạt động công ty càng thấy rõ hơn Việt Nam cũng có thể sản
xuất các mặt hàng chất lượng cao như hàng ngoại nhập, cũng như các mặt hàng
chất lượng phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Một số mốc phát triển của công ty Thái Tuấn:
22/12/1993: Thành lập công ty.
4/1995: Xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị máy móc, nhập nguyên liệu,
tuyển nhân viên.
1996: Đầu tư phân xưởng 1 nhà máy Dệt 1.
1997: Đầu tư nhà máy Nhuộm.

2
1998: Phát triển hệ thống showroom Thành phố Hồ Chí Minh.
1999: Đầu tư phân xưởng 2 nhà máy Dệt 1, mở chi nhánh Thái Tuấn tại Hà Nội
2000: Mở chi nhánh Thái Tuấn tại Đà Nẵng.
2001: Đầu tư nhà máy Dệt 2.
2003: Mở chi nhánh Thái Tuấn tại Cần Thơ.
2004: Thành lập công ty thời trang.
2005: Đầu tư phân xưởng May.
2006-2007: Phát triển thêm showroom.
Hiện nay, sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp thị trường và toàn quốc. Sản phẩm
được phân phối ở Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông, miền Tây, miền Trung...
trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có năng suất tiêu thụ sản lượng cao.

1.3. Lĩnh vực kinh doanh


Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn (Thai Tuan Group Joint Stock
Company), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vải và quần áo thời trang, được biết
đến như một trong những doanh nghiệp dệt may cung cấp sản phẩm dịch vụ thời
trang hàng đầu Việt Nam.
Thành lập vào cuối năm 1993, Thái Tuấn không ngừng nỗ lực hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư và xây dựng các nhà máy dệt, phân
xưởng, nhà máy nhuộm cho đến việc thành lập và phát triển các chỉ nhánh, hệ
thống showroom, trung tâm thời gian và phân xưởng may. Tính đến nay, Thái
Tuấn đã có 3 chi nhánh, 8 showroom, hơn 300 đại lý và trên 3.500 nhà máy phân
phối trải đều trên toàn quốc.
Cùng với việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh là sự phát triển
mạnh mẽ về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và đặc biệt là sự gia tăng nguồn lực
con người. Bên Đạnh việc tăng cường chuyền giao công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản
và Châu Âu. Nguồn lực con người được Thái Tuấn chú trọng phát triển đáng kể thể

3
hiện qua số lượng cán bộ - công nhân viên của công ty tính đến nay khoảng 1.300
người so với thời điểm ban đầu chỉ có 30 người.
Được nhìn nhận như một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh
vực dệt may, Công ty Thái Tuấn đã góp phần làm thị trường đa dạng, phong phú
hơn với rất nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm.
Một số thương hiệu sản phẩm của công ty:
LENCI: nhãn hiệu thời trang cao cấp dành riêng cho nữ sinh.
MENNT'S: nhãn hiệu thời trang cao cấp dành riêng cho nam sinh.
Thatexco: bộ sưu tập Thatexco chất liệu voan kết hợp giữa nét hiện đại và
truyền thống.
ROSSHI: nhãn hiệu thời trang mang phong cách nhẹ nhàng cho phái nữ.
Sản phẩm được rất nhiều khách hàng biết đến và tin dùng, đặc biệt là dòng sản
phẩm cao cấp như In Digital, thêu và tơ tằm. Bên cạnh đó, Thái Tuấn cũng vừa cho
ra mắt nhãn hiệu thời trang may sẵn cao cấp SILKI với các mẫu thiết kế trang phục
gia đình và dạo phố cho các bạn gái trẻ và lứa tuổi trung niên.
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn là một trong những doanh nghiệp dệt
may cung cấp sản phẩm về dịch vụ thời trang hàng đầu Việt Nam, chuyên sản xuất
vải dệt Jacquard, vải lụa in bông trên công nghệ digital, lụa đơn sắc... Từ sợi
polyester, spandex, visco... Với công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ Nhật Bản
và châu Âu.

1.4. Thành tựu


Khen thưởng của nhà nước:
Huân chương lao động hạng ba.
03 bằng khen của Thủ tướng.
02 bằng khen của Bộ Tài Chính.
01 bằng khen của Bộ Thương Mại.

4
04 bằng khen của UBND TP.HCM.
05 giấy khen của Giám Đốc Sở Công Nghiệp TP.HCM.
Nhiều bằng khen, giấy khen của cơ quan: UBND Q.12, Liên đoàn Lao động
TP.HCM, BHXH,…
Danh hiệu xã hội thừa nhận:
“Sao Vàng Đất Việt” của Hội đồng các Nhà doanh nghiệp trẻ trao tặng
Hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền (1999-2006), là một trong những đơn
vị dẫn đầu ngành Dệt may Việt Nam.
06 huy chương vàng chất lượng vải Gấm.
“Đơn vị có sản phẩm đã chất lượng cao” do độc giả báo Mực Tím bình chọn liên
tục trong 3 năm 1998-1999-2000.
Công ty Dệt may Thái Tuấn và các giải thưởng lớn trong tháng 10/2007.
Vào ngày 04/10/2007, Công ty Dệt may Thái Tuấn đã vinh dự nhận giải “Top
10 Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may năm 2007” do Hiệp hội Dệt may Việt
Nam VITAS phối hợp với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức. Giải thưởng được
bình chọn dựa trên những tiêu chỉ rất khắt khe và uy tín tại Việt Nam, được đối tác
nước ngoài đánh giá cao trong thời gian vừa qua. Liên tiếp trong những ngày đầu
tháng 10 này, Thái Tuấn vinh dự đón nhận thêm 02 giải thưởng khác

5
Hình 1.3. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm

1.5. Hệ thống phân phối


Tính đến nay, Thái Tuấn đã có 3 chi nhánh, 8 showroom, hơn 300 đại lý và trên
3500 nhà phân phối trải đều trên toàn quốc

Hình 1.4. Hệ thống phân phối tại Việt Nam của công ty

6
1.6. Định hướng, nhiệm vụ, triết lí sản xuất kinh doanh của công ty
Định hướng: Trở thành Tập đoàn cung cấp sản phẩm vải và dịch vụ thời trang
hàng đầu châu Á.
Nhiệm vụ: Cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, không ngừng cải tiến và sáng tạo trong sản xuất để giữ vững thương hiệu
“Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Triết lý kinh doanh:
Trong sản xuất: Lấy chất lượng làm tiêu chí.
Trong kinh doanh: Hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Về đối ngoại: Đặt tín nhiệm lên hàng đầu.
Khách hàng: Là sự tồn tại của Công ty.

7
1.7. Sơ đồ nhân sự của công ty

Hình 1.5. Sơ đồ nhân sự của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

8
1.8. Sơ đồ nhân sự nhà máy nhuộm và hoàn tất

Hình 1.5. Sơ đồ nhân sự của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

9
1.9. Sơ đồ bố trí nhà máy nhuộm và hoàn tất

10
Các khu vực và thiết bị trong nhà máy nhuộm và hoàn tất:
1. Khu vực may mộc
2. Khu vực may Rotory
3. Máy Rotory
4. Máy Boil-off
5, Máy gỡ vải
6. Máy vắt ly tâm
7. Máy căng định hình
8. Máy nhuộm Jet
9. Khu vực giảm trọng treo
10. Máy sây
11. Máy căng hoàn tất
12. Máy comfit
13. Máy sanford
14. Máy in biên
15. Khu vực cuộn thành phẩm
16. Khu hành chính
17. Phòng đóng mẫu
18. Phòng pha chế
19. Bàn kiểm soát công việc
20. Khu vực pha chế hồ hoàn tất
21. Khu vực hàng in

11
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU CỦA NHÀ MÁY NHUỘM VÀ HOÀN TẤT

2.1. Các loại sợi


Thời điểm hiện tại 90% sản phẩm của Công ty Tập Đoàn Thái Tuấn sản xuất từ sợi
PES, sản phẩm là PES 100% hay PES phối cùng một số loại sợi khác như viscose,
nylon, CD (PES biến tính), spandex và các sản phẩm từ sợi acetate.
2.1.1. Sợi PES (Polyester)
Polyester là loại sợi tổng hợp mạch dị thể, với tên gọi terylene (Anh), dacron,
viron, kodel, teron (Mỹ), tergal (Pháp), tetoron, kuraray (Nhật).

Tính chất cơ lý:


PES có độ bền cơ học cao, khi ướt không giảm độ bền.
Khả năng đàn hồi và phục hồi về dạng ban đầu lớn, ít bị nhàu, giữ nếp tốt.
Có cấu trúc chặt chẽ nên kém bền với ma sát, sợi cứng và khó nhuộm.
Tác dụng với nhiệt: độ bền nhiệt cao, ở 235°C, sợi PES bị mất định hướng, 265°C
sợi bị nóng chảy và 275°C sợi bắt đầu bị phá hủy.
Tác dụng với ánh sáng: giảm bền dưới tác dụng của ánh sáng nhưng vẫn bền hơn
so với các loại sợi thiên nhiên và sợi hóa học khác chỉ thua polyacrylic.
Tính chất hóa học:
Tác dụng với kiềm: bền ở môi trường kiềm yếu hoặc mạnh ở nồng độ thấp và nhiệt
độ thường. Trong dung dịch NaOH 40% hoặc KOH 50% ở nhiệt độ thường sợi đã
bị phá hủy, ở nhiệt độ sôi sợi bị phá hủy hoàn toàn.

12
Tác dụng với acid: bền với hầu hết các acid hữu cơ và vô cơ với nồng độ không
cao và nhiệt độ thường.
Tác dụng với chất oxy hóa và chất khử: PES bền với các chất oxy hóa và khử như
hydrogen peroxide, natri hydrochlorit ...
Tác dụng với dung môi: bền với dung môi hữu cơ thông thường như benzene,
acetone, rượu... nhưng không bền với dung môi oxygen kiềm như nitro benzene.
Khả năng nhuộm màu: khó nhuộm, thường được nhuộm bằng thuốc nhuộm phân
tán. Nhiệt độ nhuộm 130°C
2.1.2. Sợi CD (PE biến tính)
Biến tính PES để thay đổi thành phần hóa học, phá vỡ trật tự và đều đặn của
mắc xích trong đại phân tử, giảm khả năng định hướng và kết tỉnh, hạ thấp nhiệt độ
chuyẻn thủy tỉnh của sợi. Do đó, làm cho sợi mềm mại hơn, dễ gấp uốn hơn, tăng
khả năng nhuộm màu hơn và ít bị vón gút trên mặt vải.
Có khả năng ăn màu cả thuốc nhuộm cationic và thuốc nhuộm phân tán. Nhiệt
độ nhuộm 120°C.
2.1.3. Sợi Viscose
Sợi viscose là cellulose tái sinh, có cấu trúc xốp, khả năng hút ẩm cao nên sản
phẩm dệt mềm mại dễ thoát mồ hôi, thoáng khí. Mạch phân tử ngắn nên nhạy cảm
với hóa chất hơn so với sợi bông. Ở trạng thái ướt, viscose giảm độ bền cơ học 40-
50% so vớitrạng thái khô do trương nở mạnh.
Độ bền nhiệt: không dẻo nhiệt (giữ được tính chất cơ lý đến 120°C). Ở 150°C
trong thời gian dài, sợi sẽ bị giảm độ bền nghiêm trọng.
Độ bền hóa học: kém bền với acid vô cơ dù đậm đặc hay loãng, không bền với
kiềm loãng ở nhiệt độ cao và có mặt oxy không khí, kém bền với thời tiết, không
bên với vi khuẩn.
Nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính. Nhiệt độ nhuộm 60~80°C.

13
Nhược điểm lớn nhất của sợi viscose là trong quá trình sử dụng rất dễ bị nhàu,
làm giảm mỹ quan của sản phẩm.
2.1.4. Sợi Nylon (polyamid)
Polyamid (PA) là loại sợi tổng hợp mạch dị thể, trong mạch chính chứa nhóm (
−CH 2) liên kết với nhau qua nhóm (-CO-NH-). Được sản xuất với nhiều tên gọi

khác nhau phổ biến là nylon 6, nylon 6.6, nylon 11...


Tính chất cơ lý: độ bền cơ học cao, ở trạng thái ướt độ bền cơ học giảm 10%, độ
bền ma sát cao, hàm âm thấp, có khả năng sinh tĩnh điện.
Tính chịu nhiệt: PA là sợi nhiệt dẻo (bị biến đạng ở nhiệt độ cao). Sợi PA chưa
qua định hình khi nhuộm hoặc xử lý ướt sợi sẽ co 6-8% trong nước Sôi.
Tính chất hóa học: kém bền với acid, kém bền với tác dụng của chất oxy hóa và
kém bền với ánh sáng. Tương đối bền với kiềm, bền với chất khử, bền với nắm
mốc và vi khuẩn.
Thông thường nhuộm PA bằng thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm acid, thuốc
nhuộm phân tán kim loại 1:2, thuốc nhuộm kim loại 1:2. Nhiệt độ nhuộm: 100-
120°C.
2.1.5. Sợi Acetate
So với viscose, acetate kém bền kéo, kém bền ma sát hơn, hút ẩm ít hơn, bóng
đẹp, đàn hồi cao nên ít nhàu, bền với vi khuẩn và nấm mốc, dễ bị nhiệt dẻo ở
100C, dễ tích điện khi cọ xát với cơ thể.
Acetate kém bền với kiềm. Bên với tác dụng của acid và các chất oxide hóa
thông thường như NaClO2, H2O2, CH3COOH.
Thường được nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán.
2.1.6. Sợi Spandex
Sợi spandex hay sợi polyuretane (PU), Lycra, Vyrene... là sợi dị mạch, trong
mạch phân tử có chứa urethane (-NH-COO-) nối liền với các nhóm hydro cacbon.

14
Khả năng co giãn cao và khả năng phục hồi gần như trở lại trạng thái ban đầu khi
loại bỏ lực gây biến dạng.
Thường được phối dệt cùng các loại sợi khác để tạo cảm giác co giãn cho sản
phẩm.
2.2. Các loại thuốc nhuộm
2.2.1. Thuốc nhuộm phân tán
Thuốc nhuộm phân tán không tan mà chỉ khuếch tán trong nước, dùng để nhuộm
sợi tổng hợp. Không chứa các nhóm có tính tan như -SO3Na, -COONa, không chứa
nhóm hoạt tính để tham gia phản ứng hóa học với sợi.
Trong phân tử có chứa các nhóm –NH2,-NHR,-NR1R2,-OH,-OR (R có thể là gốc
alkyl, aryl, alkyIhydroxyl), có khối lượng phân tử không lớn, kích thước phân tử
nhỏ và cấu tạo không phức tạp.
Dạng tông quát của thuốc nhuộm phân tán loại thông thường như hình 2.2.

