You are on page 1of 21

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP
NUTIFOOD

Học phần :Quản trị sản xuất tác nghiệp


Mã học phần :MGT06A
Giảng viên hướng dẫn :Phạm Đình Dũng
Lớp học phần :212MGT06A04
Nhóm sinh viên thực hiện :Nhóm 6
Ca học :Thứ 2 ca 1 & Thứ 4 ca 1

Hà nội, ngày 27 tháng 3 năm 2022


Danh sách các thành viên và mức độ đóng góp

Họ và tên Mã sinh viên Mức độ đóng góp


Đặng Thanh Diệp 22A4030432 1,3%
Nhữ Đặng Cường 22A4030508 1%
Vũ Thị Hoài 21A4030079 1,1%
Nguyễn Thị Thu Hương 22A4030160 1,1%
Hoàng Thị Quỳnh Nga 22A4030501 1,1%

Đào Minh Nghĩa 22A4030619 1,1%


Nguyễn Vân Ngọc 21A4030133 1,1%
Nguyễn Minh Phương 22A4030093 1,1%

Nguyễn Thị Tươi 22A4030031 1,1%


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT.............................................1
1. Thực chất và yêu cầu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu...................1
1.1. Khái niệm MRP.......................................................................................1
1.1.1. Định nghĩa.....................................................................................1
1.1.2. Phân loại nhu cầu..........................................................................1
1.1.3. Mục đích của MRP.........................................................................1
1.2. Mục tiêu của MRP...................................................................................1
1.3. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP...........................................................2
2 Hệ thống hoạch định nhu câu nguyên vật liệu ( MRP)....................................2
2.1 Những yếu tố cơ bản của MRP....................................................................2
2.2 Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu...............................................4
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA
NUTIFOOD......................................................................................................6
1. Tổng quan về doanh nghiệp Nutifood...........................................................6
2. Thực trạng hoạch định nhu cầu NVL của Nutifood......................................7
2.1. Một số đặc điểm chung về nguyên vật liệu tại Nutifood a. Đặc điểm
nguyên vật liệu............................................................................................7
2.2. Xây dựng định mức Nguyên vật liệu...................................................9
2.3. Xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm nguyên vật liệu........................9
2.4. Quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)........................10
2.5. Tình hình các nhà cung ứng nguyên vật liệu a. Các nhà cung ứng
nguyên liệu................................................................................................12
2.6. Công tác vận tải..................................................................................13
2.7. Bảo quản, dự trữ ................................................................................13
2.8. Công tác tồn kho................................................................................14
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠCH
ĐỊNH NHU CẦU NVL CỦA NUTIFOOD.................................................16
3.1. Khó khăn..................................................................................................16
3.2. Giải pháp..................................................................................................16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
1. Thực chất và yêu cầu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
1.1. Khái niệm MRP
1.1.1. Định nghĩa
- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là nội dung cơ bản của QTSX được xây
dựng trên cơ sở sự trợ giúp của kỹ thuật máy tính được phát hiện và lần đầu
tiên đưa vào sử dụng ở Mỹ vào những năm 70
- Cách tiếp cận MRP là xác định được lượng dự trữ NVL, bộ phận chi tiết ở
mức vừa đủ với thời gian đúng lúc, không cần dự trữ nhiều nhưng khi cần sản
xuất là có ngay
=> MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về đảm bảo nhu cầu
NVL, linh kiện cần thiết cho sản xuất về chủng loại, số lượng, thời gian dựa
trên việc phân loại nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc
1.1.2. Phân loại nhu cầu
- Nhu cầu độc lập: là những nhu cầu mà doanh nghiệp có được có thể do dự
báo hoặc do kế hoạch đặt hàng mà có
- Nhu cầu phụ thuộc: là những nguyên liệu, những bộ phận chi tiết, cụm chi tiết
đực sử dụng để tạo ra nhu cầu độc lập được xác định bằng tính toán cụ thể dựa
vào kết cấu nhu cầu độc lập, có khi tính cả tỉ lệ hỏng cho phép
1.1.3. Mục đích của MRP
MRP được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi sau:
• Doanh nghiệp cần những loại NVL, chi tiết, bộ phận gì?
• Cần bao nhiêu?
• Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?
• Khi nào phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?
• Khi nào nhận được hàng?
Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi
tiết, bộ phận và thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết.
1.2. Mục tiêu của MRP
- Giảm thiểu lượng dự trữ NVL
- Giảm được thời gian sản xuất và cung ứng chu trình sản xuất ngắn lại

