You are on page 1of 10

I.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của KTCT Mác - Lênin
- Thuật ngữ lần đầu xuất hiện tại châu Âu năm 1615 → đến TK XVIII,
hệ thống lý luận của Adam Smith biến KTCT trở thành một môn học
với hệ thống phạm trù, khái niệm chuyên ngành
- Phát triển: 2 giai đoạn
- Cổ đại đến TK XVIII: trước TK XV, trình độ sản xuất lạc hậu
nên các tư tưởng kinh tế thường được lồng ghép vào triết học,
luận lý → TK XV, chủ nghĩa trọng thương ra đời, chú trọng
nghiên cứu về lưu thông với sự vươn lên mạnh mẽ của tư bản
thương nghiệp → cuối TK XVII, chủ nghĩa trọng nông ra đời,
chú trọng nghiên cứu về sản xuất, cho rằng chỉ có nông
nghiệp mới là sản xuất
- TK XVIII đến nay: cuối TK XVIII, KTCT tư sản cổ điển Anh
hình thành (Adam Smith, David Ricardo) nghiên cứu các quan
hệ kinh tế → Mác kế thừa trực tiếp các lý luận của Ricardo,
phản biện và biên soạn thành bộ Tư bản luận → Lênin kế thừa
và xây dựng bổ sung hệ thống lý luận của Mác
- Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng: là các quan hệ xã hội của quá trình sản xuất và
trao đổi, được đặt trong mối liên hệ biện chứng với trình độ
của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng
với phương thức sản xuất
- Mục đích: cung cấp cơ sở khoa học góp phần thúc đẩy trình
độ văn minh và phát triển toàn diện của xã hội
- Phương pháp nghiên cứu: trừu tượng hoá khoa học, logic -
lịch sử, quy nạp - diễn dịch, phân tích tổng hợp…
- Chức năng:
- Nhận thức: cung cấp hệ thống tri thức mở về các quan hệ xã
hội của sản xuất và trao đổi
- Thực tiễn: giúp sinh viên và người lao động nhận diện, định vị
vai trò và trách nhiệm sáng tạo cao cả của mình → xây dựng
tư duy, tầm nhìn, kỹ năng thực hiện các hoạt động trên mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
- Tư tưởng: giúp sinh viên và người lao động xây dựng thái độ
quý trọng lao động, yêu chuộng tự do, hoà bình, hướng tới giải
phóng con người, xoá bỏ bất công giữa người với người
- Phương pháp luận: làm nền tảng phương pháp luận để nghiên
cứu các môn kinh tế chuyên ngành
II. Hàng hoá, thị trường. Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
- Sản xuất hàng hoá:
- Khái niệm: là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, các sản
phẩm được sản xuất ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
- Điều kiện ra đời: phân công về lao động xã hội và tách biệt về
kinh tế giữa các chủ thể sản xuất
- Hàng hoá:
- Khái niệm: là sản phẩm của lao động thoả mãn nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
- Thuộc tính: giá trị sử dụng (công dụng) và giá trị (hao phí lao
động xã hội)
- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá:
- Lao động cụ thể: tạo ra hàng hoá bằng những hình thức cụ thể
- Lao động trừu tượng: là hao phí sức lao động nói chung, cơ
sở để trao đổi giữa các loại hàng hoá với nhau
- Lượng giá trị của hàng hoá:
- Khái niệm: là lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng
hoá, được tính theo thời gian lao động xã hội cần thiết
- 2 nhân tố chủ yếu: năng suất và tính chất phức tạp của lao
động
- Tiền tệ:
- Sự hình thành: trải qua các hình thái giá trị. Giản đơn, ngẫu
nhiên → đầy đủ, mở rộng → vật ngang giá → tiền tệ
- Chức năng: thước đo giá trị (đo lường giá cả), lưu thông, cất
trữ, thanh toán, tiền tệ thế giới (thanh toán quốc tế)
- Một số loại hàng hoá đặc biệt:
- Dịch vụ: không thể cất trữ, sản xuất xong tiêu dùng ngay
- Quyền sử dụng đất: không do hao phí lao động mà tạo thành
- Thương hiệu, danh tiếng: không có giá trị hữu hình, là kết quả
của hao phí lao động tập thể mang tính tổ chức
- Chứng khoán, giấy tờ có giá trị cao…: không phải là hàng hoá,
dù có thể trao đổi như hàng hoá nhưng chỉ là yếu tố phái sinh
- Thị trường:
- Khái niệm: là tổng hoà các quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu
của các chủ thể được đáp ứng qua trao đổi, mua bán hàng
hoá với số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ xác định, tương
ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội
- Phân loại:
- Theo đối tượng trao đổi cụ thể (hàng hoá - dịch vụ)
- Theo phạm vi các quan hệ (nội địa - quốc tế)
- Theo các yếu tố được mua bán (tư liệu tiêu dùng - sản
xuất)
- Theo tính chất và cơ chế vận hành (tự do - có điều tiết,
cạnh tranh hoàn hảo - không hoàn hảo)
- Vai trò:
- Thực hiện giá trị hàng hoá
- Kích thích sự sáng tạo của toàn xã hội nhằm phân bố
hợp lý nguồn lực trong nền kinh tế
- Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể và kết nối nền
kinh tế nội địa với phần còn lại của thế giới
- Cơ chế thị trường: hệ thống các quan hệ tự điều chỉnh, tuân
theo các yêu cầu của quy luật kinh tế, được Adam Smith ví
như “bàn tay vô hình” điều khiển nền kinh tế
- Nền kinh tế thị trường:
- Khái niệm: là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị
trường
- Đặc trưng phổ biến:
- Đa dạng về chủ thể kinh tế và hình thức sở hữu,
nhưng đều bình đẳng trước pháp luật
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ
các nguồn lực xã hội
- Giá cả hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh
tranh vừa là môi trường vừa là động lực; nhà nước
đóng vai trò quản lý, khắc phục các khuyết tật và thúc
đẩy những ưu thế của nền kinh tế thị trường
- Nền kinh tế mở, thị trường nội địa không thể tách rời thị
trường quốc tế
- Ưu thế: (Nhà nước thúc đẩy thế nào?)
- Luôn tạo ra động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế
(đưa ra các chính sách kích thích đầu tư, khuyến khích
khởi nghiệp, trao giải thưởng cho những ý tưởng khởi
nghiệp sáng tạo)
- Luôn phát huy tốt nhất tiềm lực của mọi chủ thể kinh tế,
lợi thế về địa lý của vùng, miền, quốc gia (đưa ra các
chính sách, dự án thúc đẩy sự phát triển cục bộ của
từng vùng, miền)
- Thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của xã hội bằng việc
luôn tạo ra các phương thức thoả mãn tối đa nhu cầu
con người (tạo ra và khuyến khích phát triển các ngành
nghề mới theo nhu cầu của xã hội)
- Khuyết tật: (Nhà nước khắc phục thế nào?)
- Luôn tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng (điều tiết các rủi ro
này thông qua các doanh nghiệp Nhà nước, “cánh tay
nối dài” của Nhà nước trong việc kiểm soát, quản lý thị
trường; đưa ra các chính sách chống các tệ nạn phá
hoại nền kinh tế thị trường như buôn lậu, hàng giả,
hàng nhái…)
- Không thể tự khắc phục xu hướng cạn kiệt tài nguyên
bất khả tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên và xã hội
(đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường, cải thiện
phúc lợi xã hội, có chế tài hợp lý để xử phạt các chủ
thể kinh tế vi phạm)
- Không thể tự khắc phục phân hoá xã hội (đưa ra các
chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã
hội hướng tới phân khúc thị trường lao động cho người
nghèo, người yếu thế, người gặp hoàn cảnh rủi ro)
- Một số quy luật kinh tế chủ yếu:
- Quy luật giá trị: giá cả vận động xung quanh giá trị
hàng hoá
- Quy luật cung - cầu: cung - cầu ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả
- Quy luật lưu thông tiền tệ: lưu thông tiền tệ phải căn cứ
trên lưu thông hàng hoá, dịch vụ
- Quy luật cạnh tranh: các chủ thể kinh tế luôn luôn phải
cạnh tranh với nhau
- Một số chủ thể tham gia thị trường:
- Người sản xuất: thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và hướng tới các
đối tượng khách hàng có khả năng mua bán, chi trả → nhân tố
trong sản xuất
- Người tiêu dùng: là động lực ảnh hưởng lớn tới phát triển sản
xuất, có vai trò quan trọng trong định hướng sản xuất
- Các chủ thể trung gian: kết nối người sản xuất - người tiêu
dùng làm thúc đẩy lưu thông thuận tiện hơn, cần phải nắm bắt
tâm lý, xu hướng… của người tiêu dùng, các lợi thế của người
sản xuất
- Nhà nước: sử dụng các công cụ kinh tế để thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kinh tế. Các công cụ này luôn luôn
có 2 mặt (thúc đẩy và kìm hãm).
