You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG
-------o0o-------

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ TUẦN 9

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỐI ƯU CHO ỐNG TRỤ BẰNG


COMPOSITE CHỊU ÁP SUẤT BÊN TRONG

Sinh viên thực hiện: Phạm Hưng Phát


Mã số sinh viên: 1813490
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Tiến Anh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 20


Mục lục
1.Bầu ươm thông minh (Airpot)....................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung.....................................................................................................3
1.2. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................4
1.2.1. Áp lực đất tĩnh tác dụng lên tường chắn.................................................................4
1.2.2. Lý thuyết ứng suất bên trong ống trụ.......................................................................5
1.3. Thiết kế tối ưu bầu ươm thông minh......................................................................7
1.3.1. Đánh giá các tiêu chí....................................................................................................7
1.3.2. Mô phỏng 3D bầu ươm thông minh.......................................................................15
2. Liên kết ý tưởng với công ty NTC..........................................................................16
2.1. Mô hình tháp khí canh của công ty NTC.............................................................16
2.1.1. Phương pháp khí canh...............................................................................................16
2.1.2. Mô hình tháp khí canh của công ty NTC..............................................................20
2.1.2. Đầu đề được giao - Thiết kế tối ưu Buồng trồng cây trên tháp khí canh......21
2.2. Liên kết đề tài luận văn với sản phẩm công ty NTC.............................................24

– 2–
1.Bầu ươm thông minh (Airpot)
1.1. Giới thiệu chung
Bầu ươm rễ cây (Airpot) là một khung bao đất quanh rễ nuôi dưỡng cây (tượng tự
như chậu) gồm hệ thống lỗ thông minh giúp đảm bảo rễ cây hấp thụ oxy và chất dinh
dưỡng đạt kết quả tối đa.

Bầu ươm rễ cây

Trong tự nhiên rễ cây có thể phát triển theo bất kỳ hướng nào chúng muốn, khi
ươm chúng ta bầu rễ bằng các cách thủ công như tấm mica quấn rễ hoặc tấm bạt…
Điều này làm hạn chế sự phát triển hình thành bộ rễ khỏe đều cho cây, chính vì điều
đó bầu ươm thông minh với các lỗ thoát khí trải đều là giải pháp hiệu quả cho vườn
ươm.
Rễ khỏe là cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cây, nhưng chậu tiêu chuẩn
thường bó kín làm biến dạng rễ và có thể ảnh hưởng hại đến sinh trưởng của cây.

Rễ phát triển khỏe mạnh nhờ bầu ươm thông minh

– 3–
Hệ thống bầu ươm khắc phục sự bó buộc đó và tích cực cải thiện sinh trưởng cây
bằng cách đảm bảo cây phát triển rễ tỏa đều như các mao mạch khỏe mạnh để hút
chất dinh dưỡng, khắc phục vấn đề xoắn gốc rễ của cách vườn ươm cây thông
thường.
Bầu ươm thông minh phù hợp để ươm dưỡng tất cả các loại: cây cảnh, cây ăn trai,
hoa màu, cây xanh công trình, cây bonsai, hoa kiểng…
– Định hình luống đất, gốc cây, giảm công đào xới đất, xử lý cỏ dại, côn trùng…
– Che gốc cây tránh động vật, côn trùng phá hoại ảnh hưởng bầu đất.
– Hoặc ứng dụng :Bầu ươm mai, hoa hồng , cây giống, cây loại to cảnh quan,..
Ngoài ra, sản phẩm bầu ươm của luận văn được làm từ composite cho nên sản
phẩm sẽ bền hơn so với các sản phẩm nhựa PVC trên thị trường.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Áp lực đất tĩnh tác dụng lên tường chắn
Khi có tường chắn đất, do trọng lượng của khối đất sau tường và tải trọng ở
trên bề mặt khối đất đó (nếu có), nên sinh ra một áp lực đất tác dụng lên lưng
tường, tùy theo hình thức chuyển vị của tường mà trạng thái ứng suất của khối đất
sau tường sẽ khác nhau, do đó trị số của áp lực đất lên tường cũng khác nhau.
Nếu tường tuyệt đối cứng và hoàn toàn không chuyển vị, đất sau tường ổn định,
thì khối đất sau tường ở trạng thái cân bằng tĩnh, áp lực đất tác dụng lên lưng

tường lúc này gọi là áp lực tĩnh và ký hiệu .