Hình 2.2. Dạng tổng quát của thuốc nhuộm phân tán loại thông thường
Với R1R2: có thể là H, CH3, C2H5, C2H4OH, ankyI-OH...
Khi đưa vào nhân A các nhóm thế -NO2, -CI, -Br ở vị trí ortho hay para so với
nhóm azo sẽ tạo thuốc nhuộm có gam màu như da cam, đỏ tươi, đỏ sẫm, nâu đỏ,
câm thạch và xanh lam.
Môi trường nhuộm: acid.
3.2.2. Thuốc nhuộm hoạt tính
Thuốc nhuộm hoạt tính là những hợp chất màu trong phân tử có các nhóm
nguyên tử thực hiện liên kết cộng hóa trị với vật liệu trong quá trình nhuộm.

15
Thuốc nhuộm hoạt tính tan trong nước, cho độ bền màu cao, có đủ gam màu,
màu sắc tươi sáng. Dễ bị thủy phân trong điều kiện không khí ẩm nên thời gian bảo
quản không lâu.
Dạng tổng quát: S-R-T-X, trong đó:
S- nhóm tạo tính tan thường là -SO3Na, -COONa, -SO2CH3
R- nhóm mang màu thường là mono và điazo, phức chất của thuốc nhuộm azo với
ion kim loại, dẫn xuất của ftaloxianin...
T- nhóm mang nguyên tử hay nhóm nguyên tử phản ứng, tạo liên kết giữ thuốc
nhuộm với xơ SỢI.
X- nguyên tử hay nhóm nguyên tử phản ứng thường là -CI, -SO2,-OSO3H,-NR3…
Ưu điểm: có gam màu rộng, màu tươi và thuần sắc, bền màu cao với gia công
ướt, phương pháp nhuộm đa dạng, dễ tái lập lại màu, dễ làm sạch nước thải, giá
thành vừa phải.
Nhược điểm: Khó giặt sạch phần thuốc nhuộm bị thủy phân, chu kì nhuộm dài,
tốn nhiều hóa chất, độ bền màu ánh sáng không cao (nhát là màu đỏ và đa cam).
Môi trường nhuộm: kiềm.
3.2.3. Thuốc nhuộm acid
Thuốc nhuộm acid có công thức -RSO3Na dùng nhuộm len, tơ tằm, PA. Thuốc
nhuộm acid tan trong nước, đủ gam màu, màu tươi và thuần sắc, độ bền màu ánh
sáng và độ giặt không cao lắm. Thuốc nhuộm acid liên kết với vật liệu bằng lực
Val der Waals, liên kết hydro và liên kết phối trí.
Môi trường nhuộm: acid.
3.2.4. Thuốc nhuộm CD (cationic)
Thuốc nhuộm cation chủ yếu dùng nhuộm màu nhạt cho sợi PAN
(polyacrylonitrin) và PE biến tính hóa học.
Dạng tổng quát: R1SO3Cl-, trong đó: R1,R3- là các gốc alkyl hay aryl khác nhau.
Độ bền màu thấp: kém bền với giặt và ánh sáng.

16
Thuốc nhuộm cationic có đặc điểm dễ phối từ ba màu cơ bản, có thê tạo được
các dãy màu rộng.
Môi trường nhuộm: acid.
2.3. Các loại hóa chất khác
Một số loại hóa chất thường được sử dụng trong nhà máy và một sô loại hồ được
sử dụng cho công đoạn hoàn tất được thể hiện như bảng 2.1 và bảng 2.2.
Bảng 2.1. Một số loại hóa chất thông dụng trong nhà máy

Tên hoá chất Công dụng


Acid TH-1000 Acid trung hoà
AVCOPHOB 6410 Chất chống thấm nước và dầu
CF-1049 Chất khử sukicon trên vải sợi
CF-18 Chất kháng bọt không silicate
CF-700 Chất tăng bọt và làm dầy sợi vải
CF-895 Chất trợ nhuộm nhiều tính ăng
CF-DOT Chất thẩm thấi
CF-PEWN Chất bôi trơn cho chỉ sợi
DP-COI Chất hoàng nguyên bảo vệ ánh màu
Fix-SR110 Chất cầm màu
LFN JET-40 Chất giặt
Politex F-2500 Chất giặt khử
Politex TAIN Chất tẩy dầu mỡ trên vải
VETANOL-UND02 Chất trợ nhuộm
Vitex DN Chất đều màu cotton
Vitex OXD Chất ổn định H2O2 không silicate
Vitex S-33 Chất tẩy hồ, tẩy dầu
Vitex SP59 Chất giặt tổng hợp tính bọt thấp

17
NL 300 Chất đều màu cho thuốc nhuộm acid
Sonalin RS Chất đều màu cho thuốc nhuộm hoạt tính
DIPERSTEX LD-512 Chất đều màu cho thuốc nhuộm phân tán

Bảng 2.2. Một số loại hồ sử dụng cho công đoạn hoàn tất

Tên hoá chất Công dụng


CO, CAT Hồ mềm acid béo
TM, CF 895 Hồ mềm hút ẩm
PC Hồ mềm cảm giác mát lạnh
VH-CF, Li C90, 707 Hồ silicon cho cảm giác trơn mướt
SHN, HC 85 Hồ silicon hút ẩm
SSG Hồ chống dạt
RPU, DP100 Hồ tạo cảm giác nhung tay
PEWN, CF700 Hồ cho cảm giác đầy tay
SBR3000 Hồ resin tăng ánh
SBS5500, MANASOFT707 Hồ silicon tăng ánh
Zinc Omadine, FPS Cosmetic Hồ kháng khuẩn

18
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất

Vải mộc

May mộc May Rotory

Boil-off

Rotory
Relax máy Jet

Vắt ly tâm

Gỡ vải

Định hình

Giảm trọng Jet Giảm trọng treo

Nhuộm

Vắt ly tâm

Gỡ vải

Sấy

Hoàn tất

Comfit
 Sanford

 In Biên

Cuộn thành phẩm

19
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý nhuộm và hoàn tất
3.2. Công đoạn tiền xử lý
Vải sau khi dệt XOE (vải mộc) còn nhiều tạp chất (hồ, dầu mỡ...) nên cần phải
qua công đoạn làm sạch hóa học hay còn gọi là tiền xử lý trước khi chuyển sang
công đoạn nhuộm hoặc in hoa. Vì vậy tất cả các sản phẩm dệt mộc đều khô cứng
khó thấm các dung dịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặt khác lại
chưa có độ trắng cần thiết cho nên người ta cần xử lý vải trước khi nhuộm. Tiền xử
lý là một quy trình rất quan trọng đối với tất cả các bước xử lý tiếp theo trong nhà
máy nhuộm, có ảnh hưởng lớn về các chỉ tiêu của nhà máy như sản lượng, chất
lượng, tiến độ và chỉ phí. Nếu quy trình tiền xử lý không đạt sẽ tạo ra lỗi mà chúng
chỉ được phát hiện trong các giai đoạn tiếp theo, gây ra chất lượng sản xuất, hoàn
thiện và nhuộm không đạt chất lượng, và cuối cùng là sự ô nhiễm quá mức. Do đó,
tiền xử lý là một nhân tố quan trọng đối với sản xuất ngay từ khi bắt đầu, mọi lỗi
phát sinh ở các quá trình sau phần lớn do sai sót từ quá trình tiền xử lý.
Mục đích của công nghệ tiền xử lý là làm sạch các tạp chất để tăng khả năng
nhuộm màu, đảm bảo sản phẩm nhuộm đều màu, sâu màu và màu được tươi.
Những mục tiêu chính của quy trình tiền xử lý là:
Loại bỏ khỏi vật liệu tất cả các chất được cố định lên xơ trong quá trình tăng
trưởng tự nhiên của cây trồng hoặc trong các quy trình biến đổi (đặc biệt là kéo sợi,
quần sợi, đệt thoi, đệt kim,...)
Cải thiện khả năng hấp thụ và tính thấm nước của xơ để thực hiện các ứng dụng
của thuốc nhuộm, trợ chất, và các hóa chất khác.
Cải thiện độ dún và xử lý vải.
Làm giảm sức căng không đồng đều trong vật liệu xơ.
Tạo ra một mức độ trắng chấp nhận được đề sử dụng như vải không nhuộm và
độ sáng cần thiết màu của vải được nhuộm sau đó.

20
3.2.1. May mộc
Mục đích: nối các đầu cây vải mộc lại với nhau để đạt chiều dài mong muốn
phân cùng loại khổ và theo đúng số mét yêu cầu trong đơn hàng.
Yêu cầu:
Đường may phải thăng, chắc, may vắt sổ. Vải phải được may cùng mặt, cùng bề
và theo đúng số mét trong đơn công nghệ.
Các ký hiệu cây vải, sô thứ tự, sô mét, số trục hàng, loại vải phải được ghi ở đầu
cây vải bằng một loại bút đặc biệt không phai để tránh mất số, thất lạc hàng.
Tùy vào từng loại vải mà chúng ta có thể sử dụng thêm máy cắt. Tuy nhiên đa số
mặt hàng đều không cần qua máy cắt.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn may
mộc được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các lỗi thường gặp trong công đoạn may mộc
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
May không cùng Người may mộc không chú ý May lại
mặt, cùng bề
Vải bị xước Sai sót của người máy mộc Tuỳ vào độ xước mà hạ loại

3.2.2. Tẩy hồ (Boil off)


Mục đích: để loại bỏ một cách cơ bản các tạp chất trên vải như: hồ sợi, sáp, dầu
bôi trơn trong quá trình dệt. Mặt khác công đoạn này cũng làm cho vải co một
phần coá thể giúp cho giai đoạn giặt tốt hơn.
Yêu cầu: đầu ra loại được cơ bản hồ trong vải.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn tẩy hồ
được thể hiện trong bảng 3.2 và bảng 3.4.

21
Bảng 3.2. Các lỗi thường gặp trong công đoạn tẩy hồ
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Móc Mặt vải tiếp xúc với các trục rulo, các vết trầy xước Cắt các sợi chỉ thừa
sợi và những vật sắc nhọn
Gãy Trong bề mặt vải xếp không đều, bồng bềnh trên mặt
mặt, dung dịch làm tối vải hoặc bị hút xuống sàn của bế Hạ loại
nhăn lưu; lưới lọc bị dơ dẫn đến áp lực bơm tuần hoàn
không ổn định, yếu

3.2.3. Relax
Mục đích:
Quá trình này nhằm loại bỏ triệt để các tạp chất và hồ còn lại trên vải sau khi tẩy
hồ.
Quá trình này giúp cho vải co lại cả chiều dọc lẫn chiều ngang.
Quá trình này sẽ đạt yêu cầu khi vải đạt được độ co tối đa tạo được cảm giác mềm
xốp khi hoàn tất
2 quy trình Relax: Relax Rotary và Relax Jex
Yêu cầu: vải thu được sạch hoàn toàn tạp chất và dầu bám trên đó.
Lưu ý: Relax trong Rofory dành cho những loại vải nhạy cảm, vải phải may
đúng loại và đúng số mét trước khi cho vô máy rotory.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn relax
trong máy Jet được thể hiện trong bảng 3.3.

22
Bảng 3.3. Các lỗi thường gặp trong công đoạn relax trong máy Jet
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Dạt, dạt Hàng bị tối và áp lực họng Jet quá lớn so với Điều chỉnh tốc độ
chân chim mức độ cho phép của từng loại vải khi đó áp máy chậm lại
lực của dung dịch tác động trực tiếp lên bề
mặt vải gây ra hiện tượng dạt
Gãy mặt Vải bị rối, tốc độ vải chậm, lượng nước Xử lí ở máy căng,
ngang hay không đủ, tốc độ thay đổi nhiệt độ nhanh
dọc
Vải không Dùng thiếu hoá chất hoặc lượng từng hoá Xử lý lại
đật độ co chất chưa chính xác; nhiệt độ áp dụng không
đủ
Móc sợi Vải tiếp xúc trực tiếp với các vật sắc nhọn, Xử lý ở các công
các vết trầt xước, các trục rulo đoạn sau

Bảng 3.4. Các lỗi thường gặp trong công đoạn tẩy hồ và relax trong máy Rotory
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Kẹt máy Quên đóng nắp trong quá trình vận hành Tắt máy và xử lý
Gãy mặt Quá trình vô hàng chưa đúng quy định, Không xử lý được
vải bị rối trong lúc vận hành
Vải bị Thời gian lên độ nhanh, chiều dài vải Xử lí ở các công đoạn
nhăn quá lớn sau

3.2.4. Vắt ly tâm


Mục đích: vải phải được vắt ly tâm để tách nước khỏi búp sợi hay bó xơ đến độ
ẩm cần thiết.
Yêu cầu: vải đạt được độ khô theo yêu cầu.
23
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn vắt ly
tâm được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Các lỗi thường gặp trong công đoạn vắt ly tâm
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Dạt vải Hàng bị rối Tiếp tục qua công đoạn sau

3.2.5. Gỡ vải
Mục đích: vải trong quá trình relax đã bị cuộn tròn lại, muốn tiến hành công
đoạn định hình thì vải phải được trải ra theo chiều ngang nên vải được đưa qua
máy xoắn vải để gỡ ra.
Yêu cầu: vải được trải ngang đều trên xe thuận lợi cho công đoạn sau.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn gỡ vải
được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các lỗi thường gặp trong công đoạn gỡ vải
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Vải bị xoắn Người vận hành không quan sát kĩ Tắt máy và chỉnh lại vải
Vải bị xước, Vải tiếp xúc với các trụ rulo Cắt các sợi chỉ thừa
móc sợi
3.2.6. Định hình
Mục đích:
Xử lý ổn định kích thước khổ vải.
Ổn định sự sắp xếp của sợi dọc và sợi ngang trên vải.
Hiệu chỉnh trọng lượng vải trong phạm vi nhất định.
Làm giảm khả năng vải bị nhăn, gãy mặt cho các công đoạn tiếp theo.
Làm tăng khả năng gắn màu lên vải.
Yêu cầu:
Đầu ra của vải có khổ vải, mật độ đúng với quy trình công nghệ.
24
Sợi ngang thẳng góc sợi dọc.
Các yêu cầu về chất lượng như: độ mềm mại, đầy tay...
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn định
hình được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Các lỗi thường gặp trong công đoạn định hình
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Hàng không đạt khổ Vận hành máy chạy không đúng, Định hình lại
theo QTCN vận tốc chạy chưa ổn định
Hàng bị nhăn, không Khổ không đúng, vận tốc nhanh, Định hình lại
đúng mật độ ngang OV không đúng
Xéo canh, võng canh Đầu cây may nối không thẳng, Định hình lại
bấm máy khi vận hành
Xen biên, kim ăn sâu Mắt dò biên không tốt, không loại phần vải hư
mở ban biên, may đều cây không
đúng yêu cầu, không kiểm tra
bám máy khi đến các đầu cây
Hàng bị cháy cứng Nhiệ t độ không đúng quy trình loại phần vải hư
đối với nylon công nghệ
Móc sợi Do kim bị cong, các trục rulo Khắc phục bằng cách
đầu vào, đầu ra của máy bị trầy vuốt kim, thay kim
xước.
Dính dầu Vải bị rớt dưới nền xưởng, vải Giặt để tẩy các vết
sàng vào thành máy dầu

