You are on page 1of 3

Điểm mạnh của Unilever:

-Hoạt động nghiên cứu và phát triển hiệu quả 


Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever luôn được chú trọng
và đầu tư thỏa đáng. Unilever luôn nỗ lực để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm
mang tính sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu thay đổi của Khách hàng, giúp
thương hiệu này trở thành một trong những công ty được người tiêu dùng yêu thích
nhất trên toàn thế giới. 

-Thương hiệu lớn mạnh 


Unilever có mặt trên hơn 190 quốc gia và có lẽ sẽ không thể tìm thấy bất kỳ một
người tiêu dùng nào không sử dụng sản phẩm của thương hiệu này. Theo báo cáo
tài chính năm 2020, Unilever tự hào là một trong những công ty lớn nhất trên toàn
cầu với điểm mạnh về kiến thức chuyên môn và năng lực sản xuất trong lĩnh vực
hàng tiêu dùng.

-Chiến lược định giá sản phẩm linh động 


Chiến lược định giá sản phẩm là một mô hình hoặc phương pháp được sử dụng để
thiết lập mức giá tốt nhất cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Chiến lược đó giúp
doanh nghiệp chọn lựa được giá bán tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận và giá trị của
cổ đông trong khi xem xét nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.

Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên
thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao động dựa trên
thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Với danh mục sản phẩm lớn, Unilever có quyền áp dụng các chính sách về giá một
cách linh hoạt, tùy vào từng thời điểm, tùy theo mức độ sẵn sàng chi trả chi phí của
sản phẩm của mọi tầng lớp Khách hàng.

Điểm yếu của Unilever:

Bên cạnh những điểm mạnh, tập đoàn Unilever cũng có những điểm yếu cần phải
khắc phục. Một số những điểm yếu chính của Unilever có thể được kể đến như
sau: 

-Phụ thuộc vào các nhà bán lẻ 


Một điểm yếu của Unilever là phụ thuộc vào các nhà bán lẻ.Unilever cần mạng
lưới các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người
mua, quyết định của người mua đang bị chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà
bán lẻ. 

-Sản phẩm dễ bị bắt chước


Sản phẩm của Unilever thường dễ bị bắt chước. Các sản phẩm tiêu dùng của
Unilever rất dễ bị bắt chước, copy hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng
tương tự. 

Cơ hội của Unilever:

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Unilever có thể nắm bắt một số
những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

-Thị trường toàn cầu hóa 


Quá trình toàn cầu hoá, sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông toàn cầu đã
dẫn đến việc thúc đẩy lối sống phương tây ở châu Á. Điều này giúp Unilever có thể
lợi dụng địa vị của mình để trở thành một thương hiệu thành công nhờ chiến lược
kinh doanh quốc tế của Unilever, giúp người dân địa phương tiếp cận với các mặt
hàng mang thương hiệu quốc tế.

-Xu hướng với các sản phẩm lành mạnh và bền vững 
Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang ngày càng có ý thức mạnh mẽ hơn bao
giờ hết về tình hình sức khoẻ của bản thân, cũng như xu hướng của các sản phẩm
lành mạnh, bền vững với môi trường

-Cơ hội này giúp Unilever có thể tiếp cận đến phân khúc thị trường mới nổi này,
đặc biệt là thị trường dành cho người tiêu dùng có ý thức về sức khoẻ và sản phẩm
xanh. 

Thách thức cuả Unilever:

Bên cạnh cơ hội thì Unilever cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các
thách thức chính trong phân tích SWOT của Unilever có thể được liệt kê như sau:

-Thị trường cạnh tranh khốc liệt 


Unilever phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh lớn như Nestle hoặc P&G –
những thương hiệu vẫn đang liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các sản
phẩm mới với giá cả cạnh tranh. Chính điều này khiến cho Unilever liên tục phải
chạy đua trên con đường chinh phục thị trường thế giới.

-Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 


Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và trở nên tồi tệ hơn nữa với sự
góp mặt của đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều công
ty, kể cả các tập đoàn lớn như Unilever. 

Bảng phân tích Unilever

Điểm mạnh  Điểm yếu Cơ hội Thách thức 

 Hoạt động
nghiên cứu  Phụ  Thị
và phát  Thị trường
thuộc trường
triển hiệu toàn cầu
vào các cạnh
quả  hóa 
nhà bán tranh
 Thương lẻ   Xu hướng khốc
hiệu lớn với các liệt 
 Sản
mạnh  sản phẩm
phẩm  Khủng
lành mạnh
 Chiến lược dễ bị hoảng
và bền
định giá bắt kinh tế
vững 
sản phẩm chước toàn cầu 
linh động 
 

You might also like