You are on page 1of 100

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG

Bùi Kiến Tín

BÀI GIẢNG
TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG
(Lưu hành nội bộ)

PHÚ YÊN, 2017


BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG

Bùi Kiến Tín

BÀI GIẢNG
TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG
“Tài liệu dùng cho hệ đại học”

PHÚ YÊN, 2017


MỤC LỤC

Chương 1. Tổng quan về MS Project 2010……………………..................……Trang 1


1.1. Microsoft project là gì? …………………….......................………………..…Trang 1
1.2. Khởi động chương trình MSP ……………………...................................……Trang 1
1.3. Màn hình làm việc cơ bản …………………….........................................……Trang 2
1.4. Các thanh công cụ trong MSP……………………....................................……Trang 2
1.5. Lưu file MSP…………………….......................……………………………...Trang 3
1.6. Thoát chương trình MSP…………………….......................……………….…Trang 4
Chương 2: Thiết lập các mặc định ban đầu…………………….................……Trang 5
2.1. Thiết lập thang đo thời gi……………………...........................................……Trang 5
2.2. Thiết lập lịch cho dự án …………………….......................……………….…Trang 6
2.3. Thiết lập thông tin dự án…………………….......................………………….Trang 7
2.4. Thiết lập các tham số cho dự án…………………….......................………..…Trang 9
Chương 3. Nhập và thiết lập mối quan hệ giữa các công việc…………..……Trang 14
3.1. Thao tác cở bản đối với công việc…………………….......................…….…Trang 14
3.2. Phân cấp công việc…………………….......................………………………Trang 16
3.3. Nhập thời gian thực hiện công việc …………………….......................……..Trang 19
3.4. Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc……………………................……Trang 20
3.5. Khai báo hạn cuối (Deadline) cho một công việc. …………………...……...Trang 24
3.6. Nhập ghi chú cho công việc…………………….......................……………..Trang 24
3.7. Gán lịch riêng cho công việc. …………………….......................…………...Trang 25
Chương 4. Tạo và phân bổ tài nguyên…………………….......................……Trang 27
4.1. Tạo danh sách tài nguyên…………………….......................…………..……Trang 27
4.2. Phân bổ tài nguyên cho công việc……………………............................……Trang 32
4.3. Thay đổi thời gian làm việc cho tài nguyên………….............................……Trang 37
4.4. Tạo ghi chú cho tài nguyên……………………......................................……Trang 38
4.5. Xem xét tài nguyên…………………….......................……………………...Trang 39
Chương 5. Kiểm tra và hiệu chỉnh tiến độ……………..............................……Trang 43
5.1. Kiểm tra tiến độ…………………….......................………………………….Trang 43
5.2. Hiêu chỉnh thời gian tiến độ…………………….......................……………..Trang 47
5.3. Hiêu chỉnh tài nguyên tiến độ…………………….......................…………...Trang 52
Chương 6: Khởi tạo báo cáo và in ấn…………………….........................……Trang 61
6.1. Khởi tạo báo cáo …………………….......................………………………...Trang 61
6.2. In ấn trong MSP…………………….......................…………………………Trang 64
6.3. Copy tiến độ sang các phần mềm khác…………………........................……Trang 65
Chương 7: Bài tập ứng dụng…………………..............……………………….Trang 69
Phụ lục:…………………..............…………………………………………...…Trang 83
Tài liệu tham khảo:…………………..............…………………………………Trang 96
LỜI NÓI ĐẦU

Để đảm bảo tính thống nhất, bao quát chương trình trong việc giảng dạy học
phần Tin học trong quản lý xây dựng (bậc đại học). Tôi và các cộng sự có giảng dạy
học phần này thực hiện đề tài “ Bài giảng tin học trong quản lý xây dựng..

Bài giảng được tổng hợp từ các tài liệu tham khảo chính, các quy chuẩn tiêu
chuẩn hiện hành và nội dung bài giảng, bám sát đề cương học phần.

Cơ cấu Bài giảng được bố cụ theo 7 chương với nhiệm vụ biên soạn theo từng
giảng viên phụ trách. Cụ thể như sau:

1. Tổng quan về MS Project 2010 – ThS. Bùi Kiến Tín

2. Thiết lập các mặc định ban đầu - ThS. Bùi Kiến Tín

3. Nhập và thiết lập mối quan hệ giữa các công việc - ThS. Lê Hữu Tính

4. Tạo và phân bổ tài nguyên - ThS. Phạm Duy Hiếu

5. Kiểm tra và hiệu chỉnh tiến độ - ThS. Bùi Kiến Tín

6. Khởi tạo báo cáo và in ấn - ThS. Đoàn Huỳnh Thuận

7. Bài tập ứng dụng - ThS. Đoàn Huỳnh Thuận

Ngoài ra, nhóm tác giả còn bổ sung một phần cũng không kém phần quan
trọng đó là phần phụ lục của bài giảng, trong này tập hợp những lỗi sai cơ bản và
cách khắc phục được tổng hợp từ nhóm tác giảng trong quá trình giảng dạy.

Nhóm tác giả mong nhận được mọi ý kiến góp ý và trao đổi từ tất cả quý Thầy
Cô và các bạn sinh viên. Mọi thắc mắc, xin liên hệ: Bùi Kiến Tín, Bộ môn Công
nghệ và Tổ chức Thi Công, Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền
Trung.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MS PROJECT 2010

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MS PROJECT 2010


1.1. Microsoft project là gì?
Microsoft Project (MSP) là một phần mềm quản lí dự án được phát triển và cung cấp
bởi tập đoàn Microsoft. Tính tới thời điểm này đã có các phiên bản 1990, 1992, 1993,
1995, 1998, 2000, 2002, 2003, 2007, 2010, 2013 và 2016.
Micrososft Project 2010 là một chương trình giúp bạn có thể lập kế hoạch và quản lý
một dự án. Từ thời hạn của một cuộc họp quan trọng cho đến ngân sách thích hợp dành
cho nguồn lực của dự án, Project 2010 giúp bạn trải nghiệm một cách dễ dàng cũng như
cung cấp những công cụ để mang lại hiệu quả làm việc tốt hơn. Bạn có thể sử dụng
Microsoft Project để:
+ Tạo ra các kế hoạch cho dự án ở các cấp độ chi tiết cho một dự án. Làm việc với các
thông tin và dữ liệu một cách chi tiết giúp bạn kiểm soát dự án. Kiểm soát các công việc
mà Microsoft Project có thể tự động thiết lập lịch hoặc bạn sẽ thiết lập bằng tay.
+ Quản lý các công việc, chi phí, nguồn lực theo từng cấp độ.
+ Xem các thông tin, dữ liệu của dự án bằng nhiều cách. Áp dụng các nhóm, đánh dấu,
sắp xếp và lọc các thông tin mà bạn muốn.
+ Theo dõi và quản lý kế hoạch trong quá trình thực hiện dự án.
+ Cộng tác và chia sẻ dữ liệu với những thành viên trong nhóm để tăng năng suất làm
việc.
1.2. Khởi động chương trình MP
* Cách 1:
+ Bước 1: Click vào Star.
+ Bước 2: Trên menu Start, click vào All Programs > Microsoft Office > Microsoft
Office Project 2010.

Hình 1.1. Khởi động MSP từ thanh Start

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MS PROJECT 2010

* Cách 2: Khởi động từ desktop.

Hình 1.2. Khởi động MSP từ destop


1.3. Màn hình làm việc cơ bản
Màn hình làm việc tiến độ thể hiện theo sơ đồ ngang (Gantt Chart View) và đây cũng là
khung nhìn mặc định của MSP 2010.

Hình 1.3. Màn hình làm việc


1.4. Các thanh công cụ trong msp
1.4.1. Thanh Task: liên quan đến công việc.

Hình 1.4. Thanh Task

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MS PROJECT 2010

1.4.2. Thanh Resource: liên quan đến dữ liệu về tài nguyên.

Hình 1.5. Thanh Resource


1.4.3. Thanh Project: chứa các chức năng để áp dụng cho toàn bộ dự án.

Hình 1.6. Thanh Project


1.4.4. Thanh View: giúp bạn kiểm soát, xem được các thông tin trong dự án bằng nhiều
cách trình bày khác nhau.

Hình 1.7. Thanh View


1.4.5. Thanh Format: là một tab tùy chọn, các chức năng hiển thị trên tab này tùy thuộc
vào các chức năng chính mà bạn sử dụng hoặc các thành phần bạn muốn xem.

Hình 1.8. Thanh Format


1.5. Lưu file MP
* Cách 1: Lưu trực tiếp trên thanh công cụ Quick Access.

Hình 1.9. Lưu trên thanh Quick Access


* Cách 2: Lưu trên thanh File > Save.

Hình 1.10. Lưu trên thanh File

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MS PROJECT 2010

1.6. Thoát chương trình MP


* Cách 1: Dùng nút tắt chương trình hoặc Ctrl + F4:

Hình 1.11. Thoát bằng Ctrl + F4

* Cách 2: Sử dụng thanh File > Exit.

Hình 1.12. Thoát bằng thanh File

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 4


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

Chương 2: THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH BAN ĐẦU


2.1. Thiết lập thang đo thời gian
+ Bước 1: Format/Timescale.

Hình 2.1. Cách vào timescale


+ Bước 2: Chọn lựa chế độ hiển thị thang đo.

Hình 2.2. Cửa sổ timescale theo mặc định


- Units: Chọn lựa đơn vị thể hiện trục thời gian (năm, quý, tháng, tuần, ngày, giờ).
- Count: Bước nhảy của đơn vị.
- Label: Cách thể hiện thời gian.
+ Bước 3: Nhấp chọn Non-working time.
- Behind task bars: Thời gian nghỉ ẩn dưới thanh thể hiện thời gian (mặc định).
- In front of task bars: Thời gian nghỉ nằm phía trước (che thanh thể hiện thời gian).
- Do not draw: Không thể hiện thời gian nghỉ.
- Color: Màu thể hiện thời gian nghỉ.
- Pattenrn: Hình thức thể hiện thời gian nghỉ.
- Calendar: Chọn chế độ thời gian nghỉ theo lịch.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 5


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

Hình 2.3. Cửa sổ Non-working time


+ Bước 4: Sau khi lựa chọn xong thì nhấn OK.
2.2. Thiết lập lịch cho dự án
+ Bước 1: Project/Change Working Time.

Hình 2.4. Cửa sổ Change Working Time


+ Bước 2: Nhấn Create New Base Calendar.

Hình 2.5. Tạo tên lịch


+ Bước 3: Đặt tên lịch mới, sau đó nhấn OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 6


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

+ Bước 4: Thay đổi lịch làm việc của dự án. Trên của sổ Change Working Time chọn
Work weeks/Detail…

Hình 2.6. Thay đổi lịch làm việc


- Use Project default times for these days: Sử dụng thời gian mặc định của Project.
- Set day to nonworking time: Chọn những ngày này là ngày nghỉ.
- Set day(s) to these specific working times: Chọn những ngày này có thời gian làm
việc theo nhu cầu.
+ Bước 5: Đặt tên lịch mới, sau đó nhấn OK.
2.3. Thiết lập thông tin dự án
2.3.1. Thiết lập các thuộc tính của dự án
+ Bước 1: File/Info/Project Information/Advanced Properties.

Hình 2.7. Cách vào để thay đổi thuộc tính dự án


+ Bước 2: Điền các thông tin cần thiết vào.
- Title: Tên dự án.
- Author: Tên người lập.
- Manager: Tên người quản lý.
- Company: Tên công ty thực hiện.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 7


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

Hình 2.8. Thuộc tính dự án


+ Bước 3: OK.
2.3.2. Thiết lập các thông tin dự án
+ Bước 1: Project/ Project Information.

Hình 2.9. Cửa sổ Project Information


+ Bước 2: Nhập các thông tin vào.
- Star day: Ngày bắt đầu (nếu không nhập thì MSP sẽ mặc định là ngày hiện hành).

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 8


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

- Current day: Ngày hiện hành.


- Finish date: Ngày kết thúc.
- Calendar: Chọn lịch.
2.4. Thiết lập các tham số cho dự án
Những thiết lặp ban đầu đều do MSP quy định, để giảm những sai sót ngoài ý muốn
cũng như tạo các thiết lập theo ý người sử dụng thì ta phải thiết lặp lại các mặc định MSP
2010 trong Options. File/Options/…
2.4.1. Thẻ mặc định tổng quát General
+ Bước 1: File/Options/General.

Hình 2.10. Thẻ General


+ Bước 2: Giữ nguyên tất cả và nhấn OK.
2.4.2. Thẻ mặc định màn hình Display
+ Bước 1: File/Options/Display.

Hình 2.11. Thẻ Display


+ Bước 2: Chỉnh theo hình 2.11 và nhấn OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 9


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

2.4.3. Thẻ mặc định tiến độ Schedule


+ Bước 1: File/Options/Schedule.

Hình 2.12. Thẻ Schedule


+ Bước 2: Chỉnh theo hình 2.11 và nhấn OK.
2.4.4. Thẻ mặc định Proofing
+ Bước 1: File/Options/Proofing.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 10


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

Hình 2.13. Thẻ Proofing


+ Bước 2: Giữ nguyên theo hình 2.13 và nhấn OK.
2.4.5. Thẻ mặc định Save
+ Bước 1: File/Options/Save.