3.2.7. Giảm trọng


Mục đích: làm giảm khối lượng vải, khối lượng sợi.
Yêu cầu:

25
Làm cho mình hàng đạt độ mềm rũ, độ dày mỏng theo yêu cầu mà không ảnh
hưởng gì đến các tính chất khác. Ngoài ra vải sẽ có độ mao dẫn cao hơn, xốp hơn,
dễ nhuộm hơn.
Mức độ giảm trọng 15-30% khối lượng sản phẩm lúc đầu, thông thường giảm
20%, nếu giảm trọng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến độ bền của vải, mặt khác sẽ tạo
ra một lượng oligomer quá lớn khó làm sạch khỏi vải.
Đầu ra của vải đạt đúng khối lượng và kích thước theo quy trình công nghệ
(thường sau giảm trọng vải bị co theo khổ rộng từ 6-8%), vải trở nên mềm mại
hơn.
Lưu ý:
Khi các thông số kỹ thuật không thích hợp vải sẽ vẫn cứng hoặc giảm độ bền
khá nhiều làm hự hỏng sản phẩm (vải bị dạt). Vì vậy, phải thử nghiệm nhiêu lân để
đưa ra quy trình tối ưu nhất.
Khi giảm trọng cho vải dùng sợi pha (nhất là vải pha sợi CD), cần lưu ý nồng độ
hóa chất, nhiệt độ, thời gian, để tránh hiện tượng phá hủy hoàn toàn một loại xơ sợi
(nhất là sợi CD, nylon), làm mất hiệu ứng của loại sợi này trên vải.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn giảm
trọng được thể hiện trong bảng 3.8
Bảng 3.8. Các lỗi thường gặp trong công đoạn giảm trọng
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Vải mỏng Người vận hành điều chỉnh Nếu vải mỏng ở mức cho phép
điều kiện máy chưa chính thì hồ cho vải dày lên ở công
xác đoạn hoàn tất
Vải dày Người vận hành điều chỉnh Tiến hành giảm trọng lần nữa
điều kiện máy không đúng
với loại vải
Dạt Người vận hành điều chỉnh Tiếp tục qua công đoạn sau,

26
các thông số trên máy chưa quá nhiều thì loại
phù hợp

Công đoạn tiền xử lý nhuộm chú ý:


Vải trong máy nhuộm không được cột đầu dây.
Vải được nằm gọn trên xe, không để vải rơi xuống nền nhà xưởng.
Kiểm tra móc sợi trước khi vô hàng, kiểm tra định kỳ các máy tránh móc sợi.
Tuân thủ tuyệt đối quy trình công nghệ, quy tắc vận hành, quy định an toàn.
Đảm bảo đồng hồ các máy đo chính xác.
Nghiêm cấm dùng cây móc vải.
Không vận hành khi máy có dấu hiệu hư hỏng, không an toàn, thông số kỹ thuật
không đúng, báo ngay trưởng ca.
Bố trí hàng phù hợp máy nhuộm.

27
3.3. Nhuộm
Mục đích:
Nhuộm vải là đưa chất màu từ ngoài lên vải sao cho màu đó thấm sâu, bám chắc.
Đạt được chỉ tiêu về độ bền màu cơ lý như độ bền giặt, độ bền ma sát…
Yêu cầu:
Màu nhận được phải đúng như màu muốn nhuộm và đều màu trên toàn mẻ nhuộm.
Vải sau khi nhuộm phải bền màu.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn nhuộm
được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Các lỗi thường gặp trong công đoạn nhuộm
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Dạt Hàng bị rối và áp lực họng Jet quá Tiếp tục qua công đoạn nếu
lớn so với mức cho phép của từng quá nhiều thì loại
loại vải khi đó áp lực của dung
dịch tác động trực tiếp lên bề mặt
và gây ra hiện tượng dạt
Gãy mặt Hàng bị rối, tốc độ thay đổi nhiệt Tuỳ vào mặt hàng có thể dùng
độ nhanh máy căng xử lý hoặc tiến hành
nhuộm lại với thời gian lên độ
lâu hơn, tuy nhiên nếu là hàng
phi bóng không xử lý được
Loang màu, Sau khi nhuộm màu đậm mà Cho màu vô đều lại, lấp màu
chấm màu không làm sạch máy Jet thì khi đậm
nhuộm màu nhạt có thể chấm màu
Khác màu Tỉ lệ pha chế màu chưa chính xác Xử lý màu hoặc chào hàng
mẫu chuẩn bằng các đơn vị kinh doanh

28
3.4. Công đoạn hoàn tất
Do quá trình gia công như nấu tẩy, nhuộm, giặt nhiều lần vải thường bị dãn theo
chiều dài, co ngang, sợi ngang sợi dọc không thẳng góc nhau, mặt vải nhăn dúm,
mật độ vải không đạt yêu cầu nên giai đoạn hồ hoàn tất tạo vải có dáng đẹp bên
ngoài, làm cho vải mềm hay cứng ( tuỳ theo yêu cầu khách hàng hay loại vải).
3.4.1. Sấy
Mục đích:
Sấy là làm cho vật liệu dệt giảm bớt lượng nước, lượng âm mà nó đã mang một
yêu cầu nhất định.
Quá trình này nhắm làm khô vải, ngăn sự tạo nếp nhăn, kích thước vải ôn định, vải
trở nên mịn và khả năng nhuộm tôt hơn.
Yêu cầu: đạt được độ khô theo yêu câu quy trình công nghệ, độ co của các thành
phần gi trong vải được đồng đều, thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn sấy
được thể hiện trong bảng 3.10
Bảng 3.10. Các lỗi thường gặp trong công đoạn sấy
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Móc sợi theo Trục ban, trục dẫn vải bị xước móc vào Hạ loại
chu kỳ thành xe
Vải bị ố màu Sấy không khô, độ ẩm còn nhiều Giặt lại
Vải gấp nếp Nhiệt độ cao vải sau khi sấy xếp lớp Xử lí ở máy căng
tạo thành vết chồng khít lên nhau hoàn tất
gãy ngang
Vải bị co Nhiệt độ cao quá mức cho phép Xử lí ở máy căng
hoàn tất
Rách vải Đầu cây vải quấn vào trục dẫn vải Hạ loại
Chấm màu Màu bay bám vào trục ép Không xử lý được, hạ
29
loại
Vây màu Sấy màu đậm nhiều, nhiệt độ cao dẫn Cho vô đều màu lại
đến màu thăng hoa bám trong máy sau hoặc lấp màu
đó sấy màu nhạt mà không xả màu làm
vây màu ra phần màu nhạt

3.4.2. Hoàn tất


Mục đích: công đoạn hoàn tất nhằm ổn định kích thước của vải, làm cho vải có
độ mềm rũ, khôi phục các đặc tính của vải hoặc tạo cho nó có những đặc tính sử
dụng mới tùy công dụng và yêu cầu của thị hiểu khách hàng.
Yêu cầu: vải đạt khổ và mật độ theo yêu cầu của quy trình công nghệ; mình
hàng mềm mại, mướt tay...
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn hoàn
tât được thể hiện trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Các lỗi thường gặp trong công đoạn hoàn tất
Lỗi Nguyên nhân Biệp pháp khắc phục
Ố hồ Pha hồ không đúng quy định, Xử lý lại
không bổ sung hồ, không pha loãng
Chấm màu Màu bay dính lên trục ép, các trục Cho đều màu vô nếu
rulo, khi lơ màu, pha màu không không được thì lấp màu,
lược màu vệ sinh trục ép
Loang màu Hàng lơ màu nồng độ cao các màu Cho đều màu vô nếu
khó, vải khó lơ không được thì lấp màu
Vây màu Hoàn tất màu đậm nhiều, nhiệt độ Cho đều màu vô nếu
cai dẫn đến màu thăng hoa bám không được thì lấp màu.
trong máy sau đó hoàn tất màu nhạt Xử lý màu thăng hoa:
mà không xà màu làm vây màu ra dùng vải ướt cho đi qua

30
phần màu nhạt máy để lấy đi những
phân tử màu bám lâu
trên máy
Đốm màu Do khi hoàn tất máy ngừng, vải va Hạ loại
chạm với pô quạt gây nên
Dính dầu Bơm dầu nhiều, khi các hàng có Giặt để tẩy các vết dầu
bụi bông nhiều dàn kim sẽ bị dơ
Móc sợi Kim bị cong, các trục rulo đầu vào, Khắc phục bằng cách
đầu ra của máy bị trầy xước vuốt kim, thay kim, bỏ
phần vải móc sợi.
Mình hàng Sử dụng sai hồ, hàng bị lỗi giảm Hạ loại
không đạt trọng mỏng, dày ở khâu giảm trọng
mà không chỉnh đơn hồ khi hoàn
tất
Xéo canh, võng Đầu cây may nối không thẳng, Chạy lại
canh không kiểm tra, bám máy khi vận
hành
Xen biên, kim Mắt dò biên không tốt, không mở Hạ loại
ăn sâu ban biên, may đầu cây không đúng
yêu cầu
Mât độ không Chỉnh OV không đúng Chạy lại
đúng
Dạt hai biên Hàng thiết kế mỏng Khi hoàn tất thì phải
chỉnh hai bánh ép kim
Không đạt khổ, Chạy vận tốc quá mức quy định Chạy lại
mình hàng nhãn

31
3.4.3. Sanford (Comfit)
Mục đích:
Ổn định độ co và kích thước vải, nâng cao độ chống nhàu của vải.
Tạo trên vải một lớp tuyết mịn, làm cho bề mặt vải thẳng và mềm mại hơn, hai bên
biên thắng và đẹp hơn.
Tăng vẻ đẹp bên ngoài của vải: mình hàng mềm rũ, nặng hơn.
Yêu cầu: vải thu được ở đầu ra đạt khổ, mật độ và độ co theo yêu cầu của quy
trình; mặt vải xóp mịn, trơn láng.
Các lỗi thường gặp: nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn
Sanford (comfit) được thể hiện trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Các lỗi thường gặp trong công đoạn sanford (comfit)
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Mình hàng Lực ép trục không đủ Tăng lực ép trục và
không đạt chạy lại
Ố nước Tấm cao su quá nhiều nước sẽ thấm vô Hạ loại
vải nên khi vải qua trục nóng bị lỗi
Móc sợi Do các trục lăn bị xước Hạ loại

3.4.4. In biên
Mục đích: in biên để xác định thương hiệu nhà sản xuất và khi có bất cứ vấn đề
gì liên quan đến các mặt hàng thì công ty sẽ dựa vào logo để giải quyết.
Yêu cầu: in đúng logo của từng mặt hàng, các chữ và kí hiệu trên biên phải rõ
ràng, chính xác, các logo có khoảng cách đều nhau, không để biên bị nhăn, dính
dầu.
Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của công đoạn in biên
được thể hiện trong bảng 3.13
Bảng 3.13. Các lỗi thường gặp trong công đoạn in biên

32
Lỗi Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Không ăn biên Nhiệt độ, lực không đủ Tăng nhiệt độ, tăng lực ép, in biên lại
Đứt chữ Nhiệt độ, lực ép không Tẩy biên bằng xăng công nghiệp và in
đủ biên lại
Lệch biên Do mắt của máy bị lỗi Tẩy biên bằng xăng công nghiệp và in
biên lại

Công đoạn hoàn tất chú ý:


Ưu tiên sấy và kiểm tra các trục hàng được theo dõi đặc biệt.
Tập trung kiểm hàng khi sấy để phát hiện lỗi kịp thời và nhanh có thông tỉn để
xử lý.
Kiễm tra thật kỹ các đầu cây vải để may lại, nhằm tránh bị lỗi sâu kim trên máy
căng.
Vải phải được sắp xếp nằm gọn trên xe.
Tuân thủ quy trình công nghệ, quy định an toàn lao động.
Kiểm tra thông số đầu vào, đầu ra của vải.
Không vận hành khi máy có dấu hiệu hư hỏng, không an toàn, thông số kỹ thuật
không đúng, báo ngay trưởng ca.