1
- Sản phẩm doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng đảm bảo về mặt thời gian,
chất lượng, chi phí
- Tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ, thống nhất các bộ phận trong doanh nghiệp,
phát huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp
- Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP
Để MRP có hiệu quả cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ
thông tin
- Đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và
những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP
- Đảm bảo tính chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới trong lịch trình sản
xuất, hóa đơn NVL, hồ sơ dự trữ NVL
- Đảm bảo đầy đủ và lưu trữ hồ sơ dữ liệu cần thiết
2 Hệ thống hoạch định nhu câu nguyên vật liệu ( MRP)
2.1 Những yếu tố cơ bản của MRP
Như được biết thì hệ thống hoạch định như cầu nguyên vật liệu đối với quá
trình sản xuất hiện đại là quá trình xử lý các dữ kiện, các thông tin về sản xuất
để đưa ra các quyết định mua, dự trữ, sản xuất NVL.
Có thể biễu diễn hệ thống hoạch định nhu cầu NVL như sau:

2
Đầu vào Quá trình xử lý Đầu ra

Lịch trình Loại linh

sản xuất kiện cần


đặt hàng

Chương trình
máy tính MRP Số lượng
Hồ sơ hóa Thời gian
Hồ
đơn nguyênsơ
nguyên  Đầu vào hệ thống hoạch định nhu cầu NVL
vật liệu vật
liệu dự trữ - Lịch trình sản xuất nhận thông tin dự báo và đơn hàng
của khách hàng, hoạch định kế hoạch sản xuất về loại sản
phẩm, số lượng và thời gian. Lịch trình sản xuấ thường hoạch định với
đơn vị là tuần, thời gian hoạch định phụ thuộc vào nhu cầu của nhà máy.
Thời gian hoạch định nhỏ nhất phải lớn hơn tổng thời gian mua nguyên
vật liệu và sản xuấ cho mọi sản phẩm hoạch định. -> Nhu cầu về sản
phẩm cần sản xuất, số lượng, thời gian cần phải có.
- Hồ sơ hóa đơn nguyên vật liệu ( sơ đồ kết cấu của sản phẩm)
Thông tin về loại chi tiết, linh kiện và bộ phận hợp thành cần thiết để tạo
ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng.
- Hồ sơ nguyên vật liệu dự trữ
Ghi chép, báo cáo lượng dự trữ nguyên vật liệu, bộ phận hiện có trong
từng thời gian cụ thể. Cho biết tổng nhu cầu, đơn hàng sẽ tiếp nhận,
lượng dự trữ đang có, số lượng sẽ tiếp nhận, độ dài thời gian cung ứng
và độ lớn lô cung ứng, người cung ứng.
 Đầu ra hệ thống hoạch định nhu cầu NVL
- Nhận các thông tin nhu cầu thành phẩm ở lịch trình sản xuất, cấu trúc
sản phẩm của hồ sơ đơn nguyên vật liệu, trạng thái tồn kho ở hồ sơ
nguyên vật liệu dự trữ từ đó xác định nhu cầu các vật tư phụ thuộc thành
phần với các kết quả về loại vật tư, số lượng cần và thời gian cần.