Hình 2.14. Thẻ Save


+ Bước 2: Chỉnh theo hình 2.14 và nhấn OK.
2.4.6. Thẻ mặc định Language
+ Bước 1: File/Options/Language.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 11


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

Hình 2.15. Thẻ Language


+ Bước 2: Giữ nguyên theo hình 2.15 và nhấn OK.
2.4.7. Thẻ mặc định Advance
+ Bước 1: File/Options/Advance.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 12


CHƯƠNG 2:THIẾT LẬP CÁC MẶC ĐỊNH

Hình 2.16. Thẻ Advance


+ Bước 2: Chỉnh theo theo hình 2.16 và nhấn OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 13


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

Chương 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC


3.1. Thao tác cơ bản đối với công việc
3.1.1. Nhập công việc
+ Bước 1: Nhập tên công việc vào cột Task Name.

Hình 3.1. Nhập tên công việc


+ Bước 2: Kết thúc nhập sau khi hoàn tất công việc cuối cùng.
Chú ý:
- Để sửa tên công việc: Nhấp 2 lần chuột trái vào tên công việc cần sửa.
- Có thể copy từ các chương trình khác sang MSP. Ví dụ như: Excel, Word…
3.1.2. Thêm công việc: Trong quá trình nhập đôi lúc ta bỏ sót công việc và muốn chèn công
việc bị bỏ quên sau khi đã nhập xong thì làm như sau.
+ Bước 1: Đặt chọn tại hàng công việc mà công việc cần chèn nằm trên công việc này.
+ Bước 2: Nhấn chọn như hình sau:

Hình 3.2. Thêm công việc


+ Bước 3: Nhập tên công việc cần chèn.
+ Bước 4: OK.
Chú ý:
- Thêm nhanh công việc bằng cách đặt tại vị trí chèn và click chuột phải.
- Có thể Blank Row để nhập công việc giống như chèn.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 14


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

3.1.3. Xóa công việc: Trong quá trình nhập đôi lúc ta nhập sai công việc và muốn xóa công
việc sau khi đã nhập xong.
+ Bước 1: Đặt chọn tại hàng công việc cần xóa.
+ Bước 2: Click chuột phải vào chọn xóa như hình sau:

Hình 3.3. Xóa công việc


3.1.4. Công việc có tính chu kỳ: Trong quá trình nhập đôi lúc ta nhầm lẫn vị trí các công
việc và muốn di chuyển công việc cho đúng với vị trí sau khi đã nhập xong.
+ Bước 1: Chọn vị trí công việc mà công việc có tính kỳ sẽ chèn trên công việc đó.
+ Bước 2: Nhấn chọn như hình sau:

Hình 3.4. Chèn công việc có tính chu kỳ

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 15


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

+ Bước 3: Nhập thông tin vào cửa sổ theo hình sau:

Hình 3.5. Chèn công việc có tính chu kỳ


+ Bước 4: Chọn OK và kiểm tra ký hiệu lặp lại theo chu kỳ trên màn hình.
3.2. Phân cấp công việc
3.2.1. Tạo công việc tổng tất cả
+ Bước 1: File/Options/Advance.

Hình 3.6. Tạo công việc tổng


+ Bước 2: Click chọn Show project summary task.
+ Bước 3: OK.
3.2.2. Tạo cột mốc quan trọng trong tiến độ
+ Bước 1: Chọn vị trí công việc mà công việc cột mốc sẽ chèn trên công việc đó.
+ Bước 2: Task/Milestone.
+ Bước 3: Nhập tên cột mốc.
+ Bước 4: OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 16


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

Hình 3.7. Tạo công việc mốc


3.2.3. Tạo công việc tổng
+ Bước 1: Chọn tất cả các công việc con nằm trong công việc tổng.
+ Bước 2: Task/Summary.

Hình 3.8. Tạo công việc con


+ Bước 3: Nhập tên công việc tổng.
+ Bước 4: OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 17


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

3.2.4. Phân cấp công việc cha, con.


+ Bước 1: Chọn tất cả các công việc cần tăng bậc hay hạ bậc.
+ Bước 2: Task/Schedule.

Hình 3.9. Phân cấp công việc cha, con


3.2.5. Phân cấp công việc theo WBS.
+ Bước 1: Tại cột Task Name, Click chuột phải và chọn Insert Column.
+ Bước 2: Tìm và Click chọn trường có tên “Outline Number”.
+ Bước 3: Định dạng lại cho thích hợp.

Hình 3.10. Chèn thêm cột

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 18


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

Hình 3.11. Phân cấp công việc WBS


Hình 3.11. Kết quả chèn cột
3.3. Nhập thời gian thực hiện công việc
+ Bước 1: Chuyển đến cột Duration.
+ Bước 2: Tại các ô Duration tương ứng với công việc, ta tiến hành nhập thời gian
tương ứng.

Hình 3.12. Nhập thời gian cho công việc


+ Bước 3: Nhấn Enter để hoàn thành việc nhập thời gian.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 19


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

Ví dụ: Nhập công việc và thời gian như bảng sau:

Hình 3.13. Ví dụ nhập thời gian cho công việc


3.4. Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc
3.4.1. Các loại quan hệ trong công việc

STT Mối quan hệ Giải thích Ví dụ

1 Công việc B chỉ có thể khởi công


khi công việc đứng trước A kết thúc.

2 Công việc đứng sau B chỉ có thể kết


thúc khi công việc đứng trước nó A
khởi công.

3 Công việc đứng sau B chỉ có thể


khởi công khi công việc đứng trước
A khỏi công.

4 Công việc đứng sau B chỉ có thể kết


thúc khi công việc đứng trước A kết
thúc.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 20


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

3.4.2. Thiết lập các mối quan hệ


a. Thiết lập mối quan hệ tại cột Predecessors.
+ Bước 1: Di chuyển đến cột Predecessors tại công việc cần thiết lập.
+ Bước 2: Nhập mối quan hệ theo ký hiệu FS, SF, SS và FF cơ bản trên.
+ Bước 3: Nhấn Enter để chọn.

Hình 3.14. Ví dụ nhập thời gian và ràng buộc cho công việc
b. Thiết lập mối quan hệ qua cửa sổ Task Information
+ Bước 1: Di chuyển đến công việc cần thiết lập mối quan hệ.
+ Bước 2: Nhấn đúp chuột trái.
+ Bước 3: Chọn thẻ Predecessors.

Hình 3.15. Ví dụ thiết lập mối quan hệ cho công việc


- Task Name: Tên công việc.
- ID: Mã công việc có mối quan hệ đến công việc đã chọn trong Task Name.
- Type: Loại quan hệ (FS, SF, SS và FF).
- Lag: Thời gian sớm hay trễ hơn của mối quan hệ cơ bản được thiết lập.
+ Bước 4: OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 21


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

c. Thiết lập nhanh mối quan hệ FS theo “Link Tasks”, phím tắt (Ctrl+F2).
+ Bước 1: Chọn các công việc cần thiết lập mối quan hệ (VD chọn từ công tác 1 đến 5).

Hình 3.16. Thiết lập nhanh mối quan hệ FS


+ Bước 2: Task/Schedule: Chọn biểu tượng “Link Tasks”.

Muốn xóa mối quan hệ đã thiết lập


chọn “Unlink Tasks” , phím tắt
(Ctrl+Shift+F2).

Hình 3.17. Thiết lập nhanh mối quan hệ FS


+ Bước 3: Kết quả sau khi chọn “Link Tasks”.

Hình 3.18. Thiết lập nhanh mối quan hệ FS


- Trường hợp này chỉ áp dụng được cho mối quan hệ FS (mối quan hệ sử dụng nhiều
nhất trong MSP).
- Thứ tự quan hệ công việc FS theo chiều tăng của số ID.
+ Bước 4: Chỉnh sửa mối quan hệ đã thiết lập.
- Nhấp đúp chuột vào đường dẫn mối quan hệ giữa 2 công tác muốn thay đổi.

Hình 3.19. Chỉnh sửa mối quan hệ công tác

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 22


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

- Xuất bảng “Task Dependency”, chọn mối quan hệ muốn đổi “Type”, chọn độ trễ
“Lag:”, sau đó chọn “OK”, xong việc chỉnh sửa mối quan hệ công tác.

Hình 3.20. Chỉnh sửa mối quan hệ công tác


d. Thiết lập nhanh mối quan hệ bằng chuột trái (theo kiểu kéo – thả chuột).
+ Bước 1: Chọn chuột trái vào thanh TaskBar của công tác số (1) và giữ chuột, sau đó
kéo thẳng xuống chạm vào thanh TaskBar của công tác số (2) thì mối quan hệ FS sẽ được
thiết lập; .

Hình 3.21. Thiết lập nhanh mối quan hệ bằng cách kéo – thả chuột trái
+ Bước 2: Chỉnh sửa mối quan hệ đã thiết lập (Làm như bước 4; mục c ở trên).
Chú ý: Công tác nào chọn sau thì phụ thuộc vào mối quan hệ công tác chọn trước, ở
đây công tác (2) quan hệ sau phụ thuộc công tác (1).
Nếu làm ngược lại từ dưới lên chọn công tác (2) trước thì công tác (1) quan hệ sau phụ
thuộc công tác (2).
e. Thiết lập nhanh mối quan hệ trên cột “Task Name”.
Chọn chuột trái vào cột TaskName của công tác số (2) và giữ phím Ctrl chọn vào cột
TaskName của công tác số (4) sau đó chọn biểu tượng “Link Tasks” hoặc dùng

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 23


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

phím tắt (Ctrl+F2) thì mối quan hệ FS sẽ được thiết lập.

Hình 3.22. Thiết lập nhanh mối quan hệ trên cột “Task Name”.
Chú ý: Công tác nào chọn sau (4) thì phụ thuộc vào mối quan hệ công tác chọn trước
(2) (ở đây công tác (4) quan hệ sau phụ thuộc công tác (2). Nếu làm ngược lại từ dưới lên
chọn công tác (4) trước thì công tác (2) quan hệ sau phụ thuộc công tác (4).
3.5. Khai báo hạn cuối (Deadline) cho một công việc.
+ Bước 1: Chọn công việc cần thiết lập, nhấn đúp chuột trái.
+ Bước 2: Task Name/Advanced/Constrain task/Deadline.
+ Bước 3: Chọn hạn cuối cho công việc theo lịch.

Hình 3.23. Chọn hạn cuối cho công việc theo lịch
+ Bước 4: OK.
3.6. Nhập ghi chú cho công việc
+ Bước 1: Chọn công việc cần thiết lập, nhấn đúp chuột trái.
+ Bước 2: Task Information/Notes.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 24


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

+ Bước 3: Nhập thông tin cần ghi chú vào.

Hình 3.24. Nhập ghi chú cho công việc


+ Bước 4: OK.
Chú ý:
- Khi nhập xong sẽ có ký hiệu ghi chú xuất hiện trước tên công việc.

Hình 3.25. Dòng text ghi chú


- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhập nhanh ghi chú bằng cách click trực tiếp vào
thanh Ribon như hình sau:

Hình 3.26. Tạo ghi chú nhanh


3.7. Gán lịch riêng cho công việc.
+ Bước 1: Chọn công việc cần gán lịch.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 25


CHƯƠNG 3: NHẬP VÀ THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC

+ Bước 2: Nhấn đúp chuột (hoặc nhấp vào biểu tượng Task Information).
+ Bước 3: Hàng Calendar chọn lịch cho công việc.
+ Bước 4: Bỏ chọn Effort driven, chọn Scheduling ignores resource calendar.

Hình 3.27. Tạo lịch riêng cho công việc


+ Bước 5: OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 26


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

Chương 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN


4.1 Tạo danh sách tài nguyên
4.1.1 Các dạng tài nguyên trong MS Project 2010
Có 3 dạng tài nguyên:
+ Work: là con người hoặc máy móc làm việc để hoàn thành công việc và chi phí làm
việc phụ thuộc vào thời gian sử dụng tài nguyên này (tài nguyên không tiêu hao). Ví dụ:
Thợ thép, Thợ VK, Thợ nề, Công nhân trong Hình 4.1
+ Material: là vật tư, nguyên nhiên liệu cần thiết để hoàn thành công việc (cát, đá, sắt,
ván khuôn…) và chi phí không phụ thuộc vào thời gian sử dụng (tài nguyên tiêu hao). Ví
dụ: Mcoc, Mdat, MB, MT, MVK trong Hình 4.1

Hình 4.1 Tài nguyên dạng Work và dạng Material


+ Cost: là một dạng chi phí cố định để hoàn thành công việc, không phụ thuộc vào thời
gian sử dụng cũng như phần trăm hoàn thành của công việc.
Ví dụ: Một công việc nào đó cần một dạng tài nguyên là “Lưu trữ” với chi phí cho tài
nguyên này là 100$. Vậy 100$ này tương tự một lượng chi phí cố định, được chi trả 1 lần,
không phụ thuộc vào phần trăm hoàn thành công việc đó.
4.1.2 Cách vào khung nhìn Resource Sheet
+ Để tạo một danh sách các tài nguyên cần gán cho công trình, cần chuyển từ khung nhìn
mặc định Gantt Chart sang khung nhìn Resource Sheet.
+ Cách vào khung nhìn Resource Sheet:
- Cách 1: Chọn tab Task, trong nhóm View kích chuột vào chữ Gantt Chart, một danh
sách các khung nhìn được hiện ra, chọn Resource Sheet

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 27


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

Hình 4.2 Cách vào Resource Sheet từ tab Task


- Cách 2: Chọn tab Resource, trong nhóm View kích chuột vào chữ Team Planner,
một danh sách các khung nhìn được hiện ra, chọn Resource Sheet.

Hình 4.3 Cách vào Resource Sheet từ tab Resource


- Cách 3: Chọn tab View, trong nhóm Resource Views kích chuột vào Resource Sheet

Hình 4.4 Cách vào Resource Sheet từ tab View

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 28


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

+ Cách quay lại khung nhìn Gantt Chart: làm tương tự như cách 1 hoặc cách 2, tuy nhiên
khi danh sách các khung nhìn hiện ra thì chọn Gantt Chart.
4.1.3 Khai báo thông tin tài nguyên trong Resource Sheet

Hình 4.5 Khung nhìn Resource Sheet


a. Ý nghĩa của các trường dữ liệu trong khung nhìn Resource Sheet
+ Resource Name: Nhập tên của tài nguyên cần gán.
+ Type: dạng tài nguyên (Work, Material, Cost).
+ Material Label: Đơn vị cho loại tài nguyên dạng Material (m2, m3, kg…).
+ Initials: Chữ viết tắt của tài nguyên, thường MS Project 2010 lấy chữ cái đầu tiên của tên
tài nguyên nhưng chúng ta có thể thay đổi được.
+ Group: Chúng ta có thể tạo nhóm các tài nguyên có cùng đặc điểm gì đó để dễ quan sát,
quản lý và lọc nhóm tài nguyên này.
+ Max Units: Là lượng tài nguyên tối đa có thể được sử dụng cho công việc đó, có 2 cách
thể hiện dưới dạng phần trăm (Percentage) hoặc dạng thập phân (Decimal). Nếu tại một
thời điểm nào đó một loại tài nguyên có số lượng vượt quá giá trị Max Units này thì MS
Project sẽ thông báo tài nguyên đó bị quá tải. Ví dụ trong Hình 4.5 thì tài nguyên Thợ VK bị
quá tải
+ Std. Rate: Là chi phí sử dụng các tài nguyên Work và Material. Với tài nguyên dạng
Work thì chi phí này tính theo thời gian và với tài nguyên là Material thì chi phí này tính
theo đơn vị.
+ Ovt. Rate: Là chi phí làm việc ngoài giờ và chỉ áp dụng cho tài nguyên dạng Work.
+ Cost/Use: Là chi phí trên một lần sử dụng tài nguyên. Đối với tài nguyên dạng Work đây
là chi phí cho mỗi lần một tài nguyên đó được sử dụng. Đối với tài nguyên dạng Material thì
đây là chi phí mỗi lần sử dụng tài nguyên đó, bất kể số lượng.
+ Accure at: xác định cách MS Project tính chi phí sử dụng tài nguyên của một công việc,
có 3 cách: Star (tính ngay khi công tác bắt đầu), End (tính khi công tác kết thúc), Prorated
(tính dựa theo tỷ lệ khối lượng hoàn thành của công tác).
+ Base calendar: lịch mà MS Project gán cho tài nguyên dạng Work, lịch mặc định là lịch
đã gán cho dự án (Project Calendar), ta có thể thay đổi lịch khác cho tài nguyên nếu cần.
+ Code: Sử dụng cột này nhằm đánh dấu ký hiệu và điều này giúp chúng ta chia nhóm, sắp
xếp tài nguyên theo ma đã được đánh dấu ký hiệu.
b. Những lưu ý khi khai báo thông tin tài nguyên trong Resource Sheet