III. Giá trị thặng dư
- Nguồn gốc:
- Công thức T-H-T’, trong đó T’ > T. Đặt t = T’ - T (t > 0), ta có t
là giá trị thặng dư
- Tư bản mang lại giá trị thặng dư, tức là mang lại phần chênh
lệch giữa lao động tất yếu và lao động thực tế của người công
nhân. Lao động không công của người công nhân cho nhà tư
bản tạo ra giá trị thặng dư
- Hàng hoá sức lao động:
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:
- Người lao động tự do về thân thể
- Người lao động không có tư liệu sản xuất cần
thiết
- Thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
- Giá trị sử dụng: nhằm mục đích thoả mãn nhu
cầu người mua, không những được bảo tồn mà
còn tạo ra ngày một lớn hơn
- Giá trị = hao phí tái tạo sức lao động + hao phí
đào tạo lao động + hao phí nuôi con của người
lao động → được hình thành thông qua sự thoả
thuận chấp nhận (thuận mua vừa bán) giữa
người lao động và người nắm giữ tư liệu sản
xuất
- Tư bản bất biến và khả biến:
- Bất biến: không biến đổi trong quá trình sản xuất,
không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần
cho quá trình đó
- Khả biến: thông qua lao động trừu tượng của người
công nhân mà biến đổi theo hướng tăng hay giảm
trong quá trình sản xuất
- Công thức giá trị hàng hoá: G = c+v+m (G: giá trị hàng
hoá, c: giá trị đã được tiêu dùng của tư liệu sản xuất
chuyển hoá trong hàng hoá, v+m: bộ phận giá trị mới
của hàng hoá tạo ra từ hao phí lao động)
- Tiền công: giá cả của hàng hoá sức lao động
- Tuần hoàn của tư bản: T-H (+SLĐ, TLSX…) -H’-T’. Chu
chuyển của tư bản là tuần hoàn được lặp lại thường xuyên và
đổi mới theo thời gian.
- Bản chất: là quan hệ giai cấp, trong đó các nhà tư bản làm giàu dựa
trên việc thuê mướn sức lao động của giai cấp công nhân → bản chất
bóc lột của mối quan hệ sản xuất TBCN
- Phương pháp tạo ra giá trị thặng dư:
- Sản xuất tuyệt đối: kéo dài ngày công vượt quá thời gian lao
động tất yếu → bóc lột sức lao động công nhân
- Sản xuất tương đối: rút ngắn thời gian lao động tất yếu → cải
tiến kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư, công nghệ…
- Các hình thức biểu hiện:
- Lợi nhuận: kiếm được trực tiếp thông qua việc bán ngang giá
hàng hoá
- Lợi tức: kiếm được thông qua việc đầu tư lợi nhuận đang nhàn
rỗi vào một mục đích khác (tư bản cho vay)
- Địa tô: đặc thù cho tư bản kinh doanh nông nghiệp
- Mâu thuẫn giữa tạo ra giá trị thặng dư và
- Tích luỹ tư bản:
- Bản chất: là sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư
bản
- Nhân tố tác động:
- Trình độ khai thác sức lao động
- Năng suất lao động xã hội
- Trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sử dụng hiệu
quả tư bản bất biến
- Đại lượng tư bản ứng trước
- Hệ quả: (Dẫn đến những hệ quả kinh tế - xã hội nào?)
- Tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (tỉ lệ giữa tư bản bất
biến và khả biến) → trình độ khoa học - kỹ thuật phục
vụ cho sản xuất ngày càng nâng cao nhưng đồng thời
các hình thức bóc lột sức lao động cũng ngày càng trở
nên tinh vi và khắc nghiệt
- Tăng tích tụ và tập trung tư bản → độc quyền hoá sản
xuất và tư hữu, lũng đoạn thị trường, thao túng về mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội
- Tăng chênh lệch thu nhập giữa nhà tư bản và người
công nhân → phân hoá giàu - nghèo trong xã hội
IV. Cạnh tranh và độc quyền
- Độc quyền:
- Khái niệm: là sự liên minh giữa các chủ thể kinh tế lớn, thâu
tóm sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng
định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợi nhuận cao.