3
- Những thông tin này được thể hiện trong các văn bản như lệnh sản xuất,
lệnh đơn hàng đặt mua, các báo cáo.
2.2 Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm trên cơ sở sử dụng mô hình sơ đồ hình
cây.
Sử dụng phương pháp phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc
lập và như cầu phụ thuộc.
Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận
khách hàng đặt hoặc dung để thay thế; được xác định thông qua công tác dự
báo hoặc đơn hàng.
Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu thứ sinh, chúng là bộ phận chi tiết cấu thành
nhu cầu độc lập. Đó là những bộ phận chi tiết, nguyên vật liệu dung trong
quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng.; được xác định thông
qua phân tích cấu trúc sản phẩm cuối cùng, nhu cầu dự báo, đơn hàng,…
Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu trúc sản phẩm.
Cách phân tích là sử dụng sơ đồ hình cây. Mỗi hạng mục tương ứng với
từng chi tiết bộ phận của cấu thành sản phẩm. Chúng được biểu diễn dưới
dạng cấp bậc từ trên xuống dưới theo trình tự sản xuất và lắp ráp sản phẩm.
Mối liên kết trong sơ đồ kết cầu đó là những đường liên hệ giữa các bộ
phận trong sơ đồ kết cấu hình cây. Mỗi liên hệ ghi kèm theo khoảng thời
gian và hệ số nhân. San phẩm càng phức tạp thì số lượng chi tiết càng
nhiều.
Khi phân tích có thể gặp trương hợp một bộ phận chi tiết có mặt ở nhiều
cấp trong kết cấu sản phẩm. Trong trường hợp đó ta hạ cấp chúng xuống
mức thấp nhất.
Bước 2: Tính tổng nhu cầu
Tổng nhu cầu chính là tổng nhu cầu dự kiến đối với 1 loại chi tiết hoặc
NVL trong từng giai đoạn nhưng chưa tính đến dự trữ hiện có và lượng đã
tiếp nhận được.
Đối với hạng mục cấp 0, tổng nhu cầu lấy theo đơn hàng.

4
Đối với hạng mục cấp thấp hơn tổng nhu cầu sẽ được tính trực tiếp từ số
lượng phát đơn hàng của hạng mục cấp cao hơn ngay trước đó.
Bước 3 Tính nhu cầu thực của từng loại chi tiết
Nhu cầu thực là tổng số loại chi tiết, NVL cần thiết mua thêm, sản xuất
thêm ( bổ sung) trong từng giai đoạn.
Nhu cầu thực được tính như sau:
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu – Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn
Dự trữ hiện có là tổng dự trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của từng thời kỳ.
Đó là tổng của dự trữ còn lại ở giai đoạn trước cộng với lượng sẽ tiếp nhận.
Nhu cầu thực sẽ được phản ánh bằng một mệnh lệnh đề nghị. Lệnh đề nghị
có thể là đơn đặt hàng đối với các chi tiết, bộ phận bên ngoài và lệnh sản
xuất nếu chúng được sản xuất tại doanh nghiệp.
Tùy theo chính sách đặt mua của doanh nghiệp có thể đặt mau theo lô hoặc
theo kích cỡ. Đặt hàng theo lô là số lượng đặt hàng bằng với nhu cầu thực.
Đặt hàng theo kích cỡ là số lượng đặt hàng có thể vượt quá nhu cầu.
Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lịch sản xuất.
Để cung cấp hoặc sản xuất NVL, chi tiết cần tốn thời gian chờ đợi chuẩn bị
bốc dẫn vận chuyển sắp xếp hoặc sản xuất. Do đó, thời gian cần có sản
phẩm phải tính ngược lại để xác định thời gian cần thiết cho từng chi tiết bộ
phận. Thời gian đặt hàng hoặc tự sản xuất được tính bằng cách lấy thời
điểm cần có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc nơi sản xuất cần thiết để
cung cấp đúng số lượng hàng cần yêu cầu.
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA
NUTIFOOD
1. Tổng quan về doanh nghiệp Nutifood
- Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood có tiền thân là công ty CP
Thực phẩm Dinh dưỡng Thành Tâm được thành lập vào ngày
29/03/2000. Ngày 16/6/2011, công ty đổi tên thành công ty CP thực
phẩm dinh dưỡng Nutifood. Ngay từ đầu, các sản phẩm dinh dưỡng của
Công ty đã thật sự tạo ấn tượng trên thị trường với các sản phẩm có chất
lượng, thành phần công thức tương đương sản phẩm ngoại nhập nhưng