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 29


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

+ Trong phạm vi chương trình học, chúng ta không xét đến yếu tố chi phí của công trình, dự
án, do đó những trường dữ liệu liên quan đến chi phí (Std.Rate, Ovt.Rate, Cost/Use, Accure
at) ta không cần khai báo.
+ Ta chỉ khai báo các trường dữ liệu sau:
- Bước 1: nhập tên tài nguyên vào trường Resource Name
- Bước 2: chọn dạng tài nguyên ở trường Type (mặc định là dạng Work)
- Bước 3: nhập đơn vị cho tài nguyên dạng Material tại trường Material Label
- Bước 4: nhập lượng tài nguyên tối đa tại trường Max Units đối với tài nguyên dạng
Work
- Bước 5: chọn lịch cho tài nguyên dạng Work tại trường Base calendar nếu cần (mặc
định là lịch của dự án)
+ Để hỗ trợ cho việc lọc dữ liệu được dễ dàng ta có thể khai báo thêm ở các trường Initials,
Group, Code.
+ Có thể chuyển đổi giữa 2 dạng phần trăm và dạng thập phân của trường Max Units bằng
cách chọn File/Options/Schedule, tại mục Show assignment units as a: chọn Percentage
hoặc Decimal

Hình 4.6 Cách chuyển đổi đơn vị tài nguyên giữa dạng phần trăm và dạng thập phân
c. Thiết lập thời gian bắt đầu, kết thúc làm việc của tài nguyên và khối lượng tài
nguyên tối đa tương ứng
+ Đối với tài nguyên dạng Work, khi chúng ta nhập một giá trị vào ô Max Units thì giá trị
này được áp dụng cho tài nguyên đó trong toàn bộ thời gian.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 30


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

Ví dụ trong Hình 4.5 giá trị Max Units của Thợ thép là 9, nghĩa là bất kì thời điểm nào mà
trên công trường có nhiều hơn 9 thợ thép thì MS Project sẽ báo quá tải (màu đỏ).
+ Tuy nhiên, một số tài nguyên chỉ có thể sử dụng (hoặc sẵn có) trong một số thời điểm
hoặc khoảng thời gian nào đó trong năm, thì MS Project cho phép chúng ta xác định khoảng
thời gian hữu hiệu này và lượng tài nguyên tối đa ứng với từng khoảng thời gian đó.
+ Để khai báo chúng ta làm như sau:
- Bước 1: Nhấp đôi chuột vào tài nguyên cần xác định
- Bước 2: Cửa sổ Resource Information xuất hiện, chọn tab General

Hình 4.7 Cửa số Resource Information của tài nguyên Thợ nề


- Bước 3: Trong mục Resource Availability, nhập khoảng thời gian sẵn có của tài
nguyên từ thời điểm (Available From) đến thời điểm (Available To)
- Bước 4: Nhập giá trị số lượng sẵn có của tài nguyên đó trong cột Units (giá trị này sẽ
là giá trị Max Units trong khoảng thời gian trên)

Hình 4.8 Thiết lập thời gian sẵn có của tài nguyên Thợ nề

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 31


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

+ Trong Hình 4.8 ta có thể thấy:


- Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/04/2017 tài nguyên Thợ nề chỉ sẵn có 10 người, nếu
trong khoảng thời gian này trên công trường có nhiều hơn 10 thợ nề thì MS Project sẽ
báo quá tải.
- Từ ngày 01/05/2017 về sau (NA – Not Available, thời điểm chưa xác định) tài nguyên
Thợ nề sẽ có 17 người, trong khoảng thời gian này, khi số Thợ nề vượt quá 17 thì MS
Project mới báo quá tải.
4.2. Phân bổ tài nguyên cho công việc
4.2.1. Phân bổ tài nguyên bằng cửa sổ Task Information
+ Bước 1: Chọn tab Task, trong nhóm Propeties chọn Information. Hoặc nhấn đúp vào
công việc cần gán tài nguyên.
+ Bước 2: Chọn thẻ Resources trong cửa sổ Task Information.

Hình 4.9 Thẻ Resources trong cửa sổ Task Information


+ Bước 3: Điền thông tin vào các cột:
- Resource Name: kích chuột vào một ô bất kì, kích vào mũi tên xổ xuống để hiện danh
sách các tài nguyên, chọn tài nguyên cần gán

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 32


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

Hình 4.10 Chọn tài nguyên cần gán từ danh sách xổ xuống
- Units: nhập số lượng của tài nguyên. Ví dụ trong Hình 4.10, tài nguyên công nhân được
gán 10 người.
- Cost: Thể hiện cho phí sử dụng tài nguyên. MS Project sẽ tự động tính toán nếu chúng
ta đã khai báo trong mục 4.1
+ Bước 4: OK.
+ Bước 5: Lặp lại cho đến khi nhập đủ hết tài nguyên cho các công việc.
4.2.2. Phân bổ tài nguyên bằng cửa sổ Task Form
+ Bước 1: Vào Task Form bằng một trong các cách sau:
- Cách 1: Chọn tab Task, trong nhóm View kích chuột vào chữ Gantt Chart, một danh
sách các khung nhìn được hiện ra, chọn Task Form (tương tự như khi vào Resource
Sheet)
- Cách 2: Chọn tab Resource, trong nhóm View kích chuột vào chữ Team Planner,
một danh sách các khung nhìn được hiện ra, chọn Task Form (tương tự như khi vào
Resource Sheet)
- Cách 3: Chọn tab View, trong nhóm Task Views chọn Other Views, chọn Task
Form từ danh sách đổ xuống

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 33


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

Hình 4.11 Cách vào Task Form từ tab View, tại nhóm Task Views
- Cách 4: Chọn tab View, trong nhóm Resource Views chọn Other Views/More
Views… Cửa số More Views hiện ra, kéo thanh trượt xuống chọn Task Form rồi ấn
Apply

Hình 4.11 Cách vào Task Form từ tab View, tại nhóm Resource Views

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 34


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

+ Bước 2: Nhấn Next hoặc Previous để chọn công tác.


+ Bước 3: Điền thông tin vào cửa sổ Task Form
- Resource Name: kích chuột vào một ô bất kì, kích vào mũi tên xổ xuống để hiện danh
sách các tài nguyên, chọn tài nguyên cần gán
- Units: nhập số lượng của tài nguyên

Hình 4.12 Khung nhìn Task Form


+ Bước 4: Nhập xong chọn OK (nhập xong nút OK sẽ xuất hiện tại vị trí Next và
Previous)
+ Bước 5: Chọn Next để chuyển qua công tác tiếp theo và tiến hành tương tự
4.2.3. Phân bổ tài nguyên bằng Assign Resource
+ Bước 1: Chọn công việc cần gán tài nguyên.
+ Bước 2: Mở cửa sổ Assign Resource: chọn tab Resource, trong nhóm Assignments
chọn Assign Resources

Hình 4.13 Cách mở cửa số Assign Resources

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 35


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

+ Bước 3: Chọn loại từng tài nguyên, nhập số lượng tương ứng ở cột Units và nhấn Assign.

Hình 4.14 Gán tài nguyên bằng cửa sổ Assign Resources


+ Bước 4: Chọn công việc khác và lặp lại tương tự
Lưu ý: Khi gán sai một tài nguyên (sai tên tài nguyên hoặc sai số lượng) ta tiến hành gỡ bỏ
bằng cách chọn tài nguyên đó rồi chọn Remove, sau đó gán lại bình thường cho đúng.
4.2.4. Phân bổ tài nguyên bằng cách nhập trực tiếp vào cột Resource Name
+ Bước 1: Chọn công việc cần gán tài nguyên, tìm cột Resource Name trên khung nhìn
Gantt Chart.
+ Bước 2: Tại ô Resource Name nhập tài nguyên vào theo công thức: Tên tài nguyên[số
lượng], nếu nhập nhiều tài nguyên thì các tài nguyên cách nhau bởi dấu phẩy “,”

Hình 4.15 Gán tài nguyên bằng cách nhập trực tiếp vào cột Resource Names

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 36


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

+ Lưu ý:
- Cách phân bổ này rất dễ gây nhầm lẫn, nên hạn chế sử dụng. Chỉ sử dụng khi muốn
Copy các tài nguyên từ công tác này sang công tác khác (nếu các công tác có tài nguyên
giống nhau) trong một file project.
- Nếu chúng ta nhập sai tên tài nguyên (so với tên đã khai báo trong Resource Sheet) thì
trong Resource Sheet sẽ xuất hiện thêm một tài nguyên mới (tài nguyên ta vừa nhập sai
tên) khác với tài nguyên chúng ta cần gán.
Ví dụ: ta cần nhập Thép[9 tấn] nhưng ta nhập sai thành Thep[9 tấn] thì trong Resource
Sheet sẽ xuất hiện thêm tài nguyên mới là Thep, khác vơi tài nguyên Thép chúng ta đã
khai báo.
- Nếu chúng ta không nhập số lượng tại cột Units hoặc dấu ngoặc vuông [ ] thì MS
Project sẽ mặc định gán giá trị là 1 cho tài nguyên đó. Đối với tài nguyên dạng Work thì
đó là 1 công nhân, 1 thợ mộc, 1 máy đào…, đối với tài nguyên dạng Material thì đó 1
m3, 1 m2, 1 tấn… (tùy đơn vị của tài nguyên)
4.3. Thay đổi thời gian làm việc cho tài nguyên dạng work
+ Bước 1: Vào tab Project, trong nhóm Properties chọn Change Working time.

Hình 4.16 Vào Change Working Time để thay đổi lịch cho tài nguyên
+ Bước 2: Chọn loại tài nguyên cần gán lịch riêng tại phần For calendar.

Hình 4.17 Chọn tài nguyên cần thay đổi lịch làm việc
+ Bước 3: Thiết lập thời gian như thiết lập lịch cho dự án đã nêu ở phần trước
+ Bước 4: OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 37


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

4.4. Tạo ghi chú cho tài nguyên


+ Bước 1: Vào cửa sổ Resource Information
- Cách 1: Trong khung nhìn Resource Sheet, kích đúp chuột vào tài nguyên cần tạo ghi
chú.
- Cách 2: kích chuột phải vào tài nguyên cần tạo ghi chú và chọn Information

Hình 4.18 Cách vào cửa sổ Resource Information từ khung nhìn Resource Sheet
- Cách 3: Trong khung nhìn Resource Sheet, chọn tài nguyên cần tạo ghi chú, chọn tab
Resource, trong nhóm Properties chọn Information.

Hình 4.19 Một cách khác để vào cửa sổ Resource Information


+ Bước 2: Chọn thẻ Notes.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 38


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

+ Bước 3: Điền thông tin cần ghi chú vào

Hình 4.20 Nhập thông tin ghi chú cho tài nguyên
+ Bước 4: OK
+ Bước 5: Kiểm tra lại tại khung nhìn Resource Sheet bằng cách rê chuột vào ô Indicator
của tài nguyên đó

Hình 4.21 Rê chuột vào ô màu đỏ để xem thông tin ghi chú của tài nguyên
4.5. Xem xét tài nguyên
4.5.1. Ví dụ 1: Nhập một số công việc như Hình 4.22 với các yêu cầu sau:
a. Tạo lịch có định dạng như hình dưới?
b. Xóa và chèn các cột có định dạng như hình dưới?
c. Tạo định dạng lưới như hình dưới?
d. Ngày khởi công 1.8 và kết thúc 31.8?
e. Nhập các thông tin vào các cột?

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 39


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

f. Điều chỉnh để có giống hình cuối cùng bên dưới?

Hình 4.2.1. Ví dụ 1
4.5.2. Xem xét sự phân bổ tài nguyên với Resource Usage
Khung nhìn Resource Usage giúp chúng ta thấy được một cách chi tiết từng loại tài nguyên
được phân bổ cho những công tác nào, khối lượng từng ngày là bao nhiêu, tổng khối lượng
là bao nhiêu (tài nguyên dạng Material), số công từng ngày là bao nhiêu, tổng số công là
bao nhiêu (tài nguyên dạng Work)…
+ Bước 1: Vào cửa sổ Resource Usage: tương tự như cách vào Resource Sheet nhưng ở
đây chọn Resource Usage
+ Bước 2: Lăn chuột, kéo thanh trượt ngang, dọc, kéo thanh Timeline để xem xét sự phân
bổ tài nguyên theo ngày tháng năm.

Hình 4.22. Xem xét tài nguyên với khung nhìn Resource Usage
Từ Hình 4.22 ta có thể thấy: tổng số công của thợ thép là 1015 ngày công, của thợ VK là
1130 ngày công. Ngoài ra, ta thấy được tài nguyên Thợ thép, Thợ VK được phân bổ cho
những công tác cụ thể nào, với từng số công cụ thể cho từng ngày. Ta cũng có thể xem được
những thông tin tương tự cho những tài nguyên khác.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 40


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

4.5.3. Xem xét sự phân bổ tài nguyên với Resource Graph


Khung nhìn Resource Graph giúp chúng ta thấy được biểu đồ phân bố của các loại tài
nguyên theo thời gian. Trong MS Project, biểu đồ tài nguyên có thể được biểu diễn dưới
nhiều dạng, tùy theo mục đích của chúng ta là muốn xem xét thông tin gì: Peak Units (đơn
vị tài nguyên), Work (số công), Cumulative Work (số công tích lũy), Overlallocation (phần
tài nguyên quá tải)…
+ Bước 1: Vào cửa sổ Resource Graph từ tab Task, tab Resource hoặc tab View như khi
chuyển những khung nhìn khác
+ Bước 2: Kéo thanh trượt ngang hoặc kéo thanh Timeline để xem xét biểu đồ tài nguyên
theo ngày tháng năm.