Áp lực đất tĩnh

Cường độ áp lực đất tĩnh (ứng suất tĩnh ) được tính theo công thức sau:

Trong đó:

: trọng lượng thể tích của đất sau tường;

– 4–
: độ sâu của điểm cần tính áp lực;

: hệ số áp lực đất tĩnh ( hệ số áp lực ngang) phụ thuộc vào từng loại đất Vậy
biểu đồ áp lực đất tĩnh tác dụng lên tường có dạng hình tam giác và tổng áp lực đất tĩnh bằng:

với điểm đặt cách chân tường 1/3H

1.2.2. Lý thuyết ứng suất bên trong ống trụ


Xét một trụ rỗng có áp suất p tác dụng trong lòng ống trụ. Các ứng suất sinh ra do áp suất biểu
diễn theo 3 trục cố định, bao gồm

Ứng suất biểu diễn trên thành ống trụ

Ứng suất vòng là ứng suất xung quanh chu vi của đường ống do áp suất gây
ra. Gía trị ứng suất vòng cực đại tại bán kính trong của trụ và cực tiểu tại bán kính
ngoài tùy thuộc vào hướng của áp suất.
Phương trình ứng suất vòng được viết như sau:

Trong đó

: ứng suất vòng;


: đường kính tại nới tính ứng suất vòng;

: đường kính ống ngoài;

: đường kính ống trong;

: áp suất bên ngoài ống

– 5–
: áp suất bên trong ống

Trường hợp đối với thành mỏng , ứng suất


vòng là không đổi từ bán kính trong đến bán kính
ngoài.

Trong đó t là chiều dày thành tối thiểu của đường ống

Ứng suất hướng tâm ngược chiều với áp suất tác dụng lên thành trụ và chỉ
xuất hiện đối thành dày. Gía trị ứng suất hướng tâm nhỏ hơn nhiều so với ứng suất
vòng và ứng suất dọc trục nên thường bị bỏ qua.
Phương trình ứng suất hướng tâm đối với trụ có thành dày được viết như sau:

Trong đó

: ứng suất vòng.

Trường hợp đối với thành mỏng, ta bỏ qua ứng suất hướng tâm

Ứng suất dọc trục là ứng suất pháp tuyến song song với trục đối xứng hình
trụ tuy nhiên ứng suất này chỉ sinh ra khi trụ có 2 đầu, với bài toán bầu ươm ta đang
xét thì ta bỏ qua ứng suất này.
Biến dạng trụ do ứng suất gây ra làm tăng chu vi và chiều dài của hình trụ, do
không xét ứng suất dọc trục nên chỉ có ứng suất chỉ ảnh hưởng đến chu vi.
Công thức tính biến dạng đường kính được viết như sau:

Trong đó:

: Biến dạng vòng

: Biến dạng đường kính

: Modul đàn hồi vật liệu

– 6–
Độ dài biến dạng:

1.3. Thiết kế tối ưu bầu ươm thông minh


1.3.1. Đánh giá các tiêu chí
1.3.1.1. Lỗ khoét
Để đánh giá tối ưu cho thiết kế với việc thêm các lỗ khoét xung quanh trụ, ta
phân tích, tính toán và so sánh theo các tiêu chí
1.3.1.1.1. Cách đặt lỗ khoét: Bao gồm đặt song song và đặt so le
Đặt vấn đề: Với một bầu ươm hình trụ cao 0.3m, bán kính 0.25m. Khoét trên
thân trụ các lỗ khoét đường kính 6mm. Dựng hình ảnh 3D trên Solidwork và xử lí
số liệu bằng phần mềm Ansys theo 2 cách đặt lỗ:
 Đặt song song
 Đặt so le
Giải quyết vấn đề:
Đầu tiên, ta dựng hình ảnh 3D tương ứng với 2 cách đặt lỗ

a) Đặt song song b) Đặt so le

Tiếp theo, ta mở 2 ảnh 3D trong phần mềm Ansys và khảo sát biến dạng, ứng
suất. Tương ứng với từng trường hợp ta được các kết quả.
a. Đặt song song