5
cảm quan, giá cả rất phù hợp thực tế người tiêu dùng Việt Nam. Với
phương châm "Luôn tập trung nâng cao sự hài lòng của khách hàng
bằng những sản phẩm có chất lượng phù hợp, an toàn và dịch vụ tốt
nhất với giá cả hợp lý", hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, đội ngũ
chuyên nghiệp, NutiFood không ngừng phát triển mạnh mẽ và tự hào
dẫn đầu thị trường Việt Nam. Hiện nay, công ty đã trở thành một trong
những nhà sản xuất và phân phối thực phẩm hàng đầu Việt Nam.
- Những sản phẩm chính:
 Sản phẩm dinh dưỡng theo lứa tuổi.
 Sản phẩm đặc trị và hỗ trợ phòng bệnh.
 Sản phẩm dinh dưỡng thông thường.
- Tầm nhìn
Trở thành công ty hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, phát triển bền
vững vì lợi ích của người tiêu dùng.
- Sứ mệnh
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi, từng bệnh
lý khác nhau, đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ
của con người.
- Hệ giá trị cốt lõi
 Trung thực
 Lợi ích cho sức khoẻ
 Chăm sóc con người
 Công bằng
- Slogan “Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia” được coi là kim chỉ nam
cho định hướng hoạt động, NutiFood đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu
phát triển sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt. Với sự hợp tác của các
chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước, NutiFood là công ty đầu
tiên trong nước đưa ra thị trường các loại sữa đặc trị dành cho người
bệnh có thể nuôi ăn qua ống thông dạ dày với giá chỉ hơn phân nửa so
với sản phẩm nhập ngoại; sản phẩm đặc trị cho người bệnh tiểu đường,
cho trẻ biếng ăn, cho người béo phì; các dòng sản phẩm theo vòng đời

6
từ trẻ sơ sinh, đến các lứa tuổi cần phát triển trí não, phát triển chiều cao,
cho bà mẹ mang thai và cho con bú, cho đến người già cần bổ sung
canxi…Gần đây, nghiên cứu thành công GrowPLUS+ là sản phẩm duy
nhất trên thị trường dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, được người
tiêu dùng nhiệt tình ủng hộ.
- Giải thưởng nổi bật:
 Top 100 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt.
 Top Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao ngành hàng thực phẩm liên tục
từ 2001 đến 2013.
 Top 5 các thương hiệu sữa có thị phần lớn nhất Việt Nam.
 Bằng khen của Bộ y tế về thành tích và những đóng góp cho ngành
dinh dưỡng.
 Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB chăm SÓC & bảo vệ bà mẹ,
trẻ em VN về thành tích và những đóng góp trong việc chăm sóc bà mẹ
& trẻ em VN....
2. Thực trạng hoạch định nhu cầu NVL của Nutifood
2.1. Một số đặc điểm chung về nguyên vật liệu tại Nutifood
a. Đặc điểm nguyên vật liệu
- Toàn bộ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn
ISO9001, 22000 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đều phải có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, nhà cung cấp nguyên liệu phải có chứng nhận phù
hợp, nguyên liệu phải có chứng nhận và giấy kiểm nghiệm đủ tiêu
chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu.
- Nguyên liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm sữa và nguyên liệu
bao bì đều phải được bao gói đúng quy cách để giảm thiểu hư hỏng, rơi
vỡ trong vận chuyển và bảo quản gây ra nhiễm bẩn thực phẩm. Từng
loại nguyên liệu có đặc điểm hóa lý khác nhau vì vậy cần được bảo
quản ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
b. Phân loại nguyên vật liệu

7
- Nguyên liệu trực tiếp sản xuất thực phẩm: gồm các nguyên liệu chính
sản xuất sữa như: sữa bò tươi, đường và các phụ gia thực phẩm như:
hương, màu, chất ổn định, khoáng chất, vitamin...
- Nguyên liệu bao bì: hộp giấy, thùng carton, ống hút, màng co...
- Nguyên liệu vật tư kỹ thuật: các loại vật tư dùng trong sửa chữa và bảo
trì hệ thống máy móc sản xuất tự động
c. Đặc điểm nguyên liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm Nuti sữa
tươi 100%
Thành phần Nguyên liệu cấu thành Sản phẩm Nuti Sữa tươi
100%
Thành Tỉ lệ (%)
phần
Sữa bò tươi 92,8
Đường 4,2
Chất ổn định và phụ gia 1,0
Vitamin (A, D, B…), Canxi và Kẽm 2,0