Hình 4.23. Xem xét biểu đồ tài nguyên qua khung nhìn Resource Graph
+ Bước 3: Khi muốn xem tài nguyên khác, kích chuột vào vùng tên tài nguyên và lăn chuột
lên xuống hoặc bấm vào nút mũi tên để chuyển đổi tài nguyên
Từ Hình 4.23 ta thấy được biểu đồ phân bổ tài nguyên Thợ VK theo thời gian. Đường nét
đậm nằm ngang tại giá trị 10 là đường Max Units. Vào ngày 25/2/2017 số Thợ thép trên
công trường là 20, như vậy vượt quá Max Units là 10, phần vượt quá đó thể hiện bằng cột
màu đỏ. Tương tự khi xem xét các tài nguyên khác.
4.5.4. Xem xét sự phân bổ tài nguyên với Task Usage
Ngược lại với khung nhìn Resource Usage, khung nhìn Task Usage cho chúng ta thấy một
cách chi tiết từng công tác được phân bổ từng loại tài nguyên như thế nào. Qua đó ta có thể
thấy được một công tác nào đó được phân bổ những tài nguyên gì cụ thể trong một ngày,
một tuần…, cũng như thấy được chi phí, số giờ công cho cả một công tác…
+ Bước 1: Vào cửa sổ Task Usage từ từ tab Task, tab Resource hoặc tab View như khi
chuyển những khung nhìn khác
+ Bước 2: Lăn chuột, kéo thanh trượt ngang, dọc, kéo thanh Timeline để xem xét sự phân
bổ tài nguyên theo ngày tháng năm.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 41


CHƯƠNG 4: TẠO VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN

Hình 4.24. Xem xét tài nguyên với khung nhìn Task Usage
Từ Hình 4.24 ta có thể thấy được công tác Thi công cọc khoan nhồi thi công trong vòng 20
ngày, cần 400 ngày công làm việc của tài nguyên Công nhân và 2535 mét cọc khoan nhồi.
Như vậy, mỗi ngày công tác này cần 400/20 = 20 ngày công của công nhân và thi công
được 2535/20 = 126.75 mét cọc khoan nhồi. So sánh với phần phân bổ tài nguyên bên tiến
độ lịch thấy hoàn toàn trùng khớp.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 42


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Chương 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ


5.1. Kiểm tra tiến độ
5.1.1. Xem các thời điểm khởi công, kết thúc
* Cách 1: Cho hiển thị ngày khởi công, kết thúc công việc trên thanh công cụ biểu diễn
công việc.
+ Bước 1: Kích đúp vào thanh công cụ biểu diễn công việc cần xem.

Hình 5.1. Cửa sổ Format Bar


+ Bước 2: Chọn thẻ Bar Text.
+ Bước 3: Chọn định dạng hiển thị như hình 5.2.

Hình 5.2. Định dạng tại thẻ Bar Text


* Cách 2: Cho hiển thị ngày khởi công, kết thúc công việc trên thanh công cụ biểu diễn
công việc.
+ Bước 1: Tại các cột, chúng ta tiến hành chèn cột thời gian vào bằng cách kích chuột
phải và chọn Insert Column như hình 5.3.
+ Bước 2: Di chuyển chuột để chọn cột Star.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 43


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Hình 5.3. Chèn thêm cột


+ Bước 3: Lặp lại bước 1,2 và chọn cột Finish.

Hình 5.4. Kết quả chèn thêm cột


5.1.2. Xem thời gian dự trữ công việc
* Cách 1: Cho hiển thị thời gian dự trữ toàn phần và thời gian dự trữ riêng phần bằng
cách chèn thêm cột.
+ Bước 1: Tại các cột, chúng ta tiến hành chèn cột thời gian dự trữ toàn phần và thời gian
dự trữ riêng phần vào bằng cách kích chuột phải và chọn Insert Column như hình 5.3.
+ Bước 2: Di chuyển chuột để chọn cột Total slack
+ Bước 3: Lặp lại bước 1,2 và chọn cột Free slack, kết quả như hình 5.5.
* Cách 2: Cho hiển thị nhanh thời gian dự trữ toàn phần và thời gian dự trữ riêng phần
như sau: View/Data/Table/Schedule, như hình 5.5.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 44


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Hình 5.5. Kết quả chèn thêm cột


5.1.3. Xem sơ đồ mạng trong tiến độ
+ Bước 1: View/Task View/Network Diagram.

Hình 5.6. Kết quả sơ đồ mạng

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 45


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

+ Bước 2: Chỉnh khung nhìn sơ đồ mạng: View/Zoom/Zoom/Entire project.

Hình 5.7. Hiệu chỉnh khung nhìn sơ đồ mạng


+ Bước 3: Thay đổi định dạng sơ đồ mạng vào Format/…
5.1.4. Xem công việc găng của tiến độ
* Cách 1: Kích phải chuột tại phần thể hiện tiến độ chọn Show/Hide Bar Styles/Critical
Task.

Hình 5.8. Hiển thị đường găng theo Show/Hide Bar Styles/Critical Tasks.
* Cách 2: Format/Bar Styles/Critical Tasks

Hình 5.9. Hiển thị đường găng theo phương pháp Format/Bar Styles/Critical Tasks

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 46


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

5.2. Hiệu chỉnh thời gian tiến độ


5.2.1. Thêm tài nguyên cho công việc
* Ví dụ: Công việc xây tường được thực hiện 50 công. Nếu 5 công nhân sẽ xây trong
vòng 10 ngày hoặc 10 công nhân sẽ xây trong 5 ngày. Nhưng khi sử dụng kỹ thuật hiệu
chỉnh này cần lưu ý:
- Chọn mặc định cho công việc là Fixed Work trong MSP 2010.

Hình 5.10. Chọn Fixed Work


- Hoặc chọn Fixed Units và Effort driven.

Hình 5.11. Fixed Units và Effort driven

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 47


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

5.2.2. Làm việc ngoài giờ


* Về nguyên tắc, muốn giảm thời gian thì chúng ta tăng tài nguyên. Nhưng, chúng ta sẽ
gặp vấn đề về Max Units (tuyến thi công, diện thi công). Do đó nếu chúng ta đã sử dụng tài
nguyên tối đa có thể và vẫn muốn giảm thòi gian nữa thì chúng ta buộc phải làm thêm ngoài
giờ.
+ Bước 1: View/Split View/Details/Task Form.

Hình 5.12. Vào Task Form


+ Bước 2: Kích chuột phải tại cửa sổ Task Form và chọn Work.

Hình 5.13. Hiện của sổ Work trong Task Form


+ Bước 3: Chỉnh thời gian tại cột Ovt.Work hình 5.14.
5.2.3. Điều chỉnh thời gian thực hiện công việc
* Cách này đơn giản nhưng cần chú ý:
- Khi thay đổi thời gian thực hiện công việc trong cột Duration, chúng ta không quan
tâm đến tài nguyên và nhớ rằng công việc phải được chọn mặc định là Fixed Duration
và Effort driven.
- Khi thay đổi thời gian thực hiện công việc chúng ta phải đặc biệt chú ý đến công
thức: Work = Duration * Units
50 = 10 * 5
? = 5 * 5
=> Liệu có còn hợp lý?

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 48


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Hình 5.14. Trước và Sau khi hiêu chỉnh Ovt. Work


5.2.4. Thay đổi ràng buộc của các công việc
* Lúc lặp tiến độ ban đầu sẽ có một số công việc bị rằng buộc, và khi thiết lập các rằng
buộc khác hay điều chỉnh các thông số thời gian sẽ gây ra những xung đột không theo ý
muốn và chúng ta phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Một số rằng buộc của công việc, hình 5.15.
- Các cảnh báo khi xảy ra xung đột hình 5.16.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 49


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Hình 5.15. Một số rằng buộc của công việc

Hình 5.16. Các cảnh báo khi xảy ra xung đột

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 50


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

5.2.5. Điều chỉnh mối quan hệ giữa các công việc


* Chúng ta có thể thay đổi thời gian bằng cách xem xét và thay đổi lại các mối quan hệ
của các công việc bằng cách trả lời các câu hỏi sau.
- Có thực sự cần một công việc phải hoàn thành trước khi bắt đầu một công việc khác?
- Có cần thực hiện những công việc cùng lúc không?
- Liệu có thể trì hoãn một công việc nào đó mà không ảnh hưởng xấu đến thời gian
thực hiện dự án?
* Để xem mối quan hệ một công việc với các công việc khác:
- Xem các công việc trước:

Hình 5.17. Xem mối quan hệ một công việc với các công việc trước
- Xem đồng thời cả công việc trước và sau: Chúng ta tiến hành từng bước như sau:
View/Split View/Details/More Views/Relationship.

Hình 5.18. Xem mối quan hệ một công việc với các công việc trước và sau
5.2.6. Điều chỉnh thời gian công việc với thời gian dự trữ
* Thời gian dự trữ tòa phần là thời gian mà một công việc có thể thay đổi thời điểm thực
hiện mà không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án.
* Thời gian dự trữ riêng phần là khoảng thời gian mà một công việc có thể có thể thay
đổi thời điểm thực hiện mà không ảnh hưởng đến các công việc đứng sau nó.
=> Sử dụng thời gian dự trữ, chúng ta có thể dịch chuyển các công việc để tiến độ cần
bằng hơn: không có giai đoạn quá nhiều hay quá ít công việc. Ngoài ra chúng ta cũng có thể
làm cân bằng tài nguyên theo thời gian các giai đoạn.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 51


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

5.2.7. Chia nhỏ công việc


* Trong thực tế thi công có nhiều công việc chúng ta phải ngắt quãng, ví dụ như công
việc ván khuôn (gia công – lắp dựng – tháo dỡ) do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.
Để thực hiện được việc này chúng ta dùng kỹ thuật Split trong MSP 2010.
+ Bước 1: Chọn biểu tượng Split: Task/Schedule/Split Task.

Hình 5.19. Chọn Split


+ Bước 2: Di chuyển chuột đến thanh công cụ biểu diễn công việc cần Split và tiếp tục di
chuyển dọc thanh công cụ này đến ngày cần Split thì kích chuột.

Hình 5.20. Chia nhỏ công việc


+ Bước 3: Tiếp tục lặp lại các bước 1, 2 cho đến khi đạt yêu cầu.
5.3. Hiệu chỉnh tài nguyên tiến độ
5.3.1. Thay đổi sự phân bổ tài nguyên
* Thêm hay bớt một phân bổ tài nguyên (xem lại mục 4.2).
* Thay thế tài nguyên khác cho một tài nguyên quá tải ở một công việc nào đó để giải tỏa
áp lực tài nguyên quá tải.
+ Bước 1: Chọn công việc cần thay thế tài nguyên.
+ Bước 2: Resource/Assignments/Assign Resource.
+ Bước 3: Chọn tài nguyên định thay thế bằng một tài nguyên khác (Nề -> Mộc).
+ Bước 4: Chọn Replace…
+ Bước 5: Chọn tài nguyên thay thế.
+ Bước 6: OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 52


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Hình 5.21. Thay thế tài nguyên


5.3.2. Làm việc ngoài giờ
* Cho tài nguyên làm việc ngoài giờ là một kỹ thuật phù hợp và thực tế hay sử dụng để
giải quyết các vấn đề về xung đột trong sử dụng tài nguyên. Vì rằng số công làm việc ngoài
giờ (Overtime Work) là thành phần mà Microsoft SP 2010 sẽ tính riêng rẽ chứ không phải
là số công gia tăng để thực hiện công việc (Work).
* Khi tài nguyên làm việc ngoài giờ sẽ giúp thời gian thực hiện công việc giảm đi. Từ đó
xử lý được xung đột tài nguyên.
* Xem cách phân bổ tài nguyên làm việc ngoài giờ tại mục 5.2.2 của hiệu chỉnh thời gian
tiến độ.
5.3.3. Thay đổi lịch riêng cho tài nguyên
+ Bước 1: View/Resource Views/Resource Sheet.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 53


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

+ Bước 2: Tại cột Base Calendar chọn lịch riêng cho tài nguyên cần thay đổi.

Hình 5.22. Thay đổi lịch riêng cho tài nguyên


5.3.4. Làm việc bán thời gian
* Chúng ta đang quá tải tài nguyên trong một giai đoạn, chúng ta có thể sử dụng tài
nguyên làm việc bán thời gian để giải quyết nạn quá tải tài nguyên trong giai đoạn này mặc
dù làm như vậy sẽ tăng thời gian.
+ Bước 1: Task/View/More Views…/Resource Allocation.
+ Bước 2: Chọn công việc cần phân bổ bán thời gian ở phần màn hình phía trên.
+ Bước 3: Kích đúp chuột vào công việc đó để mở vửa sổ Assignment Information, vào
thẻ General.
+ Bước 4: Thay đổi giá trị trong Units thể hiện tỷ lệ thời gian của tài nguyên này làm để
thực hiện công việc.
+ Bước 5: OK.

Hình 5.23. Làm việc bán thời gian


5.3.5. Bố trí lệch tài nguyên sử dụng
* Trong một số trường hợp, chúng ta có thể bố trí thời gian của các tài nguyên lệch đi, có
thể giải quyết xung đột. Lúc này chúng ta hãy trì hoãn một hay nhiều tài nguyên nào đó
trong tiến độ. MSP 2010 sẽ tính lại thời điểm khởi công cho tài nguyên đó trong công việc.
Lưu ý việc này có thể làm tăng thời gian tiến độ.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 54


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

+ Bước 1: Task/View/Task Usage.


+ Bước 2: Lựa chọn tài nguyên muốn trì hoãn.
+ Bước 3: Chọn công việc mà chúng ta muốn tài nguyên đó trì hoãn, kích đúp chuột.
+ Bước 4: Trên cửa sổ Assignment Information, thay đổi giá trị ngày trong lựa chọn
Star hoặc Finish.