– 7–
Độ biến dạng tổng thể

Biến dạng lớn nhất

Ứng suất lớn nhất


b. Đặt so le

Độ biến dạng tổng thể

Biến dạng lớn nhất

– 8–
Ứng suất lớn nhất
Nhận xét: Qua kết quả tính toán từ phần mềm Ansys, ta thấy việc đặt các lỗ
khoét so le giúp giảm ứng suất và biến dạng sinh khi chịu áp lực tĩnh của đất so với
khi đặt lỗ khoét song song cách đều nhau.
1.3.1.1.2. Kích thước lỗ khoét
Đặt vấn đề: Với một bầu ươm hình trụ cao 0.3m, bán kính 0.25m. Khoét trên
thân trụ các lỗ khoét đường kính 6mm. Dựng hình ảnh 3D trên Solidwork và xử lí
số liệu bằng phần mềm Ansys với đường kính các lỗ (tính từ tâm) tương ứng
+ 3mm
+ 6mm (phần 1)
+ 12mm
Giải quyết vấn đề:
Ta có hình ảnh 3D từ Solidworks

a) 12mm b) 3mm
Qua tính toán bằng phần mềm Ansys, ta được kết quả
a. 3mm

– 9–
Độ lớn biến dạng tổng thể

Biến dạng lớn nhất

Ứng suất lớn nhất


b. 12mm

Độ lớn biến dạng tổng thể

Biến dạng lớn nhất

– 10–
Ứng suất lớn nhất
Nhận xét:
Ta thấy rằng độ lớn lỗ khoét ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất cũng như đặc
điểm của bầu ươm
Nếu lỗ khoét quá nhỏ: mặc dù các giá trị ứng suất cũng như biến dạng của lỗ
khoét 3mm nhỏ hơn so với lỗ khoét 6mm tuy nhiên chênh lệch là không đáng kể.
Ngoài ra, việc lỗ quá nhỏ dẫn đến đất không thể thông thoáng, ứ nước, rễ kém phát
triển.
Nếu lỗ khoét quá to: Với lỗ khoét 12mm, ứng suất và biến dạng có giá trị khá
lớn so với lỗ khoét 6mm và 3mm. Ngoài ra lỗ khoét to khiến nước thoát hơi nhanh,
đất bị đổ ra từ lỗ khoét, rễ chưa hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, đồng thời độ bền của
vật liệu cũng giảm đi đáng kể.
Theo số liệu từ sản phẩm Airpot trên thị trường hiện nay, độ lớn lỗ khoét trên
thân bầu ươm dao động trong khoảng 5-7mm tùy vào quá trình sản xuất và nhu cầu
tương ứng với loại đất trồng.
1.3.1.1.3. Khoảng cách các lỗ khoét (số lượng lỗ khoét)
Đặt vấn đề: Với một bầu ươm hình trụ cao 0.3m, bán kính 0.25m. Khoét trên
thân trụ các lỗ khoét đường kính 6mm. Dựng hình ảnh 3D trên Solidwork và xử lí
số liệu bằng phần mềm Ansys với khoảng cách giữa các lỗ (tính từ tâm) tương ứng
+ 2 cm
+ 4 cm (phần 1)
+ 8 cm
Giải quyết vấn đề:
Tương tự như mục 1, ta vẽ hình 3D và tính toán bằng phần mềm Ansys, ta thu
được kết quả như sau:

– 11–
a) 8cm b) 2cm
Ta thu được kết quả tính toán từ phần mềm ansys:
a. 2cm

Độ biến dạng tổng thể

Biến dạng tối đa

Ứng suất tối đa


b. 8cm

– 12–
Độ biến dạng tổng thể

Biến dạng tối đa

Ứng suất tối đa

Nhận xét:
Với khoảng cách giữa 2 lỗ khoét là 2 cm, ứng suất tăng dẫn đến vật liệu kém bền
hơn so với khoảng cách giữa 2 lỗ khoét là 4cm.
Với khoảng cách giữa 2 lỗ khoét là 8cm, mặt dù ứng suất giảm giúp cho độ bền
vật liệu tối ưu tuy nhiên việc quá ít lỗ khoét dẫn đến bầu ươm không thoáng khí, rễ
không phát triển mạnh.
1.3.1.2. Độ uốn bầu ươm
Bề mặt của bầu ươm được thiết kế lồi lõm đa chiều, có các lỗ thoát nước trên
khắp bề mặt giúp việc thoát nước và trao đổi khí oxy tốt, hỗ trợ cho bộ rễ phát triển
cực kỳ khỏe, dễ dàng tháo lắp khi quấn quanh bầu đất, bảo vệ bầu đất và chất dinh
dưỡng giúp cây trồng tăng trưởng tốt.

– 13–
Bề mặt bầu ươm lồi lõm đa chiều

Bề mặt bầu ươm có kết cấu giống như một hộp trứng, với các lỗ nhỏ ở đầu của
mỗi hình nón. Khi các đầu rễ phát triển ra bên ngoài chạm đến ranh giới của bầu
ươm, các nón sẽ hướng chúng về phía các lỗ, nơi cuối cùng chúng bị mất nước khi
tiếp xúc với không khí.
Việc xây dựng phương trình cho bề mặt bầu ươm lồi lõm đa chiều có thể xác
định bằng các công cụ phần mềm hoặc phương pháp giải tích.
Bề mặt bầu ươm khi xét trên mặt phẳng có dạng phương trình cơ bản là

Phương trình

Do bầu ươm là hình trụ với bề mặt cong nên rất khó để xác định trực tiếp
phương trình mặt cong như thông thường. Vì thế, ta phải xác định phương trình mặt
cắt Oxy từ đó thực hiện phép xoay theo độ cao z.
Dựa vào tài liệu phương trình bông hoa trong toán học, ta viết được phương trình
tham số mặt Oxy của bầu ươm tại z=0

Trong đó:

– 14–
R: Bán kính bầu ươm
a: Độ dài độ uốn
b: Số lần uốn
: Pha ban đầu

Khảo sát bằng Excel với t từ 0 đến 360 với bước nhảy 0.01 (36000 giá trị), bán
kính 250mm, độ uốn dài 25mm, pha ban đầu 2.25 độ, áp dụng công thức ta được đồ
thị:

Hình dạng mặt cắt bầu ươm


400

300

200

100

0
x

-400 -300 -200 -100 0 100 200 300 400

-100

-200

-300

-400

Mặt cắt bầu ươm thông minh tại các điểm uốn lớn nhất

1.3.2. Mô phỏng 3D bầu ươm thông minh


Sau khi biết được phương trình mặt cắt của bầu ươm thông minh tại các điểm
uốn lớn nhất, ta đưa phương trình vào phần mềm Solidwork, ta được kết quả cuối
cùng:

– 15–
Mô hình 3D bầu ươm thông minh

Hình ảnh 3D vẫn còn một số lỗi kỹ thuật do:


 Pha ban đầu không hợp lý khiến cho điểm uốn lớn nhất nằn tại mặt Oxy.
 Khi khảo sát quay cắt lỗ khoét, do file nặng dẫn đến máy sập nguồn nên chỉ
lưu được hình ảnh cuối cùng của bầu ươm.
2. Liên kết ý tưởng với công ty NTC
2.1. Mô hình tháp khí canh của công ty NTC
2.1.1. Phương pháp khí canh
2.1.1.1. Khái niệm
Khí canh ( Aeroponics ) là kỹ thuật trồng cây được nhiều người áp dụng hiện
nay. Hiểu một cách đơn giản thì đây là kỹ thuật trồng cây trong môi trường không
khí và chất dinh dưỡng để nuôi cây ở dạng sương mù.
Phương pháp khí canh cung cấp cho rễ cây môi trường thoải mái để phát triển,
mặt tiếp xúc với không khí lớn, nên hấp thụ oxy nhiều hơn. So với các phương
pháp canh tác khác, khí canh giúp tiết kiệm 95% phân bón, giảm tiêu thụ nước
98%, không cần thuốc bảo vệ thực vật, chiếm ít không gian canh tác, có thể tăng
mùa vụ quanh năm cho năng suất cây trồng tăng lên 45% – 75%.
Phương pháp khí canh được xem như một hệ thống con trong phương pháp thủy
canh. So với các hệ thống khác của thủy canh (Bấc, Nuôi nước sâu, Kỹ thuật màng
dinh dưỡng, Ngập và rút hoặc Tưới nhỏ giọt) hệ thống khí canh là một hệ thống đòi

