You are on page 1of 2

Chương 1: Truyền động Đai

1- Bài giảng lý thuyết:


a. Các vấn đề cần nắm vững:
+ Các thông số hình học: Đường kính bánh đai (d1, d2), góc ôm (), khoảng cách trục (a),
Chiều dài dây đai (L).
+ Các lực tác dụng: F0, F1, F2, Ft và ứng suất trên đai
+ Vận tốc (v), tỷ số truyền (u), Hệ số kéo (), Số lần chịu uốn của đai (i), Tính các lực và
điều kiện trượt trơn, ứng suất lớn nhất của dây đai,…
b. Link bài giảng:
https://www.youtube.com/watch?v=zPusQvNWGgE

2- Hướng dẫn giải bài tập:


https://www.youtube.com/watch?v=as18bZcWA2k&t=1s

(Các em nên nghe qua video một vài lần, sau đó cô động theo bài giảng PDF thì rất nhẹ nhàng)
3- Bài tập về nhà: Các em làm hết bài tập bên dưới trên tờ A4 (Viết tay), tự lưu lại và nộp bất
kỳ khi nào giảng viên yêu cầu nộp.

Bài 1.
Bộ truyền đai dẹt có hai bánh đai, chiều rộng đai b = 50mm, diện tích đai A= 300mm2, truyền
công suất P1 = 5,5KW, tốc độ n1 = 750v/ph. Đường kính bánh đai dẫn d1 = 200mm, tỉ số truyền u =
3,2. Mô đun đàn hồi dây đai E=200MPa, ứng suất căng ban đầu 0 = 2MPa, khoảng cách trục a =
1200mm.
a/ Tính các lực Ft, F0, F1, F2 ?
b/ Tính chiều dài đai và số lần uốn của đai trong một giây?
c/ Xác định ứng suất lớn nhất sinh ra trong dây đai? (bỏ qua ứng suất căng phụ)
d/ Xác định điều kiện hệ số ma sát f giữa đai và bánh đai để bộ truyền làm việc không xảy ra
trượt trơn?
Bài 2.
Cho hệ thống truyền động cơ khí với công suất trên trục động cơ P=5,5KW, tốc độ quay của động
cơ nđc = 1460 vg/ph và chiều quay như hình dưới. Bộ truyền đai dẹt có: đường kính bánh đai d1
=140mm và d2=280mm. Bộ truyền đai dẹt với các dữ liệu trên.Có khoảng cách trục a = 1150mm, hệ
số ma sát giữa dây đai và bánh đai là 𝑓1 = 0,3. Hãy:
a. Xác định lực căng ban đầu(F0) của bộ truyền để không xảy ra hiện tượng trượt trơn?
b. Bỏ qua lực căng phụ (Fv),xác định các lực căng trên nhánh dẫn và bị dẫn khi bộ truyền làm
việc (F1, F2)?
c. Với điều kiện bộ truyền không đổi, nếu hệ số ma sát giữa dây đai và bánh đai tăng lên 𝑓2 =
0,38 thì khả năng tải (lực vòng Ft) tăng lên bao nhiêu lần?
Bài 3.
Bộ truyền đai dẹt có đường kính bánh dẫn d1= 200mm, khoảng cách trục a= 1900mm. Công
suất truyền P1 = 5,8kW, tốc độ bánh dẫn n1 = 1200 vòng/phút. Hệ số ma sát giữa dây đai và bánh đai
là f= 0,3. Đai có bề rộng b= 50mm và chiều dày = 6mm. Ứng suất căng ban đầu 0=1,8MPa, bỏ qua
lực căng phụ do lực ly tâm.
a/ Tính lực vòng (Ft) truyền đi và lực căng trên các nhánh khi bộ truyền làm việc (F1, F2)?
b/ Để đảm bảo điều kiện bộ truyền không trượt trơn, hãy xác định góc ôm 1 nhỏ nhất từ đó suy
ra tỷ số truyền lớn nhất?
Bài 4.
Bộ truyền đai dẹt có đường kính các bánh đai d1= 180mm, d2= 540mm. Đai có bề rộng b= 50mm,
chiều dày = 6mm. Hệ số ma sát giữa đai và các bánh đai là f= 0,3; ứng suất căng ban đầu của đai
0= 2MPa.
a/ Để đảm bảo điều kiện góc ôm nhỏ nhất trên bánh dẫn 1= 1500 thì khoảng cách trục a bằng bao
nhiêu?
b/ Cho biết tốc độ trục dẫn n1= 950v/ph và góc ôm 1 ở câu (a) thì công suất P1 lớn nhất có thể
truyền được là bao nhiêu?
Bài 5.
Bộ truyền đai bánh đai dẫn có tốc độ quay n1 = 1450 v/ph, đường kính d1 = 200mm. Khoảng
cách trục a = 1800mm, tỉ số truyền u = 3, làm việc với hệ số kéo = 0,42.
a/ Tính góc ôm α1 (rad), chiều dài đai l, số lần uốn của đai trong 1 giây i =?
b/ Xác định hệ số ma sát tối thiểu fmin giữa đai và bánh đai để không xảy ra trượt trơn?
c/ Với hệ số ma sát f = fmin , giả sử dùng bánh căng đai để tăng góc ôm α1= 1950. Hỏi khả
năng tải bộ truyền đai tăng bao nhiêu lần?

You might also like