- Định mức hao hụt nguyên liệu cho sản xuất:


Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là một phần rất quan trọng trong
việc đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng cho sản phẩm
cũng như sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu, góp
phần dự trù và cấp phát nguyên vật liệu. Việc xác định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm giúp cho việc lập kế hoạch sản
xuất dễ dàng, việc thu mua và dự trữ nguyên vật liệu được đảm bảo từ
đó giảm chi phí sản phẩm dở dang và các loại chi phí liên quan.
2.2. Xây dựng định mức Nguyên vật liệu
- Nhu cầu nguyên liệu tại nhà máy được được xác định dựa vào kế
hoạch sản xuất, định mức hao hụt và lượng tồn kho:
NCMnl = Lượng cần dùng cho sản xuất + Dự trữ bảo hiểm - Lượng tồn
kho
Trong đó:

8
Lượng cần dùng cho sản xuất = Định mức sử dụng NVL + Mức hao
hụt
Dự trữ bảo hiểm = 10% nhu cầu NVL
- Tình hình thu mua nguyên liệu sữa tươi dành cho sản xuất
Công ty đã khắc phục công tác thu mua sữa tươi nguyên liệu để đáp
ứng nhu cầu sản xuất, qua đó có thể thấy sự linh động trong việc sử
dụng nhà cung cấp phụ để đạt được số lượng theo kế hoạch, để không
bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp chính tại Gia Lai. Tuy nhiên khả
năng cung cấp sữa tươi nguyên liệu từ NCC chính hiện tại chưa tăng
trưởng tốt về số lượng, vì vậy công ty đang phải dần dần tăng số lượng
sữa thu mua từ các NCC tại Lâm Đồng để đảm bảo phục vụ sản xuất,
điều này phát sinh thêm một số khó khăn về chi phí và thời gian vận
chuyển.
- Tình hình thu mua nguyên liệu đường RS dành cho sản xuất
Trong ba năm, lượng tồn kho đường RS ở mức rất cao trong khi mức
đáp ứng cho sản xuất thực tế lại không đạt tối đa so với kế hoạch. Điều
này cho thấy Công ty vẫn chưa làm tốt công tác xây dựng kế hoạch nhu
cầu nguyên vật liệu, kế hoạch thu mua và dự trữ.
2.3. Xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm nguyên vật liệu
- Bước 1: Khi các bộ phận và phòng bạn có nhu cầu hoặc khi tồn kho
dưới mức an toàn sẽ tiến hành lập phiếu đề nghị mua hàng gửi lên
phòng kế hoạch
- Bước 2: Nhân viên kế hoạch kiểm soát phân quyền của bộ phận đề
nghị, xem xét định mức tồn kho, mục đích sử dụng và ngân sách
chuyển đến trưởng phòng kế hoạch duyệt, chuyển yêu cầu mua hàng
đến phòng mua hàng
- Bước 3: Phòng mua hàng tiến hành lựa chọn các nhà cung cấp, thu
thập báo giá, xác định thời gian xử lý đơn hàng, thời gian thanh toán
và trình ban giám đốc duyệt giá

9
- Bước 4: Sau khi Phiếu đề nghị mua hàng được duyệt, phòng mua hàng
lập đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán với nhà cung cấp đã được
duyệt
- Bước 5: Nhân viên mua hàng theo dõi tiến độ giao hàng. Trường hợp
có thay đổi tiến độ giao hàng thì phải có sự thống nhất của bộ phận sử
dụng.
- Bước 6: Thủ kho và bộ phận yêu cầu mua hàng nhận hàng theo yêu
cầu về số lượng và yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu.
- Bước 7: Nhập kho
2.4. Quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)

Doanh nghiệp Nutifood trong năm 2018, công ty nhận được 1 hợp đồng với
đơn đặt hàng sữa tươi Nutimilk 180ML với sản xuất 24.000 hộp sữa giao vào
tuần thứ 4. Nguyên liệu sữa tươi sau khi sản xuất tại nhà máy cần được bảo
quản tại nhiệt độ thích hợp trong vòng 3 ngày tại nhà máy sau đó được đem đi
đóng hộp vòng 1 ngày. Sản xuất ống hút và màng bọc ống hút và hộp đựng
Sữa Tươi Nutimilk (A)
trong vòng 1 ngày.
Sữa tươi (B)
Ta có sơ đồ cấu trúc sản phẩm theo sơ đồ sau đây
CẤP 0: Sữa Tươi Nutimilk (A)