Hình 5.24. Bố trí lệch tài nguyên sử dụng


+ Bước 5: OK.
5.3.6. Chọn đường mức tài nguyên
* Đường mức là đường mô tả hình dạng kết quả phân bổ tài nguyên. Đường mức tài
nguyên là cách mà MP phân phối tỷ lệ số công được thực hiện theo thời gian của công tác.
* Một số dạng đường mức tài nguyên như:
a) Flat: Dạng phẳng.
b) Back Loaded: Dạng dồn về sau.
c) Front Loaded: Dạng dồn về trước.
d) Double Peak: Dạng 2 cao điểm.
e) Early Peak: Dạng cao điểm sớm.
f) Late Peak: Dạng cao điểm muộn.
g) Bell: Dạng hình chuông.
h) Turtle: Dạng mai rùa.
Hình 5.25. Đường mức tài nguyên
* Cách tính toán đường mức: MSP 2010 sẽ chia thời lượng thực hiện công việc thành 10
đoạn tỷ lệ % xác định cho từng phân đoạn với giá trị giờ công trung bình của trường hợp
đường mức ở dạng Flat để xác định số giờ công của phân đoạn đó. Tỷ lệ phần trăm của các
phân đoạn được MP 2010 sử dụng trình bày trong bảng dưới đây.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 55


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

* Mặc định của MP 2010 là dạng Flat (dạng phẳng). Ở dạng phẳng một tài nguyên khi
được phân bổ cho một công việc sẽ thực hiện với số giờ tối đa mà nó được phân bổ cho
công việc giới hạn trong thời lượng phân bổ và dạng này thích hợp với công việc có
cường độ làm việc đều trên thời lượng thực hiện của nó. Tuy nhiên, nếu công việc đó
khi khởi đầu chỉ cần một lượng ít công cần thiết và giai đoạn sau của công việc mới cần
nhiều công hơn thì chúng ta có thể xem xét chuyển tài nguyên đó sang dạng đường mức
dồn về sau (Back Loaded). Tương tự cho các dạng khác.
* Chúng ta có thể sử dụng các dạng đường mức khác nhau để kiểm soát sự làm việc của
một dạng tài nguyên ở một công việc tại một thời điểm nào đó và nhờ đó có thể giải
quyết được những xung đột tài nguyên.
* Với công việc có dạng Fixed Units và Fixed Work, khi điều chỉnh dạng đường mức có
thể đưa đến thay đổi thời lượng công việc. Đối với công việc có dạng Fixed Duration khi
thay đổi dạng đường mức, thời gian công việc không đổi mà chỉ có số giờ công phân bổ
tài nguyên sẽ giảm.
* Các bước thực hiện thiết lập đường mức tài nguyên:
+ Bước 1: View/Task Usage

Hình 5.26. Cách vào View Task Usage


+ Bước 2: Kích đúp vào tài nguyên của công việc muốn thay đổi dạng đường mức.
+ Bước 3: Assignment Information/General/Work Contour
+ Bước 4: Chọn dạng đường mức.
+ Bước 5: OK.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 56


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Hình 5.27. Chọn dạng đường mức


5.3.7. Cân đối tài nguyên
* Khi chúng ta phân bổ cùng một loại tài nguyên cho nhiều công việc đồng thời, rất có
khả năng dẫn tới xung đột tài nguyên (vượt quá nguồn lực hay còn gọi là quá tải nguồn
lực). Lúc này chúng ta có thể hoãn một vài công việc để tài nguyên được sử dụng điều
hòa hơn hay nhu cầu sử dụng tài nguyên được sử dụng trải rộng thay vì sử dụng dồn dập.
Cân đối tài nguyên (leveling) giúp giải quyết xung đột tài nguyên bằng cách trì hoãn hoặc
phân nhỏ công việc để điều hòa tiến độ sử dụng tài nguyên. Chúng ta có thể lựa chọn
trong cửa sổ Resource leveling. Hoặc dịch chuyển tay những công việc chúng ta chọn.
* Mức độ ưu tiên Priority
- Mức độ ưu tiên Priority dùng để chỉ mức độ của công việc. Mức độ ưu tiên sẽ được
MSP 2010 sử dụng khi tiến hành cân đối tài nguyên bằng Leveling.
- MSP 2010 sẽ trì hoãn một số công việc và mức độ ưu tiên của công việc được dùng
để kiểm soát trật tự công việc mà MSP 2010 tác động đến.
- Nếu mức độ ưu tiên thấp (tức giá trị trong ô Priority thấp) MSP 2010 sẽ tác động tới
trước. Mặc định của MSP 2010 định sẵn là 500. Nếu chúng ta thay đổi giá trị này, thì
MSP 2010 sẽ xem xét, đánh giá, so sánh mức độ ưu tiên của công việc.

Hình 5.28. Mức độ ưu tiên Priority

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 57


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

- Những công việc có độ ưu tiên càng cao càng ít bị MSP 2010 tác động vào trong quá
trình tự động cân đối, tức MSP 2010 sẽ tác động tới công việc có mức độ ưu tiên thấp
trước xong mới tới công việc có mức độ ưu tiên cao hơn. Do đó trước khi lựa chọn cân
đối tự động (Automatic) thì chúng ta phải xem xét lựa chọn mức độ ưu tiên của từng
công việc.
- Khi chỉnh Priority = 1000, thì chắc chắn rằng công việc đó sẽ không bao giờ bị trì
hoãn (không bị MSP 2010 tác động vào) trong quá trình tự động cân đối.

Hình 5.29. Mức độ ưu tiên Priority 1000


* Ý nghĩa cửa sổ Resource Leveling:

Hình 5.30. Cửa sổ Resource Leveling


- Automatic: nếu chúng ta lựa chọn này thì MSP 2010 sẽ tự động cân đối tài nguyên.
- Manual: nếu chúng ta chọn lựa chọn này thì MSP 2010 sẽ tính toán thủ công.
- Look for overallocation on a… basis: để yêu cầu MSP 2010 cân đối theo cơ sơ nào
“Day by Day” thì sẽ cân đối tài nguyên theo cơ sở từng ngày…

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 58


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

- Clear leveling values before leveling: nếu chọn thì MSP 2010 sẽ thiết lập các giá trị
leveling delay về 0 trước khi leveling. Nếu không chọn, MSP 2010 sẽ không thiết lập
lại giá trị leveling delay trước khi leveling mà sẽ dựa vào những giá trị này (có sẵn).
Và trong quá trình cân đối này, việc thiết lập kế hoạch tiến độ cho những công việc đã
được leveling trước đó có khả năng sẽ không thay đổi.
- Leveling range for: nếu chọn Level entire project (thực hiện leveling toàn bộ dự án)
hoặc Level From…To…MSP 2010 sẽ tính toán leveling trong một khoảng thời gian.
- Leveling order: thứ tự cân đối, nếu chọn ID only thì sẽ leveling theo thứ tự công việc
(không bị ảnh hưởng bởi quan hệ công việc và mức độ ưu tiên đã chọn trong Priority).
Nếu chọn Standard thì leveling theo mối quan hệ giữa các công việc, dự trữ, các ngày
và sau cùng mới sử dụng tới mức độ ưu tiên. Nếu chọn Priority, Standard thì sẽ căn
cứ vào mức độ ưu tiên của công việc trước (mà ta đã khai báo trong Priority) và sau đó
mới căn cứ vào Standard như nói ở trên.
- Level only within available slack: trì hoãn các công việc nhưng mà tuyệt đối không
được ảnh hưởng tới thời gian thực hiện của dự án (tức ngày kết thúc của dự án).
- Leveling can adjust individual assignments on a task: quá trình leveling sẽ chỉ điều
chỉnh tiến độ thực hiện của một dạng tài nguyên và được xem như độc lập với những
tài nguyên khác được sử dụng trong công việc đó.
- Leveling can create splits in remaining work: quá trình leveling có thể sẽ phân nhỏ
công việc để giải quyết xung đột tài nguyên.
- Level resources with the Proposed booking type: tiến hành leveling cả những công
việc sử dụng tài nguyên mới chỉ ở dạng dự kiến sử dụng (thuộc về phần nâng cao).
- Level manually scheduled tasks: các công việc đã được lên kế hoạch được tính toán
leveling thủ công.
* Nhiều khi sử dụng leveling sẽ xuất hiện cảnh báo không thể san bằng tài nguyên ở một
vị trí nào đó. Lựa chọn “Skip” để tiếp tục hoặc “Skip All” để nếu trong quá trình leveling
tiếp tục có vị trí không thể san bằng thì sẽ không hiện cảnh báo.

Hình 5.31. Kết quả leveling

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 59


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ HIỆU CHỈNH TIẾN ĐỘ

* Nếu muốn bỏ đi các leveling đã thực hiện và quay về trước leveling thì chọn Clear
Leveling…trong hình trên.

Hình 5.32. Bỏ chọn leveling


* Chúng ta có thể quan sát hiệu quả quá trình leveling với khung nhìn Leveling Gantt.
Quan sát trước và sau khi tiến hành leveling chúng ta sẽ thấy cột Leveling Delay thay
đổi giá trị ở một số công việc từ 0 (ed) sang một giá trị lớn hơn 0.

Hình 5.33. Xem Leveling Gantt


* Để gỡ bỏ leveling đã thực hiện ta làm như sau: Chọn cửa sổ hộp thoại Resource
Leveling/Clear Leveling. Ở cửa sổ hiện ra tiếp theo chọn gỡ bỏ Leveling toàn bộ dự án
(Entire project) hay chỉ những công việc được chọn (Selected tasks)

Hình 5.34. Bỏ leveling


* Ngoài ra có thể Leveling bằng tay (thủ công)
- Chọn khung nhìn Resource Allocation và Levelling Gantt rồi quan sát để can thiệp.
- Trước khi tiến hành cách này chúng ta phải lựa chọn chế độ Manual trong cửa sổ hộp
thoại Resource Leveling hình 5.30.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 60


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

Chương 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN


6.1. Khởi tạo báo cáo
+ Bước 1: Project/Reports/Report

Hình 6.1. Cửa sổ Reports


+ Bước 2: Chọn loại báo cáo.

Hình 6.2. Các loại báo cáo

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 61


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

+ Bước 3: Chỉnh sửa báo cáo.

Hình 6.3. Chỉnh sửa báo cáo


+ Bước 4: OK.
6.1.1. Nhóm báo cáo Overview
* Project Summary trình bày thông tin chính về dự á. Các thông tin tổng này là về ngày,
thời gian thực hiện, số công, chi phí, tình trạng công việc và tình trạng tài nguyên.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 62


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

* Top Level Tasks trình bày thông tin cho công việc ở những mức độ cao nhất trong dự
án như công việc tổng…
* Critical Tasks trình bày tình trạng của các công việc nằm trên đường găng của dự án là
những công việc cần quan tâm nhiều vì ảnh hưởng lớn đến thời gian hoàn thành dự án
nếu chậm trễ.
* Milestones trình bày thông tin về các cột mốc trong dự án. Nếu chúng ta đánh dấu công
việc tổng (Summary) như một cột mốc thì nó cũng sẽ được trình bày trong báo cáo này.
Các thông tin về ngày khởi công và kết thúc công việc trước và tài nguyên cho cột mốc
cũng sẽ được trình bày.
* Working Days trình bày thông tin dự án với loại lịch đang sử dụng như tên lịch sử dụng
và giờ làm việc của từng ngày trong tuần.
6.1.2. Nhóm báo cáo Current Activities
* Ustarted Tasks liệt kê các công việc chưa khỏi công, các công việc này được sắp xếp t
heo ngày khởi công kế hoạch như thời gian thực hiện, công việc trước và tài nguyên.
* Tasks Starting Soon khi chọn báo cáo này các cửa sổ yêu cầu chọn khoảng thời gian và
khoảng thời gian này sẽ được MSP 2010 sử dụng khi lựa chọn các công việc trong báo
cáo.
* Tasks in Progress liệt kê các công việc vừa khởi công nhưng chưa kết thúc (đang thực
hiện) như thời gian thực hiện, ngày khởi công và kết thúc cũng như công việc trước và tài
nguyên.
* Completed Tasks liệt kê thời gian thực tế, ngày hoàn thành và khởi công thực tế, chi
phí và giờ công cho các công việc hoàn thành.
* Should Have Started Tasks MSP 2010 yêu cầu xác định ngày các công việc đáng lẽ đã
kết thúc và nó sẽ liệt kê các công việc đáng lẽ đã kết thúc đến ngày này.
* Slipping Tasks liệt kê các công việc đã được lập lại kế hoạch (Rescheduled) so với
ngày khởi công (Baseline).
6.1.3. Nhóm báo cáo Cost (tự tìm hiểu)
6.2.4. Nhóm báo cáo Assignment
* Who Does What trình bày các tài nguyên và các công việc tương ứng mà chúng được
phân bổ. Lượng công kế hoạch cho từng công việc, các ngày khởi công và kết thúc kế
hoạch và các ghi chú cho tài nguyên.
* Who Does What When liệt kê các tài nguyên và công việc tương ứng mà chúng được
phân bổ, tuy nhiên chú trọng vào lượng công hàng ngày mà chúng ta lập kế hoạch hco
từng tài nguyên trên từng công việc một.
* To Do List liệt kê hàng tuần các công việc một tài nguyên được gán cho chúng. MSP
2010 yêu cầu chọn loại tài nguyên muốn được trình bày.
* Overallocated Resources trình bày các tài nguyên bị phân bổ vượt quá khả năng cung
cấp, các công việc mà tài nguyên đó được phân bổ.
6.1.5. Nhóm báo cáo Workload
* Tasks Usage liệt kê các công việc và tài ngyuên tương ứng được gán cho chúng, đồng
thời báo cáo cũng trình bày lượng công của từng tài nguyên theo tuần.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 63


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

* Resource Usage liệt kê các tài nguyên và các công việc tương ứng.
6.1.6. Nhóm báo cáo Customize (tự tìm hiểu)
6.2. In ấn trong msp 2010
6.2.1. In các báo cáo
+ Bước 1: Chọn loại báo cáo cần in (xem lại mục 6.1).
+ Bước 2: Chỉnh sửa trang in theo tùy ý như hình 6.4.

Hình 6.4. Chỉnh sửa bản in báo cáo


+ Bước 3: Tiến hành in như các phân mềm khác.
6.2.2. In kế hoạch tiến độ
+ Bước 1: Hiển thị cửa sổ cần in trong MSP 2010 (ví dụ Gantt Chart)
+ Bước 2: File/Print.
+ Bước 3: Chỉnh sửa trang in.

Hình 6.5. Chỉnh sửa bản in tiến độ


+ Bước 4: Tiến hành in như các phần mềm khác.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 64


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

6.3. Copy tiến độ sang các phần mềm khác

6.3.1. Copy tiến độ sang các phần mềm Acad


+ Bước 1: Bôi chọn các công tác cần copy; trường hợp copy toàn bộ tiến độ thì click
chuột vào ô góc trái trên cùng để bôi chọn toàn bộ tiến độ.
+ Bước 2: vào Ribbon Task\Copy Picture\

Hình 6.6. Chỉnh sửa coppy picture

- For screen: copy toàn bộ những phần chọn trên màn hình; (thường chọn);
- For printer: để in trực tiếp;
- To GIF image file: xuất dạng file ảnh đuôi .GIF;
- Rows on screen: chỉ copy những dòng có trên màn hình;
- Selected rows: chỉ copy những dòng được lựa chọn;
- As shown on screen: chỉ copy thang đo thời gian hiển thị trên màn hình;

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 65


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

- From: ngày/tháng/năm giờ:phút buổi sáng (hoặc chiều); nên trước khoảng 1 ngày;
- To: ngày/tháng/năm giờ:phút buổi sáng (hoặc chiều); nên sau khoảng 1 ngày;
(căn cứ vào dòng thời gian Timeline, để xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của tiến
độ nhập vào mục From…To)
+ Bước 3: Lựa chọn kích thước bức ảnh, có thể vùng lựa chọn quá lớn khi dán sang
phần mềm khác.