33
CHƯƠNG 4: CÁC QUY TRÌNH CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY

4.1. Sợi PES 100%


Bảng 4.1. Quy trình APBL087

Công đoạn Điều kiện máy Hoá chất

MM CD 1600 m

ND 95 oC NAOH ( Xút rắn) 1.00g/l


BO VT 30 m/p DYAMUL LFN JET 0.50
TGL 11 p g/l

CD 100 m
QT 18* .
NAOH ( Xút rắn) 4.80
DK 90 mm
kg
RIJ KHE* 1 TANG
DYAMUL LFN JET 0.60
P 2-2-2-4 kg/f
kg
H2O 2400 1
TG #80 s/vòng

34
ND 200 oC
VT 50 m/p
TDH OV 90-92 .
Q 90/100 .
DAT 1.50 m

CD 1600 m
QT 6 .
DK 90 mm
GTJ KHE* 1 TANG NaOH (xút rắn) 15,0 kg
P 2,2-2,4 kg/f
H2O 2000 l
TG <120 s/vong

CD 1600 m
DK 90 mm
NHI KHE* 1 TANG
P 2,2-2,4 kg/f
H2O 2000-2400 l

VAT

35
ND 170 oC
VITEX CA 10g/l
VT 45-50 m/p
SUPRASOFT DP-100 12g/l
HT OV 90 .
HSINSOU KSN-208 2g/l
Q 60/80 .
MEW VH-CF 3g/l
DAT 1.50 m

KHAC

Tr 110 oC
Vp 70 oC
SF
VT 30 m/p
EP 5 Kg/f

IB

36
Bảng 4.2. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng APBL087

BẢNG CÔNG THỨC MÀU

Trục K81640A Mã màu APBH21/COLNO.22- Số mét1250,0

TT Hoá chất-thuốc nhuộm Nồng độ ĐVT Số lượng(kg)

1 Intrasil Blue MSD 300% 0,052 % 0,1120

2 DISPERSE YELLOW 4G 0.072 % 0,1550

3 Disperse Red FB(5 0,275 % 0,5921

4 HT-112B 3,0 g/l 7,8

5 Setamol diperse ws 0,2 g/l 0,52

6 DYEING ACID VT 0,5 g/l 1,3

4.2. Sợi PES + CD


Bảng 4.3. Quy trình AADN

Công đoạn Điều kiện máy Hoá chất

MM CD 1600 m

37
ND 95 oC
NAOH ( Xút rắn) 1.00g/l
BO VT 30 m/p
DYAMUL LFN JET 0.50 g/l
TGL 11 p

CD 1600 m
QT 38 .
DK 90 mm Soda(Na2CO3) 1,0 g/l
RLJ KHE 5 mm DYAMUL LFN JET 0.25 kg
P 2,4-2,6 kg/f VETANOL
H2O 2400-2600 1
TG #1000 s/vòng

ND 200 oC
VT 50 m/p
TDH
OV 90-91 .
Q 75-85 .

CD 1600 m
QT 59 .
DK 90 mm
GTJ KHE 4 mm NaOH (xút rắn) 60,0 kg
P 2,0-2,4 kg/f
TG <120 s/vong
H2O 2400 l
NHI CD 1600 m
DK 90 mm
38
KHE 4 mm
P 2,0-2,4 kg/f
TG <120 s/vong
H2O 2400 l

ND 210 oC
SAYN
VT 30-40 m/p

ND 160 oC
VT 35-40 m/p VITEX CA 5 g/l
HT OV 101 . HSINSOFT CO-20 5 g/l
Q 60/80 . NEW VH-CF 3 g/l

Tr 110 oC
Vp 70 oC
SF VT 30 m/p
EP 8 Kg/f

IB

39
Bảng 4.4. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng AADN102

BẢNG CÔNG THỨC MÀU

Trục Mã AAD041 Số mét 400,0

TT Hoá chất-thuốc nhuộm Nồng độ ĐVT Số lượng(kg)

1 DISPERSE ORANGE 25 (3) 0,023 % 0,0172

2 DISPERSE YELLOW 4G 0.15 % 0,1123

3 Bask Yellow 51(1) 0,13 % 0,0973

4 BASIC RED 46 250% 0,208 % 0,1557

5 BASIC RED 14 250% 0,276 % 0,2066

6 ECOVINN DN-VL 200 1,0 g/l 0,7

7 SODIUM SULFATE 3,0 g/l 2,1

8 DYEING ACID VT 0,3 g/l 0,21

9 ACID ACETIC 0,45 g/l 0,315

10 RC8232 0,3 g/l 0,21

11 HL Reduction 0,5 g/l 0,35

40
4.3. Sợi PES + Visco
Bảng 4.5. Quy trình AEJLB10

Công đoạn Điều kiện máy Hoá chất

MM CD 2400 m

CD 2400 m
QT 16 .
DK 90 mm Soda(Na2CO3) 2,6 kg
RLJ KHE 5 mm DYAMUL LFN JET 0.60 kg
P 2,4-2,6 kg/f
H2O 2400-2600 1
TG #100 s/vòng

ND 190 oC
VT 50 m/p
TDH
OV 93-94 .
Q 90-100 .

CD 1600 m
GTT ND 95-97 oC NaOH (xút rắn) 40,0 kg
TGL 45 p

41
CD 2400 m
DK 90 mm
NHI KHE 5 mm
P 2,2-2,4 kg/f
H2O 2100-2400 l

ND 160 oC
SAYN
VT 35 m/p

ND 1760 oC
STAPAN PC 10 g/l
VT 35 m/p
FERAN SSG 200 0,5g/l
HT OV 100,5 .
SUPRASOFT DP-100 5g/l
Q 60-80 .
NEW VH-CF 1 g/l

Tr 110 oC
Vp 70 oC
SF VT 30 m/p
EP 10 Kg/f

IB

42
Bảng 4.6. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng AEJLB10

BẢNG CÔNG THỨC MÀU

Trục Mã màu AEJB31/COLNO16- Số mét 825,0

TT Hoá chất-thuốc nhuộm Nồng độ ĐVT Số lượng(kg)

1 DISPERSE BLACK EXSE 0,8 % 0,8911

2 HT-112B 1,0 g/l 1,5

3 Setamol diperse ws 0,2 g/l 0,3

4 DYEING ACID VT 0,5 % 0,75

5 SYNOZOLYELLOW S3R 0,02 % 0,0223

6 Covazol RED 3 BSN 1,4 g/l 1,5595

7 VITEX DN 1,0 g/l 1,5

8 SODIUM SULFATE 50,0 g/l 75

9 NaOH( xút rắn) 0,4 g/l 0,6

10 SODA WX-3EH 0,75 g/l 1,125

11 VITEX SP59 1,0 g/l 1,5

12 ACID TH-1000 0,2 g/l 0,3

43
4.4. Sợi PES + Spandex
Bảng 4.7. Quy trình ASBQ198

Công đoạn Điều kiện máy Hoá chất

MM CD 1600 m

ND 95 oC NAOH ( Xút rắn) 1.00g/l


BO VT 30 m/p DYAMUL LFN JET 0.50
TGL 11 p g/l

CD 1600 m
QT 55 .
DK 90 mm Soda(Na2CO3) 2,6 kg
RLJ KHE 5 mm DYAMUL LFN JET 0.60 kg
P 2,4-2,6 kg/f VETANOL UND-02 2,00kg
H2O 2400-2600 1
TG #90 s/vòng

ND 210 oC
VT 25 m/p
TDH OV 95-96 .
Q 90/100 .
DAT 1.46 m

44
CD 1600 m
QT 41 .
DK 90 mm
GTJ KHE 5 mm NaOH (xút rắn) 32,0 kg
P 2,0-2,2 kg/f
H2O 2000 l
TG #100 s/vong
CD 1600 m
DK 90 mm
NHI KHE 5 mm
P 2,0-2,2 kg/f
H2O 2100-2400 l

ND 210 oC
SAYN
VT 40-50 m/p

ND 170 oC
VT 30 m/p VITEX CA 20g/l
HT OV 100 . SUPRASOFT AVCO
Q 60/80 . ELASTOGUM 0,5g/l
DAT 1.53 m

45
Tr 110 oC
Vp 70 oC
SF VT 30 m/p
EP 6 Kg/f

IB

Bảng 4.8. Bảng công thức màu nhuộm cho mã đơn hàng ASBQ198

BẢNG CÔNG THỨC MÀU

Trục K81640A Mã màu ÁBQ402-471 Số mét 515,0

TT Hoá chất-thuốc nhuộm Nồng độ ĐVT Số lượng(kg)

1 Disperse Red FB(5 0,0168 % 0,111

2 DISPERSE YELLOW 4G 0.284 % 0,1871

3 HT-112B 2,0 g/l 2,2

4 Setamol diperse ws 0,2 g/l 0,22

5 Setamol diperse ws 0,5 g/l 0,55

46
CHƯƠNG 5: CÁC THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHUỘM VÀ HOÀN TẤT

5.1 Máy may mộc


5.1.1. Cấu tạo
Máy có cấu tạo gồm 4-5 trục lăn trong đó có một trục lăn chính dùng để kéo vải
lên, có máng xả vải và hai mô-tơ điều khiển: một mô-tơ dùng để điều khiển trục
lăn chính của máy và một mô-tơ dùng để điều khiển máng xả vải. Máy có đồng hồ
đo số mét để người vận hành xác định được sô mét vải.
5.2.2. Nguyên lý hoạt động
Vải sau khi được dệt đã được cuộn thành các cuộn tròn, vải đã được ghi sẵn mã
trên các cuộn. Người vận hành kiểm tra đơn hàng và lựa chọn những cây vải có
đúng số mét, đúng mã theo đơn. Sau đó tiến hành xả cuộn vải, đầu cuộn vải sẽ
được đưa qua hệ thống các trục lăn và máng xả vải. Bật các mô-tơ điều khiển máy
vận hành, dưới sức kéo của mô-tơ làm trục lăn chính quay theo chiều cố định kéo
vải lên qua máng xả vải, máng xả vải chuyển động tới lùi làm cho vải xếp chồng
ngay ngắn trên xe. Khi gần hết một cuộn vải, người vận hành sẽ cột đuôi của cuộn
vải này vào đầu cuộn vải tiếp theo và tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi đúng
số mét của đơn hàng yêu cầu.
Các đầu cây vải được cột với nhau sau đó sẽ được may vắt sổ lại theo đúng mặt
vải, may thẳng, cùng bề và đủ số mét của đơn hàng.
5.1.3. Thông số kỹ thuật
Tốc độ: 30-40 m/p
5.1.4. Công đoạn may mộc cần chú ý
Kiểm tra kỹ các thông số vải mộc, lỗi vải mộc trước khi vào dây chuyền sản
xuất, phải may đúng mặt vải. Đối với hàng cắt có râu biên nhiều phải thật cẩn thận,
nhẹ nhàng khi xổ hàng để tránh rách hàng.
47
Tuân thủ đúng quy định khi xổ, may các mặt hàng nhạy cảm như AAD,
acetate...
Vải mộc phải được xếp gọn, ngay ngắn trên xe sau khi xổ hàng, may hàng.
Xếp ngay ngắn các xe vải sau khi xổ hàng, may hàng.
5.2. May Rotory
5.2.1. Cấu tạo
Gồm có một guông quay lớn đặt trên khung đỡ sắt, một máng chứa cuộn vải cần
I bộ điều khiển guồng quay, con lăn và trục lăn giữ cho vải không bị lệch khi
guồng may, chuyển động.
5.2.2. Nguyên lý hoạt động
Vải sau khi được dệt đã được cuộn thành các cuộn tròn, vải đã được ghi sẵn mã
trên các cuộn. Người vận hành tiến hành kiểm tra đơn hàng và lựa chọn những cây
vải có đúng số mét, đúng mã theo đơn. Sau đó đầu mép của cuộn vải sẽ kéo qua
khe giữa con lăn và trục lăn, tiếp đến sẽ được móc cố định trên guồng quay, người
vận hành khởi động guồng quay theo chiều nhất định, vải sẽ được cuộn vòng theo
guồng quay đến khi đủ số mét theo yêu cầu của đơn hàng. Người vận hành dùng
kẹp cố định các biên vải và kéo vải đã được cuộn ngay ngắn từ đầu guồng quay và
tiến hành may biên trước khi cho vào máy rotory.
Cách may: sau khi vải đã được sắp xếp ngay ngắn nhờ guồng quay và cố định
các mép vải nhờ kẹp, tiến hành khâu biên thủ công các lớp vải lại với nhau, các
mũi khâu cách nhau 20-30 cm.
5.2.3. Thông số kỹ thuật
Tốc độ: 30-40 m/p
5.3. Máy Rotory (Rotory washer)
5.3.1. Cấu tạo
Bên ngoài là một thùng kín hình trụ được đặt nằm ngang và được đặt trên bệ đỡ,
hai đầu gắn với hai bánh răng lớn. Trên thân thùng có bốn cửa hình tròn: hai cửa
48
để vào và hai cửa để lây vải ra. Bên trong máy có một lông quay hình bát giác
được chia làm vai làm hai ngăn, có thể quay tròn theo hai chiều khác nhau nhờ mô-
tơ được đặt trong máy. Ngoài ra, bên cạnh máy có một bồn phụ để cung cấp hóa
chất, máy được trang bị các đường ống để dẫn hơi, hóa chất, nước vào bên trong
máy, có các van xả đê giữ an toàn trong quá trình vận hành máy.
Hình ảnh minh họa cho máy rotory washer như hình 5.1.

Hình 5.1. Máy rotory washer


5.3.2. Nguyên lý hoạt động
Vải được kết biên cẩn thận (để tránh hiện tượng rối vải) và đưa vào máy qua hai
cửa nạp vải. Tiến hành khóa nắp lồng quay bên trong và đóng chặt cửa thùng bên
ngoài, mở chốt định vị cho lồng bên trong hoạt động. Hóa chất theo được chuyển
vào bồn phụ cung cấp hóa chất. Mở quy trình đã định sẵn tùy theo loại vải. Nước,
hơi, hóa chất sẽ theo các đường ống đi vào máy. Khi máy hoạt động, lồng giặt
quay tròn theo hai chiều khác nhau, vải đảo liên tục va đập vào nước, hóa chất, vải
ma sát với nhau và với lồng quay để loại bỏ đi các tạp chất nằm trên vải.

49
Sau khi hết thời gian định sẵn theo quy trình, máy sẽ báo tín hiệu, tiến hành xả
hết áp trong máy và lấy vải ra.
Hóa chất thường sử dụng là NaOH, Vitex, soda, UND-02.
Quy trình được cài đặt sẵn cho máy rotory:
Quy trình 2: thực hiện ở nhiệt độ 130°C, giữ 30 phút, sau đó làm nguội xuống
80°C.
Quy trình 4: thực hiện ở nhiệt độ 120°C, giữ 30 phút, sau đó làm nguội xuống
80°C
5.3.3. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất loại vải, chiều dài, quy trình công nghệ.
Kiểm tra hàng chuẩn bị cho vô máy thuận lợi nhất.
Kiểm tra tình trạng máy, hơi, nước, điện, khí nén, tất cả phải sẵn sàng.
Mở nguồn điện, kiểm tra điện nguồn, đèn nguồn sáng.
Lấy nước vào với khối lượng quy định tùy theo từng loại vải.
Đóng cửa trong và nắp ngoài, mở chốt định vị.
Cho lồng bên trong hoạt động, cho hóa chất vào theo quy trình công nghệ.
Mở quy trình đã định sẵn và cho lên độ.
Mở van xả áp đến 80°C bắt đầu đóng van lại.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, áp suất, chiều quay thuận và nghịch.
Bám sát máy để phát hiện những lỗi kịp thời.
Hết quy trình mở van xả áp, khóa chết định vị, lấy hàng ra khỏi máy.
5.3.4. Thông số kỹ thuật
Nhiệt độ: 120°C (quy trình 4) hoặc 130°C (quy trình 2)
Thời gian thực hiện một chu trình: 2 giờ 30 phút
Thời gian giữ nhiệt độ: 30 phút

50
5.4. Máy tẩy hồ (Boil-off)
5.4.1. Cấu tạo
Nhà máy có một máy tẩy hồ.
Máy gồm bồn phần: đầu vào, thân máy, đầu ra và tủ điều khiển chương trình.
Hình ảnh mình họa cho máy B.O như hình 5.2.