– 16–
hỏi nhiều kỹ thuật nhất. Do đó, trước khi đầu tư vào một hệ thống khí canh bạn cần
biết các bộ phần cần thiết và biết kỹ thuật thiết lập để nó hoạt động tốt nhất.
2.1.1.2. Phương thức hoạt động
Trong hệ thống khí canh, rễ cây lơ lửng trong không khí, giúp chúng tiếp xúc tối
đa với oxy. Lưu ý rằng trong khi thực vật sử dụng khí cacbonic từ không khí như
một phần của quá trình quang hợp, thì rễ cây cần oxy để hỗ trợ việc hấp thụ các
chất dinh dưỡng.
Cây trồng được giữ cố định bằng một khung ở phía trên cùng của khung che
bằng cách sử dụng giỏ lưới nhỏ hoặc phích cắm bằng xốp để cố định thân cây chắc
chắn, cho phép rễ phát triển mà không bị kẹt vào buồng không khí trong khi phần
ngọn mọc hướng lên trên.
Buồng rễ là một thùng kín để tránh ánh sáng cũng như sâu bệnh đồng thời buồng
này giúp giữ độ ẩm cho cây, đồng thời cũng cho một số không khí tự nhiên lọt vào
để rễ đảm bảo có nhiều oxy.
Nguyên tắc cơ bản của hệ thống khí canh là phun một màn sương giàu dinh
dưỡng trực tiếp lên rễ hay củ. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài
phút, như vậy để rễ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không bị khô. Phương
pháp này làm tăng quá trình trao đổi chất của cây gấp mười lần so với trồng cây
trong đất.
2.1.1.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp khí canh

Ưu điểm Nhược điểm


 Tiết kiệm không gian trồng trọt  Yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao,
 Cây trồng phát triển nhanh, năng suất gây khó khăn cho người mới bắt đầu
cao  Chi phí đầu tư ban đầu cao
 Tiết kiệm tối đa tài nguyên nước và  Hệ thống cần được giám sát và bảo trì
dung dịch dinh dưỡng thường xuyên
 Hạn chế tối đa nguy cơ sâu bệnh  Phụ thuộc nhiều vào nguồn điện
 Không gây ô nhiễm môi trường  Khó điều chỉnh hàm lượng của dung
 Kiểm soát hoàn toàn các điều kiện phát dịch dinh dưỡng
triển của cây trồng
 Tính linh hoạt cao trong thiết kế hệ
thống
 Dễ vận hành và bảo trì hệ thống
 Có thể trồng quanh năm

Nhận xét:
Trong bối cảnh diện tích đất trồng trọt hạn chế, xu hướng canh tác hiện đại là
cần thiết và quan trọng để sản xuất nhiều thực phẩm hơn trên diện tích nhỏ hơn.

– 17–
Phương pháp khí canh nói riêng và thuỷ canh nói chung đã đang và sẽ trở thành
xu hướng trồng trọt của chúng ta.
Với khí canh với những ưu điểm như có thể trồng nhiều hơn với diện tích nhỏ
hơn, kiểm soát tối ưu điều kiện canh tác ít chịu tác động từ các yếu tố ngoại cảnh
bên ngoài…đã trở thành phương pháp trồng trọt ưu việc mà những ai quan tâm đến
xu thế canh tác hiện đại phải xem xét.
2.1.1.4. Các loại hệ thống khí canh khác nhau
2.1.1.4.1. Hệ thống khí canh áp suất thấp
Hệ thống khí canh áp suất thấp (hệ thống ngâm nước) là dạng phổ biến, ít yêu
cầu kỹ thuật và giá thành rẻ cho những đối tượng muốn tự xây dựng hệ thống khí
canh tại nhà.