Hình 6.7. Các bước coppy


- Keep the selected range: giữ nguyên vùng lựa chọn (thường chọn)
- Zoom out the timescale so picture can fit: chương trình sẽ tự động thu phóng tỷ lệ hình
ảnh cho vừa với phần mềm cần dán ảnh;
- Scale the picture to 22 in, in with: thu phóng tỷ lệ hình ảnh cho vừa khổ giấy rộng 22in
(khoảng 56cm);
- Truncate the picture to 22 in, in with: cắt ảnh với bề rộng ảnh là 22 in (khoảng 56cm);
+ Bước 4: Dán vào phần mềm Acad
- Cách 1: Mở phần mềm Acad\Ctrl+V (tuy nhiên cách này thường bị lỗi font nếu tiến độ
sử dụng bộ font Unicode)
- Cách 2: Mở phần mềm Acad vào Edit\paste Special… hoặc sử dụng phím tắt (pa ) ;
Lựa chọn hình ảnh dạng Enhanced Metafile. (ccsh này khắc phụ được tình trạng lỗi font);
- Chú ý: thường khi dán sang Acad hình ảnh có thể lớn tràn màn hình rất khó zoom, nên
Zoom màn hình lớn (lăn bánh xe chuột khoảng 2 lần về phía trước đẻ zoom to màn hình
trước khi thực hiện lệnh dán ảnh).
6.3.2. Khắc phục khi in Acad khổ giấy A0 không hiển thị đầy đủ
Chuyển bản vẽ A0 sang dạng .pdf trước khi in
+ Bước 1: Vào File\Plot\
+ Bước 2: Vào mục paper size\A0

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 66


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

+ Bước 3: Vào mục Plot scale\Fit to paper


+ Bước 4: Vào mục Plot area\Window \bao chọn hình vẽ cần chuyển sang .PDF
+ Bước 5: Vào mục Drawing Orientation\chọn khổ giấy theo chiều dọc hay ngang cho
phù hợp
+ Bước 6: Vào mục Printer\plotter\Foxit reader PDF Printer (hoặc các phần mềm khác
như do pdf…)
+ Bước 7: Khi máy hỏi chọn khổ giấy\chọn Use custom paper size (khổ giấy A0)

Hình 6.8. Chỉnh sửa trong Print

Hình 6.9. Lựa chọn Print

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 67


CHƯƠNG 6: KHỞI TẠO BÁO CÁO VÀ IN ẤN

6.3.3 Copy hình ảnh sang các phần mềm Word, Excel
Tương tự như cách copy sang phần mềm Acad tùy theo phần mềm lựa chọn chế độ paste
Special.

- Phần mềm Word 2013

Hình 6.10. Coppy qua Word

- Phần mềm Excel 2013

Hình 6.11. Coppy qua Excel

BÀI GIẢNG TIN HỌC TROGN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 68


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Chương 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG


7.2. Bài tập chương 2
7.2.1. Thiết lập thang đo thời gian cho khung nhìn Gantt chart
a. Thể hiện thang đo thời gian có 2 dòng: dòng trên thể hiện tháng/năm bước nhảy bằng 1;
dòng dưới thể hiện ngày bước nhảy bằng 1 (Label: 01,02…);
b. Kích cỡ khung nhìn 70%; canh lề text bên trái; sử dụng năm tài chính, có đường phân
cách giữa các dòng thời gian;
c. Những ngày không làm việc thể hiện màu xanh lá, phía trước các thanh task bars, sử
dụng lịch chung của dự án.
7.2.2. Tạo lịch cho dự án (Base Calendar)
a. Tạo lịch trên nền lịch chuẩn (copy of Standard)
b. Tất cả các ngày trong tuần là ngày làm việc; sáng từ 7h00AM-11h00AM, chiều từ
13h00PM-17h00PM;
c. Nghỉ các ngày lễ: Tết dương lịch, Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5, 02/9.
7.2.3. Thiết lập thông tin dự án
a. Ngày bắt đầu của dự án: 7h00 ngày 01/01/2017;
b. Các công tác của tiến độ bắt đầu từ ngày bắt đầu của dự án; các công tác bắt đầu sớm
nhất có thể;
c. Lịch chung của dự án.
7.2.4. Thiết lập thông tin dự án
a. Ngày kết thúc của dự án: 7h00 ngày 15/6/2017;
b. Các công tác của tiến độ bắt đầu từ ngày kết thúc của dự án; các công tác bắt đầu muộn
nhất có thể;
c. Lịch chung của dự án.
7.2.5. Thiết lập mặc định tổng quát - General
a. Khung nhìn mặc định: tiến độ ngang và dòng thời gian phía trên (Gantt with Timeline);
b. Hiển thị mẹo trợ giúp màn hình;
c. Định dạng thời gian: hiển thị đầy đủ ngày, tháng, năm, giờ, phút;
7.2.6. Thiết lập mặc định màn hình - Display
a. Sử dụng lịch: Dương lịch;
b. Tiền tệ: đơn vị VND;
c. Hiển thị tất cả các chỉ dẫn khi thay đổi tài nguyên, thời gian, tổ đội, tổng công…;
d. Hiển thị thanh nhập liệu (Entry bar) khi nhập dữ liệu.
7.2.6. Thiết lập mặc định tiến độ -Schedule
a. Đặt trạng thái mặc định các yếu tố về lịch (Calendar) cho tất cả các dự án;(chú ý
phần này phải tương thích với phần tạo lịch của dự án)

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 69


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

- Tuần bắt đầu từ thứ Hai;


- Năm tài chính bắt đầu từ tháng Giêng;
- Thời điểm mặc định bắt đầu ngày làm việc: 7h00AM;
- Thời điểm mặc định kết thúc ngày làm việc: 17h00PM;
- Thời gian làm việc một ngày là 8h;
- Thời gian làm việc một tuần là 7x8=56 giờ;
b. Thiết lập trạng thái mặc định các yếu tố về Tiến độ (Schedule) cho tất cả các dự án
- Hiển thị chỉ dẫn về tiến độ;
- Hiển thị đơn vị dạng thập phân;
- Các công tác mới được tạo ở dạng tự động (Auto Scheduled);
- Tự động ngày bắt đầu các công tác là ngày bắt đầu của dự án; (mục này tương thích với
mục thiết lập thông tin dự án ở bài tập 7.1.4);
- Thời gian và công tính theo đơn vị ngày (Days);
- Dạng công tác: Fixed Units;
- Bỏ chọn: New tasks are effort driven; Auto link inserted or moved tasks; Tasks will
always honor their contraint dates; Keep task on nearest working day when changing to
Automatically Scheduled mode.
c. Thiết lập mặc định các yếu tố về Cảnh báo (Schedule Alerts Option)
- Hiển thị cảnh báo về các công tác của tiến độ;
- Hiển thị đề nghị điều chỉnh các công tác của tiến độ.
d. Thiết lập mặc định các yếu tố tính toán (Calculation)
- Bật chế độ tự động tính toán mỗi khi có sự biên tập lại dữ liệu nhập vào của tiến độ;
- Tick chọn đầy đủ các mục trong phần Calculation Option.
7.2.7. Thiết lập mặc định nâng cao -Advanced
- Tick chọn mục tự động lọc các dữ liệu nhập vào (Set AutoFilter on for new projects);
- Các mục khác theo mặc định của phần mềm.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 70


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

7.3. Bài tập chương 3


7.3.1. Nhập các công tác của phần ngầm một công trình theo hình (H 7.3.1)

Hình (H 7.3.1)

- Nhập tên các công tác và phân cấp các công tác theo hình; (lịch tiến độ theo bài tập
7.2.2)
- Quan sát trên thang đo thời gian xác định thời gian của từng công tác, nhập thời gian
các công tác vào tiến độ;
- Quan sát mối quan hệ giữa các công tác và xác định loại quan hệ giữa các công tác,
nhập mối quan hệ các công tác.
7.3.2. Nhập các công tác của phần thô tầng điển theo hình (H7.3.2)
- Nhập tên các công tác và phân cấp các công tác theo hình (các công tác có ID từ 2 đến
9 là con của công tác ID=1); (lịch tiến độ theo bài tập 7.2.2)
- Quan sát trên thang đo thời gian xác định thời gian của từng công tác, nhập thời gian
các công tác vào tiến độ;
- Quan sát mối quan hệ giữa các công tác và xác định loại quan hệ giữa các công tác,
nhập mối quan hệ các công tác.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 71


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Hình (H.7.3.2)

7.3.3. Nhập các công tác của phần hoàn thiện theo hình (H7.3.3)
- Nhập tên các công tác và phân cấp các công tác có theo hình; (lịch tiến độ theo bài tập
7.2.2).
- Quan sát trên thang đo thời gian xác định thời gian của từng công tác, nhập thời gian
các công tác vào tiến độ;
- Quan sát mối quan hệ giữa các công tác và xác định loại quan hệ giữa các công tác,
nhập mối quan hệ các công tác.

Hình (H.7.3.3)

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 72


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

7.3.4. Kết nối phần ngầm và phần thô của bài 7.3.1 và bài 7.3.2

Cấu trúc các công tác tổng như hình (H 7.3.4)

Điều kiện kết nối:


- Công tác gia công lắp dựng cốt thép cột tầng 1 phải bắt đầu sau khi công tác gia công lắp
dựng cốt thép dầm sàn trệt kết thúc;
- Công tác gia công lắp dựng cốt thép cột tầng thứ i bắt đầu sau khi công tác cốt thép sàn
tầng thứ i kết thúc; (ví dụ: Công tác gia công lắp dựng cốt thép cột tầng 2 bắt đầu sau khi
công tác cốt thép sàn tầng 2 kết thúc);
- Công tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 2 bắt đầu khi công tác tháo dỡ ván khuôn cột
tầng 4 kết thúc; tương tự công tác tháo ván khuôn dầm sàn tầng 3 bắt đầu khi công tác tháo
dỡ ván khuôn cột tầng 5 kết thúc;
- Công tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 5 bắt đầu khi công tác tháo dỡ ván khuôn dầm
sàn tầng 6 kết thúc; tương tự công tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 4 bắt đầu khi công
tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 5 kết thúc.
7.3.5. Kết nối phần ngầm và phần thô của bài 7.3.4 và phần hoàn thiện bài 7.3.2. Điều
kiện kết nối: công tác xây tầng 1 bắt đầu sau khi tháo ván khuôn dầm sàn tầng 2 kết thúc;

Cấu trúc các công tác tổng như hình H 7.3.5

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 73


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

7.4. Bài tập chương 4


7.4.1. Lập bảng tài nguyên (Resource Sheet) của tiến độ

STT Tài nguyên Tên tài nguyên Kiểu tài Đơn vị Max
(Resource Name) nguyên Unit

1 Thợ thép T công 9

2 Thợ ván khuôn VK công 10

3 Thợ Nề N công 10

4 Công nhân CN công 10

5 Khối lượng thép MT Vật liệu t

6 Khối lượng ván khuôn MVK Vật liệu 100m2

7 Khối lượng bê tông MB Vật liệu m3

8 Khối lượng đất Mdat Vật liệu m3

9 Khối lượng cọc Mcoc Vật liệu met

7.4.2. Sử dụng bảng tài nguyên (Resource Sheet) của bài tập 7.4.1 nhập tài nguyên cho
các công tác như hình H 7.3.1
7.4.3. Sử dụng bảng tài nguyên (Resource Sheet) của bài tập 7.4.1 nhập tài nguyên cho
các công tác như hình H 7.3.2
7.4.4. Lập bảng tài nguyên (Resource Sheet) của tiến độ

STT Tài nguyên Tên tài nguyên Kiểu tài Đơn vị Max
(Resource Name) nguyên Unit

1 Thợ Sơn S công 32

2 Thợ Nề N công 35

3 Khối lượng xây Mxay Vật liệu m3

4 Khối lượng trát Mtrat Vật liệu m2

5 Khối lương lát Mlat Vật liệu m2

6 Khối lượng bả mastic Mba Vật liệu m2

7 Khối lượng sơn nước Mson Vật liệu m2

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 74


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

7.4.5. Sử dụng bảng tài nguyên (Resource Sheet) của bài tập 7.4.4 nhập tài nguyên cho
các công tác như hình H 7.3.3
7.4.6 Từ kết quả nhập liệu như bài 7.4.2 hãy cho biết:
- Tổng công đội thợ thép:
- Tổng công đội thợ ván khuôn:
- Tổng công đội thợ nề:
- Tổng công đội công nhân:
- Tổng khối lượng thép:
- Tổng khối lượng ván khuôn:
- Tổng khối lượng bê tông:
- Tổng khối lượng đất:
- Tổng khối lượng cọc:
7.4.7 Từ kết quả nhập liệu như bài 7.4.5 hãy cho biết:
- Tổng công đội thợ nề:
- Tổng công đội thợ sơn:
- Tổng khối lượng xây:
- Tổng khối lượng trát:
- Tổng khối lượng lát:
- Tổng khối lượng bả mastic:
- Tổng khối lượng sơn nước:
7.4.8 Kết hợp 2 bảng 7.4.1 và bảng 7.4.4 nhập tài nguyên cho bài tập 7.3.5 cho biết:
- Tổng công đội thợ thép:
- Tổng công đội thợ ván khuôn:
- Tổng công đội thợ nề:
- Tổng công đội công nhân:
- Tổng công đội thợ sơn:
- Tổng khối lượng thép:
- Tổng khối lượng ván khuôn:
- Tổng khối lượng bê tông:
- Tổng khối lượng xây:
- Tổng khối lượng trát:
- Tổng khối lượng lát:
- Tổng khối lượng bả mastic:
- Tổng khối lượng sơn nước:

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 75


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

7.5. Bài tập chương 5


Sử dụng kết quả của bài 7.4.2; 7.4.3; 7.4.5
- Xác định công tác Găng của từng tiến độ các bài trên;
- Xác định thời gian dự trữ toàn phần của các công tác các tiến độ trên;
- Xác định tổng số thợ (tài nguyên dạng work), tổng khối lượng từng loại vật liệu (tài
nguyên dạng material) trong từng ngày của tiến độ.
- Xác định các công tác bị quá tải tài nguyên, xác định thời gian nào của công tác bị quá tải,
điều chỉnh bằng cách tách nhỏ công tác sao cho tài nguyên không bị quá tải.
7.6 Bài tập chương 6
7.6.1. Copy tiến độ ở bài 7.4.2; 7.4.3; 7.4.5 sang Acad
7.6.2. Copy biểu đồ sử dụng thợ và các tài nguyên dạng material sang Acad canh chỉnh sao
cho biểu đồ tài nguyên có mốc thời gian bắt đầu và kết thúc tương ứng với tiến độ vừa copy
ở bài 7.6.1.
7.7 Bài tập tổng hợp

TT Nội dung yêu cầu

1 Import data cho tiến độ

1.1 - Tạo folder: D\Lop-Ho Va Ten\ chứa file tên: Lop-Ho Va Ten.mpp
- Mục General: Chọn dạng hiển thị thời gian có hiển thị ngày, tháng, năm và giờ (Date
fomat); ví dụ 28/01/09 12:33 PM;
- Mục Schedule: Tuần bắt đầu ngày thứ hai, ngày bắt đầu lúc 7h:00AM kết thúc lúc
5h:00PM; Ngày làm việc 8h, tuần làm việc 7 ngày (56h), tháng làm việc 28 ngày (4
tuần); Đơn vị nhập vào dạng thập phân (Decimal), các công tác mới nhập vào dạng
Auto schedule, Fix Unit, thời gian và công đơn vị là ngày, các mục còn lại theo giáo
trình;
- Mục Advanced: chọn chế độ lọc tự động (Auto filter) và hiển thị ngày giờ dạng rút
gọn (Minutes:m; hours: h; days:d);

1.2 Tạo lịch cho dự án


- Tên lịch “Lop-Ho Va Ten”;
- Làm việc tất cả các ngày trong tuần; sáng 7h:00AM -11h:00AM, chiều 1h:00PM-
5h:00PM; nghỉ ngày tết dương lịch 01/01/2017, ngày giỗ tổ Hùng Vương 06/4 (10/3
âm lịch); GPMN 30/4; QTLĐ 01/5; QK 02/9;

1.3 Thiết lập thuộc tính cho dự án


Title: Trường ĐH Xây dựng Miền Trung
Author: “Họ và tên sinh viên”
Manager: “ Họ và tên giáo viên giảng dạy học phần”

1.4 Thiết lập thông tin ban đầu cho dự án

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 76


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Ngày bắt đầu của dự án: 7h:00AM ngày 01/01/2017


Gán lịch dự án là lịch đã tạo ở mục 3

1.5 Thiết lập hiển thị (cho các khung nhìn Gantt Chart, Resource Usage, Task Usage,
Resource Graph)
- Thang đo thời gian: 2 lớp: Bottom tier đơn vị đo là ngày, bước nhảy bằng 1, hiển thị
dạng 1,2…; Middle tier đơn vị đo là tháng, bước nhảy bằng 1, hiển thị dạng
tháng/năm (ví dụ 01/09); size 80%; Gán lịch của dự án cho phần hiển thị thời gian, đặt
ngày không làm việc phía trước thanh thể hiện công tác (Non-working time);
- Font chữ cho toàn bộ tiến độ Tahoma (Text Styles), cỡ chữ 12,
- Thanh biểu diễn công tác có chiều cao 12;
- Các công tác con thể hiện tài nguyên bên trái thanh công tác;
- Các công tác tổng thể hiện thời điểm bắt đầu bên trái và thời gian kết thúc bên phải
thanh công tác.
- Đường lưới bên bảng số liệu đường liền nét màu đen; đường lưới bên khung đồ hoạ
đường liền nét màu xám;

1.6 Nhập tiến độ phần ngầm và phần thô tầng điển hình
- Chèn cột có trường số liệu “Work”, Indicator” và “Task mode”
- Nhập đúng tên, thời gian, quan hệ, phân cấp công tác;
- Lập bảng tài nguyên của tiến độ với Max unit các loại thợ như sau: Thợ thép (T=9);
thợ ván khuôn (VK=10); Nề (N=10); Công nhân (CN=20); lịch của tài nguyên là lịch
của dự án.
- Nhập đầy đủ và chính xác tài nguyên cho các công tác;

1.7 Nối kết và điều chỉnh tiến độ


Giả định công trình có 5 tầng điển hình có cấu trúc công việc tổng như hình vẽ (H3),
nối kết phần ngầm (H1) và phần thô các tầng điển hình (H2) lại với nhau theo điều
kiện như sau:
- Công tác gia công lắp dựng cốt thép cột tầng 1 bắt đầu sau khi công tác gia công lắp
dựng cốt thép sàn tầng trệt kết thúc;
- Công tác gia công lắp dựng cốt thép cột tầng thứ i bắt đầu sau khi công tác cốt thép
sàn tầng thứ i kết thúc; (ví dụ: Công tác gia công lắp dựng cốt thép cột tầng 2 bắt đầu
sau khi công tác cốt thép sàn tầng 2 kết thúc);
- Công tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 2 bắt đầu khi công tác tháo dỡ ván khuôn
cột tầng 4 kết thúc; tương tự công tác tháo ván khuôn dầm sàn tầng 3 bắt đầu khi công
tác tháo dỡ ván khuôn cột tầng 5 kết thúc;
- Công tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 5 bắt đầu khi công tác tháo dỡ ván khuôn
dầm sàn tầng 6 kết thúc; tương tự công tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 4 bắt đầu
khi công tác tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 5 kết thúc;
- Điều chỉnh tiến độ cho thợ VK không bị quá giới hạn (Overallocated) bằng cách

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 77


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

tách công việc;

2 Thông tin của dự án

- Tổng thời gian của tiến độ: …… (ngày)


- Tổng công tiến độ: …… (ngày)
- Tổng thời gian phần thô tầng 1: …… (ngày)
- Tổng công của phần thô tầng 1: …… (ngày)

2.1 - Tổng công đội thợ: T: ……, VK: ……, N: ……, CN: ……
- Tổng khối lượng: MT:…………(t); MVK:…………(100m2)
MB:………(m3);

2.2 Trong phần thô tầng 1 công tác có thời gian dự trữ toàn phần lớn nhất có ID: …..
Trong phần thô tầng 1 các công tác găng có ID: …;…;…;…;…;…;...

2.3 Thời gian kết thúc muộn nhất có thể của công tác đổ bê tông dầm sàn tầng 1 là:
……/……/……

2.4 Trong tháng 4 ngày có tổng công lớn nhất của tiến độ là: ……/…/……
Giá trị tổng công của ngày đó là: ……

Tổng

TIẾN ĐỘ PHẦN NGẦM (H1)

TIẾN ĐỘ PHẦN THÔ TẦNG ĐIỂN HÌNH (H2)

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 78


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Phân cấp các công tác tổng (H3)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP


7.7 Bài tập tổng hợp

TT Nội dung

1 Import data cho tiến độ

1.1 - Tạo folder chứa file: D\D15X…\họ và tên-lớp


- File\option\ General
- File\option\ Schedule
- File\option\ Advanced

1.2 Tạo lịch cho dự án


Project\Change Working Time

1.3 Thiết lập thuộc tính cho dự án


File\Info\Project Information\Advanced Properties

1.4 Thiết lập thông tin ban đầu cho dự án

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 79


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Project\Project Information

1.5 Thiết lập hiển thị


- Đặt con trỏ trên thanh thời gian bên khung nhìn đồ họa\ Click chuột phải\Timescale…
- Task\ xem font và cỡ chữ bảng dữ liệu

-Format\Text Styles\ Font chữ cho toàn bộ tiến độ

- Đặt con trỏ vùng cửa sổ đồ họa\click chuột phải\Layout\

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 80


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

1.6 Nhập tiến độ phần ngầm và phần thô tầng điển hình
Vào Task\Task Usage

Vào

View\Resource Sheet

1.7 Nối kết và điều chỉnh tiến độ


Xem hình trên nếu sai ở phần của công tác tổng nào thì vào bên trong xem chi tiết

2 Thông tin của dự án

Xem hình mục 1.6 (Sai 01 ý trừ 0,25)

2.1 Vào View\Resource Usage

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 81


CHƯƠNG 7: BÀI TẬP ỨNG DỤNG

2.2 - Thời gian dự trữ toàn phần lớn nhất của công tác phần thô tầng 1 là công tác có ID =
19 và có giá trị thời gian dự trữ toàn phần: 124(ngày)
- Công tác găng của phần thô tầng 1 là những công tác ID: 16,16, 20, 21

2.3 Xem hình mục 2.2

2.4 Vào Task\Gantt Chart\Task Usage


Trong tháng 4 Ngày có tổng công lớn nhất của tiến độ là:05/4/2017
Giá trị tổng công của ngày đó là: 39

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 82


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

PHỤ LỤC NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP


1. Sai sót khi tạo tài nguyên: Khai báo sai dạng tài nguyên (Type): tài nguyên dạng Work
thì khai báo dạng Material và ngược lại.
=> Khắc phục: nắm rõ ý nghĩa của các dạng tài nguyên để khai báo cho đúng

Hình 1. Gán sai dạng tài nguyên


=> Trong Hình1 Máy đào phải là tài nguyên dạng Work (vì chi phí phụ thuộc vào thời gian
sử dụng máy) còn Ván khuôn là tài nguyên dạng Material (vì là nguyên vật liệu, chi phí
không phụ thuộc vào thời gian sử dụng).
2. Để đơn vị của tài nguyên dạng Work ở trường Max Units dưới dạng phần trăm
(percentage) nhưng nhập giá trị dưới dạng thập phân (decimal). Ví dụ: Khi đơn vị tài
nguyên đang ở dưới dạng phần trăm, bạn muốn nhập giá trị Max Units của tài nguyên công
nhân là 19 người thì bạn phải nhập là 1900, nếu bạn nhập là 19 thì MS Project sẽ hiểu là
19% (0.19). Tương tự, khi gán cho công tác thì bạn cũng phải nhập là 1900 vào cột Units
chứ không phải là 19.
=> Khắc phục: nên chuyển sang dạng Decimal trước khi nhập để tránh nhầm lẫn, cách
chuyển xem lại ở mục 4.1.3 b.

Hình 2. Sai dạng của tài nguyên dạng Work


3. Khai báo không đủ tài nguyên cần gán trong Resource Sheet: khi gán bằng cửa số
Assign Resource thì trong danh sách tài nguyên không có tên tài nguyên cần gán. Khi gán
bằng Task Form hoặc bằng cửa sổ Task Information thì khi chọn mũi tên xổ xuống thì
không có tên tài nguyên cần gán.
=> Khắc phục: cẩn thận nhập đủ các loại tài nguyên cần sử dụng
4. Gán sai lịch cho tài nguyên dạng Work: thông thường lịch của dự án và lịch của tài
nguyên là giống nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, khi khai báo thì 2 lịch này
không giống nhau, dẫn đến sự thay đổi về thời gian thực hiện công tác sau khi gán tài
nguyên. Việc này thường xảy ra khi chúng ta khai báo tài nguyên trong Resource Sheet
trước khi tạo lịch và gán lịch cho dự án. Khi đó, tài nguyên được tạo sẽ mặc định được gán

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 83


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

lịch của dự án lúc bấy giờ (lịch Standard). Sau khi chúng ta tạo một lịch mới, ví dụ là Lịch
làm việc và gán cho dự án thì khi đó, dự án sẽ theo Lịch làm việc còn tài nguyên sẽ theo
lịch Standard, như vậy sẽ xảy ra sai sót nếu quên chỉnh lại.
=> Khắc phục: Nên khai báo tài nguyên sau khi đã tạo lịch và gán lịch cho dự án. Hoặc nếu
khai báo tài nguyên trước thì sau khi tạo lịch và gán cho dự án thì nhớ vào Resource Sheet
để gán lại lịch cho tài nguyên.
5. Sai sót khi gán tài nguyên: Khi gán bằng cách nhập trực tiếp vào cột Resource Names
trong khung nhìn Gantt Chart: rất dễ nhập sai vì phải nhập đúng cú pháp Tên tài nguyên[số
lượng], do đó chỉ nên dùng khi Copy tài nguyên từ công tác này sang công tác khác khi
trong cùng một file.
=> Khắc phục:
- Lưu ý: khi Copy tài nguyên từ một file khác sang thì tên tài nguyên trong file nguồn
phải giống với tên tài nguyên đã khai báo trong Resource Sheet của file đích vì nếu
khác thì MS Project sẽ tự động tạo tài nguyên mới, không giống với tài nguyên mình đã
khai báo.
- Trường hợp này, nên khắc phục bằng cách trước khi Copy thì không khai báo tài
nguyên trong Resource Sheet của file đích, sau khi Copy tài nguyên từ file nguồn qua
thì MS Project đã tự động tạo một danh sách tài nguyên vừa gán, ta sẽ chỉnh sửa các
thuộc tính của những tài nguyên này.
6. Khi gán bằng khung nhìn Task Form: dễ gán nhầm tài nguyên cho công tác tổng nếu
không để ý. Khi gán bằng cửa sổ Assign Resource: dễ chọn nhầm tài nguyên để gán vì sau
khi nhập số lượng cho tài nguyên phía dưới danh sách thì tài nguyên này sẽ được đưa lên
phía trên danh sách, đẩy các tài nguyên chưa được gán xuống 1 dòng, nếu không chú ý dễ
chọn nhầm.
- Ví dụ: Công tác GCLD CT sàn trệt cần được gán tài nguyên Thợ thép số lượng là 9, tài
nguyên MT số lượng là 5.94 tấn, ta tiến hành gán bằng cửa sổ Assign Resource như
hình sau:

Hình 3. Gán tài nguyên cho công tác GCLD CT sàn trệt

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 84


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

- Tuy nhiên khi ta thực hiện bước 2 như trong Hình 3 thì ô chúng ta chọn sẽ là ô nhập
Units của tài nguyên Mdat do tài nguyên Thợ thép đang ở dòng số 8 được đưa lên dòng
đầu tiên, đẩy các tài nguyên khác xuống một dòng, vì vậy dòng số 5 ban đầu là của tài
nguyên MT sẽ bị thay bằng tài nguyên Mdat (bị đẩy xuống từ dòng số 4), nếu không chú
ý sẽ gán nhầm loại tài nguyên cho công tác này.