Hình 5.2. Máy Boil-off


Đầu vào: Hệ thông trục lăn tự do để kéo vải nhẹ hơn, trục này quay được nhờ
vải kéo đi. Hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để điều chỉnh tâm vải đi vào máy, hệ
thống chỉnh tâm này hoạt động nhờ hơi lấy từ bình gió nén.
Ở phần đầu vào còn có bồn ngâm chứa nước ở nhiệt độ 60°C đế vải đi qua trước
khi đi vào bồn lưu. Hai trục lăn, một trục dùng để kéo vải lên bồn ngấm, trục kia
dùng để kéo vải trước khi đi vào bồn lưu. Cả hai trục đều được nối với dây xích tải
do cùng một mô tơ kéo chúng đi.
Thân máy: gồm có bồn lưu (chứa xút) thường hoạt động ở nhiệt độ 95°C. Trên
mặt bổn lưu có các thanh sắt bắt ngang qua cho vải đi lên đi xuống (kiểu mắc
võng). Bồn hóa chất dùng để pha hóa chất, ngoài ra bên cạnh bồn hóa chất còn có

51
một bơm dùng để bơm hóa chất lên máy. Nhiệt độ sử dụng bồn ngấm và bồn lưu
được cung cấp từ hệ thống lò hơi hoạt động 24/24.
Đầu ra: gồm có bồn giặt các tấm phun mưa các bơm, và hệ thống trục ban. Hệ
thống trục ban dùng để ban vải ra 2 biên cho đều sau khi vải ra khỏi bồn lưu. Ngoài
máy còn có gắn thêm hai cò tự động, khi vải bị xéo, bị dồn về một phía không
được ban ra hai biến thì vải sẽ dụng vào cỏ, cò này sẽ tự động kêu để báo cho
người vận hành máy kịp thời xử lý tránh tình trạng vải bị dồn về một phía hoặc rớt
xuống bồn lưu vải bị kẹt trong máy gây đứt sên tải sẽ làm mất thời gian sửa chữa,
đình trệ công tác sản xuất.
Ngoài ra ở đâu ra còn có bôn bơm, hai bơm bên trái để bơm nước lên 2 tấm
phun mưa, các tâm phun mưa được dùng phun nước ra hai bên khi vải đi vào trong
nhằm rửa sạch các lớp hóa chất còn bám trên vải. Hai bơm bên phải một dùng để
bơm nước lên các bồn, còn bồn kia là bơm chân không để hút nước ra khỏi vải sau
khi vải ra khỏi bồn giặt. Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển.
5.4.2. Nguyên lý hoạt động
Vải được kéo qua ba thanh kim loại cố định. Sau đó vải sẽ được qua trục chỉnh
tâm, trục này có mắt dò ngăn không cho vải đi lệch tâm. Vải được kéo qua các trục
lăn tự do các trục này sẽ tạo đà cho vải chuyển động dễ dàng hơn, vải tiếp tục đưa
vào bồn ngấm bằng trục số được kéo bởi mô-tơ.
Khi vải ra khỏi bồn ngấm vải sẽ được kéo qua 2 trục lăn tự do nhờ một guồng
quay. Guồng này hoạt động nhờ lực kéo của mô-tơ, vải được đưa vào bồn lưu ở
nhiệt độ 95°C. Trong bồn lưu vải sẽ được chuyển động trên băng tải theo hình gợn
sóng. Vải trong bồn lưu khoảng 15 phút. Khi ra khỏi bồn lưu vải sẽ được kéo lên
qua hai trục ban để ban vải tránh tình trạng vải bị gấp mép lại, chiều dài vải lưu ở
trong máy là 500 m. Kế đó vải sẽ được đưa xuống tấm phun mưa thứ nhất để rửa
sạch NaOH bám trên vải sau khi qua hai trục lăn. Vải được kéo ra khỏi bồn giặt
nhờ một guồng quay, sau đó vải tiếp tục được kéo xuống tấm phun mưa thứ 2, và

52
được chạy qua các trục lăn và được kéo qua hệ thống hút chân không. Cuối cùng
vải được đưa ra ngoài các trục được hoạt động nhờ xích tải, ở phía dưới sẽ có xe
chở vải chờ sẵn đưa vải sang công đoạn tiếp theo.
Nồng độ xút khoảng 11,2-12%. Khi nồng độ xút không đủ thì thêm xút vào để
đạt nồng độ mong muốn.
Vải qua máy BO, người vận hành kiểm soát: khổ, mật độ ngang theo quy trình
công nghệ, mình hàng (các lỗi trên vải như dính dầu, móc sợi...)
5.4.3. Thông số kỹ thuật
NaOH 99%, LFN 40%.
Nhiệt độ bồn ngấm 60°C.
Nhiệt độ bồn lưu 95°C, pH bồn lưu=11-12.
Vận tốc 30 m/p.
5.4.4. Cách pha hồ cho máy
Bể chính boil off sau khi xả dung dịch, lấy lại lượng nước 38m3
Lượng hóa chất đem vào máy như sau:
NaOH: 1 g/1 → 36 kg NaOH rắn
LFN 40% 0,5 g/l
Dung dịch phụ ngoài thùng dùng để châm vào bể:
Pha 100 1:
Bể I: NaOH = 6,4 kg rắn.
Bể II: LFN 40% = 3,2 kg
Pha 150 I:
Bể 1: NaOH = 10 kg rắn.
Bể II: LFN 40% = 5 kg
5.4.5. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn.
Xem phiếu triển khai thông số của công đoạn yêu cầu

53
Mở cầu dao chính, mở công tắc điện để kiểm tra diện thế nguồn đúng tiêu chuẩn
380V (sai só 5V).
Kiểm tra hệ thống khí nên đạt áp lực yêu câu, áp lực, xả đọng, dầu bôi trơn.
Kiểm tra nước ở các bồn ngấm, bồn lưu, bồn giặt. Nồng độ hóa chất theo yêu cầu
công nghệ (ngấm, lưu, giặt), độ pH trong bốn lưu 11-12.
Mở bộ chương trình và cài đặt nhiệt độ theo yêu câu công nghệ (nhiệt độ tẩy là
95°C, ngấm là 60°C), ta có thể lên độ trực tiếp bằng cách mở van tay đến khi đạt
nhiệt độ 70°C khóa van tay lại chuyển sang lên độ quy trình.
Mở công tắc circurlation pump cho bơm tuần hoàn chạy.
Mở công tắc guilder pump running và chemical pump running chuyển qua auto.
Khi đạt nhiệt độ yêu cầu mở công tắc màu xanh: Boil off, Wave flow,Vacumn
pump, Wave flow pump 1,2.
Chạy chế độ độc lập đầu vào: bật công tắc sang chế độ single.
Mở công tắc Onlutch và B.O Driving, chỉnh tốc độ trên đồng hồ volume B.O
SPEED cho vải bắt đầu vào máy.
Khi vải đến cuối băng tải của bồn lưu ta nối vải vào đầu cây của đầu ra, mở công
tắc và chỉnh độ wave flow speed, srewrool speed và chuyển sang auto.
Mở các van xả nước cho thích hợp ở bồn ngấm, bồn lưu, bồn giặt.
Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của
thiết bị làm việc, di chuyển của hàng trong máy để kịp thời xử lý.
Trường hợp có sự cố khẩn cấp ta dừng toàn bộ máy bằng cách ấn nút Emergency
Stop (nút màu đỏ), và báo cho bộ phận kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.
Khi chạy hết hàng đóng máy ta chú ý may lại đầu cây vải cho đầu vào và ra của
máy.
Khóa các van hơi nước, hơi, tất cả các công tắc đã mở và cúp cầu dao chính.
Làm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ máy và khu vực.

54
Lưu ý: Thỉnh thoảng leo lên bồn lưu vớt chất nhờn nổi trên mặt bồn tránh bám vô
vải. Đặc biệt là vải kim tuyến phải vớt thật sạch nếu không kim tuyến trôi nổi sẽ
bám vào vải tiếp theo gây lỗi.
Ưu điểm của máy BO so với Rotory: Tẩy hồ được nhiều loại vải hơn. Số lượng
mỗi mẻ nhiều hơn.
Nhược điểm của máy BO so với Rotory: Tầy hồ xong phải qua công đoạn relax
trên máy Jet, tổng thời gian dài hơn rotory.
5.5. Máy vắt ly tâm
Nhà máy có 2 máy vắt ly tâm. Hình ảnh minh họa cho máy vắt li tâm như hình 4.3

Hình 5.3. Máy vắt ly tâm


5.5.1. Cấu tạo
Máy hình trụ đứng cao khoảng 1,5 m, đường kính khoảng 2 m.
Máy gồm:
Phần quay: gồm một động cơ có vận tốc cao, lực ly tâm lớn và hệ thống giảm rung,
roto và adapter.
Phần điều khiển: gồm một mạch điều khiển có thể giúp người vận hành cài đặt tốc
độ và thời gian mong muốn.

55
Hệ thống cảm biến: cảm biến đóng nắp, cảm biến bất đối xứng, cảm biến quá tải,
quá tải dòng, cảm biến roto.
Thùng máy: là một buồng kín nhằm đảm bảo quá trình ly tâm được an toàn.
Tủ điều khiển: hệ thống nút điều khiển, có màn hình hiển thị tốc độ quay.
5.5.2. Nguyên lý hoạt động
Vải được guồng quay kéo vào máy và được xếp đều trong máy. Chú ý tránh xếp
về một bên làm mất cân bằng, khi chạy máy sẽ xảy ra hiện tượng rung lắc, nếu
rung lắc mạnh quá có thể dẫn đến hư máy. Đóng nắp, chỉnh thời gian và tốc độ
quay. Mô tơ hoạt động làm thùng máy quay một chiều tạo ra lực ly tâm và đẩy
nước ra ngoài thông qua các lỗ của lồng quay. Khi lồng chứa vải quay với tốc độ
cao thì hàm ẩm trong vải cũng bị văng tách ra.
5.5.3. Thông số kỹ thuật
Thời gian chạy máy: 20-25 phút/lần.
Vận tốc: 600 vòng/phút.
5.5.4. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất, loại vải, chiều dài, quy trình công nghệ.
Kiểm tra hàng chuẩn bị cho vô máy thuận lợi nhất.
Kiểm tra tình trạng máy, điện, khí nén, tất cả phải sẵn sàng.
Mở nguồn điện (CB), kiểm tra điện nguồn, đèn nguồn sáng.
Chuyển tay gạt van khí nén về vị trí mở.
Khi nắp đã mở luồn vải vô đúng quy định, sau đó phủ kín lên vải một lớp vải lót
sạch an toàn. Phải chắc chắn rằng nắp máy đã đóng trước khi chạy máy.
Cho lồng bên trong hoạt động, chỉnh thời gian theo quy trình công nghệ từng mặt
hàng.
Chạy máy, sau khi vắt xong đồng hồ hiển thị “000” mới mở nắp.
Lấy vải ra đúng quy định. Khi tắt máy nguồn điện và khí nén ở vị trí OFF
Lưu ý: máy không vắt được loại vải acetate.

56
5.6. Máy gỡ vải
5.6.1. Cấu tạo
Nhà máy có hai máy gỡ vải: một máy có cấu tạo đơn giản và một máy dùng hệ
thống mở khổ trả xoắn (minh họa hình 5.4).
Máy có cấu tạo đơn giản gồm: một trục lăn và mô-tơ điều khiển chiều xoay của
trục. Máy dùng hệ thống mở khổ trả xoắn gồm: các trục xoắn vải trên đỉnh tháp, ở
dưới có hệ thống trục ban vải, hai trục lăn tự do tạo lực kéo vải đi, hệ thống chỉnh
tâm, máng xả vải và bộ điều khiển máy. Máy hình tháp cao khoảng 6-7 (m).

Hình 5.4. Máy gỡ vải dùng hệ thống mở khổ trả xoắn


5.6.2. Nguyên lý hoạt động
Máy có cấu tạo đơn giản: sau khi đặt đầu cây vải lên trên trục lăn, người vận hành
trải đều khổ vải ra toàn trục lăn và điều khiển trục lăn xoay theo chiều cố định.

57
Người vận hành sẽ liên tục gỡ nhanh khổ vải và trục lăn sẽ đưa vải đã gỡ khổ qua
xe chở vải khác cho đến khi hết vải.
Máy dùng hệ thống mở khổ trả xoắn: trước tiên vải được đưa qua hệ thống trục
xoắn ở đỉnh tháp, qua hệ thống trục ban, hệ thống chỉnh tâm và các trục lăn tự do.
Khi bật cho máy hoạt động, vải được xoắn lại nhờ trục xoắn ở đỉnh tháp, cơ cấu
mở khổ là tác động ngược lại chiều xoắn. Các trục ban vải sẽ giúp vải được trải
rộng ra, qua hệ thống chính tâm để chỉnh lại các đoạn vải bị lệch, vải theo các trục
lăn được đưa lên máng xả vải, máng xả vải chuyển động tới lùi giúp vải được trải
đều và ngay ngắn trên xe chở vải khác. Khi cây vải này sắp được gỡ hết, người
công nhân sẽ tiến hành cột đuôi của cây vải đang gỡ vào đầu cây vải tiếp theo (hay
cột vào một sợi dây đủ dài) để giữ đường đi của vải trong máy.
5.7. Máy định hình
Máy căng kim LK (Stenter) là thiết bị dùng trong công đoạn định hình. Máy có
nhiều chức năng như ổn định khổ, chỉnh sợi dọc-ngang (chỉnh xéo canh), ổn định
nhiệt, hồ hoàn tất vải...
5.7.1. Cấu tạo
Máy có 8 phòng và có hệ thống đường ống hút khí thải, ẩm, bụi ra ngoài để không
lâm dơ vài.
Cấu tạo máy gồm 3 phần: đầu vào, thân máy và đầu ra. Hình ảnh minh họa cho
máy định hình như hình 5.5.