Hệ thống tháp khí canh áp suất thấp

Các hệ thống này có thể đơn giản như một bể chứa dung dịch dinh dưỡng, một
máy bơm nước công suất lớn có thể chạy 24/7, đường ống và một số đầu phun –
tất cả các thành phần này đều có thể được thiết lập trong buồng trồng kín. Các đầu
vòi phun được đặt ở phía trên để phun dung dịch thủy cnah vào rể từ trên cao
xuống, điều này giúp dung dịch chảy xuống toàn bộ khối rễ.
2.1.1.4.2. Hệ thống khí canh áp suất cao
Hệ thống khí canh áp suất cao được xem là hệ thống khí canh thuần túy nhất do
hệ thống áp suất cao là hệ thống duy nhất thực sự tạo ra những giọt nước dạng
sương mù có kích thước tối ưu để khuyến khích sự hấp thụ chất dinh dưỡng và sự
phát triển của cây trồng. Hệ thống này yêu cầu các thành phần cụ thể để kiểm soát
chính xác chu kỳ thời gian phun và kích thước giọt nước (Máy bơm nước cao áp,
bình tính áp suất, Van giảm áp, bộ hẹn giờ rơ le, đầu phun sương,..).

– 18–
Hệ thống khí canh áp suất cao

2.1.1.4.3. Hệ thống khí canh siêu âm


Hệ thống khí canh siêu âm (Fogponics) là một bước tiến bộ gần đây trong khí
canh. Thay vì rễ cây của bạn lơ lửng trong không khí và được phun sương bằng
máy bơm kết hợp với đầu phun sương, hệ thống Fogger không sử dụng máy bơm
mà sử dụng công nghệ siêu âm.
Trong hệ thống này, có một đĩa chìm trong nước và rung ở tần số cực cao, biến
nước thành dạng khí, kích thước micrô nước xuống chỉ còn một micrômet và
thường nhỏ hơn.

Hệ thống khí canh siêu âm

Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn vấn đề với máy tạo bọt siêu âm bao gồm
sương mù rơi xuống đáy bình chứa và các tấm có xu hướng bị bám cặn khoáng
chất. Vì thế hiện nay, những người làm khí canh đã và đang thử nghiệm với
fogger kết hợp với các hệ thống khác, với mức độ thành công khác nhau.
2.1.2. Mô hình tháp khí canh của công ty NTC
Mô hình tháp khí canh của công ty NTC là mô hình thiết kế dạng trụ đứng để
tối đa hóa lượng cây trồng có thể sử dụng trên bề mặt với 32 cây lớn hoặc 152 cây
trung bình hoặc 520 cây nhỏ.

– 19–
Mô hình tháp khí canh công ty NTC

Tháp sử dụng một hệ thống tháp khí canh áp suất cao tạo ra những giọt nước
dạng sương mù có kích thước tối ưu để khuyến khích sự hấp thụ chất dinh dưỡng

và sự phát triển của cây trồng. Đồng thời tháp quay với tốc độ đảm
đảo tất cả cây tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng. Việc quay đều tháp khiến cho cây
liên tục tìm kiếm ánh sáng và hoocmon thực vật auxin - chất chịu trách nhiệm
cho việc kéo dài tế bào- sẽ hạn chế việc vươn dài cây, giúp hạn chế phát triển
thân và chiều cao giúp cây không bị gãy ngọn khi quá dài.
Qúa trình vận hành của một tháp khí canh bao gồm:
Đầu tiên, từ bể đã được thêm dung dịch, nước và làm mát ở nhiệt độ phù hợp,
dung dịch được đưa qua đầu lọc đi vào máy bơm cao áp và được bơm đến các
đầu phun sương với kích thước phù hợp. Dung dịch thấm qua bộ rể và chảy
ngược trở về thông qua bộ lọc hạt vào bể dung dịch ban đầu. Qúa trình phun
sương được cài đặt tuần hoàn theo thời gian bằng một bộ hẹn giờ rơ le có độ
chính xác cao.