Hình 4. Vị trí của các tài nguyên trong danh sách bị thay đổi

=> Khắc phục: Khi gán sai tài nguyên (loại tài nguyên, số lượng) thì chọn tài nguyên đó rồi
ấn nút Remove (gỡ bỏ), không dùng Replace (thay thế). Vì nếu dùng Replace, MS Project
sẽ giữ nguyên số công (work), khi ta nhập vào số lượng mới thì thời gian thực hiện có thể sẽ
bị thay đổi.
7. Thuộc tính Task Type của công tác (Fixed Units, Fixed Duration, Fixed Work)
trong MS Project
* Công thức tính toán tiến độ của MS Project

+ MS Project sử dụng công thức (*) dưới đây để tính toán tiến độ cho dự án:

Trong đó:
Duration: thời gian thực hiện công viêc
Work: tổng số công thực hiện công việc
Resource Units: số tài nguyên đơn vị thực hiện công việc
+ Từ công thức (*) ta thấy ta chỉ cần nhập 2 thành phần thì thành phần thứ 3 sẽ được MS
Project tự động tính toán.
* Loại công việc

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 85


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

+ Tương ứng với 3 thành phần trong công thức (*), trong MS Project có 3 loại công việc:
- Fixed Duration: cố định thời gian thực hiện công việc
- Fix Work: cố định tổng số công thực hiện công việc
- Fixed Units: cố định số tài nguyên đơn vị thực hiện công việc
+ Khi công việc được cố định (fixed) một thành phần thì 2 thành phần còn lại thay đổi sao
cho phù hợp với công thức (*).
+ Người sử dụng phải hiểu rõ thuộc tính này để lựa chọn loại công việc phù hợp và nắm
được cách phần mềm MS Project điều chỉnh tiến độ khi cac thành phần nói trên thay đổi.
* Ví dụ minh họa
Để hiểu rõ vấn đề này, ta theo dõi một ví dụ sau:
+ Trong MS Project ta nhập 3 công tác có tên “Công tác 1”, “Công tác 2”, “Công tác 3”,
mỗi công tác đều có thời gian thực hiện là 4 ngày, số công nhân cần thiết để thực hiện là 10
người (như vậy mỗi công tác đều có 8x4x10 = 320 giờ công).
+ Gán loại công việc cho 3 công tác này:
- Công tác 1 là Fixed Units
- Công tác 2 là Fixed Duration
- Công tác 3 là Fixed Work
+ Ta chèn thêm một cột Type và cột Work sau tên công tác để tiện theo dõi.

Hình 5. Nhập dữ liệu theo yêu cầu của ví dụ


+ Bây giờ ta lần lượt thay đổi các đại lượng: tài nguyên, thời gian thực hiện, tổng số công
để xem MS Project điều chỉnh tiến độ như thế nào.
Trường hợp 1: thay đổi 10 công nhân thành 5 công nhân (thay đổi Resource Units), kết
quả như sau:

Hình 6. Kết quả khi thay thay đổi Resource Units


- Sau mỗi lần thay đổi Resource Units của từng công tác (từ 10 công nhân thành 5 công
nhân), MS Project đều đưa ra một cảnh báo cho người dùng. Ví dụ ở Công tác 1, sau khi
ta thay đổi Resource Units, tại góc trên bên trái của ô Task Name của Công tác 1 xuất
hiện một hình tam giác, rê chuột vào ô này sẽ xuất hiện một cảnh báo hình thoi có dấu
chấm than, kích chuột vào mũi tên bên cạnh hình thoi sẽ nhận được cảnh báo như sau:

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 86


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hình 7. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Resource Units của Công tác 1
- Hai phương án được đưa ra:
 Phương án thứ nhất: thay đổi thời gian thực hiện công tác (thay đổi Duration)
 Phương án thứ hai: thay đổi tổng số công thực hiện công tác (thay đổi Work)
- Từ Hình 7 ta thấy Công tác 1 (Fixed Units) có thời gian thực hiện tăng lên thành 8
ngày, tổng số công giữ nguyên 320 giờ công => MS Project chọn phương án thứ nhất.
- Tương tự, Công tác 2 và Công tác 3 cũng có những cảnh báo như vậy, nhưng:
 Công tác 2 thời gian thực hiện giữ nguyên 4 ngày, tổng số công giảm còn 160 giờ
công vì công tác này không được phép thay đổi thời gian thực hiện (Fixed Duration) =>
MS Project chọn phương án thứ hai.

Hình 8. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Resource Units của Công tác 2
 Công tác 3 thời gian thực hiện tăng lên thành 8 ngày, tổng số công giữ nguyên 320 giờ
công vì công tác này không được phép thay đổi tổng số công (Fixed Work) => MS
Project chọn phương án thứ nhất.

Hình 9. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Resource Units của Công tác 3
Trường hợp 2: thay đổi thời gian thực hiện từ 4 ngày xuống còn 2 ngày (thay đổi
Duration), kết quả như sau:

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 87


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hình 10. Kết quả khi thay thay đổi Duration


- Cảnh báo của MS Project khi thay đổi Duration của các công tác:

Hình 11. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Duration của Công tác 1
- Hai phương án được đưa ra:
 Phương án thứ nhất: thay đổi tổng số công thực hiện công tác (thay đổi Work)
 Phương án thứ hai: tăng số giờ làm việc mỗi ngày của tài nguyên (thay đổi Resource
Units)
- Từ Hình 11 ta thấy:
 Công tác 1 tổng số công giảm xuống còn 160 giờ công, số công nhân giữ nguyên 10
người, thời gian làm việc mỗi ngày của mỗi công nhân giữ nguyên là 8 giờ (vì 8x2x10 =
160 giờ công) vì công tác này có dạng Fixed Units => MS Project chọn phương án
thứ nhất.
 Công tác 2 thay đổi tương tự Công tác 1 dù có dạng Fixed Duration => MS Project
chọn phương án thứ nhất.

Hình 12. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Duration của Công tác 2
 Công tác 3 tổng số công vẫn giữ nguyên 320 giờ công, số công nhân vẫn là 10 người,
nhưng mỗi ngày mỗi công nhân phải làm việc 16 giờ (vì 16x2x10 = 320 giờ công) nghĩa
là thay đổi Resource Units vì công tác này không được thay đổi tổng số công (Fixed
Work) => MS Project chọn phương án thứ hai.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 88


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hình 13. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Duration của Công tác 3
Trường hợp 3: thay đổi tổng số công từ 320 giờ công xuống còn 160 giờ công (thay đổi
Work), kết quả như sau:

Hình 14. Kết quả khi thay đổi Work


- Cảnh báo của MS Project khi thay đổi Work của các công tác:

Hình 15. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Work của Công tác 1
- Hai phương án được đưa ra:
 Phương án thứ nhất: giảm thời gian thực hiện công tác (thay đổi Duration)
 Phương án thứ hai: giảm số giờ làm việc mỗi ngày của tài nguyên (thay đổi Resource
Units)
- Từ Hình 15 ta thấy:
 Công tác 1 thời gian thực hiện giảm còn 2 ngày, số công nhân 10 người không đổi,
thời gian làm việc mỗi ngày của mỗi công nhân không đổi (vì 8x2x10 = 160 giờ công) vì
công tác này có dạng Fixed Units => MS Project chọn phương án thứ nhất.
 Công tác 2 thời gian thực hiện giữ nguyên là 4 ngày, số công nhân 10 người không đổi
nhưng mỗi ngày một công nhân chỉ làm việc 4 giờ (vì 4x4x10 = 160 giờ công) nghĩa là
thay đổi Resource Units vì công tác này không được thay đổi thời gian thực hiện (Fixed
Duration) => MS Project chọn phương án thứ hai.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 89


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hình 16. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Work của Công tác 2
 Công tác 3 thay đổi tương tự công tác 1 dù có dạng Fixed Work => MS Project chọn
phương án thứ nhất.

Hình 17. Cảnh báo xuất hiện khi thay đổi Work của Công tác 3
* Kết luận
+ Qua 3 trường hợp trên, ta có thể thấy được cách tính toán, điều chỉnh tiến độ của MS
Project đối với 3 dạng công tác (Fixed Units, Fixed Duration, Fixed Work) khi ta thay đổi
1 trong 3 thành phần của tiến độ (tài nguyên, thời gian thực hiện, tổng số công) đó là: mỗi
khi ta thay đổi 1 thành phần bất kỳ của tiến độ (gọi là thành phần 1), MS Project luôn đưa
ra 2 lựa chọn thay đổi ứng với 2 thành phần còn lại (gọi là thành phần 2, thành phần 3) để
phù hợp với công thức (*).
- Nếu công tác có dạng cố định thành phần 2 thì MS Project sẽ thay đổi thành phần 3.
- Ngược lại, nếu công tác có dạng cố định thành phần 3 thì MS Project sẽ thay đổi thành
phần 2.
- Còn nếu công tác có dạng cố định thành phần 1, thì trong 2 phương án thay đổi thành
phần 2 và thành phần 3, phương án nào là phương án xếp trên (phương án thứ nhất) thì
sẽ được MS Project thực thi.
- Ngoài ra, nếu ta không muốn điều chỉnh theo cách của MS Project thì ta vẫn có thể
chọn phương án ngược lại để điều chỉnh tiến độ theo mong muốn.
+ Trong phạm vi môn học, người sử dụng (sinh viên) khi nhập dữ liệu sẽ rất dễ nhập sai tài
nguyên gán cho công việc (thời gian thực hiện rất dễ nhập nên ít sai, còn tổng số công
thường để MS Project tự tính toán chứ không nhập) nên cần phải gán lại nghĩa là phải thay
đổi Resource Units.
- Nếu công tác có dạng Fixed Units thì khi gán lại tài nguyên có thể sẽ khiến cho thời
gian thực hiện công tác bị thay đổi (vì đối với công tác Fixed Units, khi thay đổi
Resource Units thì thay đổi thời gian thực hiện là phương án đầu tiên), như vậy khiến
cho dữ liệu không còn đúng với đề bài.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 90


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

- Nếu công tác có dạng Fixed Work thì tổng số công sẽ được cố định, mà số công này
lại không đúng (vì ta gán tài nguyên sai), nên khi gán lại tài nguyên sẽ làm thay đổi thời
gian thực hiện.
- Nếu công tác có dạng Fixed Duration, khi gán lại tài nguyên thì tổng số công sẽ thay
đổi vì thời gian thực hiện được cố định, điều này là hợp lý vì khi gán sai tài nguyên sẽ dẫn
đến tổng số công sẽ sai, như vậy dữ liệu đầu vào của đề bài được đảm bảo => Nên thiết lập
ban đầu dạng công tác là Fixed Duration.
+ Trong thực tế thi công xây dựng và quản lý dự án, tùy vào mục tiêu của dự án cũng như
điều kiện thực tế thi công để quyết định đại lượng nào cần được kiểm soát, qua đó chọn
Task Type cho phù hợp.
+ Nên thiết lập Task Type trước khi nhập dữ liệu cho dự án cũng như tránh sử dụng lẫn lộn
nhiều Task Type để việc kiểm
8. Kết quả tổng công, tổng thời gian các công tác tổng, thời điểm bắt đầu và kết thúc
các công tác tổng vẫn đúng như đáp án.

Tuy nhiên khi kiểm tra Resource Usage thì thấy tài nguyên thợ ván khuôn báo đỏ (xuất
hiện cảnh báo tài nguyên quá tải, cần điều chỉnh)

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 91


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

=> Khắc phục:

Kiểm tra lại Resource Usage thấy có sự phân bổ lại công ván khuôn tăng thời gian công
tác GCLD VK DS tầng 2 từ 12 ngày lên 13 ngày

Kiểm tra lại Option\Shedule thấy có lỗi tại vị trí bắt đầu ngày làm việc (8h00)

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 92


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Sau khi chỉnh thời gian trong Option\Shedule, quan sát công tác GCLD ván khuôn DS
tầng 2 phần bị tách lẻ ngày

Kéo liền lại không còn bị lẻ nữa, nhưng công tác ván khuôn còn báo đỏ vì có sự chồng
chéo khi sử dụng thợ ván khuôn

Tách công tác GCLD VK dầm, sàn tầng 2, các công tác liên quan đến thợ ván khuôn sẽ
hết bị đỏ

9. Trên cửa sổ thể hiện các thanh task bar không thể hiện đúng các ngày không làm
việc của lịch dự án.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 93


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

=> Khắc phục: đặt con trỏ chuột vùng đồ họa\click chuột phải chọn Timescale\Non-
working time\Calender\chọn lịch của dự án.
10. Phân bổ thợ VK thì đúng nhưng phân bổ vật liệu ván khuôn không đều và xuất
hiện một số ngày bằng 0?! Nên thời gian của công tác VK DS tầng 6, đúng ra là 12
ngày nhưng lại tăng lên từ 12->17 ngày.

=> Khắc phục: bằng cách xóa thời gian công tác GCLD VK DS tầng 6 và nhập lại 12
ngày, sau đó tách công tác GCLD ván khuôn DS tầng 6 sao cho không còn bị quá tải thợ
ván khuôn.

11. Tổng thời gian công tác phần thô tầng 1, phần thô tầng 2 lẻ số ngày

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 94


PHỤ LỤC – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

=> Khắc phục: chèn cột Total slack hoặc vào View\Table\Schedule quan sát thời gian dự
trữ toàn phần các công tác nếu thời gian dự trữ toàn phần của công tác bị lẻ tức là công tác
bị lỗi.

Quan sát trên cửa số Gantt chart thấy công tác tháo dỡ VK cột tầng 1 có thời gian dự trữ
toàn phần là 112.93 ngày; đồng thời thanh task bar biểu diễn công tác bị tách và có nét
đứt

Quan sát trong cửa sổ Resource Usage thấy công tác tháo ván khuôn cột bị tách rời

Công tác tháo ván khuôn dầm sàn tầng 2 cũng bị tình trạng tương tự

Khắc phục: Delete thời gian của công tác, sau đó nhập lại thời gian của công tác.

BÀI GIẢNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Trang 95


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Hải Như (2014). Microsoft Project 2010 và ứng dụng trong quản
lý dự án xây dựng, NXB Xây Dựng.

[2] Lương Đức Long và các cộng sự (2011). Ứng dụng MS project 2007 trong lập
tiến độ và quản lý dự án xây dựng, NXB Xây Dựng .

[3] Lê Hoài Long và Lưu Trường Văn (2012). Quản lý dự án và hướng dẫn sử
dụng sử dụng phần mềm MS Project, NXB Xây Dựng.

[4] TS. Nguyễn Đình Thám (2002), Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công,
NXB Khoa học & Kỹ thuật HN.

[5] TS. Trịnh Quốc Thắng (2000), Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, NXB Xây
dựng.

[6] TS. Đỗ Đình Đức, PGS. Lê Kiều (2004), Kỹ thuật thi công (Tập 1), NXBXD.

[7] TCVN 4453-95 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối- Quy phạm thi
công và nghiệm thu.

You might also like