58
Hình 5.5. Máy căng định hình
Đầu vào: Gồm các trục lăn tự do, các trục cô dịnh, 3 trục ban và các trục chính
tâm. Hệ thống chỉnh tâm có mắt dò hoạt động nhờ bình gió nén và một mảng hồ.
Tuy nhiên mảng hồ này không được sử dụng vì máy căng LK sử dụng với mục
đích định hình. Phía trên mảng hồ còn có một trục ép cũng hoạt động nhờ bình gió
nén.
Trục ép này nhằm để loại bỏ bớt nước trên mình vải trước khi đưa vào định hình.
Ngoài ra ở đâu xích máy còn có một hệ thống cân bằng để điều chỉnh cân bằng
giữa trục ép và xích tải.
Thân máy: Gồm có bộ phận điều khiển, các trục overfeed và các buồng gia nhiệt.
Bộ phận điều khiển sức căng, khổ vải, tốc độ vải và nhiệt độ là khâu quan trọng
nhất vì nó quyết định chất lượng đầu ra của vải sau khi định hình. Ngoài ra ở đó
còn được lắp đặt camera để người vận hành quan sát được quá trình hoạt động của
thiết bị.
Trục overfeed: Khi vải bị kéo dọc và căng ngang trên máy sẽ làm giảm mật độ
dọc, ngang quá mức, cong sợi ngang... do vậy cần có bộ phận cấp dư vải
(Overfeed). Nhờ có overfeed mà các dạng lỗi trên có thể được khắc phục. Đây là
bộ cấp vải đặc biệt trong giàn văng kim. Nó cho phép vải co dọc trong khi bị căng
ngang. Bộ cấp dư bao gồm hai cặp trục quay chủ động đặt trên đầu giàn xích,
nhằm cấp vải cho giàn với vận tốc cao hơn vận tốc của giàn. Điều này có nghĩa là
biên vải cấp lên giàn kim ở trạng thái chùn, gấp... Tùy vào từng loại vải mà nhà
máy sẽ đưa xuống các thông số, thường thì thông số các trục tương đối đều nhau
sai số khoảng 1 m/p. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người vận hành máy thì cho
trục trên chạy chậm hơn trục dưới từ 1 – 2 m/p sẽ cho vải sau khi định hình đẹp
hơn. Nhiệt độ sử dụng cho máy dao động từ 190 – 210°C và tốc độ vải từ 17 – 35
m/p tùy theo từng mặt hàng. Vải được đưa vào máy nhờ bộ phận xích tải phần trên
là các bánh ép kim, phần dưới là các vỉ kim để giữ vải. Hai dây xích tải có nhiệm

59
vụ dẫn vải đi và căng khổ vải. Xích này chạy dài thành vòng nối tiếp liên tục để
giữ biên vải và đưa vải vào máy với tốc độ cài đặt sẵn theo công nghệ thích hợp.
Nhược điểm của biên ghim vải bằng kim là vải sẽ có lỗ kim ở hai biên vải, dạng
này thường dùng cho dây chuyền vải dệt kim.
Do xích phải chạy liên tục trong buồng nhiệt ở nhiệt độ rất cao nên phải sử dụng
các loại dầu bôi trơn chịu nhiệt thích hợp. Tốc độ của xích được cài đặt ứng với
công nghệ xử lý các loại vải và hóa chất thích hợp. Ở đầu dàn xích tải có một bộ
phận dò biên tự động bằng điện tử để khi biên vải méo thì mắt dò tự động tìm biên.
Giữa dàn xích còn có gắn cò tự động để đề phòng trường hợp kim không ăn vào
biên vải, lúc này cò sẽ báo động và tắt máy
Buồng gia nhiệt: đây là bộ phận chính của máy với vai trò tác dụng xử lý nhiệt để
ổn định cấu trúc vải, gọi là nhiệt định hình. Sau xử lý nhiệt định hình, cấu trúc vải
mới có thể ổn định với quá trình sử dụng như cắt may, giặt giũ. Buồng nhiệt có các
pô quạt phòng có nhiệm vụ luân chuyển dòng không khí nóng khắp bề mặt vải
tránh hiện tượng quá nhiệt cục bộ. Nhiệt độ có thể lên đến hơn 200°C và đồng nhất
trên tất cả các điểm trên vải. Máy gồm có 8 phòng. Phòng thứ nhất có nhiệm vụ gia
nhiệt từ từ cho vải lên nhiệt độ sấy cần thiết tránh cho hàng vải nóng đột ngột gây
quá nhiệt cục bộ dẫn đến vải sẽ bị cứng nhám, chai hàng không sửa chữa được.
Các phòng kế tiếp gia nhiệt cho vải theo đúng nhiệt độ yêu cầu của quy trình công
nghệ. Phòng cuối cùng có tác dụng làm nguội vải nhanh sau quá trình xử lý nhiệt
định hình, đưa vải về nhiệt độ môi trường để chấm dứt phản ứng, ổn định trạng
thái, triệt tiêu nội năng, làm cho vải ổn định kích thước, chống nhăn nhàu và tăng
tính chất sử dụng. Trạng thái ổn định mới đạt hiệu quả càng tốt khi quá trình làm
mát đạt được càng nhanh. Phòng có hệ thống thông gió để giảm nhiệt độ xuống
còn khoảng 50 – 70°C và các trục dẫn cuối máy sẽ làm tiếp phần còn lại. Khi vải ra
sẽ có nhiệt độ khoảng 30 – 40°C. Vì nhiệt độ trong máy khá cao nên các bộ phận
hút ẩm và các bộ phận cấp nhiệt ở đây cung cấp nhiệt từ hệ thống lò dầu ở nhà

60
máy. Thường nguồn nhiệt cung cấp là dầu tải nhiệt có nhiệt độ từ 220 – 230°C.
Quy trình nhiệt là một quy trình khép kín nên hơi nóng truyền nhiệt xong sẽ trở về
lò đốt và được đốt nóng trở lại. Trên mỗi phòng sấy có bộ phận dò nhiệt để đo
nhiệt độ các phòng và báo về bảng điều khiển. Trên các ống nhiệt còn có gắn dụng
cụ đo nhiệt tự động để khi nhiệt độ lên quá cao hoặc quá thấp thì nó sẽ tự động
đóng hay mở các vấn đề cungcấp nhiệt vừa đủ cho các phòng. Bên cạnh đó trên
đỉnh thân máy còn có quạt thoát bớt khí khi nhiệt độ lên quá cao.
Đầu ra: Có nhiệm vụ làm nguội phân nhiệt còn lại. Tại đây người vận hành sẽ
xem xét các lỗi của hàng ngay sau khi vải qua quá trình định hình đi ra. Tùy theo
từng mặt hàng và các yêu câu công nghệ mà mỗi loại vải có khổ, mật độ và những
lỗi khác nhau. Việc phát hiện các lỗi và xử lý kịp thời trước khi qua công đoạn tiếp
theo rất quan trọng vì chỉ những lỗi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng cả hàng trăm mét
vải. Sau khi kiểm tra và xác nhận vải đã đạt thì hàng được xếp vào xe để tiếp tục
qua giảm trọng.

Hình 5.6. Buồng gia nhiệt


5.7.2. Nguyên lý hoạt động
Đầu tiên vải được đưa qua các trục cố định, tiếp đó đi xuống và được ban ra nhờ 3
trục ban vải rồi qua hệ thống chỉnh tâm. Sau đó vải sẽ đi vào trục ép nhờ các trục
lăn tự do và 1 trục ban. Vải khi đi ra khỏi trục sẽ được loại bỏ bớt trước khi vào

61
định hình. Do vải thun cotton có khả năng hút nước mạnh nên với các mặt hàng có
pha thun thì ta phải sấy trước khi định hình nhằm loại bỏ bớt nước.
Kế đến vải sẽ được đưa qua các trục lăn, các trục này có nhiệm vụ chỉnh xéo canh
cho vải với mục đích điều chỉnh sợi ngang dọc cho thẳng hàng vì khi đưa vào
buồng gia nhiệt vải sẽ bị chết khổ nên chỉnh xéo canh cũng rất quan trọng. Vải sẽ
được ban ra bởi 3 trục ban và di chuyển (dạng mở khô) qua các buồng nhiệt bằng
hệ thống kim hoặc xích kẹp (hoặc sử dụng cả hai loại trên tùy theo vải dày hay
mỏng).
Trong các buông nhiệt không khí nóng được thổi cả trên lẫn dưới mặt vải. Sau
quá trình định hình nhiệt và căng khổ theo yêu cầu vải được trải ra xe.
Người vận hành ở đâu ra của vải kiểm tra khô, mật độ.
5.7.3. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn ghi trong quy trình công
nghệ.
Xem phiếu triển khai thông số của công đoạn yêu cầu.
Mở cầu dao chính, mở công tác nguồn, kiểm tra điện thế nguồn điện đúng tiêu
chuẩn.
Nếu máy không báo hiện tượng gì cho lên độ phòng (đạt nhiệt độ phòng phụ
thuộc chạy hàng). Khi nhiệt độ bằng 80°C bơm dầu bôi trơn.
Khi nhiệt độ phòng đạt nhiệt độ cho vải vào giàn kim và đè chổi ép kim.
Chuyển công tắc máy sang chế độ đồng bộ, tự động. Bấm chuông.
Khởi động máy (ấn nút START). (Ấn nút Speed+) cho dàn sên chạy và tăng tốc
từ từ đến khi đạt yêu cầu công nghệ.
Điều chỉnh khổ vải đúng yêu cầu.
Đặt overfeed theo yêu cầu công nghệ.
Chỉnh ép kim hợp lý

62
Đầu ra bắt đầu cây hàng Khi chạy theo dõi hàng để điều chỉnh: độ ăn kim, xếp
canh, V.O, khổ...
Ghi chất lượng “Phiếu sản xuất” vào công đoạn yêu cầu.
5.8. Máy Jet
Nhà máy sử dụng máy Jet của TAIWAN có chiều vải đi theo chiều hướng xuống
khi vô vải.
Có hai loại máy: một họng và hai họng. Công suất tối đa là 120-180 kg/mẻ đối
với máy một họng và 240-360 kg/mẻ với máy hai họng.
Nhà máy có 21 máy phục vụ sản xuất và 2 máy nhỏ dùng cho phòng thí nghiệm,
trong đó có 9 máy hai họng. Hình ảnh minh họa cho máy Jet như hình 4.8.
Máy Jet có thể được sử dụng để relax, giảm trọng và nhuộm các loại vải nhuộm ở
nhiệt độ cao (T< 130°C) và áp suất cao (P: 2,0-2,5 kg/cm’). Máy cũng có thể hoạt
động được ở nhiệt độ thường, áp suất thường. Trong nhà máy mặt hàng chủ yếu
được dệt từ PES nên nhuộm với phẩm phân tán là chính. Tuy nhiên cũng có thể
nhuộm các loại phẩm nhuộm khác như phâm CD (cation), phẩm hoạt tính, phẩm
acid.
Máy Jet là thiết bị áp lực nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý vải và dung dịch
cùng chuyển động như vậy quá trình xử lý sẽ tốt hơn, tạp chất dễ dàng tách ra khỏi
vải, nhuộm đều hơn.
5.8.1. Cấu tạo
Thân máy: có hình trụ nằm ngang làm bằng thép không gỉ (chống sự ăn mòn của
quá trình tẩy nhuộm vải trong môi trường acid, base, khử, oxy hóa...), đặt nằm
song song mặt đất, chịu nhiệt độ và áp lực cao. Phía trước thân máy có nắp đậy
(cửa ra vào của vải), có nắp kính tròn, nhỏ ở chính giữa nắp để quan sát vải trong
suốt quá trình tẩy nhuộm.
Trục guồng: nằm ở đầu thân máy, có chiều ngang vừa với bề rộng của thân và
chuyển động nhờ mô-tơ đặt phía ngoài thân, có hệ thống bánh nhông dây xích.

63
Tùy người vận hành điều chỉnh mà trục này có thể quay xuôi hay ngược. Tốc độ
guồng được điều chỉnh theo áp lực ở họng Jet theo nguyên tắc lượng vải cấp vào
phải bằng lượng vải đi ra khỏi họng trong một đơn vị thời gian.

Hình 5.7. Máy Jet .


Trục có tác dụng tải và thường xuyên đổi được vị trí các nếp gấp nên tránh được
việc tạo nếp gấp chết ở một điểm cố định, nếu đang chạy mà ngưng luân chuyển do
dồn hàng hay kẹt hàng thì còi báo động vang lên và bơm sẽ tự động dừng lại chờ
người vận hành đến xử lý.
Họng Jet: là bộ phận quan trọng của máy nhuộm gián đoạn cao áp. Khi cho vải
vào dưới tác dụng của bơm áp lực tuần hoàn sẽ hút vải chạy vào trong máy qua
họng Jet. Chức năng của họng Jet là tạo ra dòng chảy có tốc độ cao một mặt để đẩy
vải chuyển động, mặt khác khi thay đổi áp lực từ nơi tiết diện họng nhỏ đến vành
phễu có tiết diện lớn hơn, vải sẽ được gỡ các nếp nhăn vừa mới tạo thành ở mỗi
vòng chuyển động. Ngoài ra trong họng Jet còn có chén để tạo thêm áp lực nước
cho vải qua nhờ các lỗ và khe chén. Có hai loại chén là chén lỗ và chén tầng tùy
theo yêu cầu công nghệ, tùy theo loại vải mà sử dụng chén tầng hay chén lỗ.