Qúa trình hoạt động của tháp khí canh

– 20–
Qúa trình hoạt động của chuỗi tháp khí canh

2.1.2. Đầu đề được giao - Thiết kế tối ưu Buồng trồng cây trên tháp khí canh
2.1.2.1. Buồng trồng cây trên tháp khí canh
Tại buồng trồng cây của tháp khí canh bao gồm cốc lưới đặt cây trồng và giá
đỡ để đặt cốc lưới.

Phần buồng trồng cây bao gồm cốc lưới và giá đỡ cốc lưới trên tháp khí canh

Cốc lưới cố định cây trồng (rọ khí canh):Phần nắp của buồng rễ có lỗ khoét để
chèn các cốc lưới được sử dụng để cố định cây trồng. Những chiếc cốc lưới này
được lắp qua nắp và được bịt kín bằng loại giá thể (thường dùng bông khoáng)
vừa giúp nâng đỡ thân cây vừa đóng vai trò như một tấm chắn nước để giữ hơi
nước chứa trong buồng rễ không thoát ra ngoài..
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cốc lưới với hình dáng mẫu mã và
kích thước lỗ trên giỏ khác nhau phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.

– 21–
Một số mẫu rọ khí canh trên thị trường

Gía đỡ cốc lưới (hốc trồng rau) được sử dụng với hệ thống tháp đứng khí canh
trong đó phần giá đỡ được đặt nghiêng một góc phù hợp và có kích thước và hình
dạng phù hợp để đặt cốc lưới bên trong. Việc xây dựng hệ thống giá đỡ xung
quanh tháp khí canh có thể khác nhau, từ hệ giá đỡ xếp chồng phức tạp cho đến
thiết kế đơn giản bằng cách cắt thủ công các ống PVC. Tuy nhiên, với các thiết kế
đơn giản như sử dụng ống PVC, tại các giá đỡ bị tích tụ nước và về lâu dài có thể
dẫn đến sự phát triển của tảo trong lưới đựng cốc. Ngoài ra, việc khoét lỗ trên ống
PVC cũng làm suy yếu cấu trúc của tháp khí canh.

Một số kiểu giá đỡ trên thị trường

2.1.2.2. Một số vấn đề liên quan thiết kế lỗ trồng cây

– 22–
Để đánh giá tối ưu thiết kế của buồng trồng cây, ta cần nghiên cứu, đánh giá
một số vấn đề liên quan đến cốc lưới và giá đỡ cốc lưới.
Cốc lưới:
 Hình dạng cốc: tùy thuộc vào loại cây trồng chủ yếu của đối tượng
khách hàng.
 Độ lớn lỗ khoét trên cốc: liên quan đến khả năng phát triển bộ rễ của các
loại cây, giảm vật liệu sử dụng, khả năng trữ nước, đọng sương trong cốc,..
 Chât liệu cốc đảm bảo thân thiện môi trường, an toàn cho cây trồng, chi
phí sản xuất hợp lí
 Độ dày của cốc: đánh giá độ dày phù hợp để tối đa hóa chi phí sản xuất
cũng như độ bền của cốc lưới
 Lực tác dụng của cây lên cốc: khảo sát khả năng chịu lực của cốc để
thay đổi hình dạng, lỗ khoét, độ dày, vật liệu cho phù hợp,..
Giá đỡ cốc lưới:
 Góc nghiêng phù hợp: giúp cây không bị nghiêng và gãy ngọn cũng như
tích tụ nước, đồng thời đảm bảo việc đặt cốc lưới vào giá đỡ dễ dàng.
 Hình dạng cốc lưới: tương thích với cốc lười và đảm bảo hạn chế lượng
hơi nước thoát ra ngoài cũng như sự phát triển bình thường của cây.
 Bề mặt bên trong: nghiên cứu mối liên quan giữa việc hình dạng bề mặt
trong của tháp và mặt trong tại buồng trồng cây sao cho bộ rễ hấp thụ tối đa
chất dinh dưỡng và độ ẩm cần thiết.