Sữa tươi (B)

Hộp đựng (C)


CẤP 1: Sữa tươi (B) Nutimilk
Hộp đựng(A)
(C) Ống hút (D)

CẤP 2

Màng bọc
Ống hút (d)
ống hút (E)

Xây dựng lịch trình sản xuất:


Tuần 1 2 3 4
Số 24.000

10
lượng

Xây dựng thời gian biểu sản xuất


Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Sản xuất sữa (B)

Sản xuất ống hút (d) Sữa Tươi


Nutimilk (A)
Sản xuất ống
hút (D)
Sản xuất màng bọc
(E)

Sản xuất hộp đựng (C)

Nhu cầu thực của từng loại chi tiết ứng với thời gian sản xuất:
- Cấp 0: A: 24.000
- Cấp 1: B: 24.000
C: 24.000
D: 24.000
- Cấp 3: d: 24.000
E: 24.000
Xác định thời điểm sản xuất hoặc mua hàng:
- d: 24.000 trước 3 tuần
- E: 24.000 trước 3 tuần
- B: 24.000 trước 4 tuần
- C: 24.000 trước 2 tuần

2.5. Tình hình các nhà cung ứng nguyên vật liệu
a. Các nhà cung ứng nguyên liệu
- Nguyên liệu sữa bò tươi
Nguồn cung cấp chính cho nhà máy sữa tại trang trại bò sữa NutiMilk

11
được xây dựng trên cao nguyên Gia Lai (xã Đăk Yă, huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai
- Nguyên liệu đường RS
Đường từ các nhà sản xuất thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ nhà
Đường Biên Hòa, Phan Rang, Đường Thái Lan từ nhà phân phối trung
gian được cấp giấy phép và chứng nhận VSATTP, Đường RS Hoàng
Anh Gia Lai nhập khẩu từ Lào... được thu mua và nhập trực tiếp về
nhà máy chính của NutiFood tại Bình Dương.
- Nguồn cung cấp sữa
Trang trại bò sữa HAGL: vị trí địa lý thuận lợi và tiết kiệm chi phí vận
chuyển nhất cho NutiFood. Tuy nhiên, trang trại sữa hiện đại mới xây
dựng và mới đưa vào chăn nuôi nên sản lượng sữa cung ứng chưa ổn
định do lượng sữa được vắt không đều, dinh dưỡng trong khẩu phần
của bò, khả năng thích nghi của bò nhập khẩu với khí hậu. Chất lượng
sữa bị ảnh hưởng do hệ thống máy móc vận hành tiếp nhận và dự trữ
sữa chưa ổn định.
- Nguồn cung cấp đường
Nhà phân phối nguyên liệu đường RS là hình thức lựa chọn nhà cung
cấp của NutiFood. Nhà phân phối này thực hiện việc bán hàng cho các
nhà sản xuất trong nước, chịu trách nhiệm nhập khẩu phân phối các
nguyên liệu nước ngoài. Việc cung cấp giá cả, kí kết hợp đồng và
cung cấp chứng từ đầy đủ hợp lệ của các nguồn nguyên liệu từ nhà
phân phối chính này sẽ nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chất lượng
cũng được đảm bảo hơn.
b. Lựa chọn nhà cung cấp
- Tình hình tìm kiếm nhà cung ứng
- Công tác đánh giá nhà cung ứng
- Lựa chọn nhà cung ứng
- Xây dựng quan hệ hợp tác với nhà cung ứng
2.6. Công tác vận tải