- Nguyên nhân hình thành:
- Lực lượng sản xuất phát triển
- Cạnh tranh → tập trung sản xuất
- Khủng hoảng và sự phát triển hệ thống tín dụng
- Độc quyền nhà nước: là kiểu độc quyền mà Nhà nước dựa
vào các tổ chức độc quyền để nắm giữ sức mạnh, vị thế vững
chắc và ổn định về chính trị - xã hội
- Tác động:
- Tích cực:
- Tạo tiềm lực to lớn để thúc đẩy tiến bộ khoa
học - kỹ thuật
- Nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh
tranh
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản
xuất lớn hiện đại
- Tiêu cực:
- Cạnh tranh không hoàn hảo, lũng đoạn thị
trường gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã
hội
- Kìm hãm tiến bộ kỹ thuật và phát triển xã hội
- Gia tăng phân hoá giàu - nghèo
- Đặc điểm kinh tế: (dẫn đến những hệ quả nào?)
- Quy mô tích tụ, tập trung tư bản cao → cạnh tranh gay
gắt dẫn đến thoả hiệp
- Sức mạnh độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống
tài phiệt chi phối → độc quyền ngân hàng có quyền lực
“vạn năng”, chi phối mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội
- Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến → một số quốc gia
trở nên giàu có, thừa tư bản; một số quốc gia thừa
hưởng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng
cao, nhưng cũng gia tăng sự phụ thuộc vào các nước
“lớn”; các nước đang phát triển (ví dụ VN) trở thành bãi
thải công nghiệp khi phải sử dụng nguồn nhân lực và
tài nguyên thiên nhiên vào việc áp dụng các công nghệ
lỗi thời, dây chuyền sản xuất lạc hậu → cần phải thu
hút FDI “sạch” (công nghệ tân tiến, trình độ quản lý
hiện đại, nhân lực chất lượng cao)
- Cạnh tranh, phân chia thị trường thế giới là tất yếu
giữa các tổ chức độc quyền
- Lũng đoạn chính trị, lôi kéo các chính phủ vào cuộc
chiến bảo vệ lợi ích độc quyền → sự ra đời của chủ
nghĩa thực dân và xâm lược thuộc địa
- Vai trò lịch sử của CNTB:
- Tích cực:
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh
chóng
- Hiện đại hoá sản xuất, biến sản xuất nhỏ thành
sản xuất lớn
- Xã hội hoá sản xuất
- Hạn chế:
- Chủ yếu vì lợi ích của thiểu số tư sản
- Góp phần gây ra chiến tranh, xung đột ở nhiều
nơi trên thế giới
- Phân hoá giàu - nghèo trong lòng các nước
TBCN diễn ra ngày càng sâu sắc
- Vai trò của FDI đối với VN:
- Thu hút sự quan tâm và nguồn vốn từ thị trường thế
giới vào thị trường nội địa
- Kích thích sản xuất, nâng cao trình độ khoa học - kỹ
thuật - công nghệ, cơ sở hạ tầng, vật tư, máy móc
- Giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân và cải thiện
trình độ lao động tại địa phương tiếp nhận đầu tư
- Mở ra thị trường xuất khẩu, giúp lưu thông hàng hoá
diễn ra trên quy mô rộng hơn và mạnh mẽ hơn
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó đẩy
mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước
V. Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các mối quan hệ lợi ích kinh tế tại VN
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN tại VN:
- Khái niệm: là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,
đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có sự
điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- Tất yếu khách quan trong tiến trình đi lên XHCN của VN:
- Phù hợp với bối cảnh toàn cầu
- Ưu việt trong thúc đẩy VN đi lên CNXH
- Phù hợp với nguyện vọng dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh của nhân dân ta
- Đặc trưng:
- Mục tiêu: xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH
(khác biệt cơ bản so với mục tiêu của kinh tế thị trường
TBCN)
- Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế với kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực
quan trọng
- Quan hệ quản lý nền kinh tế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý dưới cơ chế và vai trò là Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
- Quan hệ phân phối: đa dạng về hình thức phân phối,
chi phối bởi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
- Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội:
giải quyết công bằng xã hội không chỉ là công cụ cho
tăng trưởng kinh tế (như trong nền kinh tế thị trường
TBCN) mà là mục tiêu phải được hiện thực hoá song
song với tăng trưởng kinh tế
- Hoàn thiện thể chế:
- Tính cần thiết: do thể chế còn chưa đồng bộ, chưa đầy
đủ, kém hiệu quả, hiệu lực, thiếu các loại và các yếu tố
của thị trường
- Nội dung:
- Hoàn thiện về sở hữu, phát triển các thành
phần kinh tế, các loại hình chủ thể kinh tế
- Phát triển đồng bộ các yếu tố và các loại thị
trường
- Gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát
triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và hội
nhập quốc tế (là sinh viên DAV cần phải làm gì?