64
Chén tầng: cấu tạo gồm một đế và nhiều chén xếp chồng lên nhau tùy theo mặt
hàng mà số chén là khác nhau. Mỗi chén mặt trong có gờ (chỉ có chén trên cùng là
không có) tiếp xúc với mặt ngoài trơn của chén khác tạo khe hở tương đương 2
mm cho nước đi qua tạo áp lực đẩy vải đi trong lòng chén xuống. Chén tầng có lực
hút nhẹ nhàng, thích hợp với các loại vải mỏng, dễ bị dạt.
Chén lỗ: gồm một miệng chén với một đế chén úp vào nhau. Chén lỗ có lực hút
mạnh phù hợp với các loại vải dày, cứng. Cứ xoay đế chén một vòng ren thì tương
đương khoảng cách giữa để và miệng là 2 mm. Tùy theo mặt hàng mà điều chỉnh
số vòng ren cho phù hợp yêu cầu.
Bơm tuần hoàn: đây là loại bơm ly tâm có nhiệm vụ hút dung dịch hóa chất,
thuốc nhuộm hay nước để đưa vào máy. Bơm còn có nhiệm vụ luân chuyên dung
dịch trong thùng, tạo áp lực cho họng Jet kéo hàng vải đi. Ngoài ra bơm còn duy trì
ổn định sự phân bố đều nhiệt độ và dung dịch trong máy.
Thùng hóa chất: thùng làm bằng thép không gỉ, hình trụ đứng cao khoảng 0,5-
0,8m, đường kính khoảng 0,5m. Bên trong thùng có một cánh khuấy hoặc áp lực
nước làm hóa chất trộn đều và hòa tan, phía bên trong miệng thùng có hệ thống
ống nước tròn nằm ôm lấy miệng thùng, người ta gọi là ống nước phụ. Ngoài ra
còn có một đường ống nước phía dưới dẫn trực tiếp vào thùng và chảy mạnh vào
ống nước phụ, ở bên trong thùng còn có một bộ phận giải nhiệt. Đáy thùng có một
lưới lọc, một van xả đáy và một mô tơ. Công dụng của lưới lọc này là giữ lại bụi,
hóa chất, thuốc nhuộm không tan. trong thùng người ta có đặt một ống hơi trực tiếp
với mục đích đun nóng làm cho hóa chất thuốc nhuộm dễ hòa tan. Phía dưới thùng
có một ống dẫn để hóa chất thuốc nhuộm đi vào bơm và dưới tác dụng của bơm sẽ
đưa hóa chất thuốc nhuộm vào trong máy đồng thời trộn đều dung dịch.
Hệ thống trao đổi nhiệt: có cấu tạo ống chùm dùng để đun nóng hay làm nguội
dung dịch hóa chất thuốc nhuộm đi một cách gián tiếp, nhờ bơm đẩy dung dịch đi
trong ống, hơi nóng hay lạnh đi ngoài ống. Hơi nóng sẽ được cung cấp từ hệ thống

65
lò hơi, còn hơi lạnh được cấp từ nguồn nước lạnh lấy từ bên ngoài. Hệ thống này
gồm một bộ phận cấp bù phần kim loại bị giãn nở ở nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt
độ thấp.
Van điều chỉnh áp lực trong họng Jet: được lắp đặt với đường ống đẩy của bơm
trước khi dung dịch đi vào hệ thống trao đổi nhiệt. Van này được dùng để điều
chỉnh lưu lượng bơm, áp lực tốc độ, lưu lượng phải điều chỉnh cho phù hợp và
đúng theo yêu cầu công nghệ để hàng vải chạy đều, không bị kẹt vải hay bị xếp ly.
Có 3 van điều chỉnh sức căng dây vải, tùy theo trọng lượng của mỗi loại hàng. Có
3 van trên thân máy để điều chỉnh tăng độ, giảm độ và xả động.
Van nén và xả khí: khi máy hoạt động thì áp suất sẽ được cấp vào máy ở nhiệt
độ khoảng 80°C, khi đó bộ phận nén khí sẽ hoạt động liên tục và khi kết thúc một
quy trình nhiệt độ được hạ xuống thì bộ phận xả khí sẽ tự động xả áp ra từ từ để
giảm áp suất trong máy.
Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển, có màn hình điện tử
giúp ta theo dõi quá trình cài đặt.
Lưu ý : Khi chuẩn bị lấy vải ra cần phải xem áp suất có hạ xuống hết chưa. Tuyệt
đối không được mở nắp máy khi còn áp suất vì rất nguy hiểm có thể gây nổ.
5.8.2. Nguyên lý hoạt động
Vải được đưa vào thân máy nhờ lực hút từ máy bơm và áp lực của nước chạy
trong họng Jet theo trục dẫn vải vào thùng. Sau khi đạt đủ kích thước – khối lượng
vải cần, người vận hành nối hai đầu vải với nhau bằng cách may lại. May thêm
nam châm vào vải để tính vận tốc (số mét vải trên phút). Để vải được ngấm dung
dịch đều màu, sau khi cho vải vào hết ta chỉnh lại lượng nước đúng theo quy định,
sau đó cho các chất phụ trợ và hóa chất vào thùng hóa chất, khuấy cho đều trước
khi cho vào máy và gia nhiệt theo yêu cầu.
5.8.3. Thông số kỹ thuật
Áp lực họng Jet: hiển thị trên đồng hồ áp lực họng Jet (kg/cm).

66
Áp suất bên trong máy : hiển thị trên đồng hồ áp lực của máy (kg/cm).
Thời gian gia nhiệt, hạ nhiệt: hiển thị theo bộ quy trình.
Nhiệt độ: được hiển thị trên đồng hồ cơ và bộ quy trình. Nhiệt độ từ 100-130°C
tùy môi trường.
Vận tốc trục nâng hàng: hiển thị trên đồng hồ tốc độ (m/p).
Vận tốc chuyển động của vải: tính được nhờ đồng hồ hiển thị vòng quay nam
châm.
Lượng nước: hiển thị qua hệ thống nước đo và ống thủy (1). Đối với máy hai
họng 2400-26001 nước.
Độ mở van A,B,C.
Khe hở của các loại chén lỗ hay chén tầng.
5.8.4. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất loại vải, chiều dài, công đoạn.
Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
Kiểm tra hàng vô máy có bị chướng ngại gì không.
Kiểm tra lại họng Jet, khe hở và kích cỡ họng Jet, vệ sinh họng Jet và lưới lọc bộ
trao đổi nhiệt.
Mở nguồn điện, kiểm tra điện thế 380V theo quy định.
Kiểm tra áp suất gió nén, xả đọng và dầu bôi trơn.
Lấy nước vào với khối lượng theo quy định từng loại máy, loại vải.
Mở bơm tuần hoàn chạy và điều chỉnh áp suất họng Jet – kiểm tra Amber bơm.
Cho vô hàng xong, canh lại đúng lượng nước theo yêu cầu công nghệ và cho
máy chạy.
Cho vô hóa chất và lên độ quy trình.
Kiểm tra điều chỉnh đúng áp lực họng Jet, tốc độ vải, tốc độ trục lăn, áp lực
không khí nạp vào, van hút A, B, C theo quy định từng loại vải.

67
Theo dõi thường xuyên các đồng hồ báo, quy trình đi của vải trong máy để kịp
thời điều chỉnh máy, tránh các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng hàng.
Ghi phiếu sản xuất của công đoạn yêu cầu.
Ưu điểm: Nhuộm nhanh với dung tỉ thấp (1:5,5-9) dẫn đến giảm chi phí vận
hành và lượng nước sử dụng
Không có sức căng và lưu lượng vận chuyển lớn giúp cho việc nhuộm đều màu
và hiệu ả tốt nên sản phẩm chất lượng cao với độ mềm xốp mà không bị đổ lông,
gãy mặt. qua Năng suất cao so với các máy nhuộm chùm.
Nhược điểm: nếu lượng vải cho vào không thích hợp sẽ gây rối vải, giảm hiệu
suất làm việc của máy và năng suất của nhà máy.
Lưu ý các yếu tố ảnh hưởng của máy Jet:
Tùy theo loại vải mà ta có thể giặt, nhuộm, giảm trọng trong các quy trình khác
nhau, mỗi quy trình sẽ có áp lực, thời gian và nhiệt độ khác nhau.
Nhiệt độ và thời gian cũng có ảnh hưởng rất lớn nếu nhiệt độ quá cao thì vải sẽ
bị biến tính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, độ dày mỏng hoặc màu sắc của
sản phẩm.
Đối với quy trình nhuộm khi nhiệt độ lên cao quá sẽ làm cho vải chuyển sang
màu khác, loang màu hoặc là vải có thể bị mục nếu dùng thuốc nhuộm acid.
5.9. Giảm trọng treo
Thường dùng để giảm trọng cho mặt hàng chứa visco, các vải dễ nhạy cảm. Các
loại vải thường dùng giảm trọng treo: ALEN, DPKN, DLYN,...
5.9.1. Cấu tạo
Máy có 3 bồn: một bồn chứa nước ở đầu vào, một bồn chứa xút và một bồn
chứa nước ở đầu ra. Ngoài ra, máy có hệ thống trục để vận chuyển giàn treo vải
vào các bồn chứa nước và hóa chất.

68
5.9.2. Nguyên lý hoạt động
Vải sẽ được gắn vào giàn treo theo hình ziczac sau đó dùng hệ thống trục đưa
lên cao và nhúng vào bể nước đầu tiên để vải thấm đều rồi nhúng vào bể xút.
Xút lỏng và nước được bơm vào bồn thông qua hệ thống đường ống và được
làm nóng từ hệ thống hơi từ lò hơi. Khi nhúng vào bể xút, vải sẽ được di chuyển
lên xuống nhờ vào các trục ở phía dưới thân máy để tăng tốc độ phản ứng
Thời gian giảm trọng và nông độ của xút tùy thuộc vào loại mặt hàng, cầu trúc
vải, yêu cầu của sản phẩm.
Trong quá trình giảm trọng, người vận hành cần chú ý khi nồng độ xút giảm thì
phải bổ sung thêm để đạt đúng nồng độ.
5.9.3. Thông số kĩ thuật
Độ pH
Nồng độ dung dịch kiềm
Nhiệt độ: 95 -98°C
Dung tỷ
Trời gian cho mỗi mẻ: thường 30 phút
5.10. Máy sấy không sức căng
Nhà máy có 1 máy sấy minh họa như hình 5.10.

69
Hình 5.8. Máy sấy
Máy sấy không làm ảnh hưởng mật độ vải hay chỉ số sợi mà chỉ có chức năng
làm khô vải
Nếu vải có kích thước lớn thì dùng máy sấy, nếu khúc vải ngắn thì để tiết kiệm
thời gian cho người ta cho vào máy vắt ly tâm.
5.10.1. Cấu tạo
Máy có cấu tạo gồm bốn phần: đầu vào, thân máy, đầu ra và tủ điều khiển
chương trình.
Đầu vào: có trục nhám đầu vào dùng để kéo vải đi vào máy, trục này hoạt động
nhờ một mô-tơ, trên trục nhám có những gai nhỏ bằng cao su để tạo lực ma sát
giúp vải được kéo mạnh hơn. Ngoài ra còn có các trục lăn tự do, ba trục ban vải
giúp ban vải đều ra biên và hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh vải không bị
lệch tâm. Máy còn có hệ thống hút chân không hoạt động nhờ bơm chân không
nhằm loại bỏ bớt nước trên mình vải khi vào máy.
Thân máy: bên ngoài là một buồng sấy gồm hai phòng sấy và ba quạt phòng.
Các phòng sấy được cung cấp nhiệt từ các lò hơi qua các đường ống dẫn phía trên.
Bên trong có hệ thống 3 tầng lưới băng tải lưới giúp cho vải chuyển động dễ dàng

70
hơn, vải được căng ra và được sấy đều hơn khi vào buồng sấy. Thân máy còn có
dụng cụ đo nhiệt độ tự điều chỉnh nhiệt độ khi nhiệt độ tăng lên hay hạ xuống vượt
quá giới hạn. Ở phía trên thân máy còn có một quạt thoát khí để giảm bớt nhiệt độ
bên trong máy và để thoát hơi nước bên trong máy ra ngoài.
Đầu ra: Gồm có hai mô-tơ đặt phía trên đầu ra. Mô-tơ bên trái gắn với dây xích
tải để kéo trục lăn nhằm mục đích kéo vải từ dưới lên, mô-tơ bên phải cũng được
gắn với dây xích tải nhưng để kéo tay quay biến chuyển động tròn của tay quay
thành chuyển động tịnh tiến, làm cho máng xả vải chuyển động tới lùi và vải được
xếp ngay ngắn trên xe chở vải, sau đó được đưa đi hoàn tất.
Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển.
5.10.2. Nguyên lý hoạt động
Vải sau khi nhuộm sẽ được đưa vào máy sấy để sấy khô trước khi đi qua công
đoạn hoàn tất. Vải được đi qua máy dưới lưu lượng gió mạnh và do đó đạt được độ
co, độ xốp và độ thư giãn tốt. Đầu tiên vải đi qua ba trục cố định rồi được kéo qua
trục lăn tự do, trục này giúp cho vải chuyển động nhẹ nhàng hơn sau đó vải được
chạy qua các trục ban quay ngược chiều nhau với mục đích ban vải ra hai biên.
Dưới trục ban có hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để chỉnh tâm vải, tiếp đó vải sẽ
được a các trục lăn tự do, trục hút chân không và trục nhám đi vào trong máy. Nhờ
vào ba tầng lưới băng tải mà vải được đưa vào máy chuyển động dễ và sấy đều
hơn. Cuối cùng qua vai sau khi ra khỏi buồng sấy sẽ được kéo qua trục lăn và trục
nhám đầu ra và ra ngoài ở phía dưới sẽ có xe chở vải chờ sẵn để chuyển sang công
đoạn tiếp theo.
5.10.3. Thông số kỹ thuật
Nhiệt độ: 100-120°C
Vận tốc theo mặt hàng.
Sức căng của lưới.
Khổ làm việc: 1900-2900 mm

71
Khổ lưới: 2000-3000 mm
Nguồn gia nhiệt: hơi bão hòa, dầu tải nhiệt.
Sau khi sấy người vận hành kiểm tra: khổ, mật độ.
5.10.4. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn.
Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
Mở cầu dao chính, mở công tắc nguồn, kiểm tra điện thế nguồn theo đúng tiêu
chuẩn.
Mo van Compressor (xả đọng và kiểm tra dầu).
Chỉnh lên độ theo quy trình công nghệ từng loại vải.
Mở công tắc quạt, lưới chạy, quạt thoát.
Khi đạt nhiệt độ yêu cầu, cho vải vào, mở bơm chân không, điều chỉnh van hút.
Điều chỉnh tốc độ các băng tải-đồng bộ không tạo sức căng lên vải.
Trong quá trình chạy kiểm tra các lỗi ngoại quan của vải, độ căng kéo của vải để
điều chỉnh cho phù hợp.
Ghi phiếu sản xuất của công đoạn yêu cầu.
5.11. Máy hoàn tất
Công đoạn hoàn tất sử dụng máy căng TY minh họa như hình 4.11.