12
- Đặc điểm sữa tươi nguyên liệu là sữa được vắt và thanh trùng tại trang
trại bò, sau đó trữ lạnh và phải được sản xuất trong vòng 48 tiếng, vì
vậy đòi hỏi việc vận chuyển phải nhanh và đảm bảo điều kiện nhiệt độ
thích hợp, điều kiện vệ sinh bồn chứa theo tiêu chuẩn để giữ được chất
lượng cho NL.
2.7. Bảo quản, dự trữ
a. Tiếp nhận NVL từ NCC
- Bước 1: Khi NCC giao hàng, thủ kho tiến hành nhận hàng tại kho hoặc
tại trạm cân, bảo vệ hướng dẫn xe ra vào kho
- Bước 2: Thủ kho kiểm tra hóa đơn, chứng từ giao nhận, tên nguyên vật
liệu, số lượng, chủng loại. Đối với hàng nhập khẩu, kiểm tra số cont, số
seal; kiểm tra tình trạng bao gói nguyên vẹn.
- Bước 3: Chất xếp nguyên vật liệu vào kho. Ký xác nhận trên biên bản
giao nhận hàng và cập nhật thẻ kho
- Bước 4: nhập kho trên hệ thống ERP và lưu bộ chứng từ gồm đơn đặt
hàng, phiếu ĐNMH, phiếu kiểm nghiệm, hóa đơn, phiếu nhập kho.
- Bước 5: Kiểm tra và ký xác nhận toàn bộ bộ chứng từ, lưu hồ sơ
b. Tình hình bảo quản NVL tại kho
- Công ty Nutifood chỉ sản xuất sản phẩm sữa tươi 100%, do vậy lượng
nguyên vật liệu sữa tươi nhập vào dùng hết cho sản xuất. Sữa sau khi
chở về từ trang trại sẽ được dự trữ trong 2 bồn chứa RawMilk 15.000
kg/bồn, bồn chứa đầu tiên của chu trình khép kín. Bồn chưa này được
tiệt trùng tự động trước khi cho sữa vào, sau đó duy trì ở nhiệt độ 2-6
độ C. Công việc vệ sinh bồn chứa, đường ống dẫn sữa do công nhân
chuyên trách thực hiện theo hướng dẫn và quy định của nhà máy, công
việc kiểm tra điều kiện vệ sinh của công nhân, máy móc thiết bị, nhiệt
độ bồn chứa trước và sau khi chứa sữa tươi do bộ phận QC nhà máy
đảm nhiệm. Tất cả các công việc này đều phải thực hiện theo các quy
trình đã được ban hành, ghi nhận số liệu theo biểu mẫu và lưu hồ sơ để
phục vụ cho công tác đánh giá, kiểm định định kỳ. Kho bảo quản
nguyên liệu đường RS và các phụ gia khác có diện tích 8000 m nằm

13
bên cạnh khu vực xưởng sản xuất. Kho có hệ thống điều chỉnh khí áp
suất dương để luồng khí đẩy từ trong ra ngoài, nhằm chống nhiễm chéo
qua không khí và côn trùng bay vào kho. Ngoài ra, nhà máy còn trang
bị rèm cản côn trùng, bụi và hệ thống cửa kho tự động.
- Sắp xếp nguyên vật liệu trong kho: Sắp xếp nguyên vật liệu trên pallet,
bố trí nguyên vật liệu trong kho
- Lựa chọn kho và phân bổ hàng hóa: Việc phân bổ nguyên vật liệu
trong kho dựa vào số lượng tồn kho thực tế, kế hoạch cung ứng nguyên
vật liệu kỳ kế tiếp, kế hoạch sản xuất và sức chứa của các kho.
Dựa vào số lượng nguyên vật liệu tồn kho, kế hoạch sản xuất, dự báo bán
hàng, phòng kế hoạch lập kế hoạch chuyển kho cho chu kỳ kế tiếp. Dựa vào
số lượng nguyên vật liệu cần chuyển kho theo kế hoạch, thủ kho tính toán và
chuẩn bị nhân sự, thiết bị vận chuyển, pallet cần thiết để thực hiện việc
chuyển kho. Như vậy, có thể thấy công tác bảo quản NVL của NutiFood
được tổ chức, thực hiện và kiểm tra rất chuyên nghiệp. Công tác này đòi hỏi
việc đào tạo nhân lực, đầu tư hệ thống tốn chi phí lớn, tuy nhiên cách thực
hiện này giúp giảm thiểu rủi ro tối đa trong sản xuất, góp phần nâng cao chất
lượng và sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.8. Công tác tồn kho
- Việc phân loại tồn kho NVL dựa vào cách phân loại NVL gồm có:
Tồn kho NVL trực tiếp sx, NVL bao bì, NVL kỹ thuật
- Tổ chức cấp phát NVL cho các tổ sản xuất
 Quy trình sản xuất nguyên vật liệu cho sản xuất