→ bản thân trang bị đầy đủ kiến thức, tham gia
các hoạt động kinh tế phù hợp với năng lực của
mình, tích cực quảng bá hình ảnh VN trong mắt
bạn bè quốc tế thông qua công tác ngoại giao
nhân dân, ngoại giao học thuật, thúc đẩy hợp
tác về mọi mặt của đời sống kinh tế trong môi
trường quốc tế đa văn hoá, thực hiện tốt trách
nhiệm cá nhân và tổ chức với cộng đồng, xã
hội)
- Đẩy mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều
tiết thị trường của Đảng và hệ thống chính trị
- Các quan hệ lợi ích kinh tế ở VN:
- Lợi ích kinh tế:
- Khái niệm: là sự thoả mãn nhu cầu của con
người, được nhận thức và đặt trong mối quan
hệ xã hội ứng với trình độ phát triển của nền
sản xuất xã hội đó
- Bản chất: phản ánh mục đích, động cơ của các
quan hệ giữa các chủ thể
- Biểu hiện: lợi nhuận, thu nhập…
- Vai trò:
- Là động lực trực tiếp của toàn bộ hoạt
động kinh tế - xã hội
- Là cơ sở thúc đẩy các lợi ích khác
- Một số quan hệ lợi ích kinh tế:
- Người lao động - người sử dụng lao động
- Giữa những người sử dụng lao động
- Giữa những người lao động
- Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội…
- Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hoà các quan
hệ lợi ích:
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận
lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ
thể kinh tế
- Điều hoà lợi ích giữa cá nhân - tổ chức - xã hội
- Kiểm soát, ngăn ngừa những tác động xã hội
có tính tiêu cực
- Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích
VI. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế:
- Khái niệm: là sự gắn kết nền kinh tế nội địa của một quốc gia
với kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ các lợi ích, đồng thời
tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
- Tính tất yếu khách quan:
- Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá dựa
trên phân công lao động quốc tế → xu thế hội nhập
toàn cầu, mỗi quốc gia tham gia vào kinh tế khu vực và
thế giới, tạo ra tiếng nói của bản thân trong việc giải
quyết những vấn đề khu vực và toàn cầu
- Là phương thức dễ dàng và phổ biến nhất, đặc biệt
cho các nước đang phát triển như VN
- Tác động:
- Tích cực:
- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nội địa, tiếp thu vốn và các thành
tựu khoa học - công nghệ tiên tiến
- Tạo cơ hội phát triển nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập, giao lưu văn
hoá, chính trị, củng cố an ninh - quốc phòng
- Tiêu cực:
- Làm gay gắt thêm các mối quan hệ cạnh tranh
- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc
gia vào thị trường bên ngoài
- Gây ra sự thiếu công bằng trong phân bố lợi ích
và rủi ro giữa các quốc gia, các nhóm khác
nhau trong xã hội → làm tăng phân hoá giàu -
nghèo và bất bình đẳng xã hội
- Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên
bất lợi → dễ trở thành bãi thải công nghiệp và
công nghệ thấp, bị cạn kiệt tài nguyên, phá huỷ
môi trường ở mức độ cao
- Thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ
quyền quốc gia, phát sinh nhiều vấn đề phức
tạp với duy trì an ninh, ổn định trật tự, an toàn
xã hội
- Gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hoá,
truyền thống dân tộc Việt Nam trước sự xâm
thực của các yếu tố văn hoá ngoại lai
- Liên hệ bản thân: là sinh viên DAV, cần nâng cao nhận thức
về việc thực hiện thời cơ, xu thế, thay đổi trình độ tư duy, kỹ
năng, thái độ, trau dồi chuyên môn, phong thái ứng xử, các kỹ
năng mềm để thích nghi với môi trường quốc tế có tính đa
dạng văn hoá cao, “hội nhập mà không hoà tan”, giữ gìn
những nét truyền thống, bản sắc văn hoá Việt trong sinh hoạt,
ứng xử, tích cực quảng bá những hình ảnh đẹp về Việt Nam
với bạn bè quốc tế, chuẩn bị cho bản thân hành trang kiến
thức, kỹ năng để trở thành một phần của đội ngũ nhân lực
chất lượng cao góp phần quan trọng cho công cuộc phát triển
đất nước trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế sâu rộng.

You might also like