72
Hình 5.9. Máy căng hoàn tất
5.11.1. Cấu tạo
Máy căng hoàn tất có cấu tạo giống như máy căng định hình nhưng nó có thêm
máng chứa dung dịch hồ vải và nó không có nhiệm vụ định hình mà nó chỉ kéo
căng vải và gia nhiệt để cho các chất hồ nhờ lực ép của trục bám lên mình vải.
Ngoài ra nhiệt độ máy căng hoàn tất thấp hơn máy căng định hình, nhiệt độ nó
khoảng 170°C, tốc độ máy 30 – 35 m/p số vòng quay tương tự máy căng định
hình.
5.11.2. Nguyên lý hoạt động
Tương tự máy căng định hình.
Lưu ý: người vận hành máy phải thường xuyên kiểm tra kiểm tra độ căng chùng và
kích thước khổ vải ra đã đạt yêu cầu công nghệ chưa, khi chỉnh khổ vải nên chỉnh
đồng bộ. Theo dõi vải để phát hiện các lỗi vải khác, theo dõi nhiệt độ buồng sấy,
tốc độ chạy máy.
5.11.3. Thông số kỹ thuật
Lực ép của trục
Nhiệt độ: 160 – 170°C
Tốc độ: 30 – 35 m/p
Cho ăn quá nhiều
Độ mở quạt trên và dưới
Nồng độ các loại hồ
5.12. Máy Sanford, Comfit
Máy làm co (Sanford) được thiết kế nhằm làm co vải dệt thoi thành phẩm để ngăn
ngừa sản phẩm bị co trong quá trình sử dụng. Minh họa hình 4.12.

73
Hình 5.12. Máy Sanforising
Máy làm co và cán kết hợp (Comfit) được thiết kế cho vải tổng hợp từ mỏng đến
trung bình, chủ yếu là xơ polyester. Minh họa hình 4.13.

Hình 5.13. Máy Comfit

74
5.12.1. Cấu tạo
Máy gồm có các bộ phận chính sau: trục nóng (để làm thẳng vải), tấm cao su (để
làm mềm vải), trục ni, hai trục làm nguội.
5.12.2. Nguyên lý hoạt động
Máy Sanforising: nguyên tắc là làm co cưỡng bức để trong khi sử dụng gặp tác
nhân gây trương nở, gây co vải cũng chỉ co ở mức chấp nhận được. Khi tấm cao su
bắt đầu tiếp xúc với vải thì nó ở trạng thái giãn ngoài. Nhưng khi chuyển sang áp
vào mặt trục trống kim loại nóng thì nó chuyển sang trạng thái dồn điện tích làm
cho vải bị co cưỡng bức, đồng thời ở nhiệt độ cao có hơi ẩm làm cho vải co và ổn
định kích thước ở trạng thái co. Theo nguyên tắc trên, khi vào máy vải sẽ được
quấn quanh một băng tải bằng cao su, và cuốn quanh một trục có đường kính nhỏ.
Mặt ngoài băng cao su bị giãn mạnh khi băng cao su và vải đi vào máy, tiếp xúc
với mặt thùng kim co có đường kính lớn hơn, lúc này mặt ngoài băng cao su trở
thành mặt trong và bị co lại. Dưới tác dụng co của tấm băng cao su, vải sẽ bị co
theo. Để đạt hiệu quả cao, trong nhiều trường hợp ta phải xử lý kìm co hai lần hoặc
sử dụng máy có hai bộ phận kìm co.
Máy Comfit: thực hiện hai nhiệm vụ là làm co và cán vải. Máy dùng lực ép kết
hợp với nhiệt độ cao làm vải bị co giãn, các xơ còn nhô trên bị ép chặt xuống. Cơ
cấu chính là tấm cao su chuyển động ôm sát trục kim loại được đốt nóng. Vải đi
giữa trục kim loại nóng và tâm cao su, cơ chế tương tự như máy Sanford nhưng độ
dày của tâm cao su không lớn nên hiệu ứng làm co thấp. Sau đó vải đi qua thùng
cán băng nỉ có tác dụng làm láng vải. Tùy theo yêu cầu mặt hàng mà vải qua làm
co, qua làm láng, qua trục làm mát rồi qua cơ cấu ra vải hoặc bỏ qua làm láng mà
đi qua băng tải làm mát rồi qua cơ cấu ra vải. Trạm xông hơi có nhiệm vụ cấp nhiệt
và hơi ẩm cho vải. Nhờ dùng hơi ẩm nên nước có thể xâm nhập sâu vào xơ trong
thời gian ngắn.

75
5.12.3. Thông số kỹ thuật
Máy Comfit:
Nhiệt độ: 115°C
Vận tốc: 15 – 20 m/p
Máy Sanforising:
Lực ép tấm cao su (kg/cm3)
Nhiệt độ tấm cao su: 110 – 120°C
Nhiệt độ tấm nỉ: 70°C (đối với hàng kaki là 110°C)
Tốc độ: 30 (m/p)
5.12.4. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất: Loại vải, chiều dài, công đoạn.
Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
Xem trước loại vải để đặt nhiệt độ, thể tích, lực ép, mức độ ép
Kiểm tra tấm cao su không để vật lạ lên theo đúng quy trình, không có vết tì nứt
nhỏ.
Mở cầu dao nguồn, kiểm tra nguồn điện.
Mở Compressor (áp lực theo quy định xả đọng và kiểm tra dầu bôi trơn).
Mở tất cả các van xả đọng của đường hơi.
Kiểm tra hóa chất bôi trơn tấm cao su, bổ sung hóa chất đúng quy định.
Mở van hơi chính điều chỉnh ổn áp theo đúng quy trình.
Mở công tắc cho mô-tơ chính chạy (10 m/p) Đặt nhiệt độ trục đúng theo quy
trình.
Kiểm tra định vị tấm cao su Khi các van xả đọng hết nước thì khóa lại.
Khi nhiệt độ đủ cho vải vào trục ép.
Mở van nước làm nguội, van xông hơi Mở van điều chỉnh trục ép vải (áp lực 2
bên thật đồng đều)
Điều chỉnh tốc độ máy đạt yêu cầu công nghệ.

76
Ghi phiếu sản xuất.
5.13. Máy in biên
5.13.1. Cấu tạo
Các trục lăn, máy dập biên và tủ điều khiển máy dập biên.
5.13.2. Nguyên lý hoạt động
Máy gắn logo lên vải theo phương pháp thẩm thấu.
Trên logo có sẵn một lượng keo, khi máy được điều chỉnh nhiệt độ phù hợp thì
lớp keo tan vô sợi và logo bám vô vải.
5.13.3. Công tác sản xuất
Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn ghi trong “Kế hoạch sản
xuất”.
Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.
Xem trước loại vải để đặt nhiệt độ, áp lực ép thích hợp.
Kiểm tra gió nén (xả đọng và kiểm tra dầu).
Kiểm tra và gắn decal đúng quy định.
Khi đạt đủ nhiệt độ cho vải chạy.
Kiểm tra vị trí, mức độ dính của decal trên mặt vải, khoảng cách giữa các decal
đúng quy định.
Khi decal hết thì dừng máy lại và thay cuốn decal khác chạy tiếp.
5.14. Máy cuộn thành phẩm
5.14.1. Cấu tạo
Các trục lăn, tủ điều khiển, con lăn giữ vải không bị đùn. Hình minh họa cho máy
cuộn thành phẩm như hình 4.15.
5.14.2. Nguyên lý hoạt động
Người vận hành đưa vải qua các trục lăn, con lăn giữ vải và người vận hành cuộn
đầu mép vải cố định vào trục giấy, đặt cuộn vải lên 2 trục lăn chính. Sau đó người

77
vận hành bật mô-tơ cho các trục lăn chuyển động kéo cuộn vải theo một chiều cố
định quấn vào trục giấy đến số lượng mét đúng yêu cầu thì tiến hành đóng gói cho
cuộn vải thành phẩm.

Hình 5.15. Máy cuộn thành phẩm

78
CHƯƠNG 6: XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nước Thải

 Hồ Thu

Bể Điều Hòa

 Bể Keo Tụ Tạo Bông

 Bể Lắng 1

Nước Bùn

 Bể Biochip  Bể Chứa Bùn

 Arotank 1 Máy Nén Bùn 

  Arotank 2

Bể Lắng 2 

Khử Trùng 

 Bể Lọc

 Nước Thải Đầu Ra

Hình 6.1. Quy trình xử lý nước thải

79
Nước thải được thải từ tất cả mọi nơi trong công ty: nhà máy nhuộm, nhà máy
dệt... sẽ theo đường ống tập trung về hổ thu nước thải.
Nước thải sau đó được bơm sang bể điều hòa.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lượng nước và giảm nhiệt độ của nước xuống
35-36°C phù hợp cho vi sinh vật sinh sống.
Bể keo tụ tạo bông: nhằm loại bỏ hết chất rắn lơ lửng có trong nước thải đối với
nước thải có thành phần chất rắn lơ lửng nhiều, độ màu cao, có hóa chất...
Nước thải sẽ lần lượt đi qua 4 bể nhỏ: bể chứa H2SO4 99%, bể chứa phèn tạo
bông, bể chứa chất phá màu (nếu độ màu cao) và bể chứa polymer anion (polymer
7105, polymer 1011).
Nước ra khỏi bể keo tụ tạo bông sẽ được loại đi các cặn lơ lửng, giảm độ màu và
pH từ 10-11 giảm xuống còn 6,5-8.
Bể lắng 1: phần bùn lắng xuống phía dưới và được dẫn về bể chứa bùn, tại đây
nhờ máy nén bùn tạo thành bùn khô và giao cho công ty môi trường sẽ xử lí. Phần
nước phía trên tiếp tục tràn sang bể Biochip.
Bể Biochip được cung cấp dinh dưỡng để nuôi vi sinh vật, vi sinh vật nhờ bám
vào các giá thể giúp chúng lơ lửng trong nước và hạ độ màu.
Vi sinh vật được nuôi bằng phân NPK (nếu quá nhiều NPK bể sẽ đóng rêu, nếu
quá ít NPK vi sinh vật sẽ yếu đi), trong những ngày lễ tết không thể cho vi sinh vật
ăn thường xuyên nên có thể cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho chúng bằng rỉ mật
đường.
Nước ra khỏi bể lắng 1 lượng COD trong nước thải sẽ giảm đi 60%. Tại bể
arotank 1, arotank 2: kết hợp sục khí để cung cấp không khí cho bể một cách liên
tục. Các vi sinh vật có lợi sẽ ăn các chất thải hữu cơ để sinh trưởng và phát triển.
Bể lắng 2: các vi sinh vật sẽ theo dòng nước thải đến bể lắng 2 và sẽ được bơm
trở lại bể Biochip để nuôi lại.

80
Bể khử trùng: sau khi nước thải ra khỏi bể lắng 2 tiến hành khử trùng bằng nước
Javen (NaC10).
Nước thải sau khi được lọc lại lần nữa tại bể lọc sẽ được kiểm tra bằng máy
kiểm soát các thông số chỉ tiêu như COD, nhiệt độ, độ màu, SS (chất rắn lơ lửng),
lưu lượng, pH...Các thông số chỉ tiêu này sẽ được cập nhật liên tục, kết nối trực
tiếp và được theo dõi sát sao bởi cục quản lý môi trường. Nếu có thông số không
đạt chi tiêu quy định thì hệ thống sẽ ngừng xả nước thải ra môi trường và tiến hành
lấy mẫu tự động chờ nhân viên quản lý môi trường đến kiểm tra, đồng thời lượng
nước thải không đạt chỉ tiêu đó sẽ bơm vào bồn xử lý sự cố và sẽ được xử lý lại
trước khi thải ra môi trường

81
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Sau quá trình thực tập tại nhà máy nhuộm và hoàn tất của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Thái Tuấn – có thể là môi trường làm việc của em trong tương lai, thời gian
tuy không dài nhưng với sự hướng dẫn tận tình của cô phụ trách, sự ân cần chỉ dẫn
của các anh chị và cô chú trong nhà máy, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức
mới, đặc biệt cách thức vận hành của máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp. Và đây là
những kết quả mà em đã gặt hái được:
Nắm được tổng quan về công ty, quy trình công nghệ tiền xử lý và nhuộm màu
lên vải từ hàng mộc của nhà máy nhuộm và hoàn tất.
Hiểu được vai trò của từng công đoạn, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số
kỹ thuật của những thiết bị tương ứng và sự liên kết của chúng để tạo thành một
dây chuyền nhuộm hoàn chỉnh, đạt hiệu quả cao.
Từ quy trình nhuộm đã được học với các loại vải, tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ
và các hóa chất đưa vào đối với một số mặt hàng cụ thể để đạt được màu sắc mong
muốn, đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng.
Nhận biết cách mà công ty xử lý nước thải từ các nguồn trong nhà máy và
những yêu cầu cần tuân thủ để nguồn nước ra ngoài không ảnh hưởng đến môi
trường, đảm bảo tiêu chuẩn của cục quản lý đưa ra.
Quan sát các công việc và thiết bị trên phòng thí nghiệm, cách các anh chị phối
màu và phân tích mẫu mà khách hàng đưa ra trước khi đưa xuống nhà máy nhuộm
để sản xuất với số lượng lớn.
Tóm lại, khoảng thời gian thực tập tại doanh nghiệp đã mang đến cho em một
cái nhìn rộng hơn, mới mẻ hơn, không chỉ đóng khung trong những điều cơ bản đã
học. Khi được tiếp cận thực tế với máy móc, thiết bị và các loại vải em nhận ra khi
áp dụng vào sản xuất, có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh, đòi hỏi người vận hành
phải biết linh hoạt xử lý chứ không chỉ rập khuôn theo lý thuyết

82
Môi trường làm việc tại công ty khá chuyên nghiệp, mọi người trong các bộ
phận luôn nghiêm túc làm việc theo đúng quy trình và tích cực hỗ trợ nhau để cùng
xúc tiến công tác sản xuất. Tuy công việc bận rộn nhưng mọi người luôn dành thời
gian giải đáp những thắc mắc của em. Nhà máy cũng có chế độ chăm sóc nhân
viên rất tốt như hệ thống nước uống sạch sẽ, bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng, kiêm tra
sức khỏe định kì... Em chỉ xin đóng góp ý kiến là nếu công ty có thêm khu vực
nghỉ trưa cho công nhân thì có thể sức khỏe của họ sẽ tốt hơn và năng suất làm
việc cũng cao hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến quý công ty đã tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng em được tham quan và học hỏi về nhà máy trong
thời gian qua. Em kính chúc công ty ngày càng phát triển hơn trong tương lai và
luôn giữ được nhiệt huyết dành cho các thế hệ sinh viên thực tập tại đây

83
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Toàn (2005), Công nghệ nhuộm và hoàn tất, Nhà xuất bản đại
học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. ThS. Đào Duy Thái (2009), Quá trình và thiết bị nhuộm và hoàn tất vật liệu
dệt, Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

84

You might also like