14
- Nhà máy sử dụng phương pháp cấp phát NVL tại kho. Nhìn chung,
tình hình cấp phát NVL hiện nay của nhà máy được tổ chức thuận lợi
cho quá trình sản xuất. NVL được cung ứng đúng số lượng và chất
lượng theo yêu cầu của bộ phận sản xuất.

15
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠCH
ĐỊNH NHU CẦU NVL CỦA NUTIFOOD
3.1. Khó khăn
- Công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu vẫn chưa tốt dẫn đến nhu
cầu sản xuất thực và nhu cầu mua chênh lệch cao.
- Việc tìm kiếm và thu thập thông tin nhà cung cấp hiện nay còn mất
nhiều thời gian và chưa có một quy định, hướng dẫn thống nhất.
- Việc lựa chọn và sử dụng nhà cung cấp hiện tại đặc biệt là nguồn cung
cấp sữa tươi đang gặp khó khăn.
- Công tác quản lý tồn kho chưa phù hợp, chưa có phương pháp xác
định lượng đặt hàng tốt cho nhà máy mà chỉ làm theo cách cũ là dựa
vào kế hoạch.
3.2. Giải pháp
- Cải tiến quy trình lựa chọn nhà cung ứng
 Xây dựng quy trình và các biểu mẫu gồm các tiêu chí, thông tin cần
thiết cần ghi nhận để lưu hồ sơ. Thông tin phải đầy đủ, chính xác để
thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá, so sánh và lựa chọn NCC phù
hợp.
 Ưu tiên chọn nhà cung cấp với điều kiện đáp ứng được nhu cầu để sản
xuất với tổng chi phí thấp. Cơ sở lựa chọn là chất lượng đảm bảo, số
lượng đủ, giá bán thấp và cung ứng kịp thời.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ nhà cung ứng nhằm nâng cao chất
lượng nguyên vật liệu
 Để cải tiến khả năng kĩ thuật của các nhà cung ứng, công ty có thể hỗ
trợ những phương pháp, kỹ thuật vận hành hệ thống dây chuyền. Kết
hợp kiểm tra hệ thống sơ chế sữa nguyên liệu tại trang trại cùng với
các chuyến bảo trì định kỳ của chuyên gia kỹ thuật của nhà máy sản
xuất.
 Bên cạnh đó, các nhân viên chất lượng (QC) cũng đi thăm các cơ sở
của nhà cung ứng (nếu có thể) để kiểm tra các thao tác công việc và
điều kiện đảm bảo chất lượng. Nếu phát hiện những điều không phù

16
hợp về chất lượng nguyên vật liệu thì sẽ có hướng dẫn khắc phục kịp
thời nhằm tránh xảy ra những rủi ro không đáng có.
- Lựa chọn mô hình quản lý tồn kho phù hợp: Công ty nên áp dụng mô
hình tồn kho xác định lượng đặt hàng NVL đã hoạch định theo mô
hình EOQ. Cách thức tiến hành:
 Xác định lượng đặt hàng đối với từng nhà cung cấp
 Xác định quy mô lô hàng và dự trữ đối với NL đường
 Lượng nhu cầu đối với NCC
 Lập kế hoạch thu mua đối với từng nhà cung cấp

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://nutifood.com.vn/blog/lich-su-hinh-thanh-va-phatrien.html?
fbclid=IwAR3ueyHHhosl6LE-
TihctNJIwr2nZofyLA6URnXnMNKjYK202BBlBuyqp8
https://vnexpress.net/nutifood-chu-dong-xay-dung-nguon-nguyen-lieu-chat-
luong-cao-4157074.html
https://nutifood.com.vn/blog/sua-san-xuat-theo-tieu-chuan-fda.html
https://nutimilk.com.vn/quy-trinh-san-xuat-sua-tuoi-nutimilk/

18

You might also like