Thiết kế phù hợp giúp đưa chất dinh dưỡng và nước tại điểm khác tích tụ về buồng trồng cây

2.2. Liên kết đề tài luận văn với sản phẩm công ty NTC
Sau khi nhận đầu đề từ công ty NTC, nhận thấy đề tài luận văn hiện tại chưa có sự
liên kết chặt chẽ với đầu đề mà công ty NTC đưa ra, cụ thể:
Đề tài luận văn hiện tại là Tính toán thiết kế tối ưu cho ống trụ bằng composite
chịu áp suất bên trong. Đề tài hướng đến việc thiết kế bầu ươm thông minh với các

– 23–
lỗ khoét giảm trọng lượng và giúp thoáng khí trong đất, đồng thời có ưu điểm hơn so
với các sản phẩm trên thị trường là độ bền theo thời gian.
Đầu đề công ty NTC đưa ra là Thiết kế buồng trồng cây cho hệ thống tháp khí
canh áp suất cao. Khác với việc đề tài luật văn khảo sát với chậu trồng bằng đất
truyền thống thì đầu đề đưa ra là khảo sát với mô hình khí canh (không sử dụng đất),
ngoài ra lỗ khoét ở đầu đề mục đích để trồng cây trong khi đề tài luận văn là để giảm
khối lượng và thoáng khí. Cho nên sẽ rất khó đánh giá khả năng ứng dụng khi hai
cộng việc tương đối khác nhau.
Vì vậy để đảm bảo sự liên kết giữa đề tài luận văn với sản phẩm công ty NTC,
một mô hình sản phẩm khác trung gian làm cầu nối giữa luận văn và đầu đề là điều
cần thiết. Mô hình sản phẩm trung gian ở đây sẽ là một tháp với các lỗ khoét để
trồng cây tương tự như mô hình tháp khí canh, tuy nhiên sử dụng đất trồng truyền
thống như đề tài luận văn đưa ra. Với mô hình này sẽ giúp cho đề tài luận văn được
linh hoạt cũng như thực tế đối với Việt Nam bởi các lý do:
Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, có truyền thống nông nghiệp lâu đời
cho nên phần lớn người dân, đặc biệt ở độ tuổi trung niên trở lên đã quen và có kinh
nghiệm trong việc trồng cây bằng đất truyền thống.
Mô hình tháp khí canh là mô hình tiên tiến được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy
nhiên tại Việt Nam, mô hình này còn khá mới và chỉ được một số nông dân tiên tiến
hay các kỹ sư nông nghiệp áp dụng. Nguyên nhân là do chi phí ban đầu cao, người
dân không có kinh nghiệp với mô hình khí canh khi mà mô hình này yêu cầu tay
nghề, kĩ thuật cũng như dụng cụ nhất định,..
Cho nên mô hình tháp trồng cây bằng đất truyền thống ban đầu sẽ giúp cho khách
hàng làm quen với việc trồng cây bằng tháp để tiết kiệm không gian và giảm chi phí
đầu vào so với mô hình tháp khí canh. Từ đó việc chuyển hướng nhu cầu khác hàng
từ mô hình tháp trông cây bằng đất sang tháp khí canh sẽ dễ dàng hơn thông qua các
chiến dịch quảng bá, giới thiệu hoặc góp cũ đổi mới,… Ngoài ra, với mô hình này,
việc phân bố đối tượng khác hàng sẽ được trải đều từ bầu ươm thông minh cho đến
tháp khí canh. Chi tiết ở bảng sau:

Bầu ươm thông minh Tháp trồng cây


Tháp khí canh
Airpot bằng đất

– 24–
Hình ảnh
minh họa

-Cây ăn quả, các loại hoa -Các loại rau xanh


thân gỗ -Các loại rau xanh -Củ
Loại cây trồng
-Cây xanh vỉa hè,.. -Củ -Cây thân nhỏ, dây
-Cây cảnh, bonsai,... leo,..

-Người dân ở chung


-Người dân ở chung
-Nông dân trồng cây phục cư hoặc nhà có diện
cư hoặc nhà có diện
Đối tượng vụ ngày Tết. tích vườn nhỏ
tích vườn nhỏ.
khách hàng - Người trồng bonsai cần -Chi phí dắt, có yêu
-Chi phí rẻ, đơn
thay chậu. cầu kỹ thuật nhất
giản, dễ thực hiện.
định.

– 25–